LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC BẢNG .vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .ix
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH . 6
1.1.1. Khái niệm về du lịch. 6
1.1.2. Sản phẩm du lịch . 7
1.1.3. Khách du lịch . 8
1.1.4. Các loại hình du lịch. 9
1.1.5. Các điều kiện để phát triển du lịch. 11
1.2. HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH . 12
1.2.1. Khái niệm về hình ảnh điểm đến du lịch . 12
1.2.2. Các khía cạnh cấu thành hình ảnh điểm đến du lịch . 16
1.2.3. Tác động của các khía cạnh của HADD tới ý định quay lại. 22
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN, LÒNG TRUNG THÀNH VÀ
Ý ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI CỦA DU KHÁCH . 24
1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN. 25
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về HADD trên thế giới . 25
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về HADD tại Việt Nam . 27
1.5. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU. 30
1.5.1. Các giả thuyết nghiên cứu. 31
1.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất . 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 1. 32
146 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách nội địa đối với khu du lịch Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc có vườn quốc gia (VQG) Phú Quốc với tổng diện tích tự nhiên là
31.422 ha trong đó có 26.948 ha rừng tự nhiên, 866 ha rừng trồng, 3.104 ha đất trống
cây bụi và cây gỗ rải rác. Ngoài ra, VQG Phú Quốc còn có vùng đệm trên đảo là 6.122
ha và trên biển là 20.000 ha. Đây là tiềm năng du lịch đặc biệt quan trọng đối với phát
triển du lịch Phú Quốc nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được đẩy mạnh
nhằm thực hiện Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8/6/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thành
VQG Phú Quốc và đảm bảo cuộc sống lâu dài của người dân trên đảo liên quan đến
việc bảo vệ nguồn nước.
50
Nhìn chung, việc phát triển nông - lâm nghiệp góp phần quan trọng vào việc
cung ứng thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách du lịch, đồng thời tạo ra nhiều sản
phẩm du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái, du lịch trang trại, du lịch tham quan các
nghề truyền thống, du lịch khám phá vườn quốc gia v.v. hấp dẫn khách du lịch đến với
Phú Quốc.
Công nghiệp:
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng thứ hai sau thủy sản bao gồm một số
lĩnh vực sản xuất nhỏ chính như chế biến nước mắm, chế biến đông lạnh hải sản, khai
thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất
điện,v.v. Tuy nhiên đây là ngành phụ thuộc vào sự phát triển của ngành thủy sản (đầu
vào) và thị trường tiêu thụ. Trong tổng số 607 cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay thì
có 515 cơ sở thuộc khối tư nhân (103 cơ sở sản xuất nước mắm, 150 cơ sở nấu rượu)
và 01 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chế biến hải sản xuất khẩu.
Ngành công nghệp chế biến hải sản phát triển mạnh nhất, chế biến nước mắm với
112 cơ sở. Mỗi năm đảo chế biến được khoảng 6,8 triệu lít nước mắm, khoảng 1.500
tấn hải sản khô các loại, 10 vạn m3 cát đá xây dựng. Phú Quốc có gần 300 cơ sở sản
xuất công nghiệp, trong đó 2/3 là các cơ sở chế biến hải sản.
Ngành chế biến đã và đang gây nhiễm môi trường nước trên đảo và biển, đặc biệt
là môi trường sống của người dân địa phương và việc phát triển du lịch. Vì thế rất cần
có giải pháp tốt hơn cho vấn đề này.
Hiện nay, Phú Quốc đang quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, đặc biệt là
việc quy hoạch cụm công nghiệp nhà thùng nước mắm có quy mô khoảng 100 – 150
ha và các làng nghề truyền thống phục vụ phát triển một số sản phẩm công nghiệp
sạch, công nghệ cao. Ngoài ra, công nghiệp khai thác, phân phối điện nước và khí đốt
đang được đẩy mạnh đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và các công trình
phục vụ du lịch.
