MỤC LỤC
Lời cảm tạ . i
Tóm lược. ii
Mục lục . iii
Danh sách bảng. v
Danh sách hình . vii
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Đặt vấn đề . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. 2
1. Sơlược vềnguyên liệu . 2
1.1 Sơri . 2
1.2 Chanh dây . 3
1.3 Dứa . 4
1.4 Đường . 6
2. Vitamin C . 7
2.1 Vai trò của vitamin C trong cuộc sống . 7
2.2 Cấu tạo và tính chất của vitamin C. 7
2.3 Sựoxy hoá vitamin C . 9
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sựbiến đổi của vitamin C trong quá trình chếbiến. 10
3. Một sốquá trình chếbiến cơbảo trong sản xuất nước quả . 11
3.1 Chần. 11
3.2 Bài khí. 12
3.3 Thanh trùng. 12
3.3.1 Cơsởlựa chọn chế độthanh trùng . 13
3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sựchịu nhiệt của vi sinh vật . 14
4. Biến đổi chất lượng của sản phẩm trong quá trình bảo quản . 16
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 18
1. Phương tiện nghiên cứu. 18
1.1 Địa điểm thời gian . 18
1.2 Nguyên vật liệu và hoá chất . 18
1.3 Thiết bịvà dụng cụthí nghiệm. 18
2. Phương pháp nghiên cứu . 19
2.1 Phương pháp lấy mẫu . 19
2.2 Phương pháp thí nghiệm. 19
2.3 Phương pháp phân tích . 19
3. Nội dung và bốtrí thí nghiệm. 20
3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỷlệphối chế đến giá trịcảm quan sảnphẩm . 20
3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường đến giá trịcảm quan của sản phẩm . 21
3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chế độthanh trùng đến chất lượng sản phẩm . 21
CHƯƠNG IV KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN . 23
1. Thành phần của nguyên liệu. 23
2. Kết quả ảnh hưởng của tỉlệphối chếnước quảsơri, khóm, chanh dây đến giá trị
của quan của sản phẩm . 23
3. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ đường đến giá trịcảm quan của sản phẩm . 26
4. Kết quảkhảo sát ảnh hưởng của chế độthanh trùng. 27
4.1 Các đồthịbiểu diễn quá trình thanh trùng . 27
4.2 Kết quả ảnh hưởng của chế độthanh trùng đến sựtổn thất vitamin C . 28
4.3 Kết quả ảnh hưởng của chế độthanh trùng đến giá trịcảm quan của sản phẩm. 30
4.4 Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình bảo quản. 32
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ . 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 38
PHỤLỤC . ix
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4037 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế biến nước trái cây hỗn hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sinh vật bị chậm lại. Ở nhiệt độ cao, protid của chất nguyên sinh của vi
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 22
sinh vật bị đông tụ làm cho vi sinh vật bị chết. Quá trình đông tụ protid này không
thuận nghịch, nên hoạt động của vi sinh vật không phục hồi sau khi hạ nhiệt.
3.3.1 Cơ sở lựa chọn chế độ thanh trùng
Ta phải chọn được một chế độ thanh trùng hợp lý, có nghĩa là đảm bảo được yêu
cầu tiêu diệt vi sinh vật có hại trong đồ hộp đó, đồng thời các chất dinh dưỡng ít bị
tổn thất nhất, phẩm chất sản phẩm tốt nhất.
Chọn nhiệt độ thanh trùng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của vi sinh vật, trong đó acid
ảnh hưởng rất lớn, nên độ acid là yếu tố quan trọng trong việc chọn nhiệt độ thanh
trùng.
Người ta chia sản phẩm đồ hộp thành 2 nhóm theo độ acid hoạt động của sản phẩm
để làm cơ sở cho việc lựa chọn nhiệt độ thanh trùng:
Nhóm sản phẩm đồ hộp không chua và ít chua có pH>4,6
Vi sinh vật phát triển mạnh trong môi trường này đều là các vi sinh vật chịu nhiệt.
Những bào tử của loại vi khuẩn Clostridium botulinum có khả năng phân giải
protein là loại vi sinh vật chịu nhiệt nguy hiểm nhất, được coi là đối tượng chủ yếu
phải loại trừ và tiêu diệt nha bào của nó được coi là tiêu chuẩn thanh trùng tối thiểu.
