Luận văn Ngân sách phường của thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới

Về chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự chiếm khoảng 3%: Trong những năm qua, các phường ở Hà Nội đã dành một khoản đáng kể trong nguồn thu NSP của mình để phục vụ công tác dân quân tự vệ, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh trật tự. Hà Nội là thành phố có lượng dân số cơ học đông nhất cả nước, chiếm khoảng 40% tổng dân cư sống ở thành phố, nhất là lực lượng lao động ở các tỉnh, thành; lực lượng học sinh, sinh viên của các trường đại học-cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn, nên tình hình an ninh trật tự, quản lý nhân khẩu rất phức tạp. Hàng năm, các phường đã chủ động dành một nguồn chi ngân sách để phục vụ công tác tuyên truyền an ninh trật tự, trả lương và phụ cấp cho đội ngũ dân phòng của các tổ dân phố; vì vậy, khoản chi cho nhiệm vụ này tăng lên qua các năm.

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngân sách phường của thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cân đối được thu, chi ngân sách. Năm 2004, toàn thành phố Hà Nội có 10/125 phường đã cân đối được thu, chi (đạt tỷ lệ 8%) tương ứng tỷ lệ năm 2005 là 28/126 phường (đạt tỷ lệ 22%), nhất là các phường ở quận Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ; trong đó, phường Ô Chợ Dừa có nguồn thu ngân sách hưởng sau điều tiết đạt 10,3 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách hết 1,2 tỷ đồng (tỷ lệ cân đối là 833,95%), đây là phường có tỷ lệ cân đối ngân sách cao nhất trong tổng số 126 phường của Hà Nội. Biểu đồ 2.1: Nguồn thu ngân sách phường được hưởng sau điều tiết trong hai năm (2004- 2005) 3% 4% 25% 14% 14% 33% Ba là, các khoản thu NSP được hưởng 100% đều tăng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu NSP hàng năm, như thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thu kết dư năm trước. Những nguồn thu này đã giúp các phường chủ động hơn trong công tác chi, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được quận và thành phố giao; đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển phường ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đây là nguồn thu có vai trò quan trọng, là điều kiện cần thiết để tăng nguồn thu kết dư ngân sách hàng năm và giảm nguồn bổ sung của ngân sách cấp trên cho phường. Về nguồn thu lệ phí trước bạ nhà đất: Trong toàn thành phố Hà Nội, đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao (25%) so với tổng nguồn thu NSP hưởng sau điều tiết, cụ thể có một số phường có số thu lớn như phường Ô Chợ Dừa, Trung Hoà v.v.. Do các phường tiến hành giao đất cho dân với số lượng lớn, có nhiều nỗ lực trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên trong thời gian qua, số thu này tăng mạnh. Tiếp đến là nguồn thu từ thuế nhà, đất: Đây cũng là khoản thu lớn của các phường ở Hà Nội trong 3 năm qua, chiếm tỷ trọng 14% tổng nguồn thu NSP hưởng 100%. Đó là kết quả của quá trình đô thị hoá của một số phường ở Hà Nội khi được chuyển từ cấp đơn vị hành chính xã thành, nên nhu cầu về nhà, đất ở của người dân tăng cao, là nguồn thu lớn để bổ sung vào ngân sách địa phương, tăng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ở phường. Một số phường có nguồn thu cao như phường Trung Hoà, năm 2005 tăng 41,7% so với năm 2004; phường Nhân Chính năm 2005 tăng 24,8% so với năm 2004 [40]. Nguồn thu thuế chuyển quyền sử dụng đất của các phường ở Thủ đô chiếm khoảng 14%. Nguồn thu này bước đầu tăng cao theo các năm vì người dân đã có ý thức trong việc bảo vệ quyền lợi khi nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Nhìn chung, các phường trong thành phố đều tăng 200% so với năm trước, đối với một số phường đây là nguồn thu chủ yếu phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH, quản lý trật tự đô thị của địa phương, trong đó phải kể đến phường Nhân Chính năm 2005 tăng 254% so với năm 2004 [41], phường Trung Hoà tăng 200%...