LỜI CAM ĐOAN .
LỜI CẢM ƠN .
TÓM TẮT .
ABSTRACT.
MỤC LỤC. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .v
DANH MỤC CÁC BẢNG. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH. vii
CHưƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .1
1.1 Giới thiệu.1
1.1.1. Đặt vấn đề .1
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài .2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
1.4. Bố cục của luận văn .4
CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .6
2.1 Một số khái niệm quan trọng .6
2.1.1 Khái niệm thực phẩm chức năng .6
2.1.2 Khái niệm ý định mua hàng .6
2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết.7
2.2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA).7
2.2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planned Behavior – TPB)
.8
2.3. Lược khảo tài liệu.9
2.3.1 Nghiên cứu về thái độ và ý định mua thực phẩm chức năng của người
tiêu dùng Thụy Điển (Christine Mitchell và Elin Ring, 2010) .9
2.3.2 Nghiên cứu kiến thức và sự chấp nhận thực phẩm chức năng trong giới
trẻ Malaysia (G. Rezai, P.K.Teng, Z. Mohanned và M.N Shamsudin (2012)) 10
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TPCN.
YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới.
(Nguồn: Phụ lục 4)
Kết quả của quá trình thảo luận tay đôi là không có biến nào bị loại bỏ. Biến
CCQ1 và CCQ2 ở thang đo gốc đƣợc tách ra để phù hợp với đặc điểm ngƣời Việt
Nam. Các biến tách ra từ CCQ1: gia đình (cha mẹ, anh chị ) tôi cho rằng tôi nên
mua TPCN, bạn bè tôi cho rằng tôi nên mua TPCN và đồng nghiệp tôi cho rằng tôi
nên mua TPCN. Từ thang đo CCQ2 là: gia đình tôi đều dùng TPCN, bạn bè tôi đều
dùng TPCN và đồng nghiệp tôi đều dùng TPCN.
Trong nhóm “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận”, sau khi tiến hành thảo
luận thì có 1 biến quan sát đƣợc thêm vào: “đối với tôi, việc sử dụng TPCN là dễ
dàng”.
28
Trong nhóm “ý định mua TPCN”, sau khi thảo luận, có 3 biến quan sát mới
đƣợc thêm vào: “tôi có ý định khuyên gia đình mua TPCN”, “tôi có ý định khuyên
bạn bè mua TPCN” và “tôi có ý định khuyên đồng nghiệp mua TPCN”.
3.2.2. Đánh giá sơ bộ thang đo
Việc đánh giá sơ bộ thang đo đƣợc tiến hành bằng nghiên cứu sơ bộ định
lƣợng. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện trên 55 ngƣời đƣợc chọn theo phƣơng pháp
thuận tiện (gửi bảng khảo sát trực tiếp đến đối tƣợng khảo sát). Những ngƣời thực
hiện khảo sát sẽ thực hiện bằng cách điền vào bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi
khảo sát là bảng câu hỏi sau khi đã tiến hành nghiên cứu định tính, đƣợc trình bày
trong bảng 3.2. Nghiên cứu sơ bộ định lƣợng sẽ đƣợc xử lý dữ liệu bằng phần mềm
SPSS nhằm để đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.
Mục đích của nghiên cứu sơ bộ là để loại bỏ các biến rác. Nếu các biến rác này vô
tình gộp chung với các biến khác trong EFA, chúng ta sẽ không có cơ sở để giải
thích chúng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả sau khi đánh giá sơ bộ thang đo đƣợc trình bày trong Phụ lục 5, các
biến quan sát đều phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất và không biến nào bị
loại bỏ khỏi mô hình.
3.2.3. Đánh giá chính thức
Bảng câu hỏi điều tra trong nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện qua 2
bƣớc. Đầu tiên, dựa vào cơ sở lý thuyết và nhu cầu nghiên cứu, bảng câu hỏi để
nghiên cứu sơ bộ đƣợc hình thành. Sau khi khảo sát và kiểm định thang đo với bảng
khảo sát sơ bộ, nghiên cứu có bảng khảo sát cho nghiên cứu định lƣợng chính thức.
Và bảng khảo sát này không đổi so với nghiên cứu sơ bộ định lƣợng.
Bảng 3.2. Thang đo chính thức
Thái độ đối với việc mua TPCN
TD1 Tôi nhận thấy TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe của tôi.
TD2 Tôi thấy rằng việc sử dụng TPCN là một phần của cuộc sống thƣờng ngày.
