MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ . ii
MỤC LỤC. iii
DANH SÁCH BẢNG .v
DANH SÁCH HÌNH .vi
TÓM LƯỢC . viii
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ .1
1.1 Giới thiệu.1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1
1.3 Nội dung nghiên cứu.1
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .2
2.1 Nguyên liệu trong sản xuất sữa khoai môn tiệt trùng.2
2.1.1 Sữa tươi .2
2.1.2 Khoai môn .15
2.1.3 Sắc tốanthocyanin trong thực phẩm .16
2.2 Giới thiệu cơsởkhoa học một sốquá trình cơbản trong chếbiến sữa khoai
môn tiệt trùng .17
2.2.1 Quá trình tiệt trùng .17
2.2.2 Quá trình đồng hoá .19
2.2.3 Sựhydrate hóa và trương nởcủa tinh bột .20
2.2.4 Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzyme .21
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27
3.1 Phương tiện nghiên cứu .27
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.27
3.1.2 Nguyên liệu dùng trong sản xuất sữa khoai môn tiệt trùng .27
3.1.3 Hoá chất . 27
3.1.4 Thiết bị, dụng cụ .27
3.2 Phương pháp nghiên cứu.28
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của quá trình thủy phân khoai môn đến
chất lượng sữa khoai môn tiệt trùng. .28
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tỷlệdịch khoai môn và sữa đến chất
lượng sản phẩm.31
3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến chất lượng cảm
quan và khảnăng bảo quản sản phẩm .32
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN.33
4.1 Kết quảphân tích thành phần hóa học nguyên liệu.33
4.2 Ảnh hưởng của quá trình thủy phân khoai môn đến chất lượng sữa khoai môn
tiệt trùng .33
4.2.1 Ảnh huởng của nhiệt độvà thời gian xửlý đến hàm lượng đường khửtạo
thành trong dịch thủy phân khoai môn .33
4.2.2 Ảnh hưởng của quá trình thủy phân khoai môn đến độnhớt sản phẩm .35
4.2.3 Ảnh hưởng của quá trình thủy phân đến giá trịcảm quan sản phẩm.37
4.3 Ảnh hưởng của tỷlệphối trộn dịch khoai môn và sữa đến chất lượng sản
phẩm.38
4.3.1 Ảnh hưởng của tỷlệphối trộn dịch khoai môn và sữa đến độnhớt và giá trị
màu của sản phẩm.39
4.3.2 Ảnh hưởng của tỷlệphối chếdịch khoai môn và sữa kết hợp với màu bổ
sung đến giá trịcảm quan của sản phẩm.40
4.4 Ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến chất lượng cảm quan và khảnăng bảo
quản sản phẩm. . 41
4.4.1 Ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến độnhớt và màu sắc của sản phẩm .41
4.4.2 Ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến giá trịcảm quan sản phẩm .43
4.4.3 Ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến khảnăng tiêu diệt vi sinh vật .44
4.5 Kết quảphân tích thành phần hóa học của sản phẩm.44
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ .46
5.1 Kết luận .46
5.2 Đềnghị .48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.49
PHỤLỤC
77 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế biến sữa khoai môn tiệt trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được tạo thành có kích thước
nhỏ và hệ nhũ tương sẽ có độ bền cao.
+ Chất nhũ hoá: các chất nhũ hoá sử dụng trong công nghiệp chế biến sữa khá đa
dạng, tuỳ từng loại chất nhũ hoá mà hiệu quả quá trình đồng hoá khác nhau. Một
số protein trong sữa có vai trò như những chất nhũ hoá. Đối với sản phẩm sữa tiệt
trùng có hàm lượng chất béo 3 ÷ 3,5%, quá trình đồng hoá sữa sẽ đạt hiệu quả cao
khi tỷ lệ lượng casein trong sữa đạt 0,2 g/1g chất béo.
Những chất nhũ hoá thường sử dụng trong công nghiệp chế biến sữa là lecithin,
glycerin este, sorbitol este…
2.2.3 Sự hydrate hóa và trương nở của tinh bột
Hạt tinh bột không hòa tan trong nước mát nhưng sẽ trương nở trong nước
nóng.Quá trình này thuận nghịch (sẽ trở lại trạng thái ban đầu trước khi sấy) đến
một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ hồ hóa, ở nhiệt độ này thành phần trong hạt
bị cắt ra và thứ tự sắp xếp bị mất đi một cách không thuận nghịch. Không phải tất
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
21
cả các hạt tinh bột đều xảy ra hiện tượng này ở cùng một thời điểm nên nhiệt độ hồ
hóa nằm trong một khoảng giới hạn tùy thuộc loại tinh bột.
