MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .3
1.1. Một số phương pháp quản lý được áp dụng trong quản lý VQG trên thế
giới và Việt Nam. .3
1.1.1Phương pháp quản lý dựa trên các chức năng và nhiệm vụ của
VQG. .3
1.1.2 Quản lý vườn quốc gia dựa trên chức năng, nhiệm vụ của bộ máy
quản lý ở các cấp từ trung ương đến địa phương.7
1.2 Cơ sở khoa học của áp dụng các nguyên lý hệ sinh thái trong công tác
quản lý VQG và khu bảo tồn. .8
1.2.1 Giới thiệu phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản
lý vườn quốc gia.8
1.2.2 Các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái .12
1.2.3 Các bước thực hiện khi áp dụng các nguyên lý của phương pháp
tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý hệ sinh thái. .17
1.3 Tổng quan các bài học kinh nghiệm áp dụng nguyên lý hệ sinh thái trong
quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn trên thế giới và Việt Nam. .20
1.3.1 Các bài học kinh nghiệm trên thế giới về việc áp dụng các nguyên
lý hệ sinh thái trong việc quản lý các hệ sinh thái.20
1.3.2 Những nghiên cứu về áp dụng các nguyên lý của phương pháp
tiếp cận hệ sinh thái trong việc quản lý hệ sinh thái ở Việt Nam .26
1.4 Tổng quan về vườn quốc gia Cát Bà và khu vực vùng đệm.29
1.4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại VQG Cát Bà.29
Chương 2: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .37
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .37
109 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý vườn quốc gia Cát bà, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên biển như: Buôn bán cá mồi, bán hành tạp hóa,
bán thức ăn, nước sinh hoạt, thu mua hải sản cũng rất phát triển, mang lại nguồn thu
ổn định cho các hộ dân tham gia, với thu nhập bình quân từ các nghề dịch vụ trên
biển là 8-10 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên quy mô của ngành dịch vụ này còn nhỏ,
nếu có biện pháp mở rộng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
(Nguồn: Báo cáo phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải).
37
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng quản lý tài nguyên đa dạng sinh học VQG Cát Bà
- Các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên, bảo
tồn đa dạng sinh học vùng đệm VQG Cát Bà.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm VQG Cát Bà.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu tổng hợp tài liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp,phương
pháp này nhằm kế thừa các tài liệu đã có từ các nguồn báo cáo, nghiên cứu khoa
học liên quan, thư viện, nguồn internet với mục đích phục vụ cho việc tổng quan về
vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp xử lí tài liệu: Phân tích, đánh giá, lập các bảng biểu để so sánh
làm rõ các vấn đề cần trình bày, chủ yếu phục vụ cho phần kết quả nghiên
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Phỏng vấn, tham vấn ý kiến của
ban quản lý, người có trách nhiệm liên quan, chuyên gia, cộng đồng nhằm tìm hiểu,
nắm bắt tình hinhd thực tế sau khi đã tìm hiểu tài liệu. Thu thập số liệu tài liệu thực
tế tại khu vực nghiên cứu. Tham khảo ý kiến của người dân tại khu vực nghiên cứu
về vấn đề luận văn nghiên cứu.
Quá trình điều tra khảo sát thực địa diễn ra trong 3 ngày từ 28/10/2013 đến
30/10/2013.
- Ngày thứ nhất 28/10/2013: Điều tra khảo sát thực tế ở các xã Phù Long,
Trân Châu và VQG Cát Bà.
38
- Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 29-30/10/2013: Điều tra khảo sát thực tế và
phỏng vấn tại thị trấn Cát Bà.
Cơ sở chọn lựa các địa điểm nghiên cứu :
- Xã Trân Châu: Trụ sở của Vườn Quốc gia Cát Bà đặt tại xã Trân Châu.
- Xã Phù Long và Thị trấn Cát Bà: Khu vực có các điều kiện thuận lợi để
thực hiện các mô hình quản lý, phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học.