Nhìn chung công nghiệp Phú Quốc vẫn còn trong tình trạng sản xuất nhỏ, công
nghệ cũ, lạc hậu vì vậy sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh thấp, hiệu quả sản
xuất hạn chế. Do đó, việc phát triển công nghiệp là cần thiết, vì nó có tác động tích cực
đối với phát triển du lịch trên đảo đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển các công trình
dịch vụ du lịch, nhu cầu mua sắm các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng đặc sản của Phú
Quốc sau mỗi chuyến thăm quan du lịch đến đảo.
51
Trong tương lai, sự phát triển của công nghiệp đóng và sửa chữa tàu còn đáp ứng
được yêu cầu đóng mới và sửa chữa tàu thuyền vận chuyển khách du lịch, góp phần
làm giảm giá thành của các sản phẩm du lịch và qua đó tăng tính cạnh tranh của du
lịch Phú Quốc.
Giao thông vận tải:
Đây là ngành kinh tế có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội Phú
Quốc nói chung và du lịch nói riêng. Với đặc thù là đảo ngành giao thông vận tải luôn
phát triển để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội.
Nhìn chung, trong những năm qua ngành vận tải đạt được tốc độ tăng cao nhất so
với các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh chủ yếu là vận chuyển vật liệu xây dựng
cung ứng cho các công trình đang thi công, tuy nhiên đối với hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển đại đa số các phương tiện là của thành phố Hồ Chí Minh và các nơi
khác ngoài huyện, năng lực thực tế tại huyện chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu. Trên
bộ, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển hành khách
phục vụ cho du khách thuê bao, huyện chưa có doanh nghiệp vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt.
Sự phát triển của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là đường thủy và đường
không, sẽ góp phần đặc biệt quan trọng vào phát triển du lịch: trong giai đoạn trước
mắt đáp ứng nhu cầu chuyên chở vật liệu xây dựng, các trang thiết bị trang bị cho các
công trình dịch vụ du lịch và lâu dài, thường xuyên là nhu cầu vận chuyển khách du
lịch từ các thị trường trọng điểm từ đất liền đến với Phú Quốc.
Thương nghiệp – dịch vụ:
Năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 5.332 tỷ đồng tăng 32,5% so 2011 và
vượt mức kế hoạch năm 9,04%. Trong đó, kinh tế nhà nước tăng 14,06%; kinh tế
ngoài nhà nước tăng 33,76%. Trên địa bàn huyện hiện có 4.988 cơ sở kinh doanh
thương nghiệp– dịch vụ, khách sạn – nhà hàng cá thể, trong đó có 2.660 cơ sở thương
nghiệp; 753 cơ sở dịch vụ - du lịch và 1.575 cơ sở khách sạn – nhà hàng. Giá cả hàng
hóa trong năm không biến động cục bộ, chỉ biến động chung theo giá cả nước. Giao
thông ngày càng thuận lợi, các loại hàng hóa tiêu dùng trong cả nước đều có ở thị
trường nội địa huyện với giá cả hợp lý nhất là các mặt hàng điện, điện tử, vật liệu xây
dựng từ bình thường đến cao cấp. Huyện chưa có các khu siêu thị cao cấp để kinh
doanh, chủ yếu tập chung ở 2 chợ thị trấn, tuy nhiên 2 khu chợ này ngày càng trở nên
chật chội do dân số tăng nhanh, vệ sinh môi trường ở 2 khu chợ chưa đảm bảo.
52
2.2.2. Tình hình xã hội
Năm 2012, Phú Quốc có 96.940 người , mật độ dân số 163,47 người/km2, tập
trung chủ yếu ở 2 thị trấn Dương Đông, An Thới (chiếm 56,38 %) và các xã phía Nam
với 3 dân tộc chính Kinh (97%), Hoa (2%), Khơ Me và các dân tộc khác (1%). Tỷ lệ
tăng tự nhiên thuộc mức trung bình cao 16,8%o.
