Đạm là yếu tố quan trọng nhất đối với cây ngô, nghiên cứu vai trò của đạm đối với cây ngô ở Việt Nam mới chỉ được đề cập về liều lượng dùng và tỷ lệ giữa nó với các yếu tố dinh dưỡng khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm
đến năng suất và chất lượng các loại giống ngô, trong đó có giống ngô TPTD QPM so sánh với ngô lai thường thì chưa được nghiên cứu ở nước ta.Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Tác dụng chủ yếu của lân thể hiện trên một số mặt sau đây: Phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút; làm cho thân cây ngũ vững chắc, đỡ đổ; cải thiện chất lượng sản phẩm (trích theo Nguyễn Ngọc Nông, 1999) [33].
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011 tại trường Đại Học Nông Lâm -Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng suất ngô và giúp cải thiện độ phì trong đất, theo Bùi Đình Dinh (1988, 1994) để đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dưỡng, còn 75% phân hoá học (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [29].
Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ phân bón hợp lý, bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao phải căn cứ vào đặc tính của loại giống ngô, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ sinh trưởng, tình trạng của cây trên đồng ruộng, tính chất đất, đặc điểm loại phân bón, kỹ thuật trồng trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.
Bón cân đối đạm - kali có hiệu lực cao hơn nhiều so với lúa. Bội thu do bón cân đối (trung bình của nhiều liều lượng đạm) có thể đạt 33 tạ/ha trên đất
phù sa sông Hồng; 37,7 tạ/ha trên đất bạc màu; 11,7 tạ/ha trên đất xám và 3,9
tạ/ha trên đất đỏ vàng. Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối cho ngô
trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với đất phù sa và đất đỏ vàng
(Nguyễn Văn Bộ, 2007) [7].
Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002) [17], từ năm 1985 đến nay tình hình sử dụng phân đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là 13,9%/năm, phân kali là 23,9%/năm. Tổng lượng N + P205 + K20 trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm. Tỷ lệ N : P205 : K20 trong 10 năm qua đã cân đối hơn với tỷ lệ tương ứng qua các năm 1990, 1995 và 2000 là 1 : 0,12 : 0,05; 1 : 0,46 : 0,12 và 1 : 0,44 : 0,37. Lượng phân bón/ha cũng đã tăng lên qua các năm 1990, 1995, 2000 với tổng lượng N : P205 : K20 tương ứng là 58,7; 117,7 và 170,8 kg/ha, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật với tổng lượng N : P205 : K20 khoảng 240 - 400 kg/ha.Khi nghiên cứu về phân bón cho ngô trên đất bạc mầu, Nguyễn Thế Hùng (1996) [19], đã chỉ ra rằng phân N có tác dụng rất rõ đối với ngô trên đất bạc mầu, song lượng bón tối đa là 225 kg/ha, ngưỡng bón N kinh tế là 150
kg/ha trên nền cân đối P - K.
Kết quả nghiên cứu bón đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở
Đồng bằng sông Hồng với mức bón đạm 90 kgN/ha, hiệu suất bón đạm đối
với ngô địa phương là 13 kg ngô hạt/1 kg N và ngô lai là 18 kg ngô hạt/1 kg
N. Bón đến mức 180 kg N/ha đã đạt 9 - 14 kg ngô hạt/1 kg N (dẫn theo Trần
Văn Minh, 2004) [29].
Trần Hữu Miện (1987) [27] để tạo ra 1 tấn ngô hạt trong vụ ngô Đông
miền Bắc cần 25 - 28 kg N, vụ Xuân 28 - 32 kg N, vụ Hè Thu 32 - 35 kg N,
Thu Đông 30 - 32 kg N.
Kết quả nghiên cứu của Lê Quý Kha (2001) [20] đã chỉ ra rằng mặc dầu
trong điều kiện ít có khả năng đầu tư đạm và thiếu nước, ví dụ như nhờ nước
trời, tốt hơn hết vẫn phải chia nhỏ lượng đạm làm nhiều lần để bón thì hiệu
quả sử dụng đạm của cây ngô mới cao.
