Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị, ảnh

ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 4

1.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids) . 4

1.1.2. Ảnh hưởng của giống đến năng suất rừng trồng thâm canh . 6

1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát

triển của rừng trồng. . 6

1.1.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng . 8

1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và chất

lượng rừng trồng . 9

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam . 10

1.2.1. Đặc điểm cây Keo lai (A. Hybrids) . 10

1.2.2. Các nghiên cứu về trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng . 11

1.2.3. Tính chất gỗ và một số sản phẩm từ gỗ rừng trồng Keo lai . 19

Chương 2. MỤC TIÊU, ,NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22

2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 22

2.1.1. Mục tiêu chung . 22

2.1.2. Mục tiêu cụ thể . 22

2.2. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu . 22

2.2.1. Đối tượng: . 22

2.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 23

2.3. Nội dung nghiên cứu: . 23

2.3. 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng

Keo lai . . . . 23

2.3. 2. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai . 23

2.3. 3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh

trưởng của rừng trồng Keo lai . . 24

2.3. 4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng

đến tính chất lý - hóa của đất sau khi trồng rừng Keo lai được 5 năm tuổi. . . . 24

2.3. 5. Bước đầu nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai nhằm phục vụ công nghiệp

chế biến bột giấy . . . 24

2.4. Phương pháp nghiên cứu . 24

2.4.1. Phương pháp luận tổng quát . 24

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 24

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 32

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Đồng Hỷ . 32

3.1.1. Điều kiện tự nhiên . . . 32

3.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội của huyện . . 34

3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực bố trí thí nghiệm . 38

3.3. Đặc điểm sinh thái cây Keo lai . 40

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 42

4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai . 42

4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất của

rừng trồng Keo lai . 49

4.3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến

sinh trưởng, năng suất rừng trồng Keo lai . 57

4.4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng

đến tính chất lý hóa của đất rừng sau khi trồng Keo lai được 5

năm tuổi . 64

4.5. Kết quả nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai phục vụ công nghiệp bột giấy. 68

4.5.1. Đặc điểm gỗ Keo lai . 68

4.5.2. Nghiên cứu qui trình nấu bột . 72

Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ . 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84

