MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU.1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .10
1.1. Nguyễn Du.10
1.1.1. Thời đại.10
1.1.2. Gia thế và cuộc đời .11
1.2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du.14
1.2.1. Thanh Hiên thi tập .14
1.2.2. Nam trung tạp ngâm .15
1.2.3. Bắc hành tạp lục.15
1.3. Nét đẹp nhân văn .16
1.3.1. Thuật ngữ “nhân văn”.16
1.3.2. Cơ sở xã hội của chủ nghĩa nhân văn trong văn học .18
1.4. Nét đẹp nhân văn qua các thời kì văn học trung đại Việt Nam.23
1.4.1. Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XV .23
1.4.2. Giai đoạn văn học từ giữa thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVIII .27
1.4.3. Giai đoạn văn học từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.33
Chương 2 NÉT ĐẸP NHÂN VĂN TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG .42
2.1. Những chiêm nghiệm, suy tư về con người cá nhân .42
2.1.1. Con người của hùng tâm tráng chí.43
2.1.2. Con người của đời thường dung dị.48
2.2. Những nỗi niềm trắc ẩn về số phận con người.56
2.2.1. Cảm xúc đau đớn và buồn thương trước số phận những con người cầnlao.56
2.2.2. Bênh vực và xót thương người phụ nữ .66
2.2.3. Niềm trắc ẩn đối với những nhân vật lịch sử Trung Quốc .742.2.3.1. Đồng cảm và kính trọng những bậc hiền tài, nhân nghĩa .76
2.2.3.2. Căm ghét và lên án những kẻ gian ác .84
2.3. Những cảm nhận về nhân sinh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du .94
2.3.1. Cảm nhận về không gian .94
2.3.1.1. Không gian mờ mịt, gió bụi .95
2.3.1.2. Không gian lạnh lẽo, ảm đạm .99
2.3.1.3. Không gian tù túng, ngột ngạt.100
2.3.2. Cảm nhận về thời gian .103
2.3.2.1. Thời gian hoài niệm .103
2.3.2.2. Thời gian đời người .108
2.3.2.3. Thời gian tâm trạng.110
Chương 3 NÉT ĐẸP NHÂN VĂN TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT.113
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật .113
3.1.1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ .114
3.1.1.1. Từ biểu cảm.114
3.1.1.2. Từ tự xưng.115
3.1.2. Nghệ thuật sử dụng câu .119
3.1.2.1. Câu nghi vấn .119
3.1.2.2. Câu trần thuật .121
3.1.2.3. Câu cảm thán.124
3.2. Những biểu tượng nghệ thuật .125
3.3. Giọng điệu nghệ thuật.128
3.3.1. Giọng tiếc nuối, thương cảm, buồn đau.129
3.3.2. Giọng phê phán, căm phẫn, bất bình .132
3.4. Bút pháp nghệ thuật.136
3.4.1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình .136
3.4.2. Bút pháp tương phản.140
KẾT LUẬN .145
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢ
157 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oan cho người đẹp khuynh thành)
68
Đi qua sông Tương, Nguyễn Du nhớ đến chuyện hai bà phi Nga Hoàng và Nữ
Anh - vợ vua Ngu Thuấn - đi tìm chồng ngồi khóc bên dòng sông Tương, nước mắt
nhỏ vào những cây trúc trở thành những vết lốm đốm:
Ngu Đế nam tuần cánh bất hoàn,
Nhị phi sái lệ trúc thành ban.
(Thương Ngô tức sự)
(Vua Ngu Thuấn đi tuần ở phương nam, không trở về nữa,
Hai bà phi khóc, nước mắt rưới vào khóm trúc thành vết lốm đốm)
Nguyễn Du xúc động trước hành động giàu nghĩa tình sắt son, đã tựa lan can
viếng hai bà bằng chén rượu để tỏ lòng thành kính:
Bôi tửu bằng lan điếu nhị nhi (Thương Ngô mộ vũ)
(Tựa lan can rót rượu viếng hai bà)
Nguyễn cũng không quên ca ngợi tiết hạnh của ba liệt nữ họ Lưu. Khoảng niên
hiệu Chính Đức nhà Minh, Lưu Thời Cử đi nhậm chức, giữa đường gặp cướp, bị
giết. Vợ là Trương Thị, thiếp là Quách Thị, con gái là Lưu Thị kiên quyết chống lại
bọn hung tặc, không chịu nhục nhảy xuống sông chết để giữ mình được trong sạch.
