LỜI CẢM ƠN . 1
MỤC LỤC. 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN. 5
MỞ ĐẦU. 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT . 9
I. Cơ sở lựa chọn hướng nghiên cứu. 9
II. Quá trình isome hoá. 10
II.1. Giới thiệu về qúa trình isome hoá . 10
II.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình isome hoá . 12
II.3. Cơ chế của phản ứng isome hoá.16
III. Xúc tác của quá trình isome hoá. 18
III.1. Xúc tác pha lỏng. 18
III. 2. Xúc tác axit rắn . 19
III.3. Xúc tác lưỡng chức năng . 20
III.4. Một số kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới. 21
IV. Hướng nghiên cứu của luận văn. 25
IV.1. Mục đích của đề tài. .25
IV.2 . Hướng nghiên cứu .25
V. Giới thiệu các hệ xúc tác Pt trên chất mang γ–Al2O3, ZrO2–SO42- và
hỗn hợp γ–Al2O3 + ZrO2–SO42.26
V.1. Chất mang γ–Al2O3 . 26
V.2. Chất mang ZrO2–SO42- (SZ). 30
V.3. Giới thiệu về các hệ xúc tác Pt mang trên các chất mang nghiên cứu. 35
V.3.1. Xúc tác Pt/γ–Al2O3. 35
V.3.2. Xúc tác Pt/SZ . 36
81 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế tạo xúc tác isome hoá n - Hexan và phân đoạn Naphta nhẹ (light Naphta) trong sản xuất xăng sạch không chì chất lượng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2O3. Các nhóm OH- của nước sẽ tồn tại trong tinh thể γ–
Al2O3 ở dạng dung dịch rắn, liên kết của chúng với bề mặt nhôm oxyt chủ yếu
là dạng liên kết ion và có khả năng phản ứng rất khác nhau. [26]
29
Hình I.4. Cấu trúc khối của γ-Al2O3.
Mỗi ô mạng cơ sở của γ–Al2O3 gồm 8 phần tử γ–Al2O3. Cấu trúc của
oxit nhôm được xây dựng từ các đơn lớp của các quả cầu xếp chặt. Lớp thứ
nhất có dạng tâm đối mà ở đó mọi ion O2- được định vị ở vị trí 1. Lớp tiếp
theo được phân bố trên lớp thứ nhất, ở đó tất cả những quả cầu thứ 2 nằm ở vị
trí lõm sâu của lớp thứ nhất (vị trí 2). Lớp thứ 3 nằm trên các lỗ sâu khác của
lớp thứ nhất (vị trí 3) (hình I.4).
Các cation kim loại trong đó Al3+ nhất thiết được phân bố trong không
gian giữa các lớp xếp chặt anion. Lỗ hổng duy nhất mà Al3+ có thể phân bố là
ở giữa hai lớp. Một khả năng khác ion Al3+ nằm ở vị trí trên lỗ hổng tam giác,
lớp oxy thứ 2 thuộc vị trí 2 được phân bố trên ion Al3+. Ion Al3+ trong những
trường hợp này nằm ở vị trí tâm bát diện (hình I.5).
Hình I.5. Vị trí của ion Al3+ trong mạng không gian.
1 1 1 1 1 1
1 1 1 1 1
1
1
1
1
1 1
1
1 1
1
Vị trí 3
Vị trí 2
Vị trí 1
30
Lớp oxy thứ 2 của oxit trong vị trí 2 phân bố trên Al3+, nếu tiếp tục sắp
xếp bằng phương pháp này: Một ion Al3+ được bao bọc bởi 3 ion oxy, để thoả
mãn độ trung hoà điện tích thì cần thiết phải trống một trong ba vị trí của
cation. Sự thiếu vắng này dẫn đến khả năng sắp xếp trong mạng thành các
hình lục giác đều mà đỉnh là các Al3+.
Khi tách nước cấu trúc có thể đưa đến trong cấu trúc lập phương xếp chặt
khối bát diện rỗng chứa các ion nằm ở trung tâm, đồng thời khối bát diện kết
hợp với khối tứ diện và tạo khoảng không gian cho các cation nhỏ và ion Al3+
có thể vào khối bát diện và tứ diện.
Trong oxyt nhôm, oxy được bao theo kiểu lập phương xếp chặt, còn đối
với cation thì một hay hai cation nằm ở khối tứ diện còn cation kia nằm ở
trong khối bát diện. Ở trường hợp này còn có mặt hydroxyl thì công thức của
γ-Al2O3 có thể viết được như sau: (H1/2 Al1/2) Al2O3 hay Al (H1/2 Al3/4)O4,
trong đó các ion nhôm nằm trong dạng nhóm OH-. Như vậy trong cấu trúc
này, cứ 8 ion O2- thì có một ion nằm trên bề mặt trong dạng OH-. Điều này có
nghĩa là tinh thể nhỏ và phần lớn các nhóm OH- nằm trên bề mặt. Do vậy,
diện tích bề mặt của γ-Al2O3 lớn và trên bề mặt chứa nhiều OH- liên kết.
