Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 01

NỘI DUNG . 08

Chương 1. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 08

1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật . 08

1.1.1. Khái niệm trần thuật . 08

1.1.2. Khái niệm điểm nhìn trần thuật 08

1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật . 10

1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng và nghệ thuật lựa chọ n điểm nhìn trần thuật trong

truyện ngắn thời kỳ đổi mới 13

1.2.1. Nhà văn Ma Văn Kháng . 13

1.2.2. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn

Kháng thời kỳ đổi mới . 19

1.2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài 19

1.2.2.2. Điểm nhìn bên trong . 29

1.2.2.3. Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật . . 37

Chương 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 42

2.1. Khái niệm không gian trần thuật và thời gian trần thuật . 42

2.1.1. Không gian trần thuật . 42

2.1.2. Thời gian trần thuật . 43

2.2. Không gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới . 44

2.2.1. Không gian sinh hoạt đời thường . 44

2.2.1.1. Không gian căn phòng . 44

2.2.1.2. Không gian phố phường . 48

2.2.1.3. Không gian làng quê . 52

2.2.2. Không gian tâm trạng . 54

2.3. Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới . 58

2.3.1. Thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời con người 58

2.3.2. Thời gian tâm tưởng về với quá khứ . 63

2.3.3. Sự đan xen, xáo trộn các bình diện thời gian . 67

Chương 3. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 71

3.1. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới . 71

3.1.1. Khái niệm Giọng điệu trần thuật . 71

3.1.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 73

3.1.2.1. Giọng điệu ngợi ca . 74

3.1.2.2. Giọng điệu xót xa ngậm ngùi . 85

3.1.2.3. Giọng điệu triết lý, tranh biện . 91

3.1.2.4. Giọng điệu trào lộng trang nghiêm . 95

3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mớ i . 97

3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ trần thuật . 97

3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 98

3.2.2.1. Ngôn ngữ phong phú, đa dạng giàu tính khu biệt 98

3.2.2.2. Ngôn ngữ đời thường giản dị . 103

3.2.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh và sức gợi cảm . 108

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 115

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chỉ viết nhiều về cuộc sống của người dân chốn thành thị, mà còn có những truyện ngắn hay về chốn thôn quê với những trang viết miêu tả bức tranh quê thật yên bình, tiêu biểu như Trái chín mùa thu, Trăng soi sân nhỏ, Quê nội, Bến bờ, Đầm sen, Ngoại thành … Khung cảnh chiều thu nơi đồng nội được nhà văn khắc họa như một bức tranh tao nhã trong Trái chín mùa thu: “Dưới chân đê lợp một lớp cỏ mùa thu xanh mướt, con trâu trắng nhà ai đang xoải đều bốn vó. Con trâu non, sừng mới hơn gang nhưng trường mình, lực lưỡng, có những bước nhảy dài khoan thai, nhẹ bẫng, rập rờn, đẹp như ngựa phi nước đại (…) Nồm nam từ mặt sông phất lên như quạt rười rượi mát. Tràn qua mặt đê, hơi gió chiều quẫy lộng những tầu sen như những chấm hồng dưới chân đê bên này (…) Cảnh chiều thu nơi đồng nội đơn sơ thầm thì niềm hào hứng như một tấm lòng nhân từ, bao dung” [25,tr.124]. Sống trong khung cảnh hiền hòa ấy, con người thấy mình trở nên nhân hậu hơn, cao đẹp hơn. Trong truyện Ngoại