Thang đo SERVQUAL bao phủkhá hoàn chỉnh mọi vấn đề đặc trưng cho chất
lượng của một dịch vụ. Tuy nhiên, như đã giới thiệu, mỗi ngành dịch vụcụthểcó
những đặc thù riêng của chúng. Ngành dịch vụgiải trí trực tuyến cũng vậy, nó cũng
có những đặc thù riêng có của nó. Vì vậy, nhiều biến quan sát của thang đo
SERVQUAL có thểkhông phù hợp cho trường hợp cụthểnày. Vì vậy, điều chỉnh
và bổsung là công việc không thểthiếu được.
Đểthực hiện công việc này, chúng tôi đã tổchức một cuộc thảo luận nhóm về
chủ đềdịch vụgiải trí trực tuyến. Với chỉmột câu hỏi “Khi sửdụng dịch vụgiải trí
trực tuyến này điều gì làm cho bạn thỏa mãn”, tất cảmọi người trong cuộc thảo luận
đều cho biết ý kiến của họ đâu là những yếu tốlàm cho họcảm thấy hài lòng nhất
khi sửdụng dịch vụgiải trí trực tuyến. Kết quảcho thấy có một sốbiến quan sát cho
các thành phần được điều chỉnh và bổsung, và người sửdụng tập trung vào các yếu
tốsau: có nhiều loại hình dịch vụgiải trí hơn đểlựa chọn; giờgiấc thì thoải mái,
thích lúc nào cũng được; có thểgiải trí một mình hoặc rủbạn bè cùng tham gia cũng
được; mình có thểvui chơi thoải mái mà không sợlàm phiền lòng người khác; có
thểcùng lúc vừa đọc tin tức vừa nghe nhạc vừa trò chuyện cùng bạn bè; chi phí cho
việc giải trí này không đáng kể; và đặc biệt là thoải mái thểhiện cá tính và sựsáng
tạo của mình,
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của người sử dụng loại hình giải trí trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i “Khi sử dụng dịch vụ giải trí
trực tuyến này điều gì làm cho bạn thỏa mãn”, tất cả mọi người trong cuộc thảo luận
đều cho biết ý kiến của họ đâu là những yếu tố làm cho họ cảm thấy hài lòng nhất
khi sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến. Kết quả cho thấy có một số biến quan sát cho
các thành phần được điều chỉnh và bổ sung, và người sử dụng tập trung vào các yếu
tố sau: có nhiều loại hình dịch vụ giải trí hơn để lựa chọn; giờ giấc thì thoải mái,
thích lúc nào cũng được; có thể giải trí một mình hoặc rủ bạn bè cùng tham gia cũng
được; mình có thể vui chơi thoải mái mà không sợ làm phiền lòng người khác; có
thể cùng lúc vừa đọc tin tức vừa nghe nhạc vừa trò chuyện cùng bạn bè; chi phí cho
việc giải trí này không đáng kể; và đặc biệt là thoải mái thể hiện cá tính và sự sáng
tạo của mình, …
Do đó, sau khi được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tính chất của cuộc
khảo sát, thang đo các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của người sử dụng bao gồm
28 biến quan sát đo lường 6 thành phần của nó. Thành phần tin cậy được đo lường
bằng 4 biến quan sát. Thành phần đáp ứng có 5 biến quan sát. Thành phần bảo đảm
có 5 biến quan sát. Thành phần chia sẻ có 4 biến quan sát. Thành phần phương tiện
hữu hình có 5 biến quan sát. Cuối cùng là thành phần chi phí có 5 biến quan sát.
