MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU .5
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .5
1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu .5
1.1.2. Căn cứthực tiễn.6
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .7
1.2.1. Mục tiêu chung .7
1.2.2. Mục tiêu cụthể .7
1.3. CÁC GIẢTHIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.7
1.3.1. Các giảthiết cần kiểm định .7
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu.7
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .7
1.4.1. Không gian .7
1.4.2. Thời gian .8
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.8
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .9
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .9
2.1.1. Một sốkhái niệm .9
2.1.2. Các mô hình phân tích sốliệu .17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.20
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .20
2.2.2. Phương pháp thu thập sốliệu .20
2.2.3. Phương pháp phân tích sốliệu .21
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀCHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TAM BÌNH VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .22
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG.22
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.22
3.1.2. Cơcấu tổchức và nhiệm vụcác phòng ban.23
3.1.3. Kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm .24
3.1.4. Phương hướng hoạt động của ngân hàng .25
3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀHUYỆN TAM BÌNH .26
CHƯƠNG 4
MỘT SỐNHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ
XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở
HUYỆN TAM BÌNH .28
4.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾXÃ HỘI CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở
HUYỆN TAM BÌNH .28
4.1.2. Nguồn lực sản xuất.31
4.1.3. Thu nhập .32
4.1.4. Thói quen chi tiêu và tiết kiệm .34
4.2. MỤC ĐÍCH, THỜI HẠN, SỐLẦN VAY VỐN.36
4.2.1. Mục đích vay vốn .36
4.2.2. Thời hạn vay vốn.37
4.2.3. Sốlần vay vốn .38
4.3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐCHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN .39
4.3.1. Xác định các nhân tốchính ảnh hưởng đến lượng vốn vay .39
4.3.2. Xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ .42
4.4. PHÂN TÍCH SWOT . 46
4.4.1. Thuận lợi .46
4.4.2. Khó khăn .47
4.4.3. Cơhội .47
4.4.4. Thách thức .48
CHƯƠNG 5
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .49
6.1. KẾT LUẬN .49
6.2. KIẾN NGHỊ .49
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương .49
6.2.2. Đối với ngân hàng .50
6.2.3. Đối với các nông hộ .51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .53
PHỤLỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN
CỦA CÁC NÔNG HỘ ỞHUYỆN TAM BÌNH, VĨNH LONG.54
PHỤLỤC 2 DỮLIỆU PHỎNG VẤN CÁC NÔNG HỘ ỞHUYỆN TAM
BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Tháng 04/2007) . 60
PHỤLỤC 3 KẾT QUẢPHÂN TÍCH SỐLIỆU .70
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(ttnhap) được mong đợi ảnh hưởng đến lượng vốn vay của
các nông hộ. Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn của chủ hộ được chia làm 4
- 19 -
cấp bao gồm cấp I, cấp II, cấp III, trên cấp III và tỉ lệ số người phụ thuộc bằng số
người phụ thuộc trên qui mô nhân khẩu. Các nông hộ có trình độ giáo dục cao có
năng lực sản xuất cao và hiệu quả hơn các nông hộ còn lại, các nông hộ này
thường có số người phụ thuộc khá thấp. Hơn nữa, những thuận lợi về trình độ
học vấn, tuổi, năng lực sản xuất, nghĩa là họ là những người khá giàu có thu nhập
cao đã khuyến khích các nông hộ này mở rộng sản xuất ở quy mô lớn. Vì vậy
nhóm này có nhu cầu vay vốn lớn. Mặt khác những lợi thế này cũng làm cho họ
tự tin để xin vay cũng như trở nên đáng tin cậy trong mắt người cho vay nên họ
là nhóm vay được nhiều vốn. Ngược lại, đối với các nông hộ có trình độ học vấn
thấp, số người phụ thuộc cao, năng lực sản xuất thấp, nghĩa là họ là những hộ
nghèo có thu nhập thấp có thể làm họ thiếu tự tin để xin vay vốn cũng như trở
nên thiếu tin cậy đối với các ngân hàng. Vì vậy lượng vốn họ vay được là ít
(Nguyễn Thu Phương, 2006).
Giới tính của chủ hộ (gtính) có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các
nông hộ. Ngày nay, có nhiều chương trình tín dụng giúp phụ nữ hay phát triển
các làng nghề truyền thống mà đa số người tham gia là phụ nữ nên khả năng tiếp
cận tín dụng của họ cao, nếu chủ hộ là nữ thì khả năng tiếp cận của nông hộ là
cao hơn nếu chủ hộ là nam. (Nguyễn Văn Ngân, 2004).
