Luận văn Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ 8

1.1. Khái niệm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự 8

1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự 23

1.3. Các yếu tố bảo đảm năng lực tranh tụng của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự 30

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH AN GIANG 37

2.1. Thực trạng năng lực tranh tụng của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang 37

2.2. Nguyên nhân của những thiếu sót, tồn tại về năng lực tranh tụng của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang 62

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ 69

3.1. Quan điểm bảo đảm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự 69

3.2. Những giải pháp bảo đảm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang 74

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tội phạm trong những trường hợp do Luật Tố tụng hình sự quy định (cùng chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật) và tại Điều 191 được hiểu rằng tranh luận giữa Kiểm sát viên thực hành quyền công tố với bị cáo hoặc người bào chữa phát sinh “sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên toà, Kiểm sát viên trình bày những lời luận tội và đề nghị kết tội bị cáo … và xem đó là giai đoạn trong trình tự tố tụng hình sự” [22, tr.533]. Từ Thông báo 01-TB/BCĐCCTP ngày 31/05/2002 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp về việc tổ chức phiên toà mẫu ở một số địa phương để rút kinh nghiệm nhằm “Bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác …; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà” của Nghị quyết 08 thì vấn đề tranh tụng tại phiên toà hình sự đã kích thích việc nghiên cứu càng lúc càng nhiều hơn làm sáng tỏ về nhận thức giữa tranh tụng, tranh tố tụng hình sự và tranh luận tại phiên toà; những yếu tố cấu thành, đảm bảo về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà hình sự … và tuy Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung) 2003 không quy định tranh tụng thành Điều văn trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật, nhưng “cũng đã quy định theo hướng mở rộng yếu tố tranh tụng mà cụ thể là nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà và Kiểm sát viên có trách nhiệm hỏi, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ cáo trạng” [18, tr.40]. Thực tế vẫn còn có Kiểm sát viên chưa nhận thức được. Như vậy, trước yêu cầu Kiểm sát viên phải nhận thức kịp thời quy định của pháp luật thì đây cũng là một trong những hạn chế khi được phân công thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” là nguyên tắc khẳng định trong các giai đoạn tố tụng hình sự thì giai đoạn xét xử là giai đoạn mang tính chất quyết định đối với vụ án và tương ứng với giai đoạn này là việc Kiểm sát viên được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo các Điều 206, 207, 218, 247 và 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự và các Điều 17, 18 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà như: Đọc cáo trạng, quyết định của Viện Kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; tham gia xét hỏi; thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm … Vẫn còn bộc lộ những thiếu sót: Trước hết cần xác định rằng xét xử án hình sự sơ thẩm: là giai đoạn tố tụng rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tại phiên toà sơ thẩm, Toà án công khai tiến hành điều tra chính thức toàn bộ các tình tiết của vụ án bằng cách kiểm tra chứng cứ, tài liệu thu thập ở giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu, lời khai mới với sự tham gia đầy đủ của những chủ thể phía tiến hành tố tụng, phía tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ, theo quy định