Đạm là yếu tố quan trọng nhất đối với cây ngô, nghiên cứu vai trò của đạm đối với cây ngô ở Việt Nam mới chỉ được đề cập về liều lượng dùng và tỷ lệ giữa nó với các yếu tố dinh dưỡng khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm
đến năng suất và chất lượng các loại giống ngô, trong đó có giống ngô TPTD QPM so sánh với ngô lai thường thì chưa được nghiên cứu ở nước ta.Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Tác dụng chủ yếu của lân thể hiện trên một số mặt sau đây: Phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút; làm cho thân cây ngũ vững chắc, đỡ đổ; cải thiện chất lượng sản phẩm (trích theo Nguyễn Ngọc Nông, 1999) [33].
Theo các tác giả Lê Văn Khoa và CS (1996) [24]; Oparin (1977) [35], cho rằng vai trò của lân đối với sự sống có một nghĩa lớn vì lân tồn tại trong tế bào của động thực vật, nó có trong nhân tế bào, enzim, vitamin. Lân tham gia vào việc tạo thành và chuyển hoá Hidrat Cacbon, chất chứa nitơ, tích luỹ năng lượng tế bào sống. Lân còn đóng vai trò quan trọng trong hô hấp và lên men.Hiệu lực phân lân đối với ngô bội thu 8 - 10 kg ngô hạt/kg P205, trong nhiều trường hợp hiệu lực lân không rõ hoặc làm giảm năng suất do kỹ thuật bón không phù hợp hoặc nhất là lượng bón lân quá cao so với lượng đạm hoặc bón không kèm kali (Nguyễn Văn Bộ, 1993) [6].
Theo các tác giả Vũ Hữu Yêm và CS (1999) [54], trên đất phù sa Sông Hồng không được bồi không nên bón quá 90 kg P205/ha cho ngô, bón đến 120 kg thì hiệu suất phân lân xuống thấp. Trên đất bạc màu ngô rất cần lân, bón đến 120 kg P205 so với 90 kg P205 hiệu suất phân lân vẫn ổn định. Trên đất mặn và phèn nhẹ có thể bón cho ngô đến 120 kg P205 /ha, khi gặp điều kiện thuận lợi bón 1 kg P205 có thể đạt 16 kg ngô hạt trong vụ Xuân và 11 kg ngô hạt trong vụ Đông.
Như vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của lân đến năng suất và chất lượng protein của giống ngô TPTD QPM so sánh với giống ngô lai thường thì chưa được công bố ở nước ta.Theo kết quả của Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ (1999) [39], rên đất bạc màu, trồng ngô bón K đạt hiệu lực rất cao. Hiệu quả sử dụng K đạt trung bình 15 - 20 kg ngô hạt/kg K20. Liều lượng bón kali cho ngô trên đất phù sa sông Hồng từ 60 - 90; trên đất bạc màu 90 - 120 kg K20/ha. Bón kali liều lượng 30 - 210 kg K20 /ha không làm gia tăng năng suất ngô vùng Tây sông Hậu. Hiệu lực của phân kali trên đất phù sa sông Hồng đạt 5,2 kg ngô hạt/kg K20.
Theo Tạ Văn Sơn (1995) [38], trên đất phù sa sông Hồng bón phân kali đã làm tăng năng suất ngô rõ rệt và đặc biệt trên nền N cao. Phân lân có hiệu lực rõ rệt đối với ngô trên đất phù sa sông Hồng trên nền 180N - 120K2O có thể bón tới 150P205.
