Luận văn Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong việc nhập khẩu linh kiện và lắp ráp xe gắn máy của Công ty Quan hệ Quốc tế Đầu tư sản xuất

Thực chất của công tác quản lý là quản lý con người, đó là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Trong hệ thống sản xuất, con người luôn giữ vị trí trung tâm, có ý nghĩa quyết định. Nếu không có con người sẽ không có quá trình sản xuất.

Quản lý chính là hoạt động chủ quan, có ý thức, có tính năng động của con người khi quy mô sản xuất càng lớn, trình độ sản xuất càng phức tạp thì vai trò tổ chức quản lý sản xuất càng cao. Nó trở thành nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong điều kiện hiện nay, do đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của thị trường ngày càng cao thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất ngày càng hiện đại dẫn đến ddòi hỏi những người tham gia công tác quản lý chất lượng phải có trình độ học vấn, giỏi về kỹ thuật sản xuất, ma hiểu máy móc thiết bị hiện đại, đi sâu sát với thực tê sản xuất.

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong việc nhập khẩu linh kiện và lắp ráp xe gắn máy của Công ty Quan hệ Quốc tế Đầu tư sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh . Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động tài chính còn từ các nguồn đầu tư khác như đầu tư cho các bộ phận, đơn vị trực thuộc, liên doanh, liên kết, hợp doanh,.. Chi phí cho hoạt động tài chính là những chi phí cho việc xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị, máy móc, đóng góp khi tham gia liên doanh, liên kết,.. Thu nhập của hoạt động tài chính của CIRI trong thời gian qua chủ yếu là từ những tài sản đã đầu tư trước đây cho hoạt động nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và nội hoá xe máy. Qua biểu trên ta thấy: thu nhập từ hoạt động tài chính của CIRI năm 2001 giảm so với năm 2000 là 53,94% nhưng chi phí hoạt động tài chính lại tăng lên tới 82.13%. Chính vì vậy mà lợi nhuận thu được từ hoạt động này năm 2001 đã không tăng lên mà còn giảm xuống còn 359,419 triệu đồng tức là lỗ –7.209,35 triệu đồng. Nguyên nhân do CIRI phải vay một lượng vốn tương đối lớn để mở rộng dự án lắp ráp xe máy (đầu tư thêm dây truyền sản xuất, lắp ráp mới tại Như Quỳnh). Sang năm tiếp theo, khi dây chuyền này đi vào hoạt động ổn định thì thu nhập từ hoạt động này sẽ tăng lên và đạt một mức sinh lợi cao. c, Hoạt động bất thường Xét về hiệu quả thì hoạt động bất thường của CIRI năm 2001 đạt lợi nhuận khá cao. Năm 2001 bằng 235.59% so với năm 2000. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía nhưng chủ yếu do: Thanh lý xưởng sản xuất ác quy, dụng cụ đồ nghề của cửa hàng Hon Da tại 508 Trường Chinh (do chuyển từ cửa hàng Hon Da sang văn phòng làm việc) nhà để xe của cán bộ công nhân viên, bồn hoa máy fax, máy tính, máy in...bổ sung đầu tư theo dự án sản xuất lắp ráp xe máy một số dây truyền lắp ráp xe máy, dây truyền lắp ráp động cơ, và một số thiết bị quản lý khác như: máy tính, máy in, dây truyền lắp ráp... Nhìn chung ta thấy qua các hoạt động thì hoạt động kinh doanh cơ bản vẫn đạt hiệu quả tốt, những hoạt động khác còn có chỗ chưa tốt cần phải điều chỉnh lại cho hợp lý. Một điều đáng lưu ý là tốc độ gia tăng chi phí năm 2001 so với năm 2000: 153.89% lớn hơn so với mức 152.61% của tổng doanh thu d, Một số chỉ tiêu định lượng khác về kết quả kinh doanh của CIRI Thông qua một số chỉ tiêu cơ bản của Báo cáo kết quả kinh doanh mới chỉ cho ta thấy một cách khái quát về kết quả kinh doanh của CIRI. Vì vậy để thấy được thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, cần thiết phải đánh giá các chỉ tiêu định lượng khác như: Thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước, tổng vốn kinh doanh, tổng thu nhập của Công ty. Bảng 5: Một số chỉ tiêu định lượng kết quả kinh doanh của CIRI Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tốc độ tăng% 00/99 Tốc độ tăng % 01/00 1 Thuế 585 1.100 256.000 