Nguyễn Du đã tạc vào thơ những tượng đài thật đẹp:
Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt,
Vạn cổ cương thường thuộc nhất môn
(Tam liệt miếu)
(Bia kệ ngàn năm làm rạng danh ba người đàn bà tiết liệt,
Cương thường một thủa thuộc về một nhà)
Khi viết về những người phụ nữ danh tiếng, Nguyễn Du không những đã tái hiện
lại lịch sử gắn bó một thời với số phận của họ mà còn đồng cảm với họ một cách
sâu sắc. Ngòi bút đồng cảm và thương xót của Nguyễn Du còn trào dâng mạnh mẽ
khi viết về những người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh, những kỹ nữ, ả đào. Tất cả
họ đều là người có tài, có sắc một thời nhưng rồi số phận và thời gian đã làm thay
đổi tất cả. Đó là nàng Tiểu Thanh, người ca nữ đất La Thành, người hầu cũ của em
trai ông
69
Với người tài sắc bạc mệnh, Nguyễn Du luôn dành một tình cảm rất chân thành
và sâu sắc. Ông khóc viếng nàng Tiểu Thanh, cũng chính là thổn thức cho số phận
của mình:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Độc Tiểu Thanh kí)
(Nỗi hận xưa nay khó hỏi trời,
Ta cũng ở trong nỗi oan lạ lùng của người phong nhã.
Chẳng biết hơn ba trăm năm sau,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
Tiếng lòng của nhà thơ là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương
mình, giữa sự xót thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca
những phẩm chất cao đẹp của con người.
Ông viếng một nàng ca kĩ, nhưng chính là viếng cho cả một kiếp người bạc
mệnh:
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh,
Trủng trung ưng tự hối phù sinh.
Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng,
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh
(Điếu La Thành ca giả)
(Thiên hạ ai người thương kẻ bạc mệnh,
Dưới mồ chắc cũng hối hận cho kiếp phù sinh.
Nghiệp chướng phấn son lúc sống đã không rửa sạch,
Sau khi chết chỉ để lại tiếng trăng gió)
Nguyễn Du đã nói về kết cục bi thảm của đời họ với một sự cảm thông, với lòng
thương xót vô bờ bến. Trong Truyện Kiều ông cũng có lần nêu lên nghịch lí đớn đau
ấy:
70
Sống làm vợ khắp người ta,
Hại thay thác xuống làm ma không chồng!
Trong Văn chiêu hồn, ông thương cảm cho những người phụ nữ “Cũng có kẻ lỡ
làng một kiếp/ Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa”, khi sống thì “làm vợ
khắp người ta” nhưng đến lúc về già phải chịu cảnh:
Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết nhờ cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa.
Nguyễn Du đã hai lần nhỏ nước mắt khóc thương số phận của hai đào nương mà
ông tình cờ gặp lại. Trong cuộc sống, con người gặp lại sau bao ngày xa cách sẽ
nhận ra ở nhau có ít nhiều sự thay đổi. Ở đây cũng vậy, sau hai mươi năm gặp lại cô
Cầm, nhờ tiếng đàn, Nguyễn Du ngờ ngợ nhận ra người quen, chỉ ngờ ngợ thôi chứ
không dám tin đó là sự thật vì sự thay đổi ở cô chóng vánh quá, tàn nhẫn quá. Nếu
tiếng đàn tài hoa năm nào không cất lên, có lẽ Nguyễn đã không nhận ra được người
quen biết ấy. Trong quá khứ, Nguyễn lần đầu gặp người con gái ấy, hãy còn là một
cô gái khoảng hai mươi mốt tuổi xuân mơn mởn, áo hồng ánh lên gương mặt hoa
đào ngây thơ rất đáng yêu, nàng nổi tiếng bậc nhất xứ kinh kỳ với ngón đàn
Nguyễn. Còn bây giờ - sau hai mươi năm gặp lại - nàng đã phải gánh chịu sự tàn
phai ghê gớm hằn lên dáng hình và khuôn mặt: Riêng ở cuối chiếu có một người tóc
đã hoa râm. Nét mặt võ vàng, thần sắc khô khan, thân hình hơi nhỏ, đôi mày tàn tạ
phờ phạc không trang điểm (Long thành cầm giả ca). Nguyễn Du khóc thương nàng
cũng là khóc thương cho mọi kiếp người trong cuộc đời. Con người bé nhỏ trước vũ
trụ rộng lớn, đời người hữu hạn mà thời gian thì vô hạn, sắc đẹp rồi sẽ tàn phai, con
người sẽ không thể tránh khỏi vòng sinh - tử. Ngay cả tiếng đàn của cô Cầm là cái
đẹp, cái tinh túy được chắt lọc từ nghìn đời cũng đang chịu sự hủy diệt lạnh lùng
của thời gian. Những vinh - nhục – thăng - trầm ở đời thoáng qua như gió thổi, mây
bay. Hình ảnh của cô Cầm khiến ta nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu :
Hoa thu chưa thắm đã phai màu
71
Trên mặt người kia in nét đau
(Hoa nở để mà tàn)
Và đó cũng là sự chiêm nghiệm đầy xót xa của Nguyễn Du trước sự được - mất
của con người trong cuộc đời.