Theo Nguyễn Văn Bộ và CS (1999) [8], ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng lớn. Trung bình với năng suất 6 tấn/ha cây ngô hút 155 kg N; 60 kg; 115 kg P205; 15,7 kg Cu; 35,5 kg MgO và 16 kg S. Hiệu lực phân kali: với ngô ở Việt Nam tăng năng suất 310 kg ngô hạt/ha, hiệu suất 5,2 kg ngô/kg K2O trên đất phù sa Sông Hồng (Nguyễn Văn Bộ và CS, 1999) [8].
Theo Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ (1999) [39], đối với cây ngô trồng vụ Đông để đạt năng suất 4 - 5 tấn/ha cần bón 30 - 60 kg K2O trên đất phù sa Sông Hồng; 60 - 90 kg K2O trên đất bạc màu.
Theo Nguyễn Vy (1998) [52], Vũ Hữu Yêm và CS (1999) [54], trên đất
phù sa Sông Hồng hiệu lực phân kali tăng dần chứng tỏ việc trồng ngô liên
tục trong đất phù sa trong đê làm đất kiệt dần kali. Hiệu suất kali vụ Đông cao
hơn vụ Xuân, không nên bón cho ngô quá 90 kg K2O /ha vì từ 120 kg K2O /ha
hiệu suất kali bón giảm nhanh. Ngô rất cần bón kali, kali trong đất rất linh động, đất trồng ngô liên tục thường bị thiếu, bởi kali có mặt chủ yếu trong thân, lá ngô sẽ bị lấy đi khi người dân thu hoạch cây ra khỏi ruộng. Trên đất bạc màu ngô rất cần bón kali, bón đến 150 kg/ha hiệu suất vẫn còn cao. Trên đất vàn hai vụ lúa, một vụ ngô Đông nếu bón quá nhiều kali năng suất ngô sẽ giảm, chỉ cần bón ở mức 60 kg K2O /ha sẽ cho hiệu suất phân kali rất cao.
Trên đất mặn và đất phèn nhẹ cây ngô phản ứng yếu với kali, không nên bón quá 60 kg K2O/ha, nhiều trường hợp ngô phản ứng không rõ với kali (Vũ
Hữu Yêm và CS, 1999) [54].
Trên đất bạc màu, không bón kali, cây trồng chỉ hút được 80 - 90 kg
N/ha trong khi đó bón kali làm cây trồng hút được tới 120 - 150 kg N/ha
(Nguyễn Văn Bộ, 2007) [7].
Theo tác giả Đỗ Tuấn Khiêm (1996) [23], thí nghiệm ở vùng Đông Bắc
cho thấy sử dụng các chế phẩm phân bón sinh học như Komix BFC, Thiên Nông, Agrofil có tác dụng làm tăng năng suất ngô từ 8 - 14%. Căn cứ để xác định số lượng và tỷ lệ bón các loại phân NPK, phân chuồng, độ phì nhiêu của đất, nhu cầu dinh dưỡng của giống và trạng thái cây trên đồng ruộng, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, chế độ luân canh và mật độ trồng.
Theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt (2006) [11], để đạt năng suất ngô trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc, thì lượng phân bón như sau:
- Đối với loại đất tốt: 10 - 15 tấn phân chuồng; 150 - 180 kgN; 100 - 120
kg P205; 80 - 100 kg K20/ha.
- Đối với đất trung bình: 10 - 15 tấn phân chuồng; 180 - 200 kgN; 120 -
140 kg P205; 100 - 120 kg K2O/ha.