189.79 230.38 2 Tổng vốn kinh doanh 2.830,08 20.132,38 54.502,38 711,37 270,72 Vốn cố định 840,4 867,79 4.336,53 103,26 499,72 Vốn lưu động 1.846,6 19.264,92 50.165,86 1.043,23 260,40 Vốn XDCB 143,03 - - - - 3 Tổng thu nhập 536,716 990,78 2.908,03 184,6 293,51 Tổng quỹ lương 712,07 1.187,6 2.181,02 166,78 183,65 Thu nhập khác -0- 59,23 727,01 1.227,4 Tiền lương bình quân 724,13 1.090,82 1,38 150,64 126,51 Thu nhập bình quân 0,5405 0,910 1,840 168,37 202,19 (Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch năm’99-‘00-’01 của CIRI ) ãThuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước Cho tới cuối năm 1997 sang năm 1998, CIRI vẫn còn đang ở trong tình trạng làm ăn thua lỗ, khả năng thanh toán thấp vì vậy không có khả năng nộp thuế cho Nhà nước (cũng như các khoản khác). Trong năm đầu kinh doanh này CIENCO8 là đơn vị chủ quản của CIRI phải bù lỗ cho Công ty. Nhưng đến cuối năm 1998 và bước sang năm 1999, tình hình đã đổi khác và đến năm 2000 hoạt động kinh doanh đã đem lại hiệu quả và con số 585 triệu đồng nộp cho Ngân sách Nhà nước đã đánh dấu một thời kì mới trong hoạt động kinh doanh của CIRI. Tiếp theo, năm 2000 Công ty đã nâng mức đóng góp đạt trên 1,1 tỷ đồng với tốc độ gia tăng là 189,79% là bước thay đổi có tính chất đột phá của CIRI. Giữ vững tốc độ tăng trưởng này, năm 2001 CIRI đã nộp vào Ngân sách Nhà nước 256 tỷ đồng (gồm cả thuế và các khoản phải nộp khác), duy trì tốc độ tăng 230.38%. ãTổng vốn kinh doanh Hết 1998 do tình hình kinh doanh đã có bước khả quan (cho dù kết quả đạt được còn chưa cao) CIRI đã quyết định tăng vốn kinh doanh lên khá cao so với năm 1998, trung bình tăng 711,37%. Trong đó vốn cố định hầu như không thay đổi nhưng vốn lưu động của CIRI đã tăng khoảng trên 10 lần, chiếm 95.68% vốn kinh doanh. Đây là một tỷ lệ tương đối tốt với một doanh nghiệp mới được thành lập như CIRI, đã tìm được hướng đi đúng cũng như khả năng huy động vốn cho kinh doanh . Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn của CIRI vốn lưu động được bổ sung chỉ chiếm 4.99% còn là do Công ty đi huy động từ các nguồn khác nhau (Ngân hàng Nhà ở Hà Nội – HABUBANK, Ngân hàng công thương Ba đình và các tổ chức tín dụng khác, trả chậm tiền hàng với đối tác nước ngoài,..). Đây là một bất lợi không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của CIRI vì nhu cầu vốn lưu động của CIRI ngày càng tăng năm 2000 là 19264921437 đồng (trên 19 tỷ đồng) và năm 2001 vừa qua là trên 50 tỷ đồng (tăng 260,4%). Năm 2001, tổng vốn kinh doanh của CIRI tăng lên khá cao 270,72% so với năm 2000. Trong đó đặc biệt vốn cố định tăng 499.72% đạt mức 4336529182.069 đồng (4,3 tỷ), phần gia tăng này chủ yếu do xây dựng lại nhà xưởng, đầu tư mở rộng dây truyền lắp ráp, sản xuất môtô 2 bánh tại khu Như Quỳnh, thanh lý tài sản và bố trí lại các phòng ban, phát triển một số bộ phận và hình thành các phòng ban mới. Các tài sản phát sinh mới vẫn chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn đi vay của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Hiện tại với tổng mức vốn đạt 54.502.384.603 đồng (55tỷ đồng) quy mô của Công ty đã tương đối ổn định cho các hoạt động kinh doanh chính của mình. Đó chính là điều kiện tốt để Công ty đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực kinh doanh, mở rộng địa bàn, thị trường nâng cao sức cạnh tranh và có thể tham gia vào lĩnh vực mới. II.Tình hình công tác QLCL ở CIRI. 1.Tình hình chất lượng sản phẩm. Ngày nay, con người ngày càng trở nên năng động hơn, nhu cầu đi lại ngày càng phong phú đa dạng hơn. Trong các loại phương tiện hiện nay thì xe máy là phương tiện được sử dụng nhiều hơn cả. Sở dĩ như vậy vì xe máy rất thuận tiện cho việc đi lại, làm cho con người chủ động về mặt thời gian và nó lại phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Trong mấy năm trở lại đây, một loạt các hãng xe máy Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tung ra các ra các loại xe máy với các nhãn