Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu của đề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Cơ sở khoa học 5

1.1.1 Sức sản xuất của các dòng lợn lai hybrid 5

1.1.2 Hoạt động tiêu hoá của lợn con 8

1.1.3 Thức ăn và dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa 12

1.1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn lai thương phẩm giai đoạn sau cai sữa12

1.1.3.2 Các loại nguyên liệu thức ăn chính dùng trong sản xuất

thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa18

1.1.4 Tổng quan về enzyme 22

1.1.4.1 Cấu tạo hoá học của enzyme 22

1.1.4.2 Tính đặc hiệu của enzyme 23

1.1.4.3 Cơ chế tác động của enzyme 25

1.1.4.4 Các yếu tố tác động đến tốc độ phản ứng enzyme 25

1.1.4.5. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của lợn con 29

1.1.4.6. Enzyme vi sinh vật 32

1.1.5. Vấn đề sản xuất và sử dụng enzyme trong chăn nuôi 35

1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới 37

1.2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và sử dụng enzym cho lợn 37

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 41

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU44

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44

2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 44

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 44

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 44

2.2. Nội dung nghiên cứu 44

2.3 Phương pháp nghiên cứu 45

2.3.1 Phương pháp tiến hành 45

2.3.1.1 Thí nghiệm thử mức tiêu hoá protein và tinh bột được

tiến hành trên cũi với từng cá thể riêng biệt45

2.3.1.2 Phương pháp thí nghiệm ảnh hưởng của khẩu phần với

mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase

đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng

của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa49

2.3.2 Phương pháp xác định thành phần hoá học của thức ăn và

trong phân lợn53

2.3.2.1 Phương pháp xác định vật chất khô 53

2.3.2.2 Phương pháp xác định hàm lượng nitơ 54

2.3.2.3 Phương pháp phân tích axit amin trong nguyên liệu thức ăn 54

2.3.2.4 Phương pháp xác định hàm lượng lipit 54

2.3.2.5 Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số 54

2.3.2.6 Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột 55

2.3.5. Phương pháp sử lý số liệu 55

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56

3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme bổ sung đến khả

năng tiêu hoá của protein và tinh bột của lợn con giai đoạn sau

cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau56

3.1.1 Kết quả theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con trong quá trình thí nghiệm56

3.1.2 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô của lợn con thí nghiệm57

3.1.3 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá protein toàn phần của lợn con thí nghiệm59

3.1.4 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá tinh bột toàn phần của

