Luận văn Nghiên cứu chế biến bánh mì ngọt có bổ sung tảo lam Spirulina

MỤCLỤC

Trang

Lờicảm ơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . i

Nhận xét củacơsở thựctập . . . . . . . . . . . . . ii

Nhận xétcủa giáo viênhướngdẫn 1 . . . . . . . . . . . . iii

Nhận xétcủa giáo viênhướngdẫn 2 . . . . . . . . . . . . iv

Nhận xétcủa giáo viên phản biện . . . . . . . . . . . . v

Mụclục . . . . . . . . . . . . . . . . . . vi-x

Danhmục cácbảng . . . . . . . . . . . . . . . xi-xii

Danhmục các đồ thị . . . . . . . . . . . . . . . xiii

Danhmục các hình . . . . . . . . . . . . . . . . xiv

Danhmục cácsơ đồ. . . . . . . . . . . . . . . .xv

Danhmục cáctừ viếttắt . . . . . . . . . . . . . . xvi

Tómtắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . xvii

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chương 1:MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . 1-2

1.1. Đặtvấn đề. . . . . . . . . . . . . . . . . 1-2

1.2. Mục tiêu đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . 2

1.3. Nội dung nghiêncứu. . . . . . . . . . . . . .2

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chương 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU. . . . . . . . . . 3-37

2.1. Tổng quanvềtảo Spirulina . . . . . . . . . . . . 3-16

2.1.1.Lịchsử phát hiện vàsửdụng Spirulina . . . . . . . . . 3-4

2.1.2. Phân loại . . . . . . . . . . . . . . . . 4

2.1.3.Cấutạocủa vi khuẩn lam Spirulina. . . . . . . . . . 5-6

2.1.4. Thành phần dinhdưỡng . . . . . . . . . . . . . 6-8

2.1.4.1. Protein . . . . . . . . . . . . . . . . 6-7

2.1.4.2. Glucid . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

2.1.4.3. Lipid . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

2.1.4.4. Chất khoáng . . . . . . . . . . . . . . . 7

2.1.4.5. Cácsắctố. . . . . . . . . . . . . . . . 8

2.1.4.6. Vitamin . . . . . . . . . . . . . . . . 8

2.1.5. Tình hình nuôi trồng và phát triển Spirulina trên th ế giới và ở Việt Nam .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9-11

2.1.5.1. Tình hình nuôi trồng vitảo Spirulina trên th ế giới. . . . . 9-10

2.1.5.2. Tình hình nuôi trồngtảo Spirulina ở ViệtNam . . . . . . 10-11

2.1.6.Mộtsố nghiêncứu và ứngdụngcủa Spirulina trên thế giới. . . 11-15

2.1.7.Mộtsố ngiêncứuvề Spirulina ở Việt Nam . . . . . . . 15-16

2.2. Tổng quanvề bánh mì . . . . . . . . . . . . . 17-37

2.2.1.Nguồngốccủa bánh mì . . . . . . . . . . . . 17-18

2.2.2. Phân loại bánh mì . . . . . . . . . . . . . . 17

2.2.3.Nguy ên liệu . . . . . . . . . . . . . . . . 18

2.2.3.1.Bột mì . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

2.2.3.2.Nấm men . . . . . . . . . . . . . . . . 20

2.2.3.3.Nước . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

2.2.3.4. Muối ăn. . . . . . . . . . . . . . . . 21

2.2.3.5. Đường. . . . . . . . . . . . . . . . . 22

2.2.3.6.Bơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

2.2.3.7. Trứng gà . . . . . . . . . . . . . . . . 22

2.2.3.8.Bộtsữa. . . . . . . . . . . . . . . . 22

2.2.3.9. Phụ gia . . . . . . . . . . . . . . . 23-24

2.2.4.Kỹ thuậtsản xuất bánh mì . . . . . . . . . . . . 24

2.2.4.1.Mộtsốkỹ thuậtsản xuất bánh mì . . . . . . . . . . 24

2.2.4.2. Thuyết minh qu y trình. . . . . . . . . . . . 30-34

2.2.5.Giá trị thực phẩm của bánh mì . . . . . . . . . . . 34

2.2.6.Mộtsốsản phẩm bánh mì trên thế giới. . . . . . . . . 36

2.2.7. Cácdạnghưhỏngcủa bánh mì và cách thứcbảo quản bánhmì . . .37

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chương 3:NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU. 38-52

