Luận văn Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần Nam Việt

MỤC LỤC

 

Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu. .4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu .4

5. Ý nghĩa của đề tài .5

6. Cấu trúc của luận văn .6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter 7

1.1.1 Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter.7

1.1.2 Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia theo Mô hình kim cương của Michael E. Porter .7

1.2 Lý thuyết về chuỗi cung ứng .10

1.2.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng .10

1.2.2 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng .12

1.2.3 Mục tiêu của chuỗi cung ứng .16

1.2.4 Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần làm gì trong chuỗi cung ứng .17

1.3 Tổng quan chuỗi cung ứng của mặt hàng thủy sản Việt Nam .20

1.4 Sự cần thiết để cải thiện chuỗi cung ứng trong ngành chế biến Cá Tra, Cá Basa

1.5 Tiêu chuẩn Global GAP và tiêu chuẩn BRC .23

1.5.1 Tiêu chuẩn Global GAP 23

1.5.2 Tiêu chuẩn BRC 25

1.6 Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng .26

1.6.1 Khái niệm chung 26

1.6.2 Hệ thống truy xuất nguồn gốc .27

1.6.3 Sơ đồ minh họa quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi .28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .29

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Nam Việt 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh .33

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức .33

2.1.2.2 Tình hình sử dụng lao động (2007-2009) .34

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2007 – 2009) .35

2.1.3.1 Đánh giá kết quả kinh doanh 35

2.1.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh .37

2.1.3.3 Phân tích tình hình tài chính .39

2.1.4 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai .44

2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt .45

2.2.1 Con giống và thức ăn .45

2.2.2 Vùng nuôi 46

2.2.3 Thu hoạch 55

2.2.4 Vận chuyển từ vùng nuôi về nhà máy .56

2.2.5 Sản xuất, chế biến . .56

2.2.6 Đóng gói và bảo quản .60

2.2.7 Vận chuyển từ nhà máy đến nước nhập khẩu .60

2.2.8 Khách hàng .61

2.3 Phân tích cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt .61

2.3.1 Cơ hội .64

2.3.2 Nguy cơ .69

2.3.3 Điểm mạnh .76

2.3.3.1 Hậu cần đầu vào .76

2.3.3.2 Sản xuất, chế biến .78

2.3.3.3 Marketing và bán hàng .79

2.3.3.4 Dịch vụ khách hàng 80

2.3.4 Điểm yếu .81

2.3.4.1 Hậu cần đầu vào .81

2.3.4.2 Sản xuất, chế biến . 85

2.3.4.3 Hậu cần đầu ra . 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .93

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

3.1 Giải pháp hội nhập dọc ngược chiều để giải quyết nguồn nguyên liệu đầu vào .94

3.2 Giải pháp quản trị hoạt động sản xuất .96

3.3 Giải pháp hội nhập dọc thuận chiều để giải quyết thị trường đầu ra. .99

3.4 Giải pháp truy xuất nguồn gốc . .106

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

PHỤ LỤC

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình vận chuyển như hao hụt cá thì chi phí đó do người vận chuyển chịu trách nhiệm. Ảnh minh họa vận chuyển cá vào nhà máy 2.2.5 Sản xuất, chế biến Sau khi tiếp nhận thông tin đơn hàng từ bộ phận điều hành sản xuất, bộ phận thu mua lên kế hoạch thu mua cá nguyên liệu. Trước khi cá được đưa vào sản xuất thì cán bộ kiểm tra sẽ kiểm tra lại chất lượng của cá một lần nữa, chỉ tiếp nhận những nguyên liệu khi cá còn sống, không bị bệnh, không nhiễm kháng sinh ... Qui trình sản xuất chế biến cá được diễn ra như sau: Đông khối Đông