MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu. 2
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được. 2
6. Kết cấu luận văn. 3
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỂ HOÀN THÀNH MỘT DA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 4
1. Các loại công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 4
2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 4
3. Khái niệm về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 5
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 6
5. Các chỉ tiêu đánh giá, nhận xét trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HOÀN THÀNH MỘT DA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 9
2.1. Hiện trạng về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 9
2.1.1. Tổng quan về trình tự thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 9
2.1.2. Trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước. 11
2.2. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện hành. 101
2.2.1. Bước 1: Xin chủ trương đầu tư, lập hồ sơ xin kế hoạch vốn cho dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 104
2.2.2. Bước 2. Chuẩn bị dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 105
2.2.3. Bước 3, 4. Tổ chức việc lập dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT), báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 108
2.2.4. Bước 6. Thiết kế, thẩm định phê duyệt thiết kế, xin cấp phép xây dựng – Giai đoạn thực hiện đầu tư. 110
2.2.5. Bước 7: Cắm mốc tạm thời, Tổ chức lập và thực hiện phương án GPMB, Cắm mốc giới chính thức – Giai đoạn thực hiện đầu tư 113
2.2.6. Bước 8. Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bàn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Giai đoạn thực hiện đầu tư 115
2.2.7. Bước 8,9,10: Cắm mốc tạm thời, Lập phương án GPMB và thực hiện, Cắm mốc giới chính thức. 111
2.2.7. Bước 9, 10, 11. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, TVGS , Tổ chức triển khai thi công xây dựng công trình; Nghiệm thu thanh toán, bàn giao công trình – Giai đoạn thực hiện đầu tư và Bước 12 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình – Giai đoạn kết thúc xây dựng. 117
2.3. Đánh giá về mặt thời gian thực hiện theo trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các quy định hiện 122
2.4. Đánh giá những nguyên nhân yếu kém trong các bước thực hiện trong trình tự quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 123
2.4.1. Nguyên nhân về hệ thống pháp luật 123
2.4.2. Nguyên nhân về năng lực, trình độ chuyên môn 123
2.4.3. Kỹ thuật và công cụ quản lý lạc hậu 124
2.4.4. Không thực hiện đúng trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình. 125
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HOÀN THÀNH MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 127
3.1 Mục đích của các giải pháp đưa ra 127
3.2 Một số giải pháp về cơ chế quản lý Nhà nước. 127
3.2.1. Cải tiến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. 127
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 129
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về nội dung trình tự thủ tục hoàn thành một DAĐTXDCT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 131
3.2.4. Các biện pháp đảm bảo thúc đẩy và dăn đe việc tôn trọng pháp luật của các chủ thể trong xã hội.
3.4. Một giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án. 137
3.5. Một số giải pháp về con người, các tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng. 137
3.6. Các giải pháp về kỹ thuật và công cụ quản lý 141
Kết luận 144
Tài liệu tham khảo 148
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự án và hồ sơ thiết kế cơ sở, còn đối với báo cáo KTKT thì thẩm tra thuyết minh báo cáo và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;
Sản phẩm
Báo cáo kết quả thẩm tra báo cáo dự án (báo cáo KTKT) của cơ quan có đủ năng lực theo quy định của pháp luật.
4.2. Công tác thẩm định phê duyệt dự án.
4.2.1. Công tác thẩm định phê duyệt dự án quan trong quốc gia.
Chủ đầu tư cung cấp báo cáo dự án đầu tư bao gồm phần thuyết minh dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở dự án cho hội đồng thẩm định Nhà nước;
Chính phủ thành lập hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư:
Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu);
Dự án báo gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
Các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia
Thủ tướng Chính phủ là người quyết định đầu tư các dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc đủ hồ sơ dự án phải có báo cáo thẩm định.
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án theo nghị quyết của Quốc hội.
4.2.2. Công tác thẩm định phê duyệt dự án nhóm A.
Chủ đầu tư cung cấp báo cáo dự án đầu tư cho các cơ quan sau:
Phần thuyết minh cung cấp cho Bộ chủ quản quản lý xây dựng dự án;
Phần thiết kế cơ sở cung cấp cho các cơ quan quy định dưới đây.
Chính phủ quy định thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở như sau:
Bộ công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều;
Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Bộ Công nghiệp thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng thì Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở;
Đối với dự án bao gồm nhiều công trình khác nhau thì Bộ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án. Bộ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ ngành quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên luan để thẩm định thiết kế cơ sở.
Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu);
Dự án báo gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
Các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc đủ hồ sơ dự án phải có báo cáo thẩm định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư đối với các dự án A, B, C.
