Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục . iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt . viii

Danh mục các bảng . ix

Danh mục các hình vẽ, đồ thị .xiv

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu của đề tài . 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 4

3.1. Ý nghĩa khoa học. 4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 5

1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam . 7

1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới . 7

1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam . 9

1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Bắc. 11

1.2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên . 13

1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô QPM trên thế giới và ở Việt Nam . 15

1.3.1. Lợi ích dinh dưỡng và kinh tế của ngô QPM. 15

1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô QPM trên thế giới. 17

1.3.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô QPM ở Việt Nam . 27

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng protein ở ngô. 30

1.4. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam . 33

1.4.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới . 33

1.4.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam . 40

1.4.3. Tình hình nghiên cứu phân bón đến chất lượng ngô thường và

ngô QPM. 49

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 52

2.1. Vật liệu nghiên cứu . 52

2.1.1. Thí nghiệm khảo nghiệm giống . 52

2.1.2. Thí nghiệm phân bón . 53

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 53

2.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài . 53

2.2.2. Thời gian tiến hành đề tài . 54

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 54

2.3.1. Nội dung nghiên cứu . 54

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu . 56

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu. 64

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 65

3.1. Kết quả khảo nghiệm giống ngô chất lượng protein cao tại Thái Nguyên. 65

3.1.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống ngô chất lượng

protein cao vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên . 65

3.1.2. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và

vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên. 73

3.1.3. Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp của các giống ngô thí

nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên . 78

3.1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô

thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên . 80

3.1.5. Hàm lượng protein, lysine và methionine của các giống ngô thí nghiệm . . 87

3.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng,

phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein

cao tại Thái Nguyên . 90

3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng qua

các thời kỳ phát dục của giống ngô QP4 và LVN10 . 91

3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các đặc điểm hình thái của

giống ngô QP4 và LVN10 . 93

3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng chống chịu của

giống ngô QP4 và LVN10 . 96

3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10 . 99

3.2.5. Tương quan giữa liều lượng đạm và năng suất của giống QP4 và LVN10 . 104

3.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hàm lượng và chất lượng

protein của giống ngô QP4 và LVN10 . 106

3.2.7. Tương quan giữa liều lượng đạm và chất lượng của giống ngô QP4 và LVN10 . 110

3.2.8. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng đạm với giống ngô QP4 và LVN10 . 111

3.2.9. Hiệu quả nông học của N với giống ngô QP4 và LVN10 . 113

3.2.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất protein của giống

ngô QP4 và LVN10 . 114

3.3. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng,

phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein

cao tại Thái Nguyên . 115

3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến thời gian sinh trưởng qua các

thời kỳ phát dục của giống ngô QP4 và LVN10 . 115

3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các đặc điểm hình thái của

giống ngô QP4 và LVN10 . 117

3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến khả năng chống chịu của

giống ngô QP4 và LVN10 . 120

3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10 . 122

3.3.5. Tương quan giữa liều lượng lân và năng suất của giống QP4 và LVN10 . 126

3.3.6. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến hàm lượng và chất lượng

protein của giống ngô QP4 và LVN10 . 128

3.3.7. Tương quan giữa liều lượng lân và chất lượng của giống ngô QP4 và LVN10 . 131

3.3.8. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng lân với giống ngô QP4 và LVN10 . 132

3.3.9. Hiệu quả nông học của P với giống ngô QP4 và LVN10 . 133

3.3.10. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất protein của giống

ngô QP4 và LVN10 . 135

3.4. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng,

phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượ ng protein

cao tại Thái Nguyên . 136

3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến thời gian sinh trưởng qua các

thời kỳ phát dục của giống ngô QP4 và LVN10 . 136

3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các đặc điểm hình thái của

giống ngô QP4 và LVN10 . 138

3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến đến khả năng chống chịu của

giống ngô QP4 và LVN10 . 141

3.4.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10 . 143

3.4.5. Tương quan giữa liều lượng kali và năng suất của giống QP4 và LVN10 . 147

3.4.6. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến hàm lượng và chất lượng

protein của giống ngô QP4 và LVN10 . 149

3.4.7. Tương quan giữa liều lượng kali và chất lượng của giống ngô QP4 và LVN10 . 152

3.4.8. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng kali với giống ngô QP4 và LVN10 . 153

3.4.9. Hiệu quả nông học của K với giống ngô QP4 và LVN10 . 155

3.4.10. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất protein của giống ngô QP4 và LVN10 . 156

