Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC HÌNH .vi

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu .2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.3

5. Lịch sử nghiên cứu .3

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.6

7. Đóng góp chính của luận văn .8

8. Cấu trúc của luận văn .9

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ẢNH

HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ

NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.10

1.1. Cơ sở lí luận.10

1.1.1. Các khái niệm cơ bản .10

1.1.2.Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên.14

1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác đá vôi.17

1.1.4. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên .19

1.2. Cơ sở thực tiễn.23

1.2.1. Một số chủ trương, chính sách về khai thác đá .23

1.2.2. Kinh nghiệm hoạt động khai thác đá vôi của một số nước trên Thế giới.24

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
152 giấy phép khai thác nước mặt và nước dưới đất cho 144 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Giấy phép khai thác nước dưới đất có 104 giấy phép (nước cấp cho mục đích sản xuất và sinh hoạt là 90 giấy phép; nước đóng chai là 14 giấy phép). Giấy phép khai thác nước mặt có 48 giấy phép (nước cấp cho mục đích sản xuất và sinh hoạt là 47 giấy phép; nước đóng chai là 01 giấy phép). Việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được triển khai ngay sau khi Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành [18]. Tuy nhiên, việc sử dụng lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép, xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước còn diễn ra khá phổ biến gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng lớn tới nguồn nước. 31 Các công trình khai thác nước đơn lẻ (giếng khoan, giếng đào) của các tổ chức, cá nhân thường được thiết kế khai thác ở tầng nông, lưu lượng khai thác nhỏ, thực hiện tự phát dùng để cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, thời gian khai thác ngắn vì vậy, nhiều nguồn nước đã cạn kiệt hoặc đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một địa tầng, mực nước ngầm có nguy cơ bị hạ thấp và ô nhiễm, nguồn nước mặt bị suy giảm. Nguyên nhân chính là nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ, người dân về tầm quan trọng của tài nguyên nước, phần lớn dùng nước tự khoan thấy có nước nhạt thì dùng, nước mặn, nước lợ thì bỏ, không trám lấp các lỗ khoan theo đúng quy định dẫn đến ô nhiễm, cạn kiệt và phá hủy các tầng chứa nước có chất lượng tốt, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu, rộng, lực lượng làm công tác quản lý có nơi còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, đề tài đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động khai thác khoáng sản, những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường. Ngành khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá vôi nói riêng là ngành có vai trò quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, nó là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp khác. Hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng đang có nhiều bước phát triển mới. Sản lượng khai thác các loại khoáng sản ngày càng tăng, công nghệ, kĩ thuật khai thác ngày càng hiện đại. Sự phát triển của ngành đã đang đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển chung cho cả hệ thống nền kinh tế địa phương tuy nhiên cũng để lại nhiều ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. 32 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Khái quát chung về huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 2.1.1. Vị trí địa lí Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông của tỉnh Hải Dương với 22 xã và 3 thị trấn. Phía bắc giáp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía đông giáp thành phố Hải Phòng. Phía tây nam giáp huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Phía tây bắc giáp huyện Nam Sách và huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh Thầy, sông Đá Vách, sông Hàn Mấu). Ngoài ra tỉnh lộ 388 kết nối với các quốc lộ 5, 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc vì vậy tạo nên một lợi thế lớn của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung, vị trí địa lí của huyện khá lí tưởng: cách Hà Nội khoảng 80 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lại nằm liền kề bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và Hải Phòng, giao thông thủy, bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Địa hình, địa mạo Kinh Môn có diện tích tự nhiên: 16.326,31ha. Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Hiện huyện còn khoảng 300 ha đất canh tác ven đồi thuộc địa hình cao và 700 ha đất ruộng trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa. 33 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) Dãy núi có đỉnh cao nhất là An Phụ chia huyện thành hai phần, phần Tây tiếp giáp sông Kinh Môn chạy song song với quốc lộ số 5 ruộng đồng bằng phẳng, từ Thăng Long, Quang Trung giáp Bến Tuần Mây kéo đến bến Nống (An Lưu) là một cánh đồng vựa lúa, sánh với bất cứ cánh đồng nào của Gia Lộc, Tứ Kỳ vốn nổi danh lúa gạo. Phần bên Đông núi An Phụ, dân vừa làm ruộng, vừa sinh sống với sông Kinh Thầy, vốn là nơi trên bến dưới thuyền, nghề chài lưới lẫn với thương hồ hình thành tính cách quả cảm của dân Kinh Môn, có những con người còn lưu đậm dấu vết trong sử sách. Chính đặc điểm địa hình như vậy đã cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa dạng, toàn diện. 34 2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu Kinh Môn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông. 2.1.2.3. Đặc điểm thuỷ văn Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh Thầy, sông Đá Vách, sông Hàn Mấu). Huyện Kinh Môn có hệ thống kênh mương phong phú, nguồn nước mặt khá dồi dào được cấp từ hệ thống sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn. Nguồn nước ngầm: Theo kết quả điều tra, thăm dò của các chuyên gia địa chất, nguồn nước ngầm của huyện Kinh Môn rất nghèo nàn, nước nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao, xử lý phức tạp và khó khai thác. 2.1.2.4. Đặc điểm đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kinh Môn là 16.326,31 ha, đất thuộc phù sa cổ của sông Thái Bình bồi đắp nên phì nhiêu, màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Kinh Môn STT Loại đất Diện tích (ha) 1 Đất trồng lúa 4353,69 2 Đất trồng cây hàng năm 4675,21 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 445,15 4 Đất trồng cây lâu năm 915,57 5 Đất đồi núi 597,45 6 Đất phi nông nghiệp 5339,24 7 Tổng diện tích đất tự nhiên 16326,31 (Nguồn: Báo cáo thành tích thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội huyện Kinh Môn năm 2015) 35 Từ một vùng có thế mạnh về trồng lúa nước, hiện nay diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện đã lớn hơn diện tích đất trồng lúa 3,86 ha. Điều này chứng tỏ sự nhanh nhạy của người nông dân trong nền kinh tế thị trường, họ nắm bắt tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, trồng những loại rau màu đem lại nguồn thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện mới đạt 8,38 ha, với một nơi có nguồn nước dồi dào như ở đây thì diện tích này còn khá ít. Ngoài ra, huyện còn có 12 ha đất đồi núi, có thể trồng một số cây lâm nghiêp, cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đất phi nông nghiệp chủ yếu dùng cho các mục đích ở, xây dựng các công trình văn hoá, công cộng, cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp 2.1.2.5. Địa chất - khoáng sản Tiềm năng khoáng sản của huyện khá phong phú, đặc biệt là vật liệu xây dựng. Trong đó đáng kể là đá vôi với trữ lượng khoảng 300 - 400 triệu tấn trong đó khoảng 200 triệu tấn có chất lượng tốt (hàm lượng CaCO3 đạt 90 - 97%), có thể khai thác làm xi măng, số còn lại làm vôi và đá xây dựng. Vùng núi đá xanh của huyện là nguồn nguyên liệu dồi dào để xây dựng các nhà máy ximăng lớn như Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Duyên Linh, Văn Chánh... là nguồn nguyên liệu nung vôi và cung cấp đá xanh cho các công trình xây dựng. Ngoài ra Kinh Môn còn có các tài nguyên khác như cao lanh (có ở Hoàng Thạch - Bích Nhôi - Tử Lạc) với trữ lượng khoảng 40.000 tấn, quặng bôxít ở Lỗ Sơn trữ lượng khoảng 20 vạn tấn. Đất sét và đá phiến sét trữ lượng hàng chục triệu tấn khai thác phục vụ sản xuất xi măng, đất chịu lửa ở Lê Ninh, ngoài ra còn hàng triệu m3 cát ở các dòng sông....