Và các mô hình quản lý và biện pháp quản lý mà chính quyền địa phương
đã và đang áp dụng liên quan đến các nguyên lý của phương pháp tiếp cận
hệ sinh thái thực hiện chủ yếu tại những khu vực trên.
Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh điểm yếu liên quan đến
những yếu tố nội lực của khu vực nghiên cứu, cơ hội, thách thức liên quan đến
những tác động bên ngoài đến khu vực nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng
nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn tổng thể, nhanh chóng về khu vực nghiên cứu
và vấn đề nghiên cứu.
39
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Xem xét các bƣớc áp dụng các nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái trong
quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm
3.1.1 Bước A: Xác định các bên liên quan và mối quan tâm, trách nhiệm,
quyền lợi của các bên liên quan
Các bên liên quan cùng với trách nhiệm và quyền lợi của từng thành phần tham gia
trong việc quản lý VQG Cát Bà được tổng kết trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Trách nhiệm quyền lợi của các bên liên quan trong quản VQG
Cát Bà và khu vực vùng đệm
Các thành
phần cộng
đồng
Trách nhiệm Quyền lợi
Quy hoạch
phân vùng
và quy chế
quản lý
Cải thiện sinh kế Kế hoạch và
hình thức quản
lý
Hoàn
thành
nghĩa vụ
đối với
quốc tế,
nhà nước
và cộng
đồng
UBND thành
phốHải
Phòng
Phê chuẩn
- Thẩm định
- Phê chuẩn các
chương trình, dự
án hỗ trợ sinh kế
- Phê chuẩn
- Cấp kinh phí
cho các chương
trình hoạt động
UBND huyện
Cát Hải
- Xây dựng
các quy
hoạchphát
triển kinh
tế xã hội
- Phối hợp
tổ chức và
giám sát
các hoạt
động
- Xây dựng các dự
án phát triển kinh
tế
- Tổ chức và giám
hoạt động sát
- Đề xuất các kế
hoạch, ngân sách
lên cấp trên
- Xây dựng các
kế hoạchphát
triển kinh tế, xã
hội
- Tổ chức và
giám hoạt động
sát các
- Đề xuất các kế
hoạch, ngân
sách lên cấp
trên
40
UBND cấp
xã
Phối hợp
thực hiện
các hoạt
động
- Phối hợp thực hiện
các hoạt động
- Tuyên truyền vận
động cộng đồng
tham gia tích cực
các hoạt động
Phối hợp
thựchiện các
hoạtđộng
Khối các sở
ban ngành
Hỗ trợ các
nghiệp vụ
chuyên môn
Hỗ trợ các nghiệp
vụ chuyên môn
Hỗ trợ các
nghiệp vụ
chuyên môn
Khối các
đoàn thể xã
hội
Tuyên
truyền vận
động cộng
đồng tham
gia
Tuyên truyền vận
động cộng đồng
tham gia
Tuyên truyền
vận động cộng
đồng tham gia
VQG Cát Bà
- Hỗ trợ về
chuyên
môn
- Áp dụng
trong hoàn
cảnh thực
tiễn
- Phối hợp
với chính
quyền các
cấp
- Hỗ trợ về
chuyênmôn áp
dụng trong hoàn
cảnh thực tiễn
- Phối hợp với
chính quyền các
cấp
- Phối hợp với
UBND cấp
huyện, Lập ra
các kế hoạch
quản lý
- Tham vấn ý
kiến của các bên
tư vấn, của cộng
đồng.