3.5. Kết quả xây dựng mô hình. . 160

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ . 165

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 166

PHỤ LỤC

pdf204 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
121 116 119 Q2 (đ/c1) 72 60 66 75 63 69 117 115 116 HQ2000 (đ/c2) 68 62 65 70 64 67 123 120 122 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Số liệu bảng 3.1a và 3.1b cho thấy các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm có nhiều biến động, các giống khác nhau thì các thời kỳ sinh trưởng của chúng cũng khác nhau và ở mỗi vụ cũng khác nhau. Với mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển thì mỗi giống có những đặc trưng nhất định. Giống có thời gian sinh trưởng dài thì các giai đoạn sinh trưởng cũng dài và ngược lại, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hình thành các cơ quan và khả năng tích luỹ vật chất khô của cây. Bảng 3.1b. Thời gian sinh trƣởng của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Giống Thời gian từ gieo đến … (ngày) Tung phấn Phun râu Chín sinh lý TĐ. 04 TĐ. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB QP1 56 56 56 59 57 58 120 112 116 QP2 57 55 56 60 57 59 119 110 115 QP3 56 57 57 58 59 59 119 110 115 QP4 56 52 54 58 54 56 119 108 114 QP5 56 55 56 59 58 59 118 111 115 QP6 57 56 57 60 59 60 120 114 117 Q2 (đ/c1) 57 56 57 60 59 60 117 107 112 HQ2000 (đ/c2) 56 53 55 59 55 57 120 115 118 a. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn của các giống ngô thí nghiệm Thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngô QPM thí nghiệm trung bình 2 vụ Xuân 2004 và 2005 biến động từ 62 - 66 ngày. Trong đó, giống QP4 có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn nhất là 62 ngày, sớm hơn hai đối chứng 3 - 4 ngày (Q2: 66 ngày; HQ2000: 65 ngày), các giống còn lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 tương đương hai đối chứng. Vụ Xuân 2005, các giống ngô thí nghiệm có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn hơn vụ Xuân 2004. Nguyên nhân là do vụ Xuân 2005 ngô được gieo vào ngày 09/3/2005 muộn 6 ngày hơn so với vụ Xuân 2004 (03/3/2004) nên giai đoạn nẩy mầm - mọc gặp điều kiện có mưa và nhiệt độ cao hơn (trung bình nhiệt độ 4 ngày sau gieo là 21,5oC - vụ Xuân 2005; 18,4 o C - vụ Xuân 2004) làm cho thời gian ngô mọc nhanh hơn (trung bình 2 ngày). Đồng thời giai đoạn trước trỗ cờ 20 ngày - tung phấn, nhiệt độ trung bình là 27,1 oC (vụ Xuân 2005), 25,8oC (vụ Xuân 2004) làm cho ngô trỗ sớm hơn (theo số liệu của Đài Khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2008) [13]. Trung bình 2 vụ Thu Đông 2004 và 2005, thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngô QPM thí nghiệm ngắn hơn vụ Xuân, biến động từ 54 - 57 ngày. Trong đó, giống QP4 có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn nhất (54 ngày) sớm hơn đối chứng 1 – Q2 3 ngày, tương đương đối chứng 2 – HQ2000 (Q2: 57 ngày; HQ2000: 55 ngày), các giống ngô QPM thí nghiệm còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương so với đối chứng 1. Thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân dài hơn ở vụ Thu Đông từ 7 – 10 ngày. Vì vụ Xuân đầu vụ nhiệt độ thấp, ít mưa hơn vụ Thu Đông nên cây ngô sinh trưởng chậm hơn, kéo dài giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng hơn vụ Thu Đông. b. Giai đoạn từ gieo đến phun râu của các giống ngô thí nghiệm Trung bình vụ Xuân (2004 và 2005), thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngô QPM