Luận văn Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC CÁC BẢNG. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH . viii

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2

3. Ý nghĩa của đề tài . 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 4

1.1.1. Cấu tạo và sinh lý da chó . 4

1.1.2. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó . 9

1.1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh do Demodex gây ra trên chó . 9

1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do Demodex gây ra trên chó . 20

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước . 20

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 22

CHƯƠNG 2. ÐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU . 26

2.1. Ðối tượng, địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu . 26

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 26

2.1.2. Ðịa điểm nghiên cứu . 26

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu . 26

2.1.4. Thời gian nghiên cứu . 26

2.2. Vật liệu nghiên cứu . 26

pdf90 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu bệnh do Demodex canis gây ra trên chó tại Thành phố Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây ra trên chó 2.3.3.1. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh 2.3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Bố trí thí nghiệm Số chó Lô đối chứng Lô thí nghiệm 15 15 Giống Nội 10 11 Ngoại 5 4 Tuổi Dưới 1 7 8 Từ 1 – 2 6 6 Trên 2 2 1 Tính biệt Đực 8 9 Cái 7 6 2.4.2. Phương pháp xác định đặc điểm dịch tễ 2.4.2.1. Phương pháp đánh giá tỷ lệ nhiễm Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm bệnh ngoài da ở chó nuôi tại một số xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên: tiến hành điều tra ngẫu nhiên tại các hộ nuôi chó ở gia đình, ghi chép sổ sách và đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm bệnh do Demodex gây ra: Sau khi tiến hành kiểm tra tình trạng lâm sàng chung như: tình trạng lông, vết loét, 28 đóng vẩy, biến đổi màu sắc trên da sau đó lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá tỷ lệ nhiễm. 2.4.2.2. Phương pháp kiểm tra bệnh và lấy mẫu trên da Quan sát các triệu chứng lâm sàng của chó nghi nhiễm Demodex: Ngứa, tổn thương ngoài da, rụng lông, viêm da sâu có dịch rỉ viêm, có mủ, mùi hôi tanh, đóng vảy. Dùng dao cạo da ở vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh cho đến khi rướm máu. Mẫu da cạo được đưa vào túi vô trùng, chuyển về phòng thí nghiệm và xét nghiệm ngay trong ngày. Mẫu da cạo được phết đều lên phiến kính, nhỏ 1-2 giọt lactophenol, sau đó đậy lamen lên, soi mẫu dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10x10) để tìm Demodex. 2.4.2.3. Phương pháp quan sát, đánh giá vùng da bị tổn thương Chó nuôi dương tính với Demodex được chia làm 3 thể bệnh: Thể nhẹ: Diện tích vùng da nhiễm Demodex dưới 20% so với bề mặt da của cơ thể, chó không ngứa hoặc ít ngứa; da tăng sinh, nhăn nheo và có vảy. Thể trung bình: Diện tích vùng da nhiễm Demodex từ 20% - 50% so với bề mặt da của cơ thể, chó ngứa, da tăng sinh, da dày, nhăn nheo, có vảy bong tróc ra. Thể nặng: Diện tích vùng da nhiễm Demodex trên 50% so với bề mặt da của cơ thể, da dày cộm lên, có nhiều mảng vảy bong tróc ra, chó rất ngứa gãi liên tục. Một số con da đỏ ửng, lở loét và có dịch rỉ viêm chảy ra, có nhiều mụn mủ, chó lờ đờ, bỏ ăn, mệt mỏi... Sự phân bố Demodex trên cơ thể chó được phân chia vùng da bị nhiễm bệnh theo 3 vùng chính: đầu và chân trước; lưng và bụng; mông và chân sau. 2.4.2.4. Phương pháp xác định cường độ nhiễm bệnh do Demodex Cường độ nhiễm được quy định theo diện tích vùng da có bệnh tích để quy định: Nếu diện tích vùng da nhiễm Demodex dưới 20% so với bề mặt da của cơ thể, chó không ngứa hoặc ít ngứa; da tăng sinh, nhăn nheo và có vảy: Cường độ nhiễm nhẹ (+). 