MỤC LỤC
Phần mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 1
Phần nội dung. . . . . . . . . . . . . . . . . trang 9
Chương I. Cơsởlý luận . . . . . . . . . . . . . . trang 9
Chương II. Vài nét vềtác giả, tác phẩm . . . . . . .trang 12
1 Các tác giả.trang 12
2 Tác phẩm. . . .trang 14
Chương III. Nghệthuật miêu tảxung đột giữa hai kiểu nhân vật phụnữquý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng . .trang 25
1. Những tiền đềnảy sinh xung đột tưtưởng giữa hai kiểu nhân vật phụnữquý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng.trang 25
1.2 Hiện thực xã hội phong phú, phức tạp thời Mãn Thanh .trang 25
1.2 Sựphát triển của tưtưởng dân chủtựdo .trang 26
2. Nghệthuật miêu tảxung đột tưtưởng giữa hai kiểu nhân vật phụnữquý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng .trang 27
2.1 Xây dựng hệthống yếu tốlàm nổi bật xung đột tưtưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụnữquý tộc tài hoa .trang 27
2.1.1 Yếu tốtương đồng .trang 27
2.1.2 Yếu tốtương phản .trang 32
2.2 Độc thoại nội tâm, đối thoại bộc lộxung đột tưtưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụnữtài hoa . .trang 46
2.3 Mượn lời nhận xét của nhân vật khác đểmiêu tảxung đột tưtưởng giữa hai
kiểu nhân vật phụnữquý tộc tài hoa . .trang 49
2.4 Những bài thơbộc lộxung đột tưtưởng giữa hai kiểu nhân vật phụnữquý tộc
tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng . .trang 53
3. Kết quả, ý nghĩa của những xung đột tưtưởng giữa hai kiểu nhân vật phụnữquý
tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng. . .trang 58
Kết luận . .trang 61
Phụlục
Phác thảo chân dung các nhân vật nữchính trong Hồng lâu mộng . .trang 63
Tài liệu tham khảo.trang 79
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vì thế mà
Bảo Thoa đã cùng mẹ và anh đến Kim Lăng chờ ngày dự tuyển vào cung vua. Là con
cháu của một gia đình đại quý tộc giàu có, Bảo Thoa hoàn toàn có hy vọng biến giấc
mơ của mình thành sự thật. Và quả thật với tài năng và sắc đẹp của Bảo Thoa thì
không khó để đạt đến địa vị của Nguyên Xuân. Thế nhưng số phận không mỉm cười
với cô, Tiết Bàn phạm tội, Bảo Thoa đành từ bỏ giấc mơ vương giả của mình. Rất
thức thời, cô nắm lấy cơ hội của nhà họ Giả giàu có, quyền thế. Không thể vào cung
làm vương phi, Bảo Thoa quay sang tranh chức «mợ hai Bảo» với Đại Ngọc. Cuộc
hôn nhân này sẽ giúp Bảo Thoa chiếm lấy vị trí con dâu kiêm quản gia như Phượng
Thư cai quản mọi việc trên dưới của nhà họ Giả và trong tương lai cô sẽ ngồi vào vị
trí cao quý của Giả Mẫu ở cái phủ Vinh tiền muôn bạc vạn ấy. Có thể nói, Bảo Thoa
xem Phượng Thư, Vương phu nhân, Giả Mẫu là những hình mẫu lý tưởng để vươn
tới. Cô tiểu chủ nhân xinh đẹp tài hoa này luôn khao khát quyền lực và tỏ ra là một
người biết sử dụng quyền lực hết sức hữu hiệu. Ở hồi 56, khi các bậc bề trên trong
phủ Giả bận việc triều đình, Bảo Thoa đã giúp Thám Xuân và Lý Hoàn cai quản việc
nhà đâu vào đấy. Cô biết lúc nào thì cần răn đe người dưới, lúc nào thì cần gia ơn với
họ để thể hiện quyền hành của mình. Không to tiếng, bộc trực như Thám Xuân,
không nhu nhược như Lý Hoàn, Bảo Thoa luôn kín đáo, mềm mỏng nhưng sắc sảo
để người khác phải phục tùng theo ý mình «...Tôi cũng không muốn nhận trông nom
việc này đâu, nhưng chắc các bà cũng biết, dì tôi phó thác năm bảy lần và bảo: bây
giờ mợ cả thì bận, các cô hãy còn bé, nhờ tôi trông nom giúp. Tôi không nghe lời lại
làm dì tôi bận lòng. Mẹ tôi hay ốm luôn, việc nhà lại bận, tôi vốn là người sốt sắng