3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài . . . . . . . . . . 38

3.1.1. Thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . 38

3.1.2. Địa điểm . . . . . . . . . . . . . . . . 38

3.2. Dụngcụ và thiếtbị. . . . . . . . . . . . . . 38-39

3.2.1.Dụngcụ . . . . . . . . . . . . . . . . . 38

3.2.2. Thiếtbị máy móc . . . . . . . . . . . . . . 39

3.3. Hóa chất vàmôi trường . . . . . . . . . . . . . 39

3.4. Ngu y ênvật liệu. . . . . . . . . . . . . . . 40-41

3.5. Phương pháp nghiêncứu . . . . . . . . . . . . 42-52

3.5.1.Sơ đồ nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . 42

3.5.2.Quy trìnhsản xuất bánh mì ngọt cóbổ sung Spirulina . . . . 43-45

3.5.2.1.Sơ đồ quy trình công nghệsản xuất bánhmì ngọtbổ sung Spirulina . . 43

3.5.2.2. Thuyết minh qu y trình. . . . . . . . . . . . 44-45

3.5.3.Khảo sát và chọntỷ lệ menbổ sungtốt nhất (chưabổ sungtảo). . 45-46

3.5.3.1. Nguy êntắc . . . . . . . . . . . . . . . . 45

3.5.3.2.Bố trí thí nghiệm . . . . . . . . . . . . . . 45

3.5.3.3. Cách tiến hành . . . . . . . . . . . . . . . 46

3.5.3.4. Chỉ tiêu đánh giákết quả . . . . . . . . . . . . 46

3.5.4.Khảo sát chọntỷ lệbổ sung Spirulinahợp lí . . . . . . . . 47

3.5.5. Phương pháp xác định độnởcủa bánh mì . . . . . . . 47-48

3.5.5.1. Nguy ên lý . . . . . . . . . . . . . . . . 47

3.5.5.2.Bố trí thí nghiệm . . . . . . . . . . . . . . 47

3.5.5.3. Cách tiến hành . . . . . . . . . . . . . . . 48

3.5.5.4. Chỉ tiêu đánh giákết quả . . . . . . . . . . . . 48

3.5.6. Phương pháp xác định độ chuacủa bánh mì. . . . . . . 48-49

3.5.6.1. Nguy ên lý . . . . . . . . . . . . . . . . 48

3.5.6.2. Cách tiến hành . . . . . . . . . . . . . . . 49

3.5.6.3. Chỉ tiêu theo dõi. . . . . . . . . . . . . . 49

3.5.7. Phương pháp đánh giácảm quansản phẩm . . . . . . . 49-50

3.5.7.1. Nguy êntắc . . . . . . . . . . . . . . . . 49

3.5.7.2. Cách tiến hành . . . . . . . . . . . . . . . 50

3.5.7.3.Kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . 50

3.5.8. Các phương pháp địnhlượng thành phần dinhdưỡngcủasản phẩm. 50-51

3.5.9. Phương pháp xác định chỉ tiêu vi sinhcủasản phẩm. . . . . .51

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . . . . . . . . . 52-76

4.1. Kết quả khảo sáttỷ lệ menbổ sung . . . . . . . . . . 52-54

4.2. Kết quả khảo sáttỷ lệbổ sung Spirulina vào bánh mì . . . . . 55-60

4.3. Kết quả khảo sátsự ảnhhưởngcủa Spirulina đến bánh mì. . . . 61-64

4.3.1. Ảnhhưởngcủa vitảo đến độnởcủa bánh . . . . . . . 61-62

4.3.2. Ảnhhưởngcủa vitảo đến độ chuacủa bánh . . . . . . . 63-64

4.4. Kết quả địnhlượng thành phần dinhdưỡngcủasản phẩm bánh mì ngọt cóbổ

sung Spirulina . . . . . . . . . . . . . . . . 64-66

4.5. Kết quả đánh giácảm quan . . . . . . . . . . . . 66-76

4.5.1.Kết quả đánh giácảm quanvề màusắccủa bánhcủa bánhmì ngọt. 66-68

4.5.2.Kết quả đánh giácảm quanvềmùicủa bánhmì ngọt . . . . . 68-69

4.5.3.Kết quả đánh giácảm quanvềvịcủa bánh mì ngọt . . . . . 70-71

4.5.4.Kết quả đánh giácảm quanvề hình tháicủa bánh mì ngọt . . . 71-73

4.6. Kết quảbảo quảnsản phẩm . . . . . . . . . . . 73-74

4.7. Kết quả tính giá thànhsản phẩm . . . . . . . . . . 74-75

4.8. Kết quả kiểm tra vi sinhcủasản phẩm . . . . . . . . . 75-76

Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . 77-78

5.1. KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . 77-78

5.2. KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . 78

Chương 6: TÀI LIỆU THAMKHẢO. . . . . . . . . . . 79

Chương 7: PHỤLỤC . . . . . . . . . . . . . . . 81

pdf124 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế biến bánh mì ngọt có bổ sung tảo lam Spirulina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
