Luận văn Nghiên cứu chiến lược sản phẩm dứa xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt luận văn iii

Mục lục v

Danh mục các chữ viết tắt viii

Danh mục bảng ix

Danh mục biểu đồ x

Danh mục sơ đồ xi

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Một số lí luận về sản phẩm, chiến lược, chiến lược sản phẩm sản phẩm 4

2.1.1 Sản phẩm - các mức độ của sản phẩm 4

2.1.2 Khái niệm chiến lược, chiến lược sản phẩm và căn cứ xác lập chiến lược sản phẩm 9

2.2 Một số lí luận về xuất khẩu 13

2.2.1 Xuất khẩu 13

2.2.2 Vai trò của xuất khẩu nông sản hàng hoá 13

2.2.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay 15

2.3 Tình hình phát triển dứa ở Việt Nam 15

2.4 Thực tiễn dứa xuất khẩu của 17

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 22

3.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý 25

3.1.3 Một số tình hình, kết quả chung của Tổng Công ty 28

3.2 Phương pháp nghiên cứu 34

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 34

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 34

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 35

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

4.1 Tình hình sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu của Tổng Công ty trong thời gian qua 39

4.1.1 Tình hình vùng nguyên liệu, sản xuất sản phẩm dứa của TCT 39

4.1.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm dứa chế biến của TCT 43

4.2 Tình hình thực hiện chiến lược sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu của Tổng Công ty 49

4.2.1 Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 49

4.2.2 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm về chất lượng, bao bì, tên hiệu, nhãn hiệu sản phẩm 56

4.2.3 Tình hình hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới 64

4.2.4. Một số đánh giá chung về kết quả thực hiện chiến lược sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu của TCT 66

4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm dứa chế biến để giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu 73