Các tổ chức
khác
Tài trợ kinh
phí, kinh
nghiệm, kiến
thức khoa
học
Tài trợ kinh phí,
kinh nghiệm,
kiến thức khoa
học
Tài trợ kinh phí,
kinh nghiệm,
kiến thức khoa
học
Chung tay
vì lợi ích
chung của
trái đất,
của cộng
đồng
Các nhà
chuyên gia,
Tham vấn,
Nhà khoa
học, Sinh
- Phối hợp
nghiên cứu
- Đóng góp
ý kiến
- Phối hợp nghiên
cứu
- Đóng góp ý kiến
- Hỗ trợ các hoạt
- Phối hợp
nghiên cứu
- Đóng góp ý
kiến
- Tích lũy
kinh
nghiệm
- Nângcao
41
viên, Học
sinh
- Hỗtrợ các
hoạt động
cộng đồng
động cộng đồng - Hỗ trợ các hoạt
động cộng
đồng
năng lực
- Phát triển
công nghệ
Cộng đồng
địa phƣơng
- Tham gia
đóng góp ý
kiến
- Đồng
thuận thực
thi và tuân
thủ các quy
định đã
được thông
qua
Thực hiện các
hoạt động
- Tham gia đóng
góp ý kiến
- Đồng thuận
thực thi và tuân
thủ các quy
định đã được
thông qua
- Phát triển
ngành
nghề,
dịch vụ
- Tăng thu
nhập
- Nâng cao
nhận thức
- Giao lưu
học hỏi
Khối các
doanh
nghiệp kinh
doanh, sản
xuất
- Tham gia
thảo luận
- Thực thi
tuân thủ
các quy
định đã
được thông
qua
- Tham gia đóng
góp ý kiến
- Đồng thuận thực
thi và tuân thủ
các quy định
- Hỗ trợ kinh phí,
kinh nghiệm
- Tham gia thảo
luận
- Thực thi tuân
thủ các quy định
đã được thông
qua
- Phát triển
ngành
dịch vụ
- Tăng thu
nhập
- Nâng cao
nhận thức
- Giao lưu
học hỏi
Những bên liên quan chính trong việc ra quyết định hình thức quản lý áp dụng
cho VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm bao gồm:
Ban quản lý VQG Cát Bà
Mục tiêu khi xây dựng các kế hoạch chương trình quản lý áp dụng cho VQG
Cát Bà và khu vực vùng đệm là nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời kết hợp
sử dụng công bằng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc phát triển
kinh tế xã hội cho vùng đệm nhằm giảm áp lực lên đa dạng sinh học tại khu vực
vùng lõi. Vì vậy vai trò của ban quản lý VQG là vô cùng quan trọng.
42
Trách nhiệm của ban quản lý VQG Cát Bà là quản lý khi vực vùng lõi, duy trì
bảo tồn giá trị đa dạng sinh học của VQG, đồng thời kết hợp với chính quyền địa
phương và các bên tư vấn khác, tham khảo ý kiến của cộng đồng địa phương để đưa
ra các kế hoạch quản lý phù hợp cho VQG và khu vực vừng đệm trình lên UBND
thành phố Hải Phòng phê duyệt.
Chính quyền địa phương
Theo quy định của nhà nước, quyền quản lý và trách nhiệm phát triển kinh tế
vùng đệm của VQG Cát Bà thuộc về UBND huyện Cát Hải. UBND huyện Cát Hải
có trách nhiệm, phối hợp với ban quan lý VQG Cát Bà lập ra các quy hoạch, kế
hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội của địa phương, đồng thời đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học trình lên UBND
thành phố Hải Phòng. Tổ chức thực hiện, và tổ chức giám sát thực thi các quy
hoạch, kế hoạch cũng như các dự án đã đề ra.
Chính quyền cấp xã có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hoạt động của các
kế hoạch và chương trình quản lý mà cấp trên đã phê duyệt, tuyên truyền vận động
cộng đồng tham gia tích cực các hoạt động và tham gia bảo vệ, phát triển VQG.
Cộng đồng nhân dân các xã vùng đệm VQG Cát Bà
Đây là bộ phận sử dụng trực tiếp tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, và là
đối tượng trực tiếp thực thi các kế hoạch và quy hoạch cho các cấp đề ra vì vậy
muốn đạt được hiệu quả thực thi các quy hoạch kế hoạch cần phải phù hợp với các
quan điểm chung của cộng đồng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, và đảm bảo
nhu cầu cuộc sống hàng ngày của cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương
có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến, đồng thuận thực thi và tuân thủ các quy
định đã được thông qua.