Bảng 2.1. Dân số huyện Phú Quốc giai đoạn 2008 - 2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Số dân (người) 90.670 92.200 93.734 95.281 96.940
Mật độ dân số (người/km2) 152,90 155,48 158,07 160,68 163,47
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o) 16,87 16,64 16,50 17,41
Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Phú Quốc năm 2013
Số người trong độ tuổi lao động trên đảo khá cao (51.703 người), chiếm 58,6%
tổng dân số, trong đó lao động trong ngành thủy sản chiếm khoảng 37%; lao động trong
lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm khoảng 22%; và trong lĩnh vực công nghiệp là 8%.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của Phú Quốc là 35.874 người,
chiếm 40,66% tổng dân số, tỉ lệ thất nghiệp không cao, luôn dưới mức 5%.
Nguồn lao động Phú Quốc dồi dào về số lượng, tuy nhiên lao động trong lĩnh vực
dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng chưa đáp ứng về chất lượng. Vì thế, cần có kế
hoạch chuyển đổi ngành nghề và đào tạo lao động tại chỗ cho nhu cầu phát triển du
lịch. Đây là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH nói chung, ngành
dịch vụ và du lịch nói riêng của Phú Quốc.
Hệ thống giáo dục và y tế huyện đảo Phú Quốc nói chung và trên đảo Phú Quốc
nói riêng là tương đối tốt. Toàn đảo có 1 trường và 17 lớp mẫu giáo (đảm bảo cho 500
cháu), 22 trường giáo dục phổ thông từ bậc tiểu học tới trung học phổ thông với 548
lớp, thu hút trên 17,3 ngàn học sinh; 9 trạm y tế xã, 1 bệnh viện huyện, 1 phòng khám
khu vực, 1 trung tâm y tế huyện, 1 đội vệ sinh phòng dịch và 1 đội kế hoạch hoá gia
đình. Thống kê 2010, toàn huyện có 12 cơ sở y tế với 178 giường bệnh, đạt 18,99
giường trên 1 vạn dân; có 212 cán bộ y tế, đạt 5 bác sỹ trên 1 vạn dân.
2.3. THỰC TRẠNG DU LỊCH PHÚ QUỐC
2.3.1. Lượng khách
Trong năm 2013, tổng số lượt khách đến tham quan du lịch là 485.592 lượt du
khách, tăng 24,59% so 2012; trong đó 122.780 lượt du khách nước ngoài, chiếm
53
25,28%, giảm -5,73%; còn lượng du khách nội địa là 362.812 lượt du khách, chiếm
74,72%, tăng 39,81%.
Bảng 2.2. Hiện trạng khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: lượt khách
TT Khách du lịch 2009 2010 2011 2012 2013
Tăng trưởng
TB(%)
1 Khách nội địa 164.628 231.104 240.929 259.512 362.812 23,04%
2 Khách quốc tế 53.222 97.641 117.478 130.248 122.780 27,23%
3 Tổng số khách 215.850 328.744 358.407 389.760 485.592 23,67%
Nguồn: - Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Kiên Giang năm 2014
Khách du lịch quốc tế:
Khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc so với toàn tỉnh luôn cao và có xu thế tăng
theo thời gian. Vào năm 1995, khách quốc tế đến Phú Quốc chỉ có 1.106 lượt thì hiện
nay đạt 122.780 lượt, với tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 2009 – 2013 là
27,23%/năm.
Kết quả điều tra của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy có trên 80%
khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc với mục đích du lịch nghỉ dưỡng, còn lại là kết
hợp du lịch với tìm kiếm cơ hội đầu tư hoặc công vụ.
