MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: NGHỆTHUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN. 19
1.1. Tình huống . 20
1.1.1. Tình huống làm hoán đổi vai trò. 20
1.1.2. Tình huống ước mơbịthực tếhủy hoại . 26
1.1.3. Tình huống hiểu lầm thay đổi sốphận. 27
1.1.4. Tình huống trởvề. 33
1.1.5. Tình huống kết hôn ứng phó. 34
1.2. Chi tiết . 38
1.2.1. Chi tiết biểu tượng . 39
1.2.1.1. Cánh cửa đóng (closed door) và những bí mật. 39
1.2.1.2. Giấc mơsương mù. 46
1.2.1.3. Chiếc áo cooc –se của Scarlett. 48
1.2.2. Chi tiết đối lập trong sựthống nhất . 51
1.2.2.1. Sựchia cắt nhưng thống nhất của đất nước trong chiến tranh . 51
1.2.2.2. Sự đối lập nhưng thống nhất trong tính cách Ashley và Rhett . 51
1.2.2.3. Sựdung hòa những đối nghịch trong tính cách Scarlett . 52
1.3. Kiểu kết thúc. 53
Chương 2: NGHỆTHUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT. 59
2.1. Thếgiới nhân vật. 59
2.2. Nghệthuật xây dựng nhân vật . 62
2.2.1. Qua miêu tảngoại hình . 62
2.2.2. Qua miêu tảcửchỉhành động . 68
2.2.3. Qua miêu tảtính cách . 70
2.2.4. Qua khắc họa nội tâm . 77
2.3. Thành công của M.Mitchell với kiểu nhân vật “lệch chuẩn” . 85
2.3.1. Scarlett . 85
2.3.2. Rhett . 89
Chương 3: NGHỆTHUẬT TRẦN THUẬT. 95
3.1. Trần thuật khách quan vô nhân xưng. 96
3.2. Trần thuật nửa trực tiếp . 100
3.3. Trần thuật bộc lộtình cảm bằng trữtình ngoại đề. 104
KẾT LUẬN. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 119
PHỤLỤC. 126
135 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3005 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hy vọng đó không xoá sạch vết
tích chiến tranh, nhưng nó đã giải thoát cho chúng ta khỏi hình ảnh ám ảnh
của cái chết.
1.2.2.2. Sự đối lập nhưng thống nhất trong tính cách Ashley và Rhett
Những nhân vật được xây dựng trong tác phẩm cũng vậy, đối lập trong
thống nhất. Lần đầu xuất hiện Ashley đã như một “kỵ sĩ hoàn hảo”, dòng dõi
cao quý, lịch lãm, hoà hợp với thời đại của anh. Rhett, ngược lại, thô lỗ, như
một tên cướp biển ngạo mạn vô liêm sỉ. Là cháu trai của một tên cướp biển
thật sự, anh thừa hưởng một thần hình mạnh mẽ uyển chuyển và một gương
mặt ngang tàng của một kẻ cướp biển – mũi khoằm, răng trắng như răng thú,
ria đen. Thế nhưng, làm sao mà hoàng tử và cướp biển, hai nhân vật đối lập
nhau trong kịch nghệ, có thể có danh nghĩa giống nhau: đều là 2 đứa con trai
nhỏ của Melanie và người yêu của Scarlett thật là khó giải thích. Nhưng
Ashley đã hiểu rằng: “Rhett và tôi căn bản là giống nhau. Chúng tôi đến từ
những loại người giống nhau, được nuôi lớn cùng một kiểu cách, và được dạy
để suy nghĩ hệt nhau” [92]. Rhett, ngược lại, lại nghĩ rằng họ là 2 người đàn
ông mong muốn cùng một người phụ nữ ở hai mặt khác nhau. “Anh ta không
muốn cái đầu của em… còn anh thì không muốn thân xác của em” [92]. Nếu
như cái tình yêu này là có thật – và thân xác và linh hồn là tách biệt – thì nó
cũng không có thật, dĩ nhiên là Rhett mong muốn thân xác của nàng. Tình yêu
và ham muốn đã được tách rời khỏi nhau và rồi lại trộn vào nhau, giống như
mọi điều mâu thuẫn khác: hoàng tử và cướp biển, vợ và người tình, nhục dục
và thanh khiết.