otein vững chắc có thể chứa khí của quá trình lên men. Hàm lượng sử dụng chất phụ gia sẽ tùy theo chất lượng bột. Bột xấu phải sử dụng nhiều phụ gia, bột tốt sử dụng ít phụ gia. b/ Phụ gia bảo quản Phụ gia sử dụng là Kali sorbate. Kali sorbate là phụ gia đặc hiệu với nấm mốc và bánh mì thường bị hư hỏng do nấm mốc. Kali sorbate có tên thương mại là Potassium sorbate. Chức năng của Kali sorbate là chống các loại mốc Trichoonron trong sản phẩm bánh mì, chống các loại mốc sản sinh ra Aflatoxin, chống hiệu quả các loại vi khuẩn hiếu khí. Đặc biệt kali sorbate không ảnh hưởng đến nấm men trong bánh mì. Kali sorbate có thể được sử dụng ở nồng độ 0,1% - 0,2%. Hàm lượng sử dụng tối đa cho phép đối với bánh nướng là 2000 mg/1kg thực phẩm. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 24- MSSV: 02SH052 Các lọai bột đang sử dụng làm bánh nói chung, thành phần gluten trong bột luôn mất ổn định, do vậy việc bổ sung các thành phần phụ gia làm bánh là việc rất cần thiết cho việc tạo cân bằng và ổn định trong quá trình làm bánh. 2.2.4. Kỹ thuật sản xuất bánh mì 2.2.4.1. Một số kỹ thuật sản xuất bánh mì [8, 14] Các kỹ thuật sản xuất bánh mì khác nhau ở phương pháp nhào bột. Có 4 phương pháp nhào bột khác nhau: phương pháp dùng bột đầu, phương pháp không dùng bột đầu, phương pháp rút gọn và phương pháp nhào với cường độ mạnh. a) Phương pháp dùng bột đầu Phương pháp dùng bột đầu gồm có hai giai đoạn: chuẩn bị bột đầu và chuẩn bị bột nhào (bột bạt). Để chuẩn bị bột đầu người ta lấy 50% tổng lượng bột đem nhào với 60%-65% tổng lượng nước và 100% tổng lượng men quy định trong công thức bột nhào. Độ ẩm của bột đầu bao giờ cũng cao hơn độ ẩm của bột nhào, thường vào khoảng 47%-50%. Nhiệt độ ban đầu của bột thường phụ thuộc chất lượng của bột và nhiệt độ của xưởng sản xuất, thường nằm trong khoảng 280C-300C. Nhiệm vụ chủ yếu của sự lên men bột đầu là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men bột nhào, bột đầu dùng để trộn vào bột nhào. b) Phương pháp không dùng bột đầu Theo phương pháp này, bột mì cùng với các thành phần khác trộn với nhau cùng một lúc. Bột nhào tạo thành thường khô hơn phương pháp dùng bột đầu. Lượng men cần nhiều hơn và thời gian lên men dài hơn so với thời gian lên men bột bạt. Phương pháp này thường dùng cho bột mì loại I hoặc thượng hạng. c) Phương pháp rút gọn Các phương pháp thông thường phải mất 7-8 giờ mới hoàn tất chu kỳ sản xuất bánh. Hiện nay người ta nghiên cứu rút ngắn hơn, từ lúc bắt đầu đến lúc nướng xong chỉ mất 2,5-3 giờ. d) Phương pháp nhào với cường độ mạnh GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 25- MSSV: 02SH052 Theo phương pháp này thì quá trình dấm chín của bột nhào được rút gọn, không có giai đoạn lên men kéo dài. Đặc điểm kỹ thuật của cách nhào này là cường độ nhào rất cao, nhiệt độ bột nhào tăng 140C-150C so với nhiệt độ ban đầu, do đó nước cho vào phải ở nhiệt độ thấp, nhào bột được tiến hành trong điều kiện chân không. Ưu điểm của phương pháp là rút ngắn chu trình sản xuất, bột có hàm lượng protein không cao vẫn cho bánh tốt, và nhược điểm là cấu tạo thiết bị phức tạp … Kỹ thuật sản xuất bánh mì ngọt nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất bánh mì ngọt về cơ bản giống như bánh mì thông thường. Tuy nhiên, bánh mì ngọt có hàm lượng đường cao hơn nên nhiệt độ nướng bánh thấp hơn. Tỷ lệ nấm men dùng trong bánh mì ngọt cũng cao hơn và thời gian lên men cũng dài hơn bánh mì thông thường. Ứng với các phương pháp nhào bột trên, ta có 4 kỹ thuật sản xuất bánh mì khác nhau: GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 26- MSSV: 02SH052 Sơ đồ 2.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất bánh mì theo phương pháp dùng bột đầu. 25-60 phút 5-7 phút 1-1,5 giờ Bột, nước, muối Nước, men Đảo trộn 1-2 lần Tạo hình Nướng Lên men kết thúc Làm nguội Chia bột nhào Vê bột nhào Lên men sơ bộ Sản phẩm Bột mì Lên men bột đầu Lên men bột bạt Nhào bột bạt Rây Nhào bột đầu GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 27- MSSV: 02SH052 Sơ đồ 2.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất bánh mì theo phương pháp nhào cường độ mạnh. Làm nguội Sản phẩm Bột mì Nước, men, muối Nguyên liệu phụ 55-60 phút Rây Nhào chân không (5phút) Chia bột nhào Lên men sơ bộ Vê bột Tạo hình Lên men kết thúc Nướng 10-15 phút GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 28- MSSV: 02SH052 Sơ đồ 2.