Cũng sau hai mươi năm, Nguyễn Du gặp lại người hầu cũ của Nguyễn Nễ - em
trai ông. Ngày xưa nàng xinh đẹp, có một giọng ca uyển chuyển, mượt mà. Còn giờ
đây nàng xơ xác, tiều tụy, đã lấy chồng, có ba con nhưng thật trớ trêu và thật đáng
thương, nàng vẫn còn mặc chiếc áo hồng cũ từ ngày ra đi.
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử,
Khả liên do trước khứ thời y.
(Ngô gia đệ cựu ca cơ)
(Nghe nói nàng lấy người khác đã có ba con,
Đáng ái ngại là vẫn còn mặc chiếc áo ngày ra đi)
Quy luật của thời gian thật nghiệt ngã, nó làm mọi thứ thay đổi, nhan sắc của con
người cũng trở nên tiều tụy, xác xơ... Ý thức được bước đi khắc nghiệt của thời
gian, quá khứ đã đi qua không thể níu lại được nhưng nhà thơ đang luyến lưu không
muốn dứt bỏ những kỉ niệm của ngày ấy như ngó sen đứt nhưng tơ vẫn còn vương
vấn.
Tượng đá vọng phu - người phụ nữ hóa đá chờ chồng từ muôn ngàn năm nay,
tượng trưng cho sự chung thủy, kiên trinh; dù mưa, dù gió, tượng vẫn đứng đó,
không gì lay chuyển được, mắt vẫn luôn dõi về phương xa. Nhưng dưới cái nhìn của
Nguyễn Du thì khác, Nguyễn rất cám cảnh đau thương cho cái tượng vọng phu để
rồi đặt ra bao câu hỏi. Là đá hay là người? Nếu là người thì đó là người nào? Người
nào mà lại đứng trên núi sừng sững hàng trăm nghìn năm nay? Người nào mà chỉ vì
một chữ trinh để lưu lại cho muôn thuở đành phải chịu vùi dập hàng trăm nghìn
năm nay và sẽ còn bị vùi dập đến muôn đời? Cuộc đời thật quá bất công, nàng hóa
đá muôn nghìn kiếp chờ một người, hàng nghìn năm không hề có giấc mộng mây
mưa “Vạn kiếp yểu vô vân vũ mộng. Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân” (Muôn kiếp
không hề có giấc mộng mây mưa; Một chữ trinh lưu lại tấm thân cho kim cổ - Vọng
72
phu thạch). Người phụ nữ trong thơ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn rất ý thức
về thân phận, ý thức về tình yêu; nàng lên tiếng giành lấy tình yêu ngay trong kiếp
này chứ không muốn đợi chờ thêm nữa: Đành muôn kiếp chữ tình là vậy/ Theo kiếp
này hơn thấy kiếp sau (Chinh phụ ngâm) nhưng nàng vọng phu kia thì bi đát xiết
bao, nàng đã đi qua bao nghìn kiếp của con người rồi mà vẫn đứng sừng sững mãi
đó. Đúng như Lưu Trọng Lư nói: “ đối với cái tượng chờ chồng của Nguyễn Du,
không phải người đời chỉ cám cảnh, đau thương, mà cuối cùng như chỉ muốn xô
ngã đi, không muốn cho cái cảnh đau lòng còn mãi đó giữa cuộc đời” [28; 115].
Nguyễn Du sâu sắc quá! Cách nghĩ của ông đi ngược lại cách nghĩ của con người
xưa nay. Qua cách nghĩ này, ta thấy Nguyễn Du giàu lòng yêu thương và trân trọng
phụ nữ biết bao. Ông không những ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, trắng trong của họ
mà còn bênh vực, che chở, trân trọng và lên tiếng giành lấy quyền sống, giành lấy
niềm hạnh phúc lứa đôi cho họ từ xã hội nam quyền.
Phụ nữ như những bông hoa giữa trời rất mong manh, nhẹ nhàng, yếu đuối và
đáng yêu. Những bông hoa ấy cần có một bàn tay nhẹ nhàng, nâng niu và che chở.
Xã hội phong kiến lại trút xuống bao cơn mưa giông và bão táp, đã không cho
người phụ nữ sống đúng với giá trị thực của mình mà ngược lại còn áp đặt nào là
tam tòng tứ đức, công - dung - ngôn - hạnh. Qua thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã đòi
công bằng, ông lên tiếng muốn xã hội trả lại cho họ những giá trị xứng đáng.
