Luận văn Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17

Hiện nay, việc mua bán trao đổi giữa hộ nông dân và đại lý trong ngành tôm thường chỉ là những thỏa thuận miệng, không có hợp đồng mua bán. Do đó, cũng mang lại nhiều bất lợi cho cả hai bên khi một trong hai không có thiện chí trong giao dịch. Chẳng hạn, hộ nuôi có thể bị ép giá khi vào chính vụ, số lượng nguyên liệu cung cấp trên thị trường vượt cầu, hay đại lý có thể bị chiếm dụng tiền mặt khi ứng trước cho người nuôi, nhưng khi đến lúc thu hoạch, người nuôi lại bán cho một đại lý khác.

Tóm lại, tất cả các công đoạn trong quy trình đều được đại lý cấp 1 thực hiện một cách cẩn thận, an toàn trong đánh bắt, trong bảo quản và vận chuyển tới nơi giao hàng. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy phải đạt độ tươi sống, không biến màu, không nhiễm kháng sinh, kim loại, không tăng trọng quá mức khiến con tôm bị trương, phù. Việc này đòi hỏi đại lý cấp 1 phải có trình độ nhất định. Có như vậy, họ mới thu lời được từ lô hàng đánh bắt.

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính vụ thì giá không cao so với trái vụ. Nguyên nhân vào chính vụ sản lượng tôm nguyên liệu cung cấp lúc nào cũng nhiều, do đó, thường rơi vào trường hợp cung vượt cầu nên người dân hay bị doanh nghiệp ép giá. Ngược lại, vào thời điểm trái vụ hay vụ thu hoạch chính bị thiên tai, dịch bệnh, sản lượng tôm cung cấp ít, các doanh nghiệp thiếu tôm sản xuất, dẫn đến cạnh tranh gay gắt bằng hình thức nâng mức giá thu mua. Lúc này người dân được hưởng lợi từ việc thu hoạch được giá cao, tuy nhiên con số này không nhiều. (5) Các yếu tố rủi ro của nghề nuôi tôm Nghề nuôi tôm là một nghề phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường. Do đó, mỗi khi thời tiết thay đổi hay có sự tác động từ môi trường sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người nuôi, chẳng hạn: - Nếu vụ thu hoạch tôm được mùa, giá bán sẽ thấp do cung vượt cầu và ngược lại nếu mất mùa, giá bán cao. Để hạn chế được rủi ro này thì việc ký kết hợp đồng mua bán trong giao dịch là điều cần thiết. Đặc tính sinh trưởng và phát triển của con tôm lại phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, chỉ cần thời tiết thay đổi là thể bị bệnh. Hơn nữa, nếu môi trường bị ô nhiễm, tôm sẽ nguy cơ lây bệnh hàng loạt và chết rất nhanh mà người nuôi không thể xử lý kịp. Như vậy, nghề nuôi tôm mặc dù mang lại lợi ích cao cho người nông dân. Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro khiến người nông dân có thể mất trắng. Do vậy, để hạn chế được rủi ro người nông dân phải hết sức cận thận, tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm dân gian và kiến thức thị trường. (6) Vấn đề quản lý chất lượng vùng nuôi của hộ nông dân Qua tìm hiểu từ các hộ nuôi tôm cho thấy phần lớn các hộ nông dân đều hiểu biết và rất ý thức về vấn đề chất lượng vùng nuôi, rất ham học hỏi (thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về chất lượng của các hiệp hội, các tổ chức khuyến nông khuyến ngư). Tuy nhiên, sự hiểu biết và thực hành lại mâu thuẫn nhau, cụ thể: Ao nuôi: mặc dù các hộ nuôi tôm đều tuân thủ quy trình làm sạch ao trước khi thả con giống, nhưng chỉ một số hộ nuôi tôm chuyên nghiệp thực hiện đúng tiêu chuẩn. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tôm thẻ Việt Nam, lợi ích của nghề nuôi tôm mang lại khá cao và thời gian nuôi ngắn nên đã thu hút được nhiều hộ đầu tư vào nuôi tôm. Họ tự do đào ao nuôi tôm mà không quan tâm tới những quy định, quy hoạch vùng nuôi của nhà nước. Dẫn đến hậu quả một số ao nằm trong vùng không thuận lợi cho nuôi tôm, chất lượng ao không đạt tiêu chuẩn làm cho vụ nuôi không thành công, gây thiệt hại cho bản thân hộ nuôi và cho cả xã hội do những hệ lụy mà nó gây ra cho môi trường. Vấn đề con giống: ai cũng biết con giống khỏe, sạch bệnh là con giống tốt được sinh ra bởi con tôm bố mẹ khỏe và chỉ có các công ty uy tín, có thương hiệu mới bảo đảm chất lượng như: công ty cổ phần Thái Lan, công ty CP Việt Nam và Công ty Việt – Úc. Tuy nhiên, giá tôm giống tương đối cao (gấp 2 lần so với các trại giống tư nhân). Còn những trại giống tư nhân, con giống của họ không được chọn lọc kỹ, trà trộn nên giá bán thấp hơn so với các tổ chức uy tín. Hơn nữa, trại giống tư nhân rất nhiều, ở đâu có vùng nuôi là ở đó có họ. Do đó, các hộ nuôi nhỏ lẻ thường chọn mua con giống của trại giống tư nhân với mức giá rẻ chỉ bằng ½ giá của cá công ty uy tín. Vì tính tiện lợi và giá rẻ của các trại giống tư nhân đã thu hút được sự lựa chọn của người nuôi. Điều này góp phần làm tăng tính rủi ro cao về bệnh tật và mất mùa cho người nuôi. Thuốc sử dụng: vì lợi ích cá nhân mà một số hộ nuôi đã sử dụng những loại thuốc kháng sinh cấm và sử dụng không tuân thủ theo chỉ dẫn của ngành. Điển hình vào thời điểm gần đến vụ thu hoạch mà tôm bị bệnh, các hộ nông dân thường dùng thuốc để ngăn chặn và thu hoạch ngay mà không chờ thời gian giải thuốc nhằm hạn chế thiệt hại. Đây chính là nguyên nhân làm cho một số lô hàng của công ty bị nhiễm dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép của các thị trường thế giới. Sự phân bố ao nuôi và công cụ dụng cụ phục vụ công tác nuôi tôm: theo tiêu chuẩn vùng nuôi của Global GAP, các ao nuôi phải có khoảng cách khá rộng và mỗi ao phải có các dụng cụ chuyên dùng và ngay cả công nhân cũng phải chuyên biệt để đảm bảo chất lượng nuôi cũng như ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh dịnh. Tuy nhiên, trên thực tế, tại các vùng nuôi tôm của nông dân Việt Nam thì rất ít vùng nuôi tôm đảm bảo được điều kiện này. Do đó, việc ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh dịch cho các ao của hộ nuôi hiện nay là chưa thực hiện được. Hệ thống xử lý nước thải: hiện nay, phần lớn quy mô nuôi tôm của các hộ nông dân còn nhỏ lẻ. Thông thường mỗi hộ nuôi từ 3 - 4 ao, thậm chí có hộ nuôi 1- 2 ao. Do vậy, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải chỉ được các trang trại lớn của các tổ chức, hộ nông dân có quy mô lớn đầu tư (khoảng 25%), còn lại, các hộ nuôi nhỏ thường xả nước thải trực tiếp ra môi trường, ra biển (khoảng 75%). Chính sự thiếu ý thức này đã góp phần làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước dẫn đến dịch bệnh xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây. Phương thức ghi nhật ký nuôi: hầu như tất cả các hộ nuôi đều có sổ sách ghi chép theo dõi các chi phí và số lượng thức ăn, thuốc sử dụng trong vụ nuôi. Tuy nhiên, lại không ghi chép theo từng ao riêng biệt. Dó đó thông tin cung cấp không được chính xác, gây khó khăn cho công tác truy xuất nguồn gốc. Tóm lại: vấn đề quản lý chất lượng ao nuôi của người nông dân còn rất nhiều tồn tại. Đặc biệt, là sự hiểu biết về vấn đề kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nuôi an toàn còn kém, chỉ mang tính khẩu hiệu. Cụ thể, đó là sự liều lĩnh mạo hiểm trong việc nuôi tôm trái vụ. Một số hộ nuôi do muốn thu hoạch được tôm trái vụ có giá cao nên đã không ngại vấn đề thời tiết mà tiến hành thả con giống ngay sau khi thu hoạch vụ 2 năm 2009, họ tính toán đầu năm 2010 sẽ thu hoạch được giá cao, nhưng họ đã không lường hết được sự diễn biến thất thường của thời tiết, hậu quả là nhiều hộ nuôi tôm đầu năm 2010 đã bị mất trắng. Dẫn đến sự mất cân đối trên thị trường nguyên liệu đầu năm 2010: nông dân mất mùa, doanh nghiệp dự báo sai, thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc chấp nhận sản xuất lỗ vì đã ký hợp đồng với đối tác. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người dân vẫn nuôi tôm một cách ào ạt, không kiểm soát được chất lượng môi trường, xả nước thải không qua hệ thống xử lý một cách công khai, không tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa người nuôi tôm với các doanh nghiệp chế biến để đảm bảo đầu ra cho hộ nông dân. 2.4.2 Đại lý thu mua Hộ nuôi tôm Đại lý thu mua cấp 2 Đại lý thu mua cấp 1 10% 90% Cơ sở sản xuất đá Nhà máy chế biến Sơ đồ 2.4: Đại lý thu mua và các mối quan hệ trực tiếp Đặc điểm chung: thông thường trong nghề thu mua tôm thì có hai dạng đại lý tồn tại và phân làm đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2. Công việc của các đại lý là thu mua tôm của các hộ nuôi sau đó phân phối cho các nhà máy chế biến sản xuất. Đại lý thu mua cấp 1 có văn phòng giao dịch, phương tiện đánh bắt, vận chuyển và bảo quản tôm cùng với một lực lượng nhân công đông đảo. Họ có kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật đánh bắt, bảo quản, nhận biết, phán đoán chất lượng tôm. Đại lý thu mua cấp 2 đòi hỏi có nguồn tiền mặt lớn, sẵn sàng chi trả, ứng trước cho các hộ nuôi nếu có yêu cầu. 2.4.2.1 Đại lý cấp 1 Trong thực tế, đại lý cấp 1 thường được hiểu là những nhà đánh bắt. Hầu hết các chủ ao nuôi khi đến kỳ thu hoạch đều tìm đến các đại lý này để liên hệ bán tôm tại ao. Để tiến hành thu mua tôm của hộ nông dân, các đại lý cấp 1 thường cần sự hỗ trợ nguồn vốn từ đại lý cấp 2. Quy trình thực hiện Kiểm tra chất lượng và kích cỡ tôm trước khi đánh bắt: khi đại lý cấp 1 nhận được yêu cầu bán tôm của chủ ao thì họ tiến hành việc kiểm tra ao nuôi, nếu con tôm đạt cỡ bán cho các nhà máy chế biến thì tiến hành đánh bắt ngay. Ngược lại nếu con tôm còn nhỏ thì sẽ hẹn lại chủ ao nuôi theo số ngày cần thiết. Đánh bắt: đại lý cấp 1 luôn luôn có một đội ngũ nhân công chuyên nghiệp để đánh bắt tôm. Công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe và kỹ thuật. Trước khi bắt tôm, nước ở trong ao được tháo ra chuyển đến ao khác ở mức vừa đủ cho con tôm sống. Sau đó, đội quân đánh bắt sẽ dùng những phương tiện, dụng cụ để bắt tôm. Bảo quản: tôm sau khi được bắt lên bờ sẽ được cho vào các thùng cách nhiệt có sẵn đá và nước đá giúp con tôm chết một cách từ từ và giữ được độ tươi của thịt, độ cứng của vỏ cho đến khi giao hàng. Đá dùng để bảo quản tôm gồm 2 loại là đá cây và đá vảy, được mua từ các cơ sở sản xuất đá trên địa bàn. Đây là một khâu quan trọng nhất trong quy trình của đại lý cấp 1. Khâu này quyết định sự lãi lỗ của đại lý thông qua việc ngâm tôm trong nước đá khoảng một ngày một đêm, tôm sẽ tăng trọng được khoảng 5- 10 %, và đây chính là mức mà