4.2.3. Công tác thẩm định phê duyệt dự án nhóm B,C.
Chủ đầu tư cung cấp báo cáo dự án đầu tư cho các cơ quan sau:
Phần thuyết minh cung cấp cho Sở chủ quản quản lý xây dựng dự án, UBND Quận, Huyện, Xã, Phương, Tổng Công ty, Công ty theo trách nhiệm phân cấp;
Phần thiết kế cơ sở cung cấp cho các cơ quan quy định dưới đây.
Chính phủ quy định thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở như sau:
Sở công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dnựg công trình thuỷ lợi, đê điều;
Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Bộ Công nghiệp thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
Riêng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì Sở xây dựng hoặc sở Giao thông công chính hoặc Sở giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục đích của dự án. Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan để thẩm định thiết kế cơ sở.
Đối với dự án nhóm B, C do Bộ công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ xây dựng, các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước đầu tư thuộc chuyên ngành do mình quản lý thì các Bộ, doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở sau khi có ý kiến của địa phương về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.
Đối với dự án Nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến qua nhiều địa phương thì Bộ được quy định như trên tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở và có trách nhiệm lấy ý kiến của địa phương nơi công trình xây dựng về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.
Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu);
Dự án báo gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
Các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định đối với dự án nhóm B:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc đủ hồ sơ dự án phải có báo cáo thẩm định.
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định đối với dự án nhóm C:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc đủ hồ sơ dự án phải có báo cáo thẩm định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư đối với các dự án A, B, C.
Trình tự thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở
Thủ tục thẩm định dự án đtxd công trình
Bước 5. Lựa chọn nhà thầu tư vấn:
5.1 Lựa chọn nhà thầu tư vấn.
Việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành được thực ở tất cả các bước có yêu cầu cần phải thuê một đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện công việc, trước khi tiến hành ký hợp đồng kinh tế Chủ đầu tư phải làm công việc tổ chức lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để triển khai. Trong bước này Chủ đầu tư phải thực hiện các công việc như lựa chọn nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu các công việc tư vấn lập dự án, lập báo cáo KTKT, Thiết kế, thẩm tra .v..v..;
Sau đây tác giả xin trình bày tổng quát về quá trình lựa chọn nhà thầu:
5.1.1. Nguyên tắc thực hiện
Đối với các gói thầu tư vấn có giá trị ≤ 500 triệu đồng thì áp dụng hình thức chỉ định thầu;
Đối với các gói thầu tư vấn có giá trị > 500 triệu đồng thì áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (trừ một số trường hợp đặc biệt có thể đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu quy định cụ thể cho từng gói thầu).
Đối với một số trường hợp chỉ định thầu hoặc đầu thầu hạn chế khác được quy định trong luật đầu thầu và nghị định số 58/2008/NĐ-CP;
Đối với dạng hợp đồng tổng thầu tư vấn hoặc tổng thầu EPC thì áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.
5.1.2. Đối với trường hợp chỉ định thầu
Kế hoạch đấu thầu
Lập hồ sơ yêu cầu (bao gồm lập và thẩm định hồ sơ yêu cầu);
Gửi thư mời thầu;
Phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu;
Tổ chức nhận hồ sơ đề xuất và mở thầu công khai;
Phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thương thảo hợp đồng, ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
5.1.3. Đối với trường hợp đầu thầu rộng rãi;
Lập hồ sơ sơ tuyển (nếu có theo quy định của pháp luật)
Kế hoạch đấu thầu;
Lập hồ sơ sơ tuyển;
Thông báo mời sơ tuyển;
Đăng ký trên tờ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trang trang thông tin điện tử về đấu thầu, đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải trên một tờ báo tiếng anh được phát hành rộng rãi trong nước;
Phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu;
Hồ sơ sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho nhà thầu sau 10 ngày kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời thầu sơ tuyển và kéo dài đến hết thời hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển, thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Tổ chức nhận hồ sơ đề xuất và mở thầu công khai;
Phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất thể hiện danh sách các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thông báo kết quả sơ tuyển nhà thầu cho tất cả các nhà thầu.
Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước, bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt.
Tổ chức đấu thầu.
Lập hồ sơ mời thầu (bao gồm cả lập và thẩm định hồ sơ);
Tổ chức mời thầu:
Thông báo mời thầu: áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển
Chủ đầu tư thông báo mời thầu bằng việc đăng ký trên tờ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trang trang thông tin điện tử về đấu thầu, đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải trên một tờ báo tiếng anh được phát hành rộng rãi trong nước;
Gửi thư mời thầu: áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và các gói thầu đã qua sơ tuyển.
Phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà thầu;
Hồ sơ sơ mời thầu được bán cho nhà thầu sau 10 ngày kể từ khi thông báo mời thầu, thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Tổ chức nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu công khai;
Thời gian hồ sơ dự thầu có hiệu lực tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;
Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu;
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thông báo kết quả đấu thầu cho tất cả các nhà thầu.
Thời gian thẩm đinh tối đa là 20 ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối đa là ba mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Sơ đồ trình tự lựa chọn nhà thầu tư vấn
Bước 6. Thiết kế, thẩm tra, thẩm định phê duyệt thiết kế và xin giấy phép xây dựng:
6.1. Thiết kế san nền + hạ tầng(nếu có).
(Bước này chỉ tách riêng thành một bước đối với công trình có quy mô thiết kế san nền + hệ thống hạ tầng lớn và bắt buộc phảỉ thực hiện trước khi tiến hành thiết kế các công trình trên nền đất đó, nếu không bước này được ghép vào việc thiết kế các công trình của dự án)
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, san nền, thiết kế sơ bộ).
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng.
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc thiết kế.
Sản phẩm
Bộ hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng (hè, cấp thoát nước, điện).
6.2. Thẩm tra thiết kế san nền + Hạ tầng.
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, sau nền, thiết kế sơ bộ).
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng.
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc thẩm tra.
Bộ hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng.
Sản phẩm
Báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng (hè, cấp thoát nước, điện, PCCC..v.v..)
Sơ đồ trình tự thiết kế, thẩm tra san nền + ht
6.3. Khoan khảo sát địa chất, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công:
6.3.1. Khoan khảo sát địa chất.
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, sau nền, thiết kế sơ bộ).
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng.
Bộ hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng (nếu có).
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc khoan khảo sát.
Sản phẩm
Bộ hồ sơ tài liệu khoan khảo sát địa chất.
6.3.2. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại nghị định quản lý chất lượng công trình. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thể hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 điều 12 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP;
Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại mục thiết kế một bước và ba bước;
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, sau nền, thiết kế sơ bộ);
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng;
Dự án đầu tư xây dựng được duyệt;
Bộ hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng (nếu có);
Hồ sơ khảo sát địa chất công trình;
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc thiết kế;
Sản phẩm
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (07 bộ).
6.3.3. Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, sau nền, thiết kế sơ bộ);
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng;
Dự án đầu tư xây dựng được duyệt;
Bộ hồ sơ thiết kế sau nền + hạ tầng (nếu có);
Hồ sơ khảo sát địa chất công trình;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán;
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc thẩm tra thiết kế;
Sản phẩm
Báo cáo kế quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (07 bộ).
Trình tự lập hồ sơ thiết kế
6.4. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công – dự toán:
Thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình do Chủ đầu tư, hồ sơ xin thẩm định bao gồm:
Yêu cầu về hồ sơ xin thẩm định
Tờ trình.
Bản sao quyết định phê duyệt dự án;
Tài liệu khảo sát địa chất;
Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng đã được duyệt;
Hồ sơ thiết kế cơ sở;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán;
Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công – dự toán;
Sản phẩm
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế BV thi công - dự toán đã được thẩm định.
Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán.
Trình tự thẩm định thiết kế kt, thiết kế
Bvtc và dự toán xây dựng công trình
6.5. Xin cấp giấy phép xây dựng:
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
UBND cấp tỉnh, thành phố uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý. Đối với các công trình đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử, công trình văn hoá, công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị do Uỷ ban nhân dân tỉnh đó quy định;
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Quận cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại trong địa giới hành chính của mình quản lý trừ các công trình quy định ở trên.
thủ tục cấp giấy phép xây dựng
Các công trình dưới đây không phải xin giấy phép xây dựng
Công trình bí mật Nhà nước: Là công trình xây dựng thuộc danh mục bí mật Nhà nước được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về bí mật Nhà nước;
Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp: Là công trình phải được xây dựng và hoàn thành kịp thời, đáp ứng yêu cầu của lệnh khẩn cấp do người có thẩm quyền ban hành theo pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình huống khẩn cấp và pháp luật khác có liên quan đến yêu cầu khẩn cấp;
Công trình xây dựng tạm, phục vụ trong thời gian thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt;
Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật;
Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị trong nhà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
Công trình hạ tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không nằm trong các khu vực bảo tồn sản văn hoá, di tích lịch sử, văn hoá;
6.5.1. Đối với dự án phải xin giấy phép xây dựng:
Yêu cầu
Giấy giới thiệu.