Ngoài ra vi sinh vật làm hỏng đồ hộp còn có Clostridium sporogenes (đồ hộp thịt,
cá), Clostridium (đồ hộp rau) thuộc nhóm yếm khí ưa nhiệt; vi khuẩn hiếu khí ưa
nhiệt như Bacillus stearothermophillus…
Do đó, đối với các loại đồ hộp có môi trường pH>4,6 cần phải có nhiệt độ thanh
trùng cao mới tiêu diệt được các loại vi sinh vật ưa nhiệt gây hư hỏng đồ hộp. Nhiệt
độ đó vào khoảng 1050C-1210C, được gọi là quá trình tiệt trùng.
Nhóm sản phẩm đồ hộp chua có pH<4,6
Các loại vi khuẩn chịu nhiệt không những không phát triển mà tính chịu nhiệt của
chúng cũng giảm đi, nên nó dễ dàng bị tiêu diệt khi nâng cao nhiệt độ. Bào tử
Clostridium botulinum không hình thành và phát triển trong thực phẩm có pH<4,6.
Các loại nấm men, nấm mốc tuy có thể phát triển mạnh được trong môi trường acid,
nhưng hầu hết đều kém bền với nhiệt.
Trong thực phẩm có thành phần acid trung bình (pH=3,7÷4,6) nấm men, nấm mốc
và những enzyme chịu nhiệt thường được sử dụng để xác định nhiệt độ và thời gian
cần thiết cho quá trình thanh trùng.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 23
Trong thực phẩm có thành phần acid cao pH<3,7 sự vô hoạt enzyme là mục tiêu
chính của tiến trình và các điều kiện gia nhiệt ít khắc khe hơn. Do đó đối với loại đồ
hộp này thường thanh trùng ở 1000C hoặc thấp hơn, khoảng 800C.
Chọn thời gian thanh trùng
Ở một nhiệt độ thanh trùng nhất định, vi sinh vật trong đồ hộp thường không bị tiêu
diệt ngay tức thời, mà cần phải có một thời gian nhất định gọi là thời gian thanh
trùng hay thời gian tác dụng nhiệt.
Thời gian thanh trùng tổng quát của đồ hộp (hay thời gian đồ hộp chịu tác dụng
nhiệt) bao gồm thời gian truyền nhiệt và thời gian tiêu diệt.
Quá trình thanh trùng nên được thiết kế để đạt được sự giảm hầu hết số lượng vi
sinh vật gây bệnh hay gây hư hỏng có khả năng kháng nhiệt thích hợp với loại thực
phẩm ở mức độ đặt ra trước. Để đảm bảo an toàn thực phẩm và điều kiện bảo quản
được áp dụng ức chế sự phát triển của mọi tế bào còn sống trong thời gian bảo quản,
phải đảm bảo giá trị thanh trùng PU (mức độ tác động nhiệt) ở mức độ cần thiết.
Bảng 2.6 Mức độ tác động nhiệt cần thiết cho các loại thực phẩm có pH khác nhau
Loại sản phẩm Vi sinh vật liên quan Tác động nhiệt cần thiết
(phút)
Sản phẩm acid hoá ổn định
Ở nhiệt độ thường
pH< 3,7 Nấm men, mốc PU655,5 = 16,7
pH 3,7- 4,2 Vi khuẩn yếm khí Butyric PU858,3 = 5
pH 4,0- 4,3 Vi khuẩn yếm khí Butyric PU93,38,3 = 5
pH 4,3- 4,5 Vi khuẩn yếm khí Butyric PU93,38,3 = 10
3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chịu nhiệt của vi sinh vật
Nước
Khả năng chống lại tác động của nhiệt ở vi sinh vật phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm.
Các tế bào vi sinh vật ở môi trường không khí có khả năng chống lại tác động của
nhiệt tốt hơn tế bào ở môi trường ẩm. Điều đó có thể do protein dễ dàng mất hoạt
tính trong điều kiện môi trường nước hơn là trong điều kiện không khí. Trong điều
kiện có nước, nếu gia nhiệt protein sẽ gây ra hiện tượng tạo thành nhóm –SH tự do
nhiều hơn. Sự có mặt của nước cho phép sự phá huỷ nhanh hơn các cầu nối peptid
bởi nhiệt. Quá trình này cần nhiều năng lượng khi vắng mặt của nước.
