Luận văn Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng có sự tham gia của người dân ở Khu Bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn (dự kiến), tỉnh Lào Cai

Sự đấu tranh sinh tồn, thích nghi với các điều kiện sinh cảnh sống của thú là

một quy luật tự nhiên. Sự phân bố các loài thú ở các sinh cảnh sống và các độ cao

khác nhau là sự biểuthị tính thích nghi của các quần thể đối với điều kiện ngoại

cảnh. Biểu hiện quan trọng về mặt sinh học để đánh giá khả năngcung cấp thức ăn,

nơi trú ẩn cũng nhưmức độ an toàn của sinh cảnh đólà sự phân bố, mức độ giàu

nghèo của các loài động vật trong các dạng sinh cảnh. ởKBTTN Hoàng Liên ư Văn

Bàn, cùng với sự đa dạng vềđịa hình, hệ thống sông suối dày đặc đã tạo nên sự đa

dạng về các hệ sinh tháirừng phân bố từ độcao 100 m đến 2.913 m. Các hệ sinh

thái rừng này được đặc trưng bởi cấu trúc tổ thành các loài thực vật, động vật riêng.

Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnhcủa các loài thú sẽ giúp chúng ta biết

được nhu cầu sống của từng loài và từ đó, các nhà bảo tồn có thể áp dụng những giải

pháp phù hợp bảo vệ loài thông qua bảo vệsinh cảnh sống của chúng trong khu bảo

tồn. Chúng tôi chia KBTTN Hoàng Liên ư Văn Bàn thành các sinh cảnh chính sau:

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng có sự tham gia của người dân ở Khu Bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn (dự kiến), tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó những giải pháp bảo tồn hữu hiệu các loài thú có lợi cũng nh− các loài thú có hại vì chúng mang ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học, ý nghĩa sinh thái nh−ng phải hạn chế những mặt có hại của chúng đối với rừng trong phạm vi có thể thực hiện đ−ợc. 4.1.3.2. Giá trị về bảo tồn ngồn gen Các loài thú có giá trị bảo tồn nguồn gen đ−ợc đánh giá trên những cơ sở sau: - Loài có giá trị đã đ−ợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới (IUCN) - Loài có trong phụ lục IB, IIB của Nghị định 48/ 2002/ NĐ-CP - Loài đặc hữu - Loài bản địa Tây Bắc, đặc biệt là Văn Bàn. Kết quả bảng 4-4 cho thấy, Văn Bàn có nhiều loài thú có giá trị bảo tồn nguồn gen quí hiếm (phụ biểu 02), cụ thể: - Trong 49 loài thú có ở Văn Bàn thì có 1 loài có tên trong Sách Đỏ thế giới (IUCN), chiếm 2,0% trong tổng số loài ở Văn Bàn và so với 89 loài thú của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ thế giới (IUCN, 1996) thì Văn Bàn có 1 loài, chiếm 1,12%. - Văn Bàn có 23 loài thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (chiếm 46,9%) tổng số loài thú có ở Văn Bàn và chiếm 28,75% tổng số 80 loài thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Downloadằ 37 Theo Nghị định 48/2002/NĐ-CP của chính phủ [3] thì Văn Bàn có 26 loài (trong đó 14 loài thuộc nhóm IB - nghiêm cấm khai thác và sử dụng và 12 loài thuộc nhóm IIB - hạn chế khai thác và sử dụng) chiếm 53,1% tổng số loài ở Văn Bàn. Những số liệu này đã chứng tỏ Văn Bàn có số l−ợng các loài thú quý hiếm rất cao. Đây là nguồn gen có giá trị bảo tồn, nghiên cứu khoa học không chỉ trong phạm vi Quốc gia mà còn có loài có giá trị bảo tồn Quốc tế (nh− loài Chồn dơi - Cynocephalus variegatus). 4.1.4. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài thú Sự đấu tranh sinh tồn, thích nghi với các điều kiện sinh cảnh sống của thú là một quy luật tự nhiên. Sự phân bố các loài thú ở các sinh cảnh sống và các độ cao khác nhau là sự biểu thị tính thích nghi của các quần thể đối với điều kiện ngoại cảnh. Biểu hiện quan trọng về mặt sinh học để đánh giá khả năng cung cấp thức ăn, nơi trú ẩn cũng nh− mức độ an toàn của sinh cảnh đó là sự phân bố, mức độ giàu nghèo của các loài động vật trong các dạng sinh cảnh. ở KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn, cùng với sự đa dạng về địa hình, hệ thống sông suối dày đặc đã tạo nên sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng phân bố từ độ cao 100 m đến 2.913 m. Các hệ sinh thái rừng này đ−ợc đặc tr−ng bởi cấu trúc tổ thành các loài thực vật, động vật riêng. Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài thú sẽ giúp chúng ta biết đ−ợc nhu cầu sống của từng loài và từ đó, các nhà bảo tồn có thể áp dụng những giải pháp phù hợp bảo vệ loài thông qua bảo vệ sinh cảnh sống của chúng trong khu bảo tồn. Chúng tôi chia KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn thành các sinh cảnh chính sau: - Sinh cảnh rừng kín th−ờng xanh trên núi đất, bao gồm: + Rừng giàu (33) + Rừng trung bình (32) + Rừng nghèo (31). - Sinh cảnh khe suối, thuỷ vực (2) - Sinh cảnh làng bản, n−ơng rẫy (1). Dựa trên sự phân chia các loại sinh cảnh, theo các số liệu điều tra thực địa và thừa kế các tài liệu đã có [8,12,32] chúng tôi tổng hợp đ−ợc sự phân bố của các loài thú theo các dạng sinh cảnh ghi trong bảng 4-5 và phụ biểu 02. Downloadằ 38 Downloadằ 39 Downloadằ 40 Qua kết quả bảng 4-5 cho thấy, trong 49 loài thú đã điều tra đ−ợc ở Văn Bàn có 20 loài phân bố ở sinh cảnh n−ơng rẫy, làng bản (chiếm 40,8% ); 31 loài phân bố ở các khe suối, thuỷ vực (chiếm 63,3%); trạng thái rừng nghèo có 27 loài (55,1%); rừng trung bình, 33 loài (67,3%) và rừng giàu, 22 loài (44,9%). Kết quả này đã phản ánh một điều quan trọng là sự phân bố của các loài thú ở các dạng sinh cảnh khác nhau là không nh− nhau. Đặc tính sinh thái và yếu tố thức ăn của mỗi loài có ảnh h−ởng đến sự phân bố của thú theo các dạng sinh cảnh, điều này đ−ợc thể hiện: - Sinh cảnh n−ơng rẫy, làng bản: dạng sinh cảnh này chủ yếu trồng các loài cây l−ơng thực, thực phẩm. Kết quả điều tra và tính toán cho thấy số l−ợng các loài thú phân bố ở dạng sinh cảnh này rất thấp, chỉ có 20 loài (40,8%), chủ yếu là các loài thú nhỏ thuộc họ Sóc cây, họ Chuột (Bộ Gặm nhấm) và họ Cầy (Bộ Ăn thịt). Điều này cho thấy đây là môi tr−ờng không thuận lợi cho nhiều loài thú sinh sống và định c−, đặc biệt là các loài thú lớn có giá trị về kinh tế vì nơi đây gần các hoạt động sống của con ng−ời. - Sinh cảnh khe suối, thuỷ vực: kết quả điều tra cho thấy số loài thú ghi nhận đ−ợc ở đây t−ơng đối cao, có 31 loài (chiếm 63,3%). Sở dĩ ở sinh cảnh này có nhiều loài thú sinh sống và kiếm ăn là do có sẵn nguồn n−ớc uống, có nhiều nguồn thức ăn ở các khe suối, thuỷ vực (nơi sinh sống của các loài bò sát, cá, côn trùng,...) và cũng ở nơi này có độ ẩm và khí hậu ôn hoà thuận lợi cho nhiều loài thú sinh sống và định c−. Các loài thú kiếm ăn và sinh sống ở dạng sinh cảnh này chủ yếu là các loài thú vãng lai thuộc Bộ Ăn thịt, Bộ Gặm nhấm, Bộ Guốc chẵn. - Sinh cảnh rừng nghèo: dạng sinh cảnh này đ−ợc phân bố ở độ cao thấp từ 400-800 m, địa hình không phức tạp, đã và đang bị con ng−ời tác động mạnh, ch−a đ−ợc phục hồi. Rừng ở đây chủ yếu là