PHỤ LỤC

pdf111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhìn chung hệ thống y tế, giáo dục của huyện tương đối hoàn thiện và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và giảng dạy, học tập của nhân dân. - Thông tin, văn hoá, xã hội : mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các xã trên địa bàn toàn huyện. Hơn 70% dân số được xem đài truyền hình và trên 80% dân số được nghe đài phát thanh. 100% các xã có điện thoại để liên lạc và giao dịch. Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin liên lạc, tin tức thời sự và văn hoá, văn nghệ thể thao, góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc huyện Đồng Hỷ. Tóm lại: Tình hình sản xuất cũng như đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Đồng Hỷ có một số điểm đáng chú ý sau : - Nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động, có kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc nhưng thiếu lao động có tay nghề cao. - Sản xuất còn mang tính quảng canh, thiếu bền vững, sản phẩm nông- lâm nghiệp chất lượng chưa được cao, khả năng tiêu thụ còn hạn chế. - Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông-lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 - Các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào phát triển nông-lâm nghiệp hiệu quả chưa cao. - Cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi đã được đầu tư nhưng còn dàn chải, không tập trung nên đã hạn chế hiệu quả sử dụng. 3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực bố trí thí nghiệm Các mô hình thí nghiệm trồng rừng thâm canh Keo lai được bố trí tại thôn Dọc Hèo, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Khu vực thí nghiệm nằm trong vùng qui hoạch cho trồng rừng nguyên liệu của Công ty Ván dăm Thái Nguyên và cũng là vùng cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy giấy Bãi Bằng. Toàn bộ diện tích đất qui hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn xã đều thuộc đối tượng đất trồng rừng sản xuất với tổng diện tích là 1.672,05ha, trong đó phần lớn là đất rừng trồng và thành phần cây trồng lâm nghiệp chính là Keo tai tượng và Keo lai. - Đặc điểm khí hậu: Khu vực nghiên cứu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có 02 mùa rệt, mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô lạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C, trung bình tháng cao nhất là 280C, trung bình tháng thấp nhất từ 10 - 110C. Lượng mưa bình quân năm là 1919mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12. Thời vụ trồng rừng chính ở đây là vụ Xuân Hè và vụ Hè Thu. - Thực bì gồm 2 nhóm chính: Nhóm a: gồm các loài cây bụi như Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua, Thẩu tấu (Aporosa microcalyx Hassk), cỏ Tranh và rừng chồi Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) đã qua khai thác nhiều lần; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Nhóm b: gồm các loài Bòng bong, Tế-Guột, Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum Korth), Hồng bì (Clausena duniana), Màng tang (Litsea cubeba Pers); - Đặc điểm đất đai: Đất xã Khe Mo chủ yếu là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét (Fs), có độ dày tầng đất từ 50 - 100cm, độ dốc từ 16 - 250, độ cao từ 100 - 120m so với mực nước biển. Kết quả phân tích đất trước khi trồng rừng (bảng 3.1) của Nguyễn Huy Sơn (2006) [30] cho thấy thành phần dinh dưỡng cơ bản trong đất nghèo do là đất trồng rừng Bạch đàn từ trước đến nay không được bổ sung thêm dinh dưỡng cho đất. Đất rất chua pHKCl = 3,06 - 3,87; Hàm lượng mùn thấp từ nghèo đến khá, chỉ riêng ở tầng đất mặt thì hàm lượng mùn tương đối cao từ 2,55 - 4,62%; Hàm lượng đạm từ 0,02 - 0,12%; hàm lượng lân dễ tiêu tương đối cao từ 1,03-3,92; Hàm lượng K2O từ 3,12 - 8,70; Tỷ lệ C/N từ 7,4 - 17,4. Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất tại xã Khe Mo Tên PD Độ sâu (cm) pHKCl Mùn (%) N (%) C/N Dễ tiêu (mg/100) TP cơ giới P2O5 K2O ĐH 1 0-10 3,43 4,62 0,12 17,4 3,98 7,74 Thịt nhẹ 20-30 3,87 1,77 0,09 14,3 2,44 4,02 Thịt TB 40-50 3,19 1,35 0,04 11,3 2,04 4,19 Thịt TB ĐH 3 0-10 3,23 3,78 0,11 14,2 3,92 8,70 Thịt nhẹ 20-30 3,17 1,00 0,07 10,4 1,54 4,36 Thịt TB 40-50 3,22 1,00 0,03 9,4 1,03 3,92 Thịt TB ĐH 6 0-10 3,26 2,55 0,09 16,3 3,18 7,35 Thịt nhẹ 20-30 3,06 1,00 0,06 9,2 2,39 3,91 Thịt TB 40-50 3,17 0,84 0,02 7,4 3,11 3,12 Thịt TB (Nguồn: Nguyễn Huy Sơn, 2006) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Từ kết quả phân tích về điều kiện lập địa ở trên và đối chiếu với đặc điểm sinh thái của cây Keo lai cho thấy điều kiện lập địa khu vực Khe Mo - Đồng Hỷ phù hợp với loài cây trồng này. Tuy nhiên, với độ dốc khá lớn nên việc xử lý thực bì và làm đất phải áp dụng phương pháp thủ công. Đồng thời, qua kết quả phân tích mẫu đất (bảng 3.1) đã cho thấy đất ở khu vực này khá chua và nghèo dinh dưỡng nên khi trồng rừng cần phải kết hợp bón phân NPK 5:10:3 dạng hạt, phân chuồng với vôi bột hoặc phân lân nung chảy. 3.3. Đặc điểm sinh thái cây Keo lai Keo lai có bố mẹ là Keo tai tượng và Keo lá tràm nên chúng có một số đặc điểm sinh thái có thể giống với đặc điểm sinh thái của hai loài bố mẹ ở nơi nguyên sản. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Quang (2002) [28] tại đề mục "Xác định lập địa phục vụ trồng rừng công nghiệp cho một số vùng sinh thái ở Việt Nam" thuộc đề tài khoa học KC.06.05 .NN "Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phát triển nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu", cho thấy Keo lai: - Phân bố ở 10 vĩ Nam đến 180 vĩ Nam - Độ cao so với mặt biển từ 0 - 600m - Lượng mưa trung bình năm >800mm - Chế độ mưa: Mưa mùa hè, mùa khô kéo dài 0 - 7 tháng - Nhiệt độ trung bình năm >20 0C - Nhiệt độ tháng nóng nhất 37 0C - Nhiệt độ tháng lạnh nhất 6 0C - Nhiệt độ tối thấp từ 0- 6 0C Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 - Đất đai: Loài Keo lai không kén chọn loại đất, chúng có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất acid, đất granit, feralit, đất xám, đất đỏ, đất bồi tụ, đất nhiệt đới; đất thoát nước tốt, đất chua, đất nông, sét pha, thịt nặng… - Cấu tượng: Trung bình, nặng - Độ thoát nước tự do, úng theo mùa - Phản ứng đất: đất chua - Đặc biệt chịu được trên đất bạc mầu, có thể chịu được úng và có khả năng cố định đạm. So với đặc điểm khí hậu và đất đai ở vùng Đông Bắc Bộ nói chung và khu vực tỉnh Thái Nguyên nói riêng thì cây Keo lai hoàn toàn phù hợp, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và đặc biệt khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng sẽ cho năng suất cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng sinh trƣởng của rừng trồng Keo lai Mật độ trồng rừng là số lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích, hay nói cách khác là sự sắp xếp không gian của một số lượng cây nhất định trên một đơn vị diện tích. Rừng trồng gỗ nguyên liệu thì sản phẩm lấy ra từ rừng chủ yếu là gỗ. Muốn có sản lượng gỗ cao, đảm bảo qui cách, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu và mục đích sử dụng thì mật độ trồng cần phải thích hợp. Vì vậy, có thể nói mật độ là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong trồng rừng thâm canh. Như đã trình bày ở trên, mật độ là một trong những yếu tố quan trọng trong thâm canh rừng trồng, nó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, từ đó quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng. Trên thực tế rừng trồng cây nguyên liệu gỗ nhỏ ở Thái Nguyên hiện nay thường trồng với mật độ từ 1.660 - 2.500 cây/ha. Các loại mật độ này thực sự đã tối ưu hay chưa thì cho đến nay cũng chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn. Chính vì vậy, để có cơ sở khoa học khẳng định mật độ trồng như thế nào là thích hợp, đề tài đã bố trí 03 công thức mật độ khác nhau: Công thức 1: 1.330 cây/ha; cự ly (3 x 2,5 m) Công thức 2: 1.660 cây/ha; cự ly (3 x 2m) Công thức 3: 2.000 cây/ha; cự ly (2,5 x 2m) Giống Keo lai được tạo bằng phương pháp giâm hom gồm hỗn hợp các dòng BV5, BV10, BV33 (tỷ lệ 1:1:1). Xử lý thực bì toàn diện và làm đất cục bộ bằng phương pháp thủ công, cuốc hố 40 x 40 x 40cm. Bón lót 200g NPK Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 (5:10:3) kết hợp với 100g vi sinh Sông Gianh và 50g vôi bột/1 hố; Năm thứ 2 bón thúc 200g NPK (5:10:3) + 100g vi sinh; Chăm sóc 3 lần/năm (chăm sóc 03 năm liên tục, riêng năm đầu tiên chăm sóc 2 lần), dẫy cỏ theo hàng rộng 1m, xới xáo quanh gốc rộng 1m. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn (2006) [30] tại các công thức thí nghiệm trên, tỷ lệ sống của rừng trồng giảm mạnh chủ yếu ở giai đoạn 5 tháng tuổi sau khi trồng và đạt từ 93,06 - 94,44%, từ 5 tháng tuổi đến 17 tháng tuổi tỷ lệ sống gần như không thay đổi, và đến 36 tháng tuổi (3 năm tuổi) tỷ lệ sống vẫn đạt ở mức độ cao từ 90,74 - 93,52%. Kết hợp với kết quả đo đếm bổ sung của đề tài này tại giai đoạn 5 năm tuổi (bảng 4.1) cho thấy tỷ lệ sống của rừng trồng ở công thức có mật độ 1.330 cây/ha và mật độ 1.660 cây/ha so với tỷ lệ sống tại tuổi 3 của 2 công thức trên là không khác nhau. Duy chỉ có rừng trồng ở công thức mật độ 2.000 cây/ha thì tỷ lệ sống ở tuổi 5 và tuổi 3 là khác nhau nhiều (tỷ lệ sống tuổi 3 là 90,74%; tuổi 5 là 87,04%). Kết quả này có thể lý giải là do mật độ quá cao, khả năng cạnh tranh về không gian sinh dưỡng đã trở nên gay gắt, dẫn đến một số cây sinh trưởng chậm và bị đào thải. Để khẳng định sự ảnh hưởng rõ rệt của mật độ đến khả năng sinh trưởng về đường kính ở vị trí 1.3m (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính tán (DT) của rừng trồng, đề tài đã sử dụng tiêu chuẩn Kruskal-Wallis để so sánh các mẫu quan sát. Kết quả kiểm tra (Phụ biểu 1- Bảng Test Statistics) cho thấy mức ý nghĩa (xác suất của χ2) = 0,000<0,05. Điều này cũng có nghĩa là sinh trưởng trung bình của Keo lai tuổi 5 trồng ở các mật độ khác nhau là khác nhau rõ rệt. Đồng thời kết quả phân tích ở bảng 4.1 và so sánh các hình 4.1.1, 4.1.2 cũng cho thấy khả năng sinh trưởng về đường kính và chiều cao bình quân tăng dần từ mật độ cao xuống mật độ thấp, tức là mật độ cao thì sinh trưởng về đường kính và chiều cao thấp và ngược lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 (mật độ 1.330cây/ha có Hvn = 14,12m, D1.3 = 11,93cm; mật độ 1.660 cây/ha có Hvn = 13,69m, D1.3 = 11,20cm; mật độ 2.000 cây/ha có Hvn = 12,14m, D1.3 = 10,37cm). Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai 3 tuổi và 5 tuổi ở Khe Mo - Đồng Hỷ T T Tuổi (năm) CT mật độ (cây/ha) TLS (%) 3.1D (cm) Sd (%) vnH (m) Sh (%) TD (m) Sdt (%) V (m3) M (m3/ha) 1 03 (*) 1.330 93,52 9,59 10,05 12,92 6,36 2,78 12,45 54,91 2 1.660 90,74 9,06 10,49 12,70 7,19 2,90 11,69 58,32 3 2.000 90,74 8,52 12,52 12,28 8,10 2,75 11,91 69,07 4 05 1.330 93,52 11,93 13,39 14,12 11,01 3,23 0,99 0,075 93,29 5 1.660 90,74 11,20 13,45 13,69 11,61 3,03 11,85 0,064 96,40 6 2.000 87,04 10,37 18,44 12,14 14,98 3,04 10,76 0,053 92,26 (*) (Nguồn dẫn: Nguyễn Huy Sơn, 2006) Thí nghiệm về công thức mật độ, đề tài đã bố trí 03 loại mật độ khác nhau 1.330 cây/ha, 1.660 cây/ha và 2.000 cây/ha, tương ứng với đó là các cự ly trồng 2,5 x 3,0m; 2,0 x 3,0m và 2,0 x 2,5m; Kết quả điều tra, phân tích tại bảng 4.1 cho thấy đường kính tán (DT) có biến động từ 3,03m đến 3,23m, điều này có nghĩa là ở đây đã xẩy ra hiện tượng chồng tán sang nhau - một biểu hiện của sự cạnh tranh gay gắt do thiếu không gian sinh dưỡng. Từ nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 định này, kết hợp với kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao ở trên có thể kết luận, ở giai đoạn 5 năm tuổi tình hình sinh trưởng của Keo lai đã bắt đầu chậm lại, đặc biệt là ở công thức có mật độ cao (2.000cây/ha). Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài mật độ thích hợp nhất là 1.660cây/ha. Để làm sáng tỏ thêm những nhận xét trên, đề tài đã tính toán hệ số biến động các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao và đường kính tán. Kết quả (bảng 4.1) cho thấy hệ số biến động của đường kính (Sd%) và hệ số biến động chiều cao (Sh%) tăng tỷ lệ thuận với chiều tăng của mật độ, điều này đồng nghĩa với việc mật độ càng cao thì mức độ phân hóa cây rừng càng lớn. Thể hiện rõ nhất là ở hệ số biến động của đường kính (Sd%), thấp nhất ở mật độ 1.330 cây/ha có trị số 13,39%, cao nhất ở mật độ 2.000 cây/ha có trị số 18,44%. Kết quả phân tích này một lần nữa khẳng định thêm mật độ càng cao, tuổi cây càng lớn thì sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng càng diễn ra gay gắt. Sự cạnh tranh này không chỉ dừng lại ở mức độ ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây trồng (ở tuổi nhỏ) mà đã được nâng lên ở một cấp độ cao hơn đó là có sự đào thải một số cây sinh trưởng chậm. Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao, đường kính tán và hệ số biến động của các chỉ tiêu sinh trưởng có thể giúp chúng ta có những định hướng cho việc chủ động áp dụng một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tác động vào rừng trồng để đạt được mục tiêu kinh doanh. Chính vì vậy, ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên, trên loại đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét chỉ nên trồng mật độ từ 1.330 cây/ha đến 1.660 cây/ha. Từ những số liệu tính toán được (bảng 4.1) cho thấy rừng trồng thâm canh Keo lai ở tuổi 5 đã cho trữ lượng gỗ cây đứng khá lớn, đạt từ 92,26 - 96,40m 3/ha, trung bình đạt khoảng 19m3/ha/năm. Khi phân tích mức độ tăng trưởng về trữ lượng của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 (bảng 4.1; hình 4.1.3) cho thấy: Ở giai đoạn tuổi 3 tuy sinh trưởng về đường kính và chiều cao bình quân giảm dần theo chiều tăng của mật độ nhưng trữ lượng cây đứng lại ngược lại, đó là tăng dần theo chiều tăng của mật độ, cao nhất ở công thức mật độ 2.000 cây/ha, M = 69,07m3/ha; thấp nhất ở công thức mật độ 1.330 cây/ha, M = 54,91m3/ha. Đến giai đoạn tuổi 5 thì lại hoàn toàn khác, mặc dù sinh trưởng về đường kính và chiều cao bình quân của cây vẫn theo qui luật như ở tuổi 3 là giảm theo chiều tăng của