Đây là ưu thế lớn của huyện làm tiền đề cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhất là sản xuất vật liệu xây dựng (đá, xi măng, cát). 2.1.2.6. Sinh vật - cảnh quan Kinh Môn với đặc điểm địa hình bán sơn địa, bên cạnh những cánh đồng thì Kinh Môn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất trong đó có khoảng 36 300 ha ven các đồi trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na) và hơn 1.500 ha rừng đặc dụng đã bắt đầu khép tán có sự đang dạng sinh học cao. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Dân số và cơ cấu dân cư, lao động Theo số liệu thống kê năm 2016, huyện Kinh Môn có số dân là 190.964 người, mật độ dân số trung bình là 1167 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,996%. Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kinh Môn đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, giai đoạn 2012 - 2014, kinh tế trên địa bàn huyện Kinh Môn đã phát triển ổn định, vững chắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 - 2014 là 9,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, phù hợp với xu thế phát triển đô thị chung của tỉnh và cả nước. Hiện tại, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 90,3%, lao động qua đào tạo chiếm khoảng 35,2%. Tổng thu ngân sách huyện quản lý trên địa bàn năm 2014 là 734 tỷ đồng, phần huyện hưởng là 574,8 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách huyện năm 2014 là 447,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 37,5 triệu đồng/người/năm tương đương 1.760,5 USD/người/năm. 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải Thị trấn Kinh Môn là trung tâm huyện và là đầu mối giao thông thuỷ, bộ với Hải Phòng, Quảng Ninh nên hệ thống đường giao thông khá phát triển. Hệ thống tỉnh lộ 388 nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18 đã được nâng cấp, mở rộng trở thành tuyến đường xương sống theo hướng đông bắc - tây nam, nối liền các thị trấn Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân thành một chuỗi đô thị liên hoàn. Tuyến đường này góp phần thông thương hàng hóa từ tam giác trọng điểm kinh tế: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, liên kết với tỉnh lộ 388 làm đầu mối giao lưu kinh tế giữa các xã khu vực phía đông và phía tây của huyện. Các lĩnh vực Y tế - giáo dục, văn hoá - xã hội huyện Kinh Môn có nhiều tiến bộ phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 37 2.1.3.3. Tình hình phát triển các ngành sản xuất tại địa phương Những năm gần đây huyện Kinh Môn đang có những bước tiến đột phá về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng KT- XH ngày một hiện đại, mạng lưới y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng đạt chuẩn quốc gia, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, diện mạo đô thị và khu vực mở rộng có nhiều khởi sắc và ngày càng khang trang. (đơn vị %) Hình 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Kinh Môn năm 2014 Giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế trên địa bàn huyện Kinh Môn đã phát triển ổn định, vững chắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 9,1%. Cả ba khu vực đều tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ cao nhất, kế đến là nông nghiệp - thủy sản và thương mại và dịch vụ. Tổng thu ngân sách huyện quản lý trên địa bàn năm 2014 là 734 tỷ đồng, phần huyện hưởng là 574,8 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách huyện năm 2014 là 447,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 37,5 triệu đồng/người/năm tương đương 1.760,5 USD/người/năm. Tổng giá trị sản xuất huyện quản lý năm 2014 tính theo giá thực tế 12.393,3 tỷ đồng, Trong đó nông, 15.4 69.4 15.2 Nông-Lâm-Ngư Công nghiệp - xây dựng Thương mại - Dịch vụ 38 lâm, thủy sản 1.910,8 tỷ đồng chiếm 15,4%; công nghiệp - xây dựng 8.600,4 tỷ đồng, chiếm 69,4%; thương mại - dịch vụ 1.882,1 tỷ đồng, chiếm 15,2%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 còn 4,09%, giảm 1,91%; hộ cận nghèo còn 3,27%, giảm 0,32% so với