MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hộp số vii
Danh mục chữ viết tắt viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Vai trò của di cư lao động 11
2.1.3 Lý do của di cư lao động 12
2.1.4 Những ảnh hưởng của việc di cư lao động nữ 15
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Thực trạng di cư lao động nữ trên thế giới 19
2.2.2 Một số kinh nghiệm về giải quyết vấn đề di cư trong một số nước trên thế giới và trong khu vực 21
2.2.3 Tình hình di cư lao động nữ ở Việt Nam 24
2.2.4 Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề lao động việc làm cho lao động nữ di cư 27
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 40
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 40
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Thực trạng di cư lao động nữ tại xã Yên Phương - huyện Yên Lạc-tỉnh Vĩnh Phúc 42
4.1.1 Tình hình di cư lao động nữ xã Yên Phương 42
4.1.2 Tình hình di cư lao động nữ của các hộ điều tra 44
4.2 Ảnh hưởng của di cư lao động nữ đến nông hộ xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc 59
4.2.1 Ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ 60
4.2.2 Ảnh hưởng đến đời sống phi kinh tế 69
4.3 Một số giải pháp và định hướng cho lao động nữ di cư 77
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
5.1 Kết luận 81
5.2 Kiến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 85
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - Huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ha chiếm 73,14%, so với năm 2007 thì nó giảm hơn 0,66%, còn đất phi nông nghiệp là 141,44 ha, so với năm 2007 thì diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 1,83%. Nhưng trong đất nông nghiệp cơ cấu các loại đất trong đất nông nghiệp cũng có sự thay đổi theo từng năm: Đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm xuống, trong khi đất nuôi trồng thuỷ sản lại tăng lên rất lớn, năm 2006 tỉ lệ đất trồng cây hàng năm chiếm 94,75%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 5,25% trong tổng số đất nông nghiệp thì đến năm 2007 có đã có sự thay đổi rõ ràng, đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ trọng 92,88% ứng với giảm 2,63% so với năm 2006, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng 7,12% ứng với tăng 34,63% so với năm 2006. Đặc biệt đến năm 2008 thì lại càng thể hiện rõ: Đất trồng cây hàng năm giảm mạnh xuống còn 90,61%, so với năm 2007 thì nó giảm 3,09%, trong khi đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng 9,39%, so với năm 2007 thì nó tăng lên 31,09%. Nguyên nhân là do người dân tự nhận thấy nếu chỉ dựa vào trồng cây hàng năm thì thu nhập rất thấp mà rủi ro cũng cao, hơn nữa địa phương lại đang khuyến khích người dân phát triển trang trại, làm VAC nên diện tích đất nuôi trồng huỷ sản tăng lên đáng kể, nó đã đem lại thu nhập khá cao cho người dân, lại tận dụng được các nguồn lực trong gia đình.
Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã
Diễn giải
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
07/06
08/07
BQ
Diện tích đất tự nhiên
Ha
526,6
100,00
526,6
100,00
526,6
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Đất nông nghiệp
ha
390,34
74,12
387,7
73,62
385,16
73,14
99,32
99,34
99,33
1,1 Đất trồng cây hàng năm
ha
369,84
94,75
360,1
92,88
348,98
90,61
97,37
96,91
97,14
1,2 Đất lâm nghiệp
ha
0
0,00
0
0,00
0
0,00
-
-
-
1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