Trong γ-Al2O3 ở lớp thứ hai ion Al3+ chỉ phân bố trong lỗ trống bát diện,
còn lớp thứ nhất ion Al3+ phân bố đều trong lỗ trống bát diện và tứ diện.
Các oxit nhôm khác nhau về tỷ lệ ion nhôm trong khối tứ diện và bát diện,
cũng như mức độ bao bọc đối xứng xung quanh Al3+ trong lỗ trống tứ diện và bát
diện, η-Al2O3 chứa ion Al3+ trong khối tứ diện lớn hơn trong γ-Al2O3 . [26].
V.2. Chất mang ZrO2–SO42- (SZ).
V.2.1. Chất mang Zirconia dioxyt ZrO2.
31
Zirconia dioxit là một chất rắn có màu trắng. Dạng tinh thể đơn
nghiêng của ZrO2 tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng baledeit có cấu trúc
tinh thể không đều đặn với số bằng 8.
Ở điều kiện thường cấu trúc đơn nghiêng của tinh thể ZrO2 được thể
hiện qua các thông số:
a = 5.15; b = 5.21; c = 5.3; α = β = 90o; γ ≠ 90o.
Sự chuyển đổi hoàn toàn cấu trúc giữa dạng tứ diện và đơn nghiêng
xảy ra ở khoảng nhiệt độ 1193oC ÷ 1200oC. Quá trình chuyển pha cấu trúc
trên cũng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp 25oC ÷100oC, nhưng áp suất
của quá trình phải là 37kPa. [46] Theo nhiều tài liệu cũng đã chứng minh thì
tinh thể ZrO2 ở trạng thái tứ diện được xem là một oxit rắn có tính axit khá
mạnh, có thể sử dụng làm chất mang cho các loại xúc tác sử dụng trong quá
trình isome hoá, đặc biệt khi được sulfat hoá. [21]
Điều chế zirconi dioxit
Zirconia dioxit được điều chế bằng cách nung zirconia hydroxyt
Zr(OH)4 ở nhiệt độ cao (khoảng 500 ÷ 600 °C). Zr(OH)4 có dạng trắng nhầy
thành phần biến đổi ZrO2. nH2O. Kết tủa Zr(OH)4 mới tạo thành chứa nhiều
nhóm cầu OH dạng α, qua thời gian bị mất nước sẽ tiếp tục bị polyme hóa
thành dạng β, chứa nhiều cầu oxy O (hình I.4). Dạng α là dạng hoạt động hơn
dạng β, các nhân như nhiệt độ, độ pH của môi trường sẽ dễ làm chuyển dạng
Zr(OH)4 từ α sang β.
H
O
Zr Zr
O
H
Zr O Zr
Hình I.6. Các dạng tồn tại của Zirconia hydroxyt.
Dạng α Dạng β
32
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự hình thành cấu trúc của zirconia
hydroxyt phụ thuộc một số yếu tố như nguồn nguyên liệu, độ pH môi trường và
phương pháp kết tủa. [45, 48] Tại cùng một pH và theo cùng một phương pháp
kết tủa thì các mẫu đi từ nguyên liệu đầu là muối zirconia oxy clorua ZrOCl2.
8H2O cho diện tích bề mặt riêng cao hơn; trong khi đó, với cùng nguyên liệu đầu
thì các mẫu kết tủa ở pH cao và ổn định sẽ cho chất lượng tốt hơn.
V.2.2. Chất mang zirconia sulfate hóa (SZ).
SZ là một superaxit rắn, được định nghĩa là một loại vật liệu có cường
độ axit mạnh hơn cả axit H2SO4 100 %. Cường độ axit cao nhất của ZrO2-
SO42- đo được bằng phương pháp sử dụng chất chỉ thị cho kết quả Ho < -16.0,
cũng có báo cáo chỉ ra gần đây là Ho ≈ -12.0 (đo theo phương pháp phổ kế),
trong khi đó thì cường độ axit H2SO4 100% là Ho < -11,9. [45]
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hệ SZ.