năm 2013 [23]. Sau nhiều năm đầu tư cho phát triển, đến nay, huyện Kinh Môn và các xã, thị trấn dự kiến thành lập phường cơ bản đã hội đủ 9/9 tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thị xã thuộc tỉnh. 2.2. Thực trạng hoạt động khai thác đá vôi ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 2.2.1. Tiềm năng, tình hình khai thác đá vôi huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Trên địa bàn huyện Kinh Môn, tài nguyên đá vôi phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã, thị trấn như: Phạm Mệnh, Kính Chủ, Duy Tân, Tân Dân, Phú Thứ, Minh Tân,... huyện Kinh Môn, thuộc các hệ tầng Yên Phụ (D1-2 yp), hệ tầng Lỗ Sơn (D2ls) và hệ tầng Hạ Long (C-Phl), hệ tầng Tràng Kênh (D2 g tk). Đá vôi ở Kinh Môn là một phần của dải đá vôi tuổi Devon, thống giữa phân bố rộng và không liên tục trong vùng Kinh Môn - Hải Dương bao gồm đá gốc tuổi trầm tích (D2gv) và trẻ nhất là đất đá Đệ tứ (Q). Đá vôi khu vực Kinh Môn từ lâu đã được nhân dân địa phương khai thác, sử dụng để nung vôi, làm đường,.. thời gian gần đây tài nguyên đá vôi tại khu vực này được đẩy mạnh khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, nung vôi, phụ gia cho luyện kim,...đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước. Việc điều tra, đánh giá tài nguyên đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương mới chỉ được triển khai thực hiện từ năm 1964 đến nay, trong đó chủ yếu là công tác điều tra, đánh giá đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng của các đoàn địa chất 39, 21, 2X, đoàn 204 và sau này là các đơn vị thăm dò, đánh giá trữ lượng đá vôi phục vụ các nhà máy xi măng đóng trên địa bàn 39 huyện Kinh Môn (Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Thành Công III,...). Công tác điều tra, đánh giá, thăm dò đã phát hiện nhiều mỏ đá vôi có chất lượng tốt, trữ lượng lớn được quy hoạch cho phát triển công nghiệp xi măng và một số mỏ đá vôi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể như sau: Trữ lượng đá vôi đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng và cấp phép khai thác đến thời điểm hiện nay là 243.713.292 tấn đá vôi làm nguyên liệu xi măng và 57.903.638 m3 đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường [17]. Bảng 2.2. Tổng hợp tiềm năng và trữ lượng đá vôi huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương tính đến thời điểm 30/6/2015 TT Tên mỏ, vị trí khu vực khai thác Diện tích (ha) Trữ lượng thăm dò, đánh giá, cấp phép Trữ lượng còn lại đến tháng 6/2015 (ước tính) Đá vôi xi măng(tấn) Đá vôi VLXD(m3) Đá vôi xi măng(tấn) Đá vôi VLXD(m3) 1 Mỏ Hoàng Thạch 270,9 75.360.782 7.508.000 58.806.328 7.508.000 2 Mỏ Áng Dâu 158,2 54.190.000 50.886.878 3 Mỏ phía bắc núi Han 56,8 54.448.510 54.248.510 4 Mỏ Vãi Sư 3,45 498.000 0 5 Mỏ khu xăng dầu A318 8,4 11.800.000 11.800.000 6 Mỏ Nhẫm Dương 34,23 38.713.000 14.000.000 7 Mỏ núi Ngang 9,34 9.200.000 9.200.000 8 Mỏ Áng Dong 9,28 4.580.000 667.719 9 Mỏ Bắc Tân Sơn 1,6 790.000 118.578 10 Mỏ núi Phúc Sơn 6,0 3.055.665 0 11 Mỏ Phúc Sơn 6,45 1.294.988 645.266 40 TT Tên mỏ, vị trí khu vực khai thác Diện tích (ha) Trữ lượng thăm dò, đánh giá, cấp phép Trữ lượng còn lại đến tháng 6/2015 (ước tính) Đá vôi xi măng(tấn) Đá vôi VLXD(m3) Đá vôi xi măng(tấn) Đá vôi VLXD(m3) 12 Mỏ núi Áng Bát 14,3 23.357.600 1.930.511 13 Mỏ núi Hàm Long 3,98 861.447 132.740 14 Mỏ núi Cửa Thẻ 2,8 716.380 0 15 Mỏ núi Sẻ 0,6 307.820 5.000 16 Mỏ núi Tân Sơn 6,2 3.612.000 100.000 17 Mỏ núi Cống Sổ 6,2 1.224.038 0 18 Mỏ núi Kim Trà 7,6 860.000 860.000 19 Mỏ núi Yên Ngựa 2,01 193.500 193.500 20 Mỏ núi Công 5,8 558.600 136.275 21 Mỏ Đông núi Voi 1,92 290.000 0 22 Mỏ núi Voi 4,26 514.000 33.745 23 Mỏ núi Gấu 1,05 155.800 0 24 Mỏ Áng Sơn 6,2 1.941.000 40.000 25 Mỏ núi Cóc 2,7 875.800 820.000 26 Mỏ núi Thần 0,92 709.000 620.769 27 Mỏ Áng Dâu2 12,5 4.000.000 0 Tổng 636,9 243.713.292 57.903.638 198.941.716 13.812.103 (Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Hải Dương) Với sự đầu tư về công nghệ và hệ thống máy móc nên sản lượng khai thác đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn khá lớn trung bình mỗi năm từ 1,5 đến trên 4 triệu tấn đá vôi xi