Cây ngô là loại cây cần nhiều dinh dưỡng do đó để đạt năng suất cao nhất thiết phải bón đầy đủ và cân đối, đặc biệt là N-P-K. Hiện nay ở nước ta, trong đó có vùng Trung du và miền núi phía Bắc, người dân vẫn còn tập quán sử dụng phân bón lượng thấp và chủ yếu bón phân đạm mà không bón lân và kali. Đây là một nguyên nhân thứ yếu làm cho năng suất ngô trong vùng rất thấp. Vì vậy, việc khuyến cáo và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho ngô đạt hiệu quả cao là rất cần thiết và cấp bách
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Giống ngô LVN99 (giống ngô thụ phấn tự do LVN99)
2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm : Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Thực hành thực nghiệm – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành đề tài: vụ Xuân 2011 ( 2/2011 – 6/2011)
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99
+ Công thức 1 : 0N + 80P205 + 80K20
+ Công thức 1 : 100N + 80P205 + 80P20
+ Công thức 1 : 150N + 80P205 + 80K20
+ Công thức 1 : 175N + 80P205 + 80K20
+ Công thức 1 : 200N + 80P205 + 80K20
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thi nghiệm
Tiến hành theo quy trình của Viện nghiên cứu ngô, CIMMYT.
3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại, kích thước mỗi ô 15m2 (5 x 3m). gồm 5 hàng ngô, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 25cm. các chỉ tiêu theo dõi hàng thứ 3, xung quanh có dải bảo vệ.
* sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
1
2
3
4
5
4
5
2
1
3
2
3
4
5
1
Dải bảo vệ
3.2.3. Quy trình kỹ thuật
* Thời vụ gieo : 20/02/2011
- Mật độ, khoảng cách
+ Mật độ :
+ Khoảng cách : 70cm x 25cm x 1 cây/ hốc
* Phân bón : Theo các công thức thí nghiệm trên.
- Phân chuồng : 10 tấn / ha
- Phương pháp bón phân.
+ Bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân
+ Bón thúc : Chia làm 3 lần.
Lần 1: 1/3 N + 1/2 K20 (Khi ngô được 3-4 lá)
Lần 2 : 1/3 N + 1/2 K20 (Khi ngô được 7-9 lá)
Lần 3 : Bón nốt lượng phân còn lại (trước trỗ 7- 10 ngày)
*Chăm sóc :
Giai đoạn cây con tiến hành xới xáo, tưới nước duy trì độ ẩm 70 – 80%
Khi cây được 3 - 4 lá tiến hành bón thúc lần 1, tỉa định cây.
Khi cây được 7 - 9 lá tiến hành bón thúc lần 2, làm cỏ, vun cao.
Trước trỗ 7 - 10 ngày tiến hành bón nốt lượng phân còn lại, kết hợp vun nhẹ.
Phòng trừ sâu bệnh(khi cây được 3-4 lá, 7- 9 lá và trước trỗ cờ)
*Thu hoạch
Thu hoạch ngô khi lá bị chuyển sang màu vàng, chân hạt có chấm đen.
3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi.
Tiến hành theo hướng dẫn của CIMMYT, Viện nghiên cứu ngô.
3.2.4.1.Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng.
- Ngày mọc: Được tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây mọc trên ô.
- Từ khi gieo đến tung phấn: Được tính từ khi gieo đến khi có 50% cây rong ô tung phấn (khi bao phấn ở 1/3 phía trên bông tung phấn )
- Từ khi gieo đến phun râu: Được tính từ khi gieo đến khi có 50% cây trong ô phun râu ( khi bắp ngô có râu dài 2-3cm )
- Ngày trỗ cờ: Được tính từ khi gieo cho đến khi có 50% số cây trên ô xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.
- Chín sinh lý: Được tính từ khi gieo cho đến khi có 50% số bắp trên ô đen chấm hạt.
3.2.4.2. Chỉ tiêu hình thái
- Chiều cao cây (cm) đo 10 cây: Đo từ sát mặt đất đến điểm bắt đầu phân nhánh bông cờ.
- Chiều cao đóng bắp (cm): Được đo từ sát mặt đất đến đốt mang bắp hữu hiệu (bắp trên cùng) chiều cao cây và chiều cao đóng bắp được đo vào thời gian sau khi ngô phun râu 2-3 tuần.
- Số lá thật trên cây (lá): Đếm số lá trên cây ( Đánh dấu lá thứ 5, 10…)
- Chỉ số diện tích lá: Đo diện tích lá sau khi cây thụ phấn thụ tinh xong, tiến hành đo chiều chiều rộng của tất cả các lá trên cây, sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá của Montgomery (1906).