IQF Tiếp nhận nguyên liệu Fillet Tạo hình Kiểm tra ký sinh trùng Phân loại, cỡ Rửa 2 Xếp khuôn Cấp đông tủ tiếp xúc Cân 1 Rửa 1 Lạng da Tách khuôn Bao gói Bảo quản Cấp đông bằng IQF Mạ băng (nếu yêu cầu) Cân 2 Hình 2.4 Qui trình tổng quát chế biến Cá Tra, Cá Basa fillet đông lạnh Cá tiếp nhận xong được chuyển sang công đoạn cắt hầu cá nhằm làm cá chết đột ngột để thuận tiện việc Fillet dễ dàng. Công đoạn Fillet được thao tác dưới vòi nước chảy luân lưu để loại bỏ sạch máu, nội tạng rồi chuyển sang công đoạn lạng da. Bán thành phẩm sau khi lạng da được chuyển sang công đoạn tạo hình, tùy theo đơn hàng mà có thể chỉnh sửa loại bỏ phần thịt đỏ (cá fillet thịt trắng) hoặc không bỏ phần thịt đỏ (cá fillet thịt đỏ) các công đoạn này nhiệt độ duy trì bán thành phẩm £100C. Tiếp đó là công đoạn soi ký sinh trùng nhằm loại những miếng cá bị phát hiện có ký sinh trùng, miếng cá bị bệnh không thể nhìn bằng mắt thường dưới bàn soi có ánh sáng của đèn chiếu sáng, sau đó chuyển sang công đoạn phối trộn hóa chất phụ gia. Tỷ lệ phối trộn (2,5 kg cá ¸ 1 dung dịch, nồng độ sử dụng 4%) thời gian xử lý từ 10 phút đến 45 phút, nhiệt độ £60C. Sau khi xử lý xong được đổ ra và tiến hành phân cỡ, loại bằng máy tự động hoặc thủ công, sau đó chuyển sang cân (tùy yêu cầu đơn hàng). Nếu sản phẩm là Block thì cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc (nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt £ -180C, thời gian từ cấp đông khoảng 2 giờ), nếu sản phẩm là IQF thì cấp đông bằng thiết bị băng chuyền (nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt £ -180C, thời gian từ cấp đông khoảng 15 phút). Tùy theo yêu cầu đơn hàng mà ta có thể mạ băng nhiều hay ít. Sản phẩm sau khi cấp đông xong được chuyển sang bao gói, tùy theo đơn hàng mà có qui cách bao gói khác nhau, thương sản phẩm block đóng 5kg/blockx2/thùng; 5kg/block/hộpx4/thùng hoặc sản phẩm IQF thường bao gói 1kg/túi PEx10/thùng; 15LB(6,81kg)/thùng; 5kg/túi PEx2/thùng và nhanh chóng đưa vào kho bảo quản lạnh £ -200C tránh bị chảy nước, tập kết chờ xuất. Quá trình thực hiện triển khai đơn hàng đều phải tuân thủ theo GMP, SSOP, HACCP dưới sự giám sát và kiểm tra bởi người QC. Thao tác fillet Thao tác tạo hình Kiểm tra ký sinh trùng Trống quay hóa chất phụ gia Tủ đông tiếp xúc Băng chuyền đông IQF Các chi phí sản xuất cho cá Fillet (đỏ và trắng) Bảng 9: Chi phí sản xuất bình quân cho Cá Fillet thịt đỏ và Fillet thịt trắng (2009) Khoản mục chi phí Cá Fillet còn thịt đỏ Cá Fillet thịt trắng Đơn giá (đ/kg) Tỷ lệ (%) Đơn giá (đ/kg) Tỷ lệ (%) Chi phí trực tiếp 25.998 84,39 40.829 83,73 NVL trực tiếp 23.944 77,46 37.154 76,19 NC trực tiếp 2.054 6,93 3.675 7,54 Chi phí gián tiếp 5.555 15,61 7.936 16,27 Khấu hao 1.564 4,60 2.285 4,69 Vật liệu bao bì 1.468 4,96 2.556 5,24 Khác 2.523 6,05 3.096 6,35 Tổng 31.553 100,00 48.765 100,00 Giá bán bình quân 31.525 48.214 (Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần Nam Việt) Qua bảng phân tích trên, ta thấy chi phí để sản xuất ra một kg thịt trắng cao gần gấp đôi so với chi phí sản xuất ra một kg thịt đỏ, kể cả chi phí trực tiếp lẫn gián tiếp. Điều hiển nhiên là giá thành của cá fillet thịt trắng bao giờ cũng cao hơn so với giá cá fillet thịt đỏ và định mức để làm ra fillet cá thịt trắng luôn cao hơn so với định mức để làm ra cá fillet thịt đỏ. Tỷ lệ phần trăm các khoản chi phí gián tiếp để làm ra kg fillet thịt trắng cao hơn so với tỷ lệ phần trăm các chi phí gián tiếp để làm ra kg fillet thịt đỏ. Chính điều đó đã giải thích vì sao dù chi phí trực tiếp của việc sản xuất cá fillet thịt trắng cao nhưng tỷ lệ phần trăm trong tổng giá thành lại nhỏ hơn so với tỷ lệ phần trăm chi phí trực tiếp chiếm trong tổng giá thành. 