đại lý mong đợi. Vận chuyển: tôm được vận chuyển bằng xe chuyên dùng trong lĩnh vực vận chuyển hàng thủy sản tươi sống. Tùy số lượng nhiều hay ít mà đại lý điều xe lớn hay nhỏ phù hợp với trọng tải của lô hàng. Trong quá trình vận chuyển, đại lý chịu trách nhiệm hoàn toàn cho đến khi giao hàng tại nhà máy. Phương thức thanh toán và hợp đồng mua tôm Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt ngay khi tôm được bắt lên khỏi ao là phổ biến nhất trong các cuộc mua bán giữa đại lý cấp 1 với hộ nuôi. Thậm chí, một số hộ nuôi cần tiền trước có thể ứng trước khoảng 10 - 50% tùy theo tình hình thực tế và thỏa thuận giữa hai bên. Điều này vừa giúp hộ nuôi có tiền, đồng thời giúp đại lý có nguồn hàng chắc chắn để chào bán. Hợp đồng mua tôm Hiện nay, việc mua bán trao đổi giữa hộ nông dân và đại lý trong ngành tôm thường chỉ là những thỏa thuận miệng, không có hợp đồng mua bán. Do đó, cũng mang lại nhiều bất lợi cho cả hai bên khi một trong hai không có thiện chí trong giao dịch. Chẳng hạn, hộ nuôi có thể bị ép giá khi vào chính vụ, số lượng nguyên liệu cung cấp trên thị trường vượt cầu, hay đại lý có thể bị chiếm dụng tiền mặt khi ứng trước cho người nuôi, nhưng khi đến lúc thu hoạch, người nuôi lại bán cho một đại lý khác. Tóm lại, tất cả các công đoạn trong quy trình đều được đại lý cấp 1 thực hiện một cách cẩn thận, an toàn trong đánh bắt, trong bảo quản và vận chuyển tới nơi giao hàng. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy phải đạt độ tươi sống, không biến màu, không nhiễm kháng sinh, kim loại, không tăng trọng quá mức khiến con tôm bị trương, phù... Việc này đòi hỏi đại lý cấp 1 phải có trình độ nhất định. Có như vậy, họ mới thu lời được từ lô hàng đánh bắt. Thông tin tiêu thụ và hợp đồng bán tôm Thông tin tiêu thụ Như đã trình bày ở trên, đại lý cấp một sau khi mua tôm của hộ nông dân sẽ giao hàng trực tiếp cho nhà máy chế biến của công ty NTSF. Tuy nhiên, người đứng ra thanh toán, giao dịch với công ty NTSF lại là đại lý cấp 2. Lúc này, đại lý cấp 1 chỉ đóng vai trò là người giao hàng. Trong một số ít trường hợp là đại lý cấp 1 có đủ nguồn vốn để trả cho người nuôi thì lúc đó đại lý cấp 1 sẽ liên hệ vào giao dịch trực tiếp với công ty NTSF. Theo tìm hiểu của tác giả từ công ty, trong các giao dịch trực tiếp giữa đại lý cấp 1 với công ty chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 90% là của đại lý cấp 2 với công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do đại lý cấp 1 không có được nguồn vốn lớn đủ để cung cấp trong mua bán. Hợp đồng bán tôm Giữa đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2, đại lý cấp 1 với công ty chủ yếu mua bán bằng thỏa thuận miệng. Không ký hợp đồng bằng văn bản pháp lý. Nguyên nhân chủ yếu là do các đại lý với nông dân cũng không có một giấy tờ gì cam kết về nguồn hàng. Do đó, việc mua bán chủ yếu dựa trên tình hình thị trường. Đây là một điểm yếu trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm của công ty NTSF. Nó hạn chế việc dự báo thông tin về nguồn hàng và có thể đưa đến thông tin sai lệch, tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vấn đề quản lý chất lượng của đại lý cấp 1 Trong quy trình thu mua của đại lý cấp 1 có ba khâu chính: đánh bắt, bảo quản và vận chuyển. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy hầu như các công đoạn đều được thực hiện theo kinh nghiệm dân gian mà không dựa theo một tiêu chuẩn quốc tế nào, cụ thể: Đánh bắt: Khâu này được thực hiện theo quy trình như tháo nước từ từ và bắt tôm bằng các dụng cụ chuyên dùng. Đảm bảo con tôm được bắt lên vẫn tươi sống, khỏe mạnh. Nhìn chung, khâu này được thực hiện tương đối tốt, ít có tác động đến chất lượng con tôm nguyên liệu. Bảo quản: Đây là khâu tác động nhiều nhất tới chất lượng con tôm nguyên liệu. Để bảo quản được chất lượng tôm nguyên liệu, cần một số yêu cầu như sau: Người công nhân phải đeo găng tay trong quá trình đưa tôm vào thùng bảo quản, tránh lây nhiễm vi sinh vật và hóa chất cấm. Dụng cụ rổ hay sóng nhựa đựng tôm, thùng cách nhiệt được vệ sinh sạch, không có tạp khuẩn và hóa chất cấm. Đá lạnh phải được sản xuất từ nguồn nước sạch. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì phần lớn các yêu cầu trên chưa được các đại lý thực hiện một cách chặt chẽ, cụ thể là: Người lao động không dùng găng tay đổ tôm. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi tay người công nhân bị lở loét, phải bôi các thuốc kháng sinh, và như vậy nguy cơ lây nhiễm chất kháng sinh vào con tôm nguyên liệu là rất cao. Nguồn đá dùng để bảo quản tôm không phải lúc nào cũng mua được từ các cơ sở uy tín. Tùy theo tình hình, nếu các cơ sở uy tín hết đá, đại lý phải đi thu mua ở khắp nơi về để bảo quản tôm. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây tạp khuẩn từ nguồn nước không được kiểm soát. Phương pháp bảo quản của đại lý: các đại lý thường ngâm tôm lâu hơn thời gian quy định để tôm ngấm nước, tăng trọng được nhiều và đương nhiên là lợi nhuận theo đó tăng lên. Phương pháp này làm cho cơ thịt của con tôm nguyên liệu bị mềm, không còn độ săn chắc, vì vậy chất lượng tôm không được tốt. Ngoài ra, một số đại lý còn bỏ thêm hóa chất không rõ nguồn gốc để tôm tăng trọng cao nhưng vẫn giữa được độ tươi, cứng. Việc làm này rất nguy nhiểm, tác động trực tiếp tới chất lượng của nguyên liệu mà phương pháp kiểm tra cảm quan khó phát hiện ra được. Vận chuyển: Sau khi tôm đã được bảo quản trong các thùng nhựa đậy kín và đưa lên xe ô tô để vận chuyển đến nhà máy chế biến. Khâu này cũng đóng vai trò quan trọng đến chất lượng nguyên liệu. Nếu đường vận chuyển tốt, xe chạy thuận lợi, đến điểm giao hàng đúng thời gian thì chất lượng tôm được đảm bảo. Ngược lại, tôm sẽ kém chất lượng và nguy cơ thua lỗ của đại lý rất cao khi công ty từ chối mua lô hàng. Các rủi ro của của nghề thu mua - Công việc mua bán của đại lý cấp 1 chỉ kết thúc khi được công ty chế biến chấp nhận mua tôm. Do đó, khi công ty kiểm tra thấy tôm không đạt chất lượng, công ty sẽ không mua và như vậy đại lý cấp 1 khó có thể tiêu thụ được lượng tôm đó và cũng không thể trả lại cho người nuôi. - Phần lớn kiến thức về bảo quản tôm thương phẩm của các đại lý là do kinh nghiệm truyền nhau mà có. Vì vậy, những đại lý có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này, rất khó thu về lợi nhuận cao, mà ngược lại có thể bị thua lỗ. Chẳng hạn, tôm không đạt mức tăng trọng mong muốn, đại lý sẽ bị lỗ do chênh lệch về giá hay tăng trọng quá mức làm cho con tôm trở thành kém chất lượng và không được nhà máy mua. - Đối với các sản phẩm khác thì việc giao hàng chậm một buổi thậm chí là một vài ngày cũng không nguy hiểm lắm. Nhưng với sản phẩm thủy sản tươi sống thì rất nguy hiểm, chỉ cần chậm nửa ngày theo tính