cây tái sinh, tre nứa, lau lách, nguồn thức ăn ít, không phong phú. Kết quả điều tra cho thấy có 27 loài thú sinh sống ở đây (chiếm 55,1%), chủ yếu là các loài thú guốc chẵn, gặm nhấm và một số các loài thú vãng lai đến đây kiếm ăn (Lợn rừng, Lửng lợn,..), đã kéo theo các loài thú trong Bộ Ăn thịt đến đây sinh sống và kiếm ăn ở đây nh− Mèo rừng, Báo lửa, các loài thú thuộc họ Cầy. Downloadằ 41 - Sinh cảnh rừng trung bình: rừng ở đây khá tốt, phân bố từ độ cao 800- 1.400 m, có tán gần liên tục, có nhiều cây cho hoa quả và đó là nguồn thức ăn cho các loài thú sống trên cây nh− bọn linh tr−ởng, sóc, gấu, Bộ Guốc chẵn. Kết quả điều tra cho thấy các loài thú sinh sống và định c− ở trạng thái rừng này cao nhất, 33 loài (chiếm 67,3%). Sở dĩ có con số cao nhất này, bởi lẽ ở hệ sinh thái rừng này có điều kiện thuận lợi khá dồi dào về nguồn thức ăn (các loài Trám, Giẻ,... đ−ợc phân bố nhiều ở đây), nơi trú ngụ an toàn cho các loài thú, kể cả các loài thú lớn, đây là yếu tố quan trọng để thu hút nhiều loài thú đến định c− và kiếm ăn. - Sinh cảnh rừng giầu: sinh cảnh rừng này th−ờng rất xa, địa hình hiểm trở và phân bố ở độ cao lớn > 1.400 m. Điều đáng qua tâm là số loài thú điều tra đ−ợc ở sinh cảnh này không nhiều, 22 loài (44,9%) cho dù hầu nh− ch−a có sự tác động của con ng−ời. Các loài định c− ở đây là các loài thú quý hiếm nh− các loài: V−ợn đen tuyền, Chồn dơi, Gấu chó, Gấu ngựa [32],... Điều này là phù hợp với quy luật sinh thái về phân bố của các loài theo độ cao. Khi độ cao tăng thì tính đa dạng loài giảm. Quy luật này có thể giải thích là do càng lên cao, nhiệt độ môi tr−ờng giảm, độ ẩm tăng lên làm ảnh h−ởng đến các quá trình sinh lý nhiều loài thú. Mặt khác, có thể ở đai cao lớn, nguồn thức ăn nghèo do số loài thực vật giảm đối với các loài ăn thực vật và tất nhiên ảnh h−ởng đến sự phong phú của các loài ăn thịt. Trên cơ sở phân tích các số liệu đã nêu trên, chúng ta thấy rằng vấn đề bảo vệ sinh cảnh trong quản lý tài nguyên thú rừng là rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt đối với 23 loài thú quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam có mặt ở Văn Bàn, thì việc điều tra, đánh giá trữ l−ợng, diện tích, cấu trúc các sinh cảnh sống của chúng để làm cơ sở cho việc xây dựng các kế koạch bảo tồn là việc cần làm ngay. 4.1.5. Đa dạng về yếu tố địa lý động vật Việt Nam là một bộ phận của phân miền địa lý động vật Đông D−ơng, có quan hệ địa lý động vật với các vùng lân cận. Theo Đào Văn Tiến (1978 và 1985), khu hệ thú Việt Nam có quan hệ địa lý động vật với 4 nhóm yếu tố sau: - Nhóm yếu tố ấn Độ - Malaysia (gọi tắt là ấn Mã Lai - A) mang tính chất nhiệt đới, gồm ấn Độ, Đông D−ơng, quần đảo Mã Lai. Downloadằ 42 - Nhóm yếu tố ấn Độ - Hymalaya (gọi tắt là Hymalaya - H) mang tính chất ôn đới núi cao, gồm Đông Bắc ấn Độ, Nêpan, Myanma, Tây Bắc Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc). - Nhóm yếu tố Trung Hoa (chủ yếu là Hoa Nam - T) mang tính chất cận nhiệt đới, gồm Đông Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc). - Nhóm yếu tố đặc hữu của Việt Nam (Đ) gồm những loài có nguồn gốc phát sinh bản địa. Dựa vào số liệu điều tra, danh lục thú Văn Bàn và các tài liệu tham khảo [9,22,23], chúng tôi đã lập bảng tổng hợp mối quan hệ địa lý động vật của KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn (bảng 