[40] Về nguồn thu từ thuế môn bài: Từ năm 2004, HĐND thành phố Hà Nội đã thực hiện phân cấp quản lý ngân sách cho các phường của thành phố được hưởng 100% nguồn thu thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh từ bậc 4-bậc 6. Những năm qua, số hộ kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể ở các phường cũng tăng lên đáng kể, năm 2004 có 62948 hộ đến năm 2005 là 79438 hộ, tăng 126%; một số phường tập trung nhiều hộ kinh doanh như các phường ở quận Cầu Giấy (năm 2005 là 4342 hộ tăng 157% so với năm 2004), quận Thanh Xuân (năm 2005 là 4077 hộ tăng 136% so với năm 2004), nên tổng nguồn thu từ thuế môn bài của các phường ở Hà Nội chiếm khoảng 2,0%. Một số phường có tỷ lệ thuế môn bài chiếm cao, khoảng 20% thu NSP sau điều tiết như phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), do các hoạt động sản xuất kinh doanh ở phường rất phát triển [39]. Bên cạnh các nguồn thu NSP được hưởng sau điều tiết, phường còn được hưởng 100% nguồn nguồn thu kết dư . Đây là nguồn thu phụ thuộc nhiều vào nguồn thu NSP được hưởng sau điều tiết của năm trước; trong gần 3 năm qua, nguồn thu này có xu hướng tăng lên do số phường tự cân đối thu, chi đã tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu này tăng không đồng đều giữa các phường trong thành phố, ở những phường có nguồn thu kết dư tăng cao thường là những phường nguồn thu NSP hưởng 100% và thu hưởng sau điều tiết chiếm tỷ lệ lớn (nguồn thu này ở phường Trung Hòa năm 2005 tăng 173% so với năm 2004) [40]. Bốn là, một số phường ở Thủ đô đã tổ chức thu ngân sách bảo đảm thu đúng, thu đủ và tận thu, nhất là các nguồn thu từ đóng góp theo quy định, thu lệ phí phạt vi phạm giao thông, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự. Trong năm 2004, nguồn thu này chiếm 3% tổng nguồn thu NSP ở quận Cầu Giấy được hưởng 100%, đến năm 2005 chỉ còn 1,5%. Trong toàn thành phố, đây là nguồn thu có xu hướng giảm qua các năm, do các phường đã tổ chức thu theo đúng quy định, thu đủ các khoản thu; các phường đã dành một nguồn ngân sách lớn cho việc nâng cấp đường ngõ, ngách; hệ thống đường thoát nước …nên đã giảm gánh nặng đóng góp cho người dân. Vì vậy, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị của các phường ngày càng được cải thiện. Còn nguồn thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào các quỹ “Chăm sóc trẻ em”, “Chăm sóc người cao tuổi”, quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất” có xu hướng tăng trong những năm qua. Việc tăng nguồn thu này có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thể hiện đúng tinh thần “lá lành đùm lá rách”, truyền thống, đạo lý “yêu nước thương nòi” của dân tộc Việt Nam. Những năm qua, các phường không những đã tổ chức thu đúng, thu đủ, mà một số phường đã tận thu tốt các nguồn thu trên địa bàn; nhất là các nguồn thu từ phí, đặc biệt là nguồn thu từ phí chợ đã tăng lên đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, nhiều phường có số thu cao như phường Văn Miếu chiếm 50% thu sau điều tiết, phường Phố Huế…v.v. Trong những năm gần đây, Hà Nội thực hiện chia tách, thành lập thêm 05 quận mới gồm quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên trên cơ sở các phường, xã của các quận, huyện trước đây, nên có một số phường được thành lập trên cơ sở các xã như phường Quảng An, phường Bưởi (quận Tây Hồ), phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) v.v... vẫn duy trì các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăm sóc hoa và cây cảnh v.v... vì vậy, chính quyền các phường ở quận Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên đã tổ chức khai thác, tận thu các nguồn thu từ hoa lợi, công sản. Nguồn thu này chiếm khoảng 1% tổng thu ngân sách cấp phường được hưởng sau điều tiết. Với một số phường