Luận văn Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn. ii

Mục lục .iii

Danh mục các chữ viết tắt . iv

Danh mục các bảng. v

Danh mục các hình . vi

MỞ ĐẦU. 1

1. Lí do chọn đề tài . 1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 2

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 5

4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu. 5

5. Ý nghĩa của đề tài . 6

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài . 6

7. Đóng góp của luận văn . 11

8. Cấu trúc của luận văn . 11

NỘI DUNG. 12

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU

BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN ĐẤT . 12

1.1. Cơ sở lí luận. 12

1.1.1. Khái quát về tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng tài nguyên đất. . 12

1.1.2. Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất. 13

1.1.3. Khai thác sử dụng đất bền vững . 18

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 19

1.2.1. Tình hình khai thác sử dụng đất ở Việt Nam . 19

1.2.2. Tình hình khai thác sử dụng đất ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng . 20

1.2.3. Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Bắc Ninh . 21

Tiểu kết chương 1. 22

pdf93 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với tổng diện tích tự nhiên là 10838,94 ha, được phân ra các loại đất sau: Đất nông nghiệp: 6955,75 ha Đất phi nông nghiệp: 3883,14 ha 2.2.1.1. Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp có diện tích 6.955,75 ha chiếm 57,75% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đây là loại đất có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động kinh tế của địa phương. - Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích lúa nước chiếm trên 70%. Các xã có diện tích đất trồng lúa lớn như Tân Chi 393,47 ha, Liên Bão 381,22 ha, 337,01 ha, Cảnh Hưng 332,37 ha. Các xã, thị trấn có diện tích trồng lúa nhỏ như thị trấn Lim 9,21 ha; các xã Tri Phương 66,57 ha, Việt Đoàn 140,29 ha. - Diện tích trồng cây hàng năm 4.860,5 ha, tập trung chủ yếu ở hai xã Hiên Vân 91,86 ha, Cảnh Hưng 128,09 ha. Sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên môn hóa cao đang được tích cực áp dụng những nơi có điều kiện thuận lợi, đây là 2 xã đi đầu trong việc chuyên canh cây hàng năm mang lại giá trị kinh tế cao. 32 - Đất dành cho nuôi trồng thủy sản của huyện cũng chiếm DT đáng kể 336,9 ha. Diện tích này được tập trung vào một số địa phương có DT ao hồ tự nhiên cũng như ao hồ của quá trình dồn điền đổi thửa chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp. Những xã có DT ao hồ lớn như: Hiên Vân 70,68 ha, Minh Đạo 60,40 ha. - Các loại đất còn lại như: Đất trồng cây lâu năm có diện tích 27,4 ha, đất nông nghiệp khác 111,6 ha [2]. 2.2.1.2. Đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp 4.027,1 ha chiếm 42,12% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Diện tích đất phi nông nghiệp được phân bố khá đồng đều của các xã, thị trấn. Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp cụ thể như sau: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của các cấp từ huyện đến cơ sở. Theo thống kê năm 2010 diện là 13,1 ha chiếm 0,14% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất quốc phòng, toàn huyện có diện tích 4,3 ha chiếm 0,05% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất quốc phòng được phục vụ vào mục đích xây dựng trụ sở huyện đội, đất doanh trại, trường bắn và kho bãi máy móc trang thiết bị. - Đất an ninh, toàn huyện có diện tích 1,1 ha chiếm 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp, đất dùng vào mục đích xây trụ sở Công an huyện và các trạm công an tại các xã thị trấn trong toàn huyện. - Đất công nghiệp, diện tích đất công nghiệp của huyện là 1.117,14 ha. Trong đó được chia ra diện tích cho khu công