4.3.1 Chiến lược ổn định vùng nguyên liệu phục vụ chế biến 73

4.3.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm 77

4.3.3 Phát triển thị trường xuất khẩu ,chiến lược sản phẩm /thị trường 79

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

5.1 Kết luận 84

5.2 Kiến nghị 85

5.2.1 Đối với Nhà nước 85

5.2.2 Đối với Tổng Công ty 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chiến lược sản phẩm dứa xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SWOT (S: strengths, W: weaknesses, O: opportunities, T: threats) là một trong những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định khả năng bên trong của doanh nghiệp như thế nào, khi phải đối đầu với những hiểm hoạ và tận dụng những cơ hội. Ma trận SWOT là công cụ Marketing có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần phục vụ hoạt động Marketing mà còn hữu ích cho hoạt động quản trị của các nhà quản trị trong việc đưa ra chiến lược cho sản phẩm. 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài - Doanh số: là số tiền bán hàng thu được trong một thời gian nhất định. Doanh số = giá bán x số sản phẩm bán ra Trên thực tế, người ta không chỉ xem xét thuần túy về giá trị mà còn chú trọng về mặt hiện vật của số sản phẩm bán ra đó, kể cả số lượng và chất lượng. Trong khi lợi nhuận chỉ rõ khả năng sinh lời thì doanh số lại cho biết quy mô hay tầm cỡ của doanh nghiệp lớn hay nhỏ ở mức nào. Tuy nhiên, không phải khi nào doanh số của hãng này lớn hơn hãng kia, thì cũng có nghĩa là lợi nhuận của nó cũng sẽ lớn hơn một cách tương ứng. Điều này do sự tác động của nhiều yếu tố chi phối như việc lựa chọn loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, chất lượng kinh doanh… - Thị phần của doanh nghiệp: là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Thị phần = Doanh thu của TCT x 100% Doanh thu của thị trường Từ đó, ta có công thức tính thị phần từng mặt hàng của TCT như sau: Thị phần mặt hàng i = Doanh thu mặt hàng i của TCT x 100% Doanh thu mặt hàng i của thị trường - Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: Đó là tỷ lệ % giữa giá trị sản phẩm của doanh nghiệp bán ra so với giá trị của toàn ngành. - Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn phân khúc. - Thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, chỉ tiêu này cho biết vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Thị phần = Số sản phẩm bán ra (DT) của DN x 100% Số sản phẩm bán ra (DT) của đối thủ Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp sẽ biết mình đang đứng ở vị trí nào, và có thể vạch ra một chiến lược sản phẩm phù hợp. Chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò vị trí của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không hiệu quả. Khi tiềm lực của thị trường đang lên mà phần thị trường của doanh nghiệp không thay đổi tức là thị trường đã ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp hay một phần của thị trường đã rơi vào đối thủ cạnh tranh cho nên doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình để mở rộng thị trường của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm trên thị trường hiện tại, có giải pháp thích hợp lôi kéo các đối tượng tiêu dùng tương đối, đối tượng không thường xuyên, lôi kéo khách hàng từ thị trường của đối thủ cạnh tranh với mình… Mục tiêu doanh số và thị phần có liên quan mật thiết với nhau. Doanh số cho biết kết quả của doanh nghiệp ở thị trường đang hoạt động, còn thị phần thì chỉ rõ doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu trong cả “chiếc bánh thị trường” đó. - Lợi nhuận: Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ mong muốn cho chi phí đầu vào ít nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, cũng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường để nâng cao khả năng của doanh nghiệp. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận của TCT x 100% Số vốn mà TCT bỏ ra Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức sinh lời của đồng vốn dùng trong kinh doanh. Tỷ suất này thể hiện sự bù đắp chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Thông thường đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quả nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vào các cơ hội khác hay ít nhất phải cao hơn mức lãi suất tín dụng ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp mà còn thể hiện tính hiệu quả trong việc thực hiện chiến lược sản phẩm của mình. - Tỷ suất doanh thu trên vốn: Tỷ suất doanh thu trên vốn = Doanh thu của TCT x 100% Số vốn TCT bỏ ra Cho biết mức doanh thu tạo ra trên một đồng vốn, ngoài ra nó còn cho biết mức độ quay vòng của vốn. Tỷ suất này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Hệ số thực hiện hợp đồng mua bán: x 100% Số hợp đồng thực hiện = Hệ số thực hiện hợp Số hợp đồng đã ký đồng mua bán PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu của Tổng Công ty trong thời gian qua 4.1.1 Tình hình vùng nguyên liệu, sản xuất sản phẩm dứa của TCT Trong thời kỳ bao cấp, dứa chế biến chủ yếu được xuất khẩu sang Liên Xô cũ và một số nước XHCN, do đó mà diện tích gieo trồng thường ổn định mà không có sự mở rộng đáng kể. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường cùng với nhiều biến động của thế giới thị trường xuất khẩu sản phẩm này cũng được mở rộng và biến đổi nhiều. Các vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngày càng tham gia nhiều hơn. Việc tăng năng suất, sản lượng dứa phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến là vấn đề cần thiết. Vì vậy, 3 năm qua TCT luôn chú trọng đến việc mở rộng diện tích gieo trồng, tìm các giống dứa có năng suất cao vào công tác sản xuất và đã đạt được kết quả cụ thể qua bảng 4.1. Bảng 4.1: Diện tích dứa nguyên liệu của Tổng Công ty giai đoạn 2006 - 2008 ĐVT: ha STT STT 2006 2007 2008 1 Tổng diện tích gieo trồng 8.876 10.076 10.876 - Dứa Cayene 2.538 2.519 3.625 - Dứa Queen 6.338 7.557 7.251 2 Diện tích trồng mới 2.100 1.200 800 - Dứa Cayene 525 300 291 - Dứa Queen 1.575 900 509 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Hiện nay, giống dứa mà các Công ty liên kết của Tổng Công ty gieo trồng là giống dứa Cayene và dứa Queen. Tuy nhiên, giống dứa Queen vẫn được trồng phổ biến và rộng rãi hơn, trung bình diện tích gieo trồng hay diện tích trồng mới của giống này gấp 2,5 đến 3 lần giống dứa Cayene. Trên thực tế giống dứa Cayene có kích thước quả to hơn nhưng về chất lượng vị ngọt, hương thơm thì không bằng giống Queen. Xét về tổng diện tích gieo trồng thì trong 3 năm liên tục từ 2006 đến 2008 đều tăng nhưng xét về diện tích trồng mới hàng năm của dứa nguyên liệu thì lại giảm. Nguyên nhân là nhờ việc nghiên cứu làm tăng năng suất của giống đã có bước tiến bộ, thêm vào đó, việc thu hoạch vào trái vụ đã đạt năng suất cao hơn. Trong khi thời tiết, khí hậu đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng quả, đặc biệt là đợt rét đậm kéo dài vào đầu năm 2008. Cũng vì lý do này mà năm 2008, việc xuất khẩu sản phẩm dứa chế biến có phần khó khăn hơn vì chất lượng sản phẩm một số thời điểm không đạt đúng yêu cầu nước nhập khẩu. Trong 3 năm 2006 - 2008, khối lượng sản phẩm dứa hộp được tiêu thụ mạnh nhất vào năm 2007, chính vì vậy mà nguồn nguyên liệu cho nó cũng rất