Những hạt tinh bột không bị phá vỡ do tự nhiên, chỉ có thể trương lên đến một
phạm vi nào đó trong nước lạnh và sự hydrate hóa đi kèm với sự gia tăng kích
thước (khoảng 10% đường kính và 33% thể tích). Khi xử lý nhiệt tinh bột trong
nước đến nhiệt độ hồ hóa của nó, nó sẽ hút nước khoảng 10 lần khối lượng của nó.
Nhưng những hạt tinh bột đã bị phá vỡ sẽ có khả năng trương nở một cách rộng rãi
trong nước lạnh.
Giai đoạn đầu của sự hồ hóa diễn ra với sự trương nở gia tăng đột ngột của hạt.
Khi nhiệt độ tăng lên sau giai đoạn đầu, hạt tiếp tục trương lên và hút nước nhưng
vẫn duy trì được thực thể của chúng do bởi những liên kết còn lại. Theo Olkkle và
Rha (1978), sự hồ hóa tinh bột bao gồm các biến đổi sau đây:
Hút nước và trương nở đến nhiều lần so với khối lượng ban đầu
Gia tăng độ trong
Gia tăng nhanh chóng độ dính
Hòa tan những phân tử mạch thẳng và phân tán những hạt phá vỡ
Hỗn hợp tạo thành khối paste giống như dạng gel.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hồ hóa của tinh bột
Protein: Khi có hàm lượng protein cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồ hóa là do sự
tương tác của lực hấp dẫn từ những nhóm cực trái dấu tạo thành phức. Phức này
được tạo thành trên bề mặt hạt tinh bột làm ngăn cản sự trương nở và làm giảm độ
nhớt ảnh hưởng đến nhiệt độ hồ hóa. Sự tương tác này xảy ra kém ở pH kiềm (vì
protein và tinh bột đều mang cực âm) và xảy ra mạnh ở pH acid (lúc này protein
mang cực dương và tinh bột mang cực âm).
Các chất hút nước (pentosan): do sự cạnh tranh nước nên chúng ảnh hưởng xấu
đến quá trình hồ hóa.
Các chất hoạt động bề mặt: có tác dụng làm giảm độ nhớt bề mặt phân tán, hạt vẫn
trương nở khi có mặt các chất này, tuy nhiên độ nhớt của dung dịch thấp.
Muối: làm tăng độ nhớt của dịch hồ hóa.
Đường: ức chế sự trương nở và hồ hóa do nó liên kết với nước. Hàm lượng đường
cao sẽ làm ức chế sự trương nở và làm tăng nhiệt độ hồ hóa.
2.2.4 Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzyme
Tinh bột và một số polysaccharide khác chứa những liên kết α-1,4 glycoside, bị
thủy phân bởi một nhóm enzyme thường được gọi là amylase.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
22
a. α-amylase( α-1,4-glucan-4-glucanohydolase)
Là một endo enzyme (nội enzyme) xúc tác thủy phân những liên kết không hoàn
toàn tạo thành dextrin mạch thẳng và mạch phân nhánh.
Điều kiện hoạt động của α-amylase từ các nguồn khác nhau thường không giống
nhau: pH tối thích cho hoạt động của α-amylase từ nấm sợi là 4,5 ÷ 4,8 (có thể
hoạt động tốt trong vùng pH từ 4,7 ÷ 5,4) và của vi khuẩn là 5,8 ÷ 6,0 (hoạt động
tốt trong vùng pH 5,8 ÷ 7,0). Nhiệt độ tối thích cho hoạt động xúc tác của α-
amylase ở nấm sợi là 50oC. Amylase của thóc mầm và của malt bền nhiệt hơn và
hoạt động tối thích ở 58 ÷ 60oC.