thành, vợ chồng Hoan và Dân đã thốt lên những lời ngợi ca chốn ngoại thành: “Ngoại thành! Miền vây bọc ngoại vi thành phố. Buổi bình minh thuở sáng thế, món quà tặng đơn sơ của tự nhiên. Ngoại thành, miền vô danh, đất mộc đầm hoang, bóng tối còn phủ trùm và không khí chưa giải tỏa. Ngoại thành, vùng thời gian không đi, nơi im ắng vô thanh, miền thiên khải của thượng đế, nơi cuộc sống chưa vong thân, bốn phương non nước bao la như hăm he dọa nạt, như dang tay chào đón khách tang bồng” [25,tr.581]. Không gian rộng lớn, trong trẻo chốn ngoại thành là nơi lý tưởng để vợ chồng Hoan sống và lao động hết mình. Bằng niềm hăng say và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 lạc quan tin tưởng trong lao động, họ đã tạo lập được một cơ nghiệp ở ngoại thành. Đó là mảnh đất phù hợp với bản chất thật thà chất phác của họ. Ở đó họ đã đổ bao mồ hôi công sức để sinh cơ lập nghiệp và sinh con đẻ cái. Ngoại thành là nơi để họ xa rời kẻ ác, xa rời sự bon chen điên đảo chốn thị thành. Với vợ chồng Hoan, không gian ngoại thành yên bình, đẹp đẽ, đối lập hoàn toàn với không gian thành phố với những ngõ chật hẹp “những căn buồng thiếu ánh sáng, thiếu không khí, đầy ắp người và tiện nghi” [25,tr.103]. Ở thành phố, con người phải sống bon chen, giành giật, thậm chí thù hận lẫn nhau. Còn ở ngoại thành, Hoan và Dân được sống trong khung cảnh đẹp đẽ, êm ái, cây trái bốn mùa tốt tươi, sản vật dồi dào phong phú. Họ như chim sổ lồng, họ được sống với chính mình. Ma Văn Kháng còn viết về một vùng quê miền trung anh dũng trong quá khứ và vất vả nghèo khó trong hiện tại (Quê nội). “Một vùng quê muôn ngàn lần đáng kính, từ những ngày đã qua và ngay cả hiện tại (…) Một làng quê cổ từ bàn chân có ngón cái bãi rộng của bà. Một làng quê đã chịu bao vất vả thương đau (…) Một làng quê bề ngoài tầm thường nhưng thật sự gan góc, anh hùng” [25,tr.217]. Miền quê anh dũng kiên cường ấy sinh ra những người con quả cảm như mẹ cái Thía nhưng cũng lại là nơi sinh ra những người vô ơn bội nghĩa như bố của Thủy Tiên. Bố con Thủy Tiên về thăm quê nhưng dường như hoàn toàn xa lạ với cuộc sống vất vả lam lũ nơi đây. Vốn quen cuộc sống nhung lụa, hai bố con thấy sợ sự oi bức và cảm thấy chỗ nào cũng không được sạch sẽ. Nhà văn đã phản ảnh chân thực bản chất của một số người trong xã hội mới: đó là những người thực dụng, cố tình quên đi nguồn cội, quên quê hương xứ sở, quên nơi chôn rau cắt rốn của mình. Họ chỉ biết có tiền và quyền lực để phục vụ những lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, đó là bản tính bội bạc, ích kỷ trong con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 2.2.2. Không gian tâm trạng Một trong những nét đặc sắc trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là ở chỗ ông đã tạo dựng không gian trong tầm nhìn của nhân vật. Mọi sắc thái, mọi biểu hiện của không gian ngoại cảnh đều được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhân vật cảm nó, nắm bắt nó và bộc lộ mình trong nó. Vì thế không gian trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là thứ không gian hướng nội, không gian mang lại nỗi lòng nhân vật, gắn với nội tâm nhân vật. Không gian trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu soi tỏ mọi ngõ ngách tâm tư, mã hóa cung bậc cảm xúc của nhân vật. Ma Văn Kháng hay nói đến không gian của những chiều mưa, những đêm mưa. Chiều mưa, đêm mưa xuất hiện trong nhiều tác phẩm: Trung du chiều mưa buồn, Mưa đêm, Ngày chủ nhật mưa ngâu … Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại sử dụng không gian đó. Khung cảnh mưa thường có chức năng khơi gợi tâm tư. Trong không gian ấy, con người cũng dễ bộc lộ những suy tư của mình. Trong Trung du chiều mưa buồn, mưa đã chứng kiến đám tang buồn thương của người em gái xấu số:“Mưa. Mưa ngâu, thấm đẫm không gian miền thượng trung du ướt át một nỗi buồn thê thiết. Hạt mưa lơ lửng, phủ trắng mờ những eo đồi vắng lặng lúp xúp các bụi cây hoang dại. Cây cọ không diễn đạt nổi một khúc xạ ý tưởng thơ mộng nào. Dáng nó cằn, bóng nó trơ trọi giữa sa mù, đầy vẻ giá lạnh cô đơn. Vệt bánh xe bò quằn quại, chồng chất hỗn độn ven đồi đất vàng ệch như trích đoạn của bức tranh cô liêu, buồn đến tận cùng xương tủy. Cỏ hỗn hung hãn xâm chiếm mặt đường, quệt ràn rạt vào bánh xe lăn chậm chậm” [25,tr.118]. Không gian đó trở nên thật rầu rĩ và tang tóc như để khóc thương cho người em gái xấu số đã vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nỗi xót xa, ai oán trống vắng, sự thương cảm như chứa chất trong từng hạt mưa, xuyên thấm cảnh mưa. Cảnh mưa khiến con người chạnh lòng hay sự tang tóc mất mát khiến cảnh mưa thêm rầu rĩ khó có thể tách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 bạch. Người đọc không thể quên cảnh bốn người đàn ông ướt dầm dề khiêng cái quan tài đóng vội bằng ván cánh cửa hở huếch hoác trong đám tang ấy. Đó là đám tang của một con người nghèo khổ. “Mưa ướt dầm mái tóc rậm bù của người đàn ông, trông ông lại sa sút, tiều tụy hơn cái hôm ông đến cơ quan chúng tôi. Sáu đứa trẻ sút sít bằng nhau lốc nhốc một đám, đứng cạnh cha, rỉ ri khóc. Hương thắp rồi lại tắt! Lại phải quay nón đốt giấy thắp lại. Gió rũ phành phạch tàu lá cọ trên cao, bóng người siêu dạt dật dờ trong hoàng hôn tím sẫm” [25,tr.119]. Hay trong Một chiều giông gió, cơn giông gió xoáy đảo, dữ dội như tâm trạng của Tua - cung trưởng cung đường 580. “Giờ thì cơn dông gió xoáy đảo đất trời chiếm trọn hồn Tua. Giờ thì chính Tua đã biến thành cơn hưng phấn có kích tấc khổng lồ nọ. Tưởng như Tua cứ nguyên vẹn như thế, với nỗi hoan lạc thần bí không giải thích được, phăm phăm như ngựa băm vó, ngược xuôi trên con đường tàu xuyên Việt chạy qua dải đất miền Trung dằng dặc này” [25,tr. 686]. Cơn giông chiều đã xua tan cái oi nực, buồn bực, bứt rứt tích tụ cả ngày, cả tuần, cả tháng, cả đời người. Cơn giông tới làm thay đổi hoàn toàn cảnh vật nơi đây. Và sự xuất hiện của một cô gái ở cung đường khắc nghiệt này đã làm cho cuộc sống của những người đàn ông ở đây trở nên đổi khác. Thoa có khuôn mặt trái xoan, tươi hồng và đầy nữ tính. Thoa có sức biến cải hoàn cảnh, khiến cho những người công nhân đường sắt ở cung đường 580 như bừng tỉnh nhận ra mình là những kẻ độc than trẻ tuổi bấy lâu nay vẫn âm ỉ những khát khao hạnh phúc mà tự mình không biết. Ở đây, nhà văn đã thật tài tình khi kết hợp miêu tả ngoại cảnh (cơn giông chiều) với việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Cơn giông chiều chao đảo như tâm trạng bức bối, ngột ngạt của Tua. Và khi cơn giông qua đi, xua tan sự oi bức thì cũng là lúc Tua nhận ra khát vọng sống đúng nghĩa trong bản thể người đàn ông của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Trong một số truyện ngắn, Ma Văn Kháng hay viết về không gian đêm tối. Không gian tĩnh lặng của đêm tối là nơi con người dễ bộc lộ tâm trạng. Xung