ha
20,5
5,25
27,6
7,12
36,18
9,39
134,63
131,09
132,85
2. Đất phi nông nghiệp
ha
136,26
25,88
138,9
26,38
141,44
26,86
101,94
101,83
101,88
2,1 Đất ở
ha
39,76
29,18
44,8
32,25
50,52
35,72
112,68
112,77
112,72
2,2 Đất chuyên dùng
ha
93,45
68,58
91,05
65,55
87,87
62,12
97,43
96,51
96,97
2,3 Đất sông suối mặt nước
ha
3,05
2,24
3,05
2,2
3,05
2,16
100,00
100,00
100,00
3. Đất chưa sử dụng
ha
0
0,00
0
0,00
0
0,00
-
-
-
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Quá trình đô thị hoá, dân số tăng nhanh làm cho nhu cầu đất ở tăng lên, kéo theo tỉ trọng đất chuyên dùng phải giảm xuống. Tuy nhiên đất chuyên dùng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số đất phi nông nghiệp trong mấy năm gần đây, năm 2006 chiếm 68,58%, năm 2007 là 65,55% và năm 2008 là 62,12% trong tổng số đất phi nông nghiệp, còn về đất ở tăng lên qua các năm, năm 2006 chiếm 29,18%, năm 2007 tỉ trọng đất này chiếm 32,25% và đến năm 2008 là 35,72% trong tổng số đất phi nông nghiệp, riêng đất sông suối mặt nước thì diện tích không có sự biến động qua 3 năm gần đây nhưng về tỉ trọng lại có sự biến động đất phi nông do tỉ trọng nghiệp có sự thay đổi qua 3 năm
3.1.2.2 Tình hình biến động dân số và lao động
Dân số và nguồn lực là một trong những yếu tố nguồn lực quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương nói chung và tại địa bàn xã Yên Phương nói riêng. Tên địa bàn xã có 4 thôn với 10 khu hành chính với tổng dân số 8261 người năm 2006, năm 2007 tăng lên 306 người ứng với 3,7%, năm 2008 là 8568 người ứng với 0,01%. Trung bình mỗi năm tăng 1,84%, điều này chứng tỏ mức độ gia tăng dân số tại xã Yên Phương là rất chậm, người dân trong xã đã có ý thức kế hoạch hoá gia đình, biết nhận thức được những ảnh hưởng của dân số đến đời sống của hộ, ngoài ra còn do tình trạng di cư của người dân trong xã là tương đối lớn trong mấy năm gần đây. Điều này được thể hiện rõ ở chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ ở xã là mức trung bình, năm 2006 là 4,24 người/hộ, năm 2008 là 4,29 người/hộ. Nói chung mức độ gia tăng dân số là ổn định qua các năm.
Trong cơ cấu các hộ trong xã thì hộ thuần nông vẫn chiếm chủ yếu, chiếm khoảng trên 70 %, tuy nhiên các hộ này có xu hướng giảm dần qua mấy năm gần đây mà thay vào đó là các hộ kiêm và hộ phi nông nghiệp, cụ thể: Hộ kiêm năm 2006 chỉ có 14,15% trong tổng số hộ mà đến năm 2008 đã có 22,15%, bình quân tăng 26,55% mỗi năm, hộ phi nông nghiệp ban đầu còn rất ít, song cũng tăng dần nhưng mức tăng này là không nhiều, do vấn đề tâm lý không muốn thay đổi cách làm ăn và không dám mạnh dạn đầu tư vào các ngành nghề nên người dân ở đây vẫn còn rất khó khăn. Tuy sự thay đổi không mạnh mẽ lắm nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho địa phương về sự chuyển dịch trong cơ cấu các hộ, bước đầu báo hiệu sự phát triển kinh tế của địa phương.
Qua bảng trên ta cũng thấy trình độ lao động được đào tạo ở địa phương là rất ít, đại đa số là chưa qua đào tạo, điều này phần nào phản ánh chất lượng lao động cũng thấp, mà những người được đào tạo thì chủ yếu là lao động nam, nguyên nhân ở đây là do vẫn còn tình trạng trọng nam khinh nữ, họ quan niệm con gái không cần học nhiều, chính vì vậy những lao động nữ đi di cư ra Hà Nội thường làm “ôsin” hay một số chị em phụ nữ vào Nam thì nhặt ve chai, rất ít người trong số những phụ nữ di cư tìm được một việc làm văn phòng, bàn giấy.