Bảng 3.3: Thang đo SERVQUAL sau khi đã điều chỉnh
Thành phần tin cậy:
1. Khi bạn có thắc mắc hay vấn đề gì không hiểu thì bạn sẽ dùng internet để tìm
hiểu nó
2. Dịch vụ giải trí trực tuyến phù hợp với những sở thích của bạn ngay lần đầu tiên
bạn sử dụng
3. Những dịch vụ giải trí trực tuyến được cung cấp thể hiện một sự quan tâm đến
từng sở thích riêng của bạn
4. Ngay lần đầu tiên bạn sử dụng dịch vụ giải trí này, bạn cảm thấy rất thích
27
Thành phần đáp ứng:
5. Khi bạn cần thông tin, bạn có thể truy cập và tìm kiếm ngay trên internet
6. Dịch vụ giải đáp trực tuyến luôn trả lời các câu hỏi của bạn
7. Bạn luôn nhận được sự giúp đỡ bởi những người trong các câu lạc bộ trực tuyến
8. Bạn có thể sử dụng dịch vụ giải trí này bất kỳ lúc nào bạn muốn
9. Nguồn tài liệu, thông tin được cập nhật hàng ngày, hàng giờ trên internet
Thành phần bảo đảm:
10. Bạn cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến này
11. Dịch vụ giải trí trực tuyến này ngày càng tạo ra sự tin tưởng đối với bạn
12. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân bạn trên internet rất cao
13. Bạn có thể vui chơi giải trí thoải mái trên internet mà không sợ làm phiền lòng
người khác
14. Internet là nơi bạn thể hiện mọi khả năng và sự sáng tạo của mình
Thành phần chia sẻ:
15. Luôn có những người bạn trên internet quan tâm, chia sẻ cùng bạn
16. Nhũng gì bạn thích thú, quan tâm nhiều nhất đều có trên internet
17. Internet giống như người bạn đang trò chuyện với bạn
18. Internet là nơi mọi người có thể chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm kiến thức
quí báo của mình
Thành phần phương tiện hữu hình:
19. Giao diện của các trang web ngày càng đẹp và bắt mắt
20. Giao diện của các trang web ngày càng dễ dàng sử dụng
21. Có rất nhiều loại hình giải trí trực tuyến để bạn lựa chọn
22. Các dịch vụ trực tuyến ngày càng được cung cấp nhiều hơn
23. Bạn có thể sử dụng internet vào những lúc thuận tiện nhất đối với bạn
28
Thành phần chi phí:
24. Chi phí cho việc sử dụng Internet không đáng kể
25. Tốc độ đường truyền Internet ngày càng cao và giá ngày càng thấp
26. Hàng tháng bạn bỏ ra một khoảng chi phí không lớn cho Internet
27. So với các phương tiện giải trí khác thì chi phí cho dịch vụ giải trí trên Internet
thấp hơn nhiều
28. Dịch vụ giải trí trên Internet với một khoảng chi phí rất hợp lý
Thang đo sự thỏa mãn
29. Nhìn chung, bạn cảm thấy dịch vụ giải trí trực tuyến này rất hấp dẫn
30. Và bạn thường xuyên sử dụng các dịch vụ trực tuyến để làm phương tiện giải trí
31. Tóm lại, bạn hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ giải trí trực tuyến này
3.4. Tóm tắt
Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây
dựng, đánh giá các thang đo về mô hình lý thuyết và các yếu tố tác động vào sự thỏa
mãn của người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến tại TP.HCM. Phương pháp
nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu khám phá sử dụng kỷ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm để
khám phá các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của người sử dụng, dùng để điều
chỉnh và bổ sung vào thang đo SERVQUAL. Qua nghiên cứu này, các thang đo
lường các khái niệm nghiên cứu cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết đã được chuẩn bị sẵn, với một mẫu có
kích thước n = 354. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin
và kết quả nghiên cứu.
29
Chương 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu
Trong chương 3 đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Chương 4
này nhằm mục đích trình bày kết quả đánh giá, hoàn chỉnh các thang đo và kết quả
kiểm nghiệm mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra. Bên
cạnh đó cũng trình bày một số phân tích mô tả về mẫu nghiên cứu, và kết quả định
lượng các thang đo. Nội dung của chương này gồm các phần chính như sau: thông
tin về mẫu nghiên cứu; kết quả đánh giá sơ bộ thang đo; tiếp theo là khẳng định lại
thang đo và cuối cùng là kết quả của kiểm định mô hình lý thuyết cũng như các giả
thuyết đã đưa ra.
4.2. Thông tin mẫu nghiên cứu
Như trên đã trình bày, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Kích thước mẫu n = 354. Ban đầu 400 mẫu được phát ra, trong vòng 30 ngày điều
tra, nhập liệu thì kết quả có 354 mẫu hợp lệ và đúng mục đích khảo sát. Có 46 mẫu
bị loại do người được khảo sát không đánh đầy đủ thông tin hay thông tin bị loại do
người được điều tra đánh cùng một lựa chọn.