43
3.1.2 Bước B: Xác định cấu trúc, chức năng, dịch vụ, sản phẩm của các
khu vực trong hệ sinh thái. Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát
Xác định chức năng, nhiệm vụ, và xác định các dịch vụ, sản phẩm hệ sinh thái
có thể cung cấp
VQG Cát Bà là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hải Phòng. Vườn có chức năng chính sau:
- Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn, bảo tồn nguồn gien
các động, thực vật quý hiếm, các loại đặc sản của vườn (kim giao, và nước,
voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim cao cát và các loài ưu tiên bảo tồn
khác).
- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích khảo cổ và văn hoá lịch sử.
- Phục hồi lại hệ sinh thái rừng tại các khu vực đã bị tác động, phục hồi các
động, thực vật quý có nguồn gốc ở đảo.
- Nghiên cứu cơ bản và thực nghiệm phục vụ yêu cầu bảo tồn và phục hồi tài
nguyên rừng theo các hợp đồng.
- Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, kết hợp
phục vụ tham quan du lịch.
- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng, quản lý phát triển kinh tế
và bảo vệ đa dạng sinh học vùng đệm.
Khu vực vùng lõi VQG Cát Bà: Có trụ sở chính tại xã Trân Châu, huyện Cát
Hải, thành phố Hải Phòng. Với tổng diện tích: 16.195 ha, trong đó có 10.931,7 ha là
núi rừng và đảo, phần biển có diện tích 5.265,1 ha. Vườn được chia thành ba phần
khu chức năng:
- Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 4.914,6 ha được lựa chọn những nơi ít
bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch đối với môi trường sống của các
loài động thực vật, đặc biệt trong đó các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
44
- Khu phục hồi sinh thái có diện tích 11.094 ha làà khu vực được quản lý,
bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện
một số hoạt động lâm sinh cần thiết.
- Khu hành chính dịch vụ 93,1 ha được quy hoạch trong thung lũng Trung
Trang, có mặt bằng tương đối thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển du
lịch sinh thái cũng như các hoạt động giải trí khác.
Vùng đệm của VQG Cát Bà: Có diện tích 15.259,8 ha, nằm trên địa bàn 06 xã,
được chia thành hai khu vực:
- Vùng đệm 1: Toàn bộ vùng 1 nằm trong xã Việt Hải (141,3 ha). Khu vực
này có một phần vùng đệm được bao quanh bởi khu vực vùng lõi của VQG
Cát Bà, tách biệt với thế giới bên ngoài, còn nhiều khung cảnh hoang sơ, có
các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
- Vùng đệm 2: Vùng 2 nằm ngoài VQG với tổng diện tích 15.118,5 ha, gồm
các xã Phù Long, Hiền Hào, Gia Luận, Xuân Đám, Trân Châu và Thị trấn
Cát Bà.
Khu vực vùng đệm 2 có thể cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Đây là
nơi tập trung phần lớn rừng ngập mặn của đảo Cát Bà, và chủ yếu ở xã Phù
Long với mật độ còn tương đối cao. Tổng diện tích là 775,98 ha. Đồng thời
đây là xã có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, có
thể triển khai mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với bảo tồn rừng ngập
mặn. Đồng thời với diện tích rừng ngập mặn như vậy, Phù Long cũng có
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.
Ngoài ra, khu vực vùng đệm 2 còn có các điều kiện môi trường thuận
lợi để phát triển ngành nuôi cá lồng bè trên biển. Tập trung chủ yếu ở các
vịnh kín thuộc khu vực cãc xã Gia Luận và Thị trấn Cát Bà (Hình 3.1).