Như trên đã chỉ ra, Zr(OH)4 khi nung mất nước ở nhiệt độ cao sẽ tạo
ZrO2 có cả hai loại cấu trúc pha tứ diện và đơn nghiêng có diện tích bề mặt
riêng nhỏ (20 m2/g khi nung ở 700°C) không thích hợp làm chất mang xúc
tác. Do đó, người ta tiến hành sulfate hóa mẫu ZrO2 trước khi sử dụng làm
chất mang xúc tác vì các oxyt kim loại có hoạt tính rất cao đối với các phản
ứng xảy ra theo cơ chế ion cacboni. Sự có mặt của ion sulfate sẽ làm ổn định
pha tứ diện, ngăn cản sự chuyển pha đơn nghiêng, làm tăng diện tích bề mặt
riêng của nó. Sự sulfate hóa có thể thực hiện trên nền ZrO2 nhưng sẽ cho diện
tích bề mặt riêng lớn hơn và sự mất mát lưu huỳnh trong quá trình nung nhỏ
hơn khi sulfate hóa trên nền Zr(OH)4.
Nguồn nguyên liệu chứa lưu huỳnh để sulfate hóa trên nền Zr(OH)4 đã
được nghiên cứu và công bố khá nhiều trên thế giới. Theo nhóm tác giả
Dennis E. Sparks [42] thì mẫu được hoạt hóa bằng H2SO4 cho diện tích bề
mặt riêng cao hơn 2 ÷ 7 lần so với các mẫu hoạt hóa bằng H2S và SO2.
33
Nguyên nhân của hiện tượng này là khi hoạt hóa bằng H2S và SO2 thì không
có phản ứng nào xảy ra giữa chất nền và chất hoạt hóa. Còn khi hoạt hóa bằng
H2SO4 thì số phân tử nước mất đi trên một mol lưu huỳnh đưa vào sulfate hóa
giảm dần theo thời gian trong khi lượng lưu huỳnh bám trên bề mặt chất nền
tăng dần. Từ đó ta thấy, độ axit của H2SO4 đã đủ để xúc tiến cho phản ứng
tách nước xảy ra giữa chất hoạt hóa và chất nền, nhờ đó góp phần giảm sự
chuyển pha sang cấu trúc kém hoạt động và làm tăng độ ổn định của chất nền,
nâng cao bề mặt riêng của chất mang xúc tác. Bên cạnh đó, nếu sử dụng SO2
hay H2S để hoạt hóa nền Zr(OH)4 thì khi tái sinh xúc tác sẽ mất đi tính chất
superacid rắn [35].
Khi sử dụng dung dịch (NH4)2SO4 hoạt hoá mẫu sẽ cho diện tích bề mặt cao
hơn so với dung dịch H2SO4 [45]. Tuy nhiên, quá trình đưa kim loại lên bề
mặt chất mang, ion platin dễ tạo phức với ion NH4+, đặc biệt là khi hợp chất
của platin và (NH4)2SO4 được trộn với nhau ở trạng thái lỏng, dẫn đến tạo kết
tủa , làm giảm độ phân tán của paltin trên bề mặt chất mang, từ đó làm giảm
hoạt tính của xúc tác. Như vậy, nguồn chứa lưu huỳnh cho quá trình sunfat
hoá nền zirconi hydroxit có tính ưu việt nhất là dung dịch H2SO4(1N).
Cấu trúc và tính chất axit của hệ SZ.
cấu trúc:
Theo Saur và các cộng sự [45], cấu trúc sulfit chỉ có một liên kết S=O với
đỉnh phổ ở trong vùng 1180-1250cm-1. Gần đây, Clearfield đã đưa ra một cấu
trúc mới minh hoạ bởi (1)-(3) hình V.5 ZrO2-SO42- khi chưa nung chứa các
proton là các nhóm Bisulfat và các nhóm hydroxyl nối với hai ion zirconi.
Trong quá trình nung, nước bị mất đi hình thành nên dạng (2)-(3) Trong cả
hai cấu trúc, đều có sự hình thành tâm Lewis, riêng cấu trúc (3), nhóm bisulfat
vẫn giữ nguyên không đổi và đóng vai trò như các tâm axit mạnh Bronsted
bởi sự tương tác của nhóm bisulfat này với tâm axit Lewis kề sát.
34
Lunsford và các cộng sự [49] chú ý đến các phân tử nước họ cho rằng nó
đóng vai trò như một tâm Lewis có thể hấp phụ chọn vẹn (không bị phân ly)
những điện tử không tham gia liên kết trong phân tử nước ở cấu trúc (4) và
tính axit đòi hỏi sự có mặt của các tâm axit Lewis gần kề thông qua ảnh
hưởng của hiệu ứng cảm ứng các điện tử của nhóm OH bị kéo dịch chuyển về
phía nguyên tử Zr ở trạng thái liên kết chưa bão hoà, do đó làm tăng tính axit
của các prôtn trong nhóm OH.