Viết về phụ nữ, Nguyễn Du cũng ưu ái nhắc đến người vợ mà ông rất mực yêu
thương. Nguyễn Du nhớ vợ, mong vợ từng ngày nhưng đường sá xa xôi “cái thân
làm quan riêng gửi chốn xa lạ”, biết khó gặp lại vợ nên nhà thơ đã ký thác tất cả
những nỗi nhớ, tình yêu, ký thác cả tâm hồn mình gửi cả vào trong mộng. Tình cảm
đó không sôi nổi trào dâng mạnh mẽ mà thâm trầm sâu sắc, chân thành, có cả sự
cảm thông, sự thấu hiểu vô bờ (Ký mộng).
Người ta thường nói ban ngày hay nghĩ đến điều gì thì ban đêm điều đó sẽ tái hiện
trong mơ. Dẫu chỉ là một giấc mơ nhưng cái cảm xúc được gặp lại người vợ hiền
với Nguyễn Du thật ngọt ngào và đong đầy tựa như đó là hiện thực. Người vợ hiền
vì quá thương nhớ chồng, đã không ngần ngại thân gái một mình, đường xa khó
73
nhọc, muôn phần nguy hiểm, lặn lội đến với chồng để thỏa nỗi nhớ mong. Nhớ
thương chồng nên đi tìm chồng nhưng lại lúng túng không biết tìm đâu ra một lý do
khi chồng lo lắng gặn hỏi, người vợ đành phải thú thật rằng vì nhớ thương nhiều đó
thôi (Thoạt đầu nói khổ vì bệnh hoạn, Kế đó nói xa nhau). Một lý do rất thật, rất
đáng yêu và rất đời thường. Vì nhớ chồng, người vợ bất chấp tất cả những khó
khăn:
Điệp Sơn đa hổ trĩ,
Lam thủy đa giao ly.
(Ký mộng)
(Núi Tam Điệp nhiều hổ báo
Sông Lam nhiều thuồng luồng)
Nhà thơ vừa yêu thương, vừa hạnh phúc, vừa cảm phục lại vừa xót xa cho vợ
Đường đi hiểm và dữ, Thân yếu đuối dựa vào đâu? Câu hỏi chứa đầy cảm xúc và
nỗi lo lắng dành cho vợ, đằng sau đó còn là sự tự trách mình. Người chồng là chỗ
dựa vững chắc cho người vợ chân yếu tay mềm, nhà thơ trách mình lại ở xa vợ,
không lo được nhiều cho vợ lúc trái gió trở trời, thêm nữa vì mình mà nàng phải
vượt đường xa nguy hiểm. Được gặp lại người vợ hiền, hạnh phúc vô vàn để rồi khi
tỉnh mộng, nhà thơ càng thấy cô đơn, lẻ loi và càng nhớ vợ hơn Tình vấn vương rối
như tơ. Phải nhớ vợ tha thiết và yêu thương vợ biết bao thì Nguyễn Du mới có
những dòng thơ chân thành và cảm động đến như vậy!
Hình tượng người phụ nữ đi vào thơ Nguyễn mang nhiều vẻ đẹp về ngoại hình, tài
năng và nhân phẩm. Không phải chỉ trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mới ưu ái dùng
ngòi bút của mình đặc tả tài – sắc – tình của người phụ nữ mà cụ thể là Thúy Kiều.
Ở thơ chữ Hán, ngòi bút Nguyễn Du cũng không kém phần ưu ái khi viết về họ.
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, bản thân Nguyễn Du có nhiều dịp tiếp xúc và quan
sát họ. Với Nguyễn, người phụ nữ không sinh ra để trở thành những con người mờ
nhạt. Nguyễn nhìn thấy ở họ nhiều vẻ đẹp, đặc biệt Nguyễn chú ý nhiều đến vẻ đẹp
tài năng của họ. Xã hội phong kiến càng phủ định tài năng của nữ giới hoặc không
cho nữ giới cái quyền được thi thố tài năng thì Nguyễn Du lại càng muốn khẳng
74
định tài năng của họ ở giữa cuộc đời. Tài đàn của nàng Kiều có một chứ không có
hai, tài đàn của cô Cầm thuộc vào hàng bậc nhất kinh thành năm xưa, giọng ca uyển
chuyển của nàng ca kĩ khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi... Bên cạnh đó, vẻ đẹp
tâm hồn của họ cũng luôn ngời sáng. Họ giàu lòng yêu thương, nhẹ nhàng, tinh tế,
chung thủy và giàu đức hi sinh. Ba liệt nữ họ Lưu chọn cái chết để giữ mình trong
sạch, hai bà phi khóc chồng, nước mắt vấy vào khóm trúc lốm đốm và cả người vợ
của nhà thơ cũng đã lặn lội, vượt qua bao khó khăn để đến với chồng dẫu chỉ là
trong mộng nhưng Nguyễn vô cùng cảm phục vì tình yêu của nàng dành cho mình.