• Giới tính: Nam chiếm 49,7%; nữ chiếm 50,3%
• Độ tuổi của mẫu nghiên cứu: qua phân tích thông tin ta nhận thấy đa số
những người sử dụng dịch vụ giải trí này đều là những người trẻ. Độ
tuổi của những người được điều tra thể hiện qua bảng sau:
30
Bảng 4.1: Độ tuổi của những người trong mẫu nghiên cứu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Duoi 20 tuoi 77 21.8 21.8 21.8
21 - 30 216 61.0 61.0 82.8
31 - 40 54 15.3 15.3 98.0
Tren 40 tuoi 7 2.0 2.0 100.0
Total 354 100.0 100.0
Qua bảng trên chúng ta thấy những người trong độ tuổi 21 – 30 chiếm 61%,
những người trong độ tuổi dưới 20 tuổi chiếm 21,8%. Điều này chứng tỏ những
người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến đa số là giới trẻ.
• Nghề nghiệp: Chúng ta sẽ thấy rỏ hơn thông qua bảng sau
Bảng 4.2: Nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Sinh vien hoc sinh 140 39.5 39.5 39.5
Cong nhan vien van phong 160 45.2 45.2 84.7
Nghe nghiep khac 54 15.3 15.3 100.0
Total 354 100.0 100.0
Những người làm văn phòng chiếm (45,2%) đa số trong mẫu nghiên cứu, kế
đến là những bạn học sinh – sinh viên chiếm 39,5%.
• Thu nhập: Thu nhập của những người sử dụng dịch vụ giải trí trực
tuyến được thể hiện rỏ hơn qua bảng sau
Bảng 4.3: Thu nhập của mẫu nghiên cứu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Duoi 2 trieu 129 36.4 36.4 36.4
Tu 2 - 6 trieu 185 52.3 52.3 88.7
Tren 6 trieu 40 11.3 11.3 100.0
Total 354 100.0 100.0
31
Qua bảng trên chúng ta thấy những người có thu nhập dưới 2 tiệu đồng/tháng
chiếm 36,4%, những người có thu nhập từ 2 -6 triệu đồng/tháng chiếm 52,3%, và
những người có thu nhập trung bình tháng trên 6 triệu đồng/tháng chiếm 11,3%.
Tóm lại, qua thông tin có được từ mẫu nghiên cứu chúng ta thấy được rằng đa
số những người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến đều là những trẻ, chủ yếu là
những người đã đi làm, có thu nhập trung bình tháng từ 2 – 6 triệu đồng/tháng
chiếm đa số, kế đến là học sinh – sinh viên, những người của thời đại công nghệ
thông tin nên vấn đề tiếp cận và sử dụng dịch vụ này là đều tất nhiên.
4.3. Đánh giá các thang đo
Như đã trình bày ở chương 3, thang đo các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn
của người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến có 6 thành phần (1) tin cậy, được đo
lường bằng 4 biến quan sát (2) đáp ứng, đo lường bằng 5 biến quan sát (3) bảo đảm,
đo lường bằng 5 biến quan sát (4) chia sẻ, đo lường bằng 4 biến quan sát (5)
phương tiện hữu hình, đo lường bằng 5 biến quan sát (6) chi phí, đo lường bằng 5
biến quan sát. Thang đo mức độ thỏa mãn của người sử dụng được đo lường bằng 3
biến quan sát.
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hai công cụ chính:
* Hệ số tin cậy Cronbach alpha
* Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis)
Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến rác. Các biến có hệ
số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có
độ tin cậy Cronbach alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994)
Tiếp theo là phân tích nhân tố EFA theo phương pháp trích Principal Axis
Factoring với phép xoay Promax. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.4
sẽ tiếp tục bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được bằng
hoặc lớn hơn 50% .