toán của đại lý thôi là cũng có thể làm cho chất lượng tôm xấu đi và có thể hư hỏng. Bởi vậy, các đại lý rất lo sợ khâu này, vận chuyển an toàn đến nơi giao hàng đúng hẹn là một điều hạnh phúc của đại lý. Như vậy, có thể thấy nghề thu mua tôm của các đại lý cấp 1 cũng tồn tại nhiều rủi ro và các rủi ro này rất dễ xảy ra mà họ không thể kiểm soát hết được. Để hạn chế các rủi ro này các đại lý cần phải có kiến thức về kỹ thuật khoa học đảm bảo khâu nhận biết chất lượng con tôm ngay tại ao và kỹ thuật bảo quản tôm, cũng như thực hiện mua bán bằng hợp đồng kinh tế để xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi bên. Kết luận: Phương pháp quản lý và thực hiện chất lượng tôm nguyên liệu của đại lý cấp 1 còn tồn tại nhiều vấn đề. Hầu như đại lý chỉ chú ý tới việc làm sao đó để mang lại lợi ích cho họ là cao nhất, chứ không phải chất lượng tuyệt đối của sản phẩm. Đại lý không phải chịu trách nhiệm gì về chất lượng lô hàng sau khi đã giao. Đại lý cấp 2 Đặc điểm chung Đại lý cấp 2 là những người có nguồn tiền mặt lớn và có mối quan hệ với công ty chế biến. Công việc của đại lý cấp 2 có thể hiểu đơn giản là thay mặt công ty trả tiền ngay cho người bán tôm và hưởng chênh lệch 500đ/kg tôm. Vốn kinh doanh: thông thường một đại lý thu mua nguyên liệu của một vùng phải có được nguồn vốn lưu động lớn để có thể cung cấp cho các đại lý cấp 1 tạm ứng trước cho các hộ nuôi tôm và thanh toán 100% sau khi bắt tôm. Đại lý cấp 2 càng nhiều vốn, càng có nhiều lợi nhuận và nâng cao uy tín với các công ty chế biến do luôn cung cấp sản lượng cao và chất lượng tốt. Mối quan hệ với các công ty chế biến: để có được mối quan hệ với công ty chế biến, trước hết là có quan hệ với ban lãnh đạo công ty, với bộ phận thu mua của công ty. Khi trở thành nhà cung cấp chính của công ty, đại lý được hưởng ưu đãi trong vấn đề mua hàng. Theo quy định của các công ty chế biến hiện nay là ưu tiên mua hàng của các đại lý lớn trước, sau đó đến các đại lý nhỏ và cuối cùng là hộ nông dân. Thông qua công ty chế biến, các đại lý kiếm được lợi nhuận từ sự chia sẻ của hộ nuôi tôm. Quy trình thu mua Công việc của các đại lý thu mua chủ yếu là giao dịch qua điện thoại, khi các đại lý cấp 1 thông báo có ao tôm và yêu cầu về tiền mặt thì đại lý cấp 2 sẽ liên lạc với các công ty chế biến. Sau khi thỏa thuận với nhà chế biến, đại lý cấp 2 sẽ chuyển tiền ngay cho đại lý cấp 1 để hưởng chênh lệch 500đ/kg tôm nguyên liệu khi bán cho DN. Thông tin tiêu thụ và hợp đồng mua bán Hầu như các đại lý cấp 2 đều chọn cho mình một vài công ty để tiêu thụ. Công ty cũng muốn tạo lập mối quan hệ với những đại lý. Đây là mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mặc dù, việc mua bán này không hề được ký kết bằng hợp đồng kinh tế, nhưng để tồn tại trong nghề, các đại lý và công ty phải làm ăn uy tín và có thiện chí với nhau. (4) Rủi ro trong nghề của đại lý cấp 2 Công việc của đại lý cấp 2 chủ yếu là cấp vốn cho đại lý cấp 1. Do đó, rủi ro về chiếm dụng vốn là điều có thể. Chẳng hạn, người nông dân sau khi ứng tiền của đại lý cấp 1, nhưng đến ngày bán tôm thì lại bán cho đối tượng khác; hoặc chính đại lý cấp 1 lại giao tôm cho đối tượng khác mà không phải nhà máy chế biến như đã thỏa thuận với đại lý cấp 2,… Điều này làm cho đại lý cấp 2 bị mất uy tín với công ty chế biến. Đây chính là thiệt hại lớn của đại lý cấp 2 cũng như của