mới được chuyển từ xã, đây chính là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSP (phường Quảng An chiếm 10% tổng thu ngân sách). Mặc dù nguồn thu này không tăng nhiều qua các năm, nhưng có vai trò quan trọng giúp phường có thêm nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động KT-XH trên địa bàn, giữ gìn, duy trì một số làng nghề truyền thống về trồng hoa, cây cảnh, như hoa đào Nhật Tân, quất Quảng Bá v.v... Chính quyền phường ở Thủ đô cũng tổ chức khai thác tốt nguồn thu nguồn thu sự nghiệp, như, sự nghiệp kinh tế, thị chính, sự nghiệp văn hóa-thông tin. Nguồn thu này chỉ chiếm 0,1% tổng thu ngân sách hưởng 100% sau điều tiết nhưng có vai trò quan trọng đối với việc quản lý, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn phường, góp phần cải thiện môi trường sống cho người dân. Những thành tựu về thu ngân sách của các phường ở Hà Nội đã được trong những năm qua là do một số nguyên nhân cơ bản sau: Một là, đường lối phát triển kinh tế đất nước đúng đắn của Đảng, của Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng các nhiệm kỳ gần đây theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch; tập trung khai thác triệt để tiềm năng của phường về thương mại, du lịch, làng nghề; mở rộng các ngành dịch vụ, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ v.v.. Hai là, Đảng ủy các phường đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại; chính quyền phường đã đưa tất cả các hộ kinh doanh ổn định vào diện quản lý, tạo nên sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ của công dân, xây dựng môi trường văn minh, hiện đại. Các phường đã sử dụng nhiều hình thức phân phối theo nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất và sự quan tâm về lợi ích vật chất đối với người sản xuất kinh doanh, biết kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Ba là, do chế độ, chính sách của Nhà nước đã khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình, vừa góp phần phát triển kinh tế gia đình, vừa góp phần làm tăng thu ngân sách cho phường thông qua việc tăng nguồn thu từ thuế môn bài, thuế GTGT, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, tăng các khoản đóng góp, ủng hộ tự nguyện của người dân cho các hoạt động của phường. Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện chính sách UNT một số sắc thuế cho 126/126 phường, tạo điều kiện cho chính quyền phường chủ động hơn trong công tác thu, chi ngân sách. Đây là một chủ trương đúng đắn, nhằm giúp các phường quản lý được nguồn thu, đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các nguồn thu phát sinh theo quy định của các luật, pháp lệnh thuế, đảm bảo cân đối ngân sách, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần ổn định chính trị trên địa bàn. Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện chế độ UNT một số sắc thuế như, thuế nhà đất, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nộp thuế ổn định thuế từ 6 tháng đến 1 năm và một số hoạt động kinh doanh khác. Ngoài việc thu theo bộ thuế của Chi cục thuế giao, UBND các phường đã tích cực phối hợp với Chi cục thuế quận thực hiện quản lý, khai thác nguồn thu từ các hộ ra kinh doanh mùa vụ trong dịp tết Nguyên đán, tết Trung thu và các hộ mới phát sinh, giúp tận thu và tăng nguồn thu cho NSP. Trong 2 năm qua (2004-2005), nguồn thu NSP từ thuế, phí nhà, đất tăng nhanh là do Luật đất đai sửa đổi (năm 2004) chính thức có hiệu lực, đi vào cuộc sống. Luật đã quy định rõ về những quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất; đồng thời, tăng quyền hạn của chính quyền nhà nước cấp phường trong việc quản lý đất đai trên địa bàn phường; Luật đã quy định rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi người đó đã đã được nộp đủ thuế chuyển quyền sử dụng đất. Với những quy định rõ rằng và chặt chẽ như vậy, nên số hộ nộp các loại thuế về nhà, đất đã tăng lên góp phần tăng nguồn thu ngân sách của phường. Bốn là, tỷ lệ phân cấp nguồn thu ngân sách của HĐND thành phố Hà Nội cho các phường của Hà Nội là tương đối cao. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII) về việc phân cấp rành mạch cả nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và phương tiện thực hiện cho chính quyền cấp cơ sở trong việc thu, chi ngân sách, sắp xếp và quản lý cán bộ, quản lý đất đai, quản lý hộ tịch, quản lý các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách và vốn huy động trong dân, quản lý cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá phục vụ cho nhân dân trong phường. Chính quyền cấp cơ sở được cấp trên uỷ quyền thực hiện trên địa bàn việc thu một số loại thuế, quản lý tài nguyên thực hiện chính sách xã hội bằng kinh phí ngân sách, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh v.v.. HĐND thành phố đã ban hành quy định về tỷ lệ phân cấp ngân sách cho các phường của Hà Nội, trong đó, tỷ lệ các nguồn thu phân chia tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách quận và NSP là tương đối cao so với các tỉnh, thành khác. Về nguồn thu từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, ngân sách cấp phường của Hà Nội được hưởng 32%, trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh là 30%, tỉnh Vĩnh Long chỉ là 10%. Nguồn thu lệ phí trước bạ nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà, đất, tiền sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Long điều tiết 100% cho ngân sách thị xã, còn Hà Nội thì NSP được hưởng 100%. Đối với nguồn thu thực hiện nghĩa vụ công ích, các phường của Hà Nội được hưởng 80%, còn ở tỉnh Vĩnh Long được hưởng 70%. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các phường của Hà Nội như hiện nay đã giúp các phường bước đầu chủ động trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có từ đất đai, ngành nghề truyền thống của địa phương. Đồng thời, tập trung bồi dưỡng, phát triển, mở rộng ngành nghề sản xuất, thu hút lao động, góp phần cải thiện đời sống người dân và tăng thu cho NSP. Năm là, phường ở Hà Nội đã biết khai thác thế mạnh ở địa phương, tổ chức tốt công tác quản lý các khoản thu lệ phí hành chính, lệ phí địa chính và các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho địa phương, như xây dựng cải tạo chợ, lán gửi xe góp phần tăng nguồn thu từ các khoản phí, lệ phí. Các phường đã thực hiện tốt phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động nguồn lực từ nhân dân để đầu tư, xây dựng các công trình đường giao thông, cống thoát nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, nhà họp tổ dân phố, bê tông hoá ngõ, xóm. Nhờ vậy, trong những năm qua, bộ mặt đô thị của Hà Nội đã có nhiều đổi mới. 2.2.2. Thành tựu về chi ngân sách phường Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả chi ngân sách phường ở Hà Nội [7] Đơn vị: Tỷ đồng Số TT Tên quận Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Tổng số 127317 212505 152581 269655 205627 1 Hoàn Kiếm 20113 21620 16307 26222 22034 2 Ba Đình 11727 13928 12690 18588 16174 3 Đống Đa 21499 23963 30961 28188 25580 4 Hai Bà Trưng 18086 30294 19400 33880 24983 5 Tây Hồ 6361 14129 6810 18256 7238 6 Thanh Xuân 9638 10752 11000 13940 13978 7 Cầu Giấy 9446 28692 14826 44799 19181 8 Long Biên 15511 34515 23894 49143 41618 9 Hoàng Mai 14936 33612 16693 36639 34841 Trong những năm qua, chi NSP của các quận của Hà Nội đều vượt dự toán, năm sau cao hơn năm trước. Tổng chi NSP của toàn Thành phố năm 2004 là 212.505 tỷ đồng (bằng 166,9% dự toán), năm 2005 là 269.655 tỷ đồng (bằng 176,7% dự toán). Điều này giải thích do năm 2005 các phường tổ chức Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2005-2010, nên đã tập trung nhiệm vụ chi cho sự nghiệp kinh tế, văn hoá thông tin, sự nghiệp giao thông, thị chính, chi quản lý nhà nước có mức tăng đột