hão, ngay hàng xóm láng giềng cần tôi cũng đến giúp đỡ, huống chi là dì tôi uỷ
thác? Ai oán trách tôi cũng chẳng cần. Nếu chỉ cốt lấy tiếng khen, để họ rượu chè cờ
bạc, sinh chuyện lôi thôi thì tôi còn mặt mũi nào trông thấy dì tôi nữa? Khi đó các bà
cũng mất thể diện có ăn năn cũng muộn. Các bà ở trong ấy, cái vườn hoa rộng ấy,
đều nhờ các bà trông nom cả, vì tôi coi các bà là người hầu hạ đã ba bốn đời, xưa
nay vẫn giữ được khuôn phép thì mọi người nên đồng lòng cùng nhau giữ lấy thể
thống. Nếu các bà lại dung túng người khác để mặc họ uống rượu đánh bạc, dì tôi
nghe thấy mắng các bà còn khá, chứ đến tai mấy người quản gia, họ không cần trình
dì tôi, cứ mắng thẳng các bà, chẳng hoá ra già không trót vẫn bị bọn trẻ dạy đời. Họ
là quản gia, có quyền trông nom các bà thực, nhưng nếu mình giữ thể diện thì họ
khinh rẻ sao được !...Các bà nên nghĩ kĩ lời tôi nói». Quả thực lối nói vừa răn đe vừa
vuốt ve của Bảo Thoa đã khiến cho mấy bà già «bất trị» trong Đại Quan Viên cúi
đầu, vui vẻ tuân phục. Bảo Thoa quá khôn ngoan, cô không thể hiện tham vọng
quyền lực của mình ra ngoài mặt, lúc nào cũng kín đáo tuỳ thời mà xử sự nên được
lòng tất cả người trên kẻ dưới trong phủ Giả. Người trên hài lòng với cô đã đành, kẻ
dưới cũng sẵn sàng vui vẻ phục thị một chủ nhân như cô. Tập Nhân yên tâm, vui
sướng khi cô trở thành mợ Hai của gia đình, ngay cả dì Triệu xấu tính như thế mà
còn tấm tắc khen ngợi cô «Không trách người ta nói con Bảo tốt, biết ăn ở cư xử
rộng rãi... nó cũng không tỏ ra khinh ai trọng ai. Ngay cả mình thời vận hẩm hiu nó
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 34
cũng nghĩ đến. Nếu là con Lâm thì bao giờ thèm nhìn đến và cho gì mẹ con mình
nữa». Quả thật Bảo Thoa đã tỏ ra xứng đáng với vị trí nữ chủ nhân của đại gia đình
quý tộc như họ Giả kia.
Đến đây lại nảy sinh một câu hỏi: Vì sao họ Giả không trao cho Đại Ngọc
quyền quản lý gia đình như Bảo Thoa và Thám Xuân? Có phải Đại Ngọc không đủ
sức đủ tài? Chắc là không phải thế, một cô gái tài hoa thông tuệ như Đại Ngọc thừa
sức làm việc đó. Có người cho rằng vì họ Giả đã chấm sẵn Bảo Thoa làm con dâu
nên mới cho cô cơ hội tập sự để thể hiện mình và quen dần với công việc. Có người
cho rằng vì Đại Ngọc luôn đau ốm nên không đủ sức khoẻ cai quản việc nhà...Có lẽ
những lý do này đủ sức thuyết phục người đọc. Nhưng còn có một lý do khác nữa là
vì Đại Ngọc không quan tâm đến quyền lực trong đại gia đình quý tộc ấy và cả trong
cái xã hội phong kiến nữa. Không hẳn vì Đại Ngọc không đủ sức tranh giành mà bởi
trong tâm hồn nàng luôn vương vấn day dứt vì những thứ ý nghĩa hơn là tình yêu, cái
tôi tự do. Sự tranh quyền đoạt lợi trong phủ Giả giữa mẹ con, anh em...chỉ càng làm
Đại Ngọc thêm chán ghét. Nàng không tham gia vào việc cai quản gia đình, không
cố chứng tỏ địa vị của mình, nàng chán ghét sự tàn ác của những kẻ nắm quyền
thống trị. Chính vì Đại Ngọc không quan tâm đến quyền lực, không đe dọa đến địa vị
cai quản của Phượng Thư nên cô Phượng Thư ấy nhiệt tình ủng hộ cuộc tình duyên
Bảo Ngọc- Đại Ngọc. Khi Bảo Thoa đang chứng tỏ khả năng cai quản của mình (hồi
56) thì ở quán Tiêu Tương Đại Ngọc chỉ luôn âu lo đến tình yêu với Bảo Ngọc, để
đến nỗi Tử Quyên vì thương chủ nhân mà bày ra kế thử lòng Bảo Ngọc (hồi 57). Rõ
ràng Đại Ngọc không quan tâm mình có trở thành nữ chủ nhân tương lai của Giả phủ
hay không mà trong tâm tư nàng chỉ quan tâm tới tình yêu với Bảo Ngọc thôi.
Bảo Thoa không những muốn nắm quyền trong gia đình mà còn muốn có
được địa vị trong xã hội, trong chốn quan trường. Theo quan niệm phong kiến truyền
thống, Bảo Thoa cho rằng người làm trai chỉ được xem là hiếu thảo khi chăm chỉ học
hành đỗ đạt làm rỡ ràng cho dòng họ. Là con gái, cô không thể tham dự khoa cử
nhưng cô muốn làm phu nhân của một người đỗ đạt. Do đó, Bảo Thoa luôn muốn
Bảo Ngọc học hành, thi cử để chen chân vào chốn công danh. Bảo Thoa luôn khuyên
chồng học hành, ở hồi 118 khi Bảo Thoa và Bảo Ngọc đã thành vợ chồng, Bảo Thoa
đã có một cuộc tranh luận với chồng, không ngớt lời khuyên răn Bảo Ngọc chuyên
tâm học tập để thi cử cho tốt và từ bỏ lối sống tự do như cũ, như vậy mới là hiếu
thảo. Bảo Thoa đã trở thành trợ thủ đắc lực của chồng trong việc học hành. Cô luôn
cổ vũ chồng lập thân bằng con đường khoa cử « Công danh có số, thi đậu hay hỏng
cũng không phải do sớm hay muộn, chỉ mong cậu ấy một lòng đi theo con đường
chính, không dính dáng đến những thứ ma tà như trước». Con đường chính mà Bảo
Thoa nói là con đường công danh khoa hoạn. Còn những tư tưởng tự do và cách sống
tự do của Bảo Ngọc cô lại cho là những thứ ma tà. Bảo Thoa đúng là mẫu phụ nữ
phong kiến chính thống. Ngày tiễn Bảo Ngọc lên đường ứng thí Bảo Thoa có tâm
trạng lo lắng chỉ ứa nước mắt không nói gì (hồi 119) là do dự cảm về sự mất mát bởi
hơn ai hết cô hiểu Bảo Ngọc không hề đam mê công danh khoa cử như cô. Có lẽ
chính sự khác biệt về tư tưởng ấy đã tạo nên khoảng cách giữa cô và Bảo Ngọc khiến
Bảo Ngọc càng ngày càng rời xa cô.
Ngược lại, mỗi khi buồn phiền vì bị ép học hành thi cử, Bảo Ngọc lại tìm đến
với Đại Ngọc. Ở hồi 17-18, sau khi bị cha thử tài học và quát mắng nửa ngày trời
trong khu vườn nguy nga, Bảo Ngọc vội chạy đến tìm Đại Ngọc ngay, chính Giả
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 35
Mẫu cũng nói rằng «Để anh em nó chơi với nhau. Vừa rồi bố nó giam hãm nó mất
nửa ngày, nay cho nó thoả thuê một chút ». Đến hồi 33, khi bị Bảo Ngọc bị cha đánh
thừa sống thiếu chết vì không chịu học hành tử tế mà đi gây họa thì ngay khi tỉnh táo
anh đã cho người gửi một cái khăn lụa cho Đại Ngọc. Ở hồi 81, Bảo Ngọc nghe lời
cha vào trường học, ngay khi được về nhà anh đã vội vàng chạy đến quán Tiêu
Tương (đầu hồi 82). Anh tìm đến Đại Ngọc vì thấy ở nàng sự đồng cảm và chia sẻ.
Bởi Đại Ngọc không hề quan tâm thậm chí xem thường công danh khoa cử. Đại
Ngọc là người con gái tài giỏi, mới ít tuổi đầu đã thuộc lòng Tứ thư. Thế nhưng Đại
Ngọc cũng như Bảo Ngọc đã nhận ra công danh khoa cử dưới chế độ ấy chẳng qua
chỉ là « chiếc cần câu cơm » của những kẻ mọt sách sáo rỗng tầm thường. Cả hai
người đều chán ngán đạo học, chán ngán những kẻ đem kinh truyện nhồi nhét vào
đầu rồi lếu láo cho rằng mình học sâu hiểu rộng. Đại Ngọc luôn chia sẻ với Bảo
Ngọc mỗi khi anh bị cha đánh mắng vì không chịu học hành. Thật ra việc học hành
công danh khoa cử nếu xét trên một phương diện nào đó vẫn có ý nghĩa xã hội tích
cực nhưng giai cấp thống trị vì muốn củng cố quyền lực cho mình đã bóp méo,
xuyên tạc làm nó trở nên gượng gạo và sáo rỗng. Đại Ngọc không bao giờ khuyên
anh theo đuổi con đường hữu danh vô thực đó. Tiếc rằng trong cái xã hội mà người
ta yêu chuộng và chạy theo cái bả hư vinh của công danh khoa cử đến mù quáng ấy,
Đại Ngọc và Bảo Ngọc quá lẻ loi, đơn độc nên yếu ớt vô cùng.
Bảo Thoa phong tư tuyệt vời, tài hoa, biết cách cư xử nhưng vẫn không chiếm
được trái tim Bảo Ngọc. Trái tim Bảo Ngọc chỉ dành cho nàng Đại Ngọc. Có lẽ
chính tham vọng khoa cử công danh đã đào một cái hố sâu ngăn cách giữa Bảo Thoa
và Bảo Ngọc. Chỉ có Đại Ngọc là cùng tư tưởng cùng suy nghĩ với anh, cùng chán
ghét lối mòn khoa cử, cùng yêu cái tôi tự do của mình. Tình yêu Bảo Ngọc dành cho
Đại Ngọc có lẽ một phần là do sự chán ghét công danh khoa cử của nàng. Nếu Đại
Ngọc cũng như Bảo Thoa thích công danh khoa cử thì một «nghịch tử» như Bảo
Ngọc có lẽ đã rời xa và không yêu nàng sâu đậm đến như thế.
2.1.2.2 TRONG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI SÁCH VỞ THÁNH HIỀN VÀ VĂN
CHƯƠNG LÃNG MẠN
Không chỉ thế, hai nhân vật phụ nữ quý tộc xinh đẹp tài hoa của chúng ta còn
đối lập nhau trong thái độ đối với sách vở thánh hiền và văn chương lãng mạn.
Trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, cô gái sắc sảo Tiết Bảo Thoa đã nhiều lần
đưa ra những ý kiến đối với sách và vấn đề đọc sách. Tiết Bảo Thoa cho rằng con gái
không nên đọc sách nên ở hồi thứ 35 Bảo Thoa đã nói với Tương Vân rằng đọc sách
chẳng được việc gì, việc chính của những người phụ nữ là thêu thùa may vá. Ở hồi
42, Bảo Thoa cũng có lời bộc bạch tương tự với Đại Ngọc. Quả thật, Tiết Bảo Thoa
là một người con gái có học vấn uyên bác nhất Đại Quan Viên, ngay cả Lâm Đại
Ngọc cũng khó sánh nổi, nhưng cô lại đề cao cái đức của người phụ nữ và cho rằng
con gái không nên đọc sách.
Chúng ta biết Bảo Thoa cũng từng đọc qua những sách vở văn chương lãng
mạn nhưng qua quá trình giáo dục của gia đình Nho môn, cô đã trở lại nề nếp truyền
thống của chế độ phong kiến. Bảo Thoa lên án gay gắt văn chương lãng mạn, cô đã
gọi những Tây sương kí, Mẫu đơn đình là sách nhảm làm con người ta thay đổi tâm
tình không sửa lại được. Trong con mắt Bảo Thoa, những tiểu thư khuê các như cô
và Đại Ngọc thì tuyệt nhiên không nên xem, vì thế khi nghe những câu văn lãng mạn
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 36
được phát ra từ miệng Đại Ngọc, cô đã giáo huấn cho Đại Ngọc một trận ra trò (hồi
42).
Theo Bảo Thoa, những tác phẩm văn chương lãng mạn đó không thể nào chấp
nhận được. Cô cho rằng đã trót biết chữ thì nên chọn sách đứng đắn mà đọc. Sách
đứng đắn ở đây là chính kinh là những sách vở «thánh hiền» mà chế độ phong kiến
truyền bá rẫy đầy để đào tạo ra những con mọt sách. Còn những gì gọi là thi, từ như
Tây sương, Tỳ bà», hay Nguyên nhân bách chủng đều là sách nhảm, vô bổ và đáng
sợ. Bảo Thoa tôn sùng văn chương chính thống đến nỗi trong những lời nói bình
thường hằng ngày với các chị em cô cũng sử dụng cách nói của sách vở thánh hiền.
Ở hồi 57, khi bàn với Lý Hoàn và Thám Xuân về chuyện chia huê lợi trong vườn cho
các bà già, Bảo Thoa đã nhắc tới Chu Hy và còn sử dụng cả câu nói trong Luận ngữ
«trong ba năm chẳng còn ai đói khát nữa».
Bảo Thoa trọng sách vở thánh hiền như vậy nhưng ở hồi 42 cô đã nói rằng đàn
ông càng đọc sách thì càng hư hỏng, tất nhiên ở đây Bảo Thoa không phủ nhận việc
đọc sách đúng đắn. Cô cho rằng đọc sách là tốt nhưng vấn đề là những người đàn
ông không biết đọc sách hay, không nắm được nghĩa lý sách đến nỗi bôi nhọ sách.
Tiết Bảo Thoa cho rằng mục đích của việc đọc sách là phải hiểu nghĩa lý, cần phải
giúp dân trị nước. Bảo Thoa phản đối Bảo Ngọc đọc loại sách «Tạp học bàng thư» vì
cô sợ sự thay đổi tâm tính và còn vô dụng đối với khoa cử. Cô luôn mong muốn Bảo
Ngọc lưu ý đến sách của Khổng Mạnh, dốc lòng vào chuyện kinh bang tế thế, tương
lai ra làm quan giúp nước trị dân. Điểm này Bảo Thoa hoàn toàn trái ngược với Bảo
Ngọc, Bảo Ngọc chán ghét nhất là thứ văn chương khoa cử, anh vốn quyết không đi
theo con đường cố đọc sách để thăng quan tiến chức như những gì gia đình đã ép
buộc anh. Tuy nhiên những quan niệm về sách và việc đọc sách của Bảo Thoa đã
chứng tỏ Bảo Thoa là một người phụ nữ tỉnh táo và lý trí của thời đại bấy giờ.
Đại Ngọc cũng từng đọc qua sách vở thánh hiền nhưng cũng như Bảo Ngọc
nàng cho rằng kho tàng Kinh học mà chế độ phong kiến tuyên truyền quá sáo rỗng.
Nếu như Bảo Ngọc đã đi lục lọi khắp kho tàng Kinh học cổ kim để rồi chán ngán phủ
nhận tất cả thì Đại Ngọc cũng thế. Tuy nhiên cần nhận rõ một điều, Đại Ngọc và Bảo
Ngọc không phê phán tất cả sách vở thánh hiền. Ở hồi 3, Bảo Ngọc đã nói «trừ Tứ
thư ra, còn phần nhiều là bịa». Còn Đại Ngọc ở hồi 82 cũng nói «không thể mạt sát
hết thảy» và ngay từ khi còn rất nhỏ Đại Ngọc đã đọc Tứ thư. Như vậy, rõ ràng họ
chỉ phê phán những sách vở sáo rỗng, vô vị dùng để làm cần câu cơm cho sĩ tử chứ
không hoàn toàn phủ nhận toàn bộ giá trị của Nho học.
Khác với Bảo Thoa, Đại Ngọc thích đọc Phi Yến, Hợp Đức, Võ Tắc Thiên,
Dương quý phi, đặc biệt là Tây sương kí, loại sách bị coi là nhảm nhí, không đứng
đắn, loại sách mà tầng lớp thống trị đương thời phỉ báng, cho là dâm thư, không được
phép lưu hành rộng rãi, loại sách cấm mà các công tử và tiểu thư không được xem vì
nó trái với luân thường đạo lý phong kiến, nó đưa người đọc tiến đến những tình cảm
bản năng của con người.
Không chỉ yêu thích mà Đại Ngọc còn say mê văn chương lãng mạn. Hồi 23,
khi Bảo Ngọc lén đọc Tây sương kí trong vườn, Đại Ngọc chôn hoa và biết được,
nàng đã đề nghị Bảo Ngọc đưa cho mình xem. Quyển sách có một sức cuốn hút kì lạ
đối với tâm hồn nhạy cảm của nàng. «Đại Ngọc bỏ các đồ nhặt hoa xuống, cầm lấy
sách, càng xem càng thích, chừng chưa xong bữa cơm đã xem hết cả mười sáu hồi.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 37
Thấy lời văn rung động, trong miệng dường có mùi thơm, Đại Ngọc chăm chú đọc
xong đứng ngẩn người ra cố nhẩm cho nhớ». Chỉ với chi tiết đó đã đủ chứng tỏ sự
yêu thích, say mê của Đại Ngọc đối với văn chương lãng mạn. Nàng thích nó bởi nó
đưa nàng đến với những xúc cảm, tình cảm tự nhiên của con người, bởi nó chứa
đựng những tình cảm tự do của những con người dám yêu, dám sống chứ không khô
khan, gượng gạo và sáo rỗng như nền Kinh học lúc bấy giờ. Đại Ngọc tâm đắc văn
chương lãng mạn đến nỗi nàng nghĩ đến chúng mọi lúc mọi nơi, khi nghe hát ở viện
Lê hương (hồi 23) nàng cũng nghĩ đến những câu trong Tây sương kí mà khóc tủi
phận mình, hay trong buổi trưa thanh vắng cô đơn nơi quán Tiêu Tương nàng lại
buột miệng hát khẽ câu trong Tây sương kí «Suốt ngày mê mẩn bồi hồi, tình riêng
chán ngắt», hoặc lúc trên đường đi thăm Bảo Ngọc bị cha đánh đến phát ốm về nàng
cũng chạnh lòng nghĩ đến Tây Sương «Rêu xanh lấp lánh sương rơi. Lối đi vắng vẻ,
nào ai ra vào?» (hồi 35). Lối văn chương lãng mạn, cổ vũ tình yêu tự do và cái tôi cá
nhân ấy đã ăn sâu vào trái tim cô độc và nhạy cảm của Đại Ngọc mất rồi. Ở đó nàng
tìm thấy sự đồng cảm và như được chia sẻ, ở đó nàng như được thấy chính bản thân
mình và càng khao khát, càng thương mình biết bao.
Nói đến sự tương phản trong thái độ đối với sách vở của Đại Ngọc và Bảo
Thoa không thể không nhắc đến chi tiết «thi hành tửu lệnh» ở hồi 40-41. Thông qua
những tửu lệnh trong đoạn này, tác giả đã thể hiện phần nào tính cách của các nhân
vật mà mình chú tâm tạo ra. Lối đối tửu lệnh của Tiết Bảo Thoa là thơ Đường - một
khuôn vàng thước ngọc của chế độ phong kiến - tỏ ra đặc biệt tao nhã, chứng tỏ cô
rất chú tâm trau dồi học tập văn chương cổ. Lời đối tửu lệnh của Bảo Thoa là :
Bên trai là quân trường tam
-Một đôi chim yến kêu ran xà nhà.
Bên phải là quân tam trường
-Gió đưa hạnh thuỷ lòng thòng rêu xanh
Giữa là tam lục chính khuyên
-Núi tam sơn ngả ngoài miền trời xanh
Thuyền neo dây sắt chơi vơi
-Nơi nào sóng gió là nơi buồn rầu.
Bảo Thoa đã lấy hai câu «song song yến tử ngữ lương gian» (một đôi chim yến kêu
ran trên xà) và «Thuỷ hạnh khiên phong thuý đái trường» (Gió đưa hạnh thuỷ lòng
thòng rêu xanh) để hình dung quân tam trường vừa chỉ hình tượng như thật vừa
mang nét thú nhã. Câu «song song yến tử ngữ lương gian» lấy trong bài Đề Nhiên
Châu tửu vụ sảnh bình của Lưu Quý Tôn, còn câu «Thuỷ hạnh khiên phong thuý đái
đường» lấy trong bài Khúc Giang đối vũ của Đỗ Phủ. Còn câu «Tam sơn bán lạc
thanh thiên ngoại» (Núi Tam Sơn ngả ngoài miền trời xanh) dùng để chỉ quân tam
lục là lấy trong bài Đăng Kim Lăng Phương hoàng đài của Lý Bạch. Câu cuối cùng
«nơi nào sóng gió là nơi buồn rầu» Bảo Thoa liên tưởng từ ý thơ «Yên ba xứ xứ sầu»
của Tiết Huỳnh trong bài Thu nhật hồ thượng. Như vậy qua những tửu lệnh này cũng
đủ biết thái độ yêu mến của Bảo Thoa đối với văn chương chính thống như thế nào!
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 38
Nhưng những tửu lệnh của Đại Ngọc lại chứa đựng đầy cá tính của một tâm
hồn yêu thích tự do:
Quân thiên bên trái đây rồi
-Ngày vui cảnh đẹp tự trời biết sao.
Giữa bình gấm đẹp lạ lùng
-Song the nào thấy ả Hồng báo tin
Nhị lục tám điểm đều nhau
-Trước sân ngọc diện sắp chầu hai bên
Hợp thanh lẵng hái hoa rừng
-gánh hoa thược dược thơm lừng gậy tiên
(Bản dịch : Nhóm Vũ Bội Hoàng)
Ở lượt thứ 3, Đại Ngọc đã lấy ý thơ của Đỗ Phủ mà đối đáp rất sít sao, đúng chỗ.
Chứng tỏ nàng cũng rất am tường Đường thi. Nhưng ở lượt thứ 1 và thứ 2 Đại Ngọc
đã lấy ý từ Mẫu dơn đình và«Tây sương kí. Chi tiết này biểu hiện một nét tính cách
của nàng: không bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến. Dưới con mắt của nhiều người
thì việc Đại Ngọc lấy thi từ lãng mạn ra để đối đáp tửu lệnh là không đứng đắn. Việc
này theo một cô thục nữ tôn sùng lễ giáo phong kiến như Tiết Bảo Thoa là không thể
chấp nhận được vì thế khi Đại Ngọc vừa đọc câu «Ngày vui cảnh đẹp tự trời biết
sao» Bảo Thoa liền quay lại nhìn Đại Ngọc. Và ngay sau chuyện này Bảo Thoa đã
giáo huấn Đại Ngọc «Cô tiểu thư nghìn vàng ơi! Cô gái cung cấm ơi! Miệng cô đã
nói những câu gì?»
Từ những yếu tố như vậy ta có thể nhận ra tư tưởng của Tiết Bảo Thoa và Lâm
Đại Ngọc rất khác nhau.