Bên cạnh vẻ đẹp về tâm hồn, về tài năng, Nguyễn cũng không quên ca ngợi vẻ đẹp
ngoại hình của nữ giới. Một Dương Quý Phi sắc nước hương trời, người người mê
đắm; một nàng Tiểu Thanh vừa có tài vừa có sắc; một người hầu cũ của em xinh
đẹp lộng lẫy với chiếc áo hồng Nữ giới kết tinh trong mình nhiều vẻ đẹp nhưng
xã hội lại quá khắt khe đối với họ, Nguyễn Du đã lên tiếng thay họ đòi công bằng,
đòi quyền sống và đòi quyền được thừa nhận tài năng. Điều làm nên một nhà thơ
lớn ở Nguyễn Du là ông đã đưa hình ảnh người phụ nữ vào trung tâm của thơ để ca
ngợi, trân trọng, để nâng họ lên và hơn hết là để bảo vệ, bênh vực và đòi quyền
sống cho họ. Những trang thơ về người phụ nữ thấm đượm tinh thần nhân văn cao
cả làm nên những nét đẹp nhân văn nổi bật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
2.2.3. Niềm trắc ẩn đối với những nhân vật lịch sử Trung Quốc
Nếu như hai tập thơ đầu Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm chủ yếu
phản ánh tâm trạng và suy nghĩ của chính tác giả, là những tập thơ với những sáng
tác thiên về hướng nội, là lời tự thuật của một cá nhân (chữ dùng của Đặng Thanh
Lê) thì tập Bắc hành tạp lục lại chủ yếu phản ánh đời sống xã hội, những con người
xung quanh và những nhân vật lịch sử Trung Hoa. Ba tập thơ thể hiện trọn vẹn và
đầy đủ nhất bức chân dung tự họa cũng như tâm trạng, nỗi lòng trắc ẩn của Nguyễn
Du. Đó cũng là hành trình mà Nguyễn khắc khoải đi tìm mình. Nguyễn đã đi từ cõi
lòng ngổn ngang những tâm sự của bản thân đến những nỗi niềm trắc ẩn về số phận
con người để tìm về những giá trị đích thực, những giá trị nhân văn của nhân loại.
75
Tập thơ Bắc hành tạp lục, bên cạnh những bài thơ viết về Thăng Long như Thăng
Long - kỳ nhất, Ngộ gia đệ cựu ca cơ, Long Thành cầm giả ca... thì tất thảy đều viết
về chuyến đi sứ Trung Quốc nối dài suốt một năm trời. Những bài thơ Nguyễn Du
viết trên đường đi sứ được chia thành hai loại: phản ánh những điều tai nghe mắt
thấy và đề vịnh lịch sử.
Với mảng thơ đề vịnh lịch sử, Mai Quốc Liên cho rằng: “Nguyễn Du đã làm một
việc phi thường là bằng thơ ông đã đánh giá nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, từ Tiên
Tần cho đến Đường Tống” [20; 10] và Lê Thu Yến cũng làm rõ hơn với nhận định:
“Nguyễn Du đã tổng kết, đánh giá, hàng loạt những vấn đề tai nghe mắt thấy và
qua những tấm gương tiêu biểu: cùng khổ, tai họa, bất hạnh, tốt, xấu, gian ác
được đọc trong sách, tận tường hơn khi đến nơi, cảm được khung cảnh, nhận rõ sự
việc ông như càng sáng thêm chân lý của cuộc đời” [32; 505].
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhất là tập Bắc hành tạp lục có sự xuất hiện của hai
đối tượng trong lịch sử Trung Quốc. Thứ nhất là bọn vua quan có bản chất xấu xa,
tàn ác; thứ hai là những người trung nghĩa với bản chất tốt đẹp.
Với những kẻ bất nghĩa, gian ác, Nguyễn Du đã không ngừng lên án, phê phán và
căm phẫn. Ông đã đứng về phía nhân dân để luận về tội trạng của những kẻ đó, vì
họ đã đi ngược lại lợi ích, quyền lợi của con người. Cụ thể là Minh Thành Tổ, Tào
Tháo, Tô Tần, Tần Cối, Mã Viện Nguyễn Du vạch trần từng hành vi xấu xa của
họ.