Tổng lao động trên địa bàn xã trung bình hàng năm có tăng nhưng lượng tăng rất ít 0,04%, tuy vậy để xem xét giữa các năm thì không phải lúc nào cũng tăng mà có năm tăng, có năm giảm, cụ thể từ năm 2006 đến năm 2007 thì tổng lao động giảm 0,54% nhưng năm 2008 so với năm 2007 lại tăng 0,62%. Tỷ lệ lao động giữa lao động nam và lao động nữ cũng có sự chênh lệch theo từng năm, trong 2 năm gần đây thì năm 2007 tỷ lệ chênh lệch này là lớn nhất: nam chiếm 47,96% và nữ chiếm 52,04%, năm 2008 và năm 2006 tỷ lệ chênh lệch giữa lao động nam, nữ lại gần giống nhau. Điều đáng chú ý ở đây là trung bình hàng năm có thêm 1,84% lao động nam được bổ sung vào độ tuổi lao động trong khi lao động nữ lại giảm 0,37%/năm. Lý do dẫn đến tình trạng trên là các gia đình thường muốn sinh con trai và mức độ di cư của lao động nữ tại xã Yên Phương lớn.
Như vậy từ việc xem xét phân tích, đánh giá, so sánh tình hình dân số và lao động giữa các năm của xã Yên Phương, đồng thời liên hệ với các chỉ tiêu bình quân nhân khẩu trên hộ là rất hợp lý với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên vấn đề lao động, việc làm cần phải được quan tâm hơn nữa tránh tình trạng người dân thiếu việc làm di cư ồ ạt ra các thành phố lớn, các địa phương khác tạo nên nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
07/06
08/07
BQ
I. Tổng nhân khẩu
Người
8261
100,00
8567
100,00
8568
100,00
103,70
100,01
101,84
Nam
Người
4143
48,06
4103
47,89
4112
47,99
99,03
100,22
99,63
Nữ
Người
4478
51,94
4464
52,11
4456
52,01
99,69
99,82
99,75
II. Tổng số hộ
Hộ
1950
100,00
1960
100,00
1995
100,00
100,51
101,79
101,15
Hộ thuần nông
Hộ
1544
79,18
1429
72,9
1398
70,08
92,55
97,83
95,15
Hộ kiêm
Hộ
276
14,15
388
19,8
442
22,15
140,58
113,92
126,55
Hộ phi nông nghiệp
Hộ
130
6,67
143
7,3
155
7,77
110,00
108,39
109,19
III. Tổng số lao động
LĐ
4235
100,00
4212
100,00
4238
100,00
99,46
100,62
100,04
Nam
LĐ
2033
48,01
2020
47,96
2035
48,02
103,70
100,01
101,84
Nữ
LĐ
2202
51,99
2192
52,04
2203
51,98
99,03
100,22
99,63
IV. Trình độ lao động
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
%
6,5
-
7,2
-
8,0
-
110,77
111,11
110,94
Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo
%
93,5
-
92,8
-
92,0
-
99,25
99,14
99,19
V. Các chỉ tiêu bình quân
-
-
-
Nhân khẩu/hộ
-
4,24
-
4,37
-
4,29
-
103,07
98,17
100,59
Lao động/hộ
-
2,17
-
2,15
-
2,12
-
99,08
98,60
98,84
Lao động nam/hộ
-
1,04
-
1,03
-
1,02
-
99,04
99,03
99,03
Lao động nữ/hộ
-
1,13
-
1,12
-
1,10
-
99,12
98,21
98,66
(Nguồn: Ban thống kê xã)
3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế tại xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
Theo số liệu của phòng thống kê xã, tình hình kinh tế - xã hội của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển ổn định về giá trị, phản ảnh sự thay đổi về kinh tế của xã, cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành cũng thay đổi.
Trong cơ cấu kinh tế ngành lớn đã có sự chuyển dịch dần dần theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.
Tổng giá trị sản xuất của xã tăng nhanh qua 3 năm, bình quân đạt 16,53%/năm, giá trị sản xuất của các ngành cũng tăng nhanh, bình quân ngành nông nghiệp tăng 9,13%, đặc biệt ngành ngư nghiệp - thuỷ sản tăng rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng 64,57%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 18,66%, ngành thương mại dịch vụ tăng tương đối nhanh 30,3 %.