Diện tích đất có thể trồng lúa nước và các loại nông sản khác tập trung
ở các xã Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu.
45
Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà,giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020
Nguồn: Phòng Khoa học Kỹ Thuật- VQG Cát Bà
Thiết lập cơ chế quản lý và giám sát
Vùng lõi VQG Cát Bà: Chịu trách nhiệm quản lý của Ban quản lý VQG Cát
Bà.
- Khu bảo vệ nghiêm ngặt
Hình thức quản lý: Bảo vệ nghiêm ngặt, xây dựng một số tuyến tham quan cho
khách tìm hiểu và phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
- Khu phục hồi sinh thái
Hình thức quản lý: Vùng được quản lý, bảo vệ đồng thời tổ chức các hoạt
động phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Ngoài ra, vùng này còn có các hoạt
động chủ yếu là xây dựng các tuyến du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên, mang
46
lại lợi ích kinh tế cho cộng đông và tạo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo
tồn.
- Khu hành chính
Hình thức quản lý: Xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển du lịch
sinh thái.
Vùng đệm: Có chức năng bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn, kiến thức bản
địa, bảo tồn giống, nguồn gen gốc bản địa đồng thời kết hợp phát triển kinh tế, khai
thác hợp lý tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục
và đạo tạo nhằm giảm áp lực lên vùng lõi.
Chịu trách nhiệm quản lý: UBND huyện Cát Hải phối hợp với ban quản lý
vườn quốc gia thành lập một hội đồng quản lý vùng đệm [5].
- Vùng đệm 1: Hình thức quản lý là ưu tiên cho phát triển du lịch sinh thái
cộng đồng với mục tiêu phát triển kinh tế cho vùng đệm và bảo tồn những
giá trị cảnh quan, văn hóa lịch sử.
- Vùng đệm 2: Hình thức quản lý là phát triển các hoạt động kinh tế, hỗ trợ
sinh kế cho cộng đồng như phát triển các dịch vụ phục vụ cho phát triển du
lịch.
Cụ thể: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, và nuôi trồng thủy sản ở xã Phù
Long, trồng rau sạch và các nông sản khác phục vụ cho khách du lịch ở xã Xuân
Đám, Hiền Hào, Trân Châu và các xã khác. Ngoài ra còn có khu vực khai thác thủy
sản gần bờ, nuôi cá biển bằng hình thức lồng bè ở các Vịnh Lan Hạ, Vịnh Bến Bèo,
Vịnh Tùng Gấu.
3.1.3 Bước C: Phân tích các vấn đề kinh tế liên quan đến bảo tồn đa dạng
sinh học và sinh kế của người dân
Nguồn vốn và các chính sách kinh tế của nhà nước đối với hoạt động của
VQG và hoạt động phát triển kinh tế vùng đệm
- Nguồn ngân sách
47
VQG Cát Bà trực thuộc Sở NN&PT NT tỉnh Hải Phòng vì vậy nguồn ngân
sách nhà nước cho các hoạt động của vườn do Sở NN&PT NT tỉnh quản lý.
Trong quá trình điều tra phỏng vấn, 15 cán bộ VQG Cát Bà cho biết nguồn
kinh phí này cho VQG rất thấp chỉ đủ cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý
hoặc nếu có đầu tư chủ yếu cho các công trình xây dựng cơ bản, kinh phí dành cho
công tác bảo tồn rất ít. Phần lớn nguồn ngân sách này được cấp hàng năm dựa trên
cân đối giữa ngân sách quốc gia và tỉnh. VQG Cát Bà trực thuộc tỉnh Hải Phòng vì
vậy phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh và phụ thuộc vào cơ
chế quản lý của tỉnh.
(Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính Vườn quốc gia Cát Bà).