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất bánh mì theo phương pháp không dùng bột đầu. Nước, men Bột, nước, muối Bột mì Nhào bột Lên men bột nhào (1,5-3 giờ) Đảo bột (1-2 giờ) Lên men kết thúc Lăn vê tạo hình Ủ sơ bộ (5-7 phút) Chia bột nhào – vê Nướng Thành phẩm Làm nguội GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 29- MSSV: 02SH052 Sơ đồ 2.4. Quy trình kỹ thuật sản xuất bánh mì theo phương pháp rút gọn. Bột mì Rây Nước, men, muối Nhào bột Chia bột Ủ sơ bột sau khi chia (8phút) Tạo hình Lên men kết thúc Khía bánh Nướng Thành phẩm Làm nguội Lên t t úc GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 30- MSSV: 02SH052 2.2.4.2. Thuyết minh quy trình [8, 14] v Nhào bột Nhào bột là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm bánh. Mục đích của quá trình nhào bột với nước, muối và nấm men (đôi khi tùy loại bánh có thêm bơ, đường,…) là để thu được một khối bột nhào đồng nhất. Khi bột được thêm nước, natri clorua và nhào trộn trong 10-20 phút, các protein của gluten sẽ hấp thụ nước, định hướng, sắp xếp lại thành hàng và giãn mạch từng phần nên sẽ làm phát sinh các tương tác ưa béo và hình thành các cầu S-S mới. Một mạng protein ba chiều có tính nhớt đàn hồi được thiết lập, dần dần những tiểu phần gluten ban đầu biến thành những màng mỏng bao lấy xung quanh các hạt tinh bột và những hợp phần khác có trong bột mì. Khối bột trở thành đàn hồi và dễ chảy gọi là bột nhão. Sự tạo mạng lưới của các phân tử protein sẽ quyết định tạo hình và độ nở của ổ bánh mì. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bột với hàm lượng protein 12% (nguyên thủy, không tính các protein nhân tạo mà các nhà sản xuất bột cho vào) là thích hợp nhất cho làm bánh mì, nếu thấp hơn thì gọi là bột yếu không đủ các protein để tạo mạng lưới, ổ bánh sẽ bị xẹp không giữ được khí sinh ra bởi nấm men. Bột có hàm lượng protein lớn hơn 12% gọi là bột mạnh. Trong trường hợp này bánh cũng không nở lớn vì mạng lưới quá nhiều protein quá chặt không có khoảng không để tạo độ giãn. Thời gian đánh bột liên quan tới vòng quay tốc độ của máy đánh bột. Thông thường thời gian cũng không được nhanh và chậm quá, các phản ứng sinh hóa sẽ bị mất cân đối, dao động từ 15-20 phút. ¯ Những biến đổi xảy ra trong bột nhào Từ khi nhào bột đến khi nướng trong bột nhào đã xảy ra nhiều biến đổi và các biến đổi này có liên quan đến quá trình lên men. Quá trình lên men xảy ra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chia làm hai giai đoạn chính. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 31- MSSV: 02SH052 Giai đoạn 1: Từ lúc đầu đến lúc chia bột. Mục đích của giai đoạn này là tích tụ hương vị và làm thay đổi tính chất bột nhào cho phù hợp với quá trình sản xuất bánh, giai đoạn này bánh chưa nở. Giai đoạn 2: Từ lúc chia bánh đến khi lên men kết thúc quá trình lên men mạnh, nhanh mục đích tích tụ hương vị và tạo nở. Toàn bộ các quá trình này liên quan đến hoạt động của vi sinh biến đổi hoá keo và hoá sinh trong khối bột nhào. v Tạo hình bánh Sau khi chuẩn bị bột nhào chuyển sang giai đoạn tạo hình sản phẩm, quá trình tạo hình bánh mì gồm có các khâu chủ yếu sau: - Chia bột: bột được chia thành từng mẫu theo khối lượng qui định trước theo yêu cầu của từng loại bánh, sai số cho phép trong khi chia 1-1,5%. - Vo tròn bột nhào sau khi chia cục bột nhào phải được lăn ngay, lăn vê có tác dụng làm cho cấu trúc của bột nhào trở nên tốt hơn và ruột bánh xốp đều hơn. - Lên men ổn định sau khi lăn vê cục bột được để yên 5-8 phút đó là khoảng thời gian lên men ổn định. Trong thời gian này cục bột sẽ khôi phục lại cấu trúc do quá trình lăn vê đã làm thay đổi nhờ công đoạn này ruột bánh trở nên đều hơn, thể tích bột nhào tăng lên (thực tế ở giai đoạn này lên men sẽ không có ý nghĩa nhiều). - Tạo thành cục bột nhào sau