32
4.3.1. Hệ số tin cậy Cronbach alpha
4.3.1.1. Thang đo các yếu tố tác động đến người sử dụng
Kết quả Cronbach alpha của các thành phần thang đo được trình bày trong các
bảng sau:
Bảng 4.4: Cronbach alpha của thang đo thành phần tin cậy
Scale Scale Corrected
Mean Variance Item- Alpha
if Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
V01 11.3870 3.3144 .4900 .6804
V02 11.5621 3.1307 .5824 .6257
V03 11.5565 3.2220 .5200 .6628
V04 11.1723 3.3668 .4716 .6908
Alpha = .7263
Thành phần tin cậy có Cronbach alpha là .7263. Các hệ số tương quan biến
tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt được tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ
nhất là .4716 (biến v04) và cao nhất là .5824 (biến v02). Vì vậy, các biến đo lường
thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.5: Cronbach alpha của thang đo thành phần đáp ứng
Scale Scale Corrected
Mean Variance Item- Alpha
if Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
V05 15.1780 4.3393 .5307 .6335
V06 15.4944 4.7266 .4628 .6629
V07 15.8588 5.0395 .3893 .6904
V08 15.4520 4.4410 .4525 .6691
V09 14.9887 4.6061 .5015 .6474
Alpha = .7095
33
Thành phần đáp ứng có Cronbach alpha là .7095. Các hệ số tương quan biến
tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là
.3893 (biến v07) và cao nhất là .5307 (biến v05). Vì vậy, các biến đo lường thành
phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.6: Cronbach alpha của thang đo thành phần bảo đảm
Scale Scale Corrected
Mean Variance Item- Alpha
if Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
V10 13.6441 7.2441 .5662 .6785
V11 13.5791 7.8818 .4478 .7200
V12 14.0763 7.2888 .4700 .7138
V13 13.6102 6.7654 .5581 .6793
V14 13.5424 7.2744 .5015 .7013
Alpha = .7440
Thành phần bảo đảm có Cronbach alpha là .7440. Các hệ số tương quan biến
tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là
.4478 (biến v11) và cao nhất là .5662 (biến v10). Vì vậy, các biến đo lường thành
phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.7: Cronbach alpha của thang đo thành phần chia sẻ
Scale Scale Corrected
Mean Variance Item- Alpha
if Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
V15 11.0904 4.2921 .4438 .6907
V16 10.8418 3.7483 .5548 .6244
V17 10.9718 3.9425 .5577 .6245
V18 10.6469 4.1158 .4674 .6782
Alpha = .7176
34
Thành phần chia sẻ có Cronbach alpha là .7176. Các hệ số tương quan biến
tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là
.4438 (biến v15) và cao nhất là .5577 (biến v17). Vì vậy, các biến đo lường thành
phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.8: Cronbach alpha của thang đo thành phần phương tiện hữu hình
Scale Scale Corrected
Mean Variance Item- Alpha
if Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
V19 16.2232 6.0775 .5830 .7529
V20 16.3588 5.3695 .7080 .7088
V21 16.2175 5.6381 .6667 .7247
V22 16.2486 5.7001 .6146 .7417
V23 16.3757 6.9264 .3183 .8295
Alpha = .7942
Thành phần phương tiện hữu hình có Cronbach alpha là .7942. Các hệ số
tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho
phép. Nhỏ nhất là .3183 (biến v23) và cao nhất là .7080 (biến v20). Vì vậy, các
biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.9: Cronbach alpha của thang đo thành phần chi phí
Scale Scale Corrected
Mean Variance Item- Alpha
if Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
V24 14.4718 9.5417 .6449 .8004
V25 14.2119 9.5329 .6276 .8057
V26 14.4435 9.8396 .6177 .8079
V27 14.1384 10.0119 .6139 .8088
V28 14.2599 9.9323 .6860 .7908
Alpha = .8357
35
Thành phần chi phí có Cronbach alpha là .8357. Các hệ số tương quan biến
tổng của các biến đo lường thành phần này khá cao và đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Nhỏ nhất là .6139 (biến v27) và cao nhất là .6860 (biến v28). Vì vậy, các biến đo
lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
4.3.1.2. Thang đo mức độ thỏa mãn của người sử dụng
Hệ số Cronbach alpha của thang đo khái niệm mức độ thỏa mãn của người sử
dụng đạt yêu cầu (.7017). Hơn nữa, các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo
lường khái niệm này cũng đạt được tiêu chuẩn cho phép là lớn hơn 0.3, nhỏ nhất là
v31 = .4537, và cao nhất là v30 = .6059. (xem bảng 4.10). Vì vậy, các biến đo
lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.10: Cronbach alpha của thang đo sự thỏa mãn
Scale Scale Corrected
Mean Variance Item- Alpha
if Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
V29 8.6667 .7271 .5035 .6320
V30 8.2062 .7307 .6059 .5028
V31 7.7825 .8166 .4537 .6880
Alpha = .7017
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.2.1. Thang đo chất lượng dịch vụ
Các biến đã đạt yêu cầu trong Cronbach alpha đều được đưa vào phân tích
EFA. Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Sampling Adequacy) được
dùng để phân tích sự thích hợp của các phân tích nhân tố. Phân tích chỉ được sử
dụng khi hệ số KMO có giá trị lớn hơn 0.5.