Như vậy qua 3 năm ta thấy ngành nông lâm ngư nghiệp mặc dù về lượng có tăng lên hàng năm nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2006 là 51,28%, năm 2007 là 47,97%, năm 2008 giảm về tỷ trọng xuống còn 44,97% . Ngành CN-XD tỷ trọng có tăng lên nhưng vẫn còn chậm, năm 2006 là 27,56%, năm 2007 là 28,05%, cho đến năm 2008 là 28,57%. Cũng giống như ngành CN-XD, ngành sản xuất thương mại - dịch vụ thì tăng trưởng mạnh cả về lượng và giá trị qua các nă, năm 2006 chiếm 21,16% trong tổng giá trị sản xuất, năm 2007 là 23,98% và đến năm 2008 là 26,46% giá trị sản xuất. Đây là sự chuyển dịch đáng mừng về mặt kinh tế mặc dù sự dịch chuyển này còn chậm.
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã
Diễn giải
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
07/06
08/07
BQ
I. Tổng giá trị sản xuất
Triệu đồng
45,36
100,00
51,7
100,00
61,6
100,00
113,98
119,15
116,53
1. Giá trị SXNLNNTS
Triệu đồng
23,26
51,28
24,8
47,97
27,7
44,97
106,62
111,69
109,13
Nông nghiệp
Triệu đồng
20,86
89,68
17,84
71,94
21,2
76,53
85,52
118,83
100,81
Lâm nghiệp
Triệu đồng
0
-
0
-
0
-
-
-
-
Ngư nghiệp- Thuỷ sản
Triệu đồng
2,4
11,51
4,96
20,00
6,5
23,47
206,67
131,05
164,57
2. Giá trị SXCN-XD
Triệu đồng
12,5
27,56
14,5
28,05
17,6
28,57
116,00
121,38
118,66
3. Giá trị SXTM-DV
Triệu đồng
9,6
21,16
12,4
23,98
16,3
26,46
129,17
131,45
130,30
II. Một số chỉ tiêu BQ
1. Giá trị SXNLNNTS/LĐ
Tr. đ/LĐ
0,55
-
0,59
-
0,65
-
107,27
110,17
108,71
2. Tổng giá trị SX/khẩu
Tr. đ/Khẩu
0,55
-
0,6
-
0,72
-
109,09
120,00
114,42
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Thu nhập bình quân/người/năm của xã tăng dần qua các năm. Năm 2006 là 0,55 triệu đồng/người/năm, năm 2008là 0,72 triệu đồng/người/năm, trung bình tăng 14,41%/năm. Mặc dù vậy, trong mấy năm gần đây giá cả các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng leo thang nên mức sống của người dân trong xã còn gặp rất nhiều khó khă, hơn nữa do diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm cho người lao động, đó chính là những nguyên nhân khiến người nông dân trên địa bàn xã không còn thiết tha với công việc ở địa phương mà họ có xu hướng ra các thành phố lớn để có thu nhập cao hơn.
3.1.2.4 Tình hình cơ sở vật chất tại xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước như hiện nay, xã Yên Phương xác định cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của xã. Vì vậy, UBND xã Yên Phương đã và đang từng bước khắc phục những khó khăn, yếu kém, tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các hạng mục,công trình nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã:
Bảng 3.4 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã
Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
I. Đường giao thông
Km
1. Đường nhựa
Km
3,7
2. Đường cấp phối
Km
0,5
II.Thuỷ lợi
1. Trạm bơm
Cái
3
2. Kênh mương kiên cố được xây dựng
Km
6,5
3. Đường sông chảy qua
Km
3,05
III. Công trình phúc lợi
1. Trường học
Cái
3
2. Trạm y tế
Cái
1
3. Chợ
Cái
1
4. Đài phát thanh
Cái
4
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Qua bảng 3.4 ta thấy: Về đường giao thông, xã đã đầu tư xây dựng đại đa số các con đường trong xã đã được giải nhựa chỉ còn một phần nhỏ là đường cấp phối,dự định trong những năm sắp tới xã sẽ làm 100% đường nhựa. Việc làm này đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân trong xã thông thương hàng hoá sang các tỉnh bạn và các xã lân cận. Ngoài ra tất cả các con đường trong làng, trong thôn, trong ngõ đã được bê tông hoá hoặc lát gạch, điều đó cho thấy nền kinh tế trong xã cũng đã tương đối phát triển.