29 Nếu diện tích vùng da nhiễm Demodex từ 20% - 50% so với bề mặt da của cơ thể, chó ngứa, da tăng sinh, da dày, nhăn nheo, có vảy bong tróc ra: Cường độ nhiễm trung bình (++). Nếu diện tích vùng da nhiễm Demodex trên 50% so với bề mặt da của cơ thể, da dày cộm lên, có nhiều mảng vảy bong tróc ra, chó rất ngứa gãi liên tục. Một số con da đỏ ửng, lở loét và có dịch rỉ viêm chảy ra, có nhiều mụn mủ, chó lờ đờ, bỏ ăn, mệt mỏi...: Cường độ nhiễm nặng (+++). 2.4.2.5. Quy định một số yếu tố liên quan đến dịch tễ Quy định độ dài lông chó: Dựa vào đặc điểm dài, ngắn của lông chia thành 2 nhóm: Chó lông ngắn: là những giống chó có độ dài của lông phủ ngắn hơn 2cm và lông thường mượt, áp sát vào da. Chó lông dài: là những giống chó có độ dài của lông phủ dài hơn 2cm thường xù, quăn, và phải chăm sóc tắm chải thường xuyên. Quy định mùa trong năm Mùa Xuân: từ tháng 2 đến hết tháng 4. Mùa Hạ: từ tháng 5 đến hết tháng 7. Mùa Thu: từ tháng 8 đến hết tháng 10. Mùa Đông: từ tháng 11 đến hết tháng 1. Quy định lứa tuổi chó: Dựa vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chó chia ra 3 lứa tuổi chó như sau: Dưới 1 tuổi. Từ 1 đến 2 tuổi. Trên 2 tuổi. Phương pháp phân loại giống chó: Dựa theo nguồn gốc chó nuôi chia giống chó thành 2 nhóm: chó nội và chó ngoại. Chó nội hay chó ta, chó mực, chó vện là các giống chó thuần chủng tồn tại từ lâu đời và gắn bó với đời sống của người Việt Nam như: chó Bắc Hà, chó Lài (Dingo Đông Dương), H’mông cộc đuôi, chó Phú Quốc. Các giống chó lai giữa cho nội và chó ngoại, thường đẻ tại Việt Nam được chúng tôi ghép vào giống chó nội. 30 Chó ngoại: là những giống chó có nguồn gốc ngoại nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp... như các giống chó Fox, Chihuahua, Akita, Bulldog, Doberman, 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex canis gây ra trên chó 2.4.3.1. Phương pháp đánh giá biểu hiện lâm sàng của chó nhiễm bệnh do Demodex canis gây ra trên chó Thể nhẹ: Chó có biểu hiện rụng lông dưới 20% so với bề mặt da của cơ thể; chó không ngứa hoặc ít ngứa; da tăng sinh, nhăn nheo và có vảy. Thể trung bình: Chó có biểu hiện rụng lông 20% - 50% so với bề mặt da của cơ thể, chó ngứa, da tăng sinh, da dày, nhăn nheo, có vảy bong tróc ra. Thể nặng: Chó rụng lông trên 50% so với bề mặt da của cơ thể, da dày cộm lên, có nhiều mảng vảy bong tróc ra, chó rất ngứa gãi liên tục. Một số con da đỏ ửng, lở loét và có dịch rỉ viêm chảy ra, có nhiều mụn mủ, chó lờ đờ, bỏ ăn, mệt mỏi... 2.4.3.2. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ số huyết học của chó mắc bệnh do Demodex và chó khỏe Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu Tiến hành lấy mẫu của chó mắc bệnh và chó khỏe để so sánh và đối chứng. Mỗi mẫu máu được đưa vào một ống nghiệm (1ml/ống) có chất chống đông máu. Trên mỗi ống ghi đầy đủ thời gian lấy mẫu, số ký hiệu mẫu. Mẫu máu được bảo quản trong hộp bảo ôn và được xét nghiệm ngay trong ngày. Phương pháp xét nghiệm Số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố được xác định tại Bệnh xá Thú y, khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Công thức bạch cầu được xác định bằng phương pháp Tristova: Làm tiêu bản máu, nhuộm giemsa, đếm số lượng từng loại bạch cầu và tính tỷ lệ phần trăm từng loại. 31 2.4.3.3. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể Quan sát bằng mắt thường và kính lúp các vùng da bị bệnh. Chụp ảnh vùng da có bệnh tích điển hình. 2.4.3.4. Phương pháp xác định những biến đổi bệnh lý vi thể ở vùng da bị tổn thương Lấy mẫu bệnh phẩm là những vùng da bị tổn thương do Demodex canis gây ra. Tiêu bản vi thể được làm theo quy trình tẩm đúc Parafin - nhuộm Hematoxillin - Eosin (H.E) tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại tối đa 600 lần. 