Chất béo
Khi có mặt chất béo sẽ làm tăng khả năng chống chịu nhiệt của vi sinh vật. Theo
Sugiyama H. (1951) các acid béo có chuỗi dài có khả năng giúp bào tử vi khuẩn
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 24
Clostridium botulinum chống lại nhiệt độ cao tốt hơn trong môi trường chứa acid
béo chuỗi ngắn.
Hiện tượng này là do dung dịch keo (tế bào vi sinh vật) tiếp xúc với chất béo tạo
thành màng. Tế bào vi sinh vật được màng này bảo vệ nên sự dịch chuyển nước từ
môi trường xung quanh vào tế bào để làm đông tụ phần protid của tế bào ấy sẽ bị
cản trở. Vì vậy trong môi trường càng nhiều chất béo, các vi sinh vật càng chịu
được nhiệt độ cao, thời gian tiêu diệt càng kéo dài.
Đường, muối
Dung dịch đường có tác dụng bảo vệ vi sinh vật làm cho chúng khó bị tiêu diệt hơn
khi đun nóng. Nếu thành phần thực phẩm có nhiều đường thì thời gian tiêu diệt kéo
dài.
Nếu tăng nồng độ muối thì độ bền nhiệt của vi sinh vật càng giảm, chúng dễ bị tiêu
diệt hơn.
Nồng độ đường, muối quá cao vi sinh vật yếu đi nhiều và dễ bị tiêu diệt do tác dụng
của hiện tượng tiêu nguyên sinh.
pH của môi trường
Vi sinh vật có khả năng chống chịu nhiệt tốt nhất ở pH phát triển tối ưu của chúng.
Nếu pH thấp hơn giá trị pH tối ưu sẽ làm tăng khả năng mẫn cảm với nhiệt của
chúng, môi trường có độ acid hoạt động càng cao (chỉ số pH nhỏ) thì ở nhiệt độ
thanh trùng nhất định, thời gian tiêu diệt vi sinh vật càng ngắn.
Protein
Protein thường gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống chịu của vi sinh vật với
nhiệt. Nồng độ protein cao trong thực phẩm cần phải tiệt trùng với nhiệt độ cao hơn
trong trường hợp chứa ít protein khi ta thu nhận cùng kết quả thanh trùng.
Số lượng vi sinh vật
Số lượng vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm càng nhiều càng cần nhiều năng lượng
hoặc thời gian để tiêu diệt vi sinh vật. Cơ chế quá trình chống chịu nhiệt bởi số
lượng tế bào vi sinh vật được giải thích như sau: lượng tế bào vi sinh vật càng
nhiều, lượng protein càng lớn, protein có khả năng làm tăng khả năng chống chịu
nhiệt ở vi sinh vật.
Tuổi phát triển của vi sinh vật
Vi sinh vật ở giai đoạn phát triển mạnh nhất có khả năng chống chịu nhiệt mạnh
hơn ở giai đoạn đang phát triển hoặc tế bào non. Đối với bào tử vi sinh vật cũng
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 25
vậy, các bào tử già bao giờ cũng có khả năng chống chịu nhiệt tốt hơn các bào tử
non.
Các chất ức chế vi sinh vật
Nếu ta kết hợp quá trình tăng nhiệt độ với sự có mặt của các chất kháng sinh, SO2
và các chất khác sẽ có hiệu quả nhiều. Có nghĩa là sẽ làm giảm khả năng chống chịu
của vi sinh vật với nhiệt độ. Một trong những phương pháp thực hiện hữu hiệu là xử
lý thực phẩm bằng chất chống vi sinh vật trước khi gia nhiệt thì hiệu quả rất cao.
Thời gian và nhiệt độ
Điều dễ hiểu là nếu kéo dài thời gian tiệt trùng thì hiệu quả tiệt trùng sẽ rất cao. Mặt
khác cũng dễ thấy rằng nếu tăng nhiệt độ tiệt trùng thì hiệu quả tiệt trùng cũng rất
cao. Tuy nhiên điều quan trọng là thời gian và nhiệt độ ảnh hưởng ra sao đối với
chất lượng thực phẩm. Do đó, thông thường người ta phải điều chỉnh sao cho nhiệt
độ tăng thì nhiệt độ cần thiết giảm hoặc ngược lại. Việc điều chỉnh này phụ thuộc
rất nhiều ở những mong muốn của chúng ta trên cơ sở chất lượng thực phẩm cần đạt
được sau tiệt trùng. Mặt khác mối quan hệ giữa thời gian và nhiệt độ còn phụ thuộc
vào yếu tố quan trọng khác là bao bì và kích thước bao bì của thực phẩm đem tiệt
trùng.
