Luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng phân bón hữu cơ ở Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .ix

LỜI MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu .3

3. Mục đích nghiên cứu .5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6

5. Phương pháp nghiên cứu .6

6.Kết cấu luận văn .7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG.8

1.1. Hành vi của người tiêu dùng.8

1.1.1. Lý Thuyết hành vi người tiêu dùng .8

1.1.2. Mô hình hành vi mua.9

1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng .10

1.3. Quá trình đi đến một quyết định mua sắm .15

1.4. Các mô hình nghiên cứu nền tảng hành vi mua .16

1.4.1. Thuyết nhận thức rủi ro TPR (Bauer, 1960) .16

1.4.2. Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975).17

1.4.3. Thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991) .17

1.4.4. Mô hình giá trị cảm nhận (Petrick, 2002).18

1.4.5. Mô hình Servqual và Servperf .19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.21

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở VIỆT NAM .22

2.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng phân

bón hữu cơ ở Việt Nam.22

pdf122 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng phân bón hữu cơ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ón lót. + Phân rác: Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp, Ưu điểm: Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng. Nhược điểm: Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác). + Than bùn: Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng. Ưu điểm: Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất. Nhược điểm: Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí. - Phân bón hữu cơ công nghiệp là loại phân bón được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác nhau để tạo thành phân bón tốt hơn so với nguyên liệu thô ban đầu. Hiện nay, phân bón hữu cơ công nghiệp chia thành các loại sau: phân hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón hữu cơ sinh học và phânhữu cơ vi sinh. + Phân bón vi sinh: Phân bón vi sinh là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm: vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật nấm đối kháng... 41 Ưu điểm: Bổ sung thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng, tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm (N), khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón. Nhược điểm: Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..) cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố đinh đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ đậu, Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nền cần bón bổ sung thêm phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho VSV, khiến tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ. + Phân bón hữu cơ sinh học: Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ. Ưu điểm: Có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng: bón lót, bón thúc, bón nuôi quả, Cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin, giúp cải tạo các đặc tính hóa học -sinh học – vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các độc tố trong đất. Bổ sung thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển giúp khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức 42 chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết, hạn chế sâu bệnh hại. Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu), thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích. Nhược điểm: Phân bón hữu cơ sinh học là giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, nhưng giá thành không phải là vấn đề, vì bù lại giá thành cao hơn nhưng có chất lượng tốt hơn, sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập. Ngoài ra, sẽ hạn chế tối đa hoặc không phải sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc BVTV, từ đó giảm được chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV, đảm bảo sức khỏe con người. + Phân bón hữu cơ vi sinh: Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệptừ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%. Ưu