của pháp luật, nhất là những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Và từ đó, Toà án xem xét, ra phán quyết công khai việc bị cáo có phạm tội hay không, biện pháp áp dụng về trách nhiệm hình sự đối với bị cáo phạm tội, các biện pháp tư pháp khác có liên quan đến tội phạm như xử lý tài sản, vật chứng … và quyết định về án phí. Tại phiên toà, năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thể hiện trong suốt giai đoạn này mà tập trung nhất là phần tranh luận để bảo vệ việc buộc tội đối với bị cáo đã truy tố. Thực hiện Quyết định 120/2003/QĐ-VTC (V9) ngày 09/04/2003 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về cơ cấu bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân ở cấp tỉnh, Viện Kiểm sát An Giang có 9 phòng, trong đó có phòng thực hành quyền công tố-kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; phòng thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự. Trước đó, việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự của sơ thẩm và phúc thẩm được giao cho một phòng chuyên trách; hoạt động kiểm sát điều tra của từng loại án là những phòng riêng. Ở cấp huyện, chia làm 03 bộ phận, trong đó có bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Như vậy, ở tỉnh từ chuyên khâu thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được tách ra phần thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm giao về cho các phòng kiểm sát điều tra. Việc thực hiện trong những năm qua cho thấy Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà còn bộc lộ một số thiếu sót: * Thiếu sót trước hết là chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án: Hồ sơ vụ án được xác lập là cả một quá trình thu thập của cơ quan điều tra. Cùng với quá trình đó, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thực hiện nhiệm vụ vừa hướng dẫn, vừa phối hợp để củng cố chứng cứ và xem xét các vấn đề có liên quan đạt yêu cầu xử lý vụ án và tất cả những mâu thuẩn tồn tại cần được giải đáp, xử lý trong thời gian luật định. Cùng với sự tồn tại khách quan của vụ việc được xác định có tội phạm xảy ra và điều tra tái hiện lại hành vi phạm tội của bị can thì điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành tố tụng tuy đã thể hiện thái độ khách quan trong thực hiện trách nhiệm nhưng vẫn có những yếu tố chủ quan thậm chí thoả mãn với kết quả đã đạt qua hồ sơ vụ án. Và sau khi có cáo trạng truy tố chuyển hồ sơ sang Toà án thì Luật sư và Thẩm phán được phân công tiếp cận nghiên cứu thực hiện việc xét xử, bào chữa … Như vậy, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố cần phải nâng chất lượng nghiên cứu hồ sơ. Thực tế, vẫn còn tình trạng nghiên cứu hồ sơ vụ án còn sơ sài, không sâu, không kỹ và dễ thoả mãn với kết quả điều tra của cơ quan điều tra nên nắm không chắc các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết của vụ án; những mâu thuẩn giữa các chứng cứ buộc tội, gỡ tội hoặc những thiếu sót phải được điều tra bổ sung để làm rõ thêm lại không được phát hiện. Cũng từ nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không đầy đủ nên còn tình trạng cáo trạng viết dập khuôn kết luận điều tra, luận tội thì lập lại cáo trạng do không tổng hợp, phân tích được các chứng cứ, chuẩn bị không sát việc xây dựng đề cương xét hỏi và các vấn đề dự kiến tranh luận tại phiên toà. Nên có vụ, cấp phúc thẩm huỷ bản án và giao về cấp sơ thẩm để điều tra, xét xử lại, như: Bản án xét xử sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Quới, phạm tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Quới là cán bộ chuyên trách của Uỷ ban nhân dân Phường được phân công theo dõi những hộ nghèo đã được xác định theo tiêu chuẩn quy định. Theo chủ trương, hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng chính sách với thủ tục vay có đại diện của Uỷ ban nhân dân Phường ký bảo lãnh cho từng hộ. Quới có trách nhiệm lập danh sách, hướng dẫn lập thủ tục, theo dõi việc đôn đốc, trả vốn và lãi cho Ngân hàng theo định kỳ. Từ đó, Quới trực tiếp thu, không giao nộp, giữ lại để tiêu xài cá nhân số tiền 16.856.000 đồng của 25 hộ nghèo ở địa bàn phụ trách. Ngoài ra, cũng tại địa bàn đó, Quới còn làm thủ tục vay tín chấp cho 04 tổ viên của Tổ liên kết sản xuất, thu lại được 11.082.000 đồng vốn và lãi phải nộp trả cho Ngân hàng, Quới giữ lại để tiêu xài. Ngân hàng nơi phát vay đòi nợ, vụ việc được phát hiện, xử lý hình sự. Qua tài liệu kiểm tra, đối chiếu ban đầu còn có việc Quới kê khống hơn mức yêu cầu vay của 04 hộ trong Tổ liên kết sản xuất với số tiền chênh lệch là 15 triệu đồng và chiếm đoạn luôn. Phần này, tài liệu thu thập ban đầu có trong hồ sơ của cơ quan điều tra, nhưng không được xem xét, kết luận. Án sơ thẩm xét xử bị cáo phạm tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ, nhưng không đưa đại diện Uỷ ban nhân dân Phường vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan trong vụ án là vi phạm Luật Tố tụng hình sự. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử sơ thẩm cũng không phát hiện việc sai sót này và cả đối với việc điều tra làm rõ thủ đoạn của Quới kê khống (vượt mức yêu cầu vay của 04 Tổ viên) để chiếm đoạt số tiền nêu trên. Bản án phúc thẩm xử huỷ bản án của cấp sơ thẩm và giao lại cơ quan điều tra để điều tra làm rõ và xét xử lại theo trình tự tố tụng sơ thẩm [29, tr.4-5]. Mặt khác, do nghiên cứu hồ sơ không kỹ nên trích cứu không đầy đủ các lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng … cùng các chứng cứ, tài liệu và còn tình trạng chỉ sao chụp các tài liệu, chứng cứ rồi để trong hồ sơ vụ việc nên không trích cứu có hệ thống … dẫn đến khi thực hành quyền công tố tại phiên toà phát sinh tình huống mới, gặp vấn đề phức tạp cần có ý kiến của Kiểm sát viên thì bị động, lúng túng, không đưa ra được ý kiến phù hợp; có phiên toà, Kiểm sát viên không chủ động tham gia xét hỏi để củng cố chứng cứ, tài liệu làm cơ sở kết luận hành vi phạm tội của bị cáo hoặc có câu hỏi lại trùng lấp với câu hỏi của Hội đồng xét xử. Cũng từ nghiên cứu không kỹ hồ sơ vụ án nên việc đối đáp tranh luận với các ý kiến kiến nghị của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác … thì diễn giải lòng vòng, gần như nhắc lại nội dung bản cáo trạng, không đưa ra được chứng cứ, lý giải, lập luận, chứng minh nhằm bác bỏ những ý kiến không đúng của phía phản bác để bảo vệ việc buộc tội qua cáo trạng. Do chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa tốt nên từ năm 1998 đến 2007, toà án trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát cấp tỉnh và cấp huyện để điều tra bổ sung 182 vụ án, trong đó ở cấp tỉnh là 49 vụ án, cấp huyện 106 vụ án. Tuy vẫn có những vụ sau khi tiếp nhận Viện Kiểm sát nghiên cứu, kiểm tra lại và có văn bản khẳng định không cần phải điều tra lại, hồ sơ đó đã đủ căn cứ, giữ nguyên bản cáo trạng đã truy tố; một số do phát sinh chứng cứ mới tại phiên toà xét xử hoặc một ít vụ khi toà án chuẩn bị xét xử lại có Nghị quyết 32 của Ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành một số Điều luật mới trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung) nên rút hồ sơ để xử lý khác … thì vẫn còn 69,4% số vụ Toà trả hồ sơ do chất lượng nghiên cứu hồ sơ của Kiểm sát viên chưa tốt. * Thiếu sót của Kiểm sát viên ở phần xét hỏi tại phiên toà: Theo Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sửa đổi) thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Tại phiên toà, Kiểm sát viên có nhiệm vụ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo để bảo vệ cáo trạng (vừa