khi lên men sơ bộ: cục bột nhào phải được tạo hình ngay theo những hình dáng yêu cầu của từng loại bánh. Có thể không cần khuôn hoặc cần có khuôn (khuôn phải được bôi dầu trước khi cho bột vào). v Lên men kết thúc Trong quá trình chia bột và tạo hình thì hầu hết lượng khí CO2 thoát ra ngoài. Lên men kết thúc là khâu quan trọng ảnh hưởng đến hình dáng và chất lượng sản phẩm trong quá trình lên men kết thúc khí CO2 tiếp tục sinh ra và làm khối bột nở lên. Quá trình lên men phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khối lượng bột, công thức làm bánh, độ ẩm bột nhào, chất lượng nguyên liệu, nhiệt độ và độ ẩm không khí. Nếu trọng lượng của bột nhỏ, độ ẩm của bột nhào thấp thì thời gian lên men kết thúc cần dài hơn. Nếu trong bột nhào có đường, chất béo cũng như các chất làm GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 32- MSSV: 02SH052 tăng chất lượng gluten (chất oxi hoá, acid ascorbic, cromat kali…) thì thời gian lên men kết thúc phải kéo dài. Nếu độ ẩm tương đối của không khí lớn thì phải rút ngắn thời gian lên men kết thúc độ ẩm của không khí quá 85% cục bột sẽ dính vải, giấy lót bánh, khai và khuôn nướng bánh. Thông thường người ta khống chế nhiệt độ lên men khoảng 30-400C và độ ẩm không khí khoảng 70-85%. Thời gian lên men kết thúc của bánh khoảng 50-70 phút nhưng nếu điều kiện không thích hợp, thời gian lên men có thể kéo dài hơn (120 phút). v Nướng bánh Trước khi đưa bánh vào lò người ta thường tạt nước vào bánh, đây là động tác rất quan trọng vì cung cấp hơi nước trong quá trình nướng bánh – không có hơi nước bánh không thể chín được. Nhiệt độ nướng bánh sẽ dao động từ 1800C-2200C tùy theo yêu cầu của từng loại bánh. Các loại bánh muốn có vỏ giòn, cứng thì nướng ở nhiệt độ cao và thời gian nướng nhanh, còn nướng bánh ở nhiệt độ thấp hơn thì vỏ bánh sẽ mỏng và mềm, thời gian nướng sẽ lâu hơn. v Biến đổi độ ẩm và nhiệt độ của cục bột nhào khi nướng Khi gia nhiệt cục bộ trong lò nướng nhiệt độ và độ ẩm có sự thay đổi không giống nhau giữa các lớp khác nhau: lớp vỏ bề mặt, lớp sát vỏ và lớp trung tâm của bánh. Ở những giây phút đầu tiên của quá trình nướng nhiệt độ cục bột (300C) thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ buồng nướng (180-2200C) và do độ ẩm không khí trong buồng nướng cao do đó sự ngưng tụ hơi nước trong bề mặt bánh (độ ẩm ở lớp bề mặt tăng 1,3%). Sau đó nhiệt độ bề mặt tăng lên 1000C, khi đó ở lớp bề mặt bánh có sự bốc hơi nước mạnh, trong giai đoạn này nhiệt độ ở lớp bề mặt không tăng cho đến khi lớp vỏ mất hết nước, khi đó nhiệt độ vỏ bánh tăng lên 160-1800C và có sự hình thành lớp vỏ ngoài cứng. Vận tốc hình thành vỏ bánh phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm không khí trong buồng nướng. Độ ẩm môi trường không khí trong buồng nướng càng lớn và nhiệt độ nướng càng thấp thì quá trình hình thành vỏ bánh càng chậm. Lượng nước ở lớp ngoài của bánh một phần chuyển sang môi trường không khí và một phần chuyển vào phía trong ruột bánh. Dưới lớp vỏ hình thành một vùng bay hơi nước, vùng này sẽ đi sâu vào ruột bánh làm độ dày của vỏ bánh tăng dần GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 33- MSSV: 02SH052 vào bên trong. Một phần hơi nước ở vùng bay hơi chuyển qua vỏ và bay hơi, một phần do trở lực của lớp vỏ cứng nên nước chuyển vào trung tâm ruột bánh. Do đó độ ẩm ruột bánh tăng lên so với độ ẩm ban đầu, 1,5 - 2,5% độ ẩm của lớp trung tâm tăng chậm và đạt giá trị nhỏ nhất so với lớp trung gian. Nhiệt độ trung tâm ruột bánh ở cuối quá trình nướng lên 94-970C và nhiệt độ đó đủ làm chín bánh. v Các quá trình vi sinh và hóa sinh xảy ra khi nướng bánh Trong những phút đầu tiên của quá trình nướng, nhiệt độ bánh 30-400C, sự phát triển của các nấm men và vi khuẩn lên men acid được tăng cường. Sau đó giảm xuống và ngưng hoạt động khi nhiệt độ đạt 700C. Ở giai đoạn đầu cũng xảy ra quá trình thủy phân tinh bột bằng enzym và bằng acid có trong bột nhào. Trong quá trình lên men bột nhào