quanh ngôi nhà của bà cụ Lý (Xóm giềng): “Bóng tối đang thẫm dần (…) Không gian thẫm tối một vệt sáng như lân tinh” [25,tr.184]. Bóng tối như bao trùm, vây quanh cuộc sống cô đơn của bà cụ Lý. Về thăm mẹ, anh con trai cụ Lý không đành lòng để cụ một mình trong không gian vắng vẻ quạnh hiu và cô độc này. Bằng bút pháp tạo dựng không gian chứa đựng tâm trạng con người, nhà văn đã cho ta thấy rõ hơn tâm trạng nhân vật. Trong không gian ấy, tình người đã trở thành ánh sáng xóa nhòa bóng tối. Tình yêu thương, trách nhiệm của con trai đã làm bừng sáng cả không gian căn nhà bà cụ Lý: “Trời đã tối sập. Trong nhà không nhìn thấy bàn tay. Người con trai lục túi. Lát sau, ánh sáng từ ngọn đèn ba dây treo ở giữa nhà bốc phần phật, tỏa khắp gian nhà (…) trùm lên toàn bộ mỗi chi tiết của căn nhà niềm rung cảm trân trọng với những cái đã thành quá vãng”. Và trong truyện ngắn Đầm sen, Ma Văn Kháng miêu tả không gian làng quê với con ngõ nhỏ dẫn vào nhà của Bảo nhưng sao hôm nay nó trở nên khác lạ: “Ngõ sâu hun hút, thâm đen và lạnh toát vì hai mảnh tường đá ong hẹp chật ẩm ướt. Nó giống một thực cảnh, lại giống như một hư ảo ma quái vì ở tít xa cuối ngõ loe lóe một chấm sáng đỏ lừ lắt lay”. Vẫn là khung cảnh quen thuộc của làng quê nhưng tâm trí Bảo lúc này hướng về bà nội đang ốm nên con ngõ nhỏ đã trở nên “sâu hun hút, thẫm đen, lạnh toát”. Phải chăng, một sự lo sợ mơ hồ của Bảo đã nhuốm trùm lên cảnh vật. Nhưng trong cái thẫm đen của không gian ấy vẫn “loe lóe một chấm sáng”. Chính chấm sáng ấy đã làm cho Bảo vững tin, Bảo tin vào một điều tốt lành sẽ đến với bà nội của mình. Với tình yêu thương kính trọng người bà nội nghèo khổ, Bảo tin sự có mặt của mình sẽ như đốm sáng giành lấy sự sống cho bà. Trong một số truyện, những diễn biến của không gian đều nhằm phản ánh những cung bậc cảm xúc của nhân vật. Đọc truyện ngắn Bến bờ, ta sẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 thấy rất rõ điều này. Nhâm là một người con gái sinh ra và lớn lên ở một thị xã nhỏ miền thượng du. Tạm biệt người mẹ muôn vàn yêu thương, cô lấy chồng, theo chồng vào Nam. Trong lòng cô luôn tự thầm hứa mỗi năm sẽ về thăm mẹ hai lần. Nhưng thời gian trôi đi lạnh lùng và tàn nhẫn. Những công việc bộn bề ngổn ngang đã cuốn cô theo suốt bảy năm mà chưa về thăm mẹ. Nhâm đã day dứt không nguôi và lần này Nhâm quyết định xin nghỉ phép để về thăm mẹ. Nỗi mặc cảm về sự bất hiếu, vô tình luôn thường trực trong Nhâm. Vì thế đứng trên con phà quen thuộc ngày nào nhìn sang bờ bên kia, Nhâm hình dung cái bờ ấy là hình ảnh ẩn dụ của thói lãnh cảm vô tình. “Cả con phà to bè, vá víu, già lão, bên sườn đeo những chiếc lốp ô tô cũ nát, trơ lần vải sợi. Và chiếc ca nô lai dắt đen sì muội than, hôi mùi dầu ma dút, hướng cái mũi bẹp về phía bên kia sông, cái bến không xa, nhưng lúc nào cũng mờ mờ sương phủ, như ẩn dụ của thói lãnh cảm, vô tình” [25,tr.546]. Nhâm luôn mang trong mình sự mặc cảm của một người con gái bất hiếu, không chăm sóc được mẹ già nên cô nhìn cảnh vật xung quanh cũng như chất chứa tâm trạng ấy. Ma Văn Kháng đã tạo nên nét tương đồng giữa ngoại cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người. Không gian mang tâm trạng đã góp phần làm rõ hơn cảm xúc của nhân vật. Không gian trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu soi tỏ mọi ngõ ngách tâm tư, mã hóa những cung bậc tình cảm của nhân vật. Khi Thụy (Trái chín mùa