1.2.2.3. Sự dung hòa những đối nghịch trong tính cách Scarlett
Bản thân Scarlett trong tác phẩm cũng là hiện thân của một loạt những
đối nghịch: là một người phụ nữ có 2 mặt, vừa là nông dân gốc Ái Nhĩ Lan,
vừa là quý tộc miền Nam Hoa Kì, vừa là một đứa trẻ, vừa là một người lớn,
vừa là nạn nhân, vừa là một người sống sót, vừa trơ trẽn, vừa là một nữ anh
hùng, vừa là một cô gái đồng quê, vừa là một người đàn bà thành thị, vừa là
nữ thần mặt đất, vừa là một người kinh doanh, vừa là một đứa trẻ yếu ớt, vừa
là một người phụ nữ cưu mang. Nàng ấy đã được định mệnh trở thành mâu
thuẫn từ dòng máu, tính cách của nàng chính là biểu hiện của thời đại nàng
đang sống, cả hai đều ở trong một sự đấu tranh nội tại. Bởi vì mâu thuẫn của
nàng có vẻ không thể giải quyết được, nàng bối rối, ngập ngừng và không thể
dự đoán được, nhưng đồng thời cũng kiên cường và hấp dẫn. Nàng muốn tất
cả, và là tất cả đối với độc giả của nàng – con trẻ, người mẹ, một phụ nữ
quyến rũ và khó nắm bắt, tất cả đều là những gương mặt của nàng. Nàng chia
cắt người khác giống như chính bản thân nàng, điều đó không thể tránh khỏi.
Cái trật tự nàng gắng thiết lập là không thể tách rời khỏi hỗn loạn, và cả hai
đều làm người đọc hài lòng. Chúng ta chia sẻ với nàng những cơn bốc đồng
mâu thuẫn đến hỗn loạn và khoan khái thưởng thức khi nàng bị trừng phạt, ta
thông cảm, nhưng ta cũng phản đối nàng, chúng ta cũng bị chia làm hai. Chi
tiết đối lập trong thống nhất là sự thành công của nhân vật, của tư tưởng, và
không ai khác hơn là tác giả của nó, Margaret Mitchell.
Cốt truyện đồ sộ của “Cuốn theo chiều gió” đã theo dấu một loạt những
điều trái ngược, và đó chính là cốt lõi của cuộc Nội chiến, chủ đề của tác
phẩm. Bắt đầu với chia cắt – Scarlett ngồi giữa anh em sinh đôi Tarleton,
chiến tranh trong một đất nước – “Cuốn theo chiều gió” đã kết thúc với sự
nhân đôi. Ta không phải chọn giữa hai điều trái ngược vì chúng ta có thể có
cả hai khi chúng hoà nhập làm một.
1.3. Kết thúc
Kết thúc là một trong những khía cạnh quan trọng của thi pháp kết cấu
cốt truyện. Qua kết thúc của mỗi truyện, người đọc sẽ cảm nhận được tư
tưởng nghệ thuật cũng như quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời.
Hơn thế, cách kết thúc cũng thể hiện tài năng của người cầm bút. Kết thúc
thường ở dạng có hậu/không có hậu, kết thúc đóng/mở, kết thúc theo tuyến
tính hay đảo ngược trình tự (đưa kết cục lên đầu rồi mới thong dong đi vào
câu chuyện). Có những cái kết làm cho tác phẩm vụt sáng lên, cũng có những
cái kết làm cho giá trị tác phẩm bị giảm sút.
Trong văn học Mỹ, O’Henry được xem là tác giả có tài trong việc tạo
ra những kết thúc độc đáo và bất ngờ. Hầu hết các truyện ngắn của ông đều có
một cái kết nằm ngoài suy đoán của độc giả, bất ngờ rẽ hướng, bất ngờ đột
biến. Truyện “Những mẩu bánh mì kiến hiệu” có mạch phát triển khá logic về
câu chuyện của vị họa sĩ vẫn thường mua bánh mì từ nàng chủ của cửa hiệu
Marta. Cảm kích người họa sĩ nghèo thường chỉ mua nổi những ổ bánh mì
không nhân, nàng đã lén bỏ bơ vào. Những tưởng lời tỏ tình thầm kín này sẽ
được đáp trả sau đó, thì kết thúc truyện làm độc giả…choáng váng: người họa
sĩ cần bánh mì thay cho đồ tẩy những bức họa, chứ không phải để ăn. Thế nên
anh ta đã nổi cơn thịnh nộ với nàng chủ hiệu – kẻ đã làm bản vẽ anh ta nhoe
nhoét bơ đến phải vứt đi. Thay vì chuyện tình yêu cảm động lại thành một
chuyện hiểu lầm ầm ĩ. Kết thúc truyện ở đây trở thành điểm sáng cho cả tác
phẩm.