Vùng đệm của VQG Cát Bà do UBND huyện Cát Hải phối hợp với ban quản
lý VQG quản lý. UBND huyện có trách nhiệm xây dựng các dự án phát triển kinh
tế, xã hội, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, định canh định cư trình UBND cấp tỉnh
phê duyệt và tổ chức thực hiện. Vì vậy nguồn ngân sách chi cho các hoạt động phát
triển kinh tế vùng đệm do UBND huyện Cát Hải quản lý.
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Bà)
- Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Bà
Bảng 3.2: Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Bà
Nguồn: Trung tâm Dịch vụDu lịch sinh thái và Giáo dục Môi trường.
Năm
2010 2011 2012
Lƣợng
khách
(Người)
Tổng thu
(VNĐ)
Lƣợng
khách
(Người)
Tổng thu
(VNĐ)
Lƣợng
khách
(Người)
Tổng thu
(VNĐ)
Doanh
thu từ
vé
48.000 708.500.000 47.500 700.000.000 70.000 1.335.000.000
48
Với nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái (Bảng 3.2), VQG sẽ cân đối thu
chi, một phần được trích ra và sử dụng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và
xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái.
- Nguồn tài trợ
Nước ta đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ các nước như Thủy
Điển, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Sỹ, Nhật Bản trong công tác bảo vệ
môi trường nói chung, cũng như các chương trình bảo tồn rừng đặc dụng nói riêng.
Đồng thời các tổ chức quốc tế như UNDP, UNEP, WB, EU, ADB, IUCN, WWF,
FFI đã hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam trong công tác bảo tồn.
Cụ thể như Khoa sinh thái học hệ thống, Đại học Stockholm, Thụy Điển và
Trung tâm nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng đã phối hợp với
VQG Cát Bàvới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA)
trong 3 năm từ tháng 7/2010 đến tháng 9/2013 đã triển khai hai dự án: “ Nâng cao
sức chống chịu và phục hồi trước biến đổi khí hậu và tai biến môi trường của các
khu dự trữ sinh quyển biển và ven biển Việt Nam thông qua tăng cường quản lý tài
nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng” từ tháng 3 năm
2011 đến tháng 9 năm 2013, với kinh phí là 1.649.375 SEK và “Xây dựng và tăng
cường năng lực cộng đồng ven biển trong quản lý tài nguyên và phát triển bền vững
tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà” [15].
Xem xét những khiếm khuyết thị trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
- Hình thành tự phát nuôi cá lồng bè
Nghề nuôi cá lồng bè ở Cát Bà bắt đầu từ năm 2000, khi việc đánh bắt gặp khó
khăn bởi nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, một số người khảo sát nuôi thử nghiệm cá
lồng bè và thu được kết quả tốt. Việc nuôi cá lồng bè là hướng phát triển mới và có
hiệu quả, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng. Vì vậy, nhiều gia đình cũng
thoát nghèo, kinh tế khá giả nhờ nuôi cá lồng bè. Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản
tăng cao, nhất là các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: Cá song, cá vược, cá giò,
cá hồng, tu hài.
49
Bảng 3.3: Diễn biến nuôi cá lồng bè tại Cát Bà
Năm 2005 2007 2008 2009 2012 2013
Tổng số lồng bè
(Lồng)
531 533 571 588 539 500
Tổng số ô lồng nuôi cá
(Ô lồng)
7.679 8.205 10.031 11.169 8.629 8.146
Tổng diện tích ô lồng
(M
2
)
5.310 5.330 5.620 5.880 5.390 5.000
Nguồn [7]
Hình 3.2: Diễn biến nuôi cá biển lồng bè tại Cát Bà
Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả mà nghề nuôi lồng bè mang lại thì những
tác động từ mặt trái của nghề này đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng làm ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái biển và tiềm năng, cảnh quan du lịch biển Cát Bà.
Số lượng bè nuôi phát triển nhanh, không theo quy hoạch (Bảng 3.3, Hình 3.2), tàu
thuyền neo đậu nhiều, do đó lượng thức ăn dư thừa từ các bè nuôi và rác thải, rác
sinh hoạt của các bè gia đình cũng như các bè của các hộ kinh doanh, chất thải từ
các nhà vệ sinh của các tàu thuyền neo đậu là những tác nhân chủ yếu gây nên tình
trạng môi trường nước bị ô nhiễm (Bảng 3.4).