mật độ nhưng trữ lượng cây đứng lớn nhất lại ở công thức mật độ 1.660 cây/ha (M= 96,40m3/ha), đứng thứ 2 là công thức mật độ 1.330 cây/ha (M=93,92m3/ha) và thấp nhất là ở công thức mật độ 2.000 cây/ha (M=92,26m 3/ha). Từ kết quả phân thích trên cho thấy, về mật độ cần phải được theo dõi liên tục đến giai đoạn cuối của chu kỳ (7 - 8 năm) thì mới có thể có nhận định chính xác nên trồng ở mật độ nào, nếu việc đánh giá chỉ dừng lại ở giai đoạn 3 năm tuổi thì sẽ mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn mật độ thích hợp cho trồng rừng nguyên liệu. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, với xu hướng phát triển của rừng trồng kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trước đây có thể kết luận rằng: Trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu Keo lai ở Thái Nguyên nói riêng và khu vực Đông Bắc Bộ nói chung nên trồng ở mật độ từ 1.330 cây/ha đến 1660cây/ha là tốt nhất. Kết quả nghiên cứu này cũng rất phù hợp với kết luận tạm thời của Nguyễn Huy Sơn (2006) [30] khi nhận định về tình hình sinh trưởng và năng suất của rừng trồng thâm canh Keo lai giai đoạn 3 năm tuổi ở mô hình thí nghiệm tại Dọc Hèo, Khe Mo - Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 9.59 9.06 8.52 11.93 11.2 10.37 0 2 4 6 8 10 12 14 1330 1660 2000 Mật độ(cây/ha) D1.3 (cm) KL 3 năm tuổi KL 5 năm tuổi 14.12 13.69 13.12 12.92 12.7 12.28 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1330 1660 2000 Mật độ(cây/ha) H vn (m) KL 3 năm tuổi KL 5 năm tuổi Hình 4.1.1. Biểu đồ sinh trưởng D1.3 của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 Hình 4.1.2. Biểu đồ sinh trưởng Hvn của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 54.91 58.32 69.07 93.92 96.4 92.26 0 20 40 60 80 100 120 1330 1660 2000 Mật độ(cây/ha) M(m3/h ) KL 3 năm tuổi KL 5 năm tuổi Hình 4.1.3: Biểu đồ tăng trưởng về trữ lượng cây đứng M(m 3/ha) của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Hình 4.1.4. Ảnh chụp Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức mật độ 2.000 cây/ha (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) Hình 4.1.5. Ảnh chụp Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức mật độ 1.660 cây/ha (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 4.2. Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng và năng suất rừng trồng Keo lai Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhằm làm ổn định và nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng. Trên thực tế cho thấy, bón phân cho rừng trồng đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đó là nâng cao tỷ lệ cây sống, tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường khi mới trồng, tăng khả năng sinh trưởng và nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây rừng, về kỹ thuật bón phân cho trồng rừng, kinh nghiệm sản xuất và tập quán sử dụng phân bón tại các địa phương. Đã có nhiều hướng dẫn kỹ thuật liên quan tới bón phân cho rừng trồng được xây dựng đề xuất ở nhiều qui mô, phạm vi áp dụng khác nhau, bước đầu đã tạo cơ sở khoa học cho việc bón phân cho trồng rừng đó là về chủng loại, liều lượng phân bón và phương pháp bón phân. Tuy nhiên, các hướng dẫn kỹ thuật đó còn có nhiều điểm bất cập. Tóm lại là chưa thể hiện chi tiết về cơ sở bón phân cho từng loài cây và từng loại đất. Nhiều nghiên cứu về phân bón cho trồng rừng đã nhận định: Đối với nhiều loài cây trồng rừng sản xuất, việc bón phân là vô cùng quan trọng vì đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng. Có 