Diện tích đất canh tác (dtdat) được đo lường bởi tổng số đất nông nghiệp
với đơn vị tính là mét vuông (m2). Đứng trên quan điểm của những người cho
vay, diện tích đất lớn tương ứng với khả năng thế chấp tài sản cao và vì vậy
người cho vay sẽ chấp nhận cho vay với món vay lớn. (Nguyễn Văn Ngân, 2004).
Các khoản chi tiêu (tctiêu) chính của các nông hộ bao gồm chi lương thực,
thực phẩm, giáo dục, y tế, điện nước... Chi tiêu của các nông hộ ảnh hưởng lớn
đến lượng vốn vay của nông hộ. Chi tiêu của hộ gia đình tăng lên, nông hộ sẽ có
nhu cầu cao hơn về tín dụng và vì vậy sẽ nộp đơn và vay những khoản vay lớn
hơn. (Nguyễn Văn Ngân, 2004).
Cuối cùng, tiết kiệm (ttkiem) cũng là nhân tố được mong đợi ảnh hưởng
tiêu cực đến lượng vốn vay của các nông hộ. Các nông hộ có năng lực tài chính
tốt có thể mở rộng sản xuất từ nguồn tiết kiệm, năng lực tích lũy tiết kiệm càng
- 20 -
cao thì họ không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài. (Nguyễn Thu
Phương, 2006).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Cơ sở chọn địa điểm nghiên cứu bao gồm:
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Huyện Tam Bình là chợ đầu mối của Tỉnh
Vĩnh Long có dân số đông, nhiều thành phần dân tộc, lực lượng lao động dồi dào,
và hoạt động SXNN là chính.
- Dư nợ cho vay: so với các địa bàn khác trong Tỉnh Vĩnh Long thì
Huyện Tam Bình có dư nợ cho vay tương đối cao.
Căn cứ vào những tiêu chí trên, Huyện Tam Bình được chọn làm địa
điểm nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Nguồn thông tin
Để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài này thì cần cả hai nguồn số liệu
sơ cấp và thứ cấp
- Các thông tin về dữ liệu sơ cấp bao gồm những nội dung sau:
+ Lượng vốn vay, mục đích, và thời hạn vay vốn của các hộ nông dân.
+ Các thông tin kinh tế - xã hội của các nông hộ.
- Các thông tin về dữ liệu thứ cấp bao gồm:
+ Các số liệu về kinh tế - xã hội của Huyện Tam Bình.
+ Số liệu về phương hướng, qui mô hoạt động, và tình hình kinh
doanh của ngân hàng
2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Huyện Tam Bình gồm có 16 xã, 1 thị trấn và 128 ấp. Căn cứ vào dư nợ
cho vay ở 16 xã, tiến hành chọn ra 1 xã có dư nợ cao nhất, 1 xã có dư nợ trung
bình và 1 xã có dư nợ thấp nhất. Trong 1 xã chọn ra ngẫu nhiên 3 ấp, trong mỗi
ấp sẽ chọn ngẫu nhiên 6 nông hộ để hoàn thành 18 bài phỏng vấn/xã. Như vậy,
tổng số mẫu của đề tài là 54 mẫu.
- 21 -
BẢNG 2. TỔNG HỢP CÁC XÃ, ẤP ĐƯỢC PHỎNG VẤN
MỸ THẠNH
TRUNG
SỐ
MẪU
HÒA
THẠNH
SỐ
MẪU TÂN LỘC
SỐ
MẪU
Ấp Mỹ Hưng 6 Ấp 1 6 Ấp 1 6
Ấp Mỹ Phú 3 6 Ấp 5 6 Ấp 9 6
Ấp Mỹ Phú 4 6 Ấp Thạnh An 6
Ấp
Tân Lợi 6
2.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các nông hộ để điều tra về các
nguồn lực, thành phần gia đình, thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm… và các nhân tố ảnh
hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ.
- Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ Niên giám Thống kê
2006, NHNo & PTNT Huyện Tam Bình.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phân tích định tính: dùng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
vốn vay.