Zr
O
O O
O
O
O
O
O
Zr
H
Zr
H
Zr
S
O H
O
O
Zr
H
- H2O
O
O O
O
O
O
O
Zr
Zr
H
Zr
S
O
O
O
Zr
H Zr
O
O O
O
O
O
O
O
Zr
H
Zr
H
Zr
S
OH
O
O
Zr
H
- H2O - H2O+ H2O
**
O
O O
O
O
O
O
Zr
Zr
H
Zr
S
O
O
O
Zr
H
**
H
1
3
4
2
Hình I.7. Cấu trúc của thành phần ZrO2-SO42-.
Qua phân tích IR và sử dụng phổ Raman, Riemer và các cộng sự [39] gần đây
đã đưa ra một cấu trúc mới của ZrO2-SO42- sau khi nung ở 600oC và cấu trúc
này tương tự với cấu trúc (3), nghĩa là cũng chỉ có duy nhất một nhõm S=O
35
và các nhóm OH liên kết với SO42- để làm tăng tính axit của tâm Bronsted và
các cation Zr vẫn là các tâm Lewis mạnh.
Tính chất Axit của ZrO2-SO42-
Tỷ lệ các tâm Bronsted và Lewis trên thành phần xúc tác ZrO2-SO42- có
ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng xúc tác vì tâm Lewis đóng vai trò chủ
yếu tạo nên độ chọn lọc của xúc tác, trong khi đó tâm Brosted lại liên quan
trực tiếp đến hoạt tính xúc tác. Gần đây một số tác giả [20] đã cho thấy ZrO2
được điều chế từ quá trình nung Zr(OH)4 ở 550 ºC sẽ tạo nên các cặp axit–
bazơ Lewis này và khi được hoạt hóa bởi các ion sulfat giàu electron cùng với
quá trình nung sẽ tạo ra các tâm Lewis mạnh. Các tâm này đủ mạnh để
dehydro hoá n-ankan tạo ra các olefin trung gian, rồi sau đó các phân tử olefin
(hợp chất trung gian) dễ dàng bị proton hoá tạo ra các ion cacboni. Như thế,
việc tăng số cặp axit–bazơ Lewis mạnh hoặc các olefin sẽ làm tăng nồng độ
ion cacboni, dẫn đến làm tăng vận tốc phản ứng. Điều này cho thấy sự tạo
thành sản phẩm trung gian đã chuyển sang cho cặp axit–bazơ Lewis mạnh
đảm nhận. Bằng kỹ thuật phân tích TPD – hấp phụ và nhả hấp phụ NH3 đã
đánh giá được tổng số tâm axit mạnh và cường độ axit rắn. Kết quả NH3–TPD
của ZrO2–SO42- cho thấy tâm axit rất mạnh và đồng nhất xuất hiện ở nhiệt độ
giải hấp xấp xỉ 542oC. Khi so sánh với H–Mor chỉ có các tâm axit trung bình
và mạnh xuất hiện còn những tâm superacid không xuất hiện ở khoảng nhiệt
độ này và ngay cả nhiệt độ cao hơn.
Mối quan hệ giữa số tâm superacid và hoạt tính xúc tác trong quá trình
isome hoá cho thấy thành phần xúc tác ZrO2–SO42- cho độ hoạt tính cao, độ
chọn lọc tốt phù hợp với quá trình isome hoá nói chung.
V.3. Giới thiệu về các hệ xúc tác Pt mang trên các chất mang nghiên cứu.
V.3.1. Xúc tác Pt/γ–Al2O3.
36
Đây là hệ xúc tác lưỡng chức cổ điển nhất, có độ chuyển hóa tương đối
thấp nếu không được hoạt hóa bằng clo do γ–Al2O3 chỉ có độ axit trung bình,
nhưng phản ứng lại có thể tiến hành trong khoảng nhiệt độ thấp (dưới 200°C),
thuận lợi về mặt nhiệt động học phản ứng.[1] Yếu tố quyết định đến chất lượng
xúc tác loại này là hàm lượng và độ phân tán của Pt trên chất mang.
Nghiên cứu của nhóm tác giả [50] cho thấy xúc tác loại này sẽ có chất
lượng tốt hơn khi được đưa thêm vào một lượng Clo thích hợp (khoảng 3%
khối lượng). Khi đó hoạt tính và độ ổn định của xúc tác tăng lên đáng kể
nhưng nhiệt độ phản ứng lại cao hơn (350 ÷ 500 °C), không thuận lợi về mặt
động học. Lý do clo làm tăng hoạt tính xúc tác được các tác giả này chỉ ra: i)
clo làm tăng sự phân tán của Pt lên trên bề mặt chất mang γ–Al2O3, đạt tới 0,8
H/ Pt so với 0,7 H/Pt của chất mang không được hoạt hóa bằng clo; ii) tăng số
tâm L có mặt trên chất mang; iii) xúc tiến để đạt tới lượng H2 lớn nhất, giúp
nâng cao độ hoạt động của xúc tác. Tuy nhiên ta đã biết, sự thoát clo dưới
dạng HCl gây ăn mòn thiết bị, ô nhiễm môi trường là hạn chế lớn nhất của hệ
xúc tác này, từ đó thúc đẩy các nghiên cứu về các hệ xúc tác mới ưu việt hơn.