thu) đang ngập tràn trong dư vị của một tình yêu tha thiết, nồng nàn thì không gian không còn là không gian hiện thực mà là không gian tâm trạng, không gian bên trong trôi chảy theo dòng cảm giác: “Thụy ngồi trong làn hương thơm vương vít, tâm trí bảng lảng gần xa, nhớ tới khung cảnh chiều thu ngẫu nhiên hôm nào, như nhớ tới một tiết đoạn của đời sống tâm linh. Nhớ tới cảnh thu êm ả ngõ xóm và trái bưởi vàng cùng nhịp nhảy của con trâu non hồn nhiên, như chính những cái đó gắn bó hữu cơ với tâm tình riêng tư, thầm kín của mình”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Như vậy, không gian là một phương diện nghệ thuật quan trọng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Nếu mảng không gian sinh hoạt đời thường tạo phông nền chung cho bức tranh hiện thực thì mảng không gian tâm trạng lại góp phần thể hiện chiều sâu tâm hồn, tính cách của nhân vật. Nhà văn Ma Văn Kháng đã thật khéo léo khi kết hợp đan xen hai mảng không gian này để phản ánh cuộc sống hối hả, giàu màu sắc của con người trong thời kỳ đổi mới. 2.3. Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới 2.3.1. Thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời con người Nhà văn Ma Văn Kháng thường sử dụng thời gian như một phương tiện hữu hiệu để phản ánh hiện thực. Đọc truyện Ngày đẹp trời, ta gặp một cán bộ làm quan trắc khí tượng dự báo thời tiết. Người quanh vùng coi ông như là hiện thân của mọi khổ đau. Không ai hiểu được những mất mát hy sinh của ông trong quá khứ. Vết thương trên mặt trận đã lấy đi bộ mặt trai trẻ của ông, đến nỗi ông không dám trở về gặp lại người yêu xinh đẹp nhất làng. Ông sống cô đơn, không người thân thích, không ai quan tâm. Người con gái yêu ông đã dũng cảm vượt qua bao nổi chìm phũ phàng để bảo vệ trinh tiết và đi tìm người yêu qua tháng năm vô vọng. Cho đến một ngày, họ gặp nhau giữa chốn núi non xa xôi: “Anh Thiềng, mười năm năm trời em đã chờ đợi anh. Mười năm năm trời em đã đi tìm anh. Ở quê làng, thanh niên ra đi năm đợt, những ai còn sống sau chiến tranh đã trở về cả rồi. Điểm tên từng người, các cố, các cụ, các cháu trong làng nói: “Chỉ còn anh Thiềng là chưa về”.(…) Em lên tỉnh đội hỏi mười lần. Vẫn không có bảo tử của anh. Em thắc mắc và cuối cùng em không tin. Anh có hiểu em không? Em đã đi tìm anh, ở khắp các nơi” [25,tr.255]. Khoảng thời gian mười năm năm trời đã diễn ra bao nhiêu sự kiện khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ ấy: “Thói đời đê tiện bủa vây và dồn ép. Quanh một người con gái xinh đẹp nhất làng là những lời mơn trớn thô kệch (…) Thằng anh trai, một gã đàn ông khốn nạn nhất trên cõi đời này dùng em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 gái làm vật tiến thân cầu lợi, rắp tâm cưỡng ép cô phải lấy một tên đàn anh cùng phe cánh làm ăn (…) Thằng anh trai đểu giả lừa em gái mình vào trong buồng và thả con hổ đói vào. Nhưng bản năng tự vệ đã thắng. Cô giấu sẵn một con dao lá lúa trong người. Tên vô lại đang say xỉn bị xỉa một nhát trúng ngực, gục ngay xuống đất (…) Rồi vừa hoảng sợ, vừa bình tĩnh, cô rời làng quê” [25,tr.256]. Thời gian mười năm năm trời đã gắn với bao biến cố trong một cuộc đời người phụ nữ thủy chung son sắt. Trong cô vẫn luôn khắc khoải một niềm tin tha thiết: “Anh chưa chết, nghĩa là anh còn sống ở một nơi nào đó (…) Và cô tìm anh. Nông trường này là đơn vị thứ mười hai cô tới” [25,tr.256]. Mười năm năm là một khoảng