Ở Việt Nam, tiểu thuyết “Thời xa vắng” được xem là một tác phẩm
hay, nhưng có cái kết “hụt hơi, mệt mỏi …áp đặt ý kiến chủ quan của nhà
văn” [23]. Phần kết tác phẩm, Giang Minh Sài sau thất bại trong tình trường,
đã được Lê Lựu “bổ nhiệm” về quê làm chủ hợp tác xã và làm cho Hạ Vị trở
thành vùng quê giàu có. Đây là một cái kết áp đặt, chưa thể hiện hết logic tính
cách và cuộc đời nhân vật.
Trong khi đó những cái kết của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như:
Một trái tim khô, Huệ lấy chồng, Cải ơi, Cái nhìn khắc khoải… lại thường
để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc xốn xang, nó làm cho chùm tác
phẩm của chị có sự lắng đọng không thôi. Và dĩ nhiên, âm hưởng ấy đã làm
nên sự thành công của ngòi bút trẻ xứ miệt vườn này.
Kết thúc trong “Cuốn theo chiều gió” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ
với người đọc đến nỗi Margaret Mitchell đã phải bất ngờ vì nhận quá nhiều
thư thắc mắc về nó. Họ muốn được biết Rhett có quay về, Scarlett có giành lại
được Rhett…Không có gì phải bàn cãi, chính cái kết này là yếu tố nghệ thuật
độc đáo làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Và cũng từ cái cớ ấy người đọc
lại phấp phỏng chờ đợi những tác phẩm tiếp nối, hư cấu, tưởng tượng và sáng
tạo ra những câu chuyện mới xung quanh đôi tình nhân nổi tiếng này. Đã có
Scarlett (1991) của Alexandra Ripley, Rhett Butler's People (2007) của
Donald McCaig…nhưng hình như, chưa có tác phẩm nào làm thỏa lòng
những độc giả đã trót lỡ mê đắm “Cuốn theo chiều gió” nguyên bản. Hai phần
hậu chính thức đó đã đưa ra những cách giải quyết nghèo trí tưởng tượng cho
vấn đề “Làm thế nào để Scarlett lấy Rhett trở lại?” mà cả thế giới trông đợi.
Cả hai tiểu thuyết gia miền Nam nổi tiếng giàu kinh nghiệm này đều xoay sở
để làm mờ đục đi nhân vật và hành động – một phần là để tránh đi vấn đề
chính trị không lành mạnh của tác phẩm gốc. Trong “Scarlett”, câu chuyện
được chuyển thẳng đến…Iceland, cách xa khỏi những năm Tái thiết đầy bạo
động chủng tộc của miền Nam nước Mỹ bấy giờ, trong khi trong Rhett
Butler's People thì nhân vật chính Rhett Butler trở thành một người hung đấu
tranh về quyền lợi chủng tộc không chê vào đâu được, một người bảo vệ dũng
cảm của phụ nữ hoạn nạn và người tán thành nền giáo dục cho người da đen.
Quay trở lại với cuốn tiểu thuyết của tất cả chúng ta với thành công
vang dội của một kết thúc độc đáo, Margaret Mitchell đã dẫn tiến độ câu
chuyện đến một kết thúc mở mà cùng lúc vừa thoát ra khỏi những quy củ về
lãng mạn vừa đảm bảo cho trí tưởng tượng của người đọc được tiếp tục. Và
thế là, không cần một kết thúc có hậu, “Cuốn theo chiều gió” vẫn đã ăn tiền
suốt hơn nửa thế kỷ. Cùng lúc đó, chúng cũng làm tròn những đòi hỏi của
chúng ta vì chúng đã mang lại cho ta một cảm giác thỏa mãn của một kết thúc
hợp lý cho những nút thắt phức tạp của cuốn tiểu thuyết mà không một hành
động đơn lẻ nào có thể gỡ nút được. Cũng nên nhắc lại rằng, khi bắt tay vào
viết cuốn tiểu thuyết, đoạn cuối chính là đoạn đầu tiên Margaret viết.
Trong chương cuối cùng của “Cuốn theo chiều gió”, có nhiều kết thúc
có thể diễn ra và không cái nào hoà hợp được với cái nào. Đầu tiên, Scarlett
có thể lấy Ashley và thực hiện ước mơ cổ tích trẻ con về một hoàng tử của
nàng. Nhưng hình ảnh mộng mơ về vị hoàng tử này đã bị “trần trụi” hóa, vì
vậy kết thúc này sẽ phá hỏng tính thực tế bằng cách phớt lờ điểm yếu của
Ashley, sai lầm của Scarlett về tình yêu và sự nhẫn nại của Ashley.