điểm: Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích. Nhược điểm: Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học. + Phân bón hữu cơ khoáng: Là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K. Phân bón hữu cơ khoáng có chứa trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học: N + P + K). Ưu điểm: Có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao. 43 Nhược điểm: Bón lâu ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất. 3.1.1.2. Sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam Phương thức sản xuất Ở Việt Nam phân bón hữu cơ hiện nay được sản xuất trong nước theo hai phương thức là ủ truyền thống và sản xuất công nghiệp. Sản xuất phân bón hữu cơ theo phương thức truyền thống thực hiện tại nông hộ là tận dụng phế phụ phẩm cây trồng và chất thải chăn nuôi thu gom tại trang trại nông hộ để làm nguyên liệu đầu vào. Phương thức sản xuất này đang tăng nhanh ở các địa phương có phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, đặc biệt là ở các địa phương có sự phối hợp vào cuộc đồng bộ từ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp sản xuất phân bón và thu mua nông sản trong việc chuyển giao quy trình sản xuất và cung ứng các chế phẩm vi sinh cho các nông hộ để sản xuất tại chỗ. Điển hình như Tập đoàn Quế Lâm, tập đoàn Lộc Trời, Tổng công ty Sông Gianh, v.v. đã hợp tác với nhiều địa phương trên cả nước để đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó chuyển giao cho các hộ nông dân quy trình tái sử dụng phụ phẩm trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày làm phân bón hữu cơ tại chỗ. Phương thức sản xuất công nghiệp trong nước tại các nhà máy có cơ sở hạ tầng, dây chuyền máy thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng bài bản với công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, quy mô công suất lớn (200.000 – 5000.000 tấn) cũng được quan tâm đầu tư ở Việt Nam và nhiều nhà máy đã đi vào hoạt động. Theo tài liệu hội nghị thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ của Bộ NN&PTNN, hiện nay, cả nước có 265 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 31,6% trong tổng số 838 nhà máy sản xuất phân bón và tăng gần 1,47 lần so với 180 nhà máy năm 2017. Năng lực sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt nam Sản xuất phân bón hữu cơ theo phương thức truyền thống tại nông hộ và sản xuất phân bón hữu cơ công nghiệp đều có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian gần đây. Do đó, công suất sản xuất phân bón hữu cơ trong hơn một năm qua cũng tăng lên đáng kể và tương ứng với sự tăng lên về số lượng nhà máy. Cụ thể, công suất 44 các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ hiện nay (tính đến tháng 11/2019) đạt 3,47 triệu tấn/năm, tăng 1,4 lần so với thời điểm tháng 12/2017. Dự kiến công suất sẽ đạt 4 triệu tấn/năm đến năm 2020.3 Công nghệ sản xuất trong nước Nhìn chung, các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ công nghiệp trong nước hiện nay đầu tư trang bị công nghệ sản xuất đơn giản hơn, mức đầu tư thấp hơn so với các công nghệ của các cơ sở sản xuất phân bón vô cơ với công suất tương đương. Dây chuyền máy thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ cơ bản bao gồm máy xúc; máy đảo trộn; máy nghiền, sàng; hệ thống sấy; hệ thống bơm phụ gia, phun vi sinh; hệ thống cân và đóng gói thành phẩm. Phần lớn dây chuyền máy thiết bị được tạo ra trong nước. Một số cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải, chất thải chăn nuôi, phụ phẩm cây trồng đã đầu tư lắp đặt các dây chuyền thiết bị tiên tiến từ các nước phát triển Đức, Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản.v.v như nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Dabaco, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương v.v. Bên cạnh các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ có dây chuyền công nghệ đơn giản, quy mô nhỏ thì đến nay đã có nhiều cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ trong nước đã cải tiến hoặc đầu tư mới các công nghệ, dây chuyền thiết bị hiện đại hơn với quy mô lớn hơn, cho phép tạo ra các sản phẩm phân bón hữu cơ có chất lượng tốt