thời gian dài dằng dặc, người con gái yêu ông đã dũng cảm vượt qua bao nổi chìm phũ phàng để bảo vệ trinh tiết đi tìm người yêu qua tháng năm vô vọng. Khi gặp lại nhau, chị đã có chồng con. Ông vẫn muốn tiếp tục chấp nhận số phận thiệt thòi của mình. Nhưng cuộc đời vốn dĩ giàu lòng nhân hậu. “Ông dìm đời mình vào khắc khổ để quên lãng. Nhưng người phụ nữ thân thiết lại muốn ông sống trong tình yêu thương bình dị. Ông không muốn làm bóng ma quấy nhiễu con người, nhưng con người lại muốn ông sống đích thực như một con người giữa nhân tình gần gụi”. Ở đây, nỗi đau nhân tình đã vơi nhẹ đi nhiều bởi những tâm hồn giàu yêu thương, tình nghĩa. Trong truyện ngắn Đợi chờ, bằng việc khắc họa các mốc thời gian cụ thể, nhà văn đã kể về quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và đợi chờ hy vọng vào sự trưởng thành ở người con gái duy nhất của ông Nhân. Để rồi sự đợi chờ của ông Nhân đã trở thành bi kịch đáng buồn của những người làm cha làm mẹ: “Năm 1960 ông Nhân mới lấy vợ, một nữ cán bộ ông gặp và quen thân trong nhà tù giặc. Và đứa con gái duy nhất của ông bà đã cất tiếng chào đời trong một căn hầm sâu dưới bầu trời đầy bom đạn. Bà vợ sau kỳ sinh nở đã kiệt sức, bà đành phải về nghỉ mất sức khi chưa đến tuổi già” [25,tr.219]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Ông Nhân dành tất cả tình yêu thương và tâm sức để chăm sóc con gái. Hiếm có một người cha nào yêu quý con, tận tụy với con như ông Nhân. Ở ông, tình yêu con là thuần túy, mãnh liệt. Ở ông, hy sinh là đỉnh cao của hạnh phúc. Cô con gái càng lớn càng xinh, thông minh, học giỏi, được đi du học ở nước ngoài. Ông Nhân đã thấp thỏm chờ đợi ngày cô con gái về nước: “Sáu năm là thế nào! Tới hôm nay là đúng 6 năm, 3 tháng, 12 ngày”. Tuy tuổi đã già và sức khỏe giảm sút, ông Nhân vẫn muốn tạo những điều kiện tốt nhất cho con, ông dành dụm tiền để xây thêm cái gác lửng làm phòng mới cho con. Thậm chí hàng ngày ông đi bê từng viên gạch xin được ở cơ quan cũ. Ngày con gái về nước, ông đạp xe ba mươi cây số ra sân bay đón con mà không gặp, ông lại quay về. “Sẩm tối, mỏi rời hai bắp chân, ông Nhân mới về tới bờ hồ. Và lần này chắc là ông sẽ được đền bù rồi. Bến xe đã vằng và từ xa ông đã nhận ra bóng một người con gái thon gọn, khỏe mạnh đứng như ngóng đợi ai (…) Trong ông lại dâng lên một dự cảm lo âu: không khéo cả hai cha con sẽ khóc mất” [25,tr.236]. Nhưng cô con gái đứng đấy không phải để chờ ông, cô không theo ông về căn nhà “lụp xụp” mà đi theo một gã người yêu con nhà giàu. Ông Nhân thật sự hẫng hụt bởi sự đợi chờ không được đền đáp. Cạn kiệt cả sức lực và tâm lực, đêm hôm ấy ông Nhân lên cơn sốt. Bằng việc liệt kê những mốc thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời ông Nhân, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc mà ông dành cho cô con gái: “Lòng cha vẫn mênh mông thể tất, tuy vậy nước mắt ông Nhân vẫn ứa tràn vành mi. Ông vừa thấy giận mình, vừa thấy tủi. Và do mắt ướt nên ông không còn nhìn thật rõ con gái, một đứa con ông mang hình bóng nó theo suốt cuộc đời mình” [25 ,tr.237]. Ông Nhân ốm nặng phải nằm viện nhưng cô con gái không hề đến trông nom, chăm sóc. “Ông nằm đấy, một mình lặng lẽ đi dần về cái chết, mà vẻ hài lòng, mãn nguyện. Nhưng đến lúc hấp hối, ông bỗng lên cơn mê sảng. Ông gào thét, ông gọi tên con (…). Hình như ông đã nhận ra cái bản tính ích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 