hiệu khác nhau và đã được người tiêu dùng Việt Nam nhiệt tình hưởng ứng vì nó phù hợp với thu nhập của người dân. Điều này làm cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh không chú trọng vào chất lượng của các loại xe máy. Hiện nay trên thị trường có khoảng hơn 20 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe gắn máy Trung Quốc dạng IKD như CIRI. Tuy tiềm lực của họ không thể bằng CIRI nhưng phương châm của họ rất chụp giật, sản xuất không đảm bảo chất lượng tung ồ ạt sản phẩm ra thị trường nhằm thu lợi nhuận. Chính vì thế đã làm giảm niềm tin của khách hàng đối với xe máy của Trung Quốc. Nhưng phương châm kinh doanh của CIRI hoàn toàn khác. Chú trọng vào chất lượng là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công của CIRI khi kinh doanh mặt hàng nhạy cảm này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay CIRI phải chịu sự cạnh tranh của các hãng xe máy Trung Quốc khác, các hãng xe máy liên doanh với Nhật trong nước đã hạ giá bán để giữ vững thị phần. Trước sức ép như vậy buộc CIRI phải thật chú trọng vào hoạt động quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đứng vững và phát triển. Nhờ sự quan tâm của ban lãnh đạo, đại diện của giám đốc đã đề ra các chính sách và mục tiêu chất lượng cho Công ty nên sản phẩm của Công ty có chất lượng ngày càng cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được đặt khắp mọi nơi để cho thấy sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng chấp nhận. Việc kinh doanh của CIRI ngày càng đạt kết quả tốt chứng tỏ bước đi của CIRI là đúng đắn và có lợi nhuận. Nhìn chung kết quả kinh doanh tăng đều qua các năm với tốc độ tăng năm sau so với năm trước là 10-15%, cá biệt có những chỉ tiêu tăng đến hơn 20% (hiệu quả sử dụng vốn). Để đạt được kết quả như vậy ngoài sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo Công ty thì không thể không nhắc đến sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên, những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, người quyết định chất lượng của sản phẩm. 2.Công tác hoạch định và kiểm soát chất lượng. Là một Công ty còn non trẻ nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực lắp ráp xe máy thì CIRI đã đạt được một số thành công nhất định. Để đạt được thành công đó một mặt CIRI đã nắm bắt được thị trường tiêu thụ xe máy đồng thời luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm luôn được chú trọng và được thực hiện xuyên suốt quá trình sản xuất. Hiện tại Công ty đang nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Giám đốc Công ty là người có trách nhiệm hoạch định, cung cấp đủ nguồn lực cho hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng thông qua chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng. Chính sách chất lượng của Công ty do giám đốc đề ra nhằm đáp ứng các yêu cầu sau: Phù hợp với mục đích của Công ty. Thể hiện rõ ràng cam kết thực hiện đúng các yêu cầu của khách hàng, của luật định. Cam kết liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Đề ra và phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu chất lượng. Chính sách chất lượng này được phổ biến tới từng cán bộ công nhân viên của Công ty và mọi người có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu tại vị trí công tác và sản xuất của mình. Chính sách chất lượng hàng năm được ban lãnh đạo xem xét và sửa đổi. Trong thời đại hiện nay một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào là phải liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm vì đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, nếu yêu cầu của họ không được mình thoã mãn thì ngay lập tức họ sẽ chuyển qua tiêu dùng sản phẩm của nhà sản xuất khác. Như thế kiếm được khách hàng đã là một vấn đề khó khăn hiện nay, nhưng giữ được khách hàng còn khó hơn. Chính sách chất lượng của Công ty phải luôn được xem xét, đánh giá cho phù hợp với yêu cầu hiện tại của Công ty và phù hợp với những đòi hỏi của khách hàng. Đối