+ Diện tích lá (m2) = chiều dài x chiều rộng x 0,75
+ Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất ) = m2 lá/cây x số cây /m2.
- Trạng thái cây (điểm): Số liệu về đặc tính này được lấy vào giai đoạn lá bị trở vàng, khi mà các cây còn xanh và bắp đã phát triển đầy đủ.Ở mỗi ô đánh giá các đặc tính như: chiều cao cây, chiều đóng bắp, độ đồng đều của các cây, thiệt hại do sâu bệnh và đổ ngã, theo thang điểm từ 1-5 (điểm 1 rất tốt, điểm xấu).
- Trạng thai bắp (điểm): Sau khi thu hoạch, để xác định chỉ tiêu này phải căn cứ vào các đặc tính thiệt hại do sâu bệnh, kích thước bắp, độ dày hạt và độ đồng đều của các bắp theo thang điểm 1-5 (điểm 1 rất tốt, điểm 5 là xấu).
- Độ bao bắp: Trước khi thu hoạch 1-3 tuần, khi bắp đã phát triển hoàn toàn, lá bi đã khô, đánh giá độ bao bắp theo thang điểm 1-5.
+ Điểm 1: Rất tốt - Bẹ che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp.
+ Điểm 2: Tốt, lá bi che kín đầu bắp.
+ Điểm 3: Hở đầu bắp,lá bi không che kín đầu bắp.
+ Điểm 4: Hở hạt, lá bi không che kín để hở đầu bắp nhiều.
+ Điểm 5: Hoàn toàn không chấp nhận được, bao đầu bắp rất tồi, hở đầu bắp rất nhiều.
3.2.4.3. Chỉ tiêu chống chịu.
* Chỉ tiêu chống đổ: Theo dõi tất cả các lần nhắc lại sau đợt gió to và trước thu hoạch.
- Đổ rễ (%): Tính % số cây bị nghiêng 1 góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với thu hoạch.
- Đổ gẫy thân (%): Tính % số cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp trước khi thu hoạch.
* Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh :
- Sâu đục thân : Ghi số cây bị sâu đục lỗ (chủ yếu là đục dưới bắp ), đánh giá mức độ bị sâu đục thân hai theo thang điểm 1-5.
+ Điểm 1: Không có cây bị hại.
+ Điểm 2: > 5-15% cây bị hại.
+ Điểm 3: >15-30% cây bị hại.
+ Điểm 4: > 30-50% cây bị hại.
+ Điểm 5: > 50% cây bị hại.
- Sâu cắn lá, rệp cờ : Cho điểm theo thang điểm từ 1-5.
+ Điểm 1 : Không có cây bị hại.
+ Điểm 2 : > 5-15% cây bị hại.
+ Điểm 3 : >15-30% cây bị hại.
+ Điểm 4 : > 30-50% cây bị hại.
+ Điểm 5 : > 50% cây bị hại.
3.2.4.4. Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Tổng số cây, số cây 1 bắp, số cây 2 bắp, không bắp trên mỗi ô (theo dõi trước khi thu hoạch từ 1-3 ngày).
- Số bắp / cây (Tổng số bắp trên ô chia cho số cây/ô).
- Chiều dài bắp (cm): Đo từ cuống bắp đến đầu mút đóng hạt của 10 bắp rồi tính giá trị trung bình.
- Đường kính bắp (cm): Đo phần giữa của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.
- Số hàng hạt / bắp (hàng): Một hàng được tính khi có > 50% số hạt so với hàng dài nhất. Đếm số hạt của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.
- Số hạt /hàng (hạt): Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Đếm số hàng của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.
( Các chỉ tiêu: Chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp. Số hạt/ hàng, chỉ được đo đếm rên các bắp thứ nhất của các cây theo dõi, không đo đếm trên các bắp thứ hai).