biến. Các phường của quận Hoàng Mai, Long Biên là những phường có số chi NSP cao so với các quận khác, vì đây là những phường mới được thành lập, cần một lượng ngân sách cho thực hiện các sự nghiệp kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là cho công tác quản lý đô thị. Với kết quả như vậy, trong những năm qua, ngân sách cấp phường đã dành từ 2-5% tổng chi ngân sách cho công tác dự phòng, để chính quyền phường chủ động đối phó với các khoản chi đột xuất, cấp bách phát sinh ngoài dự toán, nhất là chi phòng dịch bệnh, thiên tai... Biểu số 2.2: Cơ cấu chi ngân sách phường ở Hà Nội trong hai năm 2004-2005 Những thành tựu về thu ngân sách là những tiền đề quan trọng giúp các phường ở Hà Nội đạt được một số thành tựu trong công tác chi ngân sách: Thứ nhất là, với những nhiệm vụ chi cụ thể do HĐND thành phố quy định, trong gần 3 năm qua, cơ cấu chi ngân sách của phường đã ngày càng hợp lý hơn. Các phường đã sử dụng, bố trí cơ cấu chi tương đối hợp lý, vừa đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chi thường xuyên, nhất là chi sự nghiệp kinh tế, văn hóa-xã hội, các phường đã dành nguồn kinh phí để đảm bảo tốt mọi hoạt động của tổ chức đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn, quản lý đô thị; ngoài ra, có lập quỹ dự phòng cho địa phương.. Về nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế: Đây là nhiệm vụ chi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhiệm vụ chi thường xuyên của NSP (chiếm khoảng 55% tổng chi NSP), chủ yếu cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp thị chính (duy tu, bảo dưỡng đường, ngõ phố; kiến thiết địa phương), thương mại, dịch vụ… Về chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể chính trị xã hội là một khoản chi cao trong tổng chi của các phường (chiếm khoảng 20%), trong đó, chi cho các hoạt động của các cơ quan chính quyền của phường chiếm tỷ lệ cao, gồm sinh hoạt phí đại biểu HĐND, các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước, chi cho hoạt động Văn phòng như chi phí điện nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, Hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết, mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở… Về nhiệm vụ chi sự nghiệp xã hội: Đối với các phường của Hà Nội, ngân sách chi cho sự nghiệp xã hội chiếm tỷ lệ 10% tổng chi NSP, gồm chi cho cán bộ phường nghỉ theo chế độ quy định, chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và các công tác xã hội khác. Nhìn chung, các công tác này được thực hiện đầy đủ, chính xác. Trong nhiệm vụ chi trên, chi trợ cấp tết chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 50% tổng chi sự nghiệp xã hội), chi cho công tác phòng chống tệ nạn ma tuý ở một số phường cũng chiếm tỷ lệ cao (phường Mai Dịch chiếm 25% tổng chi sự nghiệp xã hội). Còn lại các khoản chi cho các hoạt động văn hoá-thông tin, thể dục-thể thao, chi dân quân tự vệ và chi dự phòng chiếm 8% tổng chi ngân sách của các phường. Thứ hai là, công tác quản lý chi NSP ngày càng chặt chẽ theo hướng tiết kiệm, công khai, minh bạch, hiệu quả và phần nào giảm được lãng phí, thất thoát; nhiều nhiệm vụ chi bảo đảm đúng mục đích, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương. Với những quy định chặt chẽ tại các văn bản của Trung ương và của thành phố, trong những năm qua, việc quản lý chi NSP từ các khoản đóng góp tự nguyện hoặc đóng góp theo quy định của người dân cho xây dựng, sửa chữa kết cấu hạ tầng xã hội trên địa bàn phường đã bước đầu tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ, công khai, tiết kiệm và có hiệu quả. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được triển khai trong lĩnh vực quản lý tài chính ở phường, vì vậy, những sai phạm trong quản lý chi ngân sách đã giảm so với những năm trước đây. Về chi sự nghiệp thể dục- thể thao trong những năm qua đã tăng đáng kể (mặc dù chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng chi NSP), các phường đã phối hợp cùng với UBND quận xây dựng câu lạc bộ thể thao, địa điểm luyện tập thể dục thể thao như sân chơi cầu lông, bóng bàn, phòng tập thể hình cho thanh niên, phòng tập thẩm mỹ cho phụ nữ, bể bơi phục vụ thanh, thiếu niên trong dịp nghỉ hè …tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hoá chính trị nhằm tăng cường sức khoẻ, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, phục vụ lao động sản xuất, công tác và học tập. Về chi sự nghiệp văn hoá-thông tin của các phường chiếm khoảng 3% tổng chi ngân sách. Đây là nhiệm vụ chi có vai trò quan trọng đối với phường, gồm chi cho hoạt động phát thanh, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của thành phố và của quận tới bà con nhân dân; chi hỗ trợ hoạt động văn hoá, văn nghệ chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước và của thành phố, chi xây dựng phong trào "nếp sống văn minh, gia đình văn hoá"... Về chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự chiếm khoảng 3%: Trong những năm qua, các phường ở Hà Nội đã dành một khoản đáng kể trong nguồn thu NSP của mình để phục vụ công tác dân quân tự vệ, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh trật tự. Hà Nội là thành phố có lượng dân số cơ học đông nhất cả nước, chiếm khoảng 40% tổng dân cư sống ở thành phố, nhất là lực lượng lao động ở các tỉnh, thành; lực lượng học sinh, sinh viên của các trường đại học-cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn, nên tình hình an ninh trật tự, quản lý nhân khẩu rất phức tạp. Hàng năm, các phường đã chủ động dành một nguồn chi ngân sách để phục vụ công tác tuyên truyền an ninh trật tự, trả lương và phụ cấp cho đội ngũ dân phòng của các tổ dân phố; vì vậy, khoản chi cho nhiệm vụ này tăng lên qua các năm. Thứ ba là, một số phường đã chủ động trong thực hiện nhiệm vụ chi, nên đã giảm nguồn bổ sung ngân sách cấp trên. Những năm gần đây, số phường ở Hà Nội chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách đã tăng lên, điển hình là phường Trung Hoà, phường có tổng thu ngân sách hưởng 100% là 11.237 tỷ đồng nên nguồn thu bổ sung ngân sách cấp trên chiếm 22% tổng thu NSP. Với kết quả thu ngân sách cao, đã tạo điều kiện cho chính quyền phường chủ động điều hành các nhiệm vụ chi ngân sách, nên ngân sách cấp quận, thành phố không cần bổ sung ngân sách cân đối cho phường. Các phường đã chủ động hơn trong việc thực hiện một số nhiệm vụ chi được cấp trên giao, như chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách xã hội. Những thành tựu trong công tác chi ngân sách ở phường có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau: Một là do, trong những năm qua, thành phố đã thực hiện tốt chủ trương phân cấp mạnh về cơ sở, giao thêm nhiều nhiệm chi cho chính quyền phường, như: chi phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở phường và tổ dân phố theo quy định của Nhà nước và của thành phố; hỗ trợ cho giáo viên mầm non bán công do phường trực tiếp quản lý theo quy định của Nhà nước và hỗ trợ các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn theo quy định của Thành phố. Chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội của phường; Uỷ ban MTTQ (kể cả hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân); hoạt động của Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức xã hội của phường theo quy định của pháp luật; hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động hoà giải. Chi hỗ trợ hoạt động của các khu dân cư trên địa bàn phường v.v.. vì vậy, chính quyền phường đã chủ động hơn trong chi ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn. Hai là, do nguồn thu NSP được hưởng 100% đều tăng cao, năm sau tăng gấp đôi năm trước, năm 2004 là 243,264 tỷ đồng, năm 2005 là 471,229 tỷ đồng. Đây là điều kiện quan trọng, tạo nguồn lực vật chất phong phú, giúp chính quyền phường chủ động trong thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách. Ba là, chính quyền các cấp đã bước đầu thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát công tác chi ngân sách của phường thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị -xã hội và nhân dân trên địa bàn, nhất là hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Thanh tra nhân dân. Nhiều quyết toán chi ngân sách đã được công khai trên phương tiện phát thanh và qua các bản tin nội bộ của phường. 