với mặt hàng kinh doanh của Công ty, khi mà người tiều dùng còn chưa đánh giá cao chất lượng của xe máy Trung Quốc thì Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường bằng việc tạo cho mình một nhãn hiệu xe riêng. Trong quá trình sản xuất của mình CIRI luôn tìm mọi cách nâng cao chất lượng của mình, nhằm thoã mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ban lãnh đạo và đại diện ban giám đốc về chất lượng luôn tìm cách vận động mọi thành viên trong Công ty thực hiện tốt công việc của mình. Mỗi thành viên thực hiện tốt phần việc của mình là đã giúp cho công việc quản lý chất lượng được thực hiện dễ dàng hơn. Còn mục tiêu chất lượng cũng do giám đốc Công ty đề ra và các trưởng phòng có trách nhiệm thực hiện đúng các yêu cầu của phòng mình. Các mục tiêu cụ thể đối với sản phẩm hoặc dịch vụ được đề ra và thực hiện phù hợp với mỗi phòng ban. Các mục tiêu chất lượng luôn được đề ra và đảm bảo được cải tiến liên tục nhằm tạo cho mọi người ý thức về công việc của mình. Công việc sản xuất chủ yếu của Công ty là lắp ráp xe gắn máy nên trên một dây chuyền lắp ráp nếu một chi tiết nhỏ của một bộ phận bị lỗi hay không đúng theo yêu cầu chất lượng thì sản phẩm cuối cùng chắc chắn sẽ bị loại. Như thế chi phí bỏ ra để khắc phục sản phẩm hỏng lại lớn làm giảm lợi nhuận. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào của Công ty là một việc rất quan trọng, nguyên liệu tốt thì khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao càng lớn. Do nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài nên việc kiểm tra chất lượng có khó khăn hơn là mình từ sản xuất. Như vậy đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật am hiểu trong lĩnh vực này để có thể kiểm tra chất lượng của các phụ tùng linh kiện được đưa về Công ty. Trong quá trình lắp ráp, trên mỗi dây chuyền đòi hỏi mỗi người công nhân phải ý thức được trách nhiệm của mình làm giảm bớt quá trình kiểm soát sản phẩm có chất lượng không phù hợp. Tuy nhiên không loại trừ trường hợp sản phẩm bị sai hỏng về phần chi tiết, linh kiện, cụm chi tiết dẫn đến sản phẩm không phù hợp. Trong trường hợp này tất cả cán bộ, công nhân đều có trách nhiệm phát hiện sản phẩm không phù hợp và báo cho cán bộ kỹ thuật để xác định phương hướng giải quyết và phụ trách xưởng là người có trách nhiệm đề ra lý bằng một trong các phương pháp sau: -Sửa lại. -Cải tiến. -Trả lại chủ hàng. Sau khi sản phẩm được xử lý thì tổ trưởng kỹ thuật phải cho kiểm tra lại như đối với sản phẩm mới. Qua quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng cho ta thấy CIRI luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu. Chính vì thế mà xe máy của CIRI đã được người tiêu dùng chấp nhận và mang nhãn hiệu riêng là CIRIZ. Công tác quản lý chất lượng của CIRI được xuyên suốt từ trên xuống, Công ty đã lập ra một ban đại diện của giám đốc về chất lượng. Ban lãnh đạo và ban đại diện về chất lượng luôn đặt ra các mục tiêu về chất lượng, đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng thông qua quá trình: -Xác định các yêu cầu liên quan đến chất lượng sản phẩm. -Xem xét các yêu cầu liên quan đến chất lượng sản phẩm. -Trao đổi thông tin với khách hàng. Bằng các chính sách, mục tiêu và các quá trình, ban lãnh đạo của Công ty đảm bảo đầy đủ các điều kiện để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng bằng cách thu thập và giải quyết các ý kiến khiếu nại và đánh giá sự thoã mãn của khách hàng. Có như thế Công ty mới biết được các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm của mình từ đó có các chính sách chất lượng phù hợp, đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao thoã mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Lãnh đạo của Công ty tin tưởng rằng sản phẩm và dịch vụ của Công ty cung cấp sẽ ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khi lãnh đạo đã có sự tin tưởng thì ban lãnh đạo sẽ cùng nhau bàn bạc để đưa ra các biện pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu chung đảm bảo đưa chất lượng sản phẩm của Công ty ngày một tốt hơn. Kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng là một quá trình quan trọng, nó giúp cho việc phát hiện các sản phẩm không phù hợp, không đạt yêu cầu chất lượng đề ra. Để giảm thiểu tối đa các sản phẩm không phù hợp thì Công ty đã đề ra quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Quy trình này quy định trách nhiệm và kiểm tra chất lượng khi nhập nguyên vật liệu, trong quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng. Quy trình này được áp dụng tại phân xưởng lắp ráp của Công ty vì chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người công nhân, những người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trong quá trình nhập khẩu tiếp nhận chi tiết, cụm chi tiết các cán bộ phải có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra hàng hoá, lấy chi tiết lắp thử vào xe với tỷ lệ 3%/100chi tiết, với bộ chi tiết có giá trị như chế hoà khí thì kiểm tra 100%. Nếu phát hiện có chi tiết không phù hợp về chất lượng như sai hỏng về kỹ thuật, hư hại trong quá trình vận chuyển thì tiến hành giải quyết theo quy trình kiểm soát chất lượng không phù hợp đã nêu trên. Với tỷ lệ chiếm trên 85% giá trị toàn bộ, linh kiện nhập khẩu trở thành yếu tố đảm bảo cho kinh doanh mô tô 2 bánh của CIRI. Do vậy từ khi triển khai kinh doanh lĩnh vực này, CIRI đã chú trọng khai thác nguồn hàng đảm bảo chất lượng và ổn định. CIRI đã ký hợp đồng cung cấp linh kiện 2 loại mô tô 2 bánh PREALM và WANA với các nhà cung cấp linh kiện mô tô 2 bánh của Thái Lan: A&H International Co.Ltd, Century S.F Import – Export…và hiện tại vừa ký hợp đồng cung cấp linh kiện xe với tập đoàn ZONGSHEN – Trùng Khánh – Trung Quốc cho loại xe mang nhãn hiệu của Công ty là CIRIZ C110. Trong quá trình nhập khẩu Công ty đã chú trọng vào khâu đảm bảo chất lượng nhưng quan trọng hơn là khâu lắp ráp tại phân xưởng của Công ty. Đây là nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Công ty đối với mặt hàng này. Trong quá trình lắp ráp công nhân có trách nhiệm tự kiểm tra tại các công đoạn do mình thực hiện. Công ty thực hiện các dự án sản xuất lắp ráp các loại xe thông qua các quá trình: -Lập và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh. -Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. -Tiêu chuẩn chất lượng đối với các chi tiết và sản phẩm cuối. -Hồ sơ chất lượng chứng minh việc thực hiện công tác kiểm tra chất lượng và sự phù hợp yêu cầu của sản phẩm. Sau khi các linh kiện, chi tiết được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào lắp ráp thì bắt đầu đến công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh xe. Các dây chuyền máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Hiểu rõ điều này lãnh đạo và các phòng ban phối hợp trong việc xác định các điều kiện cần thiết cho sản xuất để đảm bảo cho việc thực hiện đúng các mục tiêu chất lượng đề ra. Bên cạnh đó Công ty còn quan tâm đến mọi khía cạnh tác động tới môi trường làm việc và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ mọi điều kiện cho sản xuất và quản lý chất lượng. Chăm lo đến điều kiện và môi trường làm việc của công nhân như thế cho thấy ban lãnh đạo rất quan tâm đến các thành viên trong Công ty, có như thế công nhân mới yên tâm tập trung vào việc sản xuất, quan tâm đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tạo môi trường thuận lợi như thế một mặt khuyến khích người công nhân nâng cao tay nghề,tích cực hưởng ứng mục tiêu chất lượng của Công ty, làm cho họ thấy được vai trò quan trọng của mình trong sản xuất, từ đó họ có trách nhiệm với chính sản phẩm do mình làm ra. Mặt khác, làm như vậy thì ban lãnh đạo và đại diện lãnh đạo về chất lượng có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm soát việc thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng, theo mục tiêu chất lượng đã đề ra một cách dễ dàng hơn. Hồ sơ chất lượng chứng minh việc thực