Trong những năm qua, xã Yên Phương đặc biệt chú ý tới công tác phát triển giáo dục, y tế. Về giáo dục xã đã có 3 ngôi trường: Trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, đều là những khu nhà cao tầng, kiên cố tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho học sinh học tập. Về y tế, xã có 1 trạm y tế cao tầng với đầy đủ các phương tiện để khám chữa bệnh cho người dân, đội ngũ y – bác sỹ được đào tạo có chuyên môn, nhiệt tình, phục vụ tốt cho việc chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho bà con.
Riêng về điện, xã đã thành lập một hợp tác xã điện, đảm bảo đáp ứng 100% người dân trong xã được dùng điện, ngoài ra còn có thể đáp ứng những thắc mắc của người dân. Xã Yên Phương được chia làm 4 thôn, mỗi thôn đều có 1 đài phát thanh riêng, giúp cho bà con tiếp cận được với các thông tin, mở mang kiến thức, củng cố cho kinh nghiệm phát triển nông nghiệp
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Yên Lạc là một huyện thuần nông của tỉnh Vĩnh Phúc, nền kinh tế còn kém phát triển, đời sống nhân gặp nhiều khó khăn do diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người còn thấp, số lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao, nhất là đối với lao động nữ. Và một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn đó là di cư đến các thành phố lớn hay các vùng kinh tế mới với mong muốn tìm được những công việc phù hợp có thu nhập cao để cải thiện đời sống gia đình. Kể cả là các lao động nữ thì họ vẫn chấp nhận rời bỏ quê hương, gia đình đến các nơi xa xôi như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thậm chí là đi xuất khẩu lao động. Nhờ đó mà đời sống của người dân đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong đó nổi bật nhất là xã Yên Phương. Bởi vậy chúng tôi chọn địa bàn này làm điểm nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
*) Thông tin thứ cấp:
Thông tin
Nguồn thu thập
Các số liệu về đất đai
Ban địa chính xã
Các số liệu về dân số, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình sản xuất kinh doanh của xã
Ban thống kê xã
Các thông tin chung về lao động nữ di cư.
Cán bộ thôn, xã.
Phần cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
Các sách báo, tạp chí, các luận văn, luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ có liên quan và internet,…
*) Thông tin sơ cấp:
Để tìm hiểu vấn đề di cư của lao động nữ xã Yên Phương và sự ảnh hưởng của việc di cư lao động nữ đến các nông hộ chúng tôi tiến hành điều tra, thu thập số liệu trên 40 đối tượng là các nông hộ có lao động nữ di cư.
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê kinh tế: Dùng để tính toán các chỉ tiêu, các đại lượng trung bình về lao động, thu nhập, nhân khẩu,..
Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để đánh giá thực trạng vấn đề di cư lao động nữ.
Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu về số lượng lao động nữ di giữa các thôn, so sánh mức sống của hộ gia đình trước và sau khi có lao động nữ di cư,....
Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân có lao động nữ di cư nhằm tìm hiểu sâu thêm các thông tin về lao động nữ di cư.
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA):
Chúng tôi đã sử dụng công cụ cho điểm và xếp hạng cho các lý do dẫn đến di cư của lao động nhằm tìm ra lý do nào là quan trọng nhất và lý do nào là ít quan trọng nhất. Cụ thể: 5 điểm đối với lý do được cho là quan trọng nhất và 1 điểm đối với lý do ít quan trọng nhất. Sau đó cộng dồn được tổng số điểm. Lý do nào có tổng số điểm cao nhất sẽ xếp hạng thứ nhất và ngược lại.