2.2.6 Đóng gói và lưu kho bảo quản Sau khi đóng gói, sản phẩm được lưu vào kho bảo quản ở nhiệt độ £ -200C và được đặt trên kệ cách sàn 15cm, cách tường 20cm, cách trần 50cm, cách dàn lạnh ít nhất là 1m. Lối đi giữa các kệ là 50 – 100cm. Công ty có các kho lạnh với tổng công suất là 20.000 tấn thành phẩm. Công đoạn bao gói Vận chuyển vào kho lạnh Kho bảo quản lạnh 2.2.7 Vận chuyển thành phẩm từ nhà máy đến nước nhập khẩu Tất cả thành phẩm sau khi bao gói xong được chuyển nhanh vào kho bảo quản lạnh để tập kết. Từng lô hàng trước khi xuất, thì bộ phận quản lý chất lượng của công ty sẽ đăng ký mời Nafiqad vùng 6 đến kiểm tra tình trạng lô hàng, thông tin bao bì, số lượng, khối lượng...và lấy mẫu kiểm vi sinh, hóa lý. Sau thời gian từ 3 đến 7 ngày Nafiqad vùng 6 sẽ thông báo về kết quả của từng lô hàng đã lấy mẫu, nếu đạt yêu cầu thì sẽ cấp chứng thư. Công ty chỉ được phép xuất những lô hàng có kết quả đạt. Nếu lô hàng thông báo không đạt từ Nafiqad vùng 6 thì coi như lô hàng bị từ chối và công ty phải làm lại. Quá trình đóng container có thể kéo container về đóng tại nhà máy hoặc chuyển bằng xe lạnh đóng container tai TP.HCM, có 2 loại container: 40feet (20 tấn) và 20 feet (10 tấn). Ảnh thành phẩm được đóng container tại nhà máy 2.2.8 Khách hàng Sau khi hàng được vận chuyển tới nơi giao hàng, tùy theo hợp đồng mua bán là giá FOB hay giá CIF mà Công ty sẽ hết trách nhiệm giao hàng tại đâu. Công ty Cổ phần Nam Việt chưa xây dựng kênh phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng mà chỉ dừng lại ở việc bán cho các nhà nhập khẩu hoặc bán ủy thác cho các Công ty thương mại tại thị trường nội địa. Khách hàng đến với Nam Việt có thể là khách hàng trực tiếp tìm đến hoặc do Công ty chủ động tìm kiếm và chào hàng, cũng có thể là khách hàng qua trung gian giới thiệu đến với Công ty và hưởng hoa hồng khi Công ty và khách hàng ký kết hợp đồng. Tỷ trọng sản phẩm bán cho thị trường nội địa chỉ chiếm hơn 8%, còn lại đều được đưa ra thị trường nước ngoài thông qua các nhà nhập khẩu. Hiện tại Nam Việt đã xuất khẩu sản phẩm từ Cá Tra, Cá Basa sang trên 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó: Ukraine chiếm thị phần lớn nhất với 27,85% doanh thu, tiếp sau là Liên minh Châu Âu chiếm 17,23% và sau nữa là các nước Châu Á (17,19%), Đông Âu (15,09%), Trung Đông (9,21%), Châu Mỹ (7,52%), Châu Phi (3,36%), và Châu Úc (2,56%). 2.3 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt Từ những thực trạng đã được tìm hiểu ở trên, ta có thể liệt kê các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ thuộc chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa. Sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá và lựa chọn ra các yếu tố là điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và nguy cơ có thể tác động đến chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại của Công ty Cổ phần Nam Việt. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi EFE (External Factors Evaluation Matrix): Ma trận này giúp chúng ta tóm tắt và đánh giá tầm ảnh hưởng của các tác lực ngoại vi đối với hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi tham khảo ý kiến của 6 chuyên gia (theo Phụ lục 2), quá trình nhận diện các yếu tố bên ngoài được thể hiện như sau: Bảng 10: Ma Trận EFE Stt Các yếu tố môi trường bên ngoài Mức độ quan trọng Hệ số Số điểm quan trọng 1 Lãi suất ngân hàng giảm 0.10 2 0.19 2 Tỷ giá hối đoái tăng 0.13 3 0.38 3 Xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng 0.09 3 0.26 4 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng 0.11 3 0.34 5 Xuất hiện nhiều rào cản mới khi xuất khẩu 0.13 3 0.40 6 Ô nhiễm môi trường gia tăng 0.10 3 0.30 7 Diện tích mặt nước lớn 0.09 2 0.19 8 Các doanh nghiệp trong ngành đối phó nhau cùng giảm giá 0.14 4 0.56 9 Số lượng nhà cung cấp thường xuyên biến động 0.11 3 0.32 Tổng 1.00 2.95 Bảng trên cho thấy: mức độ quan trọng của yếu tố “các doanh nghiệp cùng ngành đối phó cùng nhau giảm giá” bằng 0,14 là cao nhất trong ngành thủy sản, tác động mạnh đến các thành phần trong chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt. Hệ số của yếu tố này bằng 4, có nghĩa là chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt phản ứng rất tốt trước yếu tố này. Tổng điểm của Ma Trận EFE bằng 2,95 cho thấy, chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt có phản ứng trên trung bình trước những tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ IFE (Internal Factor Evaluation Matrix): Cũng tương tự xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là tìm ra điểm mạnh và điểm yếu chính tác động đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Dựa vào các hoạt động chính trong chuỗi giá trị (Michael E. Porter) chúng ta liệt kê và phân tích các yếu tố thuộc nội bộ chuỗi cung ứng. Sau khi được 6 chuyên gia cho điểm và đánh giá (theo Phụ lục 3), chúng ta đưa ra được các yếu tố sau: Bảng 11: Ma Trận IFE Stt Các yếu tố môi trường nội bộ Mức độ quan trọng Hệ số Số điểm quan trọng 1 Đầu tư và mở rộng vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP. 0.08 3 0.24 2 Trình độ và kiến thức của người nuôi thấp nên chất lượng nguyên liệu chưa thật sự ổn định. 0.09 2 0.17 3 Thu mua theo hình thức bán mão, không có sự phân biệt size cá. 0.07 2 0.13 4 Số lượng nguyên liệu thu mua đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất. 0.07 3 0.22 5 Công ty thiếu sự liên kết với nhà cung cấp 0.09 2 0.17 6 Hệ thống kiểm tra vi sinh, hóa lý đạt chuẩn. 0.09 4 0.34 7 Chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VSATTP trong sản xuất. 0.08 1 0.08 8 Sự đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường còn hạn chế. 0.06 2 0.13 9 Chưa chú trọng phát triển thị trường nội địa. 0.08 2 0.16 10 Đầu ra phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. 0.06 2 0.12 11 Công ty thiếu sự liên kết với các nhà nhập khẩu. 0.07 2 0.14 12 Công ty có uy tín và vị thế lớn mạnh. 0.09 4 0.34 13 Nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của khách hàng. 0.08 4 0.33 Tổng 1.00 2.58 Bảng trên cho thấy: Điểm yếu nhất của chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Công ty Cổ phần Nam Việt là “Chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VSATTP trong sản xuất” với hệ số bằng 1. Điểm mạnh của chuỗi cung ứng là “Hệ thống kiểm tra vi sinh, hóa lý đạt chuẩn”, “Công ty có uy tín và vị thế lớn mạnh” và “Nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của khách hàng” với hệ số bằng 4. Tổng điểm của Ma trận IFE bằng 2,58 cho thấy, chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt chỉ ở mức độ trung bình. Do đó, cần phải có những biện pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng trong tương lai. Cơ hội Lãi suất ngân hàng giảm: Đối với nền kinh tế thì lãi suất cơ bản là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nghiệp hay các thành phần trong nền kinh tế thì lãi suất cơ bản là một trong những yếu tố cốt lõi cho những quyết định đầu tư. [36] Bảng 12: Lãi suất cơ bản bình