- Phân tích định lượng:
+ Phân tích thống kê mô tả và Custom Tables: Để mô tả, phân tích
một số chỉ tiêu kinh tế xã hội, mục đích vay vốn, thời hạn vay vốn, số lần vay
vốn và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ.
+ Kiểm định Independent - sample T test: Dùng để kiểm định sự
giống nhau và khác nhau giữa 2 nhóm nông hộ SXNN và SXPNN về một số chỉ
tiêu kinh tế xã hội, mục đích vay vốn, thời hạn vay vốn, số lần vay vốn.
+ Phân tích hàm hồi qui tương quan được áp dụng để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ.
- Sử dụng một số phần mềm để xử lý và phân tích số liệu:
+ Phần mềm Excel: để xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp.
+ Phần mềm SPSS: để phân tích thống kê mô tả, Custom tables, và
kiểm định Independent - sample T test.
+ Phần mềm Stata: để chạy hàm hồi qui Tobit.
- 22 -
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP HUYỆN TAM BÌNH VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHNo & PTNT Huyện Tam Bình là Ngân hàng Nông nghiệp cấp II trực
thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Vĩnh Long, được thành lập theo quyết định 400 CP
ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ).
Lúc đầu lấy tên là Ngân hàng Nông nghiệp Tam Bình, vào tháng 03/1991
đến thàng 01/1997 được đổi tên NHNo & PTNT Huyện Tam Bình. Là một trong
7 chi nhánh của NHNo & PTNT Vĩnh Long, ngoài trụ sở khóm II thị trấn Tam
Bình, NHNo & PTNT Huyện Tam Bình đã mở thêm 3 chi nhánh khu vực Song
Phú, chi nhánh khu vực Cái Ngang và khu vực Hoà Hiệp để tạo điều kiện cho
khách hàng đến quan hệ với ngân hàng thuận lợi hơn, ngân hàng có trách nhiệm
quản lý toàn bộ các hoạt động của ngân hàng và chịu sự điều tiết của NHNo &
PTNT Vĩnh Long. Trong thời gian qua chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Tam
Bình đã tập trung khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng cường
quỹ cho vay, giúp bà con nông dân có vốn để sản xuất, khuyến khích tăng năng
suất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh
tế trên địa bàn, từng bước nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Tuy nhiên, do
địa bàn hoạt động của ngân hàng rộng lớn, nhu cầu vay vốn trong sản xuất của
người dân không ngừng tăng lên, đối tượng đầu tư ngày càng nhiều trong khi
biên chế cán bộ lại ít. Mặt khác, đầu tư trên lĩnh vực SXNN chịu ảnh hưởng của
thiên tai làm hại đến cây trồng, vật nuôi, dẫn đến nợ quá hạn phát sinh làm ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua hơn 30 năm hoạt động,
bằng sự nổ lực hết mình của các cấp lãnh đạo, cán bộ công nhân viên mà đặc biệt
là đội ngũ cán bộ tín dụng đã đưa hoạt động của NHNo & PTNT Huyện Tam
Bình ngày một đi lên, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ thống ngân
- 23 -
hàng, xứng đáng là điểm tưa tin cậy của bà con nông dân của Huyện Tam Bình,
góp phần vào việc quản lý vĩ mô của nền kinh tế.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng ban
- Ban Giám đốc: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng,
tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho cán bộ trong ngân hàng. Đồng thời chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.
- Phòng Kinh doanh: Thống kê phân tích thông tin dữ liệu. Đề xuất chiến
lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh, hoạch định phương án, kế hoạch đầu
tư có hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng,
chấp hành chế độ báo cáo thống kê chuyên đề, báo cáo sơ kết tháng quí.
- Phòng Kế toán, Kho quỹ:
+ Phòng Kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ
theo qui định của NHNo & PTNT Việt Nam. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính,
quyết toán khoản tiền lương của chi nhánh. Thu thập, tổng hợp, xử lý cung cấp
và lưu trữ thông tin tại chi nhánh, chấp hành chế độ báo cáo và bảo vệ hạch toán
tài chính hàng năm với ngân hàng cấp trên. Tổ chức thiết kế, lập trình cung ứng
thông tin dữ liệu cho các phòng nghiệp vụ, Ban Giám đốc, phục vụ nhu cầu chỉ
GIÁM ĐỐC
PGĐ
tại Hội sở
PGĐ
Kiêm GĐCN
Cấp 3
PGĐ
Kiêm GĐ CN
Cấp 3
Phòng
Tín dụng
CN Cấp 3
Song Phú
CN Cấp 3
Cái Ngang
Phòng
Kế toán
GĐ CN
Cấp 3
CN Cấp 3
Hoà Hiệp
- 24 -
đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin lên
ngân hàng cấp trên.