V.3.2. Xúc tác Pt/SZ.
Thành phần ZrO2–SO42- là một superaxit rắn, có độ axit mạnh hơn cả
H2SO4 100% nhưng lại không bền, rất mau mất hoạt tính. Hệ xúc tác Pt mang
trên SZ hoạt động dưới áp suất hydro sẽ cho trạng thái ổn định hơn rất nhiều.
Người ta thấy rằng trạng thái làm việc ổn định của xúc tác có thể thu được khi
đưa Pt lên trên SZ bằng cách trộn cơ học nhưng sẽ cho hiệu quả cao hơn nếu
mang trực tiếp Pt lên SZ bằng phương pháp tẩm. [51] Sự tăng hàm lượng Pt°
trong xúc tác Pt/SZ có thể trở thành một yếu tố quan trọng do một vài lý do
sau: i) hoạt tính của quá trình isome hóa có thể tăng lên nhờ nâng cao khả năng
dehydro hóa của hệ Pt/SZ, phản ứng tạo các olefin xảy ra mạnh trên các tâm
Pt° sẽ đạt được khi cơ chế lưỡng chức được thực hiện; ii) sự tách bỏ các tiền
37
chất tạo cốc có thể đạt được bằng cách tăng sự tạo thành các nguyên tử hydro;
iii) nếu các yếu tố i) và ii) đạt được khi quá trình isome hóa xảy ra ở nhiệt độ
thấp hơn hay với tỷ lệ H2/hydrocacbon thấp hơn sẽ giúp cho thiết bị hoạt động
an toàn hơn và chi phí sản xuất thiết bị nhỏ hơn.
Theo các tác giả [26] thì sau khi được hoạt hóa bởi ion SO42- là một ion
giàu điện tử và qua quá trình nung thích hợp, hệ SZ sẽ tạo nên các cặp axit–
bazơ hoạt tính cao. Các tâm hoạt tính này sẽ đủ mạnh để có thể thực hiện
phản ứng dehydro hóa phân tử ankan, nghĩa là tâm axit sẽ tạo liên kết với
ankan và tách ra một ion hydrit H-; trong khi đó tâm bazơ tạo liên kết với
phân tử ankan và tách ra một proton, tạo thành một phân tử anken. Như vậy,
anken là một sản phẩm trung gian của quá trình isome hóa, anken rất dễ bị
proton hóa tạo nên ion cacbocation. Như thế, việc tăng số cặp axit-bazơ L
mạnh hoặc các olefin sẽ làm tăng nồng độ ion cacboni, dẫn đến làm tăng vận
tốc phản ứng. Điều này cho thấy sự tạo thành sản phẩm trung gian đã chuyển
sang cho cặp axit-bazơ L mạnh đảm nhận hay hoạt tính của xúc tác SZ và
Pt/SZ là như nhau, nhưng Pt/SZ có độ bền cao hơn. Do đó, vai trò của Pt ở
đây chỉ góp phần thúc đẩy thêm phản ứng dehydro hoá bằng cách làm tăng
thêm một lượng nhỏ anken tạo thành, nghĩa là tăng lượng ion cacboni và làm
tăng tốc độ quá trình isome hoá. Nói cách khác, sự có mặt của ion SO42- đã
kìm hãm chức năng kim loại của Pt.
Ngoài ra, sự có mặt của Pt trên nền SZ có khả năng hạn chế sự lắng đọng
của cốc trên bề mặt xúc tác và ngăn sự trơ hoá các tâm axit để duy trì hiệu quả
xúc tác vì phản ứng isome hoá chủ yếu xảy ra ở tâm axit.
V.3.3. Xúc tác hỗn hợp Pt/γ-Al2O3 + SO −24 –ZrO2.