Một kết thúc khác là Scarlett nhận ra sự sai lầm trong tình yêu dành cho
Ashley đồng thời nhận ra trái tim mình thuộc về Rhett nên sẽ tự nguyện chạy
theo Rhett. “Lần này, nàng sẽ không chạy trốn vì sợ hãi nữa. Nàng chạy vì
vòng tay của Rhett đang ở cuối con đường’ [92]. Trong kết thúc này, giấc mơ
và thực tế đan xen. Scarlett vẫn còn ở trong một giấc mơ, vẫn đang chạy băng
qua làn sương mù, nhưng lần này, làn sương mù ấy đã thuộc về “đường Cây
đào, đây là Atlanta, chứ không phải là thế giới của mộng mị và ma quái”
[92]. Đường Cây đào tức là nhà, nhưng nếu Scarlett là một đứa trẻ lạc đường
tìm kiếm một ngôi nhà xứng đáng với mình, thì nàng cũng là một người phụ
nữ tính toán, như lời của Rhett khi anh tổng kết lại quá khứ của nàng – bao
gồm cả “giết người, cướp chồng người, nói dối và nguỵ biện” [92]. Hình phạt
của nàng đã đến khi Scarlett về nhà để đòi lấy một tình yêu mà Rhett nói là đã
biến mất: “Nhưng Scarlett, em có bao giờ hiểu rằng ngay cả tình yêu bất diệt
nhất cũng có ngày phải tàn?” [92]. Dù điều này không bao giờ xuất hiện
trong đầu Scarlett, nhưng nó đã xuất hiện trong đầu người đọc bấy lâu luôn
thắc mắc rằng: tại sao một người đàn ông lanh lợi như Rhett lại có thể theo
đuổi một người đàn bà luôn mực từ chối và lợi dụng anh!?
Cho nên, kết cục phải có, một cách logic là khi để trả lời câu hỏi của
Scarlett “Nếu anh đi, em phải làm sao?” [92], Rhet đã trả lời bằng một câu
ngắn gọn nhưng đã cực kì nổi tiếng “My dear, I don’t give a damn”
[59,tr.1023] (“Em yêu, em có ra sao, anh cũng mặc xác em”)[92]. Kết thúc
này cứng rắn và hiện đại, chỉ ra một cách nghiêm túc rằng tình yêu sẽ xét xử
sự ích kỷ và vô cảm, và rằng thời gian sẽ làm lu mờ tình yêu. Sự từ chối này
đã làm thoả mãn người đọc, chúng ta đã ghen tị với những chiến thắng của
nàng đối với đàn ông, phê phán thủ đoạn của nàng và cảm thấy nhỏ bé trước
khả năng luôn vượt qua những thử thách của nàng. Giờ đây chúng ta có thể
cảm thấy tự mãn, và thất vọng một chút về một Scarlett mạnh mẽ, một phản
ứng vang dội trong sự phức tạp của nó.
Một yếu tố khác cũng cần phải kể đến sự thành công của kết thúc này,
đó là việc tác giả để Scarlett về Tara sau khi Rhett ra đi. Sự trở về đất mẹ đã
thoả mãn những mong ước mâu thuẫn mà “Cuốn theo chiều gió” đã gợi ra –
một mong ước cho sự hồi sinh và sự tiếp diễn, mong ước cho một nơi nghỉ
ngơi, một kết thúc. Hình ảnh quê nhà của Scarlett được hồi sinh, chứng tỏ
rằng nàng vẫn còn là một đứa trẻ yếu ớt và vẫn là một kẻ còn sống sót, hai
nhân cách không thể dung hoà, mà vẫn hoà trộn không thể tách rời trong sự
quyết tâm quay trở về Tara. Suy nghĩ được về nhà đã an ủi nàng, nhất là khi
nàng đã thề sẽ lấy lại Rhett, dù lời thề đó có vẻ khó mà thực hiện được. Làm
sao nàng có thể làm Rhett khuất phục nàng một lần nữa khi nàng đã biết anh
là người mạnh mẽ, không khoan nhượng, không mủi lòng. Với kết thúc cuối
cùng này, “Cuốn theo chiều gió” dừng lại. Nhưng giống như phần lớn những
tiểu thuyết hiện đại với kết thúc mở khác, “Cuốn theo chiều gió” cũng đã để
lại một câu chuyện không có kết thúc. Tác phẩm đã gợi cho ta quá nhiều kết
thúc, nhưng lại để ta tự do lựa chọn kết thúc cho mình, để ta làm nên ngày
mai theo ý muốn của mình. Thật ngắn gọn, nhưng súc tích và thấm đẫm triết
lý: “ngày mai là một ngày khác” [92].
Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
Tìm hiểu nghệ thuật một tác phẩm tiểu thuyết, thì nhân vật là yếu tố
trọng tâm, vì “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy
trong một sáng tác” [17, tr.47]. Điều này đúng cả khi có những trào lưu thể
nghiệm kiểu tiểu thuyết không có nhân vật mà chỉ có thế giới đồ vật hoặc
dòng chảy của ngôn từ (Tiểu Thuyết Mới). Bởi vì “dù có ý đồ thủ tiêu nhân
vật và thay thế nó bằng thế giới đồ vật đi chăng nữa, thì ngay cả tác giả có ý
thức nhất về việc đó cũng vẫn tự mâu thuẫn với mình. Bởi lẽ đằng sau đó, nhà
văn không thể nào triệt tiêu nổi một cái nhìn, một cách nhìn trên sự vật” [10,
tr.14]. Vì vậy nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết, không thể không nghiên
cứu về thế giới nhân vật được thể hiện trong đó.
Bản thân Margaret Mitchell cũng từng khẳng định tác phẩm của mình
“đó chỉ là một câu chuyện đơn giản về những người thăng hoa và những
người tuột dốc, những người có thể đương đầu với cuộc sống và những người
không thể.” [48]. Trước khi tìm hiểu nhân vật được Margaret Mitchell xây
dựng với thủ pháp ra sao, chúng tôi điểm qua vài nét về thế giới nhân vật
phong phú trong “Cuốn theo chiều gió”.
2.1. Thế giới nhân vật
“Cuốn theo chiều gió” kể lại câu chuyện xảy ra vào thời nội chiến 1861
– 1865 và những năm tái thiết ở miền Nam Hoa Kì. Nhân vật chủ yếu là
những con người sống tại hạt Clayton và thành phố Atlanta, bang Georgia.
Cũng như những tiểu thuyết có cốt truyện hấp dẫn khác thì tuyến nhân vật
trong tác phẩm khá phong phú, đa dạng với trên dưới 100 nhân vật có tên và
các nhân vật đám đông.
Xét ở kết cấu thì “Cuốn theo chiều gió” có:
Tuyến nhân vật chính trong tác phẩm xoay quanh 4 nhân vật cột trụ:
Scarlett, Rhett, Melanie và Ashley. Mạch truyện phát triển theo cuộc sống, số
phận thăng trầm của các nhân vật này.
Tuyến nhân vật phụ: những người thân, họ hàng, láng giềng, làng xóm
của các nhân vật chính: Ellen, Gerald (bố mẹ của Scarlett) và Mammy (nhũ
mẫu của Scarlett), Suellen, Carrene (em gái Scarlett), John Wikes, India,
Honey (người thân của Ashley), Charles (chồng đầu của Scarlett), Kennedy
(chồng thứ 2 của Scarlett), Dì PityPat (người thân của Melanie)… góp phần
làm rõ hơn đường đi của nhân vật trung tâm.
Trong tác phẩm, việc phân chia tuyến nhân vật chính diện – phản diện
chủ yếu được xây dựng trên quan điểm về chiến tranh của tác giả. Trong đó,
phe Yankee là “phe kia”, nên bị xem là phản diện. Kiểu nhân vật này cũng
không được miêu tả trực tiếp (ngoài nhân vật tên lính Yankee đến cướp bóc bị
Scarlett bắn chết ở Tara), mà chỉ hiện diện thông qua những lời nói gián tiếp
của “phe này” – tức người miền Nam.
Xét từ góc độ giai cấp, tầng lớp thì “Cuốn theo chiều gió” đề cập đến:
Nhân vật thuộc giới quý tộc miền Nam với những dòng họ: O’Hara,
Wikes, Halmiton, Fontaine, Munroe, Tarleton …
Nhân vật là những người nô
lệ da đen: ngoài Mammy gần như
là nhân vật xuyên suốt tác phẩm,
còn có Pork, Dilcey, Pissy, Sam,
Peter… hiện lên dưới quan điểm
của Margaret Mitchell, vừa mang
vẻ mông muội, hiền lành vừa đôi
khi khờ khạo và hết mực trung
thành với những người chủ da trắng. Mammy
Là tác phẩm về chiến tranh, “Cuốn theo chiều gió” còn có các nhân vật
tướng lĩnh, người chỉ huy - cũng chính những con người có thật trong lịch sử
Hoa Kì: tướng Sherman, Lincoln, Hood, Bullock…
Nhân vật đám đông được đề cập dưới nhiều diện mạo. Đó là những
đoàn quân miền Nam hay đoàn quân Yankee trong lúc hành quân. Đó cũng là
những đoàn thương binh được đưa về Atlanta giữa lúc trận chiến ác liệt.