cao, tăng lên 103,57%, tức là hơn gấp 2 lần so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008, do ảnh hưởng của thời tiết nên vào mùa vụ thu hoạch, khối lượng dứa tươi có giảm, thấp hơn năm 2007 là 1.094,02 tấn. Như vậy, mặc dù hàng năm vẫn mở rộng diện tích gieo trồng, năng suất cây trồng được chú ý nhưng khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi thì người nông dân chưa có kinh nghiệm thích ứng, xử lý tốt tình huống. Đa phần khi nông dân đều tự khắc phục mà ít nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia. Do đó, để cho cây trồng đạt năng suất thực tế khi đưa vào sản xuất đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa của các cán bộ liên quan, đặc biệt là cán bộ khuyến nông và cán bộ tư vấn. Bảng 4.2: Khối lượng dứa nguyên liệu của Tổng Công ty giai đoạn 2006 - 2008 ĐVT: Tấn TT Sản phẩm sản xuất Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 07/06 08/07 BQ 1 Dứa hộp 5.715,81 11.635,56 10.541,54 203,57 90,60 147,08 2 Dứa cô đặc 15.228,00 13.609,55 10.630,08 89,37 78,11 83,74 3 Nước dứa tươi 5.612,45 2.987,50 1.710,00 53,23 57,24 55,23 4 Dứa đông lạnh 3.671,30 2.724,75 3.866,45 74,22 14,.90 108,06 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Tuy nhiên, nhờ sự tăng vọt của năm 2007 mà tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng nguyên liệu dứa hộp là 47,08%/năm. Về sản phẩm dứa cô đặc và nước dứa tươi thì khối lượng nguyên liệu giảm dần qua các năm (2006 - 2008). Đặc biệt, năm 2007 cả hai loại này đều có sự sụt giảm nhanh chóng. Còn sản phẩm dứa đông lạnh thì năm 2007 có giảm so với năm 2006 là 946,55 tấn nhưng sang năm 2008 đã có sự điều chỉnh, đạt 3.866,45 tấn và cao nhất trong 3 năm. Trên thị trường thế giới, sản phẩm dứa chế biến của các doanh nghiệp nói chung và của TCT Rau quả, nông sản nói chung khá được ưa chuộng là do chất lượng giống dứa chưa bị lai tạo nhiều, chất đậm của vị dứa rất đặc trưng. Chính vì vậy mà bốn sản phẩm dứa chế biến trên thì sản phẩm dứa đông lạnh vẫn có phần nổi trội trên thị trường. Xét về riêng sản phẩm thì các chất phụ gia của nó cũng không nhiều. Người tiêu dùng có thể chế biến với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra, sản phẩm dứa hộp cũng được quan tâm nhờ khả năng tiện dụng của nó. Hiện nay, TCT có nhiều CT liên kết tham gia chế biến sản phẩm dứa từ Bắc vào Nam. Mỗi CT đều có những dây chuyền, công nghệ được nhập khẩu. Hàng năm, sản lượng dứa chế biến được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường quốc tế. Trong các sản phẩm chế biến từ dứa thì sản phẩm dứa hộp được sản xuất ở nhiều đơn vị nhất vì cùng một dây chuyền công nghệ nhưng cho ra nhiều chủng loại sản phẩm nhất, ngoài ra đây cũng là sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường lâu năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm dứa chế biến mỗi năm có phần giảm đi. Đặc biệt như CT Agrexport Đà Nẵng và CT CP XNK Rau quả cả 2 năm 2007, 2008 đều không sản xuất dứa. Bảng 4.3: Sản lượng dứa chế biến do các đơn vị thành viên sản xuất giai đoạn 2006 – 2008 ĐVT: Tấn STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Dứa cô đặc 1.692,00 1.512,17 1.181,12 - Cty CP TPXK Đồng Giao 1.605,60 1.333,00 1.178,00 - Cty TPXK Kiên Giang 36,40 179,17 3,12 - Cty Agrexport Đà Nẵng 50,00 2 Dứa đông lạnh 734,26 544,95 773,29 - Cty CP TPXK Đồng Giao 327,00 209,00 432,00 - Cty CP TPXK Bắc Giang 318,40 66,00 101,50 - Cty TPXK Kiên Giang 66,91 269,95 239,79 - Cty CP XNK Rau quả 21,95 3 Dứa hộp 1.905,271 3.878,52 3.513,846 - Cty CP TPXK Đồng Giao 361,80 795,00 1.371,00 - Cty CP TPXK Bắc Giang 100,81 67,59 76,40 - Cty Agrexport Hà Nội 70,50 1.245,96 772,00 - Cty TPXK Kiên Giang 144,42 153,65 213,28 - Cty CP TPXK Tân Bình 1.045,834 1.161,849 166,76 - Cty CP XNK Rau quả I 181,91 454,47 166,76 4 Nước dứa tự nhiên 2.244,98 1.195,00 684,00 - Cty CP TPXK Đồng Giao 2.244,98 1.195,00 684,00 Nguồn: Tổng Công ty Rau quả, nông sản ,2008 4.1.