Như trên đã phân tích, hệ xúc tác Pt/SZ cho kết quả khá khả quan. Tuy
nhiên vấn đề lớn nhất mà hệ xúc tác này gặp phải là số lượng tâm hoạt tính
của chất mang SZ bị hạn chế trên diện tích bề mặt riêng khá nhỏ của mẫu
38
(trên 100 m2/g). Do đó, việc đưa chất mang SZ này ứng dụng trong thực tế sẽ
khó triển khai vì hiệu quả kinh tế không cao. Từ đó, một số nghiên cứu đã
triển khai theo hướng phối trộn SZ với một số oxyt khác có diện tích bề mặt
riêng khá cao như SiO2, γ–Al2O3, để tăng hiệu quả xúc tác. [52]
Các tác giả [52] nghiên cứu hệ xúc tác với chất mang là hỗn hợp γ–
Al2O3 + SO −24 –ZrO2 cho quá trình isome hóa n–butan đã nhận thấy rằng, độ
chuyển hóa khi dùng xúc tác này khá cao (41%) so với khi dùng xúc tác trên
chất mang SZ và cao hơn trên chất mang γ-Al2O3 + SO −24 –ZrO2. Bằng các
phương pháp phân tích TPD, hàm lượng lưu huỳnh và IR, các tác giả đã chỉ ra
nguyên nhân của sự khác biệt về hoạt tính các xúc tác trên. Đó là do cường độ
axit, số tâm axit mạnh của hỗn hợp γ–Al2O3 + SO −24 –ZrO2 cao hơn so với của
SZ, trong khi đó, hỗn hợp SiO2 + SO −24 –ZrO2 lại không có tính chất của
superacid rắn. Mặt khác, qua phân tích bằng XRD, tác giả nhận thấy rằng
không có peak nào của γ–Al2O3 xuất hiện, chứng tỏ sự phân tán khá tốt của γ–
Al2O3 và điều này đã góp phần ngăn cản sự hình thành pha đơn nghiêng của
tinh thể ZrO2, làm ổn định hóa cấu trúc và tăng diện tích bề mặt riêng của nó.
Vì thế, hệ xúc tác Pt trên chất mang hỗn hợp γ–Al2O3 + SO −24 –ZrO2 sẽ hứa
hẹn những kết quả khá khả quan khi xúc tác cho quá trình isome hóa n–ankan.
39
CHƯƠNG II
THỰC NGHIỆM
VI. HÓA CHẤT VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHẾ XÚC TÁC.
VI.1. Hoá chất sử dụng.
● Hoá chất điều chế chất mang γ-Al2O3.
- Hydroxyt nhôm Tân Bình (Nhà máy hoá chất Biên Hoà, Đồng Nai).
- NaOH công nghiệp (Trung Quốc).
- H2SO4 loại PA (Trung Quốc).
- H2O2 công nghiệp (Việt Nam).
● Hoá chất điều chế chất mang ZrO2-SO42-.
- ZrOCl2.8H2O (Trung Quốc).
- NH3.H2O 25% loại PA (Trung Quốc).
- H2SO4 loại PA (Trung Quốc).
● Hoá chất điều chế kim loại Pt.
- H2PtCl6.
● Hoá chất chạy phản ứng kiểm tra hoạt tính xúc tác.
- n-Hexan (Anh).
- H2 (Máy điện phân H2O).
- N2 (Chai khí N2)
● Thiết bị.
Lò nung, tủ sấy, cân phân tích 10-4, máy lọc chân không, máy khuấy, phễu
Bucher, bình hút ẩm, nhiệt kế và các dụng cụ thuỷ tinh cần thiết
VI.2. Quá trình điều chế chất mang và tổng hợp xúc tác.
VI.2.1. Điều chế chất mang.
Chất mang γ-Al2O3.
40
Có thể tóm tắt các bước tiến hành như sau:
Hình II.1 Sơ đồ điều chế Boehmit từ hydroxy nhôm Tân Bình
- Hoà tan Hydroxyt nhôm Tân Bình bằng dung dịch NaOH 25%, gia
nhiệt từ từ cho đến khi tan hết, để lắng và gạn bỏ phần cặn.
- Oxy hoá các tạp chất có trong nguyên liệu bằng H2O2, khuấy đều,
để lắng trong khoảng 7 ngày, gạn lấy phần trong đem lọc chân không thu
được dung dịch NaAlO2 trong suốt.
- Cấp 2 dòng song song: dung dịch NaAlO2 thu được và dung dịch
H2SO4 25% vào bình phản ứng. Khống chế nhiệt độ trong bình phản ứng
từ 80oC ÷ 90oC, pH khoảng từ 8 ÷ 9, khuấy đều liên tục đến khi ngừng kết
thúc phản ứng 30 ÷ 60 phút, sau đó tiếp tục để già hoá 1 ÷ 2 giờ nữa.
- Lọc rửa kết tủa bằng nước cất và thử bằng dung dịch BaCl2 cho đến
khi không còn ion SO42-. Sấy kết tủa ở nhiệt độ 110oC trong vòng 5 giờ
thu được kết tủa dạng Boehmit trắng xốp.
- Tiến hành nung Boehmit theo chế độ nhiệt ở khoảng 500oC trong
khoảng 5 giờ thu được oxit nhôm dạng γ-Al2O3 khô, nhẹ, trắng, xốp.