công ty chế biến. Nguyên nhân các bên chưa sử dụng hợp đồng kinh tế trong mua bán. Kết luận: Đại lý cấp 2 là một đối tượng quan trọng trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng của công ty NTSF. Họ đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và công ty. Họ thay mặt công ty tìm nguồn hàng và trả tiền cho người nuôi để sau đó nhận được khoản chênh lệch giá trong giao dịch. Họ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì liên quan đến chất lượng nguồn hàng. Ngược lại, khi nguồn hàng không đảm bảo chất lượng, thì gián tiếp họ cũng bị thiệt hại vì nguồn vốn đã chi ra trước đó. Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17 Công ty NTSF nhập mua tôm thẻ chân trắng nguyên liệu chủ yếu là để sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu. Do đó, việc thu mua nguyên liệu hoàn toàn căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới. Từ hợp đồng đã ký với khách hàng, bộ phận thu mua tiến hành mua nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm. Quản lý mua nguyên liệu đầu vào Bảng 2.7: Danh sách nhà cung cấp nguyên liệu của công ty NTSF STT Mã khách hàng Tên khách hàng Địa chỉ 1 2B2PHUOG Nguyễn Thị Đông Phương P. Vạn Thạnh - TP Nha Trang - KH 2 2C2TUAN Lê Hữu Tuấn Phước Long - TP Nha Trang - KH 3 2D2SAC Đoàn Văn Sắc Tân Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận 4 2DPHONG Phan Hoàng Duy Phong 110/8 LHP- Phước Hải- Nha Trang- KH 5 2F2HOA Nguyễn Thị Hồng Điệp Ninh Nộc- Ninh Hòa - Khánh Hòa 6 2FF2DU Trần Văn Dụ Phước Tân- Nha Trang- Khánh Hòa 7 2I2XIM Lê Xim Ninh Hà- Ninh Hòa- Khánh Hòa 8 2K2THAO Nguyễn Thị Thảo Tuy Phong- Bình Thuận 9 2KVLai Khách vãng lai Thuộc các tỉnh duyên hải miền trung 10 2NN2HA Bùi Bảo Hạ Tam Quan Nam- H.Hoài Nhơn- BĐ (Nguồn: P.Kế Toán- CTY CP Nha Trang Seafoods F17) Bảng 2.8: Sản lượng tôm thẻ nguyên liệu của các nhà cung cấp năm 2005 – 2009 (ĐVT: tấn) STT Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Nhà cung cấp 1 2AA2NGUY 27,28 24,45 142,32 99,45 2 2B2PHUOG 418,95 1.062,12 1.450,86 5.527,35 3 2C2TUAN 297,33 406,35 378,83 1.035,59 4 2D2SAC 8,50 98,48 201,31 152,22 5 2DPHONG - - - - 491,23 6 2F2HOA 0,11 81,67 379,23 673,18 452,08 7 2FF2DU 27,28 77,44 83,23 117,11 8 2GG2MINH 47,90 2,78 118,64 - 9 2I2XIM 171,10 610,44 1.340,55 2.045,72 10 2NN2HA 144,75 138,91 415,75 11 2KVLai 1.519,11 2.147,77 1.817,05 2.878,75 1.242,81 Tổng Cộng 1.519,22 3.227,78 4.623,10 7.406,58 11.579,30 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Nha Trang Seafoods F17) (Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Nha Trang Seafoods F17) Biểu đồ 2.7: Sản lượng nguyên liệu mua của các đại lý năm 2009 Căn cứ vào bảng kế hoạch kinh doanh, hợp đồng bán hàng đã ký, bộ phận thu mua lập kế hoạch thu mua nguyên liệu. Hiện tại, công ty đã thiết lập quan hệ khoảng 10 đại lý cung cấp thường xuyên từ các tỉnh Quảng Nam đến Bình Thuận. Trong đó có 3 đại lý lớn cung cấp trên 80 % sản lượng nguyên liệu đầu vào cho công ty. Để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, công ty lập bảng cam kết với người nuôi về những quy định trong quá trình nuôi, đảm bảo chất lượng tốt cho con tôm sau thu hoạch (xem phụ lục 2). Trong đó, yêu cầu người nuôi phải tuyệt đối tuân thủ theo QĐ 15/TT-BNN về việc cấm sử dụng các hóa chất, thuốc kháng sinh và thức ăn không được trong nuôi trồng thủy sản. Mạng lưới các