Dưới tác dụng của enzyme α-amylase, amylose bị phân giải khá nhanh tạo thành
oligosaccharide gồm 6 ÷ 7 gốc glucose, sau này các mạch này bị phân cắt giảm
dần và bị phân giải chậm đến maltose tetrose, maltose triose, maltose. Sau thời
gian thủy phân amylase sản phẩm bao gồm: 87% maltose, 13% glucose.
Dưới tác dụng của enzyme α-amylase, amylosepectin bị phân giải khá nhanh
nhưng vì α-amylase không cắt được liên kết α-1,6-glucoside nên dù có kéo dài thời
gian thủy phân nhưng sau cùng sản phẩm có khoảng: 72% maltose, 19% glucose,
dextrin phân tử thấp và izomaltose là 8%.
b. β-amylase (α-1,4-glucan maltohydrolas)
Là một exo enyme (ngoại enzyme) xúc tác cắt đứt liên kết glycoside của α-1,4-
glucan hình thành maltose, bắt đầu ở giai đoạn cuối không khử của mạch.
pH tối thích trong dung dịch bột thuần khiết là 4 ÷ 6, trong dung dịch nấu là 5 ÷
5,6; nhiệt độ tối thích trong tinh bột thuần khiết là 40 ÷ 50˚C, trong dung dịch nấu
là 60 ÷ 65˚C; β-amylase bị vô hoạt ở 70˚C.
Hình 4: Cơ chế tác dụng của enzyme α-amylase lên tinh bột
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
23
β-amylase phân giải 100% amylose thành maltose. Phân giải 54 ÷ 58%
amylosepectin thành maltose. Do mỗi nhánh của amylosepectin có từ 20 ÷ 25 phân
tử glucose nên sau khi thủy phân tạo 10 ÷ 12 phân tử maltose. Khi tới liên kết α-
1,4-glucoside gắn với liên kết α-1,6-glucoside, β-amylase sẽ ngưng tác dụng, phần
saccharide còn lại là dextrin phân tử lớn. Có chứa rất nhiều liên kết α-1,6-
glucoside gọi là dextrin có màu tím đỏ với Iod.
c. Glucoamylase hay amyloseglucosidase (α-1,4-glucan gluco hydrolas )
Là một exo enzyme xúc tác cắt những liên kết còn lại từ đầu cuối không khử của
polymer tinh bột để tạo thành glucose. Nhưng nó cũng có thể cắt liên kết α-1,6 và
α-1,4 ở những mức độ khác nhau.
Đa số γ-amylase đã biết đều thuộc loại enzyme “acid”. Hoạt động tốt ở 50˚C,
hoạt lực tối đa trong vùng pH = 3,5 ÷ 5,5. So với α-amylase, γ-amylase bền với
acid hơn nhưng lại kém bền dưới tác dụng của rượu etylic, acetone.
Khi thủy phân tinh bột, cùng với việc tạo thành glucose còn có thể tạo thành
oligosaccharide. Ngoài ra γ-amylase còn có khả năng cắt cả liên kết α-1,2-
glucoside và liên kết α-1,3-glucoside nữa.
Hình 5: Cơ chế tác dụng của enzyme glucoamylase lên tinh bột
d. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme
Ảnh hưởng của nồng độ enzyme và cơ chất
Ảnh hưởng của nồng độ enzyme
Khi cơ chất đầy đủ thì vận tốc của phản ứng enzyme tỉ lệ thuận với nồng độ
enzyme. Ta có: V = k * [E] (1)
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
24
K3 K1
Trong đó: v: vận tốc của phản ứng
k: hằng số vận tốc
[E]: nồng độ của enzyme
Hình 6: Ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến tốc độ phản ứng
Nồng độ của enzyme càng lớn bao nhiêu thì lượng cơ chất bị biến đổi càng nhiều
bấy nhiêu. Tuy nhiên có trường hợp khi nồng độ enzyme quá lớn thì vận tốc phản
ứng chậm.
Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất
Enzyme tham gia quá trình xúc tác tạo phức hợp enzyme – cơ chất (ES). Trường
hợp đơn giản nhất, phản ứng chỉ có một cơ chất (S), enzyme (E) xúc tác cho sự
chuyển hóa cơ chất tạo thành một sản phẩm (P), phản ứng xảy ra như sau:
E + S ES E + P (1)
Trong đó: K1: hằng số vận tốc phản ứng tạo ES
K2: hằng số vận tốc phân ly ES và cơ chất ban đầu
K3: hằng số vận tốc phân ly phức hợp ES tạo sản phẩm P
Mối quan hệ giữa vận tốc phản ứng do enzyme xúc tác và nồng độ cơ chất được
biểu diễn theo phương trình Michaelis – Menten như sau:
[ ]
[ ]SK
SV
v
m +
=
max
(2)
Trong đó: v : vận tốc phản ứng
Km : hằng số Michaelis – Menten
Vmax: vận tốc phản ứng cực đại
[S] : nồng độ cơ chất
Vận
tốc
phản
ứng,
m/s
Thời gian, phút
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
25
Hình 7: Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến tốc độ phản ứng
Km gọi là hằng số Michaelis – Menten và đặc trưng cho mỗi enzyme – Km đặc
trưng cho ái lực của enzyme với cơ chất. Km có trị số càng nhỏ thì ái lực của
enzyme đối với cơ chất càng lớn, nghĩa là vận tốc enzyme càng lớn.
Qua đồ thị chung của đường biểu diễn cho thấy khi tăng nồng độ cơ chất, vận tốc
phản ứng tăng. Khi tăng nồng độ cơ chất đến một giá trị nào đó, vận tốc phản ứng
đạt giá trị cực đại Vmax , sau đó vận tốc phản ứng sẽ không tăng nữa nếu ta tiếp tục
tăng nồng độ cơ chất.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của enzyme
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng của enzyme. Tốc độ phản ứng
enzyme không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với nhiệt độ phản ứng. Tốc độ phản
ứng chỉ tăng đến một giới hạn nhiệt độ nhất định. Vượt quá nhiệt độ đó tốc độ
phản ứng enzyme giảm và dẫn đến mức triệt tiêu. Nhiệt độ tương ứng với tốc độ
phản ứng enzyme cao nhất được gọi là tốc độ tối ưu. Phần lớn enzyme hoạt động
mạnh nhất ở nhiệt độ 40 ÷ 50oC. Nhiệt độ tối ưu của những enzyme khác nhau thì
khác nhau. Nếu đưa nhiệt độ cao hơn mức nhiệt độ tối ưu, hoạt tính của enzyme sẽ
bị giảm. Khi đó enzyme không có khả năng phục hồi lại hoạt tính.
Nhiệt độ tối ưu của một enzyme phụ thuộc rất nhiều vào sự có mặt của cơ chất,
kim loại, pH và các chất bảo vệ. Người ta thường sử dụng yếu tố nhiệt độ để điều
khiển hoạt động của enzyme và tốc độ phản ứng trong quá trình chế biến và bảo
quản thực phẩm. Temperature / pH - Profile
=alpha-amylase, =beta-glucanase) =alpha-amylase, =beta-glucanase
Hình 8: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến tốc độ phản ứng
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
26
Ảnh hưởng của pH đến phản ứng enzyme
pH môi trường thường ảnh hưởng đến mức độ ion hóa cơ chất, enzyme và đặc biệt
ảnh hưởng đến độ bền của enzyme. Chính vì thế pH có ảnh hưởng rất mạnh đến
phản ứng của enzyme.
Nhiều enzyme hoạt động rất mạnh ở pH trung tính. Tuy nhiên cũng có nhiều
enzyme hoạt động ở pH acid yếu. Một số khác lại hoạt động mạnh ở pH kiềm và
cả pH acid. pH tối ưu cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ phản ứng thì
pH tối ưu sẽ chuyển dịch về phía pH lớn hơn.
Người ta thường sử dụng ảnh hưởng của pH để điều hòa phản ứng trong bảo quản,
chế biến thực phẩm, tuyển chọn giống vi sinh vật.
Ngoài ra, các chất hoạt hóa như NAP+, NADP+, acid ascorbic (chuyển hydro),
ADP (chuyển photphat)…hay các chất kìm hàm như ion kim loại nặng Cu2+, Ag+,
Hg+... cũng ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
27
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: phòng thí nghiệm bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp
- Trường Đại Học Cần Thơ
Thời gian: từ ngày 26/2/2007 đến 18/5/2007.
3.1.2 Nguyên liệu dùng trong sản xuất sữa khoai môn tiệt trùng
Sữa bò tươi: được cung cấp từ trang trại chăn nuôi bò hộ gia đình của ông Lý
Thanh Tòng ở Tổ 7, Lợi Vũ A, Phường An Bình, Thành phố Cần thơ.