Khả năng chống lại nhiệt độ của vi sinh vật
Về cơ bản khả năng chống lại nhiệt độ của vi sinh vật có liên quan rất nhiều đến
nhiệt độ phát triển tối ưu của từng nhóm vi sinh vật. Trong đó khả năng nhạy cảm
với nhiệt độ tốt nhất là vi sinh vật ưa lạnh, sau đó là vi sinh vật ưa ấm và cuối cùng
là vi sinh vật ưa nóng.
Những vi sinh vật tạo bào tử có khả năng chống lại nhiệt độ nóng tốt hơn các vi sinh
vật không tạo bào tử.
Những vi sinh vật ưa nóng tạo bào tử có khả năng chống lại nhiệt độ nóng tốt hơn là
những vi sinh vật ưa lạnh tạo bào tử.
Vi sinh vật gram(+) có khả năng chống lại nhiệt độ nóng tốt hơn các loài vi sinh vật
gram(-).
Những vi sinh vật hình cầu có khả năng chống lại nhiệt độ nóng tốt hơn các loài vi
sinh vật không tạo bào tử hình que.
Nấm mem và nấm mốc là những vi sinh vật rất nhạy cảm với nhiệt độ.
4. Biến đổi chất lượng của sản phẩm trong quá trình bảo quản.
Chất lượng thực phẩm tuỳ thuộc vào nguyên liệu, phương pháp và sự nghiêm ngặt
trong chế biến, phương pháp và điều kiện tồn trữ.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 26
Khi bảo quản lâu dài, các loại đồ hộp đều giảm chất lượng: hương vị kém, màu sắc
biến đổi, hàm lượng vitamin giảm đi….
Màu sắc của thực phẩm bị biến đổi là do tác dụng của các quá trình sinh hoá, các
phản ứng hoá học, các yếu tố nhiệt độ và ánh sáng. Để tránh biến màu do tạo thành
hợp chất melanoidin, do phản ứng giữa sắc tố và kim loại, sự oxi hoá chất
chat,….phải có một chế độ chế biến, sử dụng thiết bị chế biến và bao bì thích hợp.
Khi bảo quản nước quả trong cũng có thể bị đục và vón cục, kết tủa do biến đổi của
hệ thống keo nhưng chủ yếu là do sự oxi hoá các sắc tố và chất chát tạo hợp chất
không tan.
Ánh sáng
Hoá học của sự biến đổi thực phẩm do ánh sáng rất phức tạp. Ánh sáng thúc đẩy các
phản ứng hoá học như sự biến đổi màu, sự oxi hóa chất béo….Các vitamin trong
thực phẩm đặc biệt vitamin A và vitamin C cũng rất nhạy cảm với ánh sáng.
Oxy
Các phản ứng oxi hoá thường gây ra sự biến đổi không mong muốn trong thực
phẩm, các vitamin mà tiêu biểu như vitamin C, màu cùng với một số acid amin và
protein cũng là chất nhạy cảm với oxy.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 27
CHƯƠNG III
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương tiện nghiên cứu
1.1 Địa điểm thời gian
Địa điểm: phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ.
Thời gian: từ ngày 07/01/2008 đến 12/4/2008
1.2 Nguyên vật liệu và hoá chất
Sơ ri
Khóm
Chanh dây
Đường saccharose
Acid citric
Dung dịch NaOH
2,6-diclorophenol
Cồn
Môi trường nuôi cấy vi sinh tổng số
Bao bì thuỷ tinh
1.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
Đĩa petri, đèn cồn, pippet
Chiết quang kế
Buret chuẩn độ
Máy đo pH
Máy đo màu Colorimeter
Dụng cụ phân tích mẫu
Máy chà
Máy đồng hoá
Thiết bị ghép nắp
Thiết bị thanh trùng
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 28
Tủ cấy, Tủ ủ
2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào quy trình sản xuất và chế biến nước trái cây tham khảo, từ đó rút ra quy
trình chế biến nước trái cây hỗn hợp sơ ri, khóm, chanh dây. Các thí nghiệm được
tiến hành trên cơ sở chọn thông số tối ưu của thí nghiệm trước làm cơ sở cho thí
nghiệm sau
Quy trình thí nghiệm
2.1 Phương pháp lấy mẫu
Nguyên liệu được chọn ở độ chín phù hợp cho chế biến, không dập nát và hư hỏng
để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm sau cùng, thí nghiệm được bố trí với cùng một
nguồn nguyên liệu.