thực hiện nhiệm vụ kiểm sát tuân theo pháp luật) chủ yếu bằng việc xét hỏi, tranh luận. Nhưng thiếu sót ở phần xét hỏi của Kiểm sát viên còn tập trung ở một số việc: Về bản chất, tại phiên toà xét xử án hình sự là cuộc điều tra công khai với đầy đủ các thành phần của phía buộc tội, bào chữa và xét xử. Xét hỏi tại phiên toà nhằm làm rõ sự thật khách quan vụ án nên mục đích cũng có sự khác nhau giữa phía buộc tội, phía bào chữa về trách nhiệm hình sự của bị cáo. Vì vậy, kế hoạch xét hỏi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư hoặc người bào chữa đối với bị cáo và những người có liên quan tham gia tố tụng tại phiên xử có khác nhau, nhất là những vụ án phức tạp, nhiều bị cáo bị truy tố với nhiều tội danh liên quan nhiều chủ thể … vẫn còn tình trạng Kiểm sát viên do chủ quan nên thiếu lập kế hoạch xét hỏi tỉ mĩ và dự kiến các tình huống có thể xãy ra trong quá trình xét hỏi; lúng túng, bị động và có thái độ nóng nải khi bị cáo không nhận tội, phản cung; hoặc cho rằng cáo trạng đã nêu đầy đủ nên không sử dụng các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án và các tài liệu được xét hỏi tại phiên toà để đấu tranh, thuyết phục bị cáo. Có trường hợp do sự đan chéo mâu thuẩn giữa các ý kiến trả lời và ghi nhận không đầy đủ nên Kiểm sát viên hỏi trung lấp với câu hỏi của chính mình, của Hội đồng xét xử đã nêu. Có Kiểm sát viên khi xét hỏi, đặt câu hỏi phức tạp làm cho người được hỏi không hiểu hoặc sử dụng từ ngữ quá thuần về chuyên môn nên phải giải thích lòng vòng, nhiều lần gây mất thời gian của phiên toà. Thực tế còn cho thấy việc xét hỏi của Kiểm sát viên thường tập trung vào việc làm rõ tội danh, các tình tiết liên quan trách nhiệm hình sự; ít chú ý xét hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mà những nội dung yêu cầu của họ cũng có những mâu thuẩn trong việc xác định lợi ích, thiệt hại phải được xem xét, bồi thường nhất là những vụ án liên quan đến tội cố ý gây thương tích, giết người, hiếp dâm, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ … do vậy, phần nhiều những nội dung này việc xét hỏi chỉ do Chủ toạ phiên toà và luật sư hoặc của người bào chữa, nên trong số 1.074 vụ thụ lý, xét xử phúc thẩm hình sự có đến 04,4% vụ án có kháng cáo, kháng nghị án sơ thẩm cấp Huyện về việc yêu cầu xác định, xem xét phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại. * Thiếu sót của Kiểm sát viên ở phần luận tội và tranh luận tại phiên toà. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì thủ tục tố tụng tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự được chia thành các phần, trong đó sau phần xét hỏi là đến phần luận tội và tranh luận. Trình bày lời luận tội tại phiên tòa là thể hiện việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và biểu lộ tập trung về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố. Việc luận tội cũng là sự buộc tội chính thức cuối cùng của Kiểm sát viên trước khi bước sang phần tranh luận và đó cũng “là bài văn luận tội trạng của bị cáo. Chính vì vậy, lập luận phải chặc chẽ, có căn cứ, có tính logic, văn phong trong sáng, rõ ràng, sử dụng từ ngữ pháp lý,chính trị phổ thông dễ hiểu ...” [15, tr.25]. Thực hiện điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự và khoản 2 Điều 23 Quy chế số 121/2004/QĐ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo, những năm qua việc luận tội tại phiên toà có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng. Từ năm 1998 đến năm 2007, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố hai cấp trong tỉnh đã dự thảo, xây dựng 7.544 bản luận tội và trình bày tại phiên toà xét xử sơ thẩm, qua đó có nhiều vụ án lời luận tội được dư luận đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. Tuy vậy, vẫn còn bộc