thí nghiệm biến động từ 64 - 69 ngày. Trong đó, giống QP4 có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất, ngắn hơn hai đối chứng từ 3 – 5 ngày (Q2: 69 ngày; HQ2000: 67 ngày). Khoảng cách tung phấn - phun râu (ASI) của các giống QPM thí nghiệm từ 2 - 3 ngày. Trong đó, giống QP1, QP2, QP4, QP5 có khảng cách ASI là 2 ngày tương đương với đối chứng 2 – HQ2000; Các giống QP3, QP6 có ASI là 3 ngày tương đương đối chứng 1 – Q2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Trung bình vụ Thu Đông (2004 và 2005), thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngô QPM thí nghiệm ngắn hơn vụ Xuân, biến động từ 56 - 60 ngày. Trong đó, giống QP4 có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất (56 ngày) ngắn hơn đối chứng 1 – Q2 4 ngày, tương đương đối chứng 2 (HQ2000: 57 ngày). ASI của các giống QP1, QP3, QP4 là 2 ngày tương đương đối chứng 2; QP2, QP5 và QP6 là 3 ngày tương đương đối chứng 1. Tóm lại, qua thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông cho thấy, hai giống QP1 và QP4 có ASI tương đương đối chứng HQ2000. c. Thời gian sinh trƣởng của các giống ngô thí nghiệm Số liệu bảng 3.1a và 3.1b (trung bình 2 vụ Xuân và 2 vụ Thu Đông) cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống QPM ở vụ Xuân dài hơn vụ Thu Đông. Các giống QPM thí nghiệm ở vụ Xuân có thời gian sinh trưởng biến động từ 117 - 120 ngày, trong đó giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là QP4 (117 ngày) dài hơn đối chứng Q2 1 ngày và ngắn hơn đối chứng HQ2000 5 ngày (Q2: 116 ngày; HQ2000: 122 ngày); QP1 có thời gian sinh trưởng dài nhất (120 ngày) dài hơn so với đối chứng 1 và ngắn hơn so với đối chứng 2. Ở vụ Thu Đông, các giống QPM có thời gian sinh trưởng biến động từ 114 - 117 ngày, trong đó giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là QP4 (114 ngày) dài hơn đối chứng 1 (Q2) 2 ngày và ngắn hơn đối chứng 2 (HQ2000) 4 ngày (Q2: 112 ngày; HQ2000: 118 ngày); QP6 có thời gian sinh trưởng dài nhất (117 ngày) dài hơn so với đối chứng 1 và ngắn hơn so với đối chứng 2. Trung bình thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông ngắn hơn vụ Xuân từ 3 – 6 ngày. Mặc dầu thời gian từ gieo đến trỗ của các giống QPM ở vụ Xuân dài hơn nhưng giai đoạn sau trỗ lại ngắn hơn vụ Thu Đông, do ở vụ Xuân giai đoạn đầu nhiệt độ và độ ẩm thấp, giai đoạn sau nhiệt độ và độ ẩm cao. Còn vụ Thu Đông thì ngược lại, cuối vụ rét sớm, nhiệt độ thấp dần và lượng mưa ít hơn đầu vụ nên giai đoạn sinh trưởng sinh thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 kéo dài, quá trình tích luỹ vật chất khô về hạt diễn ra chậm, đặc biệt là vụ Thu Đông 2004. Tóm lại, các giống ngô QPM thí nghiệm có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình sớm. Trong đó, giống QP4 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất. 3.1.1.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm a. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Trung bình vụ Xuân (2004 và 2005), chiều cao cây của các giống ngô QPM thí nghiệm biến động từ 197,6 - 217,9 cm, tương đương đối chứng 2 (HQ2000: 208,0 cm), các giống QP1 – QP5 thấp hơn đối chứng 1, giống QP6 tương đương đối chứng 1 (Q2: 229,6 cm). Trong đó, giống QP4 đạt chiều cao cây thấp nhất, giống QP6 có chiều cao cây cao nhất (217,9cm). Trung bình vụ Thu Đông (2004 và 2005), chiều cao cây của các giống ngô QPM thí nghiệm cao hơn vụ Xuân, biến động từ 208,2 - 227,0 cm, thấp hơn đối chứng 1 - Q2, tương đương đối chứng 2 - HQ2000 (Q2: 253,1 cm; HQ2000: 216,0 cm). Giống ngô QP4 có chiều cao cây thấp nhất (208,2 cm), giống QP6 có chiều cao cây cao nhất (227,0cm). Tóm lại, các giống ngô QPM thí nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn so với Q2 và tương đương HQ2000. Đây là một đặc điểm có lợi vì những giống ngô QPM thấp cây sẽ có khả năng chống đổ tốt, hạn chế đổ gẫy, nhất là trong điều kiện vụ Xuân thường có mưa giông và gió to vào cuối vụ. Giống QP4 có chiều cao cây thấp nhất và đạt độ đồng đều cao tương đương HQ2000, cao hơn Q2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Giống Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB QP1 205,1 209,6 207,4 215,1 210,3 212,7 110,4 114,0 112,2 116,3 111,6 114,0 QP2 204,2 206,7 205,5 204,4 214,6 209,5 107,4 108,8 108,1 105,4 115,4 110,4 QP3 199,8 205,2 202,5 209,3 212,0 210,7 107,9 108,5 108,2 109,0 118,8 113,9 QP4 196,9 198,3 197,6 215,0 201,4 208,2 102,4 100,6 101,5 110,4 100,5 105,5 QP5 217,3 215,9 216,6 225,9 218,9 222,4 114,9 112,1 113,5 120,8 119,0 119,9 QP6 216,4 219,4 217,9 233,8 220,2 227,0 116,4 115,7 116,1 122,2 120,4 121,3 Q2 (đ/c1) 227,7 231,4 229,6 263,2 243,0 253,1 132,0 139,4 135,7 147,4 136,4 141,9 HQ2000 (đ/c2) 205,1 210,9 208,0 216,7 215,3 216,0 106,4 109,2 107,8 102,7 112,3 107,5 CV,% 6,5 6,3 6,5 5,5 4,9 5,3 4,1 4,8 4,6 4,7 4,0 4,5 LSD05 9,3 13,6 12,4 10,7 12,3 11,5 11,0 9,1 10,5 10,8 15,5 13,4 Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy: Chiều cao đóng bắp của các giống ngô QPM thí nghiệm trung bình vụ Xuân (2004 và 2005) biến động từ 101,5 - 116,1 cm thấp hơn đối chứng 1 – Q2 và tương đương đối chứng 2 – HQ2000 (Q2: 135,7 cm; HQ2000: 107,8 cm). Giống ngô QP4 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (101,5 cm), cao nhất là giống QP6 (116,1 cm). Chiều cao đóng bắp của các giống ngô QPM thí nghiệm bằng 51,4 – 54,1% chiều cao cây, thấp hơn so với đối chứng 1 (Q2: 59,1%), tương đương với đối chứng 2 (HQ2000: 51,8%). Trung bình vụ Thu Đông (2004 và 2005), chiều cao đóng bắp của các giống ngô QPM thí nghiệm biến động từ 105,5 - 121,3 cm thấp hơn so với đối chứng 1 (Q2: 141,9 cm), tương đương với đối chứng 2 (HQ2000: 107,5 cm). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Giống ngô QP4 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (105,5 cm), QP6 có chiều cao đóng bắp cao cao nhất (121,3 cm). Chiều cao đóng bắp của các giống ngô QPM thí nghiệm bằng 50,6 - 54,3% chiều cao cây, thấp hơn so với đối chứng 1 (Q2: 56,1%), tương đương với đối chứng 2 (HQ2000: 51,6%). Tóm lại, các giống ngô QPM thí nghiệm có chiều cao đóng bắp trung bình bằng 1/2 chiều cao cây. Đây là một đặc điểm tốt để ngô có khả năng chống đổ gẫy tốt, hạn chế sâu bệnh hại và có khả năng cơ giới hoá. Giống QP4 có chiều cao đóng bắp đạt độ đồng đều cao tương đương đối chứng HQ2000, cao hơn Q2. b. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Số lá/cây của các giống ngô QPM chênh lệch không lớn giữa vụ Xuân và vụ Thu Đông. Trung bình vụ Xuân (2004 – 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm có số lá biến động từ 18,5 - 19,6 lá. Trong đó, giống QP1, QP2, QP3, QP6 có số lá/cây thấp hơn đối chứng 1, giống QP4, QP5 tương đương đối chứng 1 (Q2: 19,8 lá); giống QP3 có số lá/cây thấp hơn đối chứng 2, các giống còn lại tương đương đối chứng 2 (HQ2000: 19,4 lá). Trung bình vụ Thu Đông (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm có số lá/cây biến động từ 18,8 - 20,0 lá. Trong đó, giống QP1, QP2, QP3, QP6 có số lá/cây