2.2 Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, với 2-3 lần lặp lại, kết quả được tính toán thống
kê, phân tích phương sai, kiểm định LSD bằng chương trình Statgraphics. Số liệu
biểu thị là giá trị trung bình
2.3 Phương pháp phân tích
Xác định vi khuẩn tổng số: đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường plate count agar
Xác định hàm lượng chất khô hoà tan: sử dụng chiết quang kế cầm tay
Sơ ri
Chần
Chà
Khóm, chanh dây
Xử lý
Ép
Phối chế
Gia nhiệt
Đóng chai
Thanh trùng
Thành phẩm
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 29
Xác định độ acid : chuẩn độ trực tiếp bằng NaOH với phenolphthalein làm chỉ thị
Xác định độ pH: sử dụng máy đo pH
Xác định độ màu: sử dụng máy đo màu colorimeter
Đánh giá cảm quan sản phẩm: sử dụng phương pháp cho điểm theo thang điểm xây
dựng cho từng chỉ tiêu đánh giá.
3. Nội dung và bố trí thí nghiệm
3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế đến giá trị cảm quan
sản phẩm
Mục đích
Xác định tỷ lệ phối chế và pha loãng thích hợp để sản phẩm đạt giá trị cảm quan và
chất lượng cao.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố:
Nhân tố A: tỷ lệ phối chế 3 thành phần sơ ri:chanh dây:khóm với 12 mức độ
A1 = 40:0:60 A2 = 40:5:55 A3 = 40:10:50 A4 = 40:15:45
A5 = 50:0:50 A6 = 50:5:45 A7 = 50:10:40 A8 = 50:15:35
A9 = 60:0:40 A10 = 60:5:35 A11 = 60:10:30 A12 = 60:15:25
Nhân tố B: tỷ lệ pha loãng, với 3 mức độ, %
B1 = 60 B2 = 70 B3 = 80
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Nhân tố B
Nhân tố A
B1 B2 B3
A1 A1 B1 A1 B2 A1 B3
A2 A2 B1 A2 B2 A2 B3
A3 A3 B1 A3 B2 A3 B3
A4 A4 B1 A4 B2 A4 B3
A5 A5 B1 A5 B2 A5 B3
A6 A6 B1 A6 B2 A6 B3
A7 A7 B1 A7 B2 A7 B3
A8 A8 B1 A8 B2 A8 B3
A9 A9 B1 A9 B2 A9 B3
A10 A10 B1 A10 B2 A10 B3
A11 A11 B1 A11 B2 A11 B3
A12 A12 B1 A12 B2 A12 B3
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 30
Tổng số nghiệm thức: 12*3 = 36 nghiệm thức
Chuẩn bị mẫu
Nguyên liệu sau khi qua công đoạn lựa chọn theo đúng yêu cầu: xử lý (gọt vỏ, rửa);
tiến hành chà đối với nguyên liệu sơ ri và ép đối với nguyên liệu khóm và chanh
dây. Sau đó tiến hành phối chế, pha loãng dịch quả theo các mức độ khảo sát, điều
vị đạt nồng độ đường 200Bx. Gia nhiệt bài khí, vô chai, ghép nắp, thanh trùng. Đánh
giá kết quả.
Ghi nhận kết quả
- Đánh giá cảm quan
- Nồng độ acid của sản phẩm
- pH
3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường đến giá trị cảm
quan của sản phẩm
Mục đích
Chọn nồng độ đường thích hợp để sản phẩm đạt giá trị cảm quan và chất lượng tốt.
Bố trí thí nghiệm
Bố trí ngẫu nhiên với 1 nhân tố
Nhân tố C: Nồng độ đường đạt được ở 4 mức độ, 0Bx
C1 = 16 C2 = 18 C3 = 20 C4 = 22
Số nghiệm thức: 4 nghiệm thức
Chuẩn bị mẫu
Nguyên liệu lựa chọn theo đúng yêu cầu; xử lý (gọt vỏ, rửa); tiến hành chà đối với
nguyên liệu sơ ri, ép đối với nguyên liệu khóm và chanh dây. Sau đó tiến hành phối
chế, pha loãng dịch quả theo tỷ lệ được chọn ở thí nghiệm 1, điều vị dịch quả ở các
mức độ khảo sát. Gia nhiệt, vô chai, ghép nắp và thanh trùng. Đánh giá kết quả
Ghi nhận kết quả
- Giá trị cảm quan
3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến chất lượng
sản phẩm.