và lên men kết thúc, tinh bột được thủy phân rất ít nhưng cường độ thủy phân tinh bột tăng khi bột nhào được gia nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của enzym β-amylase là 60-620C và của enzym α-amylase 71- 750C. Khi nhiệt độ tăng quá cao thì sự hoạt động của các hệ men bị ngưng. Khi nhiệt độ đạt 82-840C thì hoạt động của β-amylase bị ngưng và ở 97-980C hoạt động của α-amylase bị ngưng. Nếu hàm lượng acid trong bột nhào cao thì có thể rút ngắn được quá trình thủy phân tinh bột bằng enzyme nhưng do hàm lượng acid trong bột nhào không đáng kể nên sự thủy phân tinh bột bằng acid thấp. Trong quá trình nướng bánh, ở lớp vỏ đã xảy ra phản ứng maillard tạo melanoidin, các chất màu và các chất thơm. Các chất gây mùi thơm từ lớp vỏ khuếch tán một phần vào ruột bánh và một phần thoát ra môi trường. Cường độ màu của vỏ bánh phụ thuộc vào: hàm lượng acid amin và đường khử trong bột nhào, nhiệt độ nướng. Vỏ bánh màu nhạt thì chưa hình thành đủ các chất gây hương. Như vậy sự hình thành màu sắc vỏ bánh và sự tạo thành các chất thơm có liên quan với nhau. Bánh mì có vỏ chặt và nhẵn thì giữ được mùi lâu hơn. v Các quá trình hóa lý xảy ra trong bột nhào khi nướng Các quá trình keo xảy ra chủ yếu trong bột nhào. Khi nướng là quá trình hồ hóa tinh bột và sự đông tụ protein, các quá trình này có ý nghĩa lớn bởi vì làm bánh chín và ăn được. Ở 400C, hạt tinh bột bắt đầu trương nở, khi nhiệt độ tăng cao hơn GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 34- MSSV: 02SH052 thì các hạt tinh bột vỡ ra. Nước len vào bên trong hạt tinh bột phân hủy hạt tinh bột và giải phóng các thành phần amylose, amylopectin. Amylose hoà tan thành dung dịch còn amylopectin tạo thành keo dính. Sự hồ hoá trong môi trường thiếu nước sẽ diễn ra chậm và sẽ kết thúc khi nhiệt độ trung tâm bánh đạt 95-970C. Muốn hồ hoá hoàn toàn thì lượng nước phải nhiều gấp 2-3 lần lượng nước hiện diện trong bột nhào. Do đó trong thời gian nướng tinh bột chỉ được hồ hoá cục bộ. Tinh bột đã hồ hoá sẽ liên kết với nước tự do trong bột nhào và nước thoát ra từ protein bị biến tính. Lượng nước tự do trong bánh giảm đi rõ rệt, do đó ruột bánh mì khi chín sẽ khô ráo và đàn hồi. Nếu emzym amylase phân cắt hầu hết tinh bột thành dextrin thì tinh bột bị mất tính háo nước và ruột bánh sẽ trở nên dính. Quá trình biến tính của protein do nhiệt xảy ra ở 50-700C. Khi bị đông tụ protein sẽ giải phóng nước liên kết, khi đó các phân tử protein liên kết chặt với nhau và mất tính đàn hồi. Protein biến tính tạo thành bộ khung chặt chẽ cho bánh mì và cố định hình dáng của bánh. Còn các hạt tinh bột đã hồ hoá keo dính và bám xung quanh bộ khung gluten. 2.2.5. Giá trị thực phẩm của bánh mì [10] Giá trị thực phẩm của bánh mì được đánh giá theo thành phần các chất dinh dưỡng như glucid, protein, các acid amin không thay thế, các vitamin, chất khoáng, độ sinh năng lượng và khả năng hấp thụ của cơ thể con người. Ngoài các chỉ số trên thì hương vị, độ xốp của bánh, trạng thái của ruột bánh, hình dáng bên ngoài của bánh cũng có ý nghĩa nhất định về mặt giá trị thực phẩm. a) Protein Hàm lượng protein trong bánh mì vào khoảng 5-8% trọng lượng chung của bánh. Hàm lượng protein của bánh mì cao hay thấp tùy thuộc vào các loại bột và loại bánh. Trong bánh mì đen có chứa ít protein hơn bánh mì trắng. Bánh mì làm từ bột hảo hạng có chứa ít protein hơn bánh mì làm từ bột loại 2 và 3. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 35- MSSV: 02SH052 b) Glucid Hàm lượng glucid chiếm khoảng một nửa trọng lượng chung của bánh mì. Riêng tinh bột chiếm khoảng 80% chất khô trong bánh. Tinh bột là polisaccarit, dưới tác dụng của men amylase tinh bột bị thủy phân thành các đường đơn giản. Ngoài ra, trong bánh mì còn có một hàm lượng nhỏ saccarose, glucose và maltose. Đường có tác dụng tốt đến quá trình lên men của bột nhào. Trong bánh mì trắng, hàm lượng đường ít hơn so với bánh mì đen. Trong bánh mì ngọt thì hàm lượng đường cao hơn so với bánh mì thông thường. c) Lipid Lượng chất béo trong bánh mì vào khoảng 1-1,5% (không tính lượng chất béo theo vào trong quá trình sản xuất các loại bánh giàu chất béo). Trong bánh mì đen có chứa lượng chất béo ít hơn so với bánh mì trắng. Độ tiêu hóa của chất béo trong bánh mì thường vào khoảng 53-85%. Bánh mì chứa acid béo không bão hoà (giống với acid linoleique) có lợi cho sức khoẻ, giúp cơ thể phòng tránh bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh về tim mạch. d) Vitamin Bánh mì cung cấp cho cơ thể chủ yếu là vitamin B1, B2 và PP (khoảng 50% nhu cầu về vitamin của cơ thể). Hàm lượng vitamin trong bánh mì phụ thuộc vào hàm lượng vitamin trong bột và các chất bổ sung như trứng, sữa, chất béo … Trong bánh mì làm từ bột hạng thấp có hàm lượng vitamin cao hơn bánh mì làm từ bột hạng cao. Trong một ngày, trung bình tiêu thụ 500g bánh mì thì có thể đảm bảo 40% nhu cầu về B1, 15% nhu cầu về B2 và khoảng 80% nhu cầu về PP. e) Chất khoáng Trong bánh mì thường có nhiều chất khoáng như: K, Mn, Na, Ca, P, S và một lượng nhỏ hơn các nguyên tố khác. Hàm lượng các chất khoáng phụ thuộc nhiều vào chất lượng bột. Trong bánh mì làm từ bột hạng thấp có chứa nhiều chất khoáng hơn bánh mì làm từ bột hạng cao. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 36- MSSV: 02SH052 f) Độ sinh năng lượng và độ tiêu hóa Một trong những chỉ số quan trọng về giá trị dinh dinh dưỡng của bánh mì là độ sinh năng lượng, hay nói cách khác đó là giá trị năng lượng mà bánh mì cung cấp cho cơ thể khi tiêu thụ tính bằng calo. Lượng calo lý thuyết có thể tính được một cách dễ dàng khi biết thành phần hóa học của bánh mì. Độ tiêu hóa của bánh mì làm từ các hạng bột khác nhau thì không giống nhau. Nói chung, một người tiêu thụ 500g bánh mì đảm bảo được khoảng 45% yêu cầu về năng lượng của cơ thể. Tóm lại, bánh mì là một loại lương thực có giá trị, nó cung cấp phần lớn năng lượng, protein, chất khoáng, vitamin,… cho cơ thể con người. Bánh mì lại có hệ số tiêu hóa tương đối cao, sử dụng tiện lợi và đơn giản. Đã từ lâu, ở nhiều nước trên thế giới, bánh mì được sử dụng rất rộng rãi như một lương thực chính của con người. Đối với nước ta, bánh mì thực sự đi vào đới sống của người dân lao động khoảng trên 40 năm nay. 2.2.6. Một số sản phẩm bánh mì trên thế giới [14, 25] - Bánh mì lúa mì đen: Bánh mì lúa mì đen có nguồn gốc từ những loài lúa mì đen của Châu Âu và Châu Á. - Bánh cracker: Sau khi bột nhào được lên men để tạo độ xốp, nó được cuộn tròn trên một tấm bản mỏng và dài, tiếp tục đi qua máy cắt để tạo hình trước khi vào lò nướng. - Bánh mì giòn: Là loại bánh mì giòn, khô thường có dạng miếng mỏng hình vuông, chữ nhật hoặc tròn, trên bề mặt có những lỗ chấm nhỏ. - Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các bánh nướng khác. Các loại bánh này có hoặc không có bơ hoặc chất béo, đường, trứng hoặc một số chất có dinh dưỡng khác. - Bánh ngọt có gia vị: Là một sản phẩm có dạng xốp mềm làm từ bột mì đen hoặc lúa mì hỗn hợp và một loại chất ngọt, gia vị hoặc hương vị đôi khi có chứa cả lòng đỏ trứng gà hoặc cả quả. - Bánh mì Pháp: Loại bánh mì này có liên kết mạnh với Pháp, nhất là Paris, nhưng nó được sử dụng ở khắp thế giới. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 37- MSSV: 02SH052 2.2.7. Các dạng hư hỏng của bánh mì và cách thức bảo quản bánh mì [8, 14] v Các dạng hư hỏng của bánh mì - Bệnh nhớt ruột bánh mì do vi khuẩn Bacillus mesentericus. - Ruột bánh mì bị đỏ do Bacillus prodigiosum. - Mốc bánh do Aspergillus glaucus, Penicilium glaucum và một số loài thuộc giống Mucor. - Bệnh say bánh mì do nấm Fusarium sporotrichicides. v Bảo quản bánh mì * Những biến đổi xảy ra trong bảo quản bánh Sau khi nướng làm nguội bánh và trong quá trình bảo quản bánh đã xảy ra các biến đổi phân bố ẩm giữa vỏ và ruột bánh, giảm độ ẩm của bánh, giảm khối lượng của bánh, thay đổi tính chất cơ cấu ruột bánh, bánh trở nên dẻo và đàn hồi. - Sự giảm trọng lượng của bánh mì - Sự