Điều chế Zr(OH)4 sulfat hóa.[40]
Hydroxyt
nhôm TB
Dung dịch
NaOH 25%
Dung dịch
Aluminat lẫn tạp
- Lọc bỏ cặn bẩn
- sục H2O2 loại
bỏ ion kim loại
- Lọc lại
Dung dịch
Aluminat sạch
Dung dịch
H2O4 25%
Kết tủa
lọc rửa
PH = 8-9
Hydroxyt nhôm
dạng Boehmite
41
- Hoà tan ZrOCl2.8H2O bằng nước cất, lọc bỏ tạp chất thu phần dung
dịch trong suốt.
- Nhỏ từ từ dung dịch NH3 25% vào dung dịch vừa thu trên, khống chế
ở pH ≈10.
- Để lắng sau đó đem lọc rửa kết tủa bằng nước cất và thử bằng dung
dịch AgNO3 đến khi hêt ion Cl-, sau đó sấy trong khoảng 8 giờ thu được
sản phẩm là Zr(OH)4 dạng khan.
- Đem Zr(OH)4 sulfat hoá bằng dung dịch H2SO4 1N theo phương pháp
ngâm tẩm trong chân không, sau đó đem sấy khô ở 110oC trong khoảng 5 giờ.
Tiếp tục đem nung ở nhiệt độ dưới 600°C trong khoảng 3 ÷ 5 giờ.
VI.2.2. Phương pháp điều chế xúc tác.
Điều chế xúc tác Pt/ZrO2 –SO42-.
Tẩm dung dịch H2PtCl6 lên Zr(OH)4 đã sulfat hoá bằng phương pháp
ngâm tẩm trong chân không, sau đó sấy ở 120oC trong 5 giờ. Nung ở nhiệt độ
khoảng 550°C ÷ 600°C trong 5 giờ. Khử trong dòng hydro trong 5 giờ.
Điều chế xúc tác Pt/γ–Al2O3.
Tẩm dung dịch H2PtCl6 lên γ–Al2O3 bằng phương pháp ngâm tẩm
trong chân không, sau đó sấy ở 120oC trong 5 giờ. Nung ở nhiệt độ 500°C
trong 5 giờ. Khử trong dòng hydro trong 5 giờ.
Điều chế xúc tác Pt/ZrO2 –SO42- + γ–Al2O3.
Trộn vật lý hỗn hợp SZ và γ–Al2O3 ở dạng bột theo các tỷ lệ khác
nhau sau đó tẩm dung dịch H2PtCl6 lên hỗn hợp trên bằng phương pháp
ngâm tẩm trong chân không, sau đó sấy ở 120oC trong 5 giờ. Nung ở nhiệt
độ 500°C trong 5 giờ. Khử trong dòng hydro trong 4 giờ.
42
VII.CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG XÚC TÁC
VII.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD-X Ray Diffraction) nghiên
cứu định tính cấu trúc pha tinh thể.[11]
Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen là một phương pháp phổ biến và hiện đại
được ứng dụng để nghiên cứu các vật liệu có cấu trúc tinh thể ngày nay. Những
kết quả thu được từ phương pháp này giúp nhận diện được nhanh chóng và
chính xác cấu trúc tinh thể, trong trường hợp tinh thể đơn pha và cả đa pha;
đồng thời cũng giúp phân tích định lượng pha tinh thể với độ tin cậy cao.
Phân tích định tính pha tinh thể là phát hiện sự có mặt của một pha tinh
thể nào đó trong đối tượng khảo sát. Tương tự như các phương pháp phân tích
khác, một pha tinh thể nào đó không được phát hiện có thể hiểu là không có
hoặc có nhưng hàm lượng nằm dưới giới hạn phát hiện được. Giới hạn phát
hiện các pha tinh thể của phương pháp nhiễu xạ tia Rơnghen phụ thuộc vào
các nguyên tố hoá học trong vật liệu đó, hệ tinh thể, độ kết tinh, thay đổi từ
1% đến 20%.
Nguyên tắc.
Theo thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể được cấu tạo từ các ion hay
nguyên tử, được phân bố một cách đều đặn và trật tự trong không gian theo
một quy luật xác định. Khoảng cách giữa các nguyên tử hay ion trong mạng
lưới tinh thể khoảng vài angstron hay xấp xỉ bước sóng của tia Rơnghen. Khi
chùm tia tới (tia Rơnghen) đập vào phía ngoài mặt tinh thể và xuyên sâu vào
trong do tia Rơnghen có năng lượng cao, thì mạng tinh thể với các mặt phẳng
nguyên tử song song sẽ đóng vai trò là một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các
nguyên tử hay ion trong mạng tinh thể bị kích thích bởi chùm tia Rơnghen sẽ
trở thành các tâm phát xạ phát ra những tia sáng thứ cấp (tia tán xạ).