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh do Demodex gây ra trên chó 2.4.4.1. Phương pháp điều trị Từ kết quả xét nghiệm, chọn ra những chó mắc bệnh và tiến hành thử nghiệm 2 phác đồ điều trị. Trong quá trình điều trị theo dõi các biểu hiện bệnh trên chó như: tình trạng ngứa, da phục hồi hết tróc vẩy, hết sần sùi, lông mọc lại bình thường... Phác đồ 1: Cắt lông, vệ sinh vùng da bị ghẻ. Dectomax: 0,05-0,06ml/kgTT, tiêm dưới da mỗi tuần 1 lần, trong vòng 5 tuần Amoxicillin 1ml/10kgTT và dexamethazone 1ml/20kgTT, tiêm bắp hoặc dưới da, liệu trình 3-5 ngày. Ketoconazol 1 viên/10kgTT, uống 9 ngày đầu. Dầu tắm ngăn ngừa nấm và viêm da Micona (vemedim) tắm 2-3 lần/tuần. Bcomplex ADE 1ml/5 kgTT, tiêm bắp, ngày 1lần, liệu trình 3-5 ngày 32 Phác đồ 2: tương tự như phác đồ 1 nhưng thay thuốc Dectomax bằng thuốc Vimectin 1ml/12 kgTT, tiêm dưới da mỗi tuần 1 lần, trong vòng 5 tuần. Toàn bộ số chó điều trị của cả 02 phác đồ được xét nghiệm và kiểm tra lại sau 5 tuần điều trị. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả điều trị bao gồm: tỷ lệ khỏi, tỷ lệ tái phát, thời gian khỏi bệnh. Tác dụng dược lý của thuốc: Detomax: Là một dung dịch vô trùng có chứa 1% Doramectin (10mg/ml), thuốc có hoạt lực mạnh, phổ diệt ký sinh trùng rộng (phòng trị giun đũa, giun phổi, giun mắt, giòi da, giun xoắn, rận, ve, ghẻ...), dùng qua đường tiêm cho gia súc. Dectomax là thuốc phòng trị ký sinh trùng sử dụng an toàn trên gia súc kể cả gia súc mang thai. Dectomax phổ rộng có hiệu quả cao trong phòng trị 36 loại nội ngoại ký sinh trùng trưởng thành và ấu trùng giai đoạn 4. Vimectin (ivermectin 60mg): thuốc có tác dụng với cả nội, ngoại ký sinh trên trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chó, mèo, thỏ, thú cảnh với độ an toàn cao: ghẻ, ve, bọ chét, chấy rận, các giun ký sinh ở đường tiêu hóa, hô hấp của gia súc. Amoxicillin: Amoxicillin có tác dụng diệt khuẩn, do thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn để ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan, là một thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, cuối cùng vi khuẩn tự phân hủy do các enzym tự hủy của thành tế bào vi khuẩn. Amoxicillin cũng như các aminopenicillin khác, có hoạt tính in– vitro chống đa số cầu khuẩn ưa khí gram dương và gram âm (trừ các chủng tạo penicillinase), một số trực khuẩn ưa khí và kỵ khí gram dương và một số xoắn khuẩn. Thuốc cũng có hoạt tính in– vitro chống một vài trực khuẩn ưa khí và kỵ khí gram âm, thuốc có tác dụng chống Mycoplasma, Rickettsia, nấm và virus. Dexamethazone: là thuốc dùng để điều trị những bệnh như thấp khớp, rối loạn chức năng máu hoặc hormone, hệ miễn dịch, dị ứng, một số bệnh nhất định về da và mắt, bệnh hô hấp, một số bệnh đường ruột... 33 Dexamethazone thuộc nhóm thuốc corticosteroid (glucocorticoid), thuốc làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể và giảm những triệu chứng như sưng tấy hay phản ứng dị ứng khác. Bcomplex ADE: Thành phần gồm vitamin A, D, E, B1, B2, B6, PP... Thuốc kích thích sự thèm ăn của gia súc, gia cầm, giúp tăng trọng nhanh, nâng cao sức đề kháng, trợ sức, trợ lực trong điều trị bệnh... 2.4.4.2. Biện pháp phòng bệnh Từ kết quả của đề tài đề xuất các biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2008)[22], Nguyễn Xuân Trạch và Đỗ Đức Lực (2016)[24], phần mềm Excel 2010. 34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do Demodex gây ra trên chó 3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên Bệnh ngoài da trên chó là một căn bệnh phổ biến đối với loài chó, căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con vật và có thể lây lan sang chó khác qua tiếp xúc. Biểu hiện thường thấy: một vùng hoặc toàn bộ da rụng lông, đỏ tấy, nhiễm trùng có chẩy nước dịch trong hoặc mủ vàng, da dầy và bì lên, loét sùi. Bệnh kéo dài làm chuyển màu da, trụi lông, da dày lên, con vật rất ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do ký sinh trùng kí sinh trên lông, da gây nên như: ve, rận, bọ chét, Demodex canis, Sarcoptes... Để xác định được tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó, chúng tôi đã tiến hành thu thập, điều tra nghiên cứu bệnh tại 5 xã, phường của thành phố Thái Nguyên, kết quả được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1 dưới đây: Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên STT Địa điểm (xã, phường) Số chó điều tra (con) Số chó mắc bệnh ngoài da (con) Tỷ lệ (%) 1 Quyết Thắng 216 65 30,09 2 Túc Duyên 197 52 26,40 3 Quang