TD3
Tôi nhận thấy việc dùng TPCN là cách thuận tiện để có thể có đƣợc những
dƣỡng chất cần thiết cho cuộc sống thƣờng ngày.
29
TD4 Tâm trạng của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
TD5 Vẻ bề ngoài của tôi đƣợc cải thiện khi tôi dùng TPCN.
TD6 Tôi thấy việc dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh.
TD7 Tôi có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật khi dùng TPCN thƣờng xuyên.
Chuẩn chủ quan
CCQ1 Gia đình (cha mẹ, anh chị ) tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ2 Bạn bè tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ3 Đồng nghiệp tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ4 Gia đình tôi đều dùng TPCN.
CCQ5 Bạn bè tôi đều dùng TPCN.
CCQ6 Đồng nghiệp tôi đều dùng TPCN.
Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận
KS1 Tôi tự tin sử dụng TPCN trong thời gian tới.
KS2 Đối với tôi, việc sử dụng TPCN là dễ dàng.
KS3 Nếu tôi muốn, tôi có thể mua TPCN.
KS4 Tôi hoàn toàn tự quyết định việc tôi sử dụng TPCN.
Sự an toàn khi dùng TPCN
AT1 Tôi sợ rằng TPCN sẽ có các tác dụng phụ.
AT2 Tôi không biết TPCN có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ thể tôi.
AT3 Tôi suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có thể có khi dùng TPCN.
AT4 Tôi nhận thấy TPCN ảnh hƣởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều.
Ý định mua TPCN
YD1 Tôi có ý định mua TPCN.
YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới.
YD3 Tôi có ý định khuyên gia đình mua TPCN.
YD4 Tôi có ý định khuyên bạn bè mua TPCN.
YD5 Tôi có ý định khuyên đồng nghiệp mua TPCN.
(Nguồn: Phụ lục 4)
Bảng 3.2 trình bày bảng khảo sát trong nghiên cứu chính thức định lƣợng.
Bảng hỏi điều tra sơ bộ đƣợc trình bày trong Phụ lục 2. Trên cơ sở điều chỉnh bảng
hỏi sơ bộ, bảng hỏi chính thức đƣợc hình thành và trình bảy trong phụ lục 3.
3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu
- Tổng thể nghiên cứu: là những ngƣời đã biết về TPCN nhƣng chƣa từng
dùng.
30
- Phƣơng pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu trong mô hình nghiên cứu đƣợc
thực hiện theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp này là chọn mẫu phi
xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng
pháp thuận tiện. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp
cận của đối tƣợng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp đƣợc
đối tƣợng. Phƣơng pháp này cho phép nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu
bằng phƣơng pháp thuận tiện - là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà
họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Kích thƣớc mẫu: tỷ lệ mẫu trên số biến quan sát phải đạt tối thiều là 5:1
(Bollen, 1986). Nhƣ vậy, nghiên cứu có 26 biến quan sát nên số lƣợng khảo sát tối
thiểu phải là 26x5 = 130 phiếu khảo sát.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
+ Số liệu thứ cấp
Đƣợc thu thập từ các tài liệu đƣợc chọn lọc từ niên giám thống kê, báo cáo
tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long, các bài viết đƣợc đăng trên tạp chí và các
công trình nghiên cứu khoa học.
+ Số liệu sơ cấp
Để thực hiện nghiên cứu, các khái niệm đƣợc đo lƣờng bằng các biến quan sát
và các biến quan sát đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 mức độ: theo thứ tự từ 1
đến 5, thể hiện mức độ đồng ý tăng dần (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không
đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý) của ngƣời tiêu dùng
trong tình Vĩnh Long. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm 2 phần: thông tin khảo sát và
thông tin cá nhân. Thang đo gồm 26 biến quan sát. Trong đó, 21 biến quan sát đầu
tiên đƣợc sử dụng để đo lƣờng 4 biến độc lập và 5 biến quan sát cuối là đo lƣờng
biến phụ thuộc. Sau khi thu thập thông tin, các bảng phỏng vấn đƣợc xem xét và
loại đi những bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu, sau đó mã hóa, nhập liệu và làm
sạch dữ liệu bằng SPSS 16. Phần mềm này giúp tác giả phân tích dữ liệu, kiểm định
thang đo và mô hình lý thuyết..