nghiệp là 876,34 ha, đất cụm công nghiệp là 240,8 ha. Diện tích này mở rộng hơn sau năm 2015. - Ngoài ra diện tích đất phi nông nghiệp còn phân bổ diện tích như: Đất khu cơ sở sản xuất kinh doanh là 377,40 ha chiếm 8,09% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm xứ 15,47 ha; Đất di tích danh thắng 33 9,67 ha; Đất xử lý chôn lấp chất thải 7,81 ha; Đất tôn giáo tín ngưỡng 19,20 ha; Đất nghĩa trang nghĩa địa 135,51 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 677,81 ha; Đất phát triển hạ tầng 1.883,02 ha; Đất ở khu vực nông thôn 673,34 ha, khu vực đô thị 72,17 ha [1]. - Đất phi nông nghiệp khác có diện tích 2,0 ha. Diện tích đất này gồm đất làm nhà tạm, lán trại và các cơ sở dịch vụ tại các khu dân cư đô thị. 2.2.1.3. Đất chưa sử dụng Tiên Du là huyện đồng bằng lại nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên diện tích đất chưa sử dụng không nhiều, về cơ bản diện tích của huyện đã khai thác đưa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sau khi tái lập huyện năm 1999 đặc biệt sau năm 2000 quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn diễn ra với tốc độ nhanh. Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình Công nghiệp hóa và hiện đại hóa của huyện [2]. Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2015 Loại đất 2005 2010 2015 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 10.838,94 100,0 10.838,94 100,0 10.838,94 100,0 Đất nông nghiệp 7.020,24 64,6 6.955,75 64,2 5.467,86 50,5 Đất phi nông nghiệp 3.818,7 35,2 3.883,14 35,8 5.371,08 49,5 Đất chưa sử dụng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 (Nguồn số liệu: Phòng tài nguyên môi trường huyện Tiên Du cung cấp) 34 2005 2010 2015 7,020.24 6,955.75 5,467.86 3,818.7 3,883.19 5,371.08 0 0 0 Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích các loại đất của huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2015 Ta thấy trong khoảng thời gian 10 năm điều tra khảo sát thực tế, diện tích của huyện có sự thay đổi theo chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, gia tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Từ năm 2005 đến năm 2015 tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp giảm từ 64,6% xuống còn 50,5% (giảm 14,1%) trong khi đất phi nông nghiệp tăng nhanh 35,4% tăng lên 49,5% (tăng 14,1%). Qua nguồn số liệu thống kê trên ta thấy (lấy năm 2000 làm mốc để so sánh với các năm 2005,2010,2015). Diện tính đất cũng như tỉ lệ đất chưa sử dụng có sự biến động nhiều nhất, sự biến động này mang dấu hiệu tích cực khi các địa phương trong toàn huyện đã tận dụng hết diện tích tự nhiên của mình trong phát triển kinh tế xã hội. Đất nông nghiệp có sự biến động giảm nhanh, nhanh nhất là giai đoạn 2000-2010 do chuyển diện tích sang đất phi nông nghiệp của huyện. Trong thời gian 10 năm 2005-2015 đất nông nghiệp của huyện Tiên Du có nhiều biến động. Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2005 là 7.020,24với diện tích này thì đất nông nghiệp chiếm 64,6% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Tiên Du (10.838,94 ha). Nhưng đến năm hết 2015 diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn 5.467,86 ha. Như vậy trong giai đoạn 2005-2015 (thời gian 10 năm điều tra) diện tích đất nông nghiệp giảm 1.552,38 ha. 35 Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng đang có sự chuyển biến: - Đất trồng lúa, cây lúa luôn được coi là cây trồng quan trọng số một của huyện Tiên Du. Diện tích lúa nước chiếm trên 70%. Các xã có diện tích đất trồng lúa lớn như Tân Chi 393,47 ha, Liên Bão 381,22 ha, 337,01 ha, Cảnh Hưng 332,37 ha. Các xã, thị trấn có diện tích trồng lúa nhỏ như thị trấn Lim 9,21 ha; các xã Tri Phương 66,57 ha, Việt Đoàn 140,29 ha. Tuy nhiên xét một cách toàn diện theo thời gian thì diện tích cây lúa của huyện