Khoai môn: sử dụng khoai Môn loại củ vừa, được mua từ ông Lý Thanh Tòng.
Đường.
3.1.3 Hoá chất
Cồn 75oC, NaHCO3.
Enzyme amylase.
Hóa chất chuẩn đường: Fehling A, Fehling B, Na2SO4 bão hòa (30%)…
Hóa chất cất đạm, đốt đạm: acid boric, H2SO4 0,1N, NaOH 30%...
Ete dầu hỏa, ete thường.
3.1.4 Thiết bị, dụng cụ
Hình 9: Hệ thống Soxlet Hình 10: Thiết bị sấy Hình 11: pH kế
Hình 12: Thiết bị tiệt trùng Hình 13: Máy đo màu Hình 14: Thiết bị cất đạm
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
28
Hình 15: Cân điện tử Hình 16: Cân phân tích Hình 17: Thiết bị đồng hóa
Ngoài ra, còn sử dụng một số thiết bị khác như: Brix kế, Water park, máy đo độ
nhớt, máy xay sinh tố và các dụng cụ chứa đựng khác.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của quá trình thủy phân khoai môn đến
chất lượng sữa khoai môn tiệt trùng.
a. Mục đích thí nghiệm: Tìm ra nhiệt độ và thời gian thủy phân khoai môn cho
chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
29
b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Khoai môn làm sạch
Hấp chín Sữa nguyên liệu
Nước Nghiền (Khoai:nước = 1:1)
Thủy phân bằng enzyme Làm sạch, lọc
A1 A2
B1 B2 B3 B4 B1 B2 B3 B4
Lọc
Kiểm tra Dịch trích Đánh giá chất lượng
Phối trộn
(dịch khoai môn:sữa = 20:80)
Chuẩn hóa
(pH: 6,5; oBrix: 15 ÷ 16 )
Gia nhiệt (65 ÷ 70oC)
Đồng hóa
Bổ sung màu (1%)
Rót chai, đóng nắp
Tiệt trùng (125oC, 5 phút)
Kiểm tra chất lượng
Bảo quản
Hình 18: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Thí nghiệm được bố trí tập trung ở khâu xử lý khoai môn, với hai nhân tố khảo sát
là nhiệt độ và thời gian thủy phân tinh bột khoai môn.
A: nhiệt độ thủy phân: A1: 52 ÷ 55oC
A2: 62 ÷ 65oC
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
30
B: thời gian thủy phân: B1: 0 phút (không thủy phân)
B2: 30 phút
B3: 60 phút
B4: 90 phút
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 2 lần lặp lại.
c. Tiến hành thí nghiệm
Khoai môn được làm sạch, gọt vỏ, nấu chín, nghiền với nước theo tỷ lệ cố định 1
nước : 1 khoai (đã qua thí nghiệm thăm dò). Dịch trích khoai môn sau khi lọc được
thủy phân bằng chế phẩm enzyme amylase theo các nhiệt độ và thời gian thủy
phân như phần bố trí thí nghiệm.
Lá cẩm được nấu với nước theo tỷ lệ nước:lá cẩm là 1:0,3 sau đó được lọc và bổ
sung vào dịch trích sau khi đồng hóa sản phẩm.
Sữa tiệt trùng được xử lý với qui trình phổ biến đã biết. Dịch trích khoai môn sau
khi thủy phân được cho vào sữa trước khi đồng hoá với tỷ lệ dịch khoai : sữa = 20
: 80. Điều chỉnh các thành phần theo yêu cầu của sản phẩm cuối cùng (pH 6,5;
oBrix = 15 ÷ 16). Quá trình tiệt trùng sữa được thực hiện ở 125oC trong thời gian 5
phút.
d. Các chỉ tiêu đánh giá
Dịch sau thủy phân được phân tích các thành phần: đường khử.
Sản phẩm được kiểm tra trên các chỉ tiêu vật lý như độ nhớt và các chỉ tiêu cảm
quan của sản phẩm.