kỷ vốn có của con người nói chung và con cái nói riêng”. Tuyệt vọng trong chờ đợi, ông Nhân đã đi vào cỗi chết trong nỗi đau đớn, lầm lỡ của cả một đời người. Thật bi đát khi ta phải chứng kiến một người cha giàu ân nghĩa ấy mất hết lòng tin vào tình nghĩa của con người. “Tình yêu và nói chung mọi thứ tình cảm khác là vô bổ ở thời hiện tại, ở lớp trẻ bây giờ chăng? Nếu vậy thì nguy hiểm quá, bởi vì đã sinh ra một bọn người bội bạc thật sự mà không nghĩ rằng mình bội bạc. Chúng sống bằng tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, chúng hút cạn sức lực của họ, rồi tuyên bố: Tình yêu là cái lỗi thời, cũ rích rồi, các cụ ạ!”. Qua suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc đời riêng của một người cha, tác giả nhắc nhở những bậc cha mẹ hãy cảnh giác với sự chiều chuộng, dung túng con cái của mình vì đó là mầm mống nuôi dưỡng thói ích kỷ trong chúng. Trong truyện Suối mơ, tác giả đã khắc họa rất chi tiết những khoảng thời gian anh Rư đào giếng, anh Rư ốm và khỏi bệnh: “Anh Rư ốm nặng quá! Ba ngày đầu anh sình sịch 40, 41 độ. Đến ngày thứ tư thì chuyển sang vừa nóng vừa rét. Nóng thì như cái lò than. Rét thì từ ruột rét ra” [25,tr.719]. “Anh Rư nằm đấy một tuần, bao nhiêu lợn gà chị Nhần đã đem đi bán hết. Chị không biết chăm sóc chồng ốm. Nói cho đúng, chị bỏ mặc anh”[25, tr.720]. “Một tháng qua, cám cảnh cho số kiếp anh Rư” [25,tr.721]. “Phải hơn mười tháng sau, anh Rư mới hồi sức. Hồi sức bắt đầu từ đôi chân” [25,tr. 723]. Anh Rư rất yêu quý vợ, anh chăm chỉ hăng say lao động, anh đào giếng để cải biến hoàn cảnh, để tìm một nguồn nước sạch cho người vợ của mình. Nhưng đáp trả lại sự tận tình, yêu thương chăm sóc của anh là sự phản bội trơ trẽn của người vợ. Anh dành bao nhiêu công sức và tâm huyết để đào giếng cho vợ, cái giếng đào xong thì cũng là lúc anh lăn ra ốm. Bằng cách liệt kê cụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 thể thời gian gắn liền với sự kiện, tác giả đã kể lại thật tỉ mỉ quá trình anh Rư nằm trên giường bệnh. Đó là khoảng thời gian hơn mười tháng. Trong khoảng thời gian anh Rư ốm thập tử nhất sinh thì người vợ của anh không hề thuốc thang chăm sóc. Chị ta còn dành thời gian đó để dan díu với gã nhân tình. Ở đây, nhà văn muốn nêu lên một nghịch lý của cuộc sống. Người tốt cứ tốt, kẻ xấu cứ xấu, cứ sống nhởn nhơ dựa vào sự bảo trợ của người khác mà không biết đến ân nghĩa nhân tình. Phải chăng nhà văn đang dóng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh đối với những hiện tượng như thế trong xã hội. Còn trong Người giúp việc, nhà văn dùng những điểm thời gian, mốc thời gian, khoảng thời gian để kể về trận ốm của con Hoằng: “Đêm hôm ấy, Hoằng đi công tác vắng, vợ Hoằng ở nhà theo bọn trai đi nhảy nhót ở đâu đó, tận khuya mới về. Đặt mình xuống, vặn quạt máy, vợ Hoằng lăn ra ngủ, không hề hay biết con bé chưa đầy năm nằm tơ hở toai hoải nằm đúng luồng gió quạt xối vào. Sáng sau, bế con bé, thấy người nó hâm hấp (…). Suốt ngày hôm đó con bé trên tay bà cụ, è ẹ khóc mếu, hai mắt đỏ rực (…). Chiều đến, nó nóng như hòn than (…). Nửa đêm, nhiệt độ đứa bé tăng lên bốn mươi hai, sợ quá, bà liền gọi xích lô đưa nó đến bệnh viện cấp cứu (…). Sáng hôm sau Hoằng đi công tác về, vội vã vào bệnh viện. Lát sau mới thấy mặt vợ còn nguyên son phấn bên giường con (…). Sau gần tháng trời bồng bế nâng giấc đứa bé giành lại nó từ tay thần chết, bà cụ hốc