Mục đích
Xác định chế độ thanh trùng cho sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm và thời gian bảo quản sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 31
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí 2 nhân tố
Nhân tố D: nhiệt độ thanh trùng, với 3 mức độ (0C)
D1 = 85 D2 = 90 D3 = 95
Nhân tố E: thời gian thanh trùng, với 3 mức độ (phút)
E1 = 2 E2 = 4 E3 = 6
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
Nhân tố E
Nhân tố D
E1 E2 E3
D1 D1 E1 D1 E2 D1 E3
D2 D2 E1 D2 E2 D2 E3
D3 D3 E1 D3 E2 D3 E3
Tổng số nghiệm thức: 3*3 = 9 nghiệm thức
Tổng số thí nghiệm: 3*3*2 = 18 thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu
Nguyên liệu sau khi qua công đoạn lựa chọn theo đúng yêu cầu; xử lý (gọt vỏ, rửa);
tiến hành chà đối với nguyên liệu sơ ri, ép đối với nguyên liệu khóm và chanh dây.
Sau đó tiến hành phối chế, pha loãng dịch quả theo tỉ lệ được chọn ở thí nghiệm 1;
điều vị dịch quả theo tỷ lệ được chọn ở thí nghiệm 2. Tiến hành gia nhiệt, vô chai,
ghép nắp và thanh trùng ở các chế độ nhiệt độ và thời gian giữ nhiệt khác nhau.
Đánh giá kết quả
Ghi nhận kết quả
- Vẽ đồ thị thanh trùng
- Giá trị thanh trùng PU
- Đánh giá cảm quan
- Xác định hàm lượng vitamin C sau quá trình thanh trùng
- Biến đổi vitamin C, mật số vi sinh vật, hàm lượng đường và hàm lượng
acid trong quá trình bảo quản
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 32
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần của nguyên liệu
Bảng 4.1 Thành phần của dịch quả
Loại nguyên liệu
Thành phần
Sơ ri Chanh dây Khóm
Hàm lượng chất khô hoà tan (0Bx) 10 17 14
Hàm lượng acid (theo acid citric) (%) 0,48 3,20 0,59
pH 3,6 2,4 3,2
Hàm lượng vitamin C (mg%) 739,2 10,0 10,9
2. Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ phối chế nước quả sơ ri, khóm, chanh dây đến
giá trị cảm quan của sản phẩm
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối chế đến giá trị cảm quan của sản phẩm
Điểm cảm quan Tỉ lệ nguyên liêụ
(sơri:chanh dây:khóm)
Tỉ lệ
dịch quả
(%)
pH
Độ acid
(%) Mùi vị Màu sắc
60 3,88 0,23 2,4 2,5
70 3,87 0,29 2,7 2,6
40:0:60
80 3,87 0,35 2,8 2,9
60 3,73 0,32 2,8 3,5
70 3,73 0,38 3,7 3,8
40:5:55
80 3,71 0,44 3,9 4,2
60 3,54 0,38 3,2 4,6
70 3,55 0,45 4,2 4,2 40:10:50
80 3,57 0,52 3,5 4,6
60 3,40 0,55 3,5 4,6
70 3,41 0,64 3,6 4,6 40:15:45
80 3,42 0,72 2,7 4,5
60 3,95 0,24 2,8 2,5
70 3,96 0,30 3,2 2,7 50:0:50
80 3,96 0,36 3,1 2,6
60 3,81 0,39 3,8 4,2
70 3,79 0,46 4,5 4,2 50:5:45
80 3,79 0,51 4,1 4,6
60 3,55 0,51 3,8 4,5
70 3,55 0,57 4,3 4,6 50:10:40
80 3,56 0,62 4,1 4,5
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 33
60 3,40 0,64 3,7 4,3
70 3,41 0,70 3,4 4,6 50:15:35
80 3,42 0,78 2,8 4,2
60 3,91 0,24 2,9 2,6
70 3,91 0,30 3,2 3,3 60:0:40
80 3,93 0,35 2,4 3,5
60 3,74 0,37 3,2 4,3
70 3,75 0,43 3,3 4,5 60:5:35
80 3,76 0,48 3,1 4,4
60 3,60 0,49 3,4 4,4
70 3,61 0,55 3,6 4,5 60:10:30
80 3,62 0,61 2,7 4,4
60 3,77 0,77 3,2 4,3
70 3,76 0,83 3,4 4,3 60:15:25
80 3,75 0,88 2,4 4,3
Bảng 4.3 Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng tỉ lệ phối chế đến mùi vị của
sản phẩm
Tỉ lệ dịch quả (%) Tỉ lệ nguyên liệu
(sơ ri:chanh dây:khóm) 60 70 80
Trung bình