Khách du lịch nội địa:
Lượng khách du lịch nội địa đến Phú Quốc luôn chiếm thị phần lớn hơn khách du
lịch quốc tế trong tổng lượng khách du lịch đến huyện đảo, tăng trưởng rất nhanh so
với khách quốc tế với tốc độ trung bình khoảng 23,04%/năm giai đoạn 2009 - 2013.
Tỷ trọng của khách du lịch nội địa đến Phú Quốc so với toàn tỉnh tăng nhanh.
Nếu năm 1999 tỷ lệ này chỉ khoảng 9,3% thì đến năm 2004 đã tăng lên 47%. Năm
2013, khách du lịch nội địa đến Phú Quốc đạt 362.812 lượt tăng 39,81% so với năm
2012. Khách du lịch nội địa đến Phú Quốc đều lưu trú lại đảo.
Cũng giống như khách du lịch quốc tế, phần lớn khách du lịch nội địa đến Phú
Quốc với mục đích là đi du lịch thuần tuý (60%), đi du lịch kết hợp công việc (10%);
thăm thân nhân (5%); hội nghị, hội thảo (5%). Khách thường đi thành nhóm theo gia
đình (khoảng 19%); bạn bè (19%); đi 2 người (37%); đoàn thể (12%).
54
0
100
200
300
400
500
600
2009 2010 2011 2012 2013
Khách Nội địa Khách Quốc tế Tổng số khách
Hình 2.2. Hiện trạng khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn 2009 – 2013
2.3.2. Thị trường
Thị trường khách của Phú Quốc hiện nay chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh Nam Bộ (chiếm hơn 80% tổng lượng khách), tiếp đến là Hà Nội (chiếm gần
9% lượng khách). Khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc phần lớn đến từ các nước Tây
Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á.
Khách đi du lịch theo tour trong những năm gần đây có xu hướng tăng và thường
có đặc điểm chung là có động cơ đi du lịch cao, có nhu cầu mục đích đi du lịch rõ nét.
Phần lớn khách du lịch đến Phú Quốc là những người thích tham quan, thưởng ngoạn,
khám phá thiên nhiên, thích nghỉ dưỡng trong không gian yên tĩnh sau những nhịp
sống bận rộn.
Khách du lịch quốc tế:
Theo kết quả phân tích số liệu thị trường khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc cho
thấy thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu là Tây Âu (khoảng 68,66%), tiếp đến là
Bắc Mỹ (11,8%), Đông Á và Châu Úc (cùng tỷ lệ 6,5%).
Ngoài ra, còn một số thị trường khác như Đông Âu, Trung Đông. Năm 2002,
đánh dấu sự tăng trưởng nhanh chóng của khác du lịch Đông Nam Á đến bằng đường
biển.
55
Khách du lịch nội địa:
Kết quả điều tra của Tổ chức Du lịch Thế giới năm 2011 cho thấy khách du lịch
nội địa chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam (chiếm đến 71%).
Khách đến từ Hà Nội hiện mới chiếm 9%. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có
đường bay trực tiếp từ Hà Nội đến Phú Quốc (đến năm 2013 mới khai trương đường
bay này). Tuy nhiên thị trường Hà Nội là một thị trường tiềm năng lớn của du lịch Phú
Quốc trong tương lai.
2.3.3. Thời gian lưu trú
Trong những năm gần đây khách du lịch lưu trú ở Phú Quốc tương đối cao, tổng
số lượt khách du lịch tăng bình quân năm là 23,67% giai đoạn 2009 - 2013. Hiện
tượng này cho thấy, năm 2009 mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp
nhưng du lịch Phú Quốc vẫn là điểm đến tiềm năng và hấp dẫn bởi nét hoang sơ và sự
ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên cũng như khí hậu. Điều này cho thấy nếu chúng ta có
tầm nhìn chiến lược thì trong tương lai không xa Phú Quốc sẽ là đảo du lịch hấp dẫn
không chỉ trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới.