hơn, ổn định hơn, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn hữu cơ săn có trong nước. Điển hình như: Tập đoàn Quế Lâm đã đầu tư Nhà máy Quế Lâm biotech ở Vĩnh Phúc với tổng công suất 250.000 tấn/năm với các dây chuyền được tự động hoá toàn bộ từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất và đóng bao sản phẩm trong đó sử dụng các robot với công nghệ tiêu chuẩn Châu Âu; Công ty CP Công nghiệp Tiến Nông Thanh Hoá đang đầu tư nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học trong đó ứng dụng công nghệ sinh học và vi sinh tiên tiến 3 Nguồn: hội nghị thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ. 45 đang được áp dụng tại Đức để xử lý nguyên liệu hữu cơ thành sản phẩm phân bón có giá trị cao cho trồng trọt. Đặc biệt nhiều dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi đã ra đời với quy mô lớn hơn và quy trình, công nghệ khép kín, xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ chất lượng tốt. Các công nghệ sản xuất tiên tiến cho phép rút ngắn thời gian ủ/xử lý nguyên liệu đầu vào qua việc điều chỉnh chính xác nhiệt độ, độ ẩm, pH trong các thiết bị xử lý kết hợp sử dụng các chủng vi sinh vật chức năng tạo ra các sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng cao. Ngoài ra việc cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình thu gom, xử lý, cung cấp, nghiền, sàng nguyên liệu; quá trình sấy, tạo hạt, đóng bao trong các dây chuyền sản xuất hiện đại cho phép nâng cao năng suất lao động, công suất sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Nguyên liệu sản xuất Các nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, phong phú . Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê (2010 – 2015) nước ta ngành nông nghiệp hàng năm thải ra khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, bã cây ngô, mía; hơn 25 triệu tấn các loại phân trâu bò, lợn, gia cầm, phân người và xác bã riêng Đồng bằng Sông Cửu Long đã có hơn 23 triệu tấn rơm rạ, hơn 4,6 triệu tấn trấu và hơn 2,3 triệu tấn cám. Theo bộ Tài nguyên và môi trường, Việt Nam có nhiều mỏ than bùn rải rác khắp cả nước với 36.000 ha than bùn, trữ lượng 300 triệu khối từ U Minh Hạ đến Lạng Sơn với hàm lượng Acid Anmic cao. Chất thải chăn nuôi: Tính đến tháng 4 năm 2017 tổng đàn gia súc, gia cầm tập trung của Việt Nam có 2.519.411 con trâu; 5.496.557 con bò; 28.312.083 con lợn và 341.892.000 con gia cầm và ước tính thải ra khoảng 85 triệu tấn chất thải rắn (trâu: 13 triệu tấn, bò: 20 triệu tấn, lợn: 26 triệu tấn, gia cầm: 26 triệu tấn)4, trong đó mới có 20% chất thải được khai thác sử dụng hiệu quả vào các mục đích khác nhau như làm khí sinh học, phân bón, thức ăn cho cáChất thải chăn nuôi có hàm lượng chất hữu cơ, các nguyên tố khoáng đa lượng khá cao và có cả các chất dinh dưỡng trung vi lượng giúp độ phì 4Nguồn: thực trạng và giải pháp phát triển phân bón hữu cơ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. 46 nhiêu đất. Như vậy 80% chất thải chưa được sử dụng hiệu quả là nguồn nguyên liệu có giá trị tiềm năng rất lớn để sản xuất phân bón hữu cơ nếu được quản lý, sử dụng hiệu quả. Phụ phẩm trồng trọt: Khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu từ rơm rạ, thân lá ngô, đậu tương, phụ phẩm nhà máy đường,v.v. để bón lại cho đất theo nguyên lý “cây trồng hút gì phải trả lại cho đất đúng thứ đó cả về lượng và chủng loại”. nếu tái sử dụng phụ phẩm bón cho đúng cây trồng đó thì chúng ta có thể tiết kiệm ít nhất là 15-20% phân bón, trong khi chúng ta đang đốt bỏ khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, chứa khoảng 100.000 tấn N và 50.000 tấn P2O5, tương đương với trên 230.000 tấn urê. Đó là chưa kể 300 – 400 nghìn tấn K2O, một lượng SiO2 cao hơn nhiều và nhiều nguyên tố trung vi lượng khác.5 Chất thải từ công nghiệp chế biến nông sản thực vật, động vật: Chất thải công nghiệp chế biến là nguồn cung cấp nguyên liệu rất lớn cho các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ. Chỉ tính riêng lượng bả cà phê do 2 nhà máy Vina Café và Nestle Café thải ra hàng năm xấp xỉ 100.000 tấn6. Ngoài ra, bã dong giềng, bã mía, bã khoai mì, xương động vật, bã tôm, cua, ghẹ, phụ phẩm các nhà máy chế biến thủy hải sản,v.v. là các nguồn nguyên liệu hữu cơ có hàm lượng chất dinh dưỡng và lượng mùn khá cao cho sản xuất phân bón hữu cơ. Than bùn và các nguồn nguyên liệu tự nhiên: Việt Nam có khoảng 7,1 tỷ m3 than bùn, các mỏ tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long với chất lượng tính trung bình: C:17,29%; N:1,2%; P2O5: 0,16%; K2): 0,3%; pH:4,5; độ ẩm 12,8% 7 . Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp chất hữu cơ rất lớn để sản xuất phân hữu cơ. Ngoài ra, rong biển quanh bờ biển Việt Nam là nguồn nguyên liệu giàu kali, chất dinh dưỡng vi lượng hay quặng photphorit có nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Cao 5 Nguồn: https://nongnghiep.vn/phan-bon-huu-co-dang-lep-ve-bi-lang-quen-nhieu-thap-ky-d217153.html 6 Nguồn:https://nongnghiep.vn/phan-bon-huu-co-dang-lep-ve-bi-lang-quen-nhieu-thap-ky-d217153.html 7 Nguồn: Báo cáo phân tích ngành than 47 Bằng là nguồn nguyên liệu bổ sung lân và các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng tong quá trình sản xuất phân hữu cơ. Nguồn rác thải sinh hoạt: Phụ phẩm hữu cơ từ sinh hoạt các hộ gia đình, mùn rác, rác thải thành phố.v.v. Luợng rác sinh hoạt khổng lồ thải ra hàng ngày được thu gom, phân loại tại các nhà máy sử lý rác trên các tỉnh, thành phố của Việt Nam, đây là nguồn nguyên liệu rất phong phú để sản xuất phân bón hữu cơ nếu đầu tư công nghệ thích hợp. Thống kê sơ bộ nguồn nguyên liệu đầu vào của các nhà máy đang sử dụng hiện nay cho thấy sử dụng than bùn làm nguyên liệu chính để sản xuất phân bón hữu cơ là phổ biến nhất (59% nhà máy sử dụng), sau đó mới đến chất thải chăn nuôi (43%), tiếp theo là chất thải chế biện thực vật, phụ phẩm trồng trọt, chất thải chế biến động vật, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt hữu cơ và thấp nhất là rong, tảo biển. Hình 3.1: Tỷ lệ các nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ (Nguồn: Hội nghị thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng PBHC) Như vậy có thể thấy, ở nước ta có điều kiện rất thuận lợi để sản xuất phân bón hữu cơ, đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, bảo vệ độ phì nhiêu cũng như sức sản xuất của đất, góp phần quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp ổn định và theo hướng canh tác hữu cơ. Ngoài ra sử dụng phân bón hữu cơ cũng góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên có sự mất cân đối khá lớn giửa năng lực sản xuất và số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ so với phân bón vô cơ (chỉ bằng 1/10 về công suất và 1/19 59.1 43 33.2 17.9 16.2 8.1 5.1 Than bùn Chất thải chăn nuôi Chất thải chế biến thực vật Phụ phẩm trồng trọt Chất thải chế biến động vật, thuỷ sản Rác thải sinh hoạt hữu cơ Rong, tảo biển 48 số lượng sản phẩm). Do vậy cần phải có giải pháp kịp thời để thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. 3.1.2.Thực trạng về sử dụng phân bón hữu cơ tại Việt Nam Người Việt Nam đã sử dụng phân chuồng từ xa xưa cùng với nền văn minh lúa nước. Đặc biệt, vị trí của bèo hoa dâu sử dụng làm phân bón hữu cơ đã được xác định từ thế kỷ 19. Đến nay vẫn chưa rõ công nghệ làm phân ủ (compost) để bón cho ruộng xuất hiện lần đầu ở Việt Nam từ khi nào nhưng đến đầu thế kỷ 20, người ta đã biết sử dụng phân hoai mục để bón cho chè, có nghĩa là đã qua quá trình ủ. Bên cạnh đó, đã có nhiều phong trào cổ vũ người nông dân sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ như “Phong trào sạch làng tốt ruộng”, “Phong trào rừng điền thanh – biển bèo dâu – đồi cốt khí”, phong trào chuồng lợn 2 bậc,.v.v Vào những năm của thập kỷ 60 đến thế kỷ 20, do nguồn phân khoáng có hạn nên sử dụng phân chuồng bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ. Trong giai đoạn 15 năm (1980- 1995) việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ có giảm sút, nhưng từ năm 1995 lại đây do yêu cầu thâm canh, do sự khuyến khích sản xuất, sử dụng đã tăng lên đáng kể. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa cho thấy bình quân mỗi vụ cây trồng bón khoảng 8-9 tấn/ha/vụ, ước tính toàn quốc sản xuất, sử dụng khoảng 65-100 triệu tấn phân hữu cơ/năm. Thực tế hiện nay cho thấy do những đặc điểm như gọn nhẹ, tác động nhanh mà phân bón vô cơ được người nông dân ưa chuộng sử dụng trên đồng ruộng bất chấp những tác hại mà nó mang đến. Theo các số liệu của FAO, việc sử dụng phân bón mất cân đối, lạm dụng phân bón vô cơ đã dấn tới hiện tượng đất nông nghiệp đang suy giảm độ phì nhiêu, một số diện tích đã bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa, trong đó diện tích thoái hóa nặng đã lên tới 2,0 triệu ha. Bên cạnh những tác động xấu đến môi trường thì việc lạm dụng phân bón vô cơ cũng dẫn tới nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm như dư lượng kim loại nặng và nitrat trong sản phẩm nông nghiệp. Hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay đang rất thấp cũng do việc sử dụng mất cân đối phân bón vô cơ và hữu cơ. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao, ổn định ở những nơi bón phân cân đối tỷ lệ đạm hữu cơ và vô cơ. 49 Bón phân bón hữu cơ còn làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu bón 10 tấn phân chuồng/ha có thể giảm bớt được 40-50% lượng phân Kali cần bón. Ở một nghiên cứu khác, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô cơ trên cây lúa có thể tăng lên 30-40% trên nền bón phân bón hữu cơ so với nền không bón. Hiện nay chúng ta đang sử dụng các nguồn thông tin khác nhau để cho rằng hàng năm Việt Nam mới sử dụng khoảng 1,2 triệu tấn phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Như tác giả đã phân tích, phân bón hữu cơ của Việt Nam đến từ 5 nguồn chính: Phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp, phân chuồng do nông dân, trang trại tự ủ dạng compost, phân bắc và nước tiểu, phân xanh, tàn dư thực vật và phụ phẩm. Do vậy, nếu chỉ tính riêng phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp, có đăng ký là chưa đầy đủ, làm cho định hướng sản xuất bị sai lệch. Số lượng phân bón hữu cơ do nông dân, trang trại doanh nghiệp tự sản xuất, phân xanh, tàn dư thực vật và phụ phẩm nông nghiệp chưa được thống kê đầy đủ. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận rằng khối lượng phân bón hữu cơ các loại sử dụng bón cho cây trồng đang ngày càng giảm đi và mất cân đối nghiêm trọng so với phân bón vô cơ, do các nguồn nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ đang bị lãng phí nghiêm trọng. Bảng 3.1: Phương thức sử dụng chất thải chăn nuôi năm 2013 (ĐVT: %) STT Tỉnh Biogas Ủ Compost Không xử lý Khác 1 Sơn La 3,0 6,4 75,3 15,3 2 Lào Cai 2,8 5,3 62,0 29,9 3 Phú Thọ 2,7 17,4 65,4 14,5 4 Bắc Giang 4,2 21,6 56,1 18,1 5 Nam Định 5,4 15,3 43,0 36,3 6 Hà Tĩnh 5,0 8,0 64,3 22,7 7 Bình Định 3,6 6,4 57,0 33,0 8 Tiền Giang 4,0 9,2 63,0 23,8 9 Bến Tre 3,7 6,7 68,3 21,3 10 Sóc Trăng 2,5 3,2 68,0 26,3 Trung bình 3,7 10,0 62,2 24,1 (Nguồn: Báo cáo điều tra dự án LCASP) 50 Theo điều tra của dự án nông nghiệp carbon thấp (LCASP) tại 10 tỉnh vào năm 2013 thì có tới 62,2% lượng chất thải chăn nuôi bị bỏ đi/ thải ra môi trường và chỉ có 10% được sử dụng để ủ phân compost. Điều này liên quan chủ yếu đến quá trình chăn nuôi lợn thịt sử dụng quá nhiều nước và khan hiếm lao động. Bảng 3.2: Phương thức sử dụng rơm rạ năm 2013 (ĐVT: %) STT Tỉnh Chăn nuôi Đốt bỏ Vứt tại ruộng Trồng trọt Ủ phân Khác 1 Sơn La 10 75 5 - 5 5 2 Lào Cai 4 70 10 8 2 6 3 Phú Thọ 5 50 15 10 15 5 4 Bắc Giang 20 30 25 - 15 10 5 Nam Định 15 25 30 10 15 5 6 Hà Tĩnh 75 5 - 5 5 10 7 Bình Định 90 - - - 5 5 8 Tiền Giang 10 70 5 5 10 9 Bến Tre 30 50 10 5 5 10 Sóc Trăng 10 70 5 5 10 Trung bình 17,9 49,4 13,1 6,8 8,8 7,1 (Nguồn: Báo cáo điều tra dự án LCASP) Một phần nữa do người dân chưa ý thức được vai trò của phân bón hữu cơ cũng như quản lý chăn nuôi và chất thải chăn nuôi còn lỏng lẻo. Tương tự, với phụ phẩm trồng trọt có khối lượng lớn nhất là rơm rạ thì cũng có tới 49,4% bị đốt bỏ, có tỉnh đốt tới 75% và số lượng sử dụng cho việc ủ phân cũng chỉ đạt 8,8%. Như vậy, với việc lãng phí phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi hiện nay, hàng năm chúng ta đã mất đi hàng triệu tấn chất dinh dưỡng. 