giảm mạnh nhất. Năm 2005 diện tích trồng lúa còn 5.003,02 ha, thì đến năm 2015 diện tích lúa giảm còn 3.164,11 ha. Trong 10 năm diện tích thực tế trồng lúa giảm 1.838,91 ha. Nếu lấy mốc 2005 đất trồng lúa bằng 100% thì đến 2015 diện tích đất trồng lúa chỉ đạt khoảng 63,24% (giảm 36,86%). - Đất trồng cây hàng năm còn lại cũng có nhiều biến động, năm 2015 diện tích trồng cây hàng năm 213,707 ha, tập trung chủ yếu ở hai xã Cảnh Hưng hơn 90 ha, Việt Đoàn 100 ha. Sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên môn hóa cao đang được tích cực áp dụng những nơi có điều kiện thuận lợi, đây là 2 xã đi đầu trong việc chuyên canh cây hàng năm mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên diện tích này cũng có sự giảm nhanh trong thời gian điều tra, giảm khoảng 46 ha và chỉ bằng khoảng 82% so với năm 2005. - Đất trồng cây lâu năm, Tiên Du là huyện đồng bằng nên diện tích trồng cây lâu năm không nhiều, diện tích cây lâu năm chủ yếu là cây bóng mát ven các trục quốc lộ và tỉnh lộ cũng như các tuyến đường liên xã. Tuy nhiên trong diện tích này cũng đáng chú ý nhất là diện tích cây ăn quả lâu năm được trải đều trên khắp 14 xã, thị trấn, chủ yếu là cây ăn quả của các hộ gia đình, các cây ăn quả có giá trị như: vải thiều, nhãn Năm 2005 diện tích cây lâu năm trên địa bàn toàn huyện là 321,42 ha. Tuy nhiên do dân số đông, mật độ dân số cao, quá trình đô thị hóa cũng làm diện tích cây trồng lâu năm giảm. Năm 2015 so với 2005 thì diện tích cây lâu năm giảm 50,21 ha, năm 2015 diện tích chỉ bằng khoảng 84,25% so với 2005. - Đất nuôi trồng thủy sản: Trong những năm qua Tiên Du tích cực đẩy mạnh tận dụng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy hải sản, mặc dù là huyện 36 có quỹ đất không nhiều nhưng với những chính sách phát triển ngành phù hợp, đặc biệt là việc chuyển đổi mục đích sử dụng những vùng đất ngập nước thành ao hồ nuôi trồng thủy sản nên diện tích có sự tăng lên so với năm 2005. Trong thời gian 10 năm diện tích tăng lên 54,57 ha (94,43 lần). - Ngoài các loại đất chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện, thì huyện cũng có một số loại đất khác, loại đất này diện tích không nhiều chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp và đất tự nhiên toàn huyện [1]. * Đất phi nông nghiệp Bảng 2.2: Sự biến động sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Tiên Du giai đoạn 2005-2015 Loại đất Diện tích (ha) So sánh tăng giảm giai đoạn 2005-2015 2005 2015 Diện tích tăng, giảm (ha) Lấy 2005=100% Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 3818,7 5.371,08 1552,38 140,6 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 64,0 71,11 7,11 111,10 Đất quốc phòng 5,95 7,08 1,13 118,99 Đất an ninh 0,64 1,37 0,73 214,06 Đất công nghiệp 425,60 1.117,14 691,54 262,48 Đất cơ sở SX kinh doanh 99,60 399,57 299,97 401,17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng đồ gốm 0 73,81 73,81 Thống kê 2015 Đất khoáng sản 0 0,0 0,0 0,0 Đất di tích danh thắng 8,95 13,71 4,76 153,18 Đất xử lý chôn rác thải 1,29 18,07 16,87 153,00 Đất tôn giáo tín ngưỡng 17,34 20,39 3,05 1400,77 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 132,24 139,63 7,39 105,58 Mặt nước chuyên dung 676,55 600,78 - 75,77 88,8 Đất phát triển hạ tầng 1.842,1 2.051,28 209,18 111,35 Đất ở 724,67 806,07 81,4 111,23 Đất phi nông nghiệp khác 24,27 14,74 - 4,53 88,33 (Nguồn số liệu: Phòng tài nguyên môi trường huyện Tiên Du cung cấp) 37 Sự phát triển các ngành kinh tế ngày một mạnh mẽ, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa của huyện Tiên Du diễn ra mạnh từ sau khi tái lập huyện năm 1999. Đáng chú ý nhất là diện tích đất phi nông nghiệp của huyện ngày một tăng, đất nông nghiệp ngày một giảm. Năm 2005 diện tích đất phi nông nghiệp là 3.818,7 ha, chiếm 35,2% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, nhưng tới năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp đã tăng lên 5.371,08 ha chiếm 49,5% diện tích đất tự nhiên. Như vậy trong vòng 10 năm diện tích đất phi nông nghiệp đã tăng 1.552,38 ha (nếu coi năm 2005 làm năm gốc để đối chiếu, thì đến năm 2015 tăng lên 140,6%). Trong thời gian 10 năm 2005-2015 đất phi nông nghiệp của huyện Tiên Du có nhiều biến động. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 là 3818,7 ha với diện tích này thì đất phi nông nghiệp chiếm 35,2% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Tiên Du (10.934,32 ha). Nhưng đến năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên là 5.371,08 ha chiếm 49,0% tổng diện tích. Như vậy trong giai đoạn 2005 - 2015 (10 năm) diện tích đất phi nông nghiệp tăng 1.316,55 ha, (nếu lấy năm 2005 làm mốc thì năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 132,72%). - Trong các loại đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2015, ta thấy có sự biến động như: + Đất dành xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: Đây chính là diện tích xây dựng cơ quan làm việc của huyện cũng như các trụ sở làm việc của các xã và thị trấn trên địa bàn toàn huyện, diện tích được mở rộng thêm 7,11 ha (chiếm 1,33% trong cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện). Hiện nay diện tích này cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu làm việc của khối các cơ quan sự nghiệp, trong thực tế có một số trụ sở cấp xã còn nhỏ thì sẽ có sự điều chỉnh tăng thêm, tuy nhiên sự tăng thêm sẽ không đáng kể và không ảnh hưởng tới sự biến động quỹ đất chung của huyện. + Đất quốc phòng: Năm 2005 diện tích đất quốc phòng là 5,95 ha đến năm 2015 diện tích này tăng lên 7,08 ha. Đất quốc phòng tập trung ở một số xã thị trấn, đất quốc phòng chủ yếu là diện tích của trụ sở huyện đội và một số doanh trại kho bãi và trường bắn của huyện đội. 38 + Đất an ninh: Là loại đất có diện tích nhỏ nhất trong cơ cấu đất phi nông nghiệp (chỉ chiếm 0,02%). Năm 2015 diện tích đất an ninh là 1,37 ha, đây là loại đất mà diện tích chủ yếu là trụ sở công an huyện và trụ sở của công an các xã thị trấn. + Đất sản xuất vật liệu xây dựng đồ gốm: Sau năm 2000 diện tích nay mới được quy hoạch, đến năm 2015 diện tích đã đạt 73,81 ha (chiếm 1,34%) trong cơ cấu diện tích sử dụng đất phi nông nghiệp. Diện tích đất này chủ yếu là nơi sản xuất vật liệu xây dựng tập trung trên địa bàn một số xã nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong các thôn khu dân cư. + Đất di tích danh thắng: Năm 2015 diện tích đạt 13,71 ha, đây là nơi lưu giữ các công trình văn hóa đã được xếp hạng. Theo quy hoạch chung các di tích trên cần quỹ đất nhất định để tôn tạo và mở rộng cảnh quan di tích để đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách trong và ngoài tỉnh. + Đất xử lý, chôn rác thải: Sự phát triển của công nghiệp ngày càng mạnh mẽ cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, nhu cầu xử lý rác thải ngày một lớn, để đáp ứng nhu cầu của cả sản xuất và sinh hoạt, sau năm 2000 huyện đã quy hoạch được diện tích đất chôn lấp rác thải theo yêu cầu nhằm bảo vệ môi trường. Năm 2005 diện tích là 1,29 ha đến năm 2015 diện tích đạt 18,07 ha tăng 16,87 ha và chiếm (0,33%), trong thời gian tới huyện tập trung xây dựng một số lò đốt rác công nghiệp và rác sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường. + Một số loại đất phi nông nghiệp giảm diện tích như đất có mặt nước chuyên dùng giảm 75,77 ha đây chủ yếu là những công trình phục vụ mục đích tiêu thoát nước. Đất phi nông nghiệp khác cũng giảm 4,53 ha vì chuyển mục đích sử dụng sang các nhóm khác. - Đối với diện tích đất phi nông nghiệp trong giai đoạn điều tra, đáng chú ý nhất là các loại đất: Đất công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là các loại đất chiếm phần lớn cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của địa phương (bảng 2.3)). 