- Khối lượng 1000 hạt (g): Ở độ ẩm 14% đếm hai mẫu mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lượng của hai mẫu được P1 và P2. Nếu hiệu số hai lần cân (mẫu nặng-mẫu nhẹ) không chênh lệnh nhau quá 5% so với khối lượng trung bình của hai mẫu thì P1+P2, nếu sự chênh lệnh nhau giữa hai mẫu >5% so khối lượng trung bình của hai mẫu thì cân lại.
- Tổng số bắp /ô (bắp): Tổng số bắp của 2 hàng thu hoạch.
- Tỷ lệ hạt /bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy 10 bắp rồi tẽ hạt để tính tỷ lệ.
- Độ ẩm (%): Tẽ hạt của 10 bắp ngô (ở hàng thu hoạch khoảng 140 (g) đo độ ẩm độ ngay sau khi thu hoạch.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha)
Số hạt/hàng x số hàng/bắp x số bắp/cây x số cây/m2 x P1000 hạt
NSLT =
10.000
Trong đó: P1000 hạt (Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm 14%) (g)
- Năng suất thực thu (tạ/ha):
PÔ x (100 - A0 ) x 100 Phạt 10 bắp
NSTT = x (tạ/ha)
Sô x (100- 14) P 10 bắp mẫu
Trong đó: PÔ: Khối lượng bắp tươi/ô (kg)
A0: ẩm độ bắp tươi khi thu hoạch (%)
Sô: Diện tích ô thí nghiệm
14: Quy đổi về ẩm độ 14%
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRIRSTAT.
PHẦN 4 :
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm khí khậu và thời tiết vụ xuân năm 2011 tại Thái Nguyên.
Đời sống cây ngô có liên quan mật thiết với điều kiện ngoại cảnh và ngược lại, điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây ngô. Sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài chính là kết quả quá trình tác động giữa kiểu gen và môi trường sống, qua đó thấy được mức độ thích ứng của caayvowis điều kiện ngoại cảnh. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì khả năng thich ứng với điều kiện sinh thái cũng khác nhau. Vì vậy trước khi đưa cây ngô vào trồng ở một vùng sinh thái nào đó, chúng ta phải nghiên cứu điều kiện thời tiết khí hậu vùng đó xem có phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây ngô không. Để tiến hành thí nghiệm và có kết luận chính xác về ảnh hưởng của phân bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 mới, chúng ta phải theo dõi và nắm chắc diễn biến thời tiết khí hậu của vùng đó.
Ngô là cây trồng nhiệt đới nên yêu cầu nhiệt độ và lượng mưa tương đối điều hòa. Nhìn chung trong quá trình sống của cây ngô cần nhiệt độ thích hợp trong khoảng 20 - 300 c, nếu nhiệt độ 350C thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô.
Ngô là cây trồng có khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng được ở những vùng sinh thái khác nhau, song nó cũng rất nhảy cảm với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh như : Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng…
Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng mà cây ngô chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu ở các mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định được rằng thời kỳ trỗ cờ, tung phấn là thời kỳ mẫn cảm nhất với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.
Qua theo dõi diễn biến tình hình thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2011
tại Thái Nguyên chúng tôi thu được bảng như sau:
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ xuân 2011 tại Thái Nguyên
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ (%)
Lượng mưa (mm)
1/2011
11,9
73
4,4
2/2011
17,3
82
10,8
3/2011
16,7
80
93,3
4/2011
23,4
83
30,1
5/2011
26,3
80
226,3
6/2011
28,7
84
237,5
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên,[ 2011])
4.1.1.Nhiệt độ.