+ Ngân quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các qui định về
nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Làm dịch vụ thu chi tiền mặt,
dịch vụ ký gửi tài sản các chứng từ giấy tờ có giá trị.
- Bộ phận Kiểm soát: Giám soát toàn bộ hoạt động về tài chính của ngân
hàng, đồng thời thanh tra, kiểm tra tình hình giải thể, kiểm tra tình hình giải thể,
phá sản của các đơn vị, báo cáo về tình hình tài chính của ngân hàng theo định kỳ.
- Các chi nhánh cấp III: Thực hiện chức năng như một chi nhánh cấp II
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm
BẢNG 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
(TỪ 2004 – 2006)
Đơn vị tính: triệu đồng, %
2005/2004 2006/2005 KHOẢN
MỤC 2004 2005 2006 TUYỆT
ĐỐI %
TUYỆT
ĐỐI %
Tổng
Thu nhập 27.567 29.257 34.463 1.690 6,13 5.206 18,88
Tổng
Chi phí 23.698 22.409 24.822 -1.289 -5,44 2.413 10,18
Lợi nhuận 3.869 6.848 9.641 2.979 77,00 2.793 72,19
Nguồn: ngân hàng Nông nghiệp Huyện Tam Bình
Qua bảng số liệu cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo &
PTNT Huyện Tam Bình qua các năm 2004, 2005, 2006 là rất tốt, biểu hiện là lợi
nhuận của ngân hàng liên tục tăng từ năm 2004 – 2006 cụ thể là năm 2004 là
3.869 triệu đồng, năm 2005 là 6.848 triệu đồng tăng 2.979 triệu đồng so với năm
2004 (tăng 77%), năm 2006 là 9.641 triệu đồng tăng 2.793 triệu đồng so với năm
2005 (tăng 72,19%). Lợi nhuận liên tục tăng là do doanh thu liên tục tăng từ năm
2004 – 2006, cùng với sự gia tăng của doanh thu thì chi phí cũng tăng theo, tuy
nhiên vào năm 2005 chi phí giảm 5,44%, và tăng trở lại vào năm 2006 tăng
10,18%. Do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí vì vậy làm
cho lợi nhuận của năm sau cao hơn lợi nhuận của năm trước.
- 25 -
27.567
23.698
3.869
29.257
22.409
6.848
34.463
24.822
9.641
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
2004 2005 2006
Tổng Thu nhập
Tổng Chi phí
Lợi nhuận
Hình 3. Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (2004 – 2006)
3.1.4. Phương hướng hoạt động của ngân hàng
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch
phù hợp với qui định của ngân hàng Nhà nước, mở rộng và phát triển các sản
phẩm, dịch vụ mới nhằm tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và
Marketing.
- Xây dụng chiến lược đào tạo toàn ngành từ nay đến năm 2010. Tập
trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá
công nghệ ngân hàng và cạnh tranh khi hội nhập hệ thống tài chính tiền tệ khu
vực và thế giới.
- Đẩy mạnh việc thực hiện qui chế dân chủ cơ sở, giải quyết kịp thời đơn
thưa khiếu nại.
- Thực hiện tốt cơ chế tiền lương đối với người lao động.
- Đảm bảo thực hiện cơ chế chính sách nhà nước đối với người lao động.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, cống hiến vì sự nghiệp phát
triển bền vững của NHNo & PTNT Việt Nam.
Nhiệm vụ đặt ra những năm tới rất nặng nề với nhiều thách thức và khó
khăn, song phát huy truyền thống đơn vị hùng lao động thời kỳ đổi mới, toàn bộ
- 26 -
hệ thống nổ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện nhiệm vụ kế hoạch năm,
khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của NHNo & PTNT Việt Nam giữ vai trò ngân
hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có vị thế trong
công cuộc hội nhập nền tài chính khu vực và thế giới.