thấp hơn đối chứng 1, giống QP4, QP5 tương đương đối chứng 1 (Q2: 20,4 lá); giống QP3 có số lá/cây thấp hơn đối chứng 2, các giống còn lại tương đương đối chứng 2 (HQ2000: 19,7 lá). Tóm lại, giống QP4 có số lá ổn định cao tương đương đối chứng HQ2000 ở cả hai vụ Xuân và Thu Đông và ổn định qua 4 vụ thí nghiệm. Qua bảng 3.3, cho thấy: Trung bình vụ Xuân (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm có chỉ số diện tích lá (CSDTL) biến động từ 2,9 - 3,4 m2 lá/m 2 đất. Trong đó, giống QP4 có chỉ số diện tích lá cao nhất (3,4 m2 lá/m2 đất) tương đương đối chứng 1 (Q2: 3,5 m2 lá/m2 đất), các giống QPM còn lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 thấp hơn đối chứng 1; Giống QP3 có chỉ số diện tích lá thấp nhất (2,9 m2 lá/m 2 đất) thấp hơn đối chứng 2 (HQ2000: 3,3 m2 lá/m2 đất), các giống QPM còn lại tương đương đối chứng 2. Bảng 3.3. Số lá/cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Giống Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB QP1 18,8 19,8 19,3 20,3 18,7 19,5 3,4 2,8 3,1 3,3 3,3 3,3 QP2 18,5 19,9 19,2 20,3 18,9 19,6 3,1 2,9 3,0 3,2 3,2 3,2 QP3 18,2 18,7 18,5 20,3 17,3 18,8 3,0 2,7 2,9 3,4 2,7 3,0 QP4 19,0 20,2 19,6 20,1 19,6 19,9 3,6 3,2 3,4 3,7 3,4 3,5 QP5 19,0 19,9 19,5 20,7 19,3 20,0 3,2 2,9 3,1 3,1 3,4 3,3 QP6 18,4 19,3 18,9 20,3 17,9 19,1 3,2 2,8 3,0 3,2 3,0 3,1 Q2 (đ/c1) 19,3 20,3 19,8 21,5 19,3 20,4 3,6 3,4 3,5 4,2 3,1 3,6 HQ2000 (đ/c2) 19,0 19,8 19,4 20,0 19,4 19,7 3,4 3,1 3,3 3,5 3,3 3,4 CV,% 2,1 2,8 2,6 1,9 2,4 2,2 3,4 3,0 3,3 3,2 2,8 3,1 LSD05 0,5 0,4 0,5 0,7 0,8 0,7 0,3 0,3 0,3 0,4 0,4 0,3 Trung bình vụ Thu Đông (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm có chỉ số diện tích lá biến động từ 3,0 - 3,5 m2 lá/m2 đất. Trong đó, giống QP1, QP4 và QP5 có chỉ số diện tích lá tương đương đối chứng 1 (Q2: 3,6 m 2 lá/m 2 đất), giống QP2, QP3 và QP6 thấp hơn đối chứng 1; Giống QP3 có chỉ số diện tích lá thấp nhất (3,0 m2 lá/m2 đất) thấp hơn đối chứng 2 (HQ2000: 3,4 m 2 lá/m 2 đất), các giống QPM còn lại tương đương đối chứng 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Qua kết quả thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông (2004 – 2005) cho thấy giống QP4 có chỉ số diện tích lá cao nhất, tương đương hai giống đối chứng Q2 và HQ2000. Tóm lại, giống ngô QP4 có các đặc điểm hình thái khá tốt, đạt độ đồng đều cao và ổn định qua 4 vụ thí nghiệm tương đương HQ2000. 3.1.2. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên 3.1.2.1. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm Số liệu bảng 3.4 cho thấy: Trung bình 2 vụ Xuân và 2 vụ Thu Đông, tỷ lệ đổ rễ vụ Xuân biến động từ 4,1% (QP4) - 12,0% (QP6) thấp hơn đối chứng 1 (Q2: 27,9%); giống QP2 và QP4 có tỷ lệ đổ rễ tương đương đối chứng 2 (HQ2000: 3,8%), các giống QPM còn lại cao hơn đối chứng 2. Tỷ lệ đổ rễ vụ Thu Đông biến động từ 3,4% (QP4) - 20,2 % (QP6) thấp hơn đối chứng 1 (Q2: 25,3%); giống QP4 có tỷ lệ đổ rễ thấp nhất (3,4%) tương đương đối chứng 2 (HQ2000: 3,3%), các giống QPM còn lại cao hơn đối chứng 2. Tỷ lệ gãy thân trung bình vụ Xuân biến động từ 1,5 (QP4) - 4,4% (QP3), trong đó giống QP3 có tỷ lệ gãy thân cao nhất (4,4%) tương đương đối chứng 1 (Q2: 5,7%), các giống QPM còn lại thấp hơn đối chứng 1; hai giống QP4 và QP5 có tỷ lệ gãy thân tương đương đối chứng 2 (HQ2000: 1,3%), các giống QPM còn lại cao hơn đối chứng 2. Trung bình vụ Thu Đông các giống QPM thí nghiệm có tỷ lệ gãy thân thấp hơn vụ Xuân, biến động từ 0,9 (QP4) - 4,2% (QP6) thấp