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu sau:
Bình quân nhân khẩu/ hộ.
Bình quân lao động/ hộ.
Bình quân đất nông nghiệp/ hộ
Bình quân đất nông nghiệp/ khẩu
Bình quân đất nông nghiệp/ lao động
Độ tuổi của lao động nữ di cư tự do.
Trình độ văn hoá của lao động nữ di cư.
Tổng số lao động nữ tham gia di cư.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng di cư lao động nữ tại xã Yên Phương - huyện Yên Lạc-tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1 Tình hình di cư lao động nữ xã Yên Phương
Di cư lao động nữ ra các thành phố tìm việc làm là rất phổ biến ở các vùng nông thôn nói chung và tại xã Yên Phương nói riêng. Trong những năm qua, số lượng lao động nữ di cư không ngừng tăng lên. Năm 2008 toàn xã có 2203 lao động nữ, trong số đó có 196 lao động nữ di cư, chiếm 8.9% lao động nữ trong xã (và chiếm 2,28% dân số trong toàn xã).
Việc di cư lao động nữ trong xã được phản ánh rõ nét qua biểu đồ 1. Chúng ta nhận thấy số lượng lao động nữ di cư gần như tỷ lệ thuận với số lượng nhân khẩu trong từng thôn. Thôn có số lượng nhân khẩu thấp như thôn Dân Trù (1635 người) thì số lượng lao động nữ di cư cũng ít (18 người), thôn có số lượng nhân khẩu cao như thôn Yên Thư (2434 người) có số lượng lao động nữ di cư cao nhất (65 người), thôn Lũng Hạ số lượng nhân khẩu cao nhất trong xã và có số lượng lao động nữ di cư cao (63 người).
Bảng 4.1 Tình hình di cư lao động nữ trong xã
Đơn vị tính: Người
Địa chỉ
Tổng nhân khẩu
Tổng số nhân khẩu nữ
Số lao động nữ di cư
Tỉ lệ di cư lao động nữ trong thôn (%)
Phương Trù
1980
1007
50
2,53
Dân Trù
1635
835
18
1,10
Lũng Hạ
2519
1460
63
2,50
Yên Thư
2434
1154
65
5,63
Tổng
8568
4456
196
11,76
(Nguồn: Thu thập từ cán bộ thôn)
Tỉ lệ di cư ở các thôn khá chênh lệch. Trong đó thôn có tỉ lệ nữ lao động di cư cao nhất là thôn Yên Thư (chiếm 5,63%), thôn có lao động nữ di cư thấp nhất là Dân Trù (chiếm 1,1 %). Qua khảo sát chúng tối nhận thấy giữa hai thôn này có sự khác nhau trong sản xuất – kinh doanh. Thôn Yên Thư là thôn sản xuất nông nghiệp là chính, dân số tương đối đông nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì có hạn, hơn nữa điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các cây rau màu, các cây ăn quả nên thôn này chủ yếu chỉ độc canh cây lúa, lại không có nghề phụ khác nên rất ít việc làm chiếm tỷ lệ rất ít. Thôn Dân Trù là thôn có điều kiện kinh tế phát triển nhất ở xã do trong thôn có rất nhiều hộ ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn có thêm rất nhiều nghề phụ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Như vậy giữa hai thôn này khác nhau cả về nhu cầu lao động. Thôn Dân Trù nhu cầu về việc làm được đáp ứng đầy đủ, tỷ lệ thất nghiệp ít nên số lượng lao động nữ di cư là thấp. Ngược lại thôn Yên Thư số lượng lao động nữ dư thừa nhiều, họ thường có xu hướng di cư ra các thành phố tìm việc làm nhằm nâng cao thu nhập cho bản thân đồng thời giúp đỡ gia đình ở nhà. So với thôn Yên Thư thì hai thôn Lũng Hạ và thôn Phương Trù có tỷ lệ lao động nữ trong thôn di cư là thấp hơn nhưng giữa hai thôn này tỷ lệ đó lại tương đối bằng nhau (2,5% và 2,53%).