Trung 195 40 20,51 4 Trưng Vương 208 45 21,63 5 Hoàng Văn Thụ 201 31 15,42 Tổng 1017 233 22,91 35 Hình 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên Qua bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy: Trong tổng số 1017 con chó điều tra có 233 con chó mắc bệnh ngoài da, chiếm tỷ lệ 22,91%. Tỷ lệ nhiễm bệnh lần lượt như sau: Xã Quyết Thắng: điều tra 216 con, có 65 con mắc, chiếm tỷ lệ 30,09%. Phường Túc Duyên: Tổng số chó điều tra 197 con, có 52 con mắc, chiếm tỷ lệ 26,4%. Phường Quang Trung: điều tra 195 con, có 40 con mắc, chiếm tỷ lệ 20,51%. Phường Trưng Vương: điều tra 208 con, có 45 con mắc, chiếm tỷ lệ 21,63%. Phường Hoàng Văn Thụ: tổng số chó điều tra 201 con, có 31 con mắc, chiếm 15,42%. Trong đó tỷ lệ chó mắc bệnh ngoài da ở xã Quyết Thắng là cao nhất (30,09%), thấp nhất là phường Hoàng Văn Thụ (15,42%). 36 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Đồng Minh Hiển (2001)[5] tại thành phố Hồ Chí Minh là 16,8% và của Phạm Ngọc Thể Mỹ (2000)[15] tại chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh là 14,01%. Có thể do vị trí địa lý, điều kiện khí hậu ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thái Nguyên khác nhau nên tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở 2 nơi khác nhau. Khi nghiên cứu về tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó tại thành phố Thái Nguyên, Phan Thị Hồng Phúc và cs (2015)[18] cho biết: tỷ lệ mắc bệnh ngoài da của chó là 25,53%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu này. Qua điều tra cũng cho thấy, ở những hộ chăn nuôi chó quan tâm đến nuôi dưỡng, chăm sóc và có lồng nuôi nhốt riêng thì chó sẽ hạn chế được bệnh ngoài da. Qua quá trình điều tra từ các chủ nuôi, chúng tôi nhận thấy bệnh ngoài da trên chó bị chi phối chủ yếu bởi hai yếu tố: chăm sóc và nuôi dưỡng. Ngoài hai yếu tố trên còn có một số nguyên nhân khác như: thời gian điều tra, địa điểm điều tra và đối tượng điều tra, vì vậy đã dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ bệnh ngoài da trên chó của các tác giả. Tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên: người dân chủ yếu là nuôi chó cảnh, các giống chó ngoại do vậy chủ nuôi hàng ngày quan tâm, chăm sóc chó chu đáo làm cho bệnh ngoài da giảm hơn so với các địa phương khác. Để biết được tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex gây ra trên tổng số chó mắc bệnh ngoài da, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành ghi chép số liệu các biểu hiện triệu chứng lâm sàng kết hợp chẩn đoán cận lâm sàng như cạo da xem tươi dưới kính hiển vi quang học, kết quả được trình bày qua bảng 3.2. 37 Bảng 3.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex trên tổng số chó mắc bệnh ngoài da STT Địa điểm (xã, phường) Tổng số chó mắc bệnh ngoài da Bệnh do Demodex Bệnh khác Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Quyết Thắng 65 58 89,23 7 10,77 2 Túc Duyên 52 42 80,77 10 19,23 3 Quang Trung 40 27 67,50 13 32,50 4 Trưng Vương 45 34 75,56 11 24,44 5 Hoàng Văn Thụ 31 18 58,06 13 41,94 Tổng 233 179 76,82 54 23,18 Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Tổng số 233 con chó mắc bệnh ngoài da, có 179 chó mắc bệnh do Demodex gây ra chiếm tỷ lệ 76,82% và có 54 con mắc các bệnh ngoài da khác chiếm 23,18%. Cụ thể như sau: Xã Quyết Thắng: Trong tổng số chó mắc bệnh ngoài da 65 con, có 58 con mắc bệnh do Demodex, chiếm 89,23%. Phường Túc Duyên: số chó mắc bệnh ngoài da là 52 con, có 42 con mắc bệnh do Demodex, chiếm 80,77%. Phường Quang Trung: Trong tổng số chó mắc bệnh ngoài da 40 con, có 27 con mắc bệnh do Demodex, chiếm 67,5%. Phường Trưng Vương: Trong tổng số chó mắc bệnh ngoài da 45 con, có 34 con mắc bệnh do Demodex, chiếm 75,56%. Phường Hoàng Văn Thụ: trong 31 con mắc bệnh ngoài da, có 18 con mắc bệnh do Demodex, chiếm 58,06%. 38 Halit Umar M. (2005)[38] cho biết, Demodex là một loại ký sinh trùng tồn tại một lượng nhỏ trên d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_benh_do_demodex_canis_gay_ra_tren_cho_ta.pdf
Tài liệu liên quan