Ngô là cây ưa nóng, nhu cầu về nhiệt của ngô cao hơn nhiều cây trồng khác. Từ lúc cây nảy mầm đến lúc ngô chín cần tổng tích ôn từ 1700-37000C tuỳ theo giống và thời gian sinh trưởng. Theo các chuyên gia Trung tâm Cải lương giống ngô và lúa mỳ thế giới (CIMMYT): ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 240C- 300C. Nhiệt độ tối thấp: <100C. Nhiệt độ caokhông hạn chế sinh trưởng nhưng ảnh hưởng đến năng suất.Ở những vùng ban đêm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C, năng suất cây ngô sẽ giảm do ngô hô hấp mạnh. Ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cây ngô yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Có hai thời kỳ nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến quá trình sống của cây ngô.
+ Thời kỳ nảy mầm: Nếu gặp nhiệt độ thấp thì cây ngô sẽ nảy mầm kém,
thời gian nảy mầm kéo dài, khi đó chất lượng cây con sẽ giảm. Nếu nhiệt độ thấp hơn 13oC thì phần lớn các giống không nảy mầm. Nhiệt độ thấp hơn 150C thì thời gian nảy mầm kéo dài, tỷ lệ nảy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này sẽ kém, chăm sóc khó khăn dẫn đến năng suất thu hoạch thấp. Vì vậy hạt ngô nảy mầm tốt nhất khi nhiệt độ dao động trong khoảng từ 25- 300C.
+ Thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh: lúc này cây ngô rất mẫn
cảm với nhiệt độ. Giai đoạn này cây ngô cần nhiệt độ thích hợp trong khoảng từ 20- 220C. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 130C thì hạt phấn ngô sẽ hết Nhiệt độ từ 13 – 150C thì sức sống của hạt phấn giảm, khả năng thụ tinh kém, bắp ngô ít hạt. Nếu nhiệt độ cao hơn 350C hạt phấn bị chết không thụ tinh được làm cho bắp thiếu hạt. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp còn gây ảnh hưởng lớn hơn khi kết hợp với ẩm độ không khí thấp trong thời kỳ thụ phấn thụ tinh (Nguyễn Thế Hùng, 2002) [8].
Qua bảng 4.1, cho chúng ta thấy: ở vụ xuân năm 2011 nhiệt độ tháng 1- 6 có sự biến động lớn, nguyên nhân do điều kiện thời tiết khí hậu nước ta phân theo vùng rõ rệt. Trong tháng 1 nhiệt độ trung bình 11,90C, điều này ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô nói riêng và các cây trồng khác nói chung. Vào tháng 2 và tháng 3 tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp. Khi ngô bắt đầu gieo hạt nhiệt độ trung bình là 170C gây khó khăn cho quá trình nẩy mầm của hạt, chính vì vậy mà thời gian khi gieo đến nẩy mầm bị kéo dài. Sang tháng 4, cây ngô sinh trưởng rất mạnh do gặp điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, nhiệt độ trung bình là 23,40C rất thích hợp cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ trung bình tháng 5 là 26,30C và tháng 6 là 28,70C, vào giai đoạn này cây ngô đang ở thời kỳ phát triển mạnh. Khi cây ngô chuyển sang thời kỳ tung phấn - phun râu nhiệt độ không khí cao gây cản trở cho quá trình thụ phấn - thụ tinh và phát triển của hạt ngô, dẫn đến làm giảm năng suất.
4.1.2. Ẩm độ.
Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001)[24], đã xác định mức độ thuận
lợi của ẩm độ không khí và ẩm độ đất đối với cây ngô trong giai đoạn hình thành năng suất là 71 - 85% và 61 - 85%. Do đó, khi theo d õi ẩm độ trung bình trong thời gian làm thí nghiệm có thể thấy ở giai đoạn đầu ẩm độ không khí rất thuận lợi cho sự nảy mầm và sinh trưởng của cây với ẩm độ cả hai vụ biến động từ 80 - 87%.
Ẩm độ không khí là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Ẩm độ không khí ở vụ xuân tương đối cao, thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây ngô, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của sâu hại ngô.