hiện công tác kiểm tra chất lượng và sự phù hợp yêu cầu của sản phẩm. Phụ trách mỗi xưởng nhận kế hoạch nhập hàng sau đó triển khai và tổ chức thực hiện, việc quản lý và theo dõi sản xuất được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất. Ngoài ra phụ trách xưởng còn có trách nhiệm thông báo cho tổ trưởng tổ kho chuẩn bị cấp phát hàng cho dây chuyền sản xuất theo đúng quy định đề ra, và thông báo cho tổ kỹ thuật chuẩn bị để kiểm tra theo dõi sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khi đưa vào sản xuất công nhân các tổ lắp ráp tại các công đoạn có trách nhiệm vận chuyển hàng về sắp xếp tại vị trí lắp ráp của mình theo đúng quy định, sau đó trong quá trình thực hiện công nhân thực hiện theo đúng các hướng dẫn và nếu phát hiện có các chi tiết kém chất lượng hoặc có sự cố gì cần báo ngay cho tổ trưởng tổ kỹ thuật để thực hiện theo quy trình kiểm tra chất lượng không phù hợp. Nhân viên tổ kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra chất lượng 100% sản phẩm theo đúng quy trình kiểm tra chất lượng. Trong các bước để tạo ra thành phẩm thì công đoạn lắp ráp sản phẩm từ chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào, nhập kho và kiểm tra chất lượng của từng bộ phận chi tiết là quan trọng nhất. Đây là giai đoạn mà người công nhân sử dụng kỹ thuật của mình để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Tính hợp lý và khoa hợc của quá trình lắp ráp ảnh hưởng lớn và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Sơ đồ quá trình lắp ráp xe máy Trách nhiệm Tiến trình Tài liệu/ Bảng mẫu Nhận thông báo Thông báo nhập hàng Nhận hàng Kiểm tra Dỡ hàng Công việc phụ Kiểm tra Công đoạn chính Kiểm tra Giao hàng Phụ trách xưởng Phụ trách xưởng Tổ kho, tổ kỹ thuật Tổ trưởng kỹ thuật và tổ kho QT-17 QT-15 Tổ kỹ thuật QT-17 Các tổ lắp ráp QT-15 BM-15-05 Các tổ lắp ráp HD-12-01 đến HD-12-08 Tổ kỹ thuật HD-12-01 đến HD-12-08 Các tổ lắp ráp HD-12-09 đến HD-12-15 Tổ kỹ thuật QT-17 HD-12-09 đến HD-12-15 Tổ kho QT-15 BM-15-07 Nhìn vào quy trình lắp ráp ta có nhận xét rằng: Công ty biết tổ chức lắp ráp một cách hợp lý và rất khoa học. Từng công nhân, bộ phận được hướng dẫn nội dung công việc một cách cụ thể có gắn với trách nhiệm. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều khâu sản phẩm được kiểm tra kỹ càng đảm bảo những sản phẩm được xuất xưởng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Việc tổ chức sản xuất như vậy đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty. 3. Tổ chức công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty. Thực chất của công tác quản lý là quản lý con người, đó là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Trong hệ thống sản xuất, con người luôn giữ vị trí trung tâm, có ý nghĩa quyết định. Nếu không có con người sẽ không có quá trình sản xuất. Quản lý chính là hoạt động chủ quan, có ý thức, có tính năng động của con người khi quy mô sản xuất càng lớn, trình độ sản xuất càng phức tạp thì vai trò tổ chức quản lý sản xuất càng cao. Nó trở thành nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, do đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của thị trường ngày càng cao thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất ngày càng hiện đại dẫn đến ddòi hỏi những người tham gia công tác quản lý chất lượng phải có trình độ học vấn, giỏi về kỹ thuật sản xuất, ma hiểu máy móc thiết bị hiện đại, đi sâu sát với thực tê sản xuất. Tại Công ty Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất, công tác quản lý về chất lượng sản phẩm là công tác tổng hợp. Nó liên quan đến mọi người, mọi phòng ban và các cán bộ công nhân tại phân xưởng sản xuất. Nhưng người chịu trách nhiệm cao nhất trước giám đốc công ty về mặt chất lượng là đại diện của lãnh đạo về chất lượng, người trực tiếp được giám đốc tin tưởng, giao nhiệm vụ quản lý về chất lượng và tổ trưởng tổ kỹ thuật. Đây là những người chịu trách nhiệm cao nhất về mặt kỹ thuật đối với sản phẩm của