51 Bảng 3.3: Dinh dưỡng trong chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam năm 2013 Loại vật nuôi Chất thải rắn, 1000t/năm 1000 tấn/năm N N-NH4 P2O5 K2O Lợn 26.531 191,02 111,43 47,76 159,19 Gia cầm 2.640 29,21 13,73 10,3 11,62 Bò 20.060 88,27 44,13 14,04 102,31 Trâu 13.792 60,68 39,34 9,65 70,34 Cộng 63.023 369,18 208,63 81,75 343,46 (Nguồn: Báo cáo điều tra dự án LCASP) Ghi chú: % so với phân tươi: - N: lợn thịt 0,72; gia cầm: 1,11; trâu và bò: 0,44 - N-NH4: Lợn thịt:0,42; gia cầm: 0,52; trâu và bò: 0,22; - P2O5: Lợn thịt: 0,18; gia cầm: 0,39; trâu và bò: 0,07; - K2O: Lợn thịt: 0,18; gia cầm: 0 39; trâu và bò: 0,51; Một vấn đề khác trong sử dụng phân bón hữu cơ đó là người dân sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống theo kinh nghiệm, thói quen và sử dụng phân bón hữu cơ công nghiệp theo hướng dẫn chủ yếu của người bán hàng và nhãn mác sản phẩm. Có nghĩa là, hiện tại chưa có định hướng, tập huấn bài bản cho người nông dân về tác dụng của phân bón hữu cơ, cách thức phối hợp cân đối giữa phân bón vô cơ và hữu cơ. Người nông dân cũng có rất ít cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu về các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ cân đối hiệu quả. 3.2. Kết quả phân tích số liệu 3.2.1. Mẫu dữ liệu Thống kê giới tính chủ hộ Bảng 3.4: Tỷ lệ nam nữ chủ hộ mẫu khảo sát Giới tính chủ hộ Số người Tỷ trọng (%) Nam 92 52.6 Nữ 83 47.4 Tổng 175 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) 52 Nhìn vao biểu đồ ta thấy tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm phần lớn một chút 53%, nữ giới chiếm ít hơn 47%, con số thống kê này cho thấy khi khảo sát tỷ lệ giới tính khá cân bằng. Thống kê độ tuổi chủ hộ Bảng 3.5: Độ tuổi mẫu chủ hộ khảo sát Chỉ tiêu Số quan sát Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn Tuổi (Năm) 175 22 45.64 72 14.78 (Nguồn: Số liệu điều tra) Tuổi trung bình của chủ hộ trong 175 quan sát là 45,64 tuổi. Đây là độ tuổi thể hiện sự chín chắn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên theo nguồn điều tra thì đa phần chủ hộ trong độ tuổi lao động là gia đình hai thế hệ, chủ hộ theo dạng này thường là cha mẹ trong gia đình và là lực lượng sản xuất chính mang lại thu nhập. Thống kê số nhân khẩu trong hộ gia đinh Bảng 3.6: Số nhân khẩu trong mỗi hộ trong mẫu khảo sát Chỉ tiêu Số quan sát Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn Người 175 2.00 4.56 8.00 2.09 (Nguồn: Số liệu điều tra) Kết quả điều tra cho thấy số lao động trong mỗi gia đình trung bình gần 4,56 người. Con số này không cao tính trên một hộ gia đình ở nông thôn thường 2-3 thế hệ ở cùng. Với lực lượng lao động sẵn có trong gia đình đó là ưu thế, là nguồn nhân lực đáng kể có thể đáp ứng đủ nhu cầu về lao động phục vụ sản xuất làm giảm chi phí thuê mướn lao động. Do đó, sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ tiết kiệm đươc chi phí thuê mướn góp phần tăng thêm thu nhập, tạo nên tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các nông hộ và tạo nên sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa các hộ. Tuy nhiên, thực tế vào những thời điểm thu hoạch luôn thường xuyên tồn tại tình trạng thiếu lao động nên hộ phải thuê mướn, nhu cầu lao động rất cao vào thời điểm này. Do vậy, giá lao động thuê cũng tăng theo gây khó khăn cho việc thu hoạch và làm tăng chi phí sản xuất của hộ gia đình. 53 Thống kê về trình độ chủ hộ Bảng 3.7: Trình độ chủ hộ trong mẫu khảo sát Chỉ tiêu Số quan sát Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn Lớp 175 4 10.3143 12 1.73 (Nguồn: Số liệu điều tra) Trình độ học vấn của chủ hộ là số năm chủ hộ đi học. Yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của Nhà nước và khả năng ứng dụng thành tựu khoa học vào thực tế. Đồng thời nắm bắt được thông tin thị trường để có những quyết định đúng đắn trong quá trình trồng trọt sản xuất Nếu chủ nông hộ có trình độ học vấn cao nhanh chóng tiếp thu, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật hạn chế được các loại rủi ro xảy ra khi chăn nuôi trồng trọt, sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn trung bình của chủ nông hộ ở địa bàn nghiên cứu là 10,3 (10,3 năm đi học), tương đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_viec_lua_chon_s.pdf
Tài liệu liên quan