lộ những thiếu sót như: một ít phiên toà Kiểm sát viên “quên nêu lý do” khi rút một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn và so với bản cáo trạng là có sự thay đổi do qua xét hỏi tại phiên toà phát sinh việc cân nhắc, quyết định đó. Nhiều trường hợp lời luận tội của Kiểm sát viên thiếu phân tích, đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm, còn tình trạng nêu lại toàn bộ diễn biến của vụ án và thường nặng về đánh giá tính chất của vụ án, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội; có bản luận tội không trích dẫn hoặc tóm tắt lời khai của bị cáo, nhân chứng và các chứng cứ điều tra, xác định tại phiên toà mà thường dùng câu chung chung như lời khai của bị cáo tại phiên toà hôm nay phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ hoặc có viện dẫn chứng cứ, lời khai của bị cáo, nhân chứng … không nêu rõ là khai tại phiên toà hay tại bút lục nào trong hồ sơ. Mặt khác, tuy có dự thảo, chuẩn bị bản luận tội trước khi tham gia phiên toà, nhưng tại phiên toà việc ghi chép không đầy đủ diễn biến lời khai của bị cáo, của bị hại, của người làm chứng, của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan … nên không bổ sung kịp thời những lời khai của những người này khi họ có thay đổi dẫn đến bị động, lúng túng và làm cho dẫn chứng luận tội của Kiểm sát viên có những điểm không phù hợp với các chứng cứ của vụ án đã được kiểm tra tại phiên toà, hạn chế tính thuyết phục của luận tội. Thiếu sót trong luận tội của Kiểm sát viên còn thể hiện qua đề xuất xử lý như chỉ quan tâm đến hình phạt chính, còn hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp như bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi … nhất là bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần thì Kiểm sát viên chỉ đề xuất chung chung, không nêu rỏ căn cứ tính thiệt hại để bồi thường với “đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc, quyết định theo pháp luật”, còn việc bản án, quyết định như thế nào cũng ít được theo dõi, xử lý theo chức năng. Cùng những thiếu sót nêu trên, cần lưu ý về kỷ năng trình bày luận tội tại phiên toà của Kiểm sát viên. Nói cách khác, khả năng trình bày luận tội của Kiểm sát viên được thể hiện ở từng cá nhân với sự trải nghiệm từ nghề nghiệp mà người đó tích luỹ được nhiều hay ít. Tại phiên toà, cáo trạng đã được xây dựng thành văn bản và Kiểm sát viên thực hiện việc đọc cáo trạng là bắt buộc. Nhưng chưa rút kinh nghiệm về việc dù có văn bản đọc, nhưng có Kiểm sát viên thiếu bình tĩnh do ít hoặc mới được phân công thực hành quyền công tố tại phiên toà nên còn đọc quá nhanh hoặc đọc quá chậm, sai sót về chính tả, không rõ ràng về âm tiết, chất giọng … và chưa phân biệt kỷ năng trình bày luận tội lại có khác với kỷ năng đọc cáo trạng. Luận tội là trình bày trực tiếp những nội dung chuẫn bị từ dự thảo và có bổ sung những vấn đề theo diễn biễn tại phiên toà từ kết quả ở phần xét hỏi. Thực tế cho thấy, phiên toà xét xử những vụ án phức tạp, nhiều bị cáo, nhiều luật sư, đông người tham gia tố tụng và người dự khán, có thêm phóng viên báo, đài theo dõi đưa tin thì vẫn còn có Kiểm sát viên thực hành quyền công tố biểu hiện thiếu bình tĩnh, trình bày luận tội thiếu mạch lạc, âm tiết, chất giọng có lúc cũng không rõ ràng … Mặt khác, cùng với việc lập luận để chứng minh, kết luận từng vấn đề thì luận tội còn có nội dung đánh giá tính chất của vụ án, phân tích những nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội phạm và giáo dục chính sách pháp luật, đạo đức xã hội cho phù hợp, nhưng vẫn còn có bản luận tội trình bày sa đà, lòng vòng, chung chung; viện dẫn chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước để chứng minh và đấu tranh giáo dục thuyết phục cũng chưa tốt … nhất là