2.3. Những hạn chế trong thu, chi ngân sách phường của hà nội Bên cạnh các kết quả đã đạt được, trong thời gian qua, công tác thu, chi NSP ở Hà Nội vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định: 2.3.1. Việc khai thác, quản lý nguồn thu NSP chưa tốt Mặc dù trong hai năm gần đây, hầu hết các phường ở Hà Nội đều có số thu vượt dự toán rất nhiều, nguồn thu NSP được hưởng 100% tăng cao, nhưng trên thực tế số thu về phí vẫn còn thất thoát, chưa thu đủ, kịp thời, như phường Trung Hoà có một số thu từ phí và lệ phí giảm trong 2 năm gần đây, năm 2004 là 35,8 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ còn 17,4 triệu đồng... Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, NSP được hưởng 100% các khoản phí và lệ phí như phí chợ, lệ phí hộ tịch, lệ phí xác nhận hồ sơ (phí chứng thư), nhưng, số thu từ lệ phí tăng không đáng kể, chiếm khoảng 4% tổng thu NSP hưởng sau điều tiết, vì đây là những nguồn thu theo quy định, cụ thể và ổn định hàng năm. Điều này đòi hỏi chính quyền phường phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý thu phí và lệ phí, có biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thu. Nhìn chung, các phường trên địa bàn Thủ đô đều có tiềm năng thu phong phú nhưng việc tổ chức khai thác nguồn thu còn nhiều hạn chế. Nhiều phường chưa quan tâm, chú trọng đúng mức đến việc đầu tư, nuôi dưỡng nguồn thu, còn thả nổi công tác quản lý đất đai, tài nguyên, bến bãi, chợ để một số tổ chức, cá nhân chiếm dụng, khai thác tự do, sử dụng lãng phí, vừa không đảm bảo được nguồn thu ngân sách, vừa gây thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân, như phường Kim Giang, Hạ Đình. Công tác quản lý kinh tế của chính quyền phường mà còn có những yếu kém nhất định trong việc phối hợp với các ngành chức năng trong việc kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp trên địa bàn. Nguồn thu từ lệ phí trước bạ nhà đất ở nhiều phường đạt tỷ lệ thấp, như Phường Kim Giang chỉ đạt 30 triệu đồng/năm, vì vậy, vẫn còn nhiều hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi hỏi các phường phải có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường quản lý khoản thu này. Trong khi đó, thuế chuyển quyền sử dụng đất là còn khoản gây thất thu lớn, do tình trạng nhiều cá nhân tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhau, không qua chính quyền địa phương vì thủ tục còn rườm rà, mức thu nộp cao (4% giá trị nhà, đất). 2.3.2. Nguồn thu của các phường ở Hà Nội là không ổn định Qua phân tích kết quả thu NSP được hưởng sau điều tiết các năm 2004, 2005, cho thấy, nguồn thu của các phường được hưởng 100% chủ yếu là nguồn thu từ thuế nhà, đất (chiếm 53% tổng thu NSP được hưởng 100%) nên có những phường, mặc dù có nguồn thu điều tiết để cân đối chi ngân sách là rất lớn như phường Trung Hoà, phường Nhân Chính đều là những phường có nguồn thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà, đất chiếm tỷ trọng cao (30%). Đây là nguồn thu phụ thuộc vào tỷ lệ phân cấp ngân sách của thành phố, phụ thuộc vào chủ trương, chính sách của Nhà nước nên không ổn định qua các năm. Hà Nội chưa phát huy được những nguồn thu mà NSP được hưởng 100%, đó là những nguồn thu dựa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLvan TN gui thay lan 3.doc
  • docbia LVTN.doc
Tài liệu liên quan