hơn đối chứng 1 (Q2: 8,5%); các giống QP1, QP4 và QP5 có tỷ lệ gãy thân tương đương đối chứng 2 (HQ2000: 0,7%), các giống QP2, QP3 và QP6 cao hơn đối chứng 2. Nhìn chung, các giống ngô QPM thí nghiệm thấp cây, bộ rễ phát triển tốt, chống đổ rễ, gãy thân khá mặc dù gặp mưa gió to vào cuối vụ Xuân. Giống QP4 có khả năng chống đổ rễ, gãy thân tốt nhất tương đương HQ2000 và tốt hơn Q2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Bảng 3.4. Tỷ lệ đổ rễ và gãy thân của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Giống Đổ rễ (%) Gãy thân (%) X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB QP1 3,8 9,4 6,6 14,1 7,1 10,6 1,7 4,2 3,0 1,0 2,3 1,7 QP2 3,9 6,8 5,3 10,0 5,0 7,5 2,2 3,6 2,9 1,7 2,6 2,2 QP3 7,7 5,0 6,3 5,2 5,9 5,6 3,2 5,5 4,4 1,0 4,9 3,0 QP4 3,9 4,3 4,1 4,4 2,4 3,4 1,3 1,7 1,5 0,0 1,7 0,9 QP5 11,5 11,3 11,4 11,2 10,4 10,8 1,4 2,8 2,1 0,0 2,7 1,4 QP6 4,7 19,3 12,0 28,2 12,1 20,2 3,1 5,4 4,3 4,5 3,8 4,2 Q2 (đ/c1) 32,0 23,9 27,9 30,6 20,0 25,3 4,2 7,1 5,7 11,9 5,1 8,5 HQ2000 (đ/c2) 4,2 3,4 3,8 1,7 4,9 3,3 1,1 1,5 1,3 0,0 1,4 0,7 CV,% 4,2 3,7 4,0 3,5 3,9 3,8 2,5 3,0 2,8 2,7 2,4 2,6 LSD05 2,9 2,1 2,0 3,0 2,5 2,2 1,0 1,8 1,3 1,5 1,2 1,5 3.1.2.2. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống ngô thí nghiệm Chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình sâu bệnh hại các giống ngô thí nghiệm từ khi gieo đến khi thu hoạch và phát hiện có những sâu bệnh hại chính sau: Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis, Ostrinia funacalis), rệp cờ (Rhopalosiphum maydis), bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) và bệnh đốm lá (đốm lá lớn - Helminthosporium turcicum; đốm lá nhỏ - H. maydis). Mức độ bị nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) được thể hiện ở bảng 3.5 và 3.6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 a. Khả năng chống chịu sâu của các giống ngô thí nghiệm Nhìn vào bảng 3.5 cho thấy: Trung bình vụ Xuân (2004 và 2005), tất cả các giống ngô QPM thí nghiệm đều bị sâu đục thân hại ở mức độ từ điểm 3 - điểm 4. Các giống QP1, QP4 và QP5 bị sâu đục thân hại trung bình (điểm 3) nhẹ hơn đối chứng Q2, tương đương đối chứng HQ2000; các giống QP2, QP3 và QP6 bị sâu đục thân hại nặng hơn (điểm 4) tương đương đối chứng Q2, nặng hơn đối chứng HQ2000. Trung bình vụ Thu Đông (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm bị sâu đục thân hại ở mức độ nhẹ hơn vụ Xuân, biến động từ điểm 2 - điểm 3. Các giống ngô QP1, QP2, QP4 và QP5 bị sâu đục thân hại nhẹ (điểm 2) tương đương đối chứng HQ2000, nhẹ hơn đối chứng Q2; hai giống QP3 và QP6 bị sâu đục thân hại nặng hơn (điểm 3) tương đương đối chứng Q2, nặng hơn so với đối chứng HQ2000. Bảng 3.5. Mức độ nhiễm sâu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Giống Sâu đục thân (điểm 1 – 5) Rệp cờ (điểm 1 – 5) X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB QP1 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 3 3 QP2 3 4 4 2 2 2 2 2 2 2 3 3 QP3 3 4 4 3 3 3 2 3 3 3 4 4 QP4 2 3 3 2 1 2 2 2 2 2 3 3 QP5 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 3 3 QP6 3 4 4 2 3 3 2 3 3 3 4 4 Q2 (đ/c1) 3 4 4 3 2 3 3 3 3 3 4 4 HQ2000 (đ/c2) 2 3 3 2 1 2 2 2 2 2 3 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Từ kết quả trên cho chúng tôi thấy ở vụ Xuân (2004 và 2005), sâu đục thân phát sinh, phát triển gây hại ngô nhiều hơn vụ Thu Đông (2004 và 2005). Sâu đục thân phát sinh, phát triển gây hại mạnh làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, giảm khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân (2004 và 2005), làm giảm năng suất và phẩm chất ngô. Qua theo dõi thí nghiệm, trung bình vụ Xuân (2004 và 2005) rệp cờ ngô xuất hiện gây hại trên các giống ngô thí nghiệm ít hơn vụ Thu Đông (điểm 2 – điểm 3), trong đó các giống QP1, QP2, QP4 và QP5 bị rệp cờ hại nhẹ (điểm 2) tương đương đối chứng HQ2000, nặng hơn đối chứng Q2; hai giống QP3 và QP6 bị rệp cờ hại nặng hơn (điểm 3) tương đương đối chứng Q2, nặng hơn đối chứng HQ2000. Còn ở vụ Thu Đông (2004 và 2005) thì rệp cờ lại phát sinh phát triển gây hại mạnh trên tất cả các giống ngô thí nghiệm (điểm 3 - điểm 4). Các giống QP1, QP2, QP4 và QP5 bị rệp cờ hại ở mức độ điểm 3, nhẹ hơn so với đối chứng Q2, tương đương đối chứng HQ2000; hai giống QP3 và QP6 bị rệp cờ hại nặng (điểm 4), nặng hơn so với đối chứng HQ2000, tương đương đối chứng Q2. b. Khả năng chống chịu bệnh của các giống ngô thí nghiệm Qua bảng 3.6, cho thấy: Các giống ngô QPM thí nghiệm trung bình vụ Xuân (2004 và 2005) bị nhiễm bệnh khô vằn nhẹ (điểm 1 – điểm 2). Các giống QP1, QP4 và QP5 không bị nhiễm bệnh khô vằn (điểm 1) tương đương đối chứng HQ2000; các giống QP2, QP3 và QP6 bị nhiễm nhẹ (điểm 2) tương đương đối chứng Q2. Ở vụ Thu Đông (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn nặng hơn vụ Xuân, biến động từ điểm 2 - điểm 3. Các giống QP1, QP4 và QP5 bị nhiễm bệnh khô vằn nhẹ (điểm 2) tương đương đối chứng HQ2000; các giống QP2, QP3 và QP6 bị nhiễm trung bình (điểm 3) tương đương đối chứng Q2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Bảng 3.6. Mức độ nhiễm bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Giống Khô vằn (điểm 1 – 5) Đốm lá (điểm 1 – 5) X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB X. 04 X. 05 TB TĐ. 04 TĐ. 05 TB QP1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 QP2 1 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 QP3 1 2 2 3 2 3 3 2 3 2 3 3 QP4 1 1 1 2 2 2 2 1 2 1 2 2 QP5 1 1 1 2 2 2 3 2 3 1 2 2 QP6 1 2 2 2 3 3 3 2 3 1 2 2 Q2 (đ/c1) 1 2 2 3 3 3 3 2 3 2 3 3 HQ2000 (đ/c2) 1 1 1 2 2 2 2 1 2 1 2 2 Trung bình vụ Xuân (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm bị bệnh đốm lá ở mức độ trung bình (điểm 2 - điểm 3). Các giống QP1, QP2 và QP4 bị nhiễm bệnh nhẹ (điểm 2) tương đối chứng HQ2000, nhẹ hơn so với đối chứng Q2; các giống QP3, QP5 và QP6 bị nhiễm bệnh nặng hơn (điểm 3) tương đương đối chứng Q2, nặng hơn so với đối chứng HQ2000. Còn ở vụ Thu Đông (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm bị nhiễm bệnh đốm lá nhẹ hơn vụ Xuân, ở mức độ điểm 2 – điểm 3, trong đó giống QP3 bị hại nặng nhất (điểm 3) tương đương đối chứng Q2, nặng hơn đối chứng HQ2000; các giống QPM còn lại bị nhiễm bệnh đốm lá nhẹ (điểm 2) tương đương đối chứng HQ2000, nhẹ hơn đối chứng Q2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 3.1.3. Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Qua theo dõi các chỉ tiêu này, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7a và 3.7b. Bảng 3.7a. Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Đơn vị: điểm 1 - 5 Giống Trạng thái cây Độ bao bắp Trạng thái bắp X. 04 X. 05 TB X. 04 X. 05 TB X. 04 X. 05 TB QP1 2 3 3 2 3 3 3 3 3 QP2 2 3 3 2 3 3 3 4 4 QP3 3 4 4 2 3 3 3 4 4 QP4 2 2 2 2 2 2 2 3 3 QP5 3 3 3 2 3 3 3 3 3 QP6 2 3 3 2 3 3 3 4 4 Q2 (đ/c1) 3 4 4 2 2 2 3 4 4 HQ2000 (đ/c2) 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3.1.3.1. Trạng thái cây của các giống ngô thí nghiệm Nhìn vào bảng 3.7a và 3.7b, cho thấy: Ở vụ Xuân (2004 và 2005), trạng thái cây của các giống QPM thí nghiệm đạt từ điểm 2 – điểm 4, trong đó giống QP4 có trạng thái cây tốt nhất (điểm 2) tương đương đối chứng HQ2000, tốt hơn đối chứng Q2 (điểm 4); xấu nhất là giống QP3 (điểm 4) tương đương đối chứng Q2, xấu hơn đối chứng HQ2000. Ở vụ Thu Đông (2004 và 2005), trạng thái cây của các giống QPM thí nghiệm đạt điểm 2 – điểm 3, trong đó giống QP4 có trạng thái cây tốt nhất (điểm 2) tốt hơn hai đối chứng; các giống QPM còn lại đạt điểm 3 tương đương đối chứng HQ2000, tốt hơn đối chứng Q2 (điểm 4). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 Bảng 3.7b. Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Đơn vị: điểm 1 - 5 Giống Trạng thái cây Độ bao bắp Trạng thái bắp X. 04 X. 05 TB X. 04 X. 05 TB X. 04 X. 05 TB QP1 3 3 3 2 3 3 3 4 4 QP2 3 3 3 2 3 3 3 4 4 QP3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 QP4 2 2 2 2 2 2 3 3 3 QP5 2 3 3 2 3 3 3 4 4 QP6 3 3 3 2 3 3 3 4 4 Q2 (đ/c1) 4 3 4 2 3 3 4 3 4 HQ2000 (đ/c2) 2 3 3 2 2 2 2 3 3 3.1.3.2. Độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm Vụ Xuân (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm đều có độ bao bắp trung bình, từ điểm 2 – điểm 3, trong đó giống QP4 có độ bao bắp kín đầu bắp (điểm 2) tương đương với hai đối chứng; các giống QPM còn lại hơi hở - bao không chặt đến đầu bắp (điểm 3) kém hơn hai đối chứng (điểm 2). Còn vụ Thu Đông (2004 và 2005) thì giống QP4 có độ bao bắp kín đầu bắp (điểm 2) tương đương đối chứng HQ2000, kín hơn đối chứng Q2 (điểm 3); các giống QPM còn lại hơi hở - bao không chặt đến đầu bắp (điểm 3) tương đương đối chứng Q2, hở hơn đối chứng HQ2000 (điểm 2). 3.1.3.3. Trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm Qua số liệu bảng 3.7a và 3.7b, cho thấy: Các giống ngô QPM thí nghiệm ở vụ Xuân (2004 và 2005) có trạng thái bắp trung bình (điểm 3 – điểm 4), trong đó các giống QP1, QP4 và QP5 đạt điểm 3 tương đương đối chứng HQ2000; các giống QP2, QP3 và QP6 điểm 4 tương đương đối chứng Q2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Còn vụ Thu Đông (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm có trạng thái bắp từ điểm 3 – điểm 4, trong đó giống QP4 đạt trạng thái bắp tốt nhất (điểm 3) tương đương đối chứng HQ2000, tốt hơn Q2 (điểm 4); các giống QPM khác đạt điểm 4 tương đương Q2 và xấu hơn đối chứng HQ2000. Tóm lại, qua 4 vụ thí nghiệm cho thấy giống ngô QP4 có trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp tốt nhất, tương đương HQ2000 và tốt hơn Q2. 3.1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên Nhìn vào bảng 3.8a và 3.8b cho thấy rằng trong cùng một điều kiện sinh thái, điều kiện thí nghiệm như nhau, các giống khác nhau có số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác nhau. Những giống nào có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh thì có khả năng cho bắp, hạt tốt, là cơ sở cho năng suất cao. Ở mỗi mùa vụ khác nhau, có điều kiện ngoại cảnh khác nhau cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cũng khác nhau và mức độ tuỳ từng giống ngô. 3.1.4.1. Chiều dài bắp của các giống ngô thí nghiệm Số liệu bảng 3.8a cho thấy: Trung bình vụ Xuân (2004 và 2005), các giống ngô QPM thí nghiệm có chiều dài bắp biến động từ 14,6 - 15,6 cm, trong đó giống QP3 có chiều dài bắp thấp nhất (14,6 cm) thấp hơn đối chứng 1 (Q2: 15,3 cm), các giống QPM khác tương đương đối chứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc7.pdf
Tài liệu liên quan