Bảng 2.3. Hiện trạng khách du lịch lưu trú tại Phú Quốc giai đoạn 2009 - 2013
Khách du lịch 2009 2010 2011 2012 2013
Tăng trưởng
TB(%)
Thời gian lưu trú BQ 1,86 1,92 2,00 2,04 2,39 6,68%
Khách nội địa 1,72 1,73 1,81 1,92 2,31 12,50%
Khách quốc tế 2,04 2,39 2,40 2,26 2,63 3,98%
Nguồn: - Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Kiên Giang năm 2014
Khách du lịch đến đảo có thời gian lưu trú bình quân ở mức trung bình so với các
khu du lịch nghỉ dưỡng biển khác. Năm 2013, thời gian lưu trú bình quân của khách du
lịch là 2,39 ngày/khách tăng 17,15% so với năm 2012. Khách du lịch quốc tế lưu trú
trên đảo không dài, không ổn định, ở mức trung bình so với khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước. Năm 2006 số ngày lưu trú trung bình khách quốc tế trên đảo là
1,96 ngày/khách và năm 2007 là 1,95 ngày/khách, song đến năm 2013 lại tăng lên 2,39
ngày/khách.
Hoạt động du lịch của Phú Quốc có tính mùa vụ với sự biến đổi thể hiện rõ trong
năm như lượng khách tập trung vào các tháng 6 – 7, tháng 12 và tháng 1 - 2 năm sau
(nhất là vào các ngày lễ, tết). Đây là một đặc điểm cần lưu ý trong kế hoạch kinh
56
doanh phù hợp, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động phát triển du lịch của đảo nói riêng
và tỉnh Kiên Giang nói chung.
2.3.4. Doanh thu du lịch
Trong những năm gần đây, doanh thu du lịch ở Phú Quốc tăng đều và ổn định.
Những năm 2004, 2005, 2006 chỉ đạt trên 100 tỷ đồng và đặc biệt là 2 năm gần đây
2012, 2013 doanh thu vượt mức trên 870 tỷ đồng (năm 2012 đạt 651,35 tỷ đồng, năm
2013 đạt 874,87 tỷ đồng).
Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch trung bình của Phú Quốc giai đoạn 2009
- 2013 đạt 22,5%/ năm, cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu du lịch của tỉnh. Tuy có
sự gia tăng tương đối ổn định về tốc độ tăng trưởng nhưng giá trị tuyệt đối về doanh
thu du lịch còn khiêm tốn so với các tỉnh khác có du lịch biển đảo tương tự và cũng
như chưa xứng với tiềm năng du lịch vốn có của đảo.
Bảng 2.4. Hiện trạng doanh thu du lịch Phú Quốc 2009-2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Tăng trưởng
TB(%)
Doanh thu du lịch Phú Quốc 393.360 433.333 567.831 651.346 874.873 22,5%
Khách nội địa 198.914 204.106 289.691 351.435 557.645 31,1%
Khách quốc tế 194.446 229.227 278.139 299.911 317.228 13,2%
Nguồn: - Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Kiên Giang năm 2014
Trong ba năm trở lại đây cơ cấu doanh thu du lịch Phú Quốc, doanh thu du lịch
nội địa trung bình chiếm 59,56%, còn doanh thu quốc tế đạt 40,44%. Như vậy nguồn
thu chính của du lịch Phú Quốc vẫn là từ khách du lịch nội địa.
Doanh thu du lịch nội địa tăng bình quân năm là 31,13% giai đoạn 2009 – 2013,
cao hơn so với doanh thu du lịch quốc tế. Nhìn chung doanh thu du lịch nội địa tăng
đều hơn so với doanh thu quốc tế.
57
0
100
200
300
400
500
600
2009 2010 2011 2012 2013
Khách nội địa Khách quốc tế
Hình 2.3. Hiện trạng doanh thu du lịch Phú Quốc 2009 – 2013
2.3.5. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_anh_huong_cua_hinh_anh_diem_den_du_lich.pdf