ỉu của bánh * Các phương pháp giữ tươi bánh mì Vấn đề giữ tươi bánh mì có ý nghĩa kinh tế nhất định, do đó cần phải có phương pháp giữ độ tươi của bánh mì. - Dùng chất kìm hãm sự ỉu của bánh mì: bổ sung vào bột nhào một ít protein (đậu nành, gluten vữa) tinh bột hồ hoá, mật maltose, glucose, fructose, dextrin.... Ngoài ra còn có thể thêm acid lactic cũng tác dụng làm chậm quá trình ỉu của bánh. - Áp dụng quy trình công nghệ để hạn chế sự ỉu của bánh. Muốn như vậy người ta nhào bột với cường độ mạnh, kéo thời gian nhào và vê bánh vài lần. Để bột nhào lên men trong thời gian dài, lên men kết thúc trong điều kiện thích hợp nhất, làm ẩm bột trong buồng nướng đều có tác dụng làm chậm quá trình ỉu. Giữ lạnh đông -20 đến -300C. Bao gói thật kỹ không thấm hơi nước và khí (celophan, polyethylen, parafin, polypropylen…) nên kết hợp chọn nhiều loại bao bì khác nhau sao cho thích hợp. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 38- MSSV: 02SH052 Chương 3 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 3.1.1. Thời gian Thời gian để thực hiện từ ngày 01/04/2009 đến ngày 15/07/2009 3.1.2. Địa điểm Thí nghiệm được tiến hành tại: - Cơ sở sản xuất bánh Thiên Khôi, Số 936A, đường Tỉnh Lộ 43, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phòng thí nghiệm của khoa Công Nghệ Sinh Học, trường Đại Học Bình Dương. 3.2. Dụng cụ và thiết bị 3.2.1. Dụng cụ Bảng 3.1 Dụng cụ thí nghiệm Becher Lame Phễu lọc Đũa khuấy thủy tinh Ống đong Pipet Đầu típ Ống nghiệm Pipetman Bình xịt phun sương Đĩa petri Hạt cải Ống đong chia vạch Erlen Buret Cốc thuỷ tinh Cốc sứ Cân phân tích Giấy lọc Giấy nilon Muỗng thử Bình tam giác ống sinh han Bình định mức GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 39- MSSV: 02SH052 3.2.2. Thiết bị máy móc Bảng 3.2 Danh mục thiết bị máy móc Tên thiết bị Xuất xứ Tên thiết bị Xuất xứ Tủ sấy Đức Máy so màu Hồng Công Bếp điện Trung Quốc Thiết bị lọc đường Trung Quốc Bể ổn nhiệt Labtech - Hàn Quốc Tủ ủ Việt Nam – Đức Tủ lạnh Nhật Thiết bị trộn bột Việt Nam pH kế Ý Thiết bị chia bột Việt Nam Kính hiển vi Canada - Trung Quốc Thiết bị lên men Việt Nam Bếp điện Trung Quốc Máy nước đá Việt Nam Khúc xạ kế Pháp Thiết bị tạo hình bánh Việt Nam Bình Sốxlêk Nhật Khay nướng Việt Nam Bình hút ẩm Trung Quốc Bộ cất đạm Kieldal Trung Quốc Lò nướng Trung Quốc Máy ghép mí Trung Quốc Lò nung Trung Quốc 3.3. Hóa chất và môi trường Bảng 3.3 Danh mục hóa chất sử dụng Cồn 700 Phenolphtalein 1% trong cồn Cồn 900 Muối Sorbate H2SO4 đậm đặc, H2SO4 0,1N EDTA N/28 Chất xúc tác K2SO4: CuSO4 =50:3,5 KMnO4 NaOH 50%, NaOH 0,1N, NaOH 20% Dung dịch đệm pH 3,5 – 4,5 Petrolium ether hidroquinon Orto-phenantrolin 0,5% trong nước CH3COONa 0,2M Dung dịch ericrom đen 5% Metabisulfit natri FeSO4, NH4SO4, KH2PO4 Thuốc thử molydbic GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Th.S Võ Viết Phi SVTH: Nguyễn Thị Hoa -Trang 40- MSSV: 02SH052 3.4. Nguyên vật liệu - Tảo Spirulina platensis Spirulina platensis sử dụng có dạng bột được cung cấp bởi công ty Châu Đại Dương. - Bột mì Nguồn nguyên liệu bột mì mà chúng tôi sử dụng là bột mì loại I do công ty bột mì Bình Đông cung cấp. - Men bánh mì Nguồn nấm men bánh mì được cung cấp bởi công ty Mauri. Đây là loại men khô có hình hạt nhỏ hoặc những sợi ngắn, màu vàng sẫm, có mùi men, và có vị hơi đắng. Độ ẩm: không quá 11-12% Lực nở: không quá 110 phút. Độ bền vững: trong 5 tháng không cho phép có những tạp chất lẫn trong men. - Muối ăn Chúng tôi sử dụng muối ăn được sản xuất bởi công ty muối Miền Nam. Muối ăn có tác dụng làm cho vị của bánh ngon hơn và gluten chặt lại. - Đường Đường sử dụng trong nghiên cứu là loại đường tinh luyện của Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa. Đối với công nghiệp sản xuất bánh mì, độ ẩm của đường cát không được quá 0,15% và thành phần đường saccaroza không dư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu chế biến bánh mì ngọt có bổ sung tảo lam Spirulina.pdf
Tài liệu liên quan