đối với các vụ án kinh tế. Tranh luận đối đáp tại phiên toà hình sự của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác là nhiệm vụ bắt buộc nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bác bỏ những quan điểm sai trái của phía bào chữa từ việc quy buộc tội trạng đối với bị cáo qua cáo trạng và luận tội của Kiểm sát viên. Thời gian qua, các Kiểm sát viên có nhiều cố gắng trong việc đối đáp với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng. Nếu không tính một số ít phiên toà Luật sư, người bào chữa khác có gởi bản bào chữa, không dự phiên toà thì hầu hết 7.544 vụ án được đưa ra xét xử, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà đều thực hiện trách nhiệm tranh luận đối đáp, qua đó rút ra một số thiếu sót chủ yếu như chưa thể hiện tính tích cực chủ động đối đáp tranh luận; Một số Kiểm sát viên còn ngại tranh luận với luật sư, thái độ thiếu tự tin, lúng túng khi xử lý tình huống phát sinh tại phiên toà như tại phiên toà bị cáo kêu oan do bị nhục hình khi bị điều tra, luật sư phân tích, chứng minh bào chữa theo hướng các chứng cứ kết tội không đầy đủ, đề nghị hoãn xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung …; nhiều trường hợp còn đối đáp tranh luận chung chung, không sử dụng các căn cứ pháp luật, các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà để phân tích, lập luận bác bỏ những ý kiến, những quan điểm không đúng của người bào chữa, của bị cáo nhằm làm sáng tỏ đúng, sai qua lời biện bạch, cải chối thiếu căn cứ của người bào chữa, của bị cáo. Mặt khác, nhìn chung Kiểm sát viên ý thức được việc tranh luận đối đáp là nhiệm vụ, cũng hiểu rằng đây là thực hiện nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, công khai và làm rõ sự thật khách quan của vụ án qua xét xử tại phiên toà, nhưng cũng còn Kiểm sát viên bị chê trách do có biểu hiện qua thái độ thiếu bình tĩnh, nóng nải, sử dụng ngôn từ đối đáp thiếu trong sáng hoặc lời lẽ nặng nề, trách mắng bị cáo, tranh luận thiếu tôn trọng vai trò của luật sư mặc dù cả phía luật sư cũng có lời lẽ thái quá khi tranh luận … gây phản cảm trong dư luận. Tại phiên toà xét xử phúc thẩm án hình sự Luật tố tụng hiện hành quy định xét xử phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp sơ thẩm do bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử những vụ án do Toà án nhân dân cấp Quận, Huyện đã xét xử mà bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị và qua đó, kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm, khắc phục những sai sót của Toà án cấp sơ thẩm. Tuy có thay đổi một số thủ tục tố tụng, nhưng cơ bản phiên toà xét xử phúc thẩm diễn ra theo trình tự tố tụng như ở phiên toà xét xử án hình sự sơ thẩm. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố cũng phải thực hiện các quyền và trách nhiệm tranh tụng, tập trung nhất là tranh luận tại phiên toà với bị cáo, luật sư, người bào chữa khác … theo yêu cầu cải cách tư pháp. Qua thực hành quyền công tố 1.074 vụ với 1.447 bị cáo (từ năm 1998 đến năm 2007) tại phiên toà xét xử phúc thẩm án hình sự, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang đã nâng chất lượng việc thực hiện trách nhiệm tranh tụng, nhưng cũng còn những thiếu sót, nổi lên một số việc: Nhìn chung, những thiếu sót đã nêu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vẫn đang tồn tại ở phiên toà xét xử phúc thẩm. Nhưng đáng lưu ý về công tác nghiên cứu hồ sơ chưa tốt, nên vẫn có những vụ án đã xét xử, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố phát biểu quan điểm, tranh luận và kết luận các bị cáo không phạm tội, nhưng bản án của toà phúc thẩm vẫn quyết định y án với tội danh của bản án sơ thẩm đã tuyên, như vụ: Các bị cáo Cường, Tòng là thành viên Ban tự quản, được Trưởng ban