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm dứa chế biến của TCT Qua 3 năm 2006 - 2008, các sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu của TCT luôn có sự thay đổi cả mặt tích cực lẫn hạn chế. Sản phẩm dứa hộp và dứa đông lạnh là hai mặt hàng tuy có sự dao động nhưng vẫn duy trì tốt nhưng còn lại hai loại sản phẩm dứa cô đặc và nước dứa lại có xu hướng giảm mạnh. Bảng 4.4: Sản lượng dứa xuất khẩu của TCT giai đoạn 2006 - 2008 ĐVT: Tấn TT Sản phẩm 2006 2007 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 BQ 1 Dứa cô đặc 2.141,98 2.132,52 1.287,80 99,56 60,39 79,97 2 Dứa đông lạnh 1.609,07 1.042,58 1.565,81 64,79 150,19 107,49 3 Dứa hộp 3.192,45 3.962,57 3.948,53 124,12 99,65 111,88 4 Nước dứa tự nhiên 1.478,45 1.285,60 801,84 86,96 62,37 74,66 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng thế giới với sản phẩm còn giữ được cơ bản giá trị tự nhiên của sản phẩm, các dòng sản phẩm tươi chưa qua chế biến máy móc càng được ưa chuộng. Con người ngày càng hướng gần về thiên nhiên hơn. Và sản phẩm ít chất phụ gia cũng được tiêu thụ ổn định hơn. Chính vì vậy mà sản phẩm dứa đông lạnh và dứa hộp có tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng. Cụ thể sản phẩm dứa đông lạnh là 7,49%/năm, sản phẩm dứa hộp là 11,88%/năm. Tuy nhiên, sản lượng dứa chế biến được sản xuất ra ở các đơn vị thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu hiện nay. Đặc biệt là mặt hàng dứa đông lạnh. Nguyên nhân chính là nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm này đòi hỏi chất lượng khá chặt chẽ trong khi cơ sở vật chất để bảo quản dứa tươi thì hiệu quả không cao, nhất là trong những ngày hè nóng. Vì vậy, ngoài lượng sản phẩm dứa chế biến của các đơn vị thành viên được xuất khẩu, trong một số đơn đặt hàng quốc tế, TCT cũng phải mua ngoài của các nhà máy chế biến khác. Trường hợp mua sản phẩm ngoài đơn vị của TCT, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đòi hỏi sát sao hơn nhằm giữ uy tín cho sản phẩm của TCT. Hạn chế tối đa tình trạng chất lượng sản phẩm không ổn định, dễ mất thị phần cạnh tranh ngày càng dễ xảy ra. Về thị trường xuất khẩu, sản phẩm dứa chế biến của TCT có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể một số thị trường lớn, quan trọng sau: Thị trường Nga Nga là thị trường lớn nhất của TCT và là thị trường truyền thống lâu nay. Trước đây, thị trường này nằm trong kế hoạch trả nợ hàng của Chính phủ thông qua nghị định thư nên các đơn đặt hàng thường ổn định. Ngày nay, cả hai quốc gia đều tham gia bình đẳng theo cơ chế thị trường thì việc xuất khẩu sang thị trường này có phần khó khăn hơn nhất là khi nhu cầu tiêu dùng ngày một thay đổi, trong khi thông tin về nhu cầu thị trường còn hạn chế. Những năm gần đây, nền kinh tế Nga phát triển mạnh. Trong lĩnh vực thương mại, Nga vẫn là thị trường hấp dẫn bởi sự thiếu thốn gay gắt và nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu thực phẩm ngày một tăng. Với nhịp sống tấp nập và quỹ thời gian hạn chế, rau quả chế biến thường là sự lựa chọn của phần lớn dân cư thị trường này, nó tiết kiệm thời gian chế biến và rất thuận lợi. Mặt khác, dứa là loại quả của vùng nhiệt đới mà các quốc gia ôn đới rất ưa chuộng và nước Nga cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Trong 3 năm 