3.4. Mô tả về mẫu khảo sát
31
Tổng số lƣợng mẫu khảo sát là 350, bảng khảo sát đƣợc gửi trực tiếp đến đối
tƣợng khảo sát. Những ngƣời thực hiện khảo sát sẽ thực hiện bằng cách điền vào
bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát là bảng câu hỏi sau khi đã tiến hành
nghiên cứu định tính, đƣợc trình bày trong bảng 3.2 Số lƣợng phản hồi cho mẫu
khảo sát là 251 chiếm tỷ lệ 71,71%. Trong tổng số 251 mẫu nhận đƣợc, có 49 phiếu
không hợp lệ (chƣa biết đến TPCN, đã sử dụng TPCN, bỏ trống câu hỏi, một số
khảo sát giống nhau từ đầu đến cuối, không nằm trong độ tuổi khảo sát). Số lƣợng
mẫu khảo sát cuối cùng là 202 đạt tỉ lệ 57,71% của tổng số mẫu khảo sát phát ra.
Trong đó mẫu đƣợc chia theo tỷ lệ nhƣ sau:
- Tại trƣờng đại học Cửu Long khảo sát 20 ngƣời;
- Tại trƣờng xây dựng Miền Tây khảo sát 30 ngƣời;
- Tại trƣờng Sƣ phạm Kỹ Thuật khảo sát 20 ngƣời;
- Tại Nhà thuốc Khải Hoàn khảo sát 20 ngƣời;
- Tại Nhà thuốc Thanh Tân khảo sát 20 ngƣời;
- Tại siêu thị Coopmart khảo sát 38 ngƣời;
- Tại Công ty cổ phần dƣợc phẩm Cửu Long khảo sát 34 ngƣời;
- Tại Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Vĩnh Long khảo sát 20 ngƣời.
3.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu sau khi thu thập: nghiên cứu này sử dụng
phƣơng pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của thang đo, phân tích hồi quy để kiểm
định giả thuyết nghiên cứu.
3.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Công cụ phân tích đầu tiên mà tác giả sử dụng là hệ số Cronbach Alpha để
loại bỏ các biến có độ tin cậy của thang đo thấp vì những biến này có thể tạo ra các
nhân tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Các tiêu chí thống
kê đƣợc sử dụng trong phân tích này bao gồm: loại các biến quan sát có hệ số tƣơng
quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6. Cụ thể:
32
Cronbach Alpha > 0,8 thì độ tin cậy của thang đo là tốt, từ 0,7 đến 0,8 thì độ tin cậy
của thang đo là sử dụng đƣợc, từ 0,6 đến 0,7 thì có thể sử dụng đƣợc trong các
nghiên cứu mới.
Trong nghiên cứu này, luận văn sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach Alpha
bằng hoặc lớn hơn 0,6 và các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn
0,3.
3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để
xem xét sự tác động của các yếu tố thành phần đến ý định sử dụng TPCN có độ kết
dính cao hay không và chúng có thể rút gọn lại thành một số yếu tố ít hơn để xem
xét hay không. Các tham số thống kê trong phân tích EFA nhƣ sau:
Đánh giá chỉ số Kaiser-Mayer (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố khám phá. Nếu KMO nằm trong khoảng từ 0,5 – 1 thì phân tích nhân tố
khám phá sẽ phù hợp.
Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tƣơng quan giữa các biến số
quan sát bằng 0. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig <0,05) thì các biến có
tƣơng quan với nhau trong tổng thể.
Các hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị
loại bỏ để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến. Phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là
Principal Components và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1,
tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng các tiêu chuẩn sau để thực
hiện phân tích nhân tố khám phá EFA:
- KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1.
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05).
- Loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5 và điểm dừng
khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn
hơn 50%.
33
- Chênh lệch giữa các trọng số nhân tố của một biến quan sát phải ≥ 0,3 để
tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
3.5.3. Phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính.
Phân tích hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để kiểm định mối tƣơng quan
tuyến tính giữa các biến trong mô hình, giữa các biến độc lập với nhau và giữa biến
phụ thuộc và biến độc lập. Có hai phƣơng án để đánh giá mức độ tƣơng quan trong
phân tích hồi quy tuyến tính là qua đồ thị phân tán hoặc hệ số tƣơng quan Pearson.