Ô nhiễm môi trường do chất hữu cơ dư thừa là một nguyên nhân quan trọng
gây ra hiện tượng thủy triều đỏ ở Cát Bà trong những năm gần đây và tạo ra hậu quả
nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái và hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản.
Thủy triều đỏ gây thiệt hại lớn về kinh tế [21].
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
2005 2007 2008 2009 2012 2013
tổng số lồng bè
tổng số ô lồng nuôi
cá
tổng diện tích ô lồng
50
Bảng 3.4: Ƣớc tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do thủy triều đỏ
Đợt Thời gian Thiệt hại
1 11/2011 Thiệt hại 10 tấn cá lồng tại Hang Vẹm- Vịnh Lan Hạ
2 11/2011 Thiệt hại 70% sản lượng ngao tại Phù Long, Hiền Hào, ước tính
gây thiệt hại khoảng 20-40 tỷ đồng
3 4/2012 Gây thiệt hại đến nuôi trồng thủy sản tại phí đông đảo Cát Bà
4 5/2012 Gây chết 2000-3000 tấn ngao ở xã Đồng Bài, Cát Hải, ước tính
thiệt hại lên đên 40-60 tỷ đồng
5 7-8/2012 Thiệt hại đến khu vực nuôi cá lồng bè tại những vùng vịnh kín:
phía tây vịnh Lan Hạ, phía đông đảo Cát Bà và vịnh Bến Bèo.
Nguồn: [18]
Số bè nuôi tăng, tình trạng khai thác cá con làm thức ăn cho cá ở các bè khu
vực nuôi rất phức tạp. Bất chấp mọi khuyến cáo và luật pháp trong khai thác, nhiều
hộ đã sử dụng các hình thức đánh bắt cá con như sử dụng kích điện, chất nổ, lưới
mắt nhỏ, đây là hình thức khai thác mang tính hủy diệt môi trường biển. Trung bình
mỗi ngày có hơn 30 tấn cá tạp được đánh bắt từ tự nhiên để làm thức ăn cho cá nuôi
lồng bè. Chỉ trong vòng chưa đầy ba năm từ 2005- 2008, lực lượng an ninh trên đảo
đã bắt 92 vụ sử dụng kích điện khai thác thủy sản trái phép, bắt 30 vụ trộm cắp; bắt
32 vụ sử dụng chất nổ, thu 206 kg thuốc nổ, 612 kíp nổ, 77,5 m dây cháy chậm.
(Nguồn: Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Bà).
Việc nuôi ồ ạt theo phong trào, thiếu định hướng, thiếu sự phân tích đánh giá
môi trường cũng như kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, hoạt động mang tính rủi ro
cao. Dẫn đến tình trạng vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, vừa xảy
ra tình trạng thua lỗ, mất trắng ảnh hưởng đến kinh tế.
- Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản
51
Đảo Cát Bà có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Hải Phòng. Rừng ngập mặn
phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của đảo, thuộc các xã Gia Luận, Phù Long. Nhưng
từ năm 1983 tới 2010 hơn 1.000 ha rừng ngập mặn tại Cát Bà đã bị người dân địa
phương phá hủy để làm đầm nuôi tôm. Ngoài ra, việc xây bờ, ngăn đập làm thay đổi
các điều kiện tự nhiên của môi trường cũng dẫn đến việc mất dần các diện tích rừng
ngập mặn tự nhiên. Những hệ lụy của hành động này là người dân phải đối mặt với
tình trạng bão lũ tàn phá hàng năm, bên cạnh đó là nguồn sống từ thiên nhiên dần
cạn kiệt.
Bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn đóng vai trò
quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường. Rừng ngập mặn
có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm, bảo vệ và tăng cường
khả năng chống chịu của đê biển. Thực tế cho thấy, bảo tồn rừng ngập mặn có giá
trị to lớn về nhiều mặt đặc biệt là trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu như hiện nay,
giúp giảm thiểu tới 50% năng lượng tác động của sóng biển, ngăn ngừa nước biển
dâng cao, góp phần quan trọng bảo vệ dân cư cũng như hạ tầng cơ sở ven biển.Việc
khôi phục lại các khu rừng ngập mặn này trở nên vô cùng cấp thiết nhưng cũng là
việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi công sức, tiền bạc và cả thời gian [27].
- Khai thác gỗ trái phép và các lâm sản ngoài gỗ, đánh bắt trái phép động vật
hoang dã
Hiện nay, hoạt động khai thác gỗ tại VQG Cát Bà đã bị cấm, tuy nhiên người
dân vẫn được quyền tận thu các loại lâm sản khác ngoài gỗ trong khu vực VQG.
Hơn nữa, tại Cát Bà vẫn còn tình trạng phá rừng trái phép làm đất nương rẫy. Lợi
dụng một số khe hở về quy định trên, tình trạng khai thác gỗ và các lâm sản khác,
cũng như săn bắn động vật hoang dã vẫn đang diễn ra. Đây là một hành động xâm
hại rừng rất nguy hiểm bởi rừng trên núi đá vôi là hệ sinh thái rất nhạy cảm với
thảm thực vật tăng trưởng rất chậm. Nếu bị chặt phá bừa bãi, rừng chỉ có thể phục
hồi sau nhiều thế kỷ.
52
Điều đáng lo ngại là nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm của VQG cũng
vẫn đang bị khai thác trái phép, dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng về số lượng. Khỉ,
voọc, sơn dương, trăn, rắn, rùa núi, nhím, một số loài chim là đối tượng săn bắt,
buôn bán của bọn lâm tặc. Nhiều loài rùa biển, rắn biển hoặc động vật quý hiếm, có
giá trị kinh tế cao bị khai thác quá mức, thậm chí khai thác theo kiểu hủy diệt như
đánh mìn, đánh điện, phá vỡ rạn san hô và môi trường biển
Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm VQG Cát Bà trong 9 tháng năm 2013, Hạt
Kiểm lâm VQG đã phát hiện và lập biên bản 09 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng. Trong đó có 02 vụ khai thác thực vật rừng làm dược liệu, 02 vụ vận
chuyển lâm sản làm dược liệu, 04 vụ bẫy bắt động vật rừng, 01 vụ vận chuyển cây
giống vào vườn trồng trái phép.
(Nguồn: Hạt Kiểm Lâm- Vườn Quốc gia Cát Bà)
Hoạt động phát triển kinh tế khuyến khích thúc đẩy, bảo tồn đa dạng sinh học,
và phát triển bền vững
- Du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Phù Long
Phù Long là một trong năm xã vùng đêṃ của VQG Cát Bà, có hai hệ sinh thái
là rừng ngập mặn và bãi triều. Ngành kinh tế chính là nông nghiệp với ngành nuôi
trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất. Bên cạnh đó đây là địa phương có nguồn tài
nguyên du lịch sinh thái dồi dào với các hệ sinh thái phong phú đa dạng như: hệ
sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng núi đá vôi thuộc VQG Cát Bà, loài voọc
quý hiếm và động Thiên Long trên núi Hà Sen. Đầu năm 2011 dưới sự hỗ trợ của
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) và Ecolife
(Doanh nghiệp xã hội đồng hành tới tương lai xanh cùng cộng đồng ven biển) mô
hình du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Phù Long được hình thành và đi vào
hoạt động.
Phát triển sinh kế bền vững tại các địa phương ven biển, bổ sung dẫn tới thay
thế việc khai thác nguồn lợi ven biển, hỗ trợ công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_145_4239_1870013.pdf