Cách tiến hành phân tích được thực hiện như sau:
36
Phân tích tổ hợp 28 biến quan sát và kết quả thu được như sau:
Hệ số KMO = .829 ở mức ý nghĩa sig là .000 trong kiểm định Bartlett’s test.
Kết quả EFA thu được 7 nhân tố tại eigenvalue là 1.018 (xem phụ lục). Tuy nhiên
biến v23 (thang đo thành phần phương tiện hữu hình) có trọng số không đạt yêu cầu
(.243<.40). Biến này trong phân tích Cronbach alpha tuy đạt yêu cầu nhưng trong
phân tích EFA thì không đạt. Do đó, biến này sẽ bị loại. Sau khi loại biến này và
tiến hành phân tích EFA các biến còn lại, ta được kết quả trong bảng sau:
Bảng 4.11: Kết quả EFA thang đo các yếu tố tác động sự thỏa mãn
Pattern Matrix(a)
Factor
1 2 3 4 5 6
V01 .056 .058 -.025 .606 -.033 -.008
V02 .026 -.087 -.007 .688 -.057 .179
V03 -.030 -.013 .023 .635 .009 .053
V04 -.034 .051 .081 .572 -.035 -.034
V05 -.103 .029 -.069 .133 .671 .035
V06 .011 -.013 -.011 -.173 .578 .113
V07 -.066 -.002 .020 -.197 .489 .157
V08 .122 .016 .144 .015 .556 -.158
V09 .077 -.093 -.038 .084 .628 -.104
V10 .075 .030 .691 -.081 -.077 -.064
V11 -.095 -.089 .664 .218 .032 -.098
V12 -.021 -.107 .507 -.195 -.082 .290
V13 .078 .092 .616 -.019 .057 -.048
V14 -.056 .024 .538 .078 .085 .116
V15 .084 -.123 .075 .096 -.061 .563
V16 .004 .141 .017 .036 .017 .558
V17 .039 .008 -.097 .035 .029 .695
V18 -.039 .222 .093 .045 .096 .411
V19 -.013 .664 -.043 .002 -.060 .081
V20 .062 .792 -.055 -.067 -.035 .040
V21 -.072 .859 .058 .022 -.017 -.086
V22 .021 .660 -.008 .050 .054 .005
V24 .706 -.027 .014 .057 .014 .036
V25 .589 .215 .087 .010 -.025 -.063
V26 .742 -.102 .029 -.102 -.003 .018
V27 .646 .048 -.065 .063 .065 .053
V28 .792 -.035 -.058 .005 -.013 .043
Eigenvalues 5.841 2.557 2.149 1.947 1.655 1.322
Phương sai trích 21.635 9.471 7.958 7.213 6.131 4.895
Cronbach alpha .8357 .8295 .7440 .7263 .7095 .7176
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
37
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a Rotation converged in 6 iterations.
Bảng 4.12: Kiểm định KMO và Bartlett’s test
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.825
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 3122.504
df 351
Sig.
.000
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 27 biến quan sát được nhóm thành 6
nhân tố. Các biến có trọng số đều lớn hơn .40 nên các biến quan sát đều quan trọng
trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0.825 nên EFA phù
hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s test có mức ý nghĩa .000, do vậy các biến
quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích được
bằng 57,303%, cho biết 6 nhân tố giải thích được 57,3% biến thiên của dữ liêu.