Trong đó, hệ số tƣơng quan Pearson càng tiến đến 1 thì hai biến có mối tƣơng quan
càng chặt chẽ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ngoài ra, tác giả cũng xem xét mối tƣơng quan giữa các biến độc lập với
nhau để đảm bảo đa cộng tuyến không xảy ra và đảm bảo mô hình hồi quy tuyến
tính sử dụng đƣợc. Hệ số đa cộng tuyến có thể đƣợc kiểm định thông qua hệ số
phóng đại phƣơng sai (VIF), VIF > 10 thì sẽ xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến
(Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Sau khi phân tích tƣơng quan giữa các biến sử dụng, tác giả sẽ thực hiện các
kỹ thuật hồi quy dựa trên ƣớc lƣợng trung bình nhỏ nhất (OLS) với điều kiện là
phân phối chuẩn đƣợc đảm bảo. Kết quả của hồi quy tuyến tính sẽ giúp kiểm định
các giả thuyết đã nêu ra trong chƣơng 2. Bên cạnh đó, hệ số góc thu đƣợc trong
phƣơng trình hồi quy tuyến tính sẽ đại diện cho mức độ ảnh hƣởng của từng biến
độc lập đến biến phụ thuộc. Trong trƣờng hợp các biến sử dụng cùng một thang đo
định danh có giá trị từ 1 đến 5, thì hệ số góc càng lớn thì biến độc lập càng có ảnh
hƣởng mạnh đến biến phụ thuộc hơn so với các biến độc lập khác.
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng các tiêu chuẩn sau trong
phân tích hệ số tƣơng quan và phân tích hồi quy tuyến tính:
- Hệ số R2 điều chỉnh là hệ số thể hiện phần biến thiên của ý định mua
TPCN đƣợc giải thích bằng các biến quan sát.
- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính
tổng thể.
34
- Đánh giá mức độ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông
qua hệ số Beta.
- Cuối cùng, nhằm đánh giá kết quả phân tích hồi quy là phù hợp, các dò tìm
vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính đƣợc thực hiện. Các giả định
đƣợc kiểm định bao gồm giả định về liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập, tính
độc lập của phần dƣ và hiện tƣợng đa công tuyến.
3.5.4. Phân tích sự khác biệt về xu hướng sử dụng theo các đặc điểm về
nhân chủng học bằng kiểm định T-Test và ANOVA.
Sau khi có kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả sẽ tiến hành phân tích
sự khác biệt về ý định mua TPCN của ngƣời dân ở tỉnh Vĩnh Long theo các thông
tin về nhân chủng học bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và
thu nhập. Mục đích của phân tích này nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho
những nhà phân phối hay những nhà sản xuất TPCN có chiến lƣợc marketing toàn
diện hơn đến ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Vĩnh Long. Kiểm định thực hiện thông qua hai
bƣớc:
Bƣớc 1: Kiểm định Levene H0: “Phƣơng sai bằng nhau”
Sig < 0,05: bác bỏ H0
Sig ≥ 0,05: chấp nhận H0 => đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA
Bƣớc 2: Kiểm định One – Way ANOVA H0: “Trung bình bằng nhau”
Sig > 0,05: bác bỏ H0 => chƣa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt.
Sig ≤ 0,05: chấp nhận H0 => đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt.
Khi có sự khác biệt thì có thể phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt nhƣ
thế nào giữa các nhóm quan sát.
Tóm tắt chƣơng 3
Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu và quy
trình nghiên cứu. Theo đó, bảng khảo sát sơ bộ đƣợc xây dựng từ cơ sở lý thuyết và
đƣợc điều chỉnh thông qua khảo sát sơ bộ. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng
định tính và định lƣợng để điều chỉnh mô hình cho phù hợp. Nghiên cứu chính thức
đƣợc thực hiện hoàn toàn bằng định lƣợng. Dữ liệu thu thập đƣợc phân tích bằng
35
phần mềm SPSS theo quy trình: phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố và phân tích
hồi quy.
36
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ kết quả khảo sát đƣợc thu thập, chƣơng 4 sẽ tiến hành phân tích dữ liệu
đƣợc khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0. Các phân tích dữ liệu trong chƣơng này
gồm có: phân tích thống kê mô tả mẫu, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố, phân
tích hồi quy và kiểm định mô hình lý thuyết và cuối cùng là kiểm định ANOVA để
xem sự khác biệt về ý định mua TPCN khác nhau nhƣ thế nào trong các nhóm độ
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.