4.1.2 Tình hình di cư lao động nữ của các hộ điều tra
4.1.2.1 Thông tin chung về các hộ điều tra
Ngày nay, với những thay đổi của xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, quan niệm về người chủ trong gia đình liệu có thay đổi? Thực tế ở xã Yên Phương cho thấy, quan niệm truyền thống về người nam giới làm chủ gia đình vẫn còn tồn tại phố biến ở các hộ gia đình. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng 4.2.
Kết quả nghiên cứu có đến 95,22% các hộ gia đình có nam giới làm chủ hộ, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ nữ giới làm chủ hộ (9,16%). Đặc biệt hai thôn Dân Trù và Lũng Hạ nhận định về người làm trụ cột trong gia đình là nam giới chiếm tỷ lệ 100%.
Qua số liệu điều tra được tổng hợp trong bảng trên ta thấy: ở mỗi nhóm hộ ứng với mỗi thôn khác nhau có sự phân nhóm khác nhau theo thu nhập: nhóm hộ khá ở thôn Dân Trù có tỷ lệ cao nhất (25,0%), sau đó đến thôn Yên Thư tỷ lệ này là 16,67% , thôn Phương Trù, Lũng Hạ là hai thôn có tỷ lệ hộ khá không cao và đều chiếm 10,0%. Ở nhóm hộ trung bình có sự đồng đều hơn trong bốn thôn, thôn cao nhất tỷ lệ hộ trung bình là 80,0% và thấp nhất ở thôn Lũng Hạ cũng là 70,0%. Ở nhóm hộ nghèo: Lũng Hạ là thôn có tỷ lệ cao nhất (chiếm 20,0%), riêng thôn Dân Trù không có hộ nghèo.
Loại hộ phân theo loại hình sản xuất kinh doanh cũng có sự khác biệt rất lớn. Trong tổng số hộ có người di cư được điều tra, tỷ lệ loại hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhất 65,03%. Trong đó hai thôn Phương Trù và Lũng Hạ có tỷ lệ hộ thuần nông rất cao (70,0%). Tỷ lệ này nói lên rằng đời sống của họ còn nhiều khó khăn khi mà chỉ sản xuất nông nghiệp giản đơn, vì vậy những lao động nữ vẫn phải di cư để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống thường ngày của bản thân và gia đình. Dân Trù là thôn có tỷ lệ hộ thuần nông thấp nhất (37,5%). Ngược lại thôn Dân Trù lại có tỷ lệ nhóm hộ kiêm cao nhất 50,0% và thấp nhất là thôn Lũng Hạ. Tỷ lệ nhóm hộ phi nông nghiệp mặt bằng chung ở thôn chiếm tỷ lệ rất thấp 10,28%.
Bảng 4.2 Thông tin chung về các hộ điều tra
Thông tin
Dân Trù
Phương Trù
Lũng Hạ
Yên Thư
Chung(%)
SL(Người)
CC(%)
SL(Người)
CC(%)
SL(Người)
CC(%)
SL(Người)
CC(%)
I. Chủ hộ (người)
- Nam
8
100,0
9
90,0
10
100,0
11
91,67
95,22
- Nữ
0
0,0
1
10,0
0
0,0
1
8,33
9,16
II. Phân loại hộ (hộ)
Theo thu nhập
1. Khá
2
25,0
1
10,0
1
10,0
2
16,67
17,22
2. Trung bình
6
75,0
8
80,0
7
70,0
9
75,00
55,47
3. Nghèo
0
0,0
1
10,0
2
20,0
1
8,33
14,58
Theo loại hình SXKD
1.Phi nông nghiệp
1
12,5
1
10,0
0
0
1
8,33
10,28
2.Kiêm
4
50,0
2
20,0
3
30,0
3
25,0
33,75
3.Thuần nông
3
37,5
7
70,0
7
70,0
8
66,67
65,03
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Như vậy thôn Dân Trù có tỷ lệ nhóm hộ khá và có nhóm hộ phi nông nghiệp cao nhất. Lũng Hạ là thôn mà tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đồng thời cũng có tỷ lệ hộ thuần nông cao nhất. Điều này chứng tỏ nếu chỉ sản xuất nông nghiệp không thì thu nhập của các hộ là rất thấp và không ổn định. Còn những hộ nào vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm thêm một số nghề phụ khác thì mới có thể nâng cao được thu nhập cho gia đình.