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dịch khoai môn và sữa đến
chất lượng sản phẩm.
a. Mục đích thí nghiệm: Tìm ra tỷ lệ dịch khoai môn và sữa phù hợp cho sản phẩm.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
31
b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Khoai môn Sữa tươi
… …
Dịch thủy phân
Đánh giá chất lượng
Phối trộn
C1 C2 C3 C4
…
Đồng hóa
Bổ sung màu [D1, D2, D3, D4]
…
Bảo quản
Hình 19: Sơ đồ bố trí thí nghiệm thí nghiệm 2
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên dựa trên sự thay đổi kết hợp nhân tố
C là tỷ lệ phối trộn (dịch khoai môn : sữa) và D là tỷ lệ màu bổ sung với 3 lần lặp
lại.
C1
= 0:100 + D1 = 0
C2
= 10 : 90 + D2 = 0,8%
C3 = 20 : 80 + D3 = 1%
C4 = 30 : 70 + D4 = 1,2%
Như vậy, thí nghiệm có 4 mẫu là C1D1, C2D2, C3D3 và C4D4
c. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành hoàn toàn tương tự như ở thí
nghiệm 1. Dịch thủy phân được lấy từ kết quả tốt nhất ở thí nghiệm 1.
d. Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích: Đo độ nhớt, màu sắc và đánh giá các chỉ tiêu cảm
quan chính của sản phẩm.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
32
3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chế độ tiệt trùng đến chất lượng
cảm quan và khả năng bảo quản sản phẩm
a. Mục đích thí nghiệm: Xác định chế độ tịêt trùng phù hợp cho sản phẩm nhằm
kéo dài thời gian sử dụng đồng thời giữ được giá trị cảm quan tốt cho sản phẩm.
b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
…
Tiệt trùng
121oC 125oC
15 phút 20 phút 5 phút 10 phút
Kiểm tra chất lượng
Bảo quản
Hình 20: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên tiến hành trên hai nhân tố là nhiệt độ
và thời gian xử lý nhiệt, với 3 lần lặp lại.
c. Tiến hành thí nghiệm: Hoàn toàn tương tự như ở thí nghiệm 1. Tỷ lệ dịch khoai
môn sử dụng từ kết quả tốt nhất của thí nghiệm 2.
d. Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích, nhận xét đánh giá sản phẩm
Chỉ tiêu cảm quan, độ nhớt, màu sắc.
Tổng số vi sinh vật.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
33
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả phân tích thành phần hóa học nguyên liệu
Bảng 6: Kết quả phân tích thành phần hóa học của khoai môn và sữa nguyên liệu
Thành phần,(%) Sữa nguyên liệu* Khoai môn*
Ẩm
Đạm
Béo
Đường khử
88,5
3,14
3,08
4,6
66,88
4,2
0,13
13,38
Ghi chú: *: các giá trị được tính theo căn bản ướt.
Hình 21: Nguyên liệu khoai môn
4.2 Ảnh hưởng của quá trình thủy phân khoai môn đến chất lượng sữa khoai
môn tiệt trùng
Hình thái (sự phân lớp) của sản phẩm phụ thuộc vào hàm lượng tinh bột khoai
môn có trong sản phẩm. Chính vì vậy, để tránh hiện tượng phân lớp sản phẩm cần
giảm hàm lượng tinh bột trong khoai môn qua quá trình thủy phân bằng enzyme
amylase. Hiệu quả của quá trình thủy phân được kiểm tra thông qua hàm lượng
đường khử tạo thành trong dịch khoai môn thủy phân và giá trị độ nhớt của sản
phẩm sau quá trình thủy phân.
4.2.1 Ảnh huởng của nhiệt độ và thời gian xử lý đến hàm lượng đường khử tạo
thành trong dịch thủy phân khoai môn
Thí nghiệm được tiến hành khảo sát ở hai khoảng nhiệt độ thủy phân là 52 ÷ 55oC
và 62 ÷ 65oC trong thời gian 30 phút, 60 phút và 90 phút. Enzyme amylase sử
dụng trong quá trình thủy phân có nguồn gốc từ nấm mốc Aspergillus, pH tối thích
là 3,5 ÷ 5,5 (thí nghiệm tiến hành ở pH 4,3 ÷ 4,5) và hàm lượng enzyme sử dụng là
1,5%. Kết quả thống kê hàm lượng đường khử trong dịch thủy phân theo nhiệt độ
và thời gian thủy phân được cho trong bảng 7.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
34
Hình 22: Khoai môn sau quá trình thủy phân ở các chế độ khác nhau
Bảng 7: Kết quả thống kê hàm lượng đường khử tạo thành sau quá trình thủy phân khoai
môn ở các nhiệt độ và thời gian thủy phân khác nhau.