4.1. Phân tích thống kê mô tả
Bảng 4.1. Mô tả thông tin đối tƣợng khảo sát
Tiêu chí Tần số (người) Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 96 47,52
Nữ 106 52,48
Tổng 202 100
Độ tuổi
Từ 18-25 tuổi 55 27,23
Từ 26-35 tuổi 61 30,20
Từ 36-45 tuổi 67 33,17
Từ 45-60 tuổi 19 9,41
Tổng 202 100
Trình độ học vấn
Phổ thông 5 2,48
Trung cấp, cao đẳng 83 41,09
Đại học 88 43,56
Sau đại học 26 12,87
Tổng 202 100
Nghề nghiệp
Học sinh/ Sinh viên 70 34,65
37
Nhân viên văn phòng 32 15,84
Chuyên viên kỹ thuật 34 16,83
Quản lý 25 12,38
Nội trợ 28 13,86
Khác 13 6,44
Tổng 202 100
Thu nhập
Dƣới 5 triệu đồng 7 3,47
Từ 5 đến dƣới 10 triệu đồng 65 32,18
Từ 10 đến dƣới 15 triệu đồng 88 43,56
Trên 15 triệu đồng 42 20,79
Tổng 202 100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)
Kết quả khảo sát về giới tính: Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tỉ lệ
ngƣời đƣợc khảo sát là nam hay nữ chênh lệch nhau không nhiều. Cụ thể, có 106
ngƣời tham gia là nữ chiếm 52,48%, 96 ngƣời tham gia là nam chiếm 47,52%.
Kết quả khảo sát về độ tuổi: có 55 ngƣời có độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm
27,23%, có 61 ngƣời từ 26 đến 35 tuổi chiếm 30,2%, có 67 ngƣời từ 36 đến dƣới 45
tuổi chiếm 33,17%, có 19 ngƣời từ 46 đến dƣới 60 tuổi chiếm 9,41%. Trong 202
ngƣời đƣợc khảo sát có độ tuổi từ 18 đến 45 chiếm hơn 90%, trong đó nhóm tuổi từ
36-45 chiếm cao nhất.
Kết quả khảo sát về trình độ học vấn: Nghiên cứu này đƣợc khảo sát trên 5
ngƣời có trình độ học vấn trung học phổ thông, 83 ngƣời có trình độ trung cấp - cao
đẳng, 88 ngƣời có trình độ đại học và 26 ngƣời có trình độ sau đại học. Tính theo tỷ
lệ phần trăm, số ngƣời tham gia khảo sát theo trình tự trên lần lƣợt là 2,48%,
41,09%, 43,56% và 12,87%. Kết quả cho thấy hầu hết đáp viên đƣợc hỏi có học vấn
từ trung cấp trở lên chiếm hơn 97%. Trình độ học vấn cao giúp ngƣời tiêu dùng dễ
dàng tìm hiểu, lựa chọn cũng nhƣ cho đánh giá tốt hơn về thực phẩm chức năng
cũng nhƣ bảng câu hỏi.
38
Kết quả khảo sát về nghề nghiệp: Đối tƣợng đƣợc khảo sát đến từ các ngành
nghề khác nhau, trong đó cao nhất là sinh viên có 70 ngƣời tham gia, chiếm tỷ lệ
34,65%; kế đến là chuyên viên kỹ thuật 16,83% (34 ngƣời); nhân viên văn phòng
đứng vị trí thứ ba 15,84% (32 ngƣời); nội trợ đứng vị trí thứ tƣ chiếm 13,86% (28
ngƣời); vị trí thứ năm là quản lý: 25 ngƣời, chiếm 12,38% và những ngành nghề
khác có 13 ngƣời, chiếm 6,44%. Với kết quả thu đƣợc ta thấy đối tƣợng khảo sát
đƣợc phân bố rộng khắp, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, điều này sẽ cho kết
quả đánh giá tốt hơn, bao quát và khách quan hơn.