Đối lập với bọn vua quan xấu xa là hình ảnh của các vị quan tốt có bản chất trung
hậu. Nguyễn Du cảm thương cho số phận và khâm phục tài đức vẹn toàn của họ. Đó
là Liễu Tông Nguyên, Khuất Nguyên, Nhạc Phi, Giả Nghị, Đỗ Phủ, Liêm Pha.
Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, hai tuyến hình tượng nhân vật đối lập này
thường xuất hiện cùng nhau, song song và cùng tồn tại trong những luận bàn của
Nguyễn Du.
Khi luận bàn về những hành động của nhân vật lịch sử Trung Quốc, Nguyễn Du
có những nhận định khác biệt so với những nhận định cũng như cách nghĩ, cách làm
của người Trung Quốc. Những luận bàn của Nguyễn Du giúp người đọc phát hiện
76
thêm những điều còn khuất lấp để bổ sung thêm cho vốn kiến thức lịch sử và văn
học của mình.
2.2.3.1. Đồng cảm và kính trọng những bậc hiền tài, nhân nghĩa
Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về lịch sử văn hóa
của nhiều thời đại thông qua số phận của những nhân vật hiền tài và số phận của
những kẻ gian ác cũng như thẩm định lại những giá trị lịch sử mà Nguyễn Du đã
được tiếp xúc qua sách vở thánh hiền. Đúng như Đặng Thanh Lê đã nói: “Một số
lượng khá lớn các bài thơ trong Bắc hành tạp lục đi vào đề tài nhân vật lịch sử
hoặc địa danh lịch sử gắn liền với những con người nổi tiếng nhất của hầu hết các
triều đại phong kiến Trung Quốc” [18; 172].
Trong thời gian làm quan, Nguyễn Du phải khôn khéo giữ mình để tránh những
tai họa nên ông tránh bày tỏ thái độ một cách rõ ràng vì những con oanh trong vườn
thượng uyển thường hay đố kị nhau về sắc đẹp (Tống nhân) Khi vâng mệnh triều
đình, đi sứ sang Trung Quốc, hòa với không gian thoáng đãng, bớt đi những phiền
lụy chốn quan trường, Nguyễn Du đã mạnh dạn bày tỏ thái độ và những suy nghĩ từ
tận đáy lòng mình. Ông đã gửi gắm tâm sự nhớ nước, nhớ nhà của mình vào thơ và
nhờ thơ, ông đã chuyển tải được những suy nghĩ thực, những luận bàn về nhân vật
hiền tài. Nguyễn hiểu rõ số phận cũng như phẩm chất của từng nhân vật hiền tài dù
họ đã cách xa nhà thơ hàng thế kỉ. Đó là Liễu Tông Nguyên, một trong tám nhà văn
nổi tiếng tài hoa tự nghìn xưa, là một Nhạc Phi có tài, tận trung báo quốc, xả thân vì
nghĩa lớn, là một Giả Nghị có tài văn chương và quân sự, một Lạn Tương Như
không cần dùng đến sức mạnh mà vẫn đường đường là một bậc đại dũng, một Cù
Thức Trĩ với tấm lòng trung hiếu, một Kinh Kha vì nghĩa lớn quên thân, một Đỗ
Phủ với lòng yêu thương con người rất mực, một Khuất Nguyên với trái tim thanh
cao trong sạch Nguyễn hiểu rất rõ bi kịch và những oan trái mà họ đã gặp trong
đời: Khuất Nguyên phải trầm mình xuống dòng sông Mịch La, Giả Nghị bị đày, Đỗ
Phủ chết trong nghèo đói và lưu lạc, Nhạc Phi ôm mối hận xuống tuyền đài cùng cái
án “Tam tự ngục”, Hàn Tín chết oan uổng vì thủ đoạn cất cung giết chó của vua
77
Thế giới nhân vật hiền tài trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du rất đa dạng từ
những bậc thánh nhân luôn chăm lo cho đời sống của muôn dân (Đế Nghiêu, Mạnh
Tử) đến những bậc trung thần, tráng sĩ nghĩa khí ngất trời, thà chết để giữ đạo
cương thường (Kinh Kha, Dự Nhượng, Tỷ Can, Nhạc Phi), rồi từ những nhà thơ
nổi tiếng (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Khuất Nguyên) đến bậc đại nhân làm nên nghiệp lớn
(Lạn Tương Như, Quản Trọng, Liễu Hạ Huệ), cả những người rời bỏ con đường
công danh, không ham quyền quý để giữ trọn khí tiết (hai ông họ Sơ). Họ luôn là
những con người sống vì chính nghĩa, đi theo đường ngay, tránh đường tà đạo, có
những hành động khẳng khái, không bao giờ hổ thẹn với lương tâm mình và họ
cũng là nạn nhân của xã hội “Thiên giáng kỳ tài vô dụng xứ” (Trời ban cho tài lạ mà
không có chỗ dùng - Trường Sa Giả Thái phó). Qua chuyện người để ngẫm nghĩ
chuyện mình, cuộc đời Nguyễn Du có sáng sủa gì hơn? Thời đại của họ có khác gì
thời đại Nguyễn Du, thời đại của những kẻ tiểu nhân lên ngôi còn bậc quân tử bị
chèn ép. Cũng là cái xã hội ấy, xã hội mà con người cố gắng giữ lấy từng tấc đất để
sống, cái xã hội lắt lay với bao số phận đang lay lắt bên bờ vực thẳm.