4-6 và phụ biểu 02). Theo kết quả đ−ợc tổng hợp ở bảng 4-6 cho thấy, khu hệ thú Văn Bàn có mối quan hệ với cả 4 nhóm yếu tố động vật. Nổi bật và đặc tr−ng nhất là mối quan hệ với nhóm yếu tố ấn độ - Malaysia với 27 loài (chiếm 55,1%) và đ−ợc tập trung ở các Bộ Ăn thịt, Bộ Gặm nhấm. Tiếp đó là nhóm yếu tố ấn Độ - Hymalaya, 15 loài (chiếm 30,6%); nhóm yếu tố Trung Hoa, 5 loài (chiếm 10,2%) và nhóm yếu tố đặc hữu, 2 loài (chiếm 4,1%). Kết quả tính toán ở trên đã phản ánh một điều là hai nhóm yếu tố ấn Độ - Malaysia và ấn Độ - Himalaya luôn trội ở các vùng điạ lý n−ớc ta. Nhóm yếu tố động vật nhiệt đới ấn Độ - Malaysia nhiều nhất ở Nam Bộ, giảm dần ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và ít nhất ở Đông Bắc. Nhóm yếu tố ấn Độ - Himalaya có nhiều nhất ở Tây Bắc, sau đó đến Đông Bắc và giảm dần ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sở dĩ nhóm ấn Độ - Himalaya trội hơn ở Tây Bắc có thể là do chúng phát tán di c− theo các dãy núi của vùng này nối tiếp với các dãy núi đá vôi của Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông và Phúc Kiến - Trung Quốc. Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đặc điểm của địa hình, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự du nhập của các loài có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới núi cao. Nhóm yếu tố Trung Hoa, do hàng loạt các cánh cung ở vùng Đông Bắc đã có nhiều hạn chế đến sự du nhập của các loài động vật mang tính cận nhiệt đới đến các vùng lãnh thổ n−ớc ta. Yếu tố cận nhiệt đới chỉ cao ở Đông Bắc và giảm dần khi vào Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Downloadằ 43 Bảng 4-6. Đa dạng về yếu tố địa lý của khu hệ thú Văn Bàn STT Bộ, họ Quan hệ địa lý đông vật Tên khoa học Tên phổ thông Tổng loài A H T D I Insectivora Bộ ăn côn trùng 3 3 1 Soricidae Họ Chuột chù 1 1 2 Talpidae Họ Chuột chũi 2 2 II Scandenta Bộ Nhiều răng 1 1 3 Tupaiidae Họ Đồi 1 1 III Dermoptera Bộ Cánh da 1 1 4 Cynocepphalidae Họ Chồn dơi 1 1 IV Primates Bộ Linh tr−ởng 5 1 3 1 5 Loricidae Họ Cu li 1 1 6 Cercopithecidae Họ Khỉ 3 1 2 7 Hylobatidae Họ V−ợn 1 1 V Carnivora Bộ ăn thịt 18 8 9 2 8 Ursidae Họ Gấu 2 1 1 9 Mustenlidae Họ Chồn 5 3 1 1 10 Viverridae Họ Cầy 6 3 3 11 Felidae Họ Mèo 3 1 1 1 12 Canidae Họ Chó 2 2 VI Artiodactyla Bộ Guốc chẵn 4 3 1 1 13 Boidae Họ Sơn d−ơng 1 1 14 Suidae Họ Lợn 1 1 15 Cervidae Họ H−ơu nai 2 1 1 1 VII Pholidota Bộ Tê tê 1 1 16 Manidae Họ Tê tê 1 1 VIII Roden tia Bộ Gặm nhấm 16 11 2 1 2 17 Pteromyidae Họ Sóc bay 4 1 2 1 18 Sciuridae Họ Sóc cây 5 5 19 Rhizomyidae Họ Dúi 1 1 20 Muridae Họ Chuột 4 3 1 21 Hytricidae Họ Nhím 2 1 1 8 bộ, 21 họ 49 27 15 5 2 Σ Tỷlệ (%) 100 55,1 30,6 10,2 4,1 Quan hệ Địa lý động vật: A: ấn Độ - Malaysia; H : ấn Độ - Himalaya; T: Trung Hoa; Đ: Đặc hữu. Downloadằ 44 Nhóm yếu tố đặc hữu rất cao ở Bắc Trung Bộ, ở nơi đây có nhiều yếu tố đặc hữu nhất của Việt Nam. Đặc điểm này có liên quan đến sự hình thành dãy núi Tr−ờng Sơn ở thế kỷ Pleistosen đã dẫn tới những biến đổi về kiểu khí hậu cận nhiệt đới của miền Bắc sang kiểu khí hậu nhiệt đới của miền Nam. Quá trình vận động tạo sơn này đã hình thành nên nhiều ổ sinh thái mới, tạo điều kiện cho phân hoá loài và hình thành loài phụ hoặc loài mới. Nh− vậy, về mặt địa lý động vật học, khu hệ thú Văn Bàn của dải núi Hoàng Liên Sơn thuộc khu hệ thú vùng Tây Bắc và mang những đặc tr−ng của yếu tố động vật nhiệt đới và ôn đới núi cao. Các loài thú điển hình cho động vật ôn đới núi cao ở đây nh− Gấu ngựa (Ursus thibetanus), V−ợn đen tuyền (Nomascus concolor concolor), Cầy vằn bắc (Chrotogale owstoni),... Việc nắm bắt phân vùng địa lý động vật giúp cho những ng−ời làm công tác bảo tồn hiểu rõ hơn những đặc điểm vùng địa lý với những loài thú đặc tr−ng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và xây dựng các kế hoạch bảo tồn đạt hiệu quả cao. 4.