hác, teo tóp hẳn đi” [25,tr.351-352]. Nhà văn đã liệt kê liên tiếp, dồn dập các mốc thời gian để thuật lại một trận ốm nặng của đứa trẻ nhà Hoằng. Đứa bé bị viêm phổi cấp, lại không cấp cứu kịp thời. Bởi mẹ nó đâu có quan tâm đến nó, mẹ nó còn thích “ham chơi nhởn và hưởng thú vui”. Bà cụ trên danh nghĩa là người giúp việc, người làm thuê nhưng nếu không có tấm lòng thực sự yêu thương con trẻ, bà cụ đã không thể làm được những việc như thế. Việc liệt kê các mốc thời gian liên tục đã góp phần diễn tả tính trầm trọng trong căn bệnh của đứa bé, đồng thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 diễn tả công sức khó nhọc biết bao khi bà cụ đã dành lại đứa bé từ tay tử thần. Về điều này, chính nhân vật “tôi” (Người hàng xóm) đã từng phải khẳng định: “Rõ ràng là đứa bé đã trở lại với đời còn bằng tình thương yêu ruột thịt của bà cụ giúp việc. Bây giờ nhìn đứa bé vừa đầy tuổi, sởn sơ, hồng hào đang rờ rẫm lò dò tập đi, thật không thể nào tính được bà cụ đã trút ra bao nhiêu công sức và tình thương để phục hồi lại cái sức lực đã có lúc cạn kiệt của nó” [25 ,tr.354]. Và trong Một chốn nương thân, nhà văn đã kể về sự đợi chờ những người duyệt cấp nhà đến tuyệt vọng của gia đình Xuân: “Năm giờ ba mươi chiều, mâm cơm khách đã sắp xong. (…) Gần sáu giờ, Xuân trở vào, mặt như dính nhọ, ngơ ngác thất thần. Bà cụ trấn an: “Người ta đã hẹn là người ta đến. Chắc là còn phải tạt qua một vài đám nữa”. (…) Mười giờ đêm, sau bao nhiêu thấp thỏm, nấn nán, hốt hoảng đau buồn quá, cả nhà đành ngồi vào mâm. Từ thằng Hải đến bà cụ, không ai nói một câu. Mấy đĩa thịt, ai cũng hiểu là dành cho khách nên còn nguyên. Xuân cắm mặt xuống chiếu. Cố vớt vát chút hy vọng. (…) Hôm sau, hôm sau nữa, Xuân đi đâu tối mịt mới về. Không nói không rằng, Xuân ôm đầu, chúi vào góc giường bật khóc. Tiếng khóc không kìm giữ, hờn tủi, đau đớn nức nở hàng hồi” [25 ,tr.318]. Nhà văn trần thuật tỉ mỉ thời gian chờ đợi nhằm khắc họa sâu sắc hoàn cảnh bí bó và bế tắc của gia đình Xuân. Cuối đoạn là hình ảnh Xuân bật khóc tức tưởi. Xuân đã không ngần ngại lăn xả để tìm giải pháp, tìm lối thoát khỏi hoàn cảnh, cô đã đấu tranh gay gắt và quyết liệt để cải biến thực tại. Nhưng tiếc thay, sức đấu tranh của một người phụ nữ như Xuân còn quá nhỏ bé và yếu ớt so với xã hội rộng lớn và đầy rẫy nhiễu nhương phức tạp. 2.3.2. Thời gian tâm tưởng về với quá khứ Không chỉ dùng thời gian như là một yếu tố điểm mốc để nêu các sự kiện, các biến cố của cuộc đời nhân vật. Trong một số truyện, Ma Văn Kháng còn đưa người đọc về với thời gian tâm tưởng trong quá khứ của nhân vật. Có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 thể thấy bút pháp nghệ thuật này được nhà văn sử dụng trong các truyện: Heo may gió lộng, Ngày đẹp trời, Quê nội, Bến bờ. Đoan (Heo may gió lộng) trở về với thời gian tâm tưởng trong quá khứ để nhớ lại những hình ảnh đẹp đẽ của người chị gái: “Ấy là những ngày được nạm bằng vàng hiếm hoi. Người phụ nữ từ nông thôn lên còn giữ nguyên được sự tinh tế, thanh lịch trong ứng xử. Niềm vui vừa chân chất vừa huy hoàng chan chứa trong gia đình, tràn sang cả xóm giềng. Cây mía. Vài lạng đậu xanh. Nửa cân bột sắn. Lời hỏi thăm người già. Bàn tay vỗ về trẻ nhỏ. Thật giản dị và chẳng bao lâu, chị đã tạo lập nên một mối quan hệ thân tình, đậm đà hương vị thôn dã, với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_NguyenThiHaiYen.pdf
Tài liệu liên quan