3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TAM BÌNH
Huyện Tam Bình nằm ở phía Nam của Tỉnh Vĩnh Long. Phía Đông giáp
với Huyện Trà Ôn, Phía Tây giáp với Huyện Bình Minh, phía Bắc giáp với
Huyện Long Hồ thuận lợi cho vận chuyển, giao lưu hàng hóa bằng đường thủy
cũng như đường bộ giữa các vùng trong Huyện với các vùng lân cận.
- Diện tích 279,72 km2, mật độ dân số là 588 người/km2.
- Đơn vị hành chính: gồm 1 thị trấn và 16 xã với 132 khóm ấp (128 Ấp và
4 Khóm).
- Huyện Tam Bình có dân số là 164.651 người
- Cơ cấu dân số: Nam 80.219 người, chiếm 48,72, Nữ 84.432 người,
chiếm 52,28%
- Thành thị: 6.437 người, chiếm 3,91 %. Nông thôn: 158.214 người, chiếm
96,09 %.
- Lực lượng lao động: 120.926 người, trong đó số người trong độ tuổi lao
động là 106.230 người, chiếm 87,85%, số người ngoài độ tuổi lao động là 14.696
người, chiếm 12,15%.
- Thành phần dân tộc: Kinh, chiếm 96,46%, còn lại là các dân tộc Hoa,
Khơme và các dân tộc khác.
Mặc dù có nguồn lao động dồi dào chủ yếu hoạt động trong SXNN, nhưng
chất lượng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động mang tính thủ công và thời
vụ, năng suất lao động thấp, phần lớn thời gian là nông nhàn. Tuy nhiên, trong
những năm qua, nhờ sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, đổi mới chính
sách trong nông nghiệp, phát triển trong công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ, và hỗ trợ về vốn của ngân hàng đã thu hút và giải quyết việc làm, nâng cao
mức sống của người dân, số hộ khá giàu tăng lên, hộ nghèo giảm xuống. Những
kết quả về xây dựng giao thông nông thôn, phủ lưới điện, văn hóa đã làm cho
nông thôn Huyện đang khởi sắc đổi mới.
- 27 -
BẢNG 4. DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG
Đơn vị tính: Người
2004 2005 2006
Dân số trung bình 162.347 164.651 166.549
Dân số trong độ tuổi lao động 105.185 106.230 107568
Nguồn: Niên giám Thống kê 2006
- Cơ cấu kinh tế: Huyện Tam Bình hoạt động SXNN chiếm 70 %, công
nghiệp chiếm 9 %, thương mại dịch vụ chiếm 21 %. Tuy nhiên, xu hướng phát
triển của Huyện là giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp –
thương mại dịch vụ, phấn đấu đến năm 2010 nông nghiệp còn 63,5 %, công
nghiệp 12 %, thương mại dịch vụ 24,5%.
Hình 4. Cơ cấu kinh tế của Huyện Tam Bình
- Giá trị sản xuất nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ:
BẢNG 5. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG – NÔNG– DỊCH VỤ
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006
Nông nghiệp 710.168 743.911 781.160
Công nghiệp 42.570 47.248 52.681
Dịch vụ 455.651 570.323 718.606
Nguồn: Niên giám Thống kê 2006
- 28 -
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG
VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN
CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH
4.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN
TAM BÌNH
Trong phần này đề tài phân tích một số chỉ tiêu kinh tế xã hội có ảnh
hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ, bao gồm: nguồn lực con người,
nguồn lực sản xuất, thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm. Hai nguồn lực chính của chủ
hộ bao gồm nguồn lực con người và nguồn lực sản xuất. Trong mỗi nguồn lực
lựa chọn ra một số chỉ tiêu để phân tích, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa
2 nhóm nông hộ SXNN và nhóm nông hộ có SXPNN.
4.1.1. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động SXNN
của các nông hộ nói chung và của Huyện Tam Bình nói riêng, trong bài nghiên
cứu này tập trung phân tích nguồn lực con người dựa trên phân tích và đánh giá
một số chỉ tiêu về tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô nhân khẩu, và lao
động chính của nông hộ.
4.1.1.1. Tuổi của chủ hộ
Tuổi của chủ hộ ở Huyện Tam Bình dao động lớn từ 26 tuổi đến 81 tuổi,
chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 31 – 81 tuổi (chiếm 74,1%), tuổi trung bình của
chủ hộ là 50 tuổi, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm, và suy nghĩ chính chắn
khi ra quyết định sản xuất của nông hộ.