4.1.2.2 Tình trạng hôn nhân và gia đình của lao động nữ di cư
Đối với người phụ nữ, gia đình luôn là mối quan tâm hàng đầu đặc biệt là những phụ nữ đã có gia đình riêng. Người phụ nữ phải di cư đến nơi khác là một thách thức rất lớn đối với họ, đặc biệt là những người đã có con cái.
Phần lớn những lao động nữ di cư là những người đã lập gia đình (73,02%), còn lại là những người chưa lập gia đình. Tuy nhiên trong số những lao động nữ di cư đã lập gia đình lại phân thành nhóm những người chưa có con đã có con và có chồng không có khả năng lao động. Tỷ lệ có con chiếm khá cao (87,53%), tỷ lệ chưa có con chiếm 22,06% và 14,45% là tỷ lệ lao động nữ có chồng mất khả năng lao động. Cụ thể thôn Phương Trù tỷ lệ lao động nữ di cư đã có con chiếm đến 100,0%. Ngoài ra số lao động nữ có cha mẹ già chiếm tỷ lệ cũng tương đối lớn (70,54%).
Theo quan niệm truyền thống, người chồng thường được coi là trụ cột trong gia đình về kinh tế, còn người vợ là người quán xuyến công việc gia đình và chăm sóc con cái. Nhưng không phải đối với gia đình nào cũng vậy. Qua số liệu ở bảng trên cho thấy đối với một số người phụ nữ phải chịu gánh nặng rất nhiều từ những người ăn theo trong gia đình, cụ thể là người chồng không có khả năng lao động, cha mẹ già và con cái chưa đến tuổi lao động. Tuy số lao động nữ đã lập gia đình có chồng không còn khả năng lao động chiếm chỉ chiếm một tỷ lệ thấp rơi vào hai thôn Phương Trù và Yên Thư (tỷ lệ tương ứng là 10,0%, 16,67%) nhưng phần lớn những lao động nữ này là những người đã có con cái nên vẫn phải chịu nhiều gánh nặng. Trong số lao động nữ di cư thì đại đa số họ còn có cha mẹ già và rất ít người còn trong độ tuổi lao động.
Bảng 4.3 Tình trạng hôn nhân của lao động nữ di cư
Chỉ tiêu
Dân Trù
Phương Trù
Lũng Hạ
Yên Thư
Chung(%)
SL(Người)
CC(%)
SL(Người)
CC(%)
SL(Người)
CC(%)
SL
(Người)
CC(%)
Đã kết hôn
5
62,5
8
80,0
7
70,0
9
75,0
73,02
- Có con
4
80,0
8
100,0
5
71,43
8
88,89
87,53
- Chưa có con
1
20,0
0
0,0
2
28,57
1
11,11
22,06
- Chồng không có khả năng LĐ
0
0,0
1
10,0
0
0,0
2
16,67
14,45
Chưa kết hôn
3
37,5
2
20,0
3
30,0
3
25,0
28,86
Có cha mẹ già
6
75,0
7
70,0
6
60,0
9
75,0
70,54
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Thôn Dân Trù và Phương Trù là hai thôn mà tỷ lệ lao động nữ có cha mẹ già chiếm tỷ lệ cao nhất (75,0%). Đối với thôn Phương Trù lao động nữ di cư lập gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất trong xã (80,00%), thôn Dân Trù tỷ lệ này chiếm thấp nhất (62,50%). Bởi những người đã lập gia đình thì đè nặng về kinh tế từ những người ăn theo trong gia đình nhiều hơn những lao động nữ chưa lập gia đình.
Tất cả những điều này cho thấy số lượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HANH.MIT.doc