43
Do các nguyên tử hay ion này được phân bố trên các mặt phẳng song
song (mặt phẳng nguyên tử) nên hiệu quang trình của hai tia phản xạ bất kỳ
trên hai mặt phẳng song song cạnh nhau được tính như sau:
θsin.2d=∆
Trong đó:
d: khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song
θ : góc giữa chùm tia Rơnghen và tia phản xạ
Từ điều kiện giao thoa, các sóng phản xạ trên hai mặt phẳng song song
cùng pha chỉ khi hiệu quang trình của chúng bằng số nguyên lần bước sóng,
nghĩa là tuân theo hệ thức Vulf–Bragg:
λθ nd =sin.2
Với n là các số nguyên dương, n = 1, 2, 3,
Hệ thức Vulf–Bragg là phương trình cơ bản cho nghiên cứu cấu tạo
mạng tinh thể. Dựa vào các cựa đại nhiễu xạ trên giản đồ Rơnghen sẽ tìm ra
góc 2θ , từ đó suy ra giá trị d theo hệ thức Vulf–Bragg. So sánh giá trị d vừa
tìm được với giá trị d chuẩn sẽ xác định được thành phần cấu trúc mạng tinh
thể của chất cần phân tích.
Độ tinh thể tương đối của chất cần phân tích được xác định theo công thức:
Độ tinh thể (%) = 100.A/B
Trong đó: A, B tương ứng với cường độ peak đặc trưng của mẫu
nghiên cứu và mẫu chuẩn.
Độ chọn lọc của pha tinh thể được xác định theo công thức:
Độ chọn lọc tinh thể (%) = 100.C.D
Trong đó: C, D là phần trăm cường độ peak đặc trưng cho tinh thể
cần xác định và tổng phần trăm cường độ peak đặc trưng cho tất cả các tinh
thể có mặt trong mẫu do máy nhiễu xạ xác định.
Thực nghiệm.
44
Phổ nhiễu xạ Rơnghen XRD của mẫu nghiên cứu được ghi trên máy
PCM–Bruker D8 (Đức), ống phát tia Rơnghen bằng Cu (α ), bước sóng
Kα =1,540 A°; góc quét thay đổi từ 10° đến 60°, 70°; tốc độ quét 0,05°/phút.
VII.2. Phương pháp xác định diện tích bề mặt riêng theo BET. [9]
Diện tích bề mặt riêng có nhiều ý nghĩa khác nhau với vật liệu rắn xốp
và không xốp. Với vật liệu rắn không xốp thì diện tích bề mặt riêng là tổng
diện tích bên ngoài các hạt hay khối vật liệu; đối với vật liệu rắn xốp thì bề
mặt riêng là tổng diện tích bên ngoài và tổng diện tích mặt trong của các lỗ
xốp, có giá trị lớn hơn rất nhiều so với diện tích bề mặt ngoài.
Phương pháp phổ biến để xác định diện tích bề mặt riêng của một vật
liệu rắn là đo sự hấp phụ của nitơ hoặc một số khí khác có khả năng thâm
nhập vào tất cả các mao quản và tính toán diện tích bề mặt riêng dựa vào
đường đẳng nhiệt hấp phụ.
Nguyên tắc.
Hấp phụ khí N2 tại nhiệt độ N2 lỏng là 77oK và dựa vào phương trình BET.
( ) 0.
1
.
1
. P
P
CV
C
CVPPV
P
mmaa
×
−
+=
−
Trong đó:
Va: số mol khí bị hấp phụ ở áp suất Pa, (mol/g).
C: hằng số BET.
Vm: thể tích cần thiết để hình thành đơn lớp hấp phụ trên bề mặt, mol/g.
P: áp suất khí (mmHg).
P0: áp suất hơi bão hoà của chất bị hấp phụ tại nhiệt độ đã cho (mmHg).
Xây dựng đồ thị ( )PPV
P
−0.
và
0P
P ta được đường thẳng trong
khoảng P/P0 = 0,05 ÷ 0,3. Dựa vào hệ số góc và điểm cắt trục tung của đường
45
thẳng biểu thị mối quan hệ giữa P/Va(Pa-P) và P/Po xác định được Vm và từ đó
tính được diện tích bề mặt riêng S(m2/g) theo công thức:
S=Vm. an.Na.10-20.
Trong đó : an: tiết diện ngang của phẩn tử Ni, oA.
Na: =6,023.1023 mol-1, số Avogadro
Thực nghiệm.
Đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 được ghi trên máy Micromerictics
ASAP 2010.
Trước khi đo, mẫu được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_che_tao_xuc_tac_isome_hoa_n_hexan_va_pha.pdf