Kết quả kiểm định T Sig = 0,214 > 0,05 cho biết không có sự khác biệt về
tuổi giữa nhóm hộ SXNN và nhóm hộ có SXPNN ở mức ý nghĩa 5 %.
- 29 -
BẢNG 6. TUỔI CỦA CHỦ HỘ GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ
NHÓM HỘ
SXNN
NHÓM HỘ
SXPNN
TỔNG
n % n % n %
Dưới 30 tuổi 4 17,4 0 0 4 7,4
Từ 31 – 60 tuổi 14 60,9 26 83,9 40 74,1
Trên 60 tuổi 5 21,7 5 16,1 10 18,5
Tổng 23 100 31 100 54 100
Trung bình 48,04 51,26 49,89
Kiểm định T df = 52, Sig = 0,214
Nguồn: Điều tra các nông hộ ở Huyện Tam Bình
4.1.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ
BẢNG 7. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ
GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ
Đơn vị tính: năm
NHÓM HỘ
SXNN
NHÓM HỘ
SXPNN
TỔNG
n % n % n %
Cấp I 8 34,8 17 54,8 25 46,3
Cấp II 10 43,5 12 38,7 22 40,7
Câp III 5 21,7 1 3,2 6 11,1
Trên cấp III 0 0 1 3,2 1 1,9
Tổng 23 100 31 100 54 100
Trung bình 6,65 5,71 6,11
Kiểm định T df = 52, Sig = 0,256
Nguồn: Điều tra các nông hộ ở Huyện Tam Bình
Trình độ học vấn trung bình của các chủ hộ ở Huyện Tam Bình là lớp 6,
với trình độ này thì các chủ hộ đã đủ khả năng để có thể tiếp cận với các điều
kiện sản xuất mới và các nguồn vốn vay. Trình độ học vấn có sự biến động lớn từ
lớp 1 đến lớp 12 (từ cấp I đến cấp III), chủ yếu là cấp I chiếm 46,3 %.
- 30 -
Kết quả kiểm định T cho biết không có sự khác biệt về trình hộ học vấn
giữa nhóm hộ SXNN và nhóm hộ có SXPNN ở mức ý nghĩa 5 %.
4.1.1.3. Qui mô nhân khẩu
Qui mô nhân khẩu của các hộ gia đình ở Huyện Tam Bình cũng có sự biến
động lớn từ 1 - 8 người/hộ, trung bình là 5 người/hộ. Qui mô nhân khẩu trong các
nông hộ còn cao, trên 5 người/hộ chiếm 46,3 %, trong khi đó dưới 4 người/hộ
chiếm 53,7 %.
BẢNG 8. QUI MÔ NHÂN KHẨU GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ
Đơn vị tính : người
NHÓM HỘ
SXNN
NHÓM HỘ
SXPNN
TỔNG
n % n n % n
Dưới 4 12 52,2 17 54,8 29 53,7
Từ 5 – 6 10 43,5 9 29 19 35,2
Trên 7 1 4,3 5 16,1 6 11,1
Tổng 23 100 31 100 54 100
Trung bình 4,35 4,77 4,59
Kiểm định T df = 52, Sig = 0,043
Nguồn: Điều tra các nông hộ ở Huyện Tam Bình
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5 %, Sig = 0,043 < 0,05 cho biết có
sự khác biệt về qui mô nhân khẩu giữa 2 nhóm nông hộ.
4.1.1.4. Lao động của nông hộ
Lao động chính của các nông hộ trong nghiên cứu này bao gồm các thành
viên trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động có tham gia trực tiếp vào
SXNN. Dựa vào kết quả nghiên cứu thì lao động chính của nông hộ dao động từ
1 – 7 người/hộ, trong đó thì nhóm hộ có lao động trên 4 người/hộ chiếm tương
đối cao (50%), trung bình 3,57 người/hộ. Đây chính là nguồn lao động dồi dào
góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp của Huyện Tam Bình.
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5%, Sig = 0,317 > 0,05 thì không
có sự khác biệt về tổng số lao động giữa 2 nhóm hộ.