Hồ sơ theo mẫu bao gồm:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);
Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định (2bộ);
Đối với công trình nhà ở, công trình dân dụng, công cộng, công trình công nghiệp bản vẽ thiết kế bao gồm:
Tổng mặt bằng công trình trên lô đất (tỷ lệ 1/500-1/200) kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình (tỷ lệ 1/100-1/200);
Mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200), mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50) kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện (tỷ lệ 1/100-1/200);
Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật như: đường xá, đường dây tải diệnm các tuyến cấp thoát nước, dầu khí …. bản vẽ thiết kế bao gồm:
Sơ đồ vị trí tuyết công trình,;
Mặt bằng tổng thể công trình (tỷ lệ 1/500-1/5000);
Các mặt cắt ngang chủ yếu (tỷ lệ 1/20-1/50).
Đối với công trình tôn giáo, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, tượng đài, tranh hoành tráng bản vẽ thiết kế bao gồm:
Sơ đồ vị trí tuyết công trình;
Mặt bằng tổng thể công trình (tỷ lệ 1/500-1/5000);
Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình (tỷ lệ 1/50-1/100);
Mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200) và mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50);
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định;
Chủ đầu tư có thể xin phép xây dựng cho một công trình, một lần cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án;
Hồ sơ thiết kế cơ sở được thẩm định và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (đối với trường hợp cơ quan cấp giấy phép xây dựng đồng thời là cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở của công trình đó thì chủ đầu tư chỉ phải gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở).
Các văn bản liên quan bao gồm:
Quyết định cấp đất của UBND Tỉnh, Thành phố.
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
Giấy phép đăng ký kinh doanh của Chủ đầu tư.
Giấy phép hành nghề của đơn vị thẩm định.
Ngoài thành phần hồ sơ như trên, chủ đầu tư cần bổ sung thêm giấy tờ đối với loại công trình sau:
Trong trường hợp công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình (công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) phải có hồ sơ khảo sát hiện trạng (bao gồm ảnh chụp hiện trạng, các bản vẽ hiện trạng kiến trúc, kết cấu công trình) kết quả thẩm tra thiết kế sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện (theo quy định của pháp luật).
Đối với công trình xây chen: Phải có mặt bằng, mặt cắt hiện trạng công trình (tỷ lệ 1/100 -1/200) với các công trình liền kề và giải pháp gia cố, chống đỡ công trình cũ và xây dựng công trình mới nhằm đảm bảo an toàn cho công trình liền kề do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư phải cam kết chịu trách nhiệm đối với việc hư hỏng được xác định do thi công công trình mới gây ra;
Các văn bản chấp thuận, thoả thuận theo quy định của pháp luật liên quan (nếu chủ đầu tư đã có) của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với việc xây dựng công trình tôn giáo, công trình nhà ở trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ, công trình di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, hoặc công trình nhà ỏ trong khu vực bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành, công trình có nguy cơ cháy nổ, công trình có tác động đến vệ sinh môi trường;
Đối với nhà thuê: Phải có hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật và văn bản chấp thuận, uỷ quyền của chủ sở hữu nhà cho người thuê việc xin phép xây dựng và đầu tư xây dựng công trình;
Đối với trường hợp xây dựng trên đất của người sử dụng đất đã được Nhà nước giao quyền sử dụng: Phải có hợp đồng thuê đất theo quy định của Pháp luật.
Thời gian thẩm tra hồ sơ xin cấp phép: Giấy phép xây dựng được cấp trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trong trường hợp cần tìm hiểu thông tin liên quan đến cơ quan khác để phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm gửi công văn và hồ sơ có liên quan đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn của cơ quan cấp phép xây dựng xin ý kiến, thông tin liên quan phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời văn bản cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Quá thời hạn nói trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.
Trước khi được cấp giấy phép chủ đầu tư phải nộp lệ phí xây dựng theo quy định của Bộ tài chính và UBND tỉnh, thành phố;
Sản phẩm
01 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được cấp phép.
Giấy phép xây dựng.
6.5.2. Đối với dự án được miễn xin giấy phép xây dựng:
Trước khi khởi công, gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt tới Sở Xây dựng để theo dõi thi công và lưu trữ.
Thông báo cho UBND Phường sở tại ngày khởi công.
Bước 7. Cắm mốc tạm thời, giải phóng mặt bằng, căm mốc chính thức:
7.1 Cắm mốc tạm thời
Yêu cầu
Thành phần tham gia gồm:
Công ty Địa chính nhà đất.
Chủ đầu tư.
Thành phần chứng kiến gồm:
Sở Tài nguyên - môi trường.
Phòng quản lý đô thị - Địa chính nhà đất Quận – Huyện.
UBND Phường sở tại.
Sản phẩm
Mốc giới tạm thời cắm tại khu đất.
Trích lục bản đồ.
Biên bản giao nhận có sự chứng kiến của các đại diện như đã nêu trên.
7.2. Lập phương án GPMB và thực hiện:
Yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
Việc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình phải được lập thành phương án giải phóng mặt b