Trong số những bậc hiền tài Trung Hoa, Nguyễn Du dành nhiều tình cảm nhất cho
Khuất Nguyên và Đỗ Phủ. Nguyễn Du đã làm đến sáu bài thơ dạt dào cảm xúc để
khóc thương Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà thơ
nổi tiếng, nhà văn hóa lỗi lạc. Tâm hồn của ông thanh cao, trong sáng như vẻ đẹp
trắng trong của hoa lan, hoa chỉ mà ông thường đeo bên mình.
Nguyễn Du thương Khuất Nguyên tài hoa mà bất hạnh. Sống trong xã hội bưng
bít hết mọi lối đi, Khuất Nguyên phẫn chí ôm tấm lòng cô trung trầm mình xuống
dòng sông Mịch La thăm thẳm. Dù không cùng một thời đại, không cùng một dân
tộc nhưng Nguyễn đã thương cảm cho số phận Khuất Nguyên bằng tất cả tấm chân
tình của mình. Tình thương của Nguyễn đã vượt ra ngoài ranh giới lãnh thổ mà đến
với nhân loại, đến với mọi kiếp người, nhất là những người tài hoa bạc mệnh.
Nguyễn Du khâm phục Khuất Nguyên ở đức độ, tài cao và thương cảm, phẫn uất
cho số phận gặp nhiều bất trắc và oan uổng của ông. Hiểu Khuất Nguyên, Nguyễn
Du đã đứng về Khuất Nguyên để bênh vực, để lên tiếng cho những việc làm không
78
hợp thời của người Trung Hoa lúc bấy giờ. Người học trò Tống Ngọc thương Khuất
Nguyên hồn phách sắp tiêu tan, làm bài Chiêu hồn để gọi hồn thầy về. Nhưng
Nguyễn Du phản bác lý lẽ ấy, một mực khuyên hồn đừng về nữa:
Thành quách do thị, nhân dân phi
Trần ai cổn cổn ô nhân y.
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,
Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ.
Bất lộ trảo nha dữ giác độc,
Giảo tước nhân nhục cam như di.
(Phản chiêu hồn)
(Thành quách vẫn như cũ, song nhân dân đã khác rồi,
Bụi cuốn mù mịt bẩn cả quần áo.
Khi đi ra đường thì rong ruổi xe, khi ở nhà thì ngồi vênh váo,
Họ đứng ngồi bàn tán như ông Cao, ông Quỳ
Họ che giấu nanh vuốt và nọc độc,
Nhưng cắn xé thịt người ngọt xớt như đường.)
Hồn về làm gì khi đâu đâu cũng là sông Mịch La, đâu đâu cũng là nanh vuốt chực
sẵn của bọn thống trị, không có đất sống nữa rồi, trên trời dưới đất hết đường rồi:
Hồn hề! hồn hề! Suất thử đạo,
Tam Hoàng chi hậu phi kì thì
(Phản chiêu hồn)
(Hồn ơi, nếu cứ theo đường ấy,
Sau Tam hoàng, thôi chẳng hợp thời.)
Nguyễn Du đã phủ định cái xã hội phong kiến Trung Hoa mấy nghìn năm sau
đời Tam Hoàng chỉ bằng một nhát bút sắc sảo. Mặt đất này rộng lắm nhưng lại
không có một tấc nào có thể cho hồn tựa nương vì rằng:
Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan,
Đại địa xứ xứ giai Mịch La.
(Phản chiêu hồn)
79
(Đời sau người đều là Thượng Quan
Mặt đất này đâu đâu cũng là sông Mịch La)
Khuất Nguyên về làm gì khi xung quanh không khí cũng chỉ một màu ảm đạm,
màu của thê lương, của chết chóc, đâu đâu cũng là sông Mịch La hung dữ, đâu đâu
cũng là những tên Thượng Quan đầy hiểm ác.