Kết quả khảo sát về thu nhập: có 7 ngƣời có thu nhập dƣới 5 triệu đồng
chiếm 3,47%, 65 ngƣời thu nhập từ 5 đến dƣới 10 triệu đồng chiếm 32,18%, có 88
ngƣời có thu nhập từ 10 đến dƣới 15 triệu đồng chiếm 43,56%, có 42 ngƣời có thu
nhập từ 15 triệu đồng trở lên chiếm 20,79%. Ta thấy thu nhập trung bình hàng tháng
của đáp viên có đến hơn 95% có thu nhập trung bình hàng tháng từ 5 triệu đồng trở
lên. Với mức thu nhập này cũng xem nhƣ phù hợp với nghề nghiệp của đáp viên là
nhân viên văn phòng, chuyên viên kỹ thuật, quản lý,
4.2. Phân tích độ tin cậy
Thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ kiểm định Cronbach
Alpha. Hệ số α của Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ
chặt chẽ của các biến trong thang đo với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Thông thƣờng một hệ số α đƣợc đánh giá là tốt khi nó ở trong khoảng [0,75 -
0,95]. Tuy nhiên giá trị Cronbach Alpha ở mức 0,6 là có thể đảm bảo độ tin cậy và
đƣợc chấp nhận. Hệ số Cronbach Alpha bằng 1 (trùng lắp hoàn toàn) cho thấy các
biến đo lƣờng trong thang đo cùng làm một việc và chỉ cần một trong hai biến là đủ
(Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả phân tích độ tin cậy ở bảng 4.2 cho thấy các nhóm yếu tố đều có
Cronbach Alpha lơn hơn 0,6 và không có hai biến đo lƣờng nào trùng lắp hoàn toàn
nên thang đo đƣợc chấp nhận về mặt độ tin cậy.
39
Bảng 4.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha.
Biến
quan sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phƣơng sai
thang đo nếu loại
biến
Tƣơng
quan biến
tổng
Cronbach
Alpha nếu
loại biến
Thái độ đối với việc mua thực phẩm chức năng (TD), Cronbach Alpha =
0,847, n=7
TD1 24,62 6,864 0,390 0,856
TD2 24,98 5,915 0,721 0,807
TD3 25,01 6,398 0,497 0,843
TD4 25,02 6,203 0,693 0,813
TD5 24,77 6,008 0,674 0,815
TD6 24,60 6,350 0,636 0,821
TD7 24,79 6,208 0,645 0,819
Chuẩn chủ quan (CCQ), Cronbach Alpha = 0,920, n=6
CCQ1 18,94 5,115 0,853 0,893
CCQ2 18,87 5,486 0,771 0,905
CCQ3 18,77 6,866 0,361 0,949
CCQ4 18,91 5,220 0,914 0,885
CCQ5 18,95 5,106 0,836 0,896
CCQ6 18,89 5,341 0,889 0,889
Sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận (KS), Cronbach Alpha = 0,856, n=4
KS1 10,36 3,287 0,761 0,790
KS2 10,30 3,416 0,632 0,845
KS3 10,45 3,383 0,665 0,831
KS4 10,53 3,374 0,744 0,798
Sự an toàn khi dùng thực phẩm chức năng (AT), Cronbach Alpha = 0,742,
n=4
AT1 8,57 3,032 0,511 0,704
AT2 8,80 3,622 0,598 0,667
AT3 9,19 2,933 0,614 0,635
AT4 9,71 3,459 0,462 0,723
Ý định mua thực phẩm chức năng (YD), Cronbach Alpha = 0,919, n=5
YD1 14,60 6,809 0,710 0,917
40
YD2 14,43 6,495 0,835 0,894
YD3 14,49 6,251 0,826 0,894
YD4 14,71 6,196 0,776 0,905
YD5 14,70 6,082 0,824 0,895
((Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục 7)
Nhận xét:
Thang đo “thái độ đối với TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,847, hệ số
tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy,
các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc
phân tích nhân tố khám phá EFA. Tuy nhiên, khi loại biến TD1 thì độ tin cậy của
thang đo TD tăng lên từ 0,847 thành 0,856. Việc giữ hay loại bỏ biến TD1 sẽ
đƣợc phân tích tiếp trong phần phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo “chuẩn chủ quan” có hệ số Cronbach Alpha = 0,920, hệ số tƣơng
quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3; riêng biến
CCQ3, khi loại biến CCQ3 thì độ tin cậy của thang đo CCQ tăng lên từ 0,920
thành 0,949. Các biến còn lại đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc phân
tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo “sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” có hệ số Cronbach Alpha
= 0,856, hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn
0,3. Do đó, các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng
trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo “sự an toàn khi dùng TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,742,
hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do
vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong
việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo “ý định mua TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,919, hệ số
tƣơng quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy,
các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng trong việc
phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.3 Phân tích nhân tố
41
Phƣơng pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ
thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào
mối quan hệ giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát
thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Giá trị hội tụ và giá trị phân
biệt cũng đƣợc đánh giá thông qua bƣớc phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ,
2011).