39 Giai đoạn 2005 - 2015 ba loại đất chiếm diện tích lớn và có nhiều biến động trong diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Tiên Du là: Đất công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất phát triển cơ sở hạ tầng[2]. Bảng 2.3: Sự biến động sử dụng 3 loại đất phi nông nghiệp có diện tích lớn nhất của huyện Tiên Du giai đoạn 2005-2015 Loại đất Diện tích (ha) So sánh tăng giảm giai đoạn 2005-2015 2005 2015 Diện tích tăng, giảm (ha) Lấy 2005=100% Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 3.818,7 3.883,14 1.552,38 140,6 Đất công nghiệp 425,60 1.117,14 691,54 262,48 Đất cơ sở SX kinh doanh 99,60 399,57 299,97 401,17 Đất phát triển hạ tầng 1.842,1 2.051,28 209,18 111,35 (Nguồn số liệu: Phòng tài nguyên môi trường huyện Tiên Du cung cấp) + Đất công nghiệp: Đất công nghiệp là loại đất có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du, ngay sau khi tái lập huyện năm 1999 huyện đã có chủ trương đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp thật sự phát triển sau năm 2000. Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện đã có 2 cụm công nghiệp, 2 khu công nghiệp tập trung với tổng số 316 doanh nghiệp hoạt động, thu hút 16.144 lao động. Các loại hình hợp tác xã vẫn được duy trì, củng cố, cơ bản các doanh nghiệp giữ ổn định và phát triển giải quyết được nhiều việc làm tại chỗ và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Tính riêng diện tích dành cho công nghiệp năm 2005 diện tích đất dành cho sự phát triển công nghiệp của huyện là 425,60 nghìn ha (chỉ chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện). Đến năm 2015 diện tích đất là 1.117,14 ha tăng so với năm 2005 là 691,54 và chiếm (10,24% diện tích toàn huyện). Nếu xét trong diện tích đất phi nông nghiệp thì tăng từ 10,57% lên 20,92% (tăng 10,35%) 40 0 500 1000 1500 2000 2500 Đất công nghiệp Đất cơ sở sản xuất kinh doanh Đất phát triển hạ tầng Ha Diện tích (ha) Năm 2005 Diện tích (ha) Năm 2015 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động một số loại đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh + Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Diện tích tăng từ 99,60 ha lên 399,57 ha, trong thời gian 2005-2015 diện tích này tăng lên 299,97 ha. Nếu xét riêng trong đất phi nông nghiệp thì đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng từ 2,47% lên 6,53%. Đất này bao gồm các cơ sở kinh doanh tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng như hệ thống cửa hàng siêu thị trên địa bàn toàn huyện. Trong thời gian tới diện tích này có sự mở rộng lấy từ quỹ đất nông nghiệp chuyển sang. + Đất phát triển cơ sở hạ tầng: Đây là đất có diện tích lớn nhất trong diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 38,4% tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015. Đất này đa dạng gồm đất giao thông, đất thủy lợi, đất truyền dẫn năng lượng, đất bưu chính viễn thông, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục và đào tạo, đất cơ sở thể dục - thể thao, đất chợ - Đất ở gồm đất ở nông thôn và đô thị (thị trấn, thị tứ, khu đô thị mới): Ta còn thấy trong giai đoạn 2005-2015 đất ở cả khu vực (nông thôn và đô thị) trong diện tích đất ở đã khai thác và sử dụng của huyện có sự biến động theo chiều hướng tăng dần về diện tích. Tổng diện tích đất ở năm 2005 của huyện là 724,67 ha đến năm 2015 đã tăng lên 806,07 ha tăng 81,4 ha (so với năm 2005 thì năm 2015 tăng 111,23%). Sự tăng lên về diện tích chứng tỏ quá trình đô thị hóa của huyện ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng[2]. 