Thời gian thủy phân
(phút)
Nhiệt độ thủy phân (oC)
52-55 62-65
Trung bình
nghiệm thức
0 13,38 13,38 13,38d
30 18,6 16,89 17,35c
60 22,71 19,24 20,97b
90 26,56 21,04 23,8a
Trung bình nghiệm thức 20,31A 17,64B
Các chữ cái a,b,c…thể hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở cùng một cột
A,B,C…thể hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở cùng một hàng
Kết quả bảng 7 và hình 23 cho thấy hàm lượng đường khử tạo thành sau quá trình
thủy phân khoai môn tăng có ý nghĩa theo thời gian thủy phân. Kết quả này có thể
giải thích là do ở nhiệt độ 52 ÷ 55oC enzyme xúc tác cho phản ứng thủy phân họat
động tối thích nên cho hiệu quả thủy phân cao. Tuy nhiên, không thể nâng nhiệt độ
thủy phân lên nữa vì khi đó có thể làm cho enzyme bị mất họat tính và làm giảm
hoặc mất khả năng xúc tác. Từ kết quả này cũng có thể hiểu là hàm lượng tinh bột
giảm theo nhiệt độ và thời gian thủy phân bị phân giải tạo thành đường. Với thời
gian thủy phân 90 phút và nhiệt độ 52 ÷ 55oC cho hiệu quả thủy phân tốt nhất.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
35
13.3817 + 0.000387766*X + 0.502098*Y+ 0.000203536*X*X - 0.000222917*Y*Y -0.00634
Nhiet do
Thoi gian
H
am
lu
o
n
g
du
o
n
g
52 55 58 61 64 67 30
60
90
16
18
20
22
24
26
28
13.3817 + 0.000387766*X + 0.502098*Y+ 0.000203536*X*X - 0.000222917*Y*Y -0.00634
Nhiet do
Th
o
i g
ia
n
Ham luong duong
16.0
17.2
18.4
19.6
20.8
22.0
23.2
24.4
25.6
26.8
28.052 55 58 61 64 67
30
60
90
Hình 23: Đồ thị biễu diễn hàm lượng đường khử tạo thành sau quá trình thủy phân
khoai môn
4.2.2 Ảnh hưởng của quá trình thủy phân khoai môn đến độ nhớt sản phẩm
Dịch khoai môn sau khi thủy phân với các chế độ khác nhau được phối chế vào
dịch sữa theo tỷ lệ 20:80 và điều chỉnh các thành phần chính theo yêu cầu. Các
mẫu sản phẩm sau khi tiệt trùng ở nhiệt độ 125oC trong 5 phút được giữ ổn định
trong 1 ngày và tiến hành đo độ nhớt. Kết quả thống kê ảnh hưởng của chế độ thủy
phân khoai môn đến độ nhớt được cho trong bảng 8.
R2 = 98,23%
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
36
Bảng 8: Kết quả thống kê độ nhớt của sản phẩm sau quá trình thủy phân khoai môn
Thời gian thủy phân
(phút)
Nhiệt độ thủy phân (oC)
52-55 62-65
Trung bình
nghiệm thức
0(Sữa) 1,82 1,82 1,82e
0 6,62 6,62 6,32a
30 3,2 3,59 3,39b
60 2,49 3,17 2,83c
90 2,29 2,75 2,52d
Trung bình nghiệm thức 3,22B 3,53A
Các chữ cái a,b,c…thể hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở cùng một cột
A,B,C…thể hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở cùng một hàng
6.315 - 0.116758*X - 0.0384333*Y +0.00136801*X*X + 0.000145833*Y*Y +0.000108333*
Nhiet do
Thoi gian
D
o
n
ho
t
52 55 58 61 64 67 30
60
90
2.1
2.4
2.7
3
3.3
3.6
3.9
Nhiet do
Th
o
i g
ia
n
Do nhot
2.1
2.28
2.46
2.64
2.82
3.0
3.18
3.36
3.54
3.72
3.952 55 58 61 64 67
30
60
90
Hình 24: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt của sản phẩm ở các nhiệt độ và
thời gian thủy phân khác nhau
R2 = = 99,5003%
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
37
Độ nhớt của sản phẩm phụ thuộc vào hàm lượng tinh bột còn lại trong sản phẩm
sau quá trình thủy phân. Qua kết quả thống kê bảng 8 nhận thấy độ nhớt của sản
phẩm giảm dần khi tăng thời gian thủy phân khoai môn. Kết quả này hoàn toàn
phù hợp với kết quả ở bảng 7, bởi vì hàm lượng đường tạo thành sau quá trình thủy
phân tinh bột càng nhiều thì độ nhớt của sản phẩm càng giảm. Tuy nhiên, độ nhớt
của sản phẩm luôn cao hơn độ nhớt của sữa vì dịch khoai môn sau thủy phân có độ
nhớt cao hơn.