lợn con giai đoạn sau cai sữa62

3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme

protease và amilase vào thức ăn có mức protein khác nhau

đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa65

3.2.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm 65

3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 69

3.2.3 Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm 71

3.2.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con thí nghiệm 73

3.2.5 Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 73

3.2.6 Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 75

3.2.7 Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng 76

3.2.8 Tiêu tốn lysine/kg tăng khối lượng 78

3.2.9 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng 79

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 82

1. Kết luận 82

2.Tồn tại 83

3. Đề nghị 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

I. Tiếng Việt 84

II. Tiếng Anh 87

PHỤ LỤC CÁC ẢNH THÍ NGHIỆM 91

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉ lệ tiêu hóa chuẩn không phụ thuộc lượng protein ăn vào. Lượng nitơ thải qua phân và qua nước tiểu tăng lên khi lượng protein ăn vào tăng tuy vậy tổng nitơ đào thải tăng chủ yếu là do tăng lượng nitơ đào thải qua nước tiểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Hồ Trung Thông và Đặng Văn Hồng (2008) [30] tiến hành nghiên cứu bổ sung chế phẩm enzyme chứa protease, amylase và phytase vào khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng của lợn F1 (Landrace x Yorkshire). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với lợn F1 có khối lượng bình quân 43,2 kg/con các chỉ tiêu như tỷ lệ tiêu hoá protein tổng số, chất hữu cơ tổng số, năng lượng và photpho tổng số không có sự thay đổi khi bổ sung thêm enzyme protease, amylase và phytase. Như vậy việc bổ sung các men tiêu hoá này vào khẩu phần cơ sở được thiết lập trên ngô, cám gạo, bột sắn, khô đậu nành và bột cá đã không cải thiện được tỷ lệ tiêu hoá biểu kiến của protein tổng số, chất hữu cơ, năng lượng và photpho tổng số của lợn giai đoạn sinh trưởng. Đỗ Văn Quang và cộng sự (2004)[23] tiến hành nghiên cứu xác định ảnh hưởng của khẩu phần ăn có mức prôtêin thô thấp, được cân đối axit amin và bổ sung men sinh học hoặc hỗn hợp axit hữu cơ đến năng suất thịt và hiệu quả sử dụng Nitơ thức ăn. Đề tài được tiến hành với 2 thí nghiệm: thí nghiệm nuôi dưỡng được thực hiện trên 60 lợn thịt giống TLD, với 5 mức protein (%) tương ứng với lô 1: 17,5/15; lô 2: 15,5/13; lô 3: 13,5/12; lô 4: 15,5/13 + 0,2% men sinh học và lô 5: 15,5/13 + 0,2% hỗn hợp axit hữu cơ cho 2 giai đoạn 20 - 50 và 50 - 90 kg tương ứng. Tỉ lệ lysine/năng lượng cho tất cả các lô thí nghiệm là 0,65g lysine/Mj.DE, 13,5Mj.DE/kg thức ăn; cho giai đoạn 20 - 50 kg và 0,55 lysine/Mj.DE; 12,5 Mj.DE/kg cho giai đoạn 50 - 90kg. Thí nghiệm thử mức tiêu hoá được tiến hành trên 8 lợn đực thiến giống YLD, với 2 lô, mức prôtêin thô cho lô 1 và 2 tương ứng là 15 và 13%. Kết quả cho thấy, việc bổ sung men sinh học và hỗn hợp axit vào khẩu phần ăn cho lợn thịt có tỷ lệ protein thô 15,55% ở giai đoạn 20 - 50 kg đã cải thiện được chỉ số tiêu tốn thức ăn 8,6 - 9,87% và khả năng tăng trọng từ 14,32 - 16,84%. Các tác giả cũng đã cho biết ở giai đoạn từ 50 - 90 kg, các chỉ tiêu về tăng trọng, thu nhận thức ăn giữa tất cả các lô đều không có sự sai khác đáng kể. Điều này cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 thấy đối với lợn nuôi ở giai đoạn 50 - 90 kg, do bộ máy tiêu hoá đã phát triển đến mức thuần thục nên việc bổ sung thêm men sinh học hoặc axit hữu cơ vào khẩu phần không mang lại kết quả rõ rệt và nuôi lợn thịt với thức ăn có tỷ lệ prôtêin quá cao cũng không mang lại năng suất cao hơn. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Liên Xô từ năm 1934 đã tổ chức sản xuất enzyme với quy mô nhỏ, đến năm 1952 quy mô sản xuất được phát triển rộng hơn và từ đó đến nay sản xuất enzyme trở thành một ngành công nghiệp lớn, sử dụng enzyme vào chăn nuôi được bắt đầu trong khoảng 30 năm gần đây. Công nghệ sản xuất những chế phẩm enzyme dùng trong chăn nuôi là do Viện nghiên cứu khoa học “kỹ thuật sinh học” toàn liên bang đề ra (Tossenberger và cs, 1995) [53]. Theo Sand và cs (2001)[48] khi nghiên cứu ảnh hưởng của mức bổ sung 600 UI phytase/kg thức ăn cho lợn con có khối lượng khi bắt đầu thí nghiệm là 9,2 kg/con cho thấy, việc bổ sung phytase vào khẩu phần được thiết lập chủ yếu dựa trên bột ngô bình thường và cải thiện tỷ lệ tiêu hoá photpho đối với ngô có hàm lượng photpho tiêu hoá cao. Officer (2000)[46] thấy khi kết thúc 23 thí nghiệm nghiên cứu về bổ sung enzyme chứa protease, amylase và phytase vào khẩu phần ăn cho lợn được tiến hành từ 1978 đến 1993 thì thấy có 4 thí nghiệm cải thiện được tốc độ sinh trưởng của lợn con. Theo Scheuemann (1993)[49] bổ sung probiotic trong thức ăn của lợn con sẽ cải thiện được tỷ lệ tiêu hoá protein 5 - 6%. Các hỗn hợp gồm các men cellulase, hemi-cellulase, protease, bổ sung vào thức ăn nhằm tăng tỷ lệ tiêu hoá của các phức hợp carbohydrate và protein. Chúng được sử dụng phổ biến hơn ở Châu Âu vì ở đó dùng nhiều loại nguyên liệu khác với Bắc Mỹ, nơi khẩu phần chủ yếu dựa trên ngô, lúa miến và đậu tương. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng enzyme mang lại hiệu quả (Wenk, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 1992)[56]. Một số vùng sử dụng lúa mạch hoặc mạch đen, β-glucocanase và pentosanase đôi khi được dùng để phá mạch của β- glucanvà phentosan (hỗn hợp carbohydrate ngăn cản sự tiêu hoácủa các chất dinh dưỡng khác) có trong hạt ngũ cốc (Newman và ctv, 1980;[45] Li và ctv1995;[44]) song việc cải thiện năng suất không xảy ra (Thacker, 1993;[51] Thacker và Baas,1996[52]). Bổ sung men amylase và protease vào thức ăn cho lợn con để tăng cường tiêu hoá dinh dưỡng đã cho các kết quả khác nhau (Lewis và ctv, 1995; [43] Cunningham và Brisson, 1957a, a;[40] combs và ctv, 1960;[38]). Gần đây, có một số thông tin về sử dụng enzyme (Wenk và Boessinger, 1993;[57] Van Hartingsveldt và ctv, 1995;[55]) cho thấy một loại men gần đây được quan tâm nhiều là phytase. Men này phân giải nhóm ortho- phosphate từ xit ptytic (phytate), là dạng chủ yếucủa phốt pho trong hạt cốc và banh dầu. Bổ sung phytase làm tăng đáng kể việc sử dụng phốt pho khó tiêu ở lợn (Simons và ctv, 1990[50];Jongbloed và ctv, 1992[42]; Cromwell và ctv, 1995[39]) và giảm việc thải phốt pho ra môi trường. Campbell và Taverner (1988)[37] sử dụng 43 lợn đực thiến để nghiên cứu về nhu cầu của protein và các axit amin ở giai đoạn từ 8 - 20 kg. Các tác giả đã sử dụng 7 khẩu phần ăn có cùng mức năng lượng (15,9 MJ năng lượng tiêu hoá/1 kg thức ăn) và các mức protein từ 119 - 232 g/kg (8,70 - 17,30 gam lysine /kg thức ăn). Áp dụng chế độ ăn tự do cho tất cả các loại lợn thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, theo sự tăng lên của tỷ lệ protein trong khẩu phần (từ 119 g - 232 g/kg), lượng thức ăn ăn vào không thay dổi (0,93 - 0,97 kg/con/ngày), nhưng sinh trưởng tuyệt đối tăng dần từ 419 g/ngày đến 618 g/ngày. Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn giảm dần từ 2,28 - 1,51 kg thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng. Tỷ lệ protein/ 1 kg thịt cũng tăng dần từ 150 g/kg đến 162 g/kg. Tỷ lệ chất béo giảm dần từ 218 g/kg xuống 133 g/kg, trong khi đó tỷ lệ nước tăng dần từ 616 g/kg đến 690 g/kg. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Các tác giả Saldana và CTV (1993)[47] nghiên cứu về nhu cầu của threonine tiêu hoá cho lợn con sau cai sữa từ 6 - 16 kg thể trọng và lợn vỗ béo từ 58 - 96 kg thể trọng. Tỷ lệ threonine tiêu hoá trong khẩu phần từ 0,60 - 0,76% đối với lợn con sau cai sữa và 0,30 - 0,50% đối với lợn vỗ béo. Khẩu phần cơ sở của lợn con sau cai sữa có 17,6% protein tổng số và 1,25% lysine. Khẩu phần cơ sở cho lợn vỗ béo có 9,70% protein tổng số và 0,75% lysine. Kết quả thí nghiệm cho thấy đối với lợn vỗ béo, các chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn sẽ đạt tối ưu khi tỷ lệ threonine tiêu hoá trong khẩu phần đạt 0,28%. Đối với lợn con sau cai sữa, sinh trưởng tuyệt đối đạt tối đa khi tỷ lệ threonine tiêu hoá đạt 0,46%, tuy nhiên hệ số chuyển hoá thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng không đạt tối đa trong khoảng threonine nghiên cứu. Ngũ cốc là thức ăn cơ bản cho lợn. Các loại thức ăn này cần phải được bổ sung thêm protein, vitamin và chất khoáng. Ngay từ năm 1979, Fuller và cs,1989 [41]. đã xác định rằng mục đích của việc bổ sung thêm protein nhằm cung cấp thêm protein tổng số trong thức ăn và giảm sự thiếu hụt các axit amin thiết yếu trong protein ngũ cốc. Việc bổ sung thêm protein tổng số cần phải tính toán đến số lượng cần bổ sung và cân bằng về axit amin nhằm đạt đến đúng nhu cầu của lợn. Tuy nhiên, thành công của việc làm này bị chi phối bởi hai yếu tố: Thứ nhất đó là giới hạn cung cấp của các loại thức ăn; Thứ hai là do không biết chắc chắn nhu cầu của các axit amin cho lợn. Vì thế các tác giả đã tiến hành thí nghiệm nhằm bổ sung các axit amin nhằm tối ưu hoá việc sử dụng protein của yến mạch cho lợn giai đoạn sinh trưởng, trong đó việc đào thải nitơ trong nước tiểu được sử dụng như là tiêu chuẩn để xác định khả năng sử dụng protein của lợn. Các tác giả đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung thêm các axit amin giới hạn thứ nhất và thứ hai (lysine, threonine) có những hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, khi bổ sung thêm 4,0 gam L-lysine/kg và 1.2 g L-threonine/kg nâng tổng số hàm lượng của hai axit amin này trong thức ăn lên 7.2 và 4,2 gam/kg thức ăn đã làm cho việc đào thải nitơ của nước tiểu xuống thấp nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu - Lợn ngoại lai thương phẩm dùng trong chăn nuôi công nghiệp (♂PiDu x ♀ LY) giai đoạn sau cai sữa. - Nguyên liệu thức ăn bao gồm: ngô, gạo, khô đậu tương, bột cá, bột sữa khử bơ, các axit amin tổng hợp, chất khoáng và premix vitamin. - Sử dụng nguồn enzyme của hãng Bayer, trong 100g enzyme có 200.000 UI protease, 5600 UI amylase. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Trại chăn nuôi lợn ngoại Cương Hường xã Tích Lương thành phố Thái Nguyên và Trại giống lợn Tân Thái huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích thành phần hoá học của thức ăn và phân lợn thí nghiệm tiến hành tại Phòng Thí nghiệm trung tâm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/2008 đến tháng 2/2009. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu khả năng tiêu hóa protein và tinh bột của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein thấp được cân đối một số axit amin thiết yếu có bổ sung thêm men tiêu hoá protease và amilase. - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme tiêu hoá vào khẩu phần có mức protein thấp được cân đối một số axit amin thiết yếu đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai sữa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phƣơng pháp tiến hành 2.3.1.1. Thí nghiệm thử mức tiêu hoá protein và tinh bột được tiến hành trên cũi với từng cá thể riêng biệt Thí nghiệm được tiến hành trên 4 lợn đực con đã thiến ở giai đoạn sau cai sữa, có khối lượng bắt đầu thí nghiệm từ 7,25 - 7.35 kg. Lợn thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông Latin (4x4). Lợn thí nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 4 lô và nuôi riêng rẽ trong 4 cũi riêng biệt. Sau mỗi đợt lấy mẫu phân, lợn được bố trí sang khẩu phần tiếp theo, sao cho khi kết thúc thí nghiệm, mỗi lợn đều được ăn đủ cả 4 khẩu phần thí nghiệm. Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thử mức tiêu hóa Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3 Số lượng Con 1 1 1 1 Giống, loại lợn Lợn ngoại lai (♂PiDu x ♀ LY) Tính biệt Đực Khối lượng bắt đầu TN Kg 7,25 - 7,35 Khẩu phần TN Protein tổng số % 20 20 19 18 NLTĐ Kcal 3200 Lysine Gam 12,40 Threonine Gam 8,07 Met+Cys Gam 6,83 Tryptophan Gam 2,36 Enzyme UI/kg TA Không 1gam enzyme Protease: 2000 UI Amylase: 56 UI Khẩu phần thử mức tiêu hoá có cùng mức năng lượng trao đổi (3200 kcal/kg thức ăn) và một số axit amin thiết yếu. Mức một số axit amin trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 khẩu phần như sau (g/kg thức ăn): Lysine 12,40; threonine 8,07; methionine + cystine 6,83; tryptophan 2,36). Tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần đảm bảo đồng đều nhau (tối đa 5%). Sử dụng chất Cr2O3 làm chất chỉ thị với liều lượng bổ sung là 5 gam/kg thức ăn. Bố trí thí nghiệm: Ba lô thí nghiệm được bố trí theo thứ tự từ lô 1a đến lô 1c có mức protein giảm dần từ 20 - 19 - 18%. Các lô thí nghiệm được bổ sung lượng enzyme protease và amylase giống nhau. Lô đối chứng sử dụng khẩu phần có 20% protein nhưng không bổ sung thêm enzyme tiêu hoá. Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thử mức tiêu hoá Giai đoạn Lợn số 1 Lợn số 2 Lợn số 3 Lợn số 4 Tiền thí nghiệm (Tuần 1) KPCS KPCS KPCS KPCS Tuần 2 KPCS KP TN1 KP TN2 KP TN3 Tuần 3 KP TN1 KPCS KP TN3 KP TN2 Tuần 4 KP TN3 KP TN2 KPCS KP TN1 Tuần 5 KP TN2 KP TN3 KP TN1 KPCS Bảng 2.3. Thành phần thức ăn thí nghiệm 1 STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3 1. Bột ngô % 52,22 52,22 55,11 58,02 2. Gạo tấm % 10,00 10,00 10,00 10,00 3. Đậu tương % 20,99 20,99 17,86 14,71 4. Bột cá % 6,00 6,00 6,00 6,00 5. Bột sữa khử bơ % 8,00 8,00 8,00 8,00 6. Lysine % 0,07 0,07 0,17 0,27 7. Methionine % 0,02 0,02 0,05 0,08 8. Threonine % 0,03 0,03 0,08 0,13 9. Tryptophan % 0,01 0,01 0,02 0,04 10. Dầu ăn % 032 032 0,31 0,31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3 11. Muối ăn % 0,12 0,12 0,12 0,12 12. Bột đá % 0,53 0,53 0,53 0,51 13. DCP % 1,39 1,39 1,45 1,51 14. Premix VTM % 0,30 0,30 0,3 0,3 Tổng cộng 100 100 100 100 Enzyme UI/kg TA 0 1gam enzyme có 2000 UI protease, 56 UI amylase Trong 1kg thức ăn có ME Kcal 3200 3200 3200 3200 Protein % 20 20 19 18 Lysine g 12,40 12,40 12,40 12,40 Threonine g 8,07 8,07 8,07 8,07 Tryptophan g 2,36 2,36 2,36 2,36 Met+Cys g 6,83 6,83 6,83 6,83 Canxi g 10,00 10,00 10,00 10,00 Photpho g 8,00 8,00 8,00 8,00 Chất xơ g 36,56 36,56 34,84 33,11 Nguyên liệu để xây dựng khẩu phần bao gồm ngô, gạo tấm, khô đậu tương; bột cá, bột sữa khử bơ; các axit amin tổng hợp, chất khoáng và premix vitamin. Khẩu phần ăn được xây dựng trên phần mềm OPTIMIX version 4.0. Sử dụng nguồn men của hãng Bayer, trong 100 gam men có 200.000 UI protease, 5600 UI amylase. Nguyên liệu trước khi phối trộn thức ăn được tiến hành phân tích các thành phần hoá học bao gồm vật chất khô, protein, tinh bột. Kết quả phân tích được sử dụng để tính toán công thức thức ăn dùng thí nghiệm. Thức ăn được trộn theo từng đợt thí nghiệm, trộn bằng tay, theo phương pháp “vết dầu loang” nhằm đảm bảo độ đồng đều tối ưu. Thức ăn sau khi trộn xong được bảo quản trong các túi nilon hai lớp nhằm chống mốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn giai đoạn trước cai sữa: Đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng đồng đều lợn mẹ và lợn con, bao gồm chuồng trại, thức ăn cho lợn mẹ, tập ăn sớm cho lợn con trước cai sữa... Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn giai đoạn sau cai sữa: Thí nghiệm tiến hành trong 35 ngày, được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn tiền thí nghiệm (kéo dài một tuần) cho lợn ăn cùng loại thức ăn cơ sở, để lợn làm quen với điều kiện thí nghiệm. Lợn được nuôi với khẩu phần ăn tự do, xác định được lượng thức ăn trung bình tiêu thụ/con/ngày. Giai đoạn thí nghiệm (28 ngày): chia làm bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn cho ăn khẩu phần như sơ đồ thí nghiệm trong vòng 7 ngày. Sau khi cho ăn khẩu phần thí nghiệm 4 ngày tiến hành thu phân để phân tích. Phân lợn thu triệt để trong ba ngày liên tục bảo quản ở nhiệt độ thấp (-20 0C), sau đó trộn đều lấy mẫu để phân tích. Trước khi phân tích cần sấy khô ở nhiệt độ thấp (Trên máy đông khô ở nhiệt độ -860C), sau đó nghiền nhỏ để đảm bảo mức độ đồng nhất. Lợn được nuôi với lượng khẩu phần bằng 80% lượng ăn tự do (tính theo khối lượng cơ thể), nhằm để cho lợn ăn được hết thức ăn, hạn chế lượng thức ăn dư thừa. Cho lợn ăn 5 lần/ngày (6 giờ sáng, 10 giờ trưa, 14, 18 và 21 giờ). Nước uống được cung cấp tự do qua vòi uống tự động. Mẫu phân được tiến hành phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô, protein và tinh bột. Căn cứ vào kết quả phân tích hàm lượng protein và tinh bột trong thức ăn và trong phân lợn, xác định tỷ lệ tiêu hoá các thành phần này. Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm thử mức tiêu hoá: - Tỷ lệ tiêu hóa protein và tinh bột toàn phần của khẩu phần có mức protein thấp được cân đối một số axit amin thiết yếu có sử dụng enzymes: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Căn cứ vào tỷ lệ protein (tinh bột) trong thức ăn và trong phân, tính toán tỷ lệ tiêu hoá protein và tinh bột của lợn thí nghiệm theo công thức: Lượng Pr ăn vào - N trong phân (g) Tỷ lệ TH Pr (%) = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100 Lượng Pr ăn vào (g) Lượng TB ăn vào- TB trong phân (g) Tỷ lệ TH TB (%) = –––––––––––––––––––––––––––––––– x 100 Lượng TB ăn vào (g) - Tương quan về tỷ lệ tiêu hoá protein/ tinh bột của lợn khi được nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau, được xác định bằng phần mềm thống kê STAGRAPH version 4.0. 2.3.1.2. Phương pháp thí nghiệm ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase đến khả năng sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa Mục đích của thí nghiệm: Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme tiêu hoá vào khẩu phần có mức protein khác nhau đến sinh trưởng, khả năng sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn giai đoạn sau cai sữa. - Các thí nghiệm tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về giống, tính biệt, khối lượng bắt đầu thí nghiệm giữa các lô. - Số lượng lợn thí nghiệm: 40 con. Chia thành 4 lô mỗi lô 10 con, nhắc lại thí nghiệm hai lần. Lô ĐC được thiết kế có 20% protein nhưng không bổ sung enzyme tiêu hoá để so sánh hiệu quả bổ sung enzyme và không bổ sung enzyme với lô TN1, đồng thời để so sánh giữa việc bổ sung enzyme ở các khẩu phần có mức protein thấp hơn với khẩu phần có mức protein cao nhưng không bổ sung enzyme. Đối với các lô có mức protein thấp hơn, sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài mã số B2003-22-41 để đánh giá hiệu quả bổ sung enzyme. - Thức ăn cho mỗi lô được phối hợp đảm bảo nhu cầu của lợn giai đoạn này. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm giữa các lô giống nhau về năng lượng, vitamin, khoáng, enzyme chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm (Thức ăn có mức protein thấp) theo sơ đồ tại Bảng 2.4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm STT Diễn giải Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3 1. Số lượng lợn thí nghiệm 10 10 10 10 2. Giống lợn Lợn ngoại lai (♂PiDu x ♀ LY) 3. Tính biệt (♂/♀) 6/4 4. Tuổi lợn thí nghiệm (ngày) 21 - 56 ngày 5. Khối lượng bắt đầu thí nghiệm 7,33 a ±0,28 7,35 a ±0,26 7,35 a ±0,24 7,33 a ±0,26 6. Yếu tố thí nghiệm KPCS KP TN1 KPTN2 KP TN3 *Phương pháp nuôi dưỡng lợn thí nghiệm Tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của cơ sở chăn nuôi, nhưng phải đảm bảo đồng đều mọi biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến lợn thí nghiệm. * Phương pháp chế biến và phối trộn thức ăn thí nghiệm Các loại nguyên liệu như ngô, gạo tẻ, khô đậu tương, bột cá được rang khô, nghiền thành bột. Các loại khác như bột sữa khử bơ, các axit amin, dầu đậu nành, muối ăn, bột khoáng, dicanxi photphat, men tiêu hoá, premix VTM, được sử dụng dưới dạng chế biến sẵn trên thị trường. Các công thức thức ăn hỗn hợp được xây dựng dựa trên phần mềm OPTIMIX - Viện nghiên cứu sinh học và thuốc thú y - Cộng hoà Séc. Khi tiến hành phối trộn các loại nguyên liệu có tỷ lệ lớn được cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác 5 gam, các loại nguyên liệu có tỷ lệ thấp như axit amin tổng hợp, premix… được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g. Thức ăn được trộn bằng tay, theo phương pháp "vết dầu loang", đảm bảo trộn thật đều. Khối lượng thức ăn một lần trộn đảm bảo đủ cho ăn 5 - 7 ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Sau khi trộn xong thức ăn được bảo quản trong điều kiện tốt nhất để tránh ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến chất lượng thức ăn. Các men tiêu hoá được trộn theo tỷ lệ quy định cho từng lô thí nghiệm. Cho lợn ăn tự do, trong máng ăn tự động. Hàng ngày theo dõi, ghi chép sổ sách về lượng thức ăn tiêu thụ. * Các chỉ tiêu theo dõi - Sinh trưởng tích luỹ: Khối lượng lợn tại các thời điểm: 21, 28, 35, 42, 49 và 56 ngày tuổi - Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối qua các giai đoạn. - Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) - Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (kg) - Tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (gam) - Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng (đồng) - Tình hình cảm nhiễm bệnh đường tiêu hoá của lợn thí nghiệm. * Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Sinh trưởng tích luỹ: Cân khối lượng lợn tại các thời điểm: bắt đầu (21), 28, 35, 42, 49 và 56 ngày tuổi. Cân vào buổi sáng trước khi cho lợn con ăn. Đảm bảo cân cùng một chiếc cân và một người cân. - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Được tính bằng công thức: W1 - W0 A = ––––––– t1 - t0 Trong đó: A là độ sinh trưởng tuyệt đối, tính bằng g/con/ngày W1 là khối lượng ở thời điểm t1 (g) W0 là khối lượng lợn thí nghiệm ở thời điểm t0 (g) t1: là thời gian ở thời điểm kết thúc theo dõi (ngày) t0: là thời gian lúc bắt đầu theo dõi (ngày) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 - Sinh trưởng tương đối (R %) Được tính bằng công thức W1 - W0 R(%) = ––––––– 100 W1 + W0 ––––––– 2 Trong đó: R: sinh trưởng tương đối (%) W1 là khối lượng lợn thí nghiệm khi kết thúc theo dõi Wo là khối lượng lợn thí nghiệm lúc bắt đầu theo dõi - Lượng thức ăn tiêu thụ (FI, kg/con/ngày): theo dõi lượng thức ăn hàng ngày của từng lô và tính trung bình: Tổng lượng thức ăn của lô (kg) FI = –––––––––––––––––––––––––– (Số con x số ngày nuôi) - Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng: Hàng ngày theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn dùng cho lợn thí nghiệm, tổng kết lượng thức ăn tiêu thụ theo từng giai đoạn 21-28; 29-35; 36-42,43-49,50-56. Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng được tính theo công thức sau: Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) Tiêu tốn TA/1kg tăng KL(kg) = ––––––––––––––––––––––––––––––––– Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg) - Tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lượng lợn con: Tổng protein tiêu thụ (g) Tiêu tốn protein/1kg tăng KL(g) = –––––––––––––––––––––––––– Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) Trong đó: Tổng protein tiêu thụ (g) được tính trong cả kỳ thí nghiệm. Tổng protein tiêu thụ được tính bằng tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) x với lượng protein có trong một kg thức ăn (gam). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 - Tiêu tốn lysine/1 kg tăng khối lượng lợn con: Tổng lysine tiêu thụ (g) Tiêu tốn lyisne/1kg tăng KL(g) = –––––––––––––––––––––––––– Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) Trong đó: Tổng lượng lysine tiêu thụ (g) tính trong cả kỳ thí nghiệm. Tổng lysine tiêu thụ được tính bằng tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) x với lượng lysine có trong một kg thức ăn (gam). - % so với khối lượng cơ thể: % so với khối lượng = KLTA tiêu tốn trong tuần (kg) x 100 Trung bình KL trong tuần (kg) - Chi phí thức ăn / 1 kg tăng khối lượng: Tổng chi phí thức ăn (đ) Chi phí TA/1kg tăng KL(đ) = –––––––––––––––––––––––––––– Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) Trong đó: Tổng chi phí thức ăn (đ) = Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x Đơn giá 1 kg TA (đ/kg). - Tình hình cảm nhiễm bệnh đường tiêu hoá của lợn thí nghiệm: Xác định số lợn thí nghiệm bị tiêu chảy trong từng tuần và cả đợt thí nghiệm. Từ đó tính tỷ lệ nhiễm của từng tuần và cả đợt theo công thức: Số con bị tiêu chảy Tỷ lệ lợn bị tiêu chảy (%) = –––––––––––––––––– 100 Số con theo dõi 2.3.2. Phƣơng pháp xác định thành phần hoá học của thức ăn và trong phân lợn 2.3.2.1. Phương pháp xác định vật chất khô Việc xác định độ ẩm của thức ăn và phân lợn thí nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - 4326 - 86, sấy mẫu khô tuyệt đối ở nhiệt độ 1050C cho tới khi có khối lượng không đổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 2.3.2.2. Phương pháp xác định hàm lượng nitơ Hàm lượng nitơ được xác định theo phương pháp Kjeldal trên hệ thống phân tích Gerhardt. 2.3.2.3. Phương pháp phân tích axit amin trong nguyên liệu thức ăn Xác định hàm lượng axit amin trên máy phân tích axit amin tự động BIOCHM 20 của Thụy Điển. Nguyên lý cơ bản của hoạt động phân tích này là các bước của phép sắc ký lỏng liên tiếp dựa trên nguyên lý của Spackman, Moore và Stein (1958). Trên hệ thống Biochrom 20, nguyên lý này được cải tiến thành một quy trình hoàn toàn tự động được điều khiển bằng các phần mềm có tốc độ cao và chính xác. Mẫu phân tích sau khi chuẩn bị được bơm vào cột trao đổi cation đồng thời với các dung dịch đệm (buffer) có pH khác nhau, dưới tác động của nhiệt độ của cột được điều khiển với các chế độ riêng biệt để tách từng axit amin. Trong bộ phận quang điện, hỗn hợp màu (do axit amin kết hợp với nihydrin) được xác định bằng việc đo độ hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 570 nm và 440 nm. Bằng việc so sánh với các đường chuẩn axit amin đã được lập, hàm lượng axit amin trong mẫu sẽ được xác định. 2.3.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng lipit Hàm lượng lipit thô trong thức ăn gia súc được tiến hành theo (TCVN 4331 - 86) trên hệ thống tự động Soxtherm của hãng Gerhardt. Là hệ thống tự động cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_09_NL_NN_Chanthavi.pdf
Tài liệu liên quan