41 Bảng 2.4: Biến động diện tích đất ở của huyện Tiên Du giai đoạn 2005-2015 Loại đất Diện tích (ha) So sánh biến động giai đoạn 2005-2015 2005 2010 2015 (ha) (%) Tổng diện tích 724,67 745,51 806,07 81,4 111,23 Đất ở nông thôn 653,41 673,34 701,31 47,9 107,33 Đất ở đô thị 71,26 72,17 104,76 33,5 147,01 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê phòng thống kê huyện Tiên Du) 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2005 2010 2015 Năm ha Đất ở nông thôn Đất ở đô thị Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích (đất ở nông thôn và đô thị) giai đoạn 2005-2015 huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Sau năm 2000 quá trình đô thị hóa đang đi đúng với quá trình công nghiệp hóa của huyện, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng đã có sự thay đổi khi cơ cấu dân cư của huyện chuyển biến từ lao động nông nghiệp và tiểu thủ công truyền thống sang lao động công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại. Tổng thể diện tích đất ở cả khu vực nông thôn cũng như đất ở khu vực đô thị trong giai đoạn 2005-2015 đều mở rộng (Bảng 2.6, hình 2.6. Sự mở rộng cả hai loại đất này đều chủ yếu từ việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa và cây hoa màu ngắn ngày sang diện tích đất ở. Trong giai đoạn hiện tại và tương lai 42 loại đất này tiếp tục mở rộng thì việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp là không thể tránh khỏi. Tóm lại: Diện tích đất ở trong toàn huyện Tiên Du có xu hướng tăng, đất ở khu vực nông thôn cũng như đất ở khu vực đô thị tăng chủ yếu do chuyển từ đất nông nghiệp sang, ngoài ra còn có sự chuyển đổi một phần từ diện tích đất phi nông nghiệp. Hình 2.5: Bản đồ thể hiện quy mô và cơ cấu các loại đất huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh năm 2015 43 2.2.2.2. Theo không gian lãnh thổ * Nhóm đất nông nghiệp Giai đoạn điều tra sự biến động diện tích đất đai của huyện Tiên Du, tập trung vào hai nhóm đất chính đó là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng diện tích không đáng kể nên ta không nghiên cứu. Trong giai đoạn này ta thấy có một số đơn vị biến động rõ nét, trong khi một số đơn vị tỷ lệ biến động nhỏ [21]. Bảng 2.5: Tổng diện tích, diện tích đất nông nghiệp thực tế của các đơn vị xã, thị trấn huyện Tiên Du 2015 STT Đơn vị hành chính trong toàn huyện Tổng diện tích (ha) Tỷ trọng đất nông nghiệp (%) 1 Thị trấn Lim 44,14 35,39 2 Xã Việt Đoàn 714,68 40,46 3 Xã Tri Phương 590,23 77,18 4 Xã Liên Bão 736,25 72,35 5 Xã Tân Chi 561,67 69,10 6 Xã Phật Tích 742,82 62,41 7 Xã Minh Đạo 485,52 65,83 8 Xã Cảnh Hưng 459,78 69,65 9 Xã Lạc Vệ 740,50 75,25 10 Xã Đại Đồng 160,31 70,90 11 Xã Hiên Vân 623,01 75,76 12 Xã Hoàn Sơn 503,17 65,14 13 Xã Phú Lâm 878,86 51,21 14 Xã Nội Duệ 561,84 61,27 (Xử lý số liệu do phòng thống kê huyện cung cấp) Đất nông nghiệp là loại đất có vai trò quan trọng không những của huyện mà còn của các địa phương. Những đơn vị trong huyện có diện tích tự nhiên lớn như Liên Bão 736,25 ha, xã phú Lâm 878,56 ha, xã Lạc Vệ 740,50 ha Những đơn vị có diện tích nhỏ như: Thị trấn Lim 44,14 ha, xã Cảnh Hưng 459,78 ha, Minh Đạo 485,52 ha 44 Các đơn vị trong huyện cũng có quỹ đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp khác nhau. Một số đơn vị có quỹ đất nông nghiệp lớn như: Liên Bão 472 ha (75,76%), Phú Lâm 463,66 ha (62,41%), Lạc Vệ 455,58 ha (77,18%). Một số xã có quỹ đất nông nghiệp nhỏ như: Thị trấn Lim 15,62 ha (35,39%), Cảnh Hưng 162,16 ha (38,51%), Minh Đạo 232,98 ha (39,37%)Những địa phương hoạt động sản xuất công nghiệp không lớn thì kinh tế chủ yếu là nền kinh tế gắn với sản xuất nông nghiệp. Khi điều tra sự biến động cho thấy tầm quan trọng của việc quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng phù hợp với diện tích đất đai của mỗi địa phương. Đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là đất áp dụng cho sản xuất: Đất trồng lúa, cây