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình quản lý, bảo tồn tài nguyên thú rừng tại các xã Nậm Xé, Nậm Xây, D−ơng Quỳ Mức độ ảnh h−ởng của ng−ời dân trong khu vực nghiên cứu đến tài nguyên rừng và thú rừng đ−ợc đánh giá trên cơ sở các số liệu về hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội, công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, từ đó đ−a ra các giải pháp hợp lý nhằm hạn chế sự tác động của con ng−ời đến nguồn tài nguyên thú rừng. 4.2.1. Cộng đồng dân c− địa ph−ơng, các mối quan hệ, tập tục quy −ớc làng bản - Xã Nậm Xé có 3 thôn, 116 hộ, 732 nhân khẩu của 3 dân tộc (Tày, Dao, H’Mông). Phần lớn dân trong xã là ng−ời dân tộc H’Mông với 69 hộ, 462 nhân khẩu, chiếm 63,1%. Dân tộc Tày: 6 hộ, 27 nhân khẩu, chiếm 3,7%. Dân tộc Dao: 41 hộ, 243 nhân khẩu, chiếm 33,2%. Đời sống kinh tế của ng−ời dân ở đây còn nhiều khó khăn, với tập quán sống dựa vào việc phát rừng làm n−ơng rẫy, trồng tỉa và săn bắn tự do. Hiện nay vẫn còn Downloadằ 45 37/116 hộ đói, số hộ thiếu ăn từ 3-4 tháng trong năm (tháng 4,5,6,7) chiếm 83,6%, tỷ lệ tăng dân số 2,7% [29]. Xã cách trung tâm huyện Văn Bàn 50 km, giao thông kém phát triển. Ngoài đ−ờng trục chính đi qua UBND xã là đ−ờng tỉnh lộ thì giao thông nông thôn ở đây chủ yếu là đi bộ và đi ngựa, nên việc giao l−u hàng hoá rất nhiều khó khăn. Trình độ văn hoá của ng−ời dân trong xã rất thấp, hầu nh− mù chữ, phong tục tập quán lạc hậu. Xã có 01 trạm xá, 01 tr−ờng học cấp 1-2 với 5 lớp học. Hệ thống thuỷ lợi đ−ợc ch−ơng trình 135 hỗ trợ để phục vụ sản xuất và sinh hoạt mới đ−ợc triển khai vào tháng 7/2003, cho đến nay vẫn ch−a đ−a vào sử dụng đ−ợc. - Xã Nậm Xây có 7 thôn bản với 275 hộ, 1.152 nhân khẩu của 2 dân tộc Dao và H’Mông. Ng−ời H’Mông chiếm đa số với 154 hộ, 757 nhân khẩu, chiếm 65,7%. Ng−ời Dao gồm 121 hộ , 395 nhân khẩu, chiếm 34,3%. Thu nhập kinh tế của ng−ời dân ở đây chủ yếu từ sản xuất nông nghiêp, do canh tác 1 vụ nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngoài sản xuất nông nghiệp, ng−ời dân trong xã phải vào rừng khai thác lâm sản và săn bắn động vật rừng để tăng thêm thu nhập cho gia đình trong những tháng thiếu đói. Số liệu điều tra của chúng tôi cho thấy tỷ lệ dân trong xã thiếu ăn từ 2-3 tháng (tháng 5,6,7) chiếm 80%, số hộ thiếu đói là 75/275 hộ [30]. UBND xã cách trung tâm huyện Văn Bàn 30 km, giao thông đi lại khó khăn, chỉ có đ−ờng ô tô vào trung tâm xã, có 5/7 thôn phải đi bộ và đi ngựa. Hiện xã có 01 trạm y tế, 01 tr−ờng học cấp 1-2 với 12 lớp học. Tỷ lệ mù chữ của ng−ời dân trong xã là 34%, tăng dân số là 1.9% [30]. Do trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, diện tích canh tác lúa n−ớc ít nên vẫn còn một số hộ chặt phá rừng làm n−ơng rẫy. - Xã D−ơng Quỳ có 14 thôn bản, 816 hộ, 4.436 nhân khẩu của 05 dân tộc: Kinh, Tày, Thái, Dao, Saphó. Dân tộc