măng và gần 2 triệu m3 đá vôi làm VLXDTT. (Bảng 2.3) 41 Bảng 2.3. Sản lượng khai thác đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2012 - 2016 TT Năm Loại đá (đơn vị) 2012 2013 2014 2015 2016 1 Đá vôi xi măng (tấn) 2.985.779 4.308.605 2.607.484 1.511.124 2.485.706 2 Đá vôi làm VLXD (m3) 1.870.339 1.823.729 1.820.944 1.385.795 1.239.870 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương) (đơn vị: tấn) 2,985,779 4,308,605 2,607,484 1,511,124 2,485,706 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 tấn 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Đá vôi xi măng Hình 2.3. Biểu đồ sản lượng khai thác đá vôi xi măng huyện Kinh Môn, giai đoạn 2012 - 2016 Sau nhiều năm khai thác, trữ lượng đá vôi còn lại tính đến thời điểm 30/6/2015 theo số liệu tổng hợp thăm dò, cấp phép và báo cáo của doanh nghiệp là 198.941.716 tấn đá vôi làm nguyên liệu xi măng và 13.812.103 m3 đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường. 42 Hình 2.4 Sơ đồ các điểm mỏ khai thác đá vôi huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Diện tích trên 100 ha Diện tích từ 10 - 100 ha Diện tích dưới 10 ha 43 (đơn vị: m3) 1,870,339 1,823,729 1,820,944 1,385,795 1,239,870 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2,000,000 m3 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Đá vôi làm VLXDTT Hình 2.5. Biểu đồ sản lượng khai thác đá vôi làm VLXD thông thường huyện Kinh Môn, giai đoạn 2012-2016 Trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương tính đến tháng 7 năm 2015 đang có 17 điểm mỏ đá vôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, trong đó có 05 giấy phép khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng, 12 giấy phép khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường. Hoạt động khai thác, sử dụng đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của tỉnh. Với tiềm năng lớn về đá vôi xi măng và đá vôi làm VLXDTT nên trên địa bàn huyện Kinh Môn hiện có 09 cơ sở sản xuất xi măng gồm Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Thành Công III, Phú Tân, Trung Hải, Duyên Linh, Vạn Chánh, Cường Thịnh và VLXD Thành Công với công suất đạt khoảng trên 8 triệu tấn xi măng/năm. Nguồn nguyên liệu đá vôi cung cấp cho các nhà máy xi măng khai thác tại các mỏ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trên địa bàn tỉnh Hải Dương tập trung chủ yếu vào các mỏ của Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hoàng Thạch (Công ty xi măng Hoàng Thạch) và một phần nhỏ khai thác từ mỏ của Công ty xi măng Phúc Sơn, các doanh nghiệp còn lại mua nguyên liệu từ các nguồn khác. 44 Bảng 2.4. Tổng hợp doanh thu và số lao động sử dụng của các doanh nghiệp khai thác đá vôi làm VLXDTT giai đoạn 2012-2016 của huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu (tỉ đồng) 126,45 166,045 189,348 181,71 111,750 Số lao động sử dụng (người) 564 965 1.503 982 972 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016) Hình 2.6. Doanh thu từ khai thác đá vôi làm VLXDTT trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2012-2016 Ngoài sản xuất xi măng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có đá xây dựng các loại cũng là một trong những tiềm năng, thế mạnh của huyện Kinh Môn nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung với công suất khai thác ước đạt khoảng trên 1 triệu m3 đến gần 2 triệu m3 mỗi năm mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho các doanh nghiệp cũng như nguồn thuế cho Nhà nước. Hoạt động 126,45 166,348 189,348 181,71 111,75 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 tỉ đồng 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Doanh thu 45 khai thác, sử dụng đá vôi trên địa bàn tỉnh đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lạo động, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển, kéo theo các ngành nghề, dịch vụ khác cũng phát triển theo, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực, có những đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước và địa phương. 