nghiệm thức
40:0:60 2,4 2,7 2,8 2,6g
40:5:55 2,8 3,7 3,9 3,5bc
40:10:50 3,2 4,0 3,5 3,6b
40:15:45 3,5 3,6 2,7 3,3cde
50:0:50 2,8 3,2 3,1 3,0def
50:5:45 3,8 4,5 4,1 4,4a
50:10:40 3,8 4,3 4,1 4,3a
50:15:35 3,7 3,4 2,8 3,3cde
60:0:40 2,9 3,2 2,4 2,8fg
60:5:35 3,2 3,3 3,1 3,2cde
60:10:30 3,2 3,6 2,7 3,2cde
60:15:25 3,2 3,4 2,4 3,0ef
Trung bình nghiệm thức 3,2b 3,5a 3,1b
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 34
Bảng 4.4 Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của tỉ lệ phối chế đến màu
sắc sản phẩm.
Tỉ lệ dịch quả (%) Tỉ lệ nguyên liệu
(sơ ri:chanh dây:khóm) 60 70 80
Trung bình
nghiệm thức
40:0:60 2,5 2,6 2,9 2,7e
40:5:55 3,5 3,8 4,2 3,8c
40:10:50 4,6 4,2 4,6 4,5ab
40:15:45 4,6 4,6 4,5 4,6a
50:0:50 2,5 2,7 2,6 2,6e
50:5:45 4,2 4,2 4,6 4,3ab
50:10:40 4,5 4,6 4,5 4,5ab
50:15:35 4,3 4,6 4,2 4,4ab
60:0:40 2,6 3,3 3,5 3,1d
60:5:35 4,3 4,5 4,4 4,4ab
60:10:30 4,4 4,5 4,4 4,4ab
60:15:25 4,3 4,3 4,3 4,3b
Trung bình nghiệm thức 3,86b 3,99a 4,06a
Với các tỉ lệ phối chế dịch quả sơ ri:chanh dây:khóm khác nhau, sự thay đổi nồng
độ pha loãng khác nhau cho các kết quả đánh giá cảm quan về màu sắc và mùi vị
sản phẩm như sau: Về mùi vị, các mẫu được đánh giá cảm quan cao là các mẫu có
sự hài hoà về mùi của sơ ri, chanh dây và khóm. Ở các tỉ lệ phối chế dịch quả 0%,
15% chanh dây có giá trị cảm quan thấp, tỉ lệ phối chế 0% chanh dây cho mùi sản
phẩm (mùi của sơ ri phối hợp với khóm) ở các tỉ lệ pha loãng đều không được ưa
thích, còn ở tỉ lệ phối chế 15% chanh dây cho mùi chanh dây nặng không có sự hài
hoà, dù ở tỉ lệ pha loãng 60%. Giống như chanh dây, sơ ri ở tỉ lệ phối chế 40% và
60% cũng cho điểm đánh giá cảm quan kém, với tỉ lệ 40% sơ ri cho mùi quá nhẹ,
còn ở tỉ lệ 60% sơ ri thì sản phẩm có mùi hăng nặng. Từ kết quả thống kê ở bảng
4.3 cho thấy tỉ lệ phối chế 5% hoặc 10% chanh dây và 50% sơ ri cho điểm đánh giá
cảm quan cao, do có sự hài hoà về mùi vị giữa sơ ri chanh dây và khóm. Tuy nhiên
ở tỉ lệ sơ ri:chanh dây:khóm là 50:10:40 cho sự ổn định trong quá trình bảo quản
hơn. Đối với ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, tỉ lệ pha loãng 60% và 80% cho điểm
cảm quan thấp vì cho mùi sản phẩm nhẹ và hơi nặng, tỉ lệ pha loãng 70% cho mùi
sản phẩm vừa phải có giá trị cảm quan cao. Về màu sắc, từ kết quả thống kê ở bảng
4.4 cho thấy tất cả các mẫu không có chanh dây và ở tỉ lệ sơ ri:chanh dây:khóm là
40:5:55 cho điểm cảm quan thấp do màu sản phẩm tái nhạt ở cả 3 nồng độ pha
loãng, các mẫu còn lại có màu vàng cam đặc trưng đều cho giá trị cảm quan cao. Ở
3 tỉ lệ pha loãng thì tỉ lệ 60% dịch quả cho kết quả đánh giá cảm quan màu khác biệt
về mặt thống kê và kém hơn so với tỉ lệ 70%, 80% dịch quả.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 35
Do đó, dựa vào kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm phối chế theo tỉ lệ nguyên liệu
50:10:40 (sản phẩm phối chế tỉ lệ nguyên liệu 50:5:45 có độ ổn định kém bị tủa
nhiều sau thanh trùng nên không được chọn) và pha loãng theo tỉ lệ 70% dịch quả
cho sản phẩm có mùi vị hài hoà, đặc trưng, màu sắc sáng đẹp giá trị cảm quan cao
đồng thời có giá trị kinh tế hơn mẫu pha loãng ở tỉ lệ 80%.
3. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến giá trị cảm quan của sản phẩm
Bảng 4.5 Kết quả ảnh hưởng của nồng độ đường đến giá trị cảm quan sản phẩm
Nồng độ đường (0Bx) Điểm cảm quan
16 2,4d
18 3,7b
20 4,7a
22 3,0c
Theo kết quả ở bảng 4.5 cho thấy sản phẩm phối chế đường đạt 200Bx cho điểm
cảm quan cao, ở nồng độ 160Bx và 180Bx cho sản phẩm có vị chua nhiều, còn ở
nồng độ 220Bx sản phẩm có vị quá ngọt.
Như vậy theo kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cho thấy với tỉ lệ phối chế sản
phẩm: 50% sơ ri, 10% chanh dây, 40% khóm; pha loãng 70% dịch quả; nồng độ
đường của sản phẩm đạt 200Bx và sản phẩm có độ acid 0,57%, cho sản phẩm có giá
trị cảm quan tốt.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 36
4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chế độ thanh trùng
4.1 Các đồ thị biểu diễn quá trình thanh trùng
Hình 4.1 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 850C
Hình 4.2 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 900C
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35
thời gian thanh trùng (phút)
n
hi
ệt
đ
ộ
tâ
m
(độ
C)
2 phút
4 phút
6 phút
n
hi
ệ
t đ
ộ
tâ
m
0 C
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Thời gian thanh trùng (phút)
Nh
iệ
t đ
ộ
tâ
m
(0C
)
2 phút
4 phút
6 phút
n
hi
ệt
đ
ộ
tâ
m
0 C
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 37
Hình 4.3 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 950C
Bảng 4.6 Giá trị thanh trùng PU của các chế độ thanh trùng sản phẩm, phút.
Thời gian giữ nhiệt (phút)
Nhiệt độ thanh trùng (0C)
2 4 6
85 3,5 7,5 9,5
90 26,5 34,4 42,0
95 103,3 132,5 159,2
4.2 Kết quả ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến sự tổn thất vitamin C
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của quá trình thanh trùng đến sự tổn thất vitamin C
Chế độ thanh trùng Hàm lượng vitamin C, mg%
Nhiệt độ
thanh trùng
(oC)
Thời gian
giữ nhiệt
(phút)
Trước
thanh trùng
Sau
thanh trùng
Tỉ lệ tổn thất
(%)
2 271,0 144,3 46,8
4 271,0 140,8 48,1
85
6 271,0 135,5 50,0
2 271,0 137,3 49,4
4 271,0 132,0 51,3 90
6 271,0 130,2 52,0
2 271,0 133,8 50,7
4 271,0 130,2 52,0
95
6 271,0 126,7 53,3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40
thời gian thanh trùng (phút)
n
hi
ệt
đ
ộ
tâ
m
(độ
C)
2 phút
4 phút
6 phút
n
hi
ệ
t đ
ộ
tâ
m
0 C
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 - 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 38
Bảng 4.8 Kết quả thống kê ảnh hưởng của quá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghin c7913u ch7871 bi7871n n4327899c tri cy h7895n h7907.pdf