Các thành phần của thang đo các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ thỏa
mãn của người sử dụng và thang đo mức độ thỏa mãn sau khi thực hiện phân tích
EFA tương tự như nhau. Điều này, cho thấy mô hình đo lường có sự ổn định. Các
thành phần cụ thể của thang đo như sau:
• Nhân tố thứ nhất gồm 5 biến quan sát: Ký hiệu P
v24. Chi phí cho việc sử dụng Internet không đáng kể
v25. Tốc độ đường truyền Internet ngày càng cao và giá ngày càng thấp
v26. Hàng tháng bạn bỏ ra một khoảng chi phí không lớn cho Internet
v27. So với các phương tiện giải trí khác thì chi phí cho dịch vụ giải trí trên Internet
thấp hơn nhiều
v28. Dịch vụ giải trí trên Internet với một khoảng chi phí rất hợp lý
38
Nhân tố này liên quan đến chi phí mà người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến
phải bỏ ra để sử dụng thay vì họ phải bỏ ra một khoản chi phí tương tự hay lớn hơn
cho các dịch vụ giải trí khác nếu họ không sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến này.
Đây cũng là một trong những nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng.
Nhân tố này được ký hiệu là P.
• Nhân tố thứ hai gồm 4 biến quan sát: Ký hiệu TA
v19. Giao diện của các trang web ngày càng đẹp và bắt mắt
v20. Giao diện của các trang web ngày càng dễ dàng sử dụng
v21. Có rất nhiều loại hình giải trí trực tuyến để bạn lựa chọn
v22. Các dịch vụ trực tuyến ngày càng được cung cấp nhiều hơn
Nhân tố này liên quan đến những giao diện bên ngoài của một dịch vụ. Đối với
dịch vụ giải trí trực tuyến thì nó liên quan đến tính hấp dẫn, bắt bắt của các giao
diện, và có nhiều loại hình giải trí có thể sử dụng cùng lúc. Nhân tố này được ký
hiệu là TA.
• Nhân tố thứ ba gồm 5 biến quan sát: Ký hiệu S
v10. Bạn cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến này
v11. Dịch vụ giải trí trực tuyến này ngày càng tạo ra sự tin tưởng đối với bạn
v12. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân bạn trên internet rất cao
v13. Bạn có thể vui chơi giải trí thoải mái trên internet mà không sợ làm phiền lòng
người khác
v14. Internet là nơi bạn thể hiện mọi khả năng và sự sáng tạo của mình
Nhân tố này liên quan đến sự an toàn cả về vật chất và bảo mật thông tin cá
nhân của bạn, và cả vấn đề bạn có thể thoải mái sử dụng, tự do thể hiện những cá
tính, thế mạnh của cá nhân bạn. Nhân tố này được ký hiệu là S.
39
• Nhân tố thứ tư gồm 4 biến quan sát: Ký hiệu RE
v1. Khi bạn có thắc mắc hay vấn đề gì không hiểu thì bạn sẽ dùng internet để tìm
hiểu nó
v2. Dịch vụ giải trí trực tuyến phù hợp với những sở thích của bạn ngay lần đầu tiên
bạn sử dụng
v3. Những dịch vụ giải trí trực tuyến được cung cấp thể hiện một sự quan tâm đến
từng sở thích riêng của bạn
v4. Ngay lần đầu tiên bạn sử dụng dịch vụ giải trí này, bạn cảm thấy rất thích
Nhân tố này liên quan đến sự tin tưởng của bạn vào dịch vụ vui chơi trực tuyến
này. Thể hiện ở khả năng đáp ứng yêu cầu, sở thích của bạn ngay lần đầu tiên bạn
sử dụng dịch vụ. Nhân tố này được ký hiệu là RE
• Nhân tố thứ năm gồm 5 biến quan sát: Ký hiệu C
v5. Khi bạn cần thông tin, bạn có thể truy cập và tìm kiếm ngay trên internet
v6. Dịch vụ giải đáp trực tuyến luôn trả lời các câu hỏi của bạn
v7. Bạn luôn nhận được sự giúp đỡ bởi những người trong các câu lạc bộ trực tuyến
v8. Bạn có thể sử dụng dịch vụ giải trí này bất kỳ lúc nào bạn muốn
v9. Nguồn tài liệu, thông tin được cập nhật hàng ngày, hàng giờ trên internet
Nhân tố này thể hiện mức độ đáp ứng của dịch vụ này, thể hiện qua khả năng
cung cấp thông tin và giải đáp những thắc mắc của bạn, cung cấp thông tin nhanh
chóng và kịp thời đến bạn. Nhân tố này ký hiệu là C.