4.2.3 Ảnh hưởng của quá trình thủy phân đến giá trị cảm quan sản phẩm
Hình 25: Sản phẩm với khoai môn thủy phân ở các chế độ khác nhau
A: khoai môn thủy phân ở 52 ÷ 55oC
B: khoai môn thủy phân 62 ÷ 65oC
Từ phải sang trái tương ứng với thời gian thủy phân khoai môn là: 0 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút
Bảng 9: Kết quả thống kê điểm đánh giá cảm quan về hình thái (sự phân lớp) của sản phẩm
theo hai nhân tố nhiệt độ và thời gian thủy phân
Thời gian thủy phân
(phút)
Nhiệt độ thủy phân (oC)
52 ÷ 55 62 ÷ 65
Trung bình
nghiệm thức
0 1 1 1d
30 3,4 3,13 3,27c
60 3,87 3,2 3,53b
90 4,87 4,2 4,53a
Trung bình nghiệm thức 3,28A 2,88B
Các chữ cái a,b,c…thể hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở cùng một cột
A,B,C…thể hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở cùng một hàng
A B
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 năm 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
38
Bảng 10: Kết quả thống kê điểm đánh giá cảm quan về hình thái (sự phân lớp) của sản
phẩm ở các chế độ thủy phân
Chế độ thủy phân Điểm cảm quan
Không thủy phân 1f
62-65/30 3,13e
62-65/60 3,2de
62-65/90 4,2b
52-55/30 3,4d
52-55/60 3,87c
52-55/90 4,87a
Các chữ cái a,b,c…thể hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở cùng một cột
Dựa vào kết quả phân tích thống kê điểm cảm quan về hình thái sản phẩm có thể
thấy rằng với nhiệt độ thủy phân 52 ÷ 55oC trong thời gian 90 phút sản phẩm có
điểm cảm quan cao nhất và khác biệt ý nghĩa so với các mẫu còn lại. Kết quả này
cũng có thể được lý giải từ những kết quả trước, đó là với nhiệt độ và thời gian
thủy phân này hầu hết tinh bột đã bị chuyển hóa không còn tạo cho sản phẩm có
những hạt lợn cợn, nên sản phẩm được đánh giá cao. Bên cạnh đó, do điểm cảm
quan của mẫu ở chế độ thủy phân này là 4,87 gần bằng 5 (thang điểm tối ưu) nên
có thể xem đây là mẫu đã đạt tiêu chí về trạng thái cảm quan đã đề ra nên không
cần phải khảo sát kéo dài thời gian thủy phân khoai môn.
Như vậy, có thể chọn chế độ thủy phân khoai môn là ở nhiệt độ 52 ÷ 55oC trong 90
phút sẽ cho dịch thủy phân có đặc tính thích hợp nhất để bổ sung vào dịch sữa.
4.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn dịch khoai môn và sữa đến chất lượng sản
phẩm
Dịch khoai môn sau thủy phân trong thời gian 90 phút nhiệt độ 52 ÷ 55oC được
phối trộn với sữa theo các tỷ lệ 0:100, 10:90, 20:80 và 30:70 kết hợp với lượng
màu bổ sung tương ứng là 0%; 0,8%; 1% và 1,2%. Chất màu được bổ sung vào
nhằm giúp tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghiên cuu che bien sua khoai mon tet trung.PDF