2006 - 2008 thì năm 2007, xuất khẩu dứa chế biến sang thị trường Nga đạt kim ngạch cao nhất, tăng xấp xỉ 2 lần năm 2006. Đến năm 2008, do lượng xuất khẩu giảm, cùng với nhiều sự biến động khác nên kim ngạch năm nay giảm rõ rệt. Chính vì vậy, lấy lại thị phần ổn định như cũ, TCT luôn quan tâm đến chiến lược sản phẩm cho mặt hàng này để đây không đơn thuần là thị trường truyền thống mà còn trở thành thị trường tiềm năng. 2006 2007 2008 705.490,94 952.551,40 1.406.262,60 Năm Biểu đồ 4.1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dứa chế biến sang thị trường Nga giai đoạn 2006 – 2008 của Tổng Công ty Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Thị trường EU Thị trường EU là một trong những thị trường quan trọng của TCT. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây, mặt hàng dứa chế biến này cũng có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt ở thị trường Anh, hai năm 2007 và 2008 đã không nhập khẩu bất kỳ một loại sản phẩm này. Hiện nay, EU vẫn là thị trường khó tính nhất. Ngoài tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm thông thường, khách hàng EU còn yêu cầu sản phẩm phải đáp ứng một cách nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng, không sử dụng các loại nguyên vật liệu có nguồn gốc từ sản phẩm biến đổi gen, có khách hàng còn yêu cầu hàm lượng chì trong sản phẩm đồ hộp phải dưới 0,1 ppm (giảm 5 lần so với trước). Trong thị trường này cũng luôn có một số quốc gia nhập khẩu thường xuyên và đầy đủ các chủng loại sản phẩm này như thị trường Đức, Thuỵ Sỹ, Hà Lan… Bảng 4.5: Một số quốc gia khu vực EU nhập khẩu dứa chế biến của Tổng Công ty 3 năm qua (2006 -2008) STT Nước Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Lượng (Tấn) Giá trị (USD) 1 Anh 165,10 137.436,00 2 Đức 1.025,22 657.486,83 1.489,73 771.406,30 1.343,60 1.033.643,70 3 Thuỵ Sỹ 206,76 171.561,65 182,63 139.458,50 250,94 254.110,82 4 Hà Lan 1.043,55 821.685,91 1.738,92 1.598.882,00 263,48 327.094,00 Tổng 2.440,63 1.788.170,39 3.411,28 2.509.746,80 1.858,02 1.614.848,52 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Theo các nhà phân tích thị trường cho biết, EU là một “thị trường khó tính” nhưng lại là một thị trường rất tiềm năng cho xuất khẩu rau quả nói chung và sản phẩm dứa chế biến của TCT nói riêng. Lý do chính là dứa là loại quả đặc trưng của vùng nhiệt đới mà các quốc gia vùng này rất ưa chuộng. Hiện nay, sự tiêu dùng còn dè chừng của những người dân thuộc khu vực này lại chính là chất lượng và bao bì của loại sản phẩm này. Thực tế cho thấy họ chưa thật sự hài lòng về nó khi chưa thực sự hiểu rõ về loại sản phẩm này như mong muốn. Dứa cũng được xem là loại “quả lạ” đối với vùng ôn đới. Chính vì vậy, khi có chiến lược sản phẩm xuất khẩu rõ ràng cho loại sản phẩm này thì sự e ngại trong tiêu dùng không còn là vấn đề đáng quan tâm, khách hàng sẽ thoải mái lựa chọn mà không còn đắn đo. Với việc nghiên cứu chiến lược sản phẩm dứa xuất khẩu sẽ góp phần hiệu quả hơn cho xuất khẩu sản phẩm này trong thời gian tới. Thị trường Mỹ Với bốn loại sản phẩm thì không phải năm nào thị trường này cũng nhập khẩu đầy đủ các loại. Tuy nhiên, dứa hộp vẫn là loại sản phẩm được tiêu dùng bền vững ở thị trường này do sản phẩm này có thể được người tiêu dùng làm nguyên liệu chế biến thành những sản phẩm khác. Ngoài ra, dứa hộp được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau rất tiện dụng với số lượng khẩu phần chế biến. Vì vậy, khi biết cụ thể mức tiêu thụ trên từng loại sản phẩm, các đơn vị sản xuất có thể nghiên cứu, tìm hiểu và chủ động sản xuất hơn, còn đối với nhà kinh doanh họ có thể