lúa là cây trồng chính trên địa bàn toàn huyện trừ một số xã ven đê như Tân Chi, Liên Bão. Ngoài ra đất nông nghiệp còn dùng cho: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, diện tích đất mặt nước cho nuôi trồng thủy sản và một số loại đất nông nghiệp khác[2]. Bảng 2.6: Bảng biến động sử dụng đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 STT Đơn vị hành chính trong toàn huyện Biến động diện tích (ha) Tỷ lệ biến động (%) 2005 2010 2005 2015 2005 2010 2005 2015 1 Thị trấn Lim -5,2 -6,5 -11,70 -14,72 2 Xã Việt Đoàn -70,0 -181,64 -9,79 -25,41 3 Xã Tri Phương -15,0 -28,1 -2,54 -4,76 4 Xã Liên Bão -6,5 -8,6 -0,88 -1,16 5 Xã Tân Chi -2,6 -9,5 -0,46 -1,69 6 Xã Phật Tích -27,8 -45 -3,74 -6,05 7 Xã Minh Đạo -6,5 -9,5 -1,33 -1,95 8 Xã Cảnh Hưng -11,6 -17 -2,52 -3,69 9 Xã Lạc Vệ -15,7 -18 -2,12 -2,43 10 Xã Đại Đồng -3,0 -5,0 -1,87 -3,11 11 Xã Hiên Vân -22 -33,5 -3,53 -5,37 12 Xã Hoàn Sơn -11,6 -15,6 -2,30 -3,10 13 Xã Phú Lâm -80,5 -110 -9,15 -12,51 14 Xã Nội Duệ -77,0 -85 -13,7 -15,12 (Xử lí số liệu theo số liệu thống kê năm 2005,2010,2015) 45 Diện tích đất nông nghiệp các xã thị trấn trong huyện giai đoạn 2005- 2015 có sự biến động giảm, sự biến động giảm này nhường chỗ cho sự tăng lên của loại đất phi nông nghiệp ở các địa phương. Những xã mất đất chủ yếu là những xã ven trục quốc lộ 1,18,38, sự gia tăng mở rộng của các khu công nghiệp đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp của địa phương. Bảng 2.7: Sự biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiên Du giai đoạn 2005-2015 Loại đất Diện tích (ha) So sánh tăng giảm giai đoạn 2005-2015 Năm 2005 Năm 2015 Diện tích tăng, giảm (ha) Lấy 2005=100% Tổng diện tích tự nhiên 10.934,32 10.838,94 -34,83 99,68 Tổng diện tích đất nông nghiệp 6.911,12 5.559,74 - 1.351,38 80,44 Đất trồng lúa 5.103,92 3.764,22 - 1.339,7 73,75 Đất trồng cây hàng năm còn lại 260,70 213,707 - 46,993 81,97 Đất trồng cây lâu năm 351,31 299,870 - 51,44 85,35 Đất nuôi trồng thủy sản 1.189,59 1.267,160 77,57 106,52 Đất nông nghiệp khác 5,60 14,783 9,183 263,98 (Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Tiên Du cung cấp) Giai đoạn 2005-2015 tổng diện tích trong đó có diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện có nhiều biến động, biến động theo chiều giảm dần tỉ trọng. Trong thời gian 10 năm 2005-2015 diện tích đất nông nghiệp giảm 1.351,38 ha, trong đó giảm mạnh nhất là diện tích trồng lúa (giảm 1.339,7ha, năm 2015 chỉ còn bằng 73,75% so với năm 2005) (bảng 2.7). 46 * Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp là loại đất có sự gia tăng sau năm 2000, cơ cấu đất đa dạng, trong cơ cấu đất có một số loại đất chiếm tỷ trọng và sự biến động nhanh như đất công nghiệp. Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện đã có 3 cụm công nghiệp, 5 khu công nghiệp tập trung với tổng số 316 doanh nghiệp hoạt động, thu hút 16.144 lao động. Tính riêng diện tích dành cho công nghiệp năm 2005 diện tích đất dành cho sự phát triển công nghiệp của huyện là 425,60 nghìn ha (chỉ chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện). Đến năm 2015 diện tích đất là 1.117,14 ha tăng so với năm 2005 là 691,54 và chiếm (10,24% diện tích toàn huyện). Nếu xét trong diện tích đất phi nông nghiệp thì tăng từ 10,57% lên 20,92% (tăng 10,35%). Đất phát triển cơ sở hạ tầng đây là đất có diện tích lớn nhất trong diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 38,4% tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015. Ngoài một số loại đất phi nông nghiệp tiêu biểu trên thì trong cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp ta cũng cần quan tâm sự biến động của các loại đất phi nông nghiệp khác như: Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_bien_dong_su_dung_tai_nguyen_dat_theo_mu.pdf
Tài liệu liên quan