đại lý cung cấp nguyên liệu cho công ty chủ yếu thuộc các tỉnh Duyên hải miền Trung. (xem bảng 2.7) Quản lý sản xuất Tiếp nhận nguyên liệu Sơ chế Chế biến Cấp đông Nhập kho lạnh Sơ đồ 2.5: Quy trình chung sản xuất các mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh Tiếp nhận nguyên liệu: công ty chỉ chấp nhận mua nguyên liệu sau khi KCS kiểm tra thấy đạt chất lượng. Thông thường việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào tại công ty chủ yếu bằng cảm quan. Khi có nguyên liệu về đến công ty, KCS chuyên về chất lượng nguyên liệu đánh giá sơ bộ về tình trạng của con tôm bằng mắt thường và cảm nhận bằng tay. Đặc thù của sản phẩm thủy sản không thể chờ được kết quả lấy mẫu chính thức từ các máy đo điện tử của công ty cũng như các tổ chức quản lý chất lượng (phải mất từ 3 – 5 ngày). Nếu đạt, lô tôm đó sẽ được đưa vào sản xuất. Trước khi đưa vào sản xuất, bộ phận chất lượng lấy mẫu của mỗi lô hàng đi kiểm tra vi sinh và kháng sinh bằng máy đo điện tử của công ty, sau đó đưa đi kiểm tra tại trung tâm NAFIQAVED để lấy kết quả chính thức cũng như giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan thứ ba, phục vụ cho vấn đề về chất lượng và TXNG xuất xứ của sản phẩm. Tất cả các lô tôm nguyên liệu đều được bộ phận thống kê của công ty đặt tên theo bộ mã quy định của trung tâm chất lượng và theo dõi chặt chẽ từng lô nguyên liệu đó cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng. Sơ chế: ngay khi lô tôm nguyên liệu đạt chất lượng được đưa vào phòng sơ chế, bộ phận sản xuất trong xưởng sẽ tách từng lô riêng biệt để tiến hàng xử lý. Theo từng công đoạn: vặt đầu, lột vỏ, lột PTO, xẻ lưng, chích tim, ngâm hoá chất. Trong từng công đoạn đều có đội ngũ KCS kiểm tra chặt chẽ như: trước khi vào ca, tất cả các đối tượng liên quan đến quá trình sản xuất từ nhà xưởng đến các dụng cụ phục vụ sản xuất đều được tẩy trùng bằng nước Chlorine với nồng độ cho phép. Đối với công nhân và cán bộ làm việc trong xưởng đều phải tuân thủ tuyệt đối các quy định trong phân xưởng như: không đeo nữ trang, mặc bảo hộ lao động, đội mũ trùm đầu, đeo khẩu trang và bao tay, đi ủng đã được khử trùng trước đó. Để vào khu vực sản xuất, họ phải bước qua một hồ nước chlorine và rửa tay thêm một lần nữa trước khi chính thức tiếp xúc với con tôm. Tất cả các khâu trong quá trình sản xuất đều được cán bộ KCS kiểm tra, đánh giá và ghi lại nhật ký trong ngày nhằm mục đích theo dõi, giám sát lô hàng sản xuất (xem phụ lục 5). Lên hàng: sau khi tôm nguyên liệu được sơ chế sẽ được phân loại theo chất lượng, khối lượng để đi vào sản xuất các sản phẩm chính thức như: tôm HLSO, PD, PTO, NO sống hay các mặt hàng tinh chế: PD cooked, PTO cooked, SC cooked, NB, SS, BB. Với các mặt hàng tôm chín, do yêu cầu về chất lượng rất cao nên sẽ được chuyển đến phòng chuyên biệt để luộc, trụng theo yêu cầu của từng khách hàng nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm vi sinh trong quá trình chế biến. Cấp đông, bao gói, đóng thùng, bảo quản: các sản phẩm sơ chế đóng block sau khi đã được phân loại, xếp khuân sẽ được đem đi cấp đông bằng tủ đông trong thời gian từ 6 – 8 giờ, tùy thuộc đặc thù của mỗi sản phẩm. Đối với các sản phẩm IQF và các sản phẩm tinh chế dạng chín được đem đi chạy máy IQF trong thời gian từ 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanlien_1__2726.doc
Tài liệu liên quan