đề ra các chiến lược kinh doanh riêng cho từng loại sản phẩm một cách bền vững. Bảng 4.6: Thị trường Mỹ tiêu thụ sản phẩm dứa chế biến của Tổng Công ty giai đoạn (2006 - 208) STT Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Lượng (Tấn) Giá trị (USD) Lượng (Tấn) Giá trị (USD) 1 Dứa cô đặc 870,20 555.428,20 214,20 179.598,00 2 Dứa đông lạnh 180,00 135.237,00 114,60 99.031,00 3 Dứa hộp 815,91 467.312,00 807,14 445.798,00 1.634,69 123.428,28 4 Nước dứa 915,01 423.122,30 189,80 72.389,00 Tổng 2.781,12 1.581.099,50 1.211,14 697.785,00 1.749,29 1.333.314,28 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Thị trường châu Á Tiêu biểu cho khu vực thị trường này là hai quốc gia Hàn Quốc và Đài Loan. Sản phẩm dứa hộp chiếm thị phần chính trong các loại sản phẩm dứa chế biến của TCT. Trong đó, Hàn Quốc vẫn là nước có mức nhập khẩu ổn định hơn và tăng mạnh hàng năm. Giá trị xuất khẩu năm sau luôn cao hơn gấp 2 lần năm trước. Đài Loan là thị trường trung gian cho sản phẩm dứa chế biến nói riêng và các sản phẩm khác của TCT nói chung sang các thị trường Âu, Mỹ. Thị trường Đài Loan không đòi hỏi cao về chất lượng. Tuy nhiên, thâm nhập vào hai thị trường này không phải là dễ vì hai vùng lãnh thổ này duy trì tập quán buôn bán với bạn hàng truyền thống, mức độ bảo hộ cao và hệ thống quản lý nhập khẩu rất phức tạp. 2006 2007 2008 năm Biểu đồ 4.2: Kim ngạch xuất khẩu dứa hộp sang thị trường Hàn Quốc của Tổng Công ty giai đoạn (2006 - 2008) Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Một số đối tác lớn của Tổng Công ty trong thời gian qua: 1. GOLDEN SINO (HOLDINGS) LIMITED 28/F, Block 2, Lippo Centre, 89 Queensway, HongKong 2. CROWN SWIRE INVESTMENT LTD. Thirty Cedar Avenue, Haminton, Bermuda, United States   3. TOYOTA TSUSHO CORPORATION 9-8 Meieki 4-Chome Nakamuraku, Nagoya 450-8575, Japan 4. TON YI INDUSTRIAL CORPORATION ch837 Chong Cheng N.Rd Yung Kang, Shiang, Tainan 71004 Taiwan 5. MULTITRADE OVERSEAS INC. 318 North Carson Street, Suit #208, Carson City, NV 89701, United States 6. HARISS FREEMAN & CO. LP 3110, Miraloma Avenue, Anaheim, California 92806, United States 7. LULU GROUP Hebei Province, China. Tel.: 0086 314 215 9999; Fax: 0086 314 5903 112 8. HONSAN INTERNATIONAL LIMITED Room 1401,14/F Kwan Chart Tower, 6 Tonnochy Road, Wanchai, HongKong 4.2 Tình hình thực hiện chiến lược sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu của Tổng Công ty 4.2.1 Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm Để có các sản phẩm dứa chế biến, TCT cũng đã xây dựng các nhà máy chế biến với dây chuyền công nghệ cho từng sản phẩm cụ thể. Qua bảng 4.7 cho thấy, TCT có 8 dây chuyền sản xuất đồ hộp, tổng công suất xây dựng lên tới 52.500 tấn SP/năm, các dây chuyền này cũng có thể nâng cấp để tăng năng suất. Tuy nhiên, hàng năm công suất nhà máy chỉ được đáp ứng trên dưới 50%, nguyên nhân chủ yếu là nguồn nguyên liệu không đủ, vẫn là tình trạng chung của nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp là thiếu trầm trọng vào trái vụ. Còn vào chính vụ, nguyên liệu hư hao là không nhỏ. Việc không phát huy hết công suất nhà máy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sản phẩm xuất khẩu, làm cho TCT có thể mất đi những đơn đặt hàng hoặc nhà máy sản xuất không ổn định, máy móc không được vận hành đều đặn. Trong các nhà máy tham gia sản xuất thì CT CP thực phẩm XK Đồng Giao là đơn vị có hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ cho các sản phẩm. Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu để tham gia sản xuất được tận dụng một cách triệt để, hiệu quả nhất và nhà máy cũng hoạt động với công suất cao nhất. Hiện nay, vùng nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhà máy, do đó, nhiều nhà máy phải mua nguyên liệu ngoài của tư nhân. Điều này cũng gây nhiều trở ngại trong sản xuất, việc phối hợp không đồng bộ giữa các bên tham gia thu mua. Người nông dân vẫn giao dịch theo giao tiếp trực tiếp bằng lời mà không mấy bằng văn bản, thủ thục giấy tờ đối với họ cảm thấy rườm rà, phức tạp. Cũng chính vì lý do này mà việc phá vỡ hợp đồng hay thay đổi hợp đồng buộc một bên phải chấp nhận là vấn đề có xảy ra mà việc xử lý hậu quả lại không thoả đáng, gây mất chữ tín trong kinh doanh. CT CP TPXK Đồng Giao là đơn vị có mô hình sản xuất khép kín nhất. Đi lên từ một nông trường, lợi thế của CT là có vùng nguyên liệu tập trung rộng, CT thực hiện giao đất cho các gia đình theo luật, nhưng chỉ đạo cơ cấu và diện tích cây trồng theo định hướng chế biến của mình. CT đã đầu tư trước giống, phân bón, thuốc trừ sâu và 1 phần vốn cho chi phí sản xuất và đảm nhiệm bao tiêu sản phẩm. CT cũng thực hiện kí kết hợp đồng và xác định giá mua ngay từ đầu vụ để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất nguyên liệu. Có trường hợp, vào vụ thu hoạch, giá thị trường cao hơn giá hợp đồng, CT nâng giá mua lên. Ngược lại, giá thị trường thấp hơn giá hợp đồng thì CT vẫn giữ nguyên giá như đã ký kết. Trong một số trường hợp rủi ro do thiên tai, CT cũng có trợ giúp một phần. Chính nhờ những chính sách ưu đãi này mà người trồng dứa nơi đây khá gắn bó với CT. Đảm bảo tốt nhất nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu sản phẩm chế biến. Với dây chuyền sản xuất khá hoàn thiện cho đủ các chủng loại sản phẩm dứa, nâng cao hiệu suất sản xuất. Cụ thể như: các quả dứa được thu hoạch có chất lượng đảm bảo về kỹ thuật kích thước sẽ đưa vào chế biến dứa hộp, dứa đông lạnh. Dứa có chất lượng kém hơn như: kích thước nhỏ, lớn hơn về kỹ thuật, có sâu ít thì có thể nghiền để làm nước dứa hoặc làm dứa cô đặc. Những miếng dứa thừa ra nhưng còn có kích thước khá lớn có thể làm dứa hộp hình quân cờ. Phần bã gồm: thịt thì có thể ép ra làm nước, vỏ và bã thì sấy để xuất khẩu tiếp. Ngoài ra, phần thân và lá dứa có thể nghiền, băm để xuất khẩu làm thức ăn chăn nuôi. Như vậy, không chỉ quả dứa và các phần phụ cũng được tận dụng một cách tối đa. Nó bù đắp một phần chi phí không nhỏ cho sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho dây chuyền công nghệ hoạt động một cách nhịp nhàng nhất. Cũng nhờ vậy mà hiện nay thương hiệu DOVECO đã có uy tín trên thị trường thế giới, sản phẩm vẫn chiếm lĩnh trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU. Điều đáng mừng là những hợp đồng lớn của nước dứa cô đặc, giá trên thế giới đang lên, tạo nên khởi sắc trong xuất khẩu. Hiện nay, Tổng Công ty có các loại sản phẩm dứa chế biến cụ thể: Dứa hộp Đây là sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới. Dứa hộp được sản xuất theo các dạng mặt hàng sau: Nguyên khối: nguyên quả hình trụ đã gọt vỏ, bỏ lõi. Nguyên khoanh: khoanh tròn cắt ngang trục quả dứa hình trụ. Nửa khoanh: cắt đôi khoanh tròn thành hai nửa gần bằng nhau. 1/4 khoanh: cắt đều khoanh tròn thành miếng 1/4 khoanh. Rẻ quạt: miếng cắt từ khoanh tròn thành hình rẻ quạt Dạng thỏi hoặc thanh dài: miếng có chiều dài 65mm được cắt dọc theo đường kính quả dứa hình trụ. Miếng to: miếng gần hình rẻ quạt có chiều dày từ 8 đến 13mm. Khúc: những khúc ngắn được cắt từ các khoanh có chiều dày trên 12mm và chiều dài dưới 38mm. Miếng lập phương (dạng quân cờ): miếng có dạng khối lập phươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnop nop.doc
Tài liệu liên quan