tự quản phân công đến hiện trường để giải quyết trật tự việc Xil cùng một số người gây rối, rượt, đuổi đánh người khác. Trên đường đến hiện trường, gặp Hiếu bị thương vùng đầu chảy máu và nghe Hiếu báo rằng Trường đang trốn vào trại ruộng của Tùng gần đó. Cường và Tòng đến trại ruộng gọi Trường ra để hỏi việc ; do Trường ra chậm nên bị Tòng xông vào đá làm Trường bị ngã, ngay lúc đó Cường cũng dùng tay đánh rồi ôm hai tay của Trường, Nhờ cũng xông vào đánh nhưng Cường cản lại không cho rồi lôi kéo, dẫn Trường về Ban tự quản. Trên đường bắt giải thì gặp Đén (Bí thu Chi bộ ấp) và Đây (Thành viên Ban tự quản) nhờ Đây và Đén giữ Trường rồi cả hai quay trở lại trại ruộng mời những người có liên quan đến Ban tự quản để giải quyết vụ việc. Và ngay sau đó Đén giao Trường cho Đây giữ để giải giao về Ban tự quản. Trong lúc này xãy ra tiếp việc Xil lôi kéo thêm người khác tiếp tục gây rối, Công an Xã đến can thiệp, xử lý. Bản án sơ thẩm quy kết Cường, Tòng, Đây phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật”. Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố nghiên cứu hồ sơ và kết luận các bị cáo không phạm tội đó. Bản án phúc thẩm nhận định rằng các bị cáo là thành viên Ban tự quản, không có quyền bắt giữ người ngoài trường hợp phạm pháp quả tang, hơn nữa với nhiệm vụ lẽ ra lo bảo vệ người bị hại, can ngăn việc đang xãy ra nhằm chờ Công an xã đến thực hiện nhiệm vụ nhưng các bị cáo lại nghe lời của một bên để rồi bắt người và đánh người … là phạm tội. Bản án sơ thẩm tuyên và áp dụng hình phạt với tội danh “Bắt giữ người trái pháp luật” đối với các bị cáo là đúng [30, tr.14]. Với vụ việc nêu trên, lẽ ra Kiểm sát viên báo cáo đề xuất với Viện Kiểm sát cấp trên để nghiên cứu phân định theo trình tự giám đốc, nhưng chỉ dừng lại, không có quan điểm rõ ràng theo trách nhiệm. Về phát biểu quan điểm của Kiểm sát viên chưa tập trung vào kháng cáo, kháng nghị và chưa chú ý đến đặc thù vùng dân tộc, miền núi và ngôn ngữ của người dân tộc qua lời khai trong hồ sơ điều tra; đáng chú ý thêm là trình độ của người phiên dịch ở hai cấp xét xử cũng không thống nhất khi kiểm tra lời khai trực tiếp tại phiên toà phúc thẩm bị cáo nại ra rằng không phải ý đã trả lời được ghi qua thẩm vấn tại phiên toà sơ thẩm mà là ý khác do dịch không đúng. Từ cơ sở này luật sư bào chữa lập luận án sơ thẩm xử sai, yêu cầu huỷ án để điều tra, xét lại theo trình tự sơ thẩm; còn phía Kiểm sát viên thừa hành quyền công tố tại phiên toà phúc thẩm kết luận y án sơ thẩm; sau đó qua tranh luận kết hợp cùng những vi phạm khác của bản án sơ thẩm nên sửa lại kết luận trước đó và đề nghị giống như ý kiến của luật sư bào chữa … Như vụ án: Phát sinh từ việc tranh chấp đất nên bị cáo Chau Thi Na bị truy tố và xét xử về tội “cố ý gây thương tích” với hình phạt áp dụng là tù giam. Na kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Khoảng 13 giò 30 phút ngày 04 tháng 02 năm 2005, Chau Đa Ra thấy một số người thấy một số người của gia đình Chau Suol gồm Neàng Pholy, Chau Thi Na, Neàng Thanh Ny, Chau Kol, Chau Cua và Chau Cươn đốn tre trên phần đất đang tranh chấp nên chạy về báo cho em vợ là Chau Vênh sự việc. Vênh lấy cây búa, cây quéo và một đoạn gỗ bạch đàn dài 80Cm cho vào bao rồi cùng Đa Ra đến chỗ tre bị đốn. Đến nơi, Đa Ra la to “Ai chặt cây chém chết” và dẫn đến hai bên sử dụng những vật đã mang theo ẩu đả lẫn nhau. Neàng Pholy kêu cứu do bị Chau Vênh và Đa Ra rượt đánh. Nghe kêu cứu Chau Suol đang đốn tre cũng chạy đến với cây quéo cầm trên tay thì bị Chau Vênh và Đa Ra xông vào đánh Chau Suol. Chau Kol thấy anh mình là Chau Suol bị đánh nên sẵn có cây quéo trên tay quơ chém bằng bề sóng của cây quéo trúng vào mặt lưng ngón ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan