MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch s ử vấn đề . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7
4. Mục đích nghiên cứu . 7
5. Phương pháp nghiên c ứu . 7
6. Đóng góp của luận văn . 8
7. Cấu trúc luận văn . 8
NỘI DUNG
Chương 1. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời
kỳ Đổi mới . 9
1.1. Khái niệm c ái nhìn nghệ thuật . 9
1.2. Những yế u tố tạo nên cái nhìn nghệ thuật c ủa Ma Văn Kháng . 10
1.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn . 10
1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới . 13
1 .3 . Cái nhìn nghệ thuật c ủa Ma Văn K hán g tro ng tiể u thuyế t thời kỳ Đổ i mới . . . 15
1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống . 15
1.3.2. Cái nhìn con người tinh tường nghiêng về những giá trị văn hoá truyền thống . 28
Chương 2. Giọng đ iệu nghệ thuật của Ma V ăn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới . 46
2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật . 46
2.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng . 48
2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng . 50
2.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận . 59
2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm . 67
2.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa . 74
Chương 3. Ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới . 80
3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật . 80
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn n gữ của Ma Văn Kháng . 82
3.2.1. Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống. 83
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng . 98
KẾT LUẬN . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 110
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4146 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất thơ, cảm xúc chứa chan, thấm đẫm trong giọng điệu trữ
tình thiết tha, sâu lắng.
Với giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng, tác phẩm của Ma Văn Kháng đã đưa
người đọc tới những vùng đất nguyên sơ mà đẹp đẽ, những thân phận, những cảnh
đời đầy biến động mà vẫn trong trẻo hồn nhiên như: Gió rừng, Đồng bạc trắng hoa
xoè, Mưa mùa hạ ở thời kỳ đầu và trong nhiều sáng tác sau này. Xuất phát từ cái
nhìn hiện thực cuộc sống và con người một cách tinh tế sâu sắc, giọng điệu trữ tình
của Ma Văn Kháng thể hiện tình cảm thiết tha của nhà văn về cái đẹp trong cuộc
sống. Giọng điệu ấy đã đưa người đọc đến với những bức tranh sinh động, phong
phú của đời sống hiện thực mới.
Vốn là nhà văn có cảm xúc trước cái đẹp, giọng điệu trữ tình của Ma Văn
Kháng thường là vẻ đẹp tự thân của các đối tượng, đó là vẻ đẹp của những con
người say mê lý tưởng, luôn yêu cái đẹp như thầy giáo Đặng Trần Tự trong Đám
cưới không có giấy giá thú. Có thể nói thầy giáo Đặng Trần Tự tạo dấu ấn sâu sắc
trong lòng độc giả không chỉ vì đây là một nhân vật đẹp, cao thượng mà còn vì tác
giả đã dành chất giọng đặc biệt khi khắc hoạ nhân vật này. Ngòi bút ấy cẩn thận,
nắn nót mà cũng xiết bao hào phóng, yêu thương khi viết về anh. Một thân thể yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
ớt mảnh mai nhưng đầy tự tin, tự hào khi đứng trước bục giảng, một gương mặt
thanh thoát, nho nhã, luôn phải đối mặt với biết bao đau đớn, một giọng nói sang
sảng mà tròn trịa, ấm áp như chính tấm lòng người nói vậy, đó chính là thầy giáo
Tự - người truyền bá kiến thức và cũng là kẻ "cùng đinh" nhất trong xã hội. Và lạ
thay, sống trong một môi trường biết bao thói đời thấp hèn, đê tiện mà thầy giáo Tự
vẫn cứ là một thầy giáo sạch đến chân tơ kẽ tóc.
Cũng giống với Nam Cao, trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng
đã sử dụng rất hiệu quả giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng để bày tỏ tình cảm yêu
thương của mình với những nhân cách cao đẹp.
Chúng ta có thể thấy giữa Tự và Thứ trong Sống mòn của nhà văn Nam Cao
có những nét thật tương đồng. Cũng sống trong một cuộc sống quá nghèo khổ như
Thứ, Tự quanh năm suốt tháng phải "trốn" lên gác xép để điềm nhiên "đánh cái
quần đùi vá rúm ró, mặc cái áo bộ đội sã vai..." để nghiền ngẫm văn chương. Cái
nghèo cứ suốt ngày day dứt Tự. Sống trong hoàn cảnh như thế nhưng cả Thứ và Tự
cùng có tài, cùng có ước mơ làm việc có ích vì học trò của mình. Nếu như Thứ của
Nam Cao ôm mộng xây dựng ngôi trường của mình sao cho "trường sạch hơn, có
vẻ hơn, nhà trường phải có phòng giấy tiếp khách. Học sinh có tủ sách..." [5], thì Tự
của Ma Văn Kháng ngày đêm ngụp lặn trong bể kiến thức mêng mang để hết lòng
truyền thụ những kiến thức cho học sinh của mình, giúp học sinh của mình trở
thành những con người có ích cho xã hội. Không chỉ có thế, tâm hồn Tự còn luôn có
sự thăng hoa, cất cánh trước một bài thơ hay, một vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như
tình yêu của anh với lũ học trò ngây thơ đáng yêu - những mầm xanh cuả đất nước.
Khi viết về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống Ma Văn Kháng đã dành
nhiều sự ưu ái của mình vào những trang văn bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu
lắng. Trước một bài thơ hay Tự đã hoá thân thành thi sĩ, suốt đời đi theo một lý
tưởng đẹp. Bắt gặp một ý thơ hay, tâm hồn Tự như được bay bổng vào một cõi
mộng mơ, thơ mộng với những sắc màu lung linh huyền ảo. Có những lần đàm
thoại văn chương với Kha trên căn gác xép nhỏ, ta có cảm giác như Tự đang hoá
thân vào những gì tinh tuý nhất của câu thơ "Tự nâng cuốn sổ tay. Vẫn cơn say của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
một kẻ nhập cuộc hết mình, nhưng lúc này là một sức cảm thông thần diệu và một
trực giác cực khởi. Tự bỗng như run rẩy cả đến mỗi đầu ngón tay" [21,9]. Có thể
nói căn gác nhỏ như là nơi thanh lọc tâm hồn của thầy giáo nghèo. Ở đây Tự xa
lánh cái phồn tạp trần ai, tách ra khỏi đời sống đang bị tước dần những giá trị đích
thực, không giao tiếp với những câu chuyện tầm phào, thói sùng bái đồng tiền và sự
tráo trở thô bạo. Và cũng ở chính nơi đây từ sáng đến tối, Tự có thể dành hết tâm
huyết cho việc nghiên cứu, soạn bài, chấm bài và lặn ngụp thoả chí trong cái đại
dương mênh mông của nghề sư phạm và nghệ thuật ngôn từ. Thoả chí lặn ngụp
trong đại dương mênh mông đó, Tự còn mở rộng lòng mình để đón nhận những
điều tuyệt vời mà nhiên nhiên ban tặng cho cuộc sống con người "Đã có lúc Tự chợt
buông trang sách, nằm nghe gió mùa về đập cành cành quả me trên cành khô nơi
sân thượng, ngẩn ngơ một nuối tiếc hoặc phiêu diêu vào đám sương hồi ức hoặc
lãng đãng buồn lo về thực tại. Nằm một chỗ mà tâm hồn toả bốn phương. Còn thú
thẩm mỹ nào bằng! còn hạnh phúc nào hơn" [21,14]. Cho dù, đó chỉ là một cơn gió
mùa về nhưng với tâm hồn nhạy cảm yêu cái đẹp của Tự đã vẽ lên trước mắt người
đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng nên thơ. Thiên nhiên ấy đã đem đến cảm
giác nồng nàn say đắm cho con người. Điều đó cho thấy, Ma Văn Kháng không chỉ
có cái nhìn ở nhiều tầng, nhiều vỉa mà còn có khả năng quan sát tinh tế nhạy cảm
trước những biến động của thiên nhiên, của cuộc sống xung quanh chúng ta. Vì vậy
khi miêu tả dù là cuộc sống của Tự hay sự cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của nhân
vật này thì tất cả đều được hiện lên thật lung linh, sôi động và nổi rõ cái thần của
đối tượng.
Trang văn của Ma Văn Kháng luôn đem đến cho người đọc những điều bất
ngờ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ở Tự vẫn toả ra một tâm hồn nhạy cảm, biết cảm
nhận, say mê cái đẹp như một điều hiển nhiên. Niềm say mê đó được cất cánh ở mọi
lúc, mọi nơi kể cả khi anh thấy học trò của mình phấn khởi làm bài trong kỳ thi tốt
nghiệp, rồi ngay cả khi Tự đứng trên bục giảng. Lúc đó ở Tự dường như có sự
chuyển hoá bản thân, để bỏ lại tất cả những gì thô ráp của cuộc đời. "Trong những
giây phút như thế Tự giao tiếp với học trò ngắm mình qua mấy chục tấm gương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
phản chiếu. Khi ấy Tự thấy đẹp, hùng mạnh và cao quý biết bao, Tự thấy nghề giáo
đẹp xiết bao. Tâm hồn Tự toả sáng đẹp một cách lạ lùng" [21,42]
Ma Văn Kháng đã đưa người đọc đến với một thế giới hiện thực đầy cảm hứng
lãng mạn mộng mơ bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng. Hiện thực đời
thường vốn đang ngổn ngang nhiều vấn đề bất cập của cuộc sống thời hậu chiến,
không áp đặt cái nhìn một chiều, Ma Văn Kháng luôn tôn trọng dòng chảy tự nhiên
của cuộc sống, trong đó vẫn tiềm tàng ẩn chứa những vẻ đẹp vĩnh hằng.
Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng cho dù được tạo nên bởi chính bản thân
của đối tượng thẩm mỹ, nhưng trước hết nó phải được xuất phát từ một tấm lòng
yêu cái đẹp của nhà văn. Tiếp nhận hiện thực và con người ở nhiều tầng, nhiều vỉa
khác nhau, ngòi bút của Ma Văn Kháng không chỉ phê phán những mặt tiêu cực của
đời sống mà ông còn phát hiện ngợi ca vẻ đẹp của những giá trị đạo đức truyền
thống, cội nguồn thiêng liêng của những giá trị văn hoá, nền tảng của mọi nền văn
hoá. Điều đó được Ma Văn Kháng gửi gắm vào hình tượng nhân vật chính diện
trong các sáng tác của mình.
Nhân vật Luận trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn luôn toả sáng vẻ đẹp
của chính mình với lòng nhân hậu, đằm thắm bao dung. Luận sống thiết tha với nó
và coi đó như một niềm vui sống của mình. Đối với anh, cái cho đi không bao giờ
mất, ngược lại anh nhân mình lên trong sự giầu có của tình đời, tình người. Mang
cái nhìn nhân hậu và thấu tình hợp lý, anh đã thuyết phục mọi người hướng đến cái
nhìn độ lượng. Ở anh, tất cả mọi người không ai là xấu ngay cả Lý. Anh không
những cảm nhận nỗi vất vả, vẻ đẹp của nhiều người quanh mình, mà rất thấu hiểu
vẻ đẹp thánh thiện của người vợ mà anh hết lòng yêu thương. Anh thấy ở vợ mình
khả năng nhạy cảm với nỗi đau của kẻ khác và sẵn sàng đền bù cho người khác. Sự
chịu đựng của vợ khiến anh có lúc phải kinh ngạc. Khi cưu mang vợ con Cừ không
biết bao nhiêu lần chị phải nhịn nhường vì cuộc sống quá khốn khổ. Luận đã cảm
nhận được sự khó nhọc trên gương mặt của chị và ở bộ quần áo vá cuả chị. Trước
vẻ đẹp thánh thiện đó của Phượng, Luận nhìn vợ lòng tràn ngập yêu thương "Cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
với tiếng nước chảy xè xè, Luận nghe tiếng nói của Phượng trong mùi thơm dậy
nồng nàn của hoa hoàng lan trước đêm hè" [22,244].
Trong những ngày đất nước còn muôn vàn khó khăn và ngổn ngang nhiều vấn
đề bất cập, bất ổn đó, tình yêu thương của Phượng khiến cho Luận cảm giác như
được bồi bổ thêm sức mạnh từ bên trong. Anh tâm sự "Phượng à, cuộc sống chung
của chúng mình đã được mười năm và trong mười năm đó ba nghìn sáu trăm ngày
vất vả của em. Anh tự hỏi: cái gì tạo nên sức mạnh của em trong những ngày đó?
Có phải đó là lòng nhân hậu, sự kiên nhẫn chịu đựng, đức hy sinh cao quý và sức
chống chọi cứng cỏi, bền bỉ của em không? Từ em đang toả ra vẻ đẹp mạnh mẽ,
bình dị và tự nhiên. Anh cảm thấy tin yêu cuộc sống hơn, vì có em bên cạnh,
Phượng à" [22,327].
Xúc động trước cái đẹp đầy tình người của con người hôm nay, Luận đã kể
cho Phượng câu chuyện của một lão đồng chí, phải tạm biệt người vợ trẻ với đứa
con thơ ra nước ngoài hoạt động. Khi cách mạng thành công đồng chí ấy trở về
thăm gia đình thì người vợ đã có thêm ba đứa con nữa với người chồng khác vừa
chết vì bệnh. Ông có thể lấy người vợ khác mà không ai trách cứ. Vậy mà ông lại
trở về với vợ, chăm sóc ba đứa con của người vợ y như đối với đứa con duy nhất
của mình cho đến khi trưởng thành. Chứng kiến câu chuyện xúc động ấy Luận đã
trào nước mắt.
Trước những cảnh đời éo le, những biến động của cuộc sống, Luận đã có một
cái nhìn không chỉ bó hẹp trong một gia đình, một cơ quan…mà vượt lên tầm bao
quát lớn để hoà vào mạch ngầm truyền thống của dân tộc. Trong cuộc sống đầy biến
động, những thói xấu xa, bụi bẩn của thời kỳ đổi mới đang xâm nhập vào cuộc
sống, vào mỗi con người thì truyền thống đạo đức của dân tộc Việt là dòng nước
mát trong lành cần được lưu giữ, lưu truyền. Qua trang sách của mình, Ma Văn
Kháng đã ý thức rất rõ điều đó.
Hãy nghe Luận tâm sự với vợ qua giọng điệu trữ tình đầy cảm xúc: "Em ạ! dân
mình khổ quá. Những chuyện tình xưa như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Công - Cúc
Hoa. Truyện nào cũng đẫm cơ cực! cơ cực quá! có lẽ không có dân tộc nào khổ như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
dân tộc mình. Trong hoàn cảnh ấy con người muốn sống được phải có tình yêu
thương lớn lao, cao thượng lắm em ạ" [22,174].
Khác với các nhà văn cùng thời khi viết về cái đẹp, Ma Văn Kháng đã ngợi ca
cái đẹp trong cuộc sống bình dị, hồn nhiên, trong trẻo. Theo tác giả cái đẹp phải được
xuất phát từ trong niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của nó.
Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng đã đứng ở vị trí của
cậu bé Duy - 15 tuổi, ngây thơ vụng dại mà trí tuệ thông minh, sắc sảo với một bản
năng tự nhiên hướng về cái thiện để tái hiện lại quãng đời tuổi thơ đầy nước mắt của
mình. Ở cái tuổi mà đó Duy đã cảm nhận được sự hy sinh vô bờ của bà. Hơn ai hết,
Duy biết ơn bà và thương em biết bao. Cảm nhận được sâu sắc công lao to lớn của
bà với mình, Duy đã bộc lộ suy nghĩ chân thành mà cảm động. Suy nghĩ ấy được
tác giả diễn tả bằng giọng điệu trữ tình sâu lắng: "Nhưng bà ơi, vắng bà rồi, mà
cháu vẫn có bà. Ơn bà mãi mãi cháu để hai vai. Bà nhịn cho chúng cháu ăn, bà lạnh
cho chúng cháu ấm. Bà bế bồng, dìu dắt chúng cháu đi qua những năm tháng cách
trở lừa lọc, phản trắc, bất công. Bà đưa chúng cháu qua nơi hỗn độn đến an bằng"
[23,275]. Những đau khổ buồn tủi, đơn côi của anh em Duy thời ấu thơ, nhờ có
người bà thân yêu của mình đã được gột rửa để bước qua vùng tủi hổ, đến với hy
vọng và tình yêu. Duy cảm nhận được tất cả những điều đó "Ở bà là sự nhẫn nhịn,
là lòng hỉ xả, là tuyết sạch giá trong, là tình thương, là lẽ phải, là sự cứng cỏi kiên
trinh. Bà là tiên giáng trần đã che chở cưu mang chúng cháu bằng tình thương yêu
và phép huyền nhiệm, thần kỳ!" [23,275]. Giọng điệu thiết tha sâu lắng từ con tim
của nhà văn đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc lòng hiếu thảo của cậu bé Duy
trong những ngày tháng côi cút.
Bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng Ma Văn Kháng đã đem đến cho
người đọc nhiều sự cảm nhận đặc biệt, từ đó Ma Văn Kháng đưa con người vào quỹ
đạo những tình cảm thanh lọc, tẩy rửa để tạo niềm tin cho con người vào một tương
lai tốt đẹp hơn.
Quá trình dân chủ hoá trong văn học đã tạo ra một không khí mới. Ý thức dân
chủ đã cho phép các nhà văn thể hiện cái tôi, cái bản sắc riêng độc đáo của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Khác với cảm hứng sử thi, giọng điệu trữ tình mang âm hưởng ngợi ca trở thành
phương tiện khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của con người Việt Nam anh hùng một thời
lửa đạn, giọng điệu trữ tình của Ma Văn Kháng dưới cảm hứng thế sự đời tư đưa
người đọc đến với vẻ đẹp tự thân của con người và cuộc sống hôm nay.
Điều đáng nói là, ở Ma Văn Kháng, sắc thái giọng điệu ấy được hiện diện từ
chính vẻ đẹp tự thân của nhân vật. Do vậy giọng điệu này thường được nhà văn ưu
ái khi viết về những nhân vật mang vẻ đẹp chân chính.
Ông Bằng (Mùa lá rụng trong vườn) một trí thức cũ sống hết lòng với đạo đức
truyền thống dân tộc, luôn lấy tấm gương của mình cho con cháu noi theo đã dâng
trào cảm xúc khi đứng trước bàn thờ tổ tiên, khói hương nghi ngút và bỗng thấy
mình như được phân thân. Quên hết xung quanh, "Trong giây lát, nhập vào vòng
xúc động tri âm tổ tiên, ông Bằng lâng lâng những hoài niệm phiêu diêu, lãng đãng
gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những hình ảnh khi tỏ khi mờ chập chờn như trong
chiêm bao" [22,86]. Đứng trước bàn thờ tổ tiên, ông như tìm được sự thanh thản
trong tâm hồn và có lẽ chính cội nguồn, tổ tiên là chỗ dựa tinh thần giúp ông đứng
vững trong những lúc gian nguy, hụt hẫng. Trong dòng vô thức đó bỗng tuôn trào
trong suy nghĩ khiến cho ông như được đối thoại với cha mẹ, tổ tiên mình: "Thưa
thầy mẹ, đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng
vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tổ tiên" [22,86]
Ma Văn Kháng đã đi sâu khám phá và khơi rộng vào thế giới tâm linh của con
người thời hiện đại, tạo nên tinh thần lạc quan vĩnh hằng có thể đủ sức chiến thắng
vượt qua tất cả.
Bà nội Duy (Côi cút giữa cảnh đời) vốn kiên cường chống lại mọi thế lực tàn
ác ở địa phương để bảo vệ hai đứa trẻ côi cút của mình, vậy mà trong những lúc gặp
cơn bĩ cực, lao lung bà vẫn viện cầu và trò chuyện trước bàn thờ chồng. Lúc đó bà
chẳng giấu giếm ông điều gì cho dù giữa bà và ông giờ đây là hai phương trời cách
biệt: "Bà ngồi ngẩn, mặt thẫn thờ theo làn khói toả, như tìm kiếm giao hoà, như có
một hình bóng rất gần gũi thân thương thấp thoáng xa gần trong cảm nhận thầm
lặng của bà" [23,26]. Trong những phút giây đắm mình trong một thế giới tâm linh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
đó, bà như có thêm nghị lực và tình yêu đủ để chở che cho hai đứa cháu côi cút tội
nghiệp của mình.
Trên con đường đi tìm "vẻ đẹp ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người" cũng
giống như các nhà văn cùng thời, Ma Văn Kháng miêu tả thế giới tâm linh của con
người vừa cụ thể, vừa siêu thoát. Với mong mỏi khi quay trở về quá khứ con người
có thêm sức mạnh, có thêm điểm tựa, có niềm tin rũ bỏ những bụi bặm của của cuộc
sống, thanh lọc tâm hồn, giúp con người trở nên đẹp đẽ hơn, cao quý hơn.
Ngay những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng đã có xu hướng
nghiêng về xây dựng, thể hiện các giá trị nhân cách, phẩm giá và số phận cá nhân.
Đấy có thể được coi là một sự phát triển trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, một
cơ sở cho giọng điệu trữ tình sâu lắng cho tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của ông.
Không tham gia trực tiếp vào các biến cố, các sự kiện của câu chuyện, của các
nhân vật, nhưng giọng điệu trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng lại đóng một vai
trò rất quan trọng. Nó không những đem đến cho tác phẩm chất trữ tình bay bổng,
lãng mạn, dào dạt, sâu lắng mà còn thể hiện cái nhìn sắc sảo, tinh vi của một Ma
Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới.
Không chỉ viết về con người với sự cảm nhận sâu sắc ở mọi phương diện, Ma
Văn Kháng còn rất nhạy cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên với những hình ảnh đẹp
đi vào trang văn của ông mang một màu sắc thật đặc biệt. Khi miêu tả vẻ đẹp huyền
diệu của thiên nhiên, giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng một lần nữa lại được
vang lên trong những trang văn của Ma Văn Kháng. Nó đã tạo nên những dư vị nhẹ
nhàng, tinh tế mà lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Mỗi lần thưởng thức những
đoạn văn đặc tả khu vườn trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn, ta
tưởng như lại nghe tiếng ve kêu râm ran, tiếng lá cây xào xạc hoà cùng âm thanh êm
ái, dịu dàng của bản nhạc Vườn khuya. Khu vườn nhỏ xinh xắn, toả bóng mát quanh
năm ấy được Ma Văn Kháng nhắc đi nhắc lại 12 lần trong tác phẩm. Mỗi lần khu
vườn hiện lên với một nét đẹp quyến rũ riêng. Xuân về , cây "bật nẩy chồi non, khu
vườn toả một làn không khí tươi lành và thanh tịnh". Chớm hạ, cây "xanh đầm lá
non". Thu sang, hoa táo nở bung "trắng ngà cả góc vườn". Đông đến, cây "thu mình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
gọn ghẽ", vườn cây đang đón đợi ánh trăng non ghé xuống tâm tình. Khu vườn đã
trở thành người bạn đồng hành chứng kiến, sẻ chia, an ủi từng con người trong gia
đình ông Bằng để họ lấy lại là niềm tin, sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn và
bước tiếp. Mỗi khi miêu tả khu vườn, nhà văn sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh vừa
tươi mới, vừa trong trẻo đưa người đọc lạc bước vào khu vườn với nguồn cảm mới.
Giọng điệu trữ tình, thiết tha sâu lắng đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn riêng
cho các sáng tác của Ma Văn Kháng. Nó còn góp phần không nhỏ trong việc thể
hiện một cái nhìn mới của nhà văn. Mặt khác giọng điệu này cũng làm cho văn xuôi
thu hẹp lại khoảng cách hơn với thơ ca, làm văn xuôi giầu sức truyền cảm, rung
động lòng người hơn.
Ngay từ những trang đầu tiên của tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ, Ma Văn
Kháng đã miêu tả cảnh bình minh trên biển bằng giọng điệu ấy "Rạng đông lặng lẽ
như một trang sách mở. Gió huýt nhẹ giọng nữ trầm trong yên tĩnh. Yên tĩnh đến
mức có thể nghe được tiếng vòng sóng đang lớn dần, rì rầm tràn vào bờ, rồi thì
thầm rút ra, lỉm dỉm sủi bọt, ngấm xuống vùng cát khô ở phía trong, để lại những
vệt bọt trắng bã ngoằn ngoèo như những bí hiệu lạ lùng. Vọng từ xa, tiếng chân giật
lùi chầm chậm của những ngư dân đánh cá đêm, đang ngửa ngực kéo vòng lưới vào
bờ với tiếng giọt nước giỏ tóc tách từ mắt lưới và cú nhảy vọt đáng kinh tởm kinh
hồn hòng thoát thân của những con cá bị lưới vây. Yên tĩnh như được tôn thờ. Yên
tĩnh có hình mẫu một ngôi đền lớn trang nghiêm, ngăn nắp và trật tự". Mặc dù miêu
tả hành động, nhưng Ma Văn Kháng vẫn đem đến cho người đọc ấn tượng về sự
yên tĩnh rạng đông của biển. Có được điều đó chính là sự kết hợp một cách hiệu quả
với tiết điệu nhịp nhàng của câu chữ.
Những trang viết trữ tình, đằm thắm, đặc biệt là những đoạn miêu tả nhiên
nhiên của Ma Văn Kháng đã tạo nên một không gian nghệ thuật mới, một tình điệu
thẩm mĩ làm cho câu chuyện chính, làm cho những tình tiết trong tác phẩm mềm
mại đi rất nhiều, người đọc cảm thấy bớt nặng nề , căng thẳng trước cuộc sống hiện
thực bộn bề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Xuất phát từ những cảm xúc sâu lắng trong tâm hồn của nhà văn, cũng như tài
sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt, Ma Văn Kháng sử dụng giọng điệu trữ tình với
mong muốn thể hiện niềm tin yêu của mình vào cuộc sống, con người và hướng con
người tới cái chân - thiện - mỹ. Chính sự mong mỏi này đã đem lại vẻ đẹp trên từng
trang văn của tác giả và tâm huyết của nhà văn trước cuộc đời.
2.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng là nhà văn luôn dị ứng với
kiểu viết công thức, rập khuôn theo những lối mòn quen thuộc. Ông không bằng
lòng với chính mình và luôn tự đổi mới để vượt lên chính mình. Vào đầu những
năm 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã mạnh dạn đổi mới tư duy nghệ thuật,
chuyển mạch văn ngợi ca giàu chất trữ tình, rưng rưng hào sảng sang khuynh hướng
phê phán. Chính vì vậy, khi đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới ta
còn bắt gặp giọng điệu mang đậm tính triết lí, triết luận. Cũng như nhiều cây bút
văn xuôi thời kỳ này, Ma Văn Kháng luôn có xu hướng tìm kiếm ý nghĩa triết lí
nhân sinh qua việc miêu tả hiện thực cuộc sống đem lại cho tác phẩm chiều sâu
chính luận, triết luận.
Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, đất nước ta có nhiều đổi thay. Những cách viết
đơn giản, công thức, sơ lược như trước đây không còn được độc giả chấp nhận. Sứ
mệnh của nhà văn lúc này là phải tự đổi mới mình để làm mới văn học. Vì thế,
trong sự nghiệp đổi mới văn học nói chung, đổi mới tư duy tiểu thuyết nói riêng,
cảm hứng khám phá, suy ngẫm, tìm kiếm những vẫn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh
trở thành dòng mạch chính của văn xuôi Việt Nam đương đại. Không ít sáng tác của
Lê Lựu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp… mang tính triết lý sâu sắc. Chính chất
triết lý, triết luận trong sáng tác của Ma Văn Kháng đã đem đến cho ông một giọng
điệu riêng (giọng tranh luận, tranh biện) góp phần quan trọng tạo nên phong cách
nghệ thuật văn xuôi Ma Văn Kháng.
Giọng điệu triết lý, triết luận là thế mạnh của văn xuôi Ma Văn Kháng. Bằng
giọng điệu này, tác giả đã đặt ra trong tác phẩm của mình hàng loạt các vấn đề cuộc
sống hôm nay để nhân vật, nhà văn và độc giả cùng bình luận: vấn đề truyền thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
và hiện đại, vấn đề cá nhân - gia đình, vấn đề lý tưởng và hiện thực, vấn đề đạo đức
giữa con người với con người… Bởi với Ma Văn Kháng, bạn đọc không phải là
người tiếp thu một cách thụ động, không phải là đối tượng để "mách nước", "chỉ
bảo" mà là đối tượng độc thoại chân lý. Mặt khác chân lý cũng chỉ có thể nảy sinh
trong quá trình cọ sát, va xiết giữa các ý kiến khác nhau. Điều này đã tạo nên tính
chất dân chủ, bình đẳng, gần gũi trong mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, một sự
đổi mới so với văn học giai đoạn trước.
Với Ma Văn Kháng, văn chương là "chuyện đời", là "dòng đời, mạch sống với
những dòng chìm nổi, mạch ngầm, mạnh lộ thiên". Để nắm bắt được chiều sâu hiện
thực ấy, nhà văn luôn có ý thức nâng cao tầm triết luận trong sáng tác của mình.
Đã từng sống và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, hơn ai hết Ma Văn
Kháng là người chứng kiến những éo le trái ngang của cuộc đời nên ông hiểu sâu
sắc những nghịch cảnh trong xã hội đương thời. Mỗi chi tiết của câu chuyện, mỗi
lời nhân vật hay chính toàn bộ tác phẩm là sự khái quát về một khía cạnh nào đó
của cuộc sống. Giọng điệu triết lý, triết luận được thể hiện hầu hết qua các tác phẩm
thời kỳ Đổi mới Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy
giá thú… Thời kỳ này quan điểm nghệ thuật của Ma Văn Kháng đã có sự chuyển
biến rõ rệt. Không gồng mình lên để phê phán cái ác, cái xấu ở đời như Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Công Hoan…, Ma Văn Kháng đã theo một cách riêng của chính
mình để suy ngẫm về lẽ đời, về cuộc sống, để bảo vệ những giá trị thiêng liêng của
cuộc sống.
Trong các sáng tác viết về gia đình, Ma Văn Kháng đã khai thác thành công
ngôn ngữ độc thoại nội tâm để nhân vật bộc lộ tình cảm, nghĩ suy, quan niệm về
cuộc sống của mình. Nắm vững quy luật phát triển, nhà văn để cho nhân vật lý giải
các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình. Luận (Mùa lá rụng trong vườn) khi bàn
về tương lai của gia đình đã khẳng định: "Gia đình, cái hình thái kết hợp lạ nhất của
loài người, hình ảnh thu nhỏ của đời sống xã hội, rồi đây trong bước phát triển vũ
bão của cuộc sống còn nảy nở thêm bao sắc thái mới mẻ trong các mối quan hệ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
nhưng với nó, ước mong no ấm, yên vui, hạnh phúc có bao giờ thôi là ước mong
muôn thủa vĩnh hằng" [22,63].
Giọng điệu triết lý, triết luận của đoạn văn trước hết được tạo bởi sự am hiểu
sâu sắc của tác giả về gia đình. Theo ông, gia đình - "Cái hình thái kết hợp lạ nhất
của loài người" ấy luôn vận động và phát triển không ngừng. Chính nó là tiêu điểm
đánh dấu sự vận động của xã hội loài người. Nhưng cái đích cuối cùng mà nó
hướng tới bao giờ cũng là sự yên ấm hạnh phúc.
Khi chứng kiến tấn bi kịch gia đình, nhìn thấy những thay đổi ngoài xã hội
đường phố, Luận đã tỏ rõ cơn bi phẫn từ vị trí nạn nhân "Có bao giờ con người hài
lòng với mặt tối của hịên thực. Căm phẫn là cần nhưng không khó với bất cứ ai có
lương tri. Chửi rủa càng là sự dễ dàng. Một chỗ đứng cao hơn, mà vẫn không là kẻ
trong cuộc, mà không phải là bàng quan, là chai lỳ, vô cảm là thế nào" [22,266].
Trong cơn nhiễu loạn nhiều chiều của cuộc sống, Luận điềm nhiên phân tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới.pdf