công ty. Chỉ đạo việc quản lý công tác đảm bảo chất lượng, quy trình công nghệ, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, sản phẩm trong quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của hệ thống chất lượng, thống nhất và hiệu chuẩn thiết bị đo. Tuy nhiên, phòng đại diện lãnh đạo về chất lượng làm công tác quản lý chất lượng là chủ yếu. Phòng này chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. Hầu hết bộ phận viết quy trình kỹ thuật và dịch tài liệu kỹ thuật đều là người có trình độ đại học ngoại ngữ và học trung cấp kỹ thuật để vừa có trình độ suy luận vừa có tay nghề để làm việc. Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng hoặc huỷ bỏ, kiểm soát các tài liệu liên quan đến kỹ thuật công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty. Xây dựng các định mức vật tư, nguyên phụ liệu và các chi phí khác khi đưa vào sản xuất, kiểm tra tham mưu việc đánh giá hiệu quả công việc và hao hụt. Đồng thời có thể đề xuất tham mưu theo dõi các kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ tiên tiến. Đối với bộ phận KCS của công ty phải là những người đã được đào tạo ở trường trung cấp kỹ thuật và trải qua ít nhất 5 năm kinh nghiệm sản xuất, còn lại đều là thợ bậc cao và các tổ trưởng sản xuất. Bộ phận này có trách nhiệm đo và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và thành phẩm. Kiểm soát và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường, kiểm tra thử nghiệm, kiểm soát các sản phẩm không phù hợp rồi lập báo cáo tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, phế phẩm cho từng loại hàng. Đối với công tác quản lý chất lượng ở đơn vị sản xuất. Để thực hiện tốt công tác chất lượng sản phẩm ở các đơn vị sản xuất thì ngay từ công tác nhập khẩu, đưa linh kiện phụ tùng vào xưởng, viết quy trình kỹ thuật cho sản phẩm mới chuẩn bị đưa vào sản xuất, đòi hỏi phòng kỹ thuật phải làm chính xác, thâu tóm đầy đủ mọi ý kiến đóng góp của khách hàng để có thể đưa ra được một sản phẩm hoàn chỉnh nhất, một bản quy trình tác nghiệp đầy đủ nhất để bộ phận sản xuất căn cứ vào đó tiến hành sản xuất hàng loạt. Khi bán sản phẩm, quy trình kỹ thuật được đưa vào sản xuất thì ban giám đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất, KCS phân xưởng phải đề ra các biện pháp quản lý chất lượng hợp lý và khoa học nhất. Trước khi vào sản xuất lắp ráp loại xe nào cũng phải kiểm tra chất lượng và ghép thử các linh kiện phụ tùng trước, để xem xét các bộ phận có khớp với nhau không, từ đó có thể phát hiện ra những sai sót trong bản giác và điều chỉnh cho hợp lý. Đối với công nhân sản xuất ngay từ khi nhận linh kiện phụ tùng lên đã phải kiểm tra xem các linh kiện, phụ tùng đó được dùng để lắp cho loại xe nào. Nếu không đúng thì báo ngay cho phụ trách xưởng. Khi sản xuất sản phẩm, người làm sau kiểm tra người làm trước, người sản xuất phải xem kỹ quy trình, có thể làm thử một sản phẩm thuộc bộ phận của mình đưa cho tổ trưởng kiểm tra, sau đó mới được làm hàng loạt, làm như thế có thể tránh được tình trạng tốn chi phí cho việc sữa chữa sản phẩm hỏng, không đạt yêu cầu. Vì khi đưa cho tổ trưởng kiểm tra nếu thấy không đạt thì sẽ khắc phục được đối với sản phẩm đang làm thử. Tuy nhiên sản phẩm là chiếc xe máy, một sản phẩm không hề đơn giản nên đòi hỏi người công nhân phải làm đúng ngay từ đầu. Sản phẩm khi lắp xong đều phải được riêng theo nơi quy định. Mọi công nhân đều phải tuân thủ nội quy của phân xưởng. Ngoài ra, công nhân sản xuất cũng cần hợp tác với các bộ phận khác của công ty tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, chi tiết, cụm chi tiết trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. Kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống máy móc thiết bị trước và trong quá trình sản xuất. Kiểm tra kỹ lưỡn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong việc nhập khẩu linh kiện và lắp ráp xe gắn máy của Công ty Quan hệ Quốc tế Đầu tư sản xuất.DOC
Tài liệu liên quan