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer-Olklin) là một chỉ số dùng để đánh giá sự phù
hợp của phân tích nhân tố. Nó so sánh độ lớn của hệ số tƣơng quan giữa hai biến
Xi và Xj với độ lớn của hệ số tƣơng quan riêng phần của chúng. Trị số KMO lớn
(từ 0,5 đến 1) thì bộ dữ liệu sẽ phù hợp để phân tích nhân tố. Các giá trị của
KMO và ý nghĩa: [0,9 – 1]: rất tốt, [0,8 – 0,9]: tốt, [0,7 – 0,8]: đƣợc, [0,6 – 0,7]:
tạm đƣợc, [0,5 – 0,6]: xấu (Kaiser, 1974, trích Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phƣơng pháp sử dụng phân tích nhân tố dùng trong nghiên cứu này là
Principal component với phép quay là Varimax. Việc phân tích nhân tố sẽ đƣợc
tiến hành với các biến quan sát độc lập và biến quan sát phụ thuộc, sau đó sẽ loại
bỏ từng biến có hệ số truyền tải thấp.
4.3.1 Phân tích nhân tố (EFA) lần 1
Lần 1 có 21 biến đƣợc đƣa vào phân tích theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn
hơn 1 thì có 5 nhân tố đƣợc rút ra. Hệ số KMO = 0,822 (> 0,5) đƣợc trình bảy ở
Phụ lục 8.1. Tuy nhiên, biến quan sát AT4 bị loại do hệ số truyền tải thấp nhất
(0,316). Về phần nội dung, biến AT4 (TPCN ảnh hƣởng xấu nếu dùng quá nhiều)
đƣợc đo lƣờng thông qua biến AT3 (suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có
thể có khi dùng TPCN) khi nói đến sự nguy hiểm khi sử dụng TPCN.
Biến AT4 có tác động thấp đến thang đo “Sự an toàn khi dùng TPCN” vì hiện
nay, trong TPCN đều có hƣớng dẫn chi tiết, chỉ định liều dùng nên việc sử dụng quá
nhiều là không thể.
4.3.2 Phân tích nhân tố (EFA) lần 2
42
Phân tích nhân tố lần 2, có 5 nhóm nhân tố đƣợc rút ra, đƣợc trình bảy ở Phụ
lục 8.2. Hệ số KMO để kiểm định sự phù hợp của phân tích nhân tố là 0,807 (> 0,5)
nên kết quả phân tích nhân tố này là phù hợp. Tuy nhiên biến quan sát TD1 có hệ số
tải thấp là 0,428 (< 0,5) nên bị loại bỏ. Phân tích giá trị nội dung, biến quan sát TD1
(TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe) đƣợc đo lƣờng thông qua các biến
đo lƣờng khác trong nhóm nhân tố TD nhƣ: TD7 (có thể ngăn ngừa đƣợc bệnh tật
khi dùng TPCN thƣờng xuyên), TD6 (dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống
khỏe mạnh) khi nói đến tác dụng ngăn ngừa bệnh tật. Thêm nữa, hệ số Cronbach
Alpha của nhân tố TD tăng lên khi loại biến TD1. Do đó, nghiên cứu này quyết định
loại biến TD1.
Việc biến TD1 có tác động thấp đến nhóm nhân tố “thái độ đối với việc mua
TPCN” có thể giải thích vì TPCN mới đƣợc quảng bá nhiều trong thời gian gần đây
nên đại đa số ngƣời tiêu dùng cũng mới chỉ sử dụng các sản phẩm này trong thời
gian ngắn. Vì vậy, những tác động lâu dài của TPCN chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức.
4.3.3 Phân tích nhân tố (EFA) lần 3
Lần 3, có 19 biến quan sát đƣợc đƣa vào phân tích, 4 nhóm nhân tố đƣợc rút
ra, đƣợc trình bảy ở Phụ lục 8.3. Hệ số KMO để kiểm định sự phù hợp của phân
tích nhân tố là 0,807 (> 0,5) nên kết quả phân tích nhân tố này là phù hợp. Tuy
nhiên, biến CCQ3 có hệ số truyền tải thấp hơn 0,5 là 0,490 nên tác giả xem xét loại
bỏ biến CCQ3 ra khỏi mô hình phân tích nhân tố lần 4
4.3.4 Phân tích nhân tố (EFA) lần 4
Sau khi phân tích nhân tố lần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_y_dinh_mua_thuc.pdf