2.1.2.3 TRONG CÁCH ĐỐI XỬ VỚI BỀ TRÊN, KẺ DƯỚI
Sự xung đột trong tư tưởng tất nhiên sẽ dẫn đến sự đối lập trong hành động. Và
những chi tiết biểu hiện sự tương phản trong cách đối xử với các bề trên và kẻ dưới
của hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa sẽ càng khắc sâu thêm xung đột tư tưởng
đang diễn ra giữa họ.
Thông qua thái độ đối với giai cấp thống trị và giai cấp bị trị của hai nhân vật
người đọc sẽ phần nào nhận ra tư tưởng của họ. Người mang tư tưởng bảo thủ phong
kiến tất nhiên sẽ có ý thức giai cấp, đẳng cấp rất lớn. Còn người mang tư tưởng tự do
dân chủ thì sẽ có thái độ chán ghét bản chất xấu xa của giai cấp thống trị và biết yêu
thương, cảm thông với những số phận bi thảm, cơ cực của tầng lớp dưới trong xã hội
đương thời.
Tiết Bảo Thoa được miêu tả như một người biết cách ăn ở, «tuỳ thời đạt biến»
nên được lòng tất cả mọi người. Trong mắt người trên kẻ dưới nhà họ Giả, Bảo Thoa
là một mẫu người hoàn hảo, xứng đáng với địa vị mợ hai trong gia đình.
Quả thật, Bảo Thoa quá khéo léo trong cách cư xử với mọi người. Cô luôn
mềm mỏng, biết người biết ta, biết lúc nào cần nói điều gì và lúc nào cần im lặng.
Đối với các bậc «bề trên» trong gia đình họ Giả, Bảo Thoa luôn chiều chuộng, tìm
mọi cách để làm vừa ý, làm họ vui lòng. Vì thế, Giả Mẫu rất yêu mến Bảo Thoa.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 39
Trong hồi 22, nhân sinh nhật của cô, Giả Mẫu đã bỏ ra hai mươi lạng bạc gọi Phượng
Thư đến sửa soạn tiệc rượu, bày trò chơi. Giả Mẫu hỏi Bảo Thoa thích nghe vở hát
gì? Muốn ăn thức ăn gì? Bảo Thoa vốn biết Giả Mẫu tuổi già, thích nghe những vở
hát vui nhộn, thích ăn những đồ ăn ngọt nhừ liền chọn ngay những cái gì Giả Mẫu
thích kể ra một lượt. Tất nhiên là Giả Mẫu vô cùng vui thích và yêu mến Bảo Thoa
nhiều hơn. Biết Nguyên Xuân là niềm tự hào của họ Giả nên khi Nguyên Xuân gửi
câu đố đèn về cho các chị em, Bảo Thoa đã giả vờ ngốc, hạ mình xuống thấp hơn
Nguyên Xuân (hồi 22) : «Bảo Thoa đến thấy một bài thơ bốn câu bảy chữ, không có
gì mới lạ nhưng cũng khen ngợi kêu là khó đoán lắm. Rồi giả cách như nghĩ ngợi,
nhưng thực ra cô đã đoán được». Bảo Thoa đã biết nhún nhường, tôn Nguyên Xuân
lên cao hơn mình để tất cả mọi người cùng vui. Ở hồi 50, khi cả bọn anh chị em cùng
Giả Mẫu đặt câu đố đèn trong Noãn Hương các, mọi người bàn đến những câu đố rất
hay và rất khó, lúc đó Bảo Thoa đã đề nghị «Những câu này tuy hay đấy nhưng
không hợp ý với ý cụ. Chi bằng chúng ta tìm ra những vật gần gũi dễ trông thấy để
người nhã hay người tục đều thưởng thức được cả mới vui». Với trình độ của Bảo
Thoa thì những câu đố đó không thành vấn đề nhưng cô sợ Giả Mẫu không đoán
được bà sẽ mất vui nên mới đề nghị như thế. Chứng tỏ trong bất cứ trường hợp nào
cô cũng nghĩ cách làm vui Giả mẫu. Đối với Vương phu nhân cũng không ngoại lệ,
Bảo Thoa luôn biết cách làm bà cảm thấy được an ủi và vui vẻ. Hồi 32, Kim Xuyến
vì bị Vương phu nhân đuổi xua mà đâm đầu xuống giếng tự vẫn, Vương phu nhân
sùi sụt khóc, Bảo Thoa đã đến bên an ủi bà, thậm chí cô còn đem cho quần áo của
mình để gia đình Kim Xuyến khâm liệm mà không hề kiêng dè khiến Vương phu
nhân vô cùng cảm động. Ba người phụ nữ quyền lực nhất trong nhà họ Giả là
Nguyên Xuân, Giả Mẫu và Vương phu nhân đều hết mực hài lòng với thái độ cư xử
của cô.
Bảo Thoa lấy lòng các bề trên trong gia đình họ Giả trước hết vì sự tôn trọng.