2.2.2. Thực trạng công tác quản lí hoạt động khai thác đá vôi ở Kinh Môn Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với tài nguyên đá vôi của huyện Kinh Môn nói riêng đã được các cấp, các ngành tỉnh Hải Dương quan tâm, chỉ đạo sát sao và đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần không nhỏ trong việc chấn chỉnh và đưa hoạt động khoáng sản của tỉnh đi vào nề nếp. Việc cấp giấy phép khai thác đá vôi được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, hoạt động thăm dò, khai thác đá vôi được thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đã có ý thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật khoáng sản, pháp luật bảo vệ môi trường và các pháp luật khác có liên quan, tạo thêm nhiều việc làm góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực. Trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương hiện nay không có khu vực đá vôi nào đang được khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng. Tính đến 30/6/2015 trên địa bàn huyện có 17 giấy phép khai thác đá vôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đang còn hiệu lực, trong đó, Cơ quan Trung ương cấp 05 giấy phép gồm 04 giấy phép đang hoạt động (03 giấy phép của Công ty xi măng Hoàng Thạch, 01 giấy phép của Công ty xi măng Phúc Sơn ) và 01 giấy phép đang hoàn thiện các thủ tục để khai thác (01 giấy phép của Công ty Cổ phần sản xuất VLXD Thành Công III). UBND tỉnh cấp 12 giấy phép, gồm 08 giấy phép đang hoạt động, 01 giấy phép dừng hoạt động từ năm 2009 (giấy phép khai thác đá vôi mỏ Núi Cóc của Công ty TNHH Đức Phúc) và 02 giấy phép khai thác của Công ty TNHH Phú Tân đang hoàn thiện các thủ tục để đưa mỏ vào khai thác. Sản xuất xi măng gồm 10 cơ sở của 09 doanh nghiệp, trong đó có 04 cơ sở sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay (Công ty xi măng Hoàng Thạch, 46 Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty Cổ phần sản xuất VLXD Thành Công III và Công ty TNHH Phú Tân), 06 cơ sở sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng (VLXD Thành Công, Công ty TNHH Phú Tân, Công ty Cổ phần xi măng Trung Hải - Hải Dương, Công ty xi măng Duyên Linh, Công ty xi măng Cường Thịnh và xi măng Vạn Chánh) công suất đạt khoảng 8 triệu tấn xi măng/năm. Sản xuất đá xây dựng gồm 04 doanh nghiệp: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty Cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương, Công ty liên doanh công trình Hữu Nghị, Công ty sản xuất VLXD Quyết Tiến với công suất khoảng 2,5 triệu m3 đá xây dựng các loại/năm [18]. Và để tăng cường công tác quản lí khai thác và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 15/10/2015, UBND tỉnh Hải Dương có quyết định số 2510/QĐ-UBND, theo đó phê duyệt 126 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh. Ngày 06/6/1997, UBND tỉnh Hải Dương đã có quyết định số 898/QĐ-UB về việc khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quy định của Luật khoáng sản năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương thực hiện việc khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ngày 28/02/2011, UBND tỉnh đã có văn bản số 237/UBND - VP giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương rà soát, bổ sung khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ngày 01/9/2011, UBND tỉnh đã có quyết định số 2494/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án. Sở Tài nguyên và Môi trường đã hợp đồng với Viện Địa chất và môi trường để triển khai thực hiện và đã khoanh định xong các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản báo cáo UBND tỉnh. Song một số giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp (giai đoạn trước đây) không phải là khu vực cấm, 47 tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 28, Luật khoáng sản nhưng ngành Văn hóa, thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào khu vực cấm hoạt động khoáng sản, vấn đề này UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương xem xét, giải quyết. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác Trên địa bàn huyện, bên cạnh những loại khoáng sản đã đang được khai thác có hiệu quả thì vẫn còn một số loại khoáng sản chưa khai thác. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_anh_huong_cua_hoat_dong_khai_thac_da_voi.pdf
Tài liệu liên quan