Nguyễn Du thương Khuất Nguyên, thương cho con người tỉnh một mình đó đã
phải sống lạc loài, bơ vơ giữa cái xã hội đảo điên, loạn lạc. Cái giây phút Khuất
Nguyên trầm mình xuống dòng sông Mịch La ôm tấm lòng cô trung sẽ còn mãi với
lịch sử muôn đời. Nguyễn Du đã lên án mạnh mẽ cái chế độ khắc bạc đối với người
tài. Xuân Diệu trong bài viết “Những nhà thơ cổ điển Việt Nam” nhận định rằng:
“Cái buổi chiều thu tê tái trong thơ chữ Hán đây, bỗng nhiên có sấm chớp mưa gió
bão bùng, có bài Phản chiêu hồn căm giận trên đầu tóc dựng!” [6; 138].
Nguyễn Du cũng hết lòng yêu mến Đỗ Phủ vì Nguyễn tìm thấy ở Đỗ Phủ có
những nét gần gũi với mình. Nguyễn Du không chỉ cảm phục một tài thơ xứng đáng
là bậc thầy của muôn đời mà còn có sự đồng cảm sâu sắc của những người cùng hội
cùng thuyền:
Dị đại tương liên không sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi công thi?
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, bài 1)
(Sống khác thời đại thương nhau chỉ biết rơi nước mắt
Cùng quẫn đến thế, có phải vì giỏi làm thơ?)
Đỗ Phủ và Nguyễn Du ở hai thời đại khác nhau nhưng hai người lại có nhiều
điểm chung. Cuộc sống khổ cực, long đong, phiêu dạt, tấm thân bệnh tật, ốm yếu và
giỏi làm thơ. Đỗ Phủ đã trải qua một cuộc đời vất vả, đói rét, lang thang nơi đất
khách quê người, ốm đau không có thuốc, cho đến lúc mất cũng không có được một
chỗ yên để gửi tấm thân. Nguyễn Du có khác gì hơn, tuổi nhỏ đã chịu cảnh mồ côi
cả cha lẫn mẹ, ăn nhờ ở đậu nhà anh, mười năm gió bụi lang thang, đói rét Ra làm
quan mà cũng không thoát khỏi cảnh nghèo, mười đứa con thơ kêu đói ở quê, bản
thân nghèo đói, bệnh tật không có thuốc uống: “Bệnh đã ba năm, nghèo không
80
thuốc” (Mạn hứng I), “Cạnh gối có bó sách để nâng đỡ bộ xương bệnh” (Tạp ngâm
II).
Sự gần gũi đó đã nảy sinh trong lòng Nguyễn bao nhiêu tình cảm chất chứa dành
cho vị thánh thơ này. Nguyễn Du thương Đỗ Phủ, cảm phục trước tài năng và đức
độ của ông. Ông nghiêng mình cảm phục trước Đỗ Phủ chính là nghiêng mình
ngưỡng mộ trước cái đẹp và cái tài. Hiểu được sâu sắc tấn bi kịch trong đời của Đỗ
Phủ, Nguyễn Du hay nghĩ về Đỗ Phủ nên với Nguyễn “Mộng hồn dạ nhập Thiếu
Lăng thi” (Hồn mộng tôi đêm đêm nhập vào thơ Thiếu Lăng – Y nguyên vận ký
Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên).
Thiên cổ văn chương thiên cổ sư,
Bình sinh bội phục vị thường ly.
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, bài 1)
(Văn chương để lại muôn đời, bậc thầy của muôn đời
Suốt đời ta khâm phục chưa chút đơn sai)
Nhân thế luôn tôn vinh Đỗ Phủ là bậc tài thơ muôn đời nhưng chỉ riêng Nguyễn
Du là thương cho tấm thân Đỗ Phủ phải gửi nơi nấm mồ xa xứ:
Cộng tiễn thi danh sư bách thế,
Độc bi dị vực kí cô phần
(Ai cũng khen tài thơ đáng bậc thầy muôn thuở
Riêng ta buồn thương cho ông phải gửi nấm mồ cô đơn gửi nơi đất khách)
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng, bài 2)
Bình luận ý thơ này, Lê Thu Yến có một câu nói rất chí tình: “Rõ ràng, khi thể
hiện cái bi đối với cuộc đời Đỗ Phủ, Nguyễn Du gần như đã tự ngồi vào con thuyền
số mạng chòng chành của Đỗ Phủ để sẻ chia, để bù đắp, để tiếc nuối” [52; 55].
Nguyễn Huệ Chi nhận xét về sự tương đồng trong sáng tác của Nguyễn Du và Đỗ
Phủ: “Nguyễn Du và Đỗ Phủ đã gặp nhau ở sức tố cáo mãnh liệt vì một tấm lòng
đau đời, thương đời rộng bao la nó làm sáng tác của hai nhà thơ trở thành bất tử”
[21].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_28_0177188623_6843_1872308.pdf