quân 2007 – 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 8,25% 10 – 14% 7% (Nguồn từ trang điện tử Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Trong 3 năm qua, lãi suất cơ bản có biến động, năm 2008 lãi suất tăng nhiều hơn so với 2 năm còn lại là do nhà nước đã sử dụng lãi suất bình quân làm công cụ nhằm hạn chế lạm phát bùng nổ, nâng cao lãi suất để hạn chế đầu tư và tăng tiết kiệm để hút bớt tiền ngoài thị trường. Tuy nhiên, sang năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 khi mà lạm phát được bình ổn, chính sách tiền tệ của nhà nước nới lỏng hơn thì lãi suất bình quân có xu hướng giảm. Đây là một dấu hiệu tốt cho các thành phần kinh tế đang cần huy động vốn cho đầu tư. Tài chính là yếu tố quyết định tới quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, riêng đối với các thành phần trong chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Công ty Cổ phần Nam Việt thì việc giảm lãi suất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua khảo sát thực trạng người nuôi, do giá nguyên liệu quá thấp không bù đắp hết chi phí cho nuôi trồng, người nông dân bị thua lỗ trong thời gian dài vừa qua nên đang cần thêm nguồn vốn để tái đầu tư tiếp tục nuôi cá. Đối với Công ty Cổ phần Nam Việt, năm 2009 Công ty đã phải gánh chịu khoản lỗ lên tới 176 tỷ đồng, trong khi thị trường tiêu thụ lại đang có những dấu hiệu phục hồi. Do đó, đây là thời điểm Công ty cần thêm nguồn vốn có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và các nhà máy vận hành một cách suôn sẻ. Lãi suất cơ bản giảm, chi phí lãi vay của người nông dân và Công ty sẽ giảm theo góp phần hạ thấp giá thành của sản phẩm. Từ đó, có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Cá Tra, Cá Basa tại thị trường các nước nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng: Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa 2 đồng tiền, nó là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện tại tỷ giá hối đoái bình quân VND/USD là 18.544 đồng, tỷ giá này tăng hơn so với cuối năm 2009 (17.941 VND/USD). Tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang có xu hướng tăng, đó là niềm vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi lẽ, khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì hàng xuất khẩu sẽ rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Công ty Cổ phần Nam Việt, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua con đường xuất khẩu (sản lượng tiêu thụ tại các thị trường nhập khẩu chiếm hơn 90% tổng sản lượng tiêu thụ). Do đó khi nhà nước duy trì tỷ giá hối đoái ở mức cao và có xu hướng tăng sẽ là điều kiện thuận lợi để Công ty tranh thủ đẩy mạnh tiêu thụ, gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ mặt hàng Cá Tra, Cá Basa. Công ty gặp thuận lợi ở khâu tiêu thụ thì người nông dân cũng sẽ bớt khó khăn hơn trong đầu ra của Cá Tra, Cá Basa thương phẩm. Mặt khác, đối với chính bản thân doanh nghiệp cải thiện quy mô sản xuất, cơ sở hạ tầng từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình sản xuất. Xu hướng tăng của tỷ giá hối đoái sẽ góp phần đem lại sự ổn định cho sự hoạt động của toàn bộ các thành phần trong chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Công ty Cổ phần Nam Việt, khi mà lợi ích của các thành phần ngày càng được cải thiện. Xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng: Việt Nam xây dựng chính sách ngoại giao: “rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [37]. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế, từ những năm 1995 Việt Nam đã gia nhập tổ chức ASEAN, tham gia khu mậu dịch tự do AFTA năm 1996, ngoài ra Việt Nam cũng tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại cả song phương và đa phương với các đối tác lớn như EU, tổ chức kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC, Mỹ…Đặc biệt là cuối năm 2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO, và đến đầu tháng 1/2007 Việt Nam bắt đầu được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ thực hiện cam kết gia nhập WTO. Tính đến tháng 4/2010 Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia trên thế giới. Với chính sách ngoại giao mở rộng, các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm ở nhiều nền kinh tế phát triển khác, tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức để phát triển kinh tế nước nhà. Tất cả các thành phần kinh tế sẽ gặp nhiều thuận lợi, có được nhiều cơ hội để có thể phát triển và nâng cao tiềm lực của chính mình. Chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa Công ty Cổ phần Nam Việt có thể tranh thủ xu hướng này để phát triển thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động. Chúng ta có thể học tập thêm những kinh nghiệm nuôi cá da trơn từ những quốc gia khác để cải thiện chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến, hay chuyển giao những công nghệ hiện đại tạo điều kiện thuận lợi để các nhà máy nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến. Cái đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đối với toàn chuỗi cung ứng khi chính phủ mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới thì cũng đồng nghĩa với việc khách hàng và thị trường tiêu thụ sẽ ngày càng được mở rộng – điều này sẽ giảm bớt áp lực trong khâu tiêu thụ và giảm sức ép của khách hàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đây cũng là yếu tố giúp cho chuỗi hoạt động ổn định và hiệu quả hơn ở tất cả các thành phần. Mặt khác, đối với những doanh nghiệp mà mặt hàng chủ yếu tiêu thụ bằng con đường xuất khẩu thì việc Chính Phủ ký kết những hiệp định thương mại song phương và đa phương, cũng như các mối quan hệ với các tổ chức thương mại quốc tế giúp cho sản phẩm Cá Tra, Cá Basa được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và các thủ tục xuất nhập khẩu, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cho mặt hàng này ở thị trường tiêu thụ. Môi trường kinh doanh luôn có những cơ hội dành cho những doanh nghiệp biết nắm bắt. Đây là thời điểm Công ty Cổ phần Nam Việt nên tận dụng triệt để cơ hội này để ngày càng có thể chủ động hơn trong hoạt động cung ứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Diện tích mặt nước lớn: Như đã nói, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng đất thiên thời và địa lợi của cả nước. Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Với tổng diện tích 3,96 triệu ha, không kể hải đảo, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 65%/ tổng diện tích toàn vùng và với hệ thống kênh rạch chằng chịt nơi đây đã, đang và sẽ trở thành vùng đất sinh sống vô cùng thuận lợi của Cá Tra, Cá Basa. Hình 2.5 Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long Môi trường sống chủ yếu của Cá Tra, Cá Basa là môi trường nước ngọt, do đó diện tích mặt nước lớn là cơ hội để phát triển vùng nuôi và tăng sản lượng Cá Tra, Cá Basa thương phẩm cung cấp cho các nhà máy. Các nhà máy chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa hoạt động tại Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ có những lợi thế nhất định như: chủ động được nguồn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí vận chuyển cá thương phẩm từ vùng nguyên liệu về nhà máy chế biến. Các nhà máy chế biến của Công ty Cổ phần Nam Việt đều hoạt động tại Cần Thơ và An Giang – 2 tỉnh có kinh nghiệm và diện tích nuôi Cá Tra, Cá Basa đứng vào bậc nhất của Việt Nam. Do đó, tranh thủ cơ hội này Công ty Cổ phần Nam Việt giành được nhiều ưu thế về nguồn nguyên liệu khi cạnh tranh. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng: Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hàng năm 4,3 %. Thị trường tiêu thụ quan tâm nhiều hơn đến thủy sản như nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu Protein của con người mà còn đáp ứng các chất khoáng và Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Theo FAO dự báo, nhu cầu thủy sản còn có thể tăng mạnh nữa trong tương lai và mức tiêu thụ sẽ có thể lên đến 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015. Thị trường EU là một thị trường có nhiều tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Hiện nay, dân số của 27 nước thành viên EU khoảng 500 triệu người, cũng theo thống kê của FAO, nhu cầu tiêu thụ trung bình thủy sản của các nước trong khu vực này đạt khoảng 22kg/người/năm với tổng lượng tiêu thụ hàng năm đạt 11 triệu tấn. Hai quốc gia có lượng tiêu thụ thủy sản cao nhất là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với nhu cầu lần lượt đạt 60 kg và 40 kg. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nước EU ngày càng tăng, trong khi đó sản lượng khai thác ở các nước lại liên tục giảm. Vì vậy, trong tương lai cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước này ngày càng lớn. Ở một số nước, mặt hàng cá Pollack – mặt hàng rất được ưa chuộng thì hiện nay nhu cầu tiêu thụ đang giảm mạnh do giá cả tương đối cao - đây sẽ là một lợi thế cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa trong thời gian tới. Mặt khác, bên cạnh lượng nhập khẩu tăng mạnh, thì giá nhập khẩu ở thị trường này cũng tăng một cách chóng mặt, cụ thể giá nhập khẩu thủy sản vào khu vực này đã tăng tới 40% trong vòng 3 năm qua. Đây chính là cơ hội cho các thành phần trong chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam nói chung và của Công ty Cổ phần Nam Việt nói riêng. Bởi lẽ, thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp chế biến Việt Nam và Nam Việt hướng tới trong chiến lược phát triển dài hạn của mình là thị trường EU. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao tại thị trường này đồng nghĩa với việc cơ hội dành cho sản phẩm Cá Tra, Cá Basa của Nam Việt là không nhỏ. Nhận biết được cơ hội này Công ty Cổ phần Nam Việt sẽ có những bước tiến mới trong hoạt động chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của mình. Nguy cơ Ô nhiễm nguồn nước gia tăng: Như một ảnh hưởng tất yếu của sự phát triển, những năm gần đây hiện tượng ô nhiễm môi trường nước đang gia tăng một cách đáng báo động. Sở dĩ có điều đó là do địa phương nào cũng tranh thủ khai thác lợi thế “trên bến, dưới thuyền”. Nguồn ô nhiễm trực tiếp và đáng kể là do mức độ phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hàng năm các nguồn chất thải do nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL, thải ra khoảng gần 500 triệu m3 bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản. Riêng chất thải nuôi cá tra, cá ba sa đã trên 2 triệu tấn/năm. Nguồn chất thải độc hại này hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để và thải vào sông rạch trong khu vực. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Môi trường nước trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch vùng ngọt hóa đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ. Với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều và vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên trầm trọng. Theo kết quả điều tra ở 26 hộ nuôi Cá Tra, Cá Basa thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho Công ty Cổ phần Nam Việt, thì có đến 17 hộ (chiếm 65,38%) xả nước trực tiếp từ ao nuôi ra sông. Trong khi đó, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi Cá Tra, Cá Basa cần nguồn nước sạch hơn bất cứ ngành nghề nào khác. Theo thạc sỹ Trần Minh Lâm (Viện kinh tế - quy hoạch thủy sản), nuôi Cá Tra, Cá Basa cần rất nhiều nước và phải thường xuyên thay đổi nước trong ao nuôi do khả năng lây nhiễm dịch bệnh với cá nuôi là rất lớn. Mới đây, tại thị trấn Thốt Nốt (Cần Thơ) hơn 400 tấn Cá Tra nuôi bè đã bị chết [43] . Những phân tích ban đầu cho thấy nguyên nhân là do vùng nước ô nhiễm trên sông Hậu đã kéo dài trên 20km. Nguồn nước là môi trường sống của Cá Tra, Cá Basa, do đó khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôi, vì chủ yếu các hộ nuôi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đều lấy trực tiếp nước từ sông đưa vào ao nuôi. Điều này sẽ khiến cho tỷ lệ cá bị bệnh gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng cá thương phẩm cung cấp cho các nhà máy chế biến, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm sau khi chế biến, đồng nghĩa với việc chúng ta khó có thể thâm nhập hay mở rộng thị trường với những sản phẩm kém chất lượng. Có thể thấy, từ việc ảnh hưởng tới khâu nuôi trồng, nguồn nước ô nhiễm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho toàn bộ chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa. Số lượng nhà cung cấp thường xuyên biến động: Bằng việc đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng triệu USD/năm, con Cá Tra, Cá Basa đã trở thành ngành kinh tế thủy sản mũi nhọn của cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, câu chuyện phát triển nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu con Cá Tra, Cá Basa ở trong nước lại gặp nhiều sóng gió và chịu không ít điều ngịch lý. Ở trong nước, nuôi trồng và chế biến Cá Tra, Cá Basa thời gian trước đây được xem là một nghề “nóng”, nhưng việc phát triển thiếu tính kế hoạch và thiếu quy hoạch… dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa nguyên liệu Cá Tra, Cá Basa vào những năm 2007 – 2008 và để lại dư âm nặng nề cho nhiều doanh nghiệp chế biến vào năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, khi doanh ngiệp thu mua cá quá lứa để cứu nông dân trong khi sản lượng xuất khẩu thì liên tục giảm. Không chỉ có doanh nghiệp, nhiều nông dân đã phải bán ao, treo hầm do nợ nần chồng chất. Giờ đây, khi thị trường Cá Tra, Cá Basa đã có những dấu hiệu đáng mừng thì chúng ta lại đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu. Chỉ trong 3 năm gần đây thôi, số lượng người nuôi trồng thủy sản đã biến động chóng mặt, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8. Luan van hoan chinh OK.doc
  • doc1. Bia luan van.doc
  • doc2. Loi cam on.doc
  • doc3. Loi cam doan.doc
  • doc4. Muc luc.doc
  • doc5. Danh muc chu viet tat.doc
  • doc6. Danh muc bang bieu.doc
  • doc7. Danh muc hinh ve.doc
  • doc9. Phu luc 1.doc
  • doc10. Phu luc 2.doc
  • doc11. Phu luc 3.doc
  • xls12. Tong hop chi phi vung nuoi.xls
  • xls13. Tong hop chuyen gia DGNB.xls
  • doc14. Bai bao Nghien cuu chuoi cung ung Navico.doc
  • doc15. Bai bao Hoan thien chuoi cung ung Viet Nam.doc
  • doc16. Tom tat noi dung Bai bao.doc
Tài liệu liên quan