Trong một vài chương, nhân vật đám đông hiện diện chính là dư luận ở
Clayton, Savannah, Chaleston, Atlanta (Margaret Mitchell đặt điểm nhìn vào
nhân vật này để phán xét hành động của Rhett, Scarlett…).
“Cả thành phố Savannah thầm thì bàn tán và băn khoăn về chuyện
Philippe Robillard bỏ đi, nhưng những lời đàm tiếu ấy không đưa tới được
chút ánh sáng nào . Việc cô gái cưng của nhà Robillard sắp thành hôn với
một gã đàn ông không cao tới mang tai vợ, mặt đỏ gay, to tiếng vẫn cứ mãi là
điều bí ẩn đối với mọi người” [92].
“đa số dân Atlanta chẳng lo lắng bao nhiêu trước viễn ảnh sẽ có đánh
nhau gần Dalton.” [92].
“Atlanta - và toàn thể Georgia - biết rằng tiểu bang của họ vô cùng
quan trọng đối với liên bang miền Nam nên Tướng Joe Johnston không bao
giờ để cho quân Yankee nấn ná bên trong biên giới quá lâu” [92].
Nhân vật tổ hợp có tên gọi: Scalawag và Carpetbagger cùng với những
người theo Cộng Hòa.
Xét ở tính cách nhân vật thì trong “Cuốn theo chiều gió” có cả:
Nhân vật đời thường với cả ưu lẫn khuyết trong tính cách: Scarlett
bướng bỉnh thực dụng nhưng can trường, Rhett gai góc lưu manh nhưng đầy
hấp dẫn, Gerald bốc đồng nóng tính nhưng rộng lượng, Honey đố kị tị hiềm…
Trong tác phẩm cũng xuất hiện những nhân vật mang tính lí tưởng như
bước ra từ cổ tích, là Melanie, Ellen. Họ là bức tranh đẹp, là chỗ dựa tinh thần
cho người xung quanh.
Thế giới nhân vật trong “Cuốn theo chiều gió” với sự đa dạng của tầng
lớp, tính cách, diện mạo, dáng vẻ… đã góp phần làm trọn vẹn thêm bức tranh
hiện thực về xã hội miền Nam nước Mỹ trong một thời kì lịch sử khá đặc biệt.
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Các thủ pháp xây dựng nhân vật trong văn xuôi tự sự thường rất đa
dạng, phong phú. Tùy vào cách thể hiện mà từ đó tài năng và phong cách của
nhà văn được bộc lộ. Nhà văn Macxim Gorki từng có lần nhấn mạnh với
những nhà văn trẻ về kĩ thuật viết văn “Anh hãy bỏ nghề viết đi, đấy không
phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả
năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu” [13].
Trong tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi tự sự nói chung, miêu tả nhân
vật thường dựa trên các yếu tố: ngoại hình, hành động, nội tâm và tính cách,
Margaret cũng không ngoại lệ, nhưng dĩ nhiên, bằng một cách rất riêng.
2.2.1. Qua miêu tả ngoại hình
Margaret Mitchell luôn bắt đầu việc giới thiệu một nhân vật của mình
bằng ngoại hình, miêu tả một cách tỉ mỉ ngay lần đầu nhân vật xuất hiện. Đây
không phải là cách làm mới mẻ, thậm chí là một “thao tác”quá quen thuộc với
mỗi người cầm bút, nhưng dấu ấn “Margaret” vẫn đậm nét ở cách bà chọn lọc
chi tiết miêu tả, khiến người đọc ấn tượng ngay lập tức về nhân vật.
Nhân vật chính của tác phẩm, Scarlett được miêu tả ngay khi tác phẩm
bắt đầu, gây ấn tượng về một vẻ đẹp của miền Nam giàu sức sống: “Khuôn
mặt nàng là một sự kết hợp hài hoà giữa những đường nét kiều diễm của mẹ,
người quý tộc miền duyên hải thuộc dòng dõi Pháp, và những góc cạnh thô
kệch của người cha Ái Nhĩ Lan, da dẻ hồng hào. Tuy thế, đó là khuôn mặt ưa
nhìn với cằm thon, hàm nở rộng. Đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi
những hàng nở rộng. Đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng
mi dài rậm uốn cong vút . Bên trên đôi mắt đó là hai vệt mày chênh chếch
vạch thành hai đường nghiêng đậm nét trên làn da trắng trong của hoa mộc
lan” [92].
Tiếp đó, trong bối cảnh đầu tiên khi Scarlett ngồi giữa hai anh em Brent
và Stuart Tarleton, diện mạo của họ cũng được Margaret Mitchell khắc họa
khá sống động và có phần hài hước: “Cùng 19 tuổi, cùng cao 1m85, xương
dài thịt chắc, hai anh em cùng giống nhau như hai bành bông vải, cũng
những khuôn mặt sạm nắng, cũng tóc đỏ hoe, cũng ánh mắt tươi vui ngạo
nghễ, cũng mặc một loại áo màu xanh và quần kỵ mã màu hột cải” [92].
Cùng một cách ấy, các nhân vật của Margaret Mitchell luôn xuất hiện
theo cách giới thiệu “bước ra” hay vừa từ đâu về, hoàn toàn sinh động và tự
nhiên. Nhân vật Mammy mang những nét đặc trưng của người da đen bấy giờ
“Mammy bước ra, một phụ nữ đồ sộ và lớn tuổi với đôi mắt nhỏ bé nhưng
tinh quái như mắt voi. Da đen bóng, đúng giống người Phi châu”. Còn Gerald
lại thuần gốc Ái Nhĩ Lan: “Gerald người nhỏ thó, cao khoảng trên một thước
rưỡi, nhưng to bề ngang và lớn cổ, cho nên với cái bề ngoài đó, mỗi khi ông
ngồi, người lạ có thể tưởng lầm ông là người to lớn. Thân hình vạm vỡ của
ông được giữ bởi đôi chân ngắn nhưng chắc nịch, lúc nào cũng không rời đôi
giày ống bằng loại da hảo hạng, và lúc nào cũng dạng ra trông như một đứa
bé vênh váo” [92].
Để miêu tả ngoại hình nhân vật Ellen, Margaret Mitchell có cách sắp
đặt khá độc đáo, đó là đưa hình ảnh của bà ra trước với những với những nét
phác thảo về vai trò của bà trong gia đình – quán xuyến, chăm sóc, giữ gìn sự
ổn định cho Tara. Sau khi người đọc dần tò mò “người phụ nữ ấy là ai”,
Margaret Mitchell mới dành chương mới để mô tả Ellen – người phụ nữ quý
tộc thuộc họ Robillard mà mỗi đường nét đều là biểu hiện của sự nền nã. “Bà
cao lớn, cao hơn chồng một cái đầu nhưng với dáng đi mềm mại làm nhún
nhảy nhịp nhàng tà áo phồng to, bà đã
làm cho mọi người quên để ý tới chiều
cao đó. Chiếc áo chẽn lụa đen làm nổi
bật cái cổ tròn trịa, thon thon và trắng
ngần như sữa. Cái cổ đó dường như lúc
nào cũng ngửa ra sau bởi sức nặng của
mái tóc xum xuê bọc trong bao lưới … Ở
mẹ, bà thừa hưởng đôi mắt huyền hơi
xếch, những hàng mi dài rậm và mái tóc
đen nhánh . Với cha, từng là một chiến sĩ
của Nã Phá Luân, bà giống ở sóng mũi
dài và thẳng, ở quai hàm vuông nhờ đôi
má bầu bĩnh làm dịu nét” [92].
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, điểm nhìn
miêu tả thường là trực tiếp bằng lời người kể chuyện. Ngoài ra, để phong
phú hóa điểm nhìn và phục vụ cho việc khắc họa tính cách, có lúc diện mạo
nhân vật được Margaret miêu tả bằng điểm nhìn của nhân vật khác, thường
là Scarlett. Yếu tố nghệ thuật này cũng góp phần làm hoàn chỉnh tính hấp dẫn
trong nghệ thuật trần thuật của Margaret Mitchell.
Rhett, trong mắt Scarlett “có vẻ hơi già, ít nhất cũng ba mười lăm tuổi.