Cô nghĩ rằng họ tôn quý, mực thước xứng đáng được đối xử như thế. Hơn nữa, Bảo
Thoa luôn lấy giai cấp thống trị mà cụ thể là những người phụ nữ quyền uy kể trên
làm khuôn mẫu, làm mục tiêu phấn đấu. Hay nói khác hơn, cô muốn đạt đến địa vị
như họ. Và chính họ sẽ giúp cô bước lên địa vị cao quý của giai cấp thống trị mà cô
hằng mong muốn nên cô đã tìm mọi cách để họ được vui lòng.
Biết lấy lòng người khác không chỉ có Bảo Thoa mà Phượng Thư cũng là một
tay già dặn. Tuy nhiên Phượng Thư chỉ nhún nhường, tận tuỵ với Giả Mẫu, còn với
người dưới thì cậy tài, hống hách nên nhiều người không ưa. Về điểm này Bảo Thoa
khéo léo hơn nhiều. Kẻ hầu người hạ trong Giả phủ đều khen ngợi cô, bọn a hoàn
cũng thích gần Bảo Thoa, thậm chí bọn a hoàn còn kháo với nhau rằng «Cô Bảo
nghe thấy thì chẳng sao, chứ cô Lâm miệng hay xoi bói, bụng hay khắt khe…». Bảo
Thoa luôn tỏ ra quan tâm đến tất cả mọi người, rộng lượng với người ăn kẻ ở nên
Tập Nhân khi nghe nói Bảo Thoa được chọn làm «mợ Hai Bảo» đã vui sướng «Thật
là con mắt bề trên rất tinh, dạm hỏi như thế mới đáng. Mình thật có phúc, nếu cô ta
về đây thì mình cũng đỡ được một phần gánh nặng». Sỡ dĩ mọi người yêu mến Bảo
Thoa như thế là vì cô ta biết cách «ngọt nhạt», cô luôn biết làm cho người khác cảm
thấy được tôn trọng. Ví dụ như ở hồi 34, Bảo Thoa và Tập Nhân trò chuyện về việc
Bảo Ngọc bị cha đánh, Tập Nhân đã nói lỡ lời hàm ý chỉ nguyên nhân là tại Tiết Bàn,
Bảo Thoa không những không giận mà khi thấy Tập Nhân sượng sùng Bảo Thoa còn
nói đỡ lời giùm làm Tập Nhân vô cùng cảm động. Bề ngoài Bảo Thoa có vẻ quý Tập
Nhân lắm, nhưng trong lòng cô, Tập Nhân vẫn chỉ là một a hoàn ở địa vị thấp hèn,
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 40
nên trong hồi 35 khi Tập Nhân băn khoăn về việc mình được Vương phu nhân biệt
đãi, Bảo Thoa bĩu môi cười nói «Có thế mà cũng khó nghĩ ? Sau này còn có nhiều
việc làm chỉ khó nghĩ hơn thế nữa kìa». Cái bĩu môi của Bảo Thoa phải chăng mang
một chút gì của sự xem thường đối với người ở địa vị thấp hơn mình?
Trông Bảo Thoa bề ngoài thơn thớt nói cười như thế nhưng trong lòng cô gái
xinh đẹp này luôn ẩn chứa những suy nghĩ sắc lạnh đôi khi làm người đọc phải rợn
người. Để người khác yêu thích mình, Bảo Thoa không ngần ngại dùng những thủ
đoạn đáng sợ. Hồi 27, Bảo Thoa đuổi theo con bướm trắng, vô tình nghe được câu
chuyện «dơ bẩn» của hai a hoàn, Bảo Thoa giật mình nghĩ bụng «Xưa nay những
đứa gian dâm trộm cướp, bụng dạ đều ra trò cả! Nếu mở cửa thấy ta ở đây, lẽ nào
chúng nó không hổ thẹn? Vả lại nghe tiếng hệt như con Hồng ở phòng Bảo Ngọc, nó
xưa nay vẫn to gan, không coi ai ra gì cả. Nó là đứa a hoàn điêu ngoa, quỉ quái bậc
nhất, người cùng làm phản, chó cùng qua tường. Nay ta biết được sự xấu xa của nó,
nếu không cẩn thận, không những thêm chuyện, mà ta cũng chẳng hay ho gì. Bây giờ
lánh đi một nơi thì không kịp, chi bằng dùng lối kim thiền thoát xác mới được » Bỗng
nghe kẹt một tiếng, Bảo Thoa liền cố ý đi nặng bước, cười hỏi «Chị Tần, tôi xem chị
trốn đi đâu nào... ». Tất nhiên hai cô a hoàn kia sẽ nghĩ Đại N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGHE THUAT MIEU TA XUNG DOT TU TUONG GIUA HAI KIEU NHAN VAT PHU NU QUY TOC TAI HOA TRONG TIEU TH.PDF