- 31 -
BẢNG 9. LAO ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ
Đơn vị tính : người
NHÓM HỘ
SXNN
NHÓM HỘ
SXPNN
TỔNG
n % n n % n
1 1 4,3 2 6,5 3 5,6
Từ 2 - 3 14 60,9 10 32,3 24 44,4
Trên 4 8 34,8 19 61,3 27 50
Tổng 23 100 31 100 54 100
Trung bình 3,04 3,97 3,57
Kiểm định T df = 52, Sig = 0,317
Nguồn : Điều tra các nông hộ ở Huyện Tam Bình
4.1.2. Nguồn lực sản xuất
BẢNG 10 : NGUỒN LỰC SẢN XUẤT GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ
NHÓM HỘ
SXNN
NHÓM HỘ
SXPNN
Diện tích
TB (m2)/hộ
Phương
sai
Diện tích
TB (m2)/hộ
Phương
sai
KIỂM ĐỊNH T
Đất ruộng 6.952,17 1.188,26 5.045,16 949,17 df=52,Sig=0,93
Đất vườn 2.767,04 391,60 3.033,55 633,25 df=52,Sig=0,26
Tổng 9.714,35 1.211,49 8.078,71 1.264,57 df=52,Sig=0,6
Nguồn : Điều tra các nông hộ ở Huyện Tam Bình
Nguồn lực sản xuất của các nông hộ ở Huyện Tam Bình được đánh giá
bằng diện tích đất nông nghiệp, đây là tài nguyên quan trọng nhất và cũng là
nguồn thu chính của các nông hộ. Trên địa bàn Huyện Tam Bình có 3 loại đất để
canh tác là đất ruộng, đất vườn, và đất màu, nhưng chủ yếu là đất ruộng và đất
vườn (chiếm 99,85%), còn lại là đất màu (chiếm 0,15%) rải rác ở một số xã. Mỗi
hộ gia đình được Nhà nước giao cho một số diện tích đất ruộng và đất vườn để
trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp…, các đất này nằm chủ yếu nằm ở gần
nhà của các nông hộ, vì vậy dễ dàng cho việc canh tác. Trong những năm qua,
nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ về vốn
- 32 -
của ngân hàng, các nông hộ đã tích cực đầu tư vào sản xuất, cải tạo vườn, phát
triển đặc sản của Huyện Tam Bình là cây Cam Sành trở thành thế mạnh của
ngành nông nghiệp Huyện.
Kết quả kiểm định T cho biết không có sự khác biệt về diện tích đất canh
tác giữa nông hộ SXNN và nông hộ có SXPNN.
4.1.3. Thu nhập
BẢNG 11. THU NHẬP HÀNG THÁNG GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ
Đơn vị tính: triệu đồng
NHÓM HỘ
SXNN
NHÓM HỘ
SXPNN
TỔNG
n % n n % n
Dưới 0,5 4 17,4 4 12,9 8 14,8
Từ 0,5 – 1 9 39,1 7 22,6 16 29,6
Từ 1 – 1,5 7 30,4 4 12,9 11 20,4
Từ 1,5 – 2 2 8,7 6 19,4 8 14,8
Từ 2 – 2,5 1 4,3 3 9,7 4 7,4
Từ 2,5 – 3 0 0 2 6,5 2 3,7
Từ 3 – 3,5 0 0 1 3,2 1 1,9
Từ 3,5 – 4 0 0 2 6,5 2 3,7
Trên 5 0 0 2 6,5 2 3,7
Tổng 23 100 31 100 54 100
Trung bình 12,91 26,94 20,96
Kiểm định T df = 52, Sig = 0,023
Nguồn: Điều tra các nông hộ ở Huyện Tam Bình
Nguồn thu chính của các nông hộ ở Huyện Tam Bình chủ yếu từ cây lúa,
cây ăn quả, chăn nuôi và thu từ hoạt động phi nông nghiệp. Thu nhập hàng tháng
của các nông hộ dao động rất lớn từ 0,5 triệu đồng – 5 triệu đồng/tháng, trung
bình là 20.693.000 đồng/năm/hộ trong đó thu nhập hàng tháng từ 0,5 triệu đồng
– 1 triệu đồng chiếm cao nhất (chiếm 29,6%), kế đến là thu nhập từ 1 triệu đồng
– 1,5 triệu đồng (chiếm 20,4%), và thu nhập dưới 0,5 triệu (chiếm 14,8%). Điều
- 33 -
đó chứng tỏ thu nhập của các nông hộ đã được cải thiện, nhưng số nông hộ có
thu nhập cao chưa nhiều.
Thu nhập từ
chăn nuôi
4%
Thu nhập từ vườn
20%
Thu nhập từ ruộng
63%
Thu khác
13%
Hình 5. Thu nhập của các nông hộ SXNN
Thu khác
8%
Thu nhập phi
nông nghiệp
47%
Thu nhập
từ vườn
9%
Thu nhập
từ ruộng
29%
Thu nhập từ
chăn nuôi
7%
Hình 6. Thu nhập của các nông hộ có SXPNN
Đối với nhóm nông hộ SXNN thì nguồn thu từ lúa và cây ăn quả là chủ
yếu (chiếm 83%), trong khi đó nhóm nông hộ có SXPNN, thì nguồn thu chủ yếu
từ việc làm thuê, làm công, buôn bán (chiếm 47%), còn nguồn thu từ lúa và cây
ăn quả thấp hơn so với nông hộ SXNN (chiếm 38%).
Đối với nguồn thu từ chăn nuôi, phần lớn các nông hộ có nguồn thu từ
chăn nuôi rất thấp. Các nông hộ thường chăn nuôi với số lượng nhỏ, mục đích
chăn nuôi là để tiêu dùng, để tiết kiệm. Do các nông hộ thiếu kinh nghiệm trong
- 34 -
chăn nuôi, chưa nắm bắt được xu hướng của thị trường, cho nên các nông hộ
chăn nuôi không có lợi nhuận thậm chí còn bị lỗ.
Kết quả kiểm định T, ở mức ý nghĩa 5 %, Sig = 0,023 < 0,05 cho biết là
có sự khác biệt về thu nhập giữa 2 nhóm nông hộ, cụ thể là nhóm hộ có SXPNN
có thu nhập cao hơn so với nhóm hộ SXNN.
4.1.4. Thói quen chi tiêu và tiết kiệm
BẢNG 12. CHI TIÊU GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ
Đơn vị tính: triệu đồng
NHÓM HỘ
SXNN
NHÓM HỘ
SXPNN
TỔNG
n % n n % n
Dưới 0,5 3 13 5 16,1 8 14,8
Từ 0,5 – 1 10 43,5 6 19,4 16 29,6
Từ 1 – 1,5 6 26,1 6 19,4 12 22,2
Từ 1,5 – 2 4 17,4 9 29 13 24,1
Từ 2 – 2,5 0 0 3 9,7 3 5,6
Từ 2,5 – 3 0 0 1 3,2 1 1,9
Tổng 23 100 31 100 54 100
Trung bình 24,36 25,98 25,29
Kiểm định T df = 52, Sig = 0,31
Nguồn: Điều tra các nông hộ ở Huyện Tam Bình
- Chi tiêu hàng tháng của các nông hộ dao động lớn từ 0,5 triệu đồng
– 3,5 triệu đồng/tháng, trong đó chi tiêu chủ yếu từ 0,5 triệu đồng – 1 triệu
đồng/tháng (29,6%), chi tiêu trung bình là 25.289.000 đồng/năm/hộ. Các khoản
chi tiêu chính chủ yếu là lương thực thực phẩm, giáo dục, y tế, giao thông bưu
điện, lãi ngân hàng, quần áo, điện nước, và văn hóa giải trí. Các nông hộ chủ yếu
đầu tư cho lương thực thực phẩm, giáo dục và y tế. Điều này cho thấy các nông
hộ ngày càng ý thức nâng cao trình độ học vấn và giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên,
hoạt động văn hóa và giải trí chưa được nhiều nông hộ quan tâm, nguyên nhân là
do các nông hộ không có nhiều thời gian rãnh, điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều
khó khăn.
- 35 -
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5 %, Sig = 0,31 > 0,05, cho biết
không có sự khác biệt về chi tiêu giữa 2 nhóm nông hộ. Tuy nhiên, các nông hộ
SXNN đầu tư cho lương thực thực phẩm, giáo dục cao hơn so với các nông hộ có
SXPNN, nhất là đầu tư cho giáo dục (11%), các khoản chi tiêu khác không có sự
khác biệt lớn.
Lương thực
Thực phẩm
60%
Lãi NH
9%
Quần áo
4%Văn hóa, giải trí
1%
Y tế
7%
Giao thông
Bưu điện
5%
Điện nước
3%
Giáo dục
11%
Hình 7. Chi tiêu của các nông hộ SXN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ huyện tam bình, tỉnh vĩnh long.pdf