Người hắn cao lớn, thân hình vạm vỡ. Scarlett thầm nghĩ là chưa bao giờ
nàng thấy một người đàn ông có vai rộng và bắp thịt rắn chắc như vậy, quá
nhiều bắp thịt so với một người thượng lưu. Khi mắt nàng gặp hắn, hắn mỉm
cười, để lộ hàm răng trắng toát như răng thú dưới bộ râu mép đen tỉa sát.
Mặt hắn sạm nắng như mặt một tên hải khấu, mắt hắn thật đen và liều lĩnh
như một tên tướng cướp đang ước lượng giá trị chiếc thuyền buồm mà hắn
sắp đánh chiếm, hay một thiếu nữ mà hắn sắp cưỡng đoạt” [92]. Còn nàng
nàng India lại “thật là quá xấu với mái tóc và rèm mi xơ xác, với cái càm nhô
biểu hiện cho tánh chất ương ngạnh” [92]. Vì chuyển điểm nhìn sang Scarlett
nên ngôn ngữ dành để phác họa nhân vật cũng mang cá tính của nhân vật
ương ngạnh của chúng ta. Là một người luôn muốn làm trung tâm, coi phụ nữ
“kể cả hai nàng em, đều là những kẻ thù tự nhiên, cùng săn đuổi một con mồi
chung: đàn ông” [92] nên Scarlett có xu hướng nhìn thấy mặt “xấu” của
người khác hơn là điểm tốt. Trong mắt nàng, Melanie quá tẻ nhạt và không
chút hấp dẫn: “Cô ta quả là một mẫu người nhỏ thó, gầy còm, giống như một
đứa bé cải trang trong cái váy quá rộng lớn của mẹ. Ảo giác nầy càng rõ rệt
thêm bởi vẻ rụt rè, lúc nào cũng như sợ sệt trong đôi mắt to màu nâu. Mái tóc
đen của cô ta với những lọn cong cong như bị bó kín tàn ra ngoài. Mái tóc
đen và cái đuôi tóc dài giữa trán càng làm cho khuôn mặt nàng giống hình
quả tim hơn. Với xương gò má quá đẹt, cái cằm quá nhọn, cô trông có vẻ dịu
dàng và nhút nhát nhưng ngay thật. Cô chẳng có một mánh khóe quyến rũ
nào khiến cho người ta quên được khuôn mặt chẳng có gì đặc sắc” [92].
Nếu tinh tế người đọc có thể nhận thấy trong cách miêu tả của Margaret
Mitchell thường có sự nhấn mạnh đến một vài chi tiết cơ thể như: đôi mắt,
nụ cười, giọng nói. Sự lặp lại thường xuyên của yếu tố này trong hầu hết các
nhân vật cho ta thấy nó không phải là ngẫu nhiên, mà thuộc chủ đích nghệ
thuật của tác giả trong khắc họa ngoại hình, qua đó làm bộc lộ tính cách nhân vật.
Margaret Mitchell thường tiếp cận đôi mắt của các nhân vật, đúng với
ý nghĩa “cửa sổ tâm hồn” của nó để soi thấu nội tâm các nhân vật. Scarlett có
“đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng mi dài rậm uốn cong
vút”; “xanh biếc như những đồng cỏ Ái Nhĩ Lan”, thể hiện sự trẻ trung, tràn
trề sức sống, thừa hưởng từ người cha Gerald với “đôi mắt xanh biếc đầy quả
cảm” [25].
Mắt Rhett thì lại “đỏ rực như mèo hoang”, và nó là sự bổ sung hoàn
hảo cho tính cách “bất kham” của nhân vật này. Cô gái Melanie nhỏ bé dịu
dàng thì “rụt rè, lúc nào cũng như sợ sệt trong đôi mắt to màu nâu” nhưng
“đôi mắt có những tia sáng êm đềm như một ao rừng mùa đông với những
chiếc lá nâu lóng lánh xuyên qua mặt nước nằm im”. Nhân vật mang dáng vẻ
hoàng tử trong mơ Ashley cũng nhất quán với “đôi mắt màu lam” khắc khoải
u buồn [25].
Khi chúng tôi tìm kiếm tư liệu thông qua các diễn đàn trên internet,
quanh việc “chi tiết nào khiến bạn thấy thích trong con người Rhett”, rất
nhiều bạn thống nhất là nụ cười. Đúng là Rhett có một nụ cười có một không
hai, nó khiến cho người tiếp xúc hắn không bao giờ quên được, dù đó không
hẳn là thiện cảm. Điều này có thể thấy thông qua việc Margaret Mitchell
nhiều lần miêu tả nụ cười Rhett với những sắc t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHNN016.pdf