• Nhân tố thứ sáu gồm 4 biến quan sát: Ký hiệu E
v15. Luôn có những người bạn trên internet quan tâm, chia sẻ cùng bạn
v16. Nhũng gì bạn thích thú, quan tâm nhiều nhất đều có trên internet
v17. Internet giống như người bạn đang trò chuyện với bạn
40
v18. Internet là nơi mọi người có thể chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm kiến thức
quí báo của mình
Nhân tố này thể hiện sự chia sẻ của dịch vụ với những gì bạn quan tâm nhất.
bạn có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu
những gì bạn chưa biết qua những người khác thông qua dịch vụ. Nhân tố này ký
hiệu là E.
4.3.2.2. Thang đo mức độ thỏa mãn của người sử dụng
Đối với thang đo mức độ thỏa mãn của khách hàng, sau khi phân tích EFA
trích được 1 nhân tố tại eigenvalue là 1.888. Cụ thể ta xem bảng sau:
Bảng 4.13: Kết quả phân tích EFA của thang đo mức độ thỏa mãn
Component Matrix(a)
Component
1
V29 .785
V30 .851
V31 .740
Eigenvalue 1.888
Phương sai trích 62.94%
Cronbach alpha .7017
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a 1 components extracted.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.640
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 203.852
df 3
Sig.
.000
41
Qua bảng trên chúng ta thấy, chỉ có một nhân tố được rút trích, các biến có
trọng số đều lớn hơn .40 nên các biến quan sát đều quan trọng trong nhân tố sự thỏa
mãn của người sử dụng.
Hệ số KMO = 0,64, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s là .000. Phương sai
trích được bằng 62,94%. Do đó EFA là phù hợp. Các biến quan sát này đều đạt yêu
cầu cho các phân tích tiếp theo.
Như vậy, mô hình nghiên cứu ban đầu qua kết quả phân tích độ tin cậy
Cronbach và nhân tố khám phá EFA, các nhân tố ban đầu đều đạt yêu cầu và mô
hình ban đầu được giữ nguyên để thực hiện các kiểm định tiếp theo.
4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Mô hình lý thuyết được trình bày ở chương 2 có 7 khái niệm nghiên cứu, là
những cảm nhận của người sử dụng về (1) thành phần tin cậy, (2) thành phần đáp
ứng, (3) thành phần bảo đảm, (4) thành phần chia sẻ, (5) thành phần phương tiện
hữu hình, (6) thành phần chi phí và (7) sự thỏa mãn của người sử dụng dịch vụ giải
trí trực tuyến này. Trong đó, sự thỏa mãn của người sử dụng là khái niệm phụ
thuộc, 6 khái niệm còn lại là những khái niệm độc lập và được giả định là các yếu tố
tác động vào sự thỏa mãn của người sử dụng.
Tiến hành phân tích hồi qui để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác
động đến sự thỏa mãn của người sử dụng. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy
hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi
qui được thực hiện bằng phương pháp hồi qui tổng thể các biến (phương pháp enter)
với phần mềm SPSS 11.5.
Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội cho thấy mô hình có R2 = 0.565 và R2
được điều chỉnh là 0.557. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 55,7% hay
nói một cách khác đi là 55,7% sự biến thiên của biến sự thỏa mãn (SAT) được giải
thích chung của 6 biến quan sát.
42
Bảng 4.14: Kết quả hồi qui của mô hình
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
1
.751(a) .565 .557 .27023
a Predictors: (Constant), Chi phi, Tin cay, Dap ung, Bao dam,
Phuong tien huu hinh, Chia se
Bảng 4.15: Bảng phân tích phương sai ANOVA
ANOVA(b)
Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 32.852 6 5.475 74.980 .000(a)
Residual 25.340 347 .073
Total 58.192 353
a Predictors: (Constant), Chi phi, Tin cay, Dap ung, Bao dam, Phuong tien huu hinh, Chia se
b Dependent Variable: Su thoa man
Bảng 4.16: Bảng tóm tắt các hệ hố hồi qui
Coefficients(a)
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
Model
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) 1.064 .158 6.728 .000
Tin cay
.104 .026 .148 4.030 .000 .929 1.077
Dap ung
.217 .028 .278 7.636 .000 .948 1.055
Bao dam
.135 .024 .217 5.492 .00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- De tai chinh thuc.pdf