03 loại phân bón chính cho lâm nghiệp đó là phân vô cơ, phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh: Phân hữu cơ dễ sản xuất và chi phí thấp, có thể áp dụng toàn diện, khó bị rửa trôi và không bị biến tính, có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, phân hữu cơ sử dụng trong sản xuất mang tính thủ công và khó áp dụng trên qui mô lớn cho rừng trồng nguyên liệu công nghiệp do khối lượng lớn khó vận chuyển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Mặt khác, phân hữu cơ phân huỷ chậm nên không cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh có thành phần gồm than bùn, N, P, K và các vi sinh vật có ích. Loại phân này có tác dụng làm tăng hiệu quả của phân vô cơ do bản thân nó hấp thụ phân vô cơ, có khả năng ngăn cản quá trình rửa trôi hay keo hóa với hạt đất, ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của phân khoáng với môi trường pH thấp giữ cho phân khoáng luôn ở dạng dễ tiêu, ngoài ra vi sinh vật cộng sinh thúc đẩy hệ rễ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Đối với phân vô cơ, đặc biệt là phân phức hợp (NPK) có hiệu quả cung cấp dinh dưỡng toàn diện, có hiệu lực nhanh hơn phân hữu cơ vi sinh do đó giảm được công bón phân, tiện lợi cho bón phân trên diện rộng. Tuy nhiên, loại phân này lại có một nhược điểm là dễ bị rửa trôi. Loại phân bón vô cơ được áp dụng chủ yếu ở phía Bắc là phân NPK (5:10:3). Phân NPK (5:10:3) dạng hạt, phân giải chậm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt phù hợp với đất nghèo lân. Loại phân này có tác dụng kích hoạt các vi sinh vật có ích trong đất như hình thành cộng sinh nấm rễ Mycorhiza và vi khuẩn cố định đạm Rhizobium. Ở điều kiện lập địa xấu, NPK (5:10:3) thường được bón phối hợp với phân hữu cơ vi sinh để tăng hiệu lực của lân (Ngô Đình Quế, 2004) [29]. Với tác dụng của các loại phân kể trên, đề tài đã bố trí thí nghiệm bón lót phân và bón thúc vào năm thứ 2 với liều lượng có kết hợp các loại phân bón với nhau để nghiên cứu tìm ra công thức bón phân tốt nhất cho trồng rừng thâm canh cây Keo lai trên đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và khu vực Đông Bắc Bộ nói chung. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài có sự kế thừa và sử dụng số liệu của 10 công thức thí nghiệm bón phân rừng trồng thâm canh Keo lai tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên từ năm 2002. Giống gồm hỗn hợp của 03 dòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Keo lai BV5, BV10, BV33, mật độ trồng đồng nhất là 1.660 cây/ha, xử lý thực bì và làm đất thủ công, cuốc hố 40 x 40 x 40cm, chăm sóc thủ công, dãy cỏ theo hàng rộng 1m, xới xáo quanh gốc cây với đường kính rộng 1m. Số liệu sinh trưởng thu thập được (bảng 4.2) cho thấy khả năng sinh trưởng cả về đường kính (D1.3m), chiều cao (Hvn) và đường kính tán (DT) của Keo lai sau 5 năm tuổi giữa các công thức thí nghiệm khác nhau khá rõ rệt. Đường kính ở vị trí 1.3m biến động từ 9,61 - 11,89cm; Chiều cao vút ngọn biến động từ 12,49 - 14,47m; Đường kính tán biến động từ 2,94 - 3,19m. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai sau 5 năm tuổi ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên (trồng năm 2002, thu thập số liệu năm 2007) TT Công thức thí nghiệm TLS (%) 3.1D (cm) Sd (%) vnH (m) Sh (%) TD (m) Sdt (%) V (m3) M (m3/ha) 1 Công thức 1 94,44 9.87 16,26 12.49 13,40 2.94 10,99 0,045 71,15 2 Công thức 2 94,44 10.61 15,16 12.94 12,20 3.12 9,47 0,054 85,18 3 Công thức 3 90,74 11.13 14,34 13.41 12,16 3.05 10,51 0,062 93,33 4 Công thức 4 94,44 11.89 13,82 14.47 10,95 3.19 9,76 0,076 119,62 5 Công thức 5 92,59 10.72 14,67 13.73 11,71 3.09 10,38 0,059 90,51 6 Công thức 6 88,89 9.79 15,73 13.04 11,93 3.07 11,01 0,047 69,04 7 Công thức 7 91,67 9.97 15,12 13.21 11,73 3.04 10,83 0,049 74,42 8 Công thức 8 91,67 10.18 15,12 13.23 11,92 3.08 10,72 0,051 78,13 9 Công thức 9 92,59 9.89 15,83 13 12,28 3.06 10,64 0,047 72,80 10 Công thức đối chứng 89,81 9.61 17,64 12.61 13,91 3.0 11,19 0,043 64,80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Để thấy được rõ sự ảnh hưởng khác nhau của từng công thức bón phân tác động lên các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố, kết quả phân tích như sau: Kiểm tra điều kiện bằng nhau của các phương sai của mô hình (Phụ biểu 02, bảng Tets of Homgeneity of variances) cho thấy các phương sai là bằng nhau vì xác suất (Sig) của chiều cao vút ngọn, đường kính tán, đường kính ở vị trí 1.3m đều lớn hơn 0,05 (Sig D1.3m = 0,884; Sig Hvn = 0,584; Sig DT = 0,821). Kết quả bảng phân tích phương sai (Phụ biểu 02, bảng ANOVA) cho xác suất Sig (F) của cả đường kính 1.3m, chiều cao vút ngọn và đường kính tán đều = 0,000 < 0,05. Điều này có nghĩa là sinh trưởng trung bình của các chỉ tiêu trên ở 10 công thức bón phân là khác nhau rõ rệt. Để có thể xác định được sinh trưởng trung bình của các chỉ tiêu trên ở 10 công thức bón phân có khác nhau rõ rệt trong tổng thể hay không và công thức bón phân nào cho chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất. Đề tài đã sử dụng tiêu chuẩn Bonferroni và Duncan để so sánh từng cặp công thức bón phân khác nhau, kết quả cho thấy (Phụ biểu 02, bảng Post Hoc Tests và Homogeneous Subsets) ở công thức bón phân 4 (100g NPK + 400g VS + 50g V.bột) cho các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất và có sự khác nhau rõ rệt trong tổng thể do hầu hết các xác suất kiểm tra chênh lệch từng cặp công thức 4 với các công thức bón phân khác đều < 0,05. Kết quả phân tích hệ số biến động các chỉ tiêu sinh trưởng (bảng 4.2) cho thấy: ở 10 công thức bón phân rừng trồng Keo lai sau 5 năm tuổi có hệ số biến động về đường kính 1.3m (Sd% biến động từ 13,82% đến 17,64%) và hệ số biến động về chiều cao (Sh% biến động từ 10,95% đến 13,91% ) là nhỏ, chứng tỏ mức độ phân hóa của rừng thấp, tức là khả năng sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 đồng đều. Kết quả phân tích tại bảng 4.2 cũng cho thấy, hệ số biến động các chỉ tiêu sinh trưởng của công thức bón phân 4 so với các công thức khác là nhỏ nhất (Sd% = 13,82; Sh% = 10,95; Sdt% = 9,76), có nghĩa là ở công thức này khả năng phân hóa cây trồng thấp, ít biến động nhất và sinh trưởng đồng đều nhất. Từ các lập luận trên có thể thấy công thức bón phân 4 (100g NPK + 400g VS + 50g V.bột) là công thức thích hợp nhất (trong phạm vi nghiên cứu). Từ kết quả phân tích ở bảng 4.2, hình 4.2.1 có thể phân ra làm 03 nhóm trữ lượng khác nhau như sau: Nhóm 1: Các công thức thí nghiệm có trữ lượng cây đứng trung bình < 65m3/ha: Nhóm này chỉ có công thức đối chứng không bón phân. Nhóm 2: 71,15 85,18 93,33 119,62 90,51 69,04 74,42 78,13 72,8 64,8 0 20 40 60 80 100 120 140 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 CT bón phân Tr ữ lư ợn g (m 3/ ha ) Hình 4.2.1. Biểu đồ tăng trưởng về trữ lượng cây đứng của các công thức bón phân Keo lai 5 năm tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Các công thức thí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc10.pdf