Tày đông nhất với 582 hộ, 3.163 nhân khẩu, chiếm 71,3%. Dân tộc Thái gồm 86 hộ, 509 nhân khẩu, chiếm 11,5%. Dân tộc Dao gồm 59 hộ, 380 nhân khẩu, chiếm 8,6%. Dân tộc Saphó gồm 27 hộ, 154 nhân khẩu, chiếm 2,9%. Downloadằ 46 Còn lại là dân tộc Kinh (5,7%) từ các nơi khác di c− đến đây để sinh sống. Trong 03 xã mà chúng tôi tiến hành điều tra thì cơ sở hạ tầng, đời sống của ng−ời dân ở xã D−ơng Quỳ cao hơn so với 02 xã Nậm Xé, Nậm Xây. Xã D−ơng Quỳ cách trung tâm huyện 15 km, đ−ờng ô tô đến đ−ợc UBND xã và 3/14 thôn bản. Xã có 01 trạm y tế, 01 điểm b−u điện, 01 tr−ờng học cấp 1-2 với 23 lớp học và có 01 chợ gần trung tâm xã phục vụ giao l−u buôn bán hàng hoá. Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy, ng−ời Kinh, Tày có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa n−ớc (02 vụ), trồng trọt và chăn nuôi nên cuộc sống của họ ít phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Tuy nhiên, nhờ sự khôn khéo của họ mà nhóm ng−ời này đã và đang tham gia nhiều vào các hoạt động mua bán lâm sản nh− động vật rừng, gỗ và các lâm sản khác. Các hoạt động này trực tiếp hoặc gián tiếp đã gây ảnh h−ởng không nhỏ đến công tác bảo tồn. Những hộ gia đình dân tộc Sa phó, Dao sinh sống gần rừng do đời sống gặp nhiều khó khăn nên sự phụ thuộc của họ vào tài nguyên rừng là điều không tránh khỏi. Xã hiện vẫn còn 150/816 hộ đói, số hộ thiếu ăn từ 1-2 tháng (tháng 6,7) trong năm là 70,3% [31]. Đây cũng là sức ép lớn đến tài nguyên rừng và thú rừng. 4.2.2. Thu nhập kinh tế từ sản xuất nông nghiệp và nghề phụ Kết quả thống kê tình hình đói nghèo của huyện Văn Bàn các cấp huyện, xã và hộ gia đình, theo chuẩn mực Quốc gia (Bộ lao động - Th−ơng binh và Xã hội) định nghĩa nghèo đói ở các cấp1 [26] thì số hộ đ−ợc bình xét theo tiêu chí phân loại của các thôn trên địa bàn 03 xã nghiên cứu nh− sau: - Hộ giàu có thu nhập trên 150.000 đ/khẩu/năm - Hộ khá có thu nhập từ 120.000 đến < 150.000 đ/khẩu/năm - Hộ trung bình có thu nhập từ 80.000 đến < 120.000 đ/khẩu/năm - Hộ nghèo có thu nhập từ 60.000 đến < 80.000 đ/khẩu/năm - Hộ đói có thu nhập d−ới 60.000 đ/khẩu/năm. - Xã Nậm Xé, hộ khá có 02 hộ, 11 nhân khẩu; hộ trung bình có 17 hộ, 79 nhân khẩu; hộ nghèo có 60 hộ, 402 nhân khẩu; hộ đói có 37 hộ, 240 nhân khẩu. - Xã Nậm Xây, hộ khá có 9 hộ, 43 nhân khẩu; hộ trung bình có 46 hộ, 207 nhân khẩu; hộ nghèo có 145 hộ, 490 nhân khẩu; hộ đói có 75 hộ, 412 nhân khẩu. Downloadằ 47 - Xã D−ơng Quỳ, hộ khá có 45 hộ, 183 nhân khẩu; hộ trung bình có 197 hộ, 887 nhân khẩu; hộ nghèo có 424 hộ, 2.393 nhân khẩu; hộ đói có 150 hộ, 973 nhân khẩu. Tình hình đói nghèo của khu vực 03 xã nghiên cứu đ−ợc tổng hợp ở bảng 4-7. Bảng 4-7. Tình hình đói nghèo của khu vực 03 xã nghiên cứu Tên xã Nậm Xé Nậm Xây D−ơng Quỳ Loại hộ Chung 3 xã Tỷ lệ ( %) Số hộ Tỷ lệ( %) Số hộ Tỷ lệ( %) Số hộ Tỷ lệ(%) Tổng số 1.207 100 116 100 275 100 816 100 Hộ khá 56 4,6 2 1,7 9 3,3 45 5,5 Hộ TB 260 21,6 17 14,7 46 16,7 197 24,1 Hộ nghèo 629 52,1 60 51,7 145 52,7 424 52,0 Hộ đói 262 21,7 37 31,9 75 27,3 150 18,4 Số liệu tổng hợp ở bảng 4-7 cho ta thấy, tỷ lệ số hộ đói nghèo của 03 xã nghiên cứu là rất cao, từ 70,3% đến 83,6%. Đói nghèo là nguyên nhân chính dẫn đến việc ng−ời dân vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng đảm bảo cuộc sống cho gia đình vào những tháng thiếu đói. Để thấy rõ hơn về mức độ tác động của từng nhóm hộ ng−ời dân đến tài nguyên rừng, thú rừng, chúng tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ đại diện cho 03 xã nghiên cứu (03 thôn/xã). Mỗi nhóm hộ điều tra cho 12 gia đình. Kết quả điều tra và tính toán đ−ợc tổng hợp ở bảng 4-8. Kết quả bảng 4-8 cho ta thấy, cơ cấu thu nhập kinh tế của các nhóm hộ trên địa bàn 03 xã là khác nhau, cụ thể: Đối với các nhóm hộ có kinh tế loại khá và trung bình, thu nhập chủ yếu của họ là từ sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) trong tổng thu nhập, chiếm 86,7% đối với hộ kinh tế khá, 85,33% đối với hộ kinh tế trung bình; nghề rừng, chiếm 4,32% đối với hộ kinh tế khá, 9,26% đối với hộ kinh tế trung bình (chủ yếu thu nhập từ việc nhận trồng rừng và KNBVR); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chiếm 8,97% đối với hộ kinh tế khá, 5,41% đối với hộ kinh tế trung bình. Downloadằ 48 Downloadằ 49 Mặt khác, các hộ có kinh tế loại khá và trung bình, đều là những hộ có nhiều đất nông nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa n−ớc và chăn nuôi, có vốn để đầu t− phát triển chăn nuôi và phát triển CN - TTCN (xay sát, diệt vải, sản xuất vật liệu xây dựng). Một thực tế nữa ở địa ph−ơng là chính các hộ có kinh tế thuộc loại khá và trung bình, họ có uy tín và khả năng làm việc tốt hơn theo các yêu cầu của công việc trong khi thực hiện các dự án ở đây. Do vậy, họ có nhiều cơ hội để nhận thêm việc làm và từ đó đã đem lại thu nhập cho gia đình. Đây là những yếu tố đã đem lại thu nhập kinh tế cho 2 nhóm hộ này t−ơng đối ổn định và đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Nên sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng là rất ít, họ chỉ sử dụng gỗ để làm nhà và củi đun nấu. - Đối với những hộ có kinh tế nghèo và đói thì thu nhập từ rừng chiếm tỷ lệ t−ơng đối cao, 11,17% đối với nhóm hộ nghèo, 17,58% đối với hộ nhóm hộ đói. Trong khi đó thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của nhóm nghèo chiếm 86,11% và nhóm hộ đói là 78,3%; về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, do vậy thu nhập từ nghề này cũng rất ít, chỉ 2,71% ở nhóm hộ nghèo và 4,12% ở nhóm hộ đói. Quá trình điều tra phỏng vấn cho thấy, các hộ thuộc diện đói nghèo th−ờng là những hộ thiếu đất sản xuất, ch−a có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Vốn đầu t− để phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không có. Do vậy, bình quân trong năm các hộ thuộc diện đói nghèo thiếu ăn từ 3-4 tháng. Để chống đói, họ phải vào rừng khai thác lâm sản và săn bắn động vật để bán lấy tiền mua l−ơng thực và thực phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Để đánh giá mức độ tác động của từng nhóm hộ đến tài nguyên rừng, chúng tôi tiến hành minh hoạ tỷ lệ cơ cấu thu nhập từ việc khai thác các sản phẩm rừng trong tổng thu nhập của các nhóm hộ qua hình 4.1. Biểu đồ hình 4.1 cho thấy, tỷ trọng thu nhập kinh tế từ việc khai thác các sản phẩm của rừng trong tổng thu nhập của các nhóm hộ rất khác nhau. Nhóm hộ nghèo và đói có tỷ trọng thu nhập kinh tế từ việc khai thác các sản phẩm rừng lớn hơn nhiều so với các hộ trung bình và khá. Điều này đồng nghĩa với sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của những hộ nghèo đói cao hơn so với những hộ trung bình, khá. Downloadằ 50 Hình 4.1. Biểu đồ biểu thị tỷ trọng thu nhập từ khai thác các sản phẩm rừng trong tổng thu nhập kinh tế của các nhóm hộ trên địa bàn 3 xã nghiên cứu. Việc đánh giá thu nhập kinh tế cho từng nhóm hộ là cơ sở quan trọng để từ đó nắm bắt đ−ợc mức độ tác động của từng nhóm hộ đến tài nguyên rừng và giúp chúng ta đề xuất những giải pháp hỗ trợ ng−ời dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống góp phần giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng. 4.2.3. ảnh h−ởng hoạt động của con ng−ời đến tài nguyên thú rừng ở BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn Tài nguyên rừng nói chung và thú rừng nói riêng của KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn khá phong phú và đa dạng, song hiện nay nó đang bị con ng−ời khai thác mạnh mẽ ở nhiều nơi và d−ới nhiều hình thức. Nhiều loài thú quý hiếm đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là nạn săn bắn và phá hoại nơi sống. Mức độ ảnh h−ởng đến tài nguyên rừng phụ thuộc vào cách nhìn nhận và ứng xử của con ng−ời với nguồn tài nguyên này. 4.2.3.1. ảnh h−ởng trực tiếp của con ng−ời Hoạt động có ảnh h−ởng lớn nhất đến số l−ợng quần thể các loài thú rừng là nạn săn bắn, bẫy bắt. Có thể nói, chính từ nguồn lợi lớn thu từ buôn bán hàng t−ơi Thu nhập từ khai thác các sản 0 50 100 150 200 250 300 350 T hu n hậ p Tổng hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Hộ đói Nhóm hộ phẩm của rừng (1000 đồng) Tổng thu nhập (1000 đồng) 100% 100% 100% 100% 100% 4,87% 0.76% 4.86% 6.94% 13.34% Downloadằ 51 sống (địa ph−ơng gọi là hàng con) đã lôi kéo nhiều ng−ời dân tham gia vào việc săn bắn, bẫy bắt và mua bán động vật rừng quý hiếm. Theo số liệu tổng kết của Cục kiểm lâm trong 03 năm thực hiện chỉ thị 287/TTG của Thủ t−ớng Chính phủ về "Tổ chức kiểm tra truy quét những cá nhân, tổ chức phá hoại rừng" thì trong cả n−ớc đã phát hiện và xử lý 125.880 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, khởi tố 915 vụ, xử lý tịch thu 2.711 kg và 28.570 con động vật hoang dã, trong đó có nhiều loại quý hiếm nh− Hổ (kể cả sản phẩm của nó), Báo hoa mai, Báo gấm, Gấu ngựa, Gấu chó,..... ở huyện Văn Bàn, theo số liệu điều tra và báo cáo của Hạt kiểm lâm Văn Bàn [2] cho thấy vẫn còn tình trạng ng−ời dân lén lút vào rừng săn bắt động vật hoang dã. Ph−ơng tiện săn bắt gồm các loài súng tự chế (súng Kíp), các loại súng Trận và nhiều loại cạm bẫy. Các cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn cho biết từ năm 1996 trở về tr−ớc, mỗi năm có ít nhất 03 con Gấu ngựa (ursus thibetanus) bị ng−ời dân địa ph−ơng bắt và đem bán. Một số thông tin khác từ ng−ời dân địa ph−ơng (Ông Lý A Páo, Sùng Seo Chúng - Xã Nậm Xé) cho biết, do hoạt động săn bắn những năm tr−ớc quá lớn nên hiện nay một số động vật quý hiếm đã biến mất không thấy xuất hiện nh− Chó Sói, Nai, Báo gấm,.... Săn bắn, bẫy bắt thú rừng là mối đe doạ lớn nhất đối với hệ động vật của Văn Bàn. Tình trạng đi săn tr−ớc năm 1996 (tr−ớc khi có Nghị định 286/NĐ-CP của chính phủ về việc đóng cửa rừng) diễn ra mạnh mẽ. Hiện tại, ng−ời dân địa ph−ơng vẫn giữ tập quán đi săn truyền thống của mình, đặc biệt là ng−ời dân tộc H’Mông, Dao, Saphó. Thợ săn đã bắn, bẫy bắt tất cả các loài thú có trong rừng để làm thực phẩm, nếu là thú quý hiếm sẽ đ−ợc đem bán. Do một số loài thú có giá trị th−ơng mại cao nên ng−ời d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa8.PDF