Nhìn vào bảng 4.1 chúng ta thấy rằng, ẩm độ biến động từ 73 - 84%. Với ẩm độ này thì cây ngô sinh trưởng và phát triển tương đối thuận lợi.ẩm độ ở vụ xuân năm 2011 không quá cao so với các năm nhưng vẫn ảnh hưởng một chút ít đến thời kỳ trỗ cờ - tung phấn – phun râu của cây ngô.
4.1.3.Lượng mưa
Nước là yếu tố môi trường rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây ngô đòi hỏi một lượng nước khá lớn để quang hợp tạo ra vật chất khô. Một cây ngô trong vòng đời cần phải có 200 lít nước để sinh trưởng và tạo năng suất. Một ha ngô cần một lượng nước từ 3000 - 4000m3 tương đương với lượng mưa từ 300 - 400 mm được phân bố đều trong suốt vụ. (Nguyễn Thế Hùng, 2002) [8].
Ngô là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển nhanh nên có khả năng hútnước
khoẻ và nhiều hơn so với các loại cây trồng cạn khác. Không những vậy cây ngô còn có khả năng sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả. Do đó lượng nước cần thiết để cây ngô tạo ra một đơn vị chất khô rất thấp. Để hình thành 1 đơn vị vật chất khô, cây ngô cần 260 đơn vị nước đối với vùng ít nước và 349 đơn vị nước đối với vùng mưa nhiều. Lượng nước này ít hơn nhiều so với cây lúa, cây lúa cần 400 - 500 đơn vị nước (Đường Hồng Dật, 2004)[4].
Cây ngô là cây sinh trưởng nhanh mạnh, tạo ra khối lượng chất xanh lớn nên cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhu cầu về nước và khả năng chịu hạn của cây ngô qua từng thời kỳ có sự khác biệt nhau.
+ Ở thời kỳ đầu: cây ngô sinh trưởng chậm, tích lũy ít chất xanh nên
không cần nhiều nước.
+ Ở thời kỳ 7 - 13 lá: cây ngô cần 28 - 35 m3 nước/ha/ngày.
+ Ở thời kỳ xoáy nõn, trỗ cờ, tung phấn, phun râu: cây ngô cần 65 - 70 m3 nước/ha/ngày.
Ngô là cây cần nhiều nước nhưng rất nhạy cảm với ẩm độ đất. Trong các
thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ cây con tuy có nhu cầu nước lớn nhưng rất mẫn cảm với ẩm độ đất. Vào thời kỳ này chỉ cần ngập nước 1- 2 ngày cây ngô có thể bị chết. Do đó phải duy trì ẩm độ thích hợp cho cây con sinh trưởng. Nguyên nhân cây con dễ bị chết khi bị ngập úng là do đỉnh sinh trưởng của thân còn nằm dưới đất.
Nhìn chung qua bảng 4.1 lượng mưa ở Thái Nguyên đủ cho một chu kỳ sống của cây ngô tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều, lượng mưa tháng 2 thấp (10,3 mm) ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc và sinh trưởng phát triển của cây con. Giai đoạn trỗ cờ (tháng 4 lượng mưa đạt 30,1 mm/tháng) đã gây ảnh hưởng đến trỗ cờ, tung phấn và phun râu. Thời kỳ chín (tháng 6 lượng mưa là 237,5 mm) nên gây khó khăn cho thu hoạch và bảo quản ngô.
Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ nước cho cây ngô, nhất là giai đoạn mẫm cảm với nước nên lượng mưa không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của thí nghiệm.
4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm vụ xuân 2011 tại Thái Nguyên.
4.2.1.Thời gian sinh trưởng của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm
Sinh trưởng phát triển là những chức năng của tiềm năng sinh trưởng của cây phản ứng với điều kiện mà nó được nuôi dưỡng. sinh trưởng không phải là chức sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà nó là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây.
Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc (các thành phần mới của TB, các TB mới, các cơ quan mới ) thường dẫn tới tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khao luan 39r tt.doc