Luận văn Nghiên cứu cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vi

DANH MỤC CÁC HÌNH . vii

MỞ ĐẦU.1

1.Lý do chọn đề tài. .1

2. Mục đích nghiên cứu: .2

3. Kết cấu luận văn .3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN

CỨU CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI

CHÍNH ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.4

1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu .4

1.1.1 Một số khái niệm .4

1.1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam .5

1.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.7

1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam .10

1.2. Tổng quan nghiên cứu về cơ chế, chính sách nhằm huy động và sử dụng hiệu quả

nguồn lực tài chính ứng phó với tác động của BĐKH. .14

1.2.1. Quan niệm về cơ chế, chính sách huy động và sử dụng nguồn lực tài chính ứng

phó với biến đổi khí hậu .14

1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. .16

1.2.3. Khái quát tình hình ban hành cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu

quả nguồn lực tài chính ở Việt Nam.21

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP .26

2.1. Đối tượng nghiên cứu:.26

2.2. Phạm vi nghiên cứu:.27

2.3. Phương pháp nghiên cứu .27

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH

SÁCH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM. .31

3.1. Khái quát về cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính. .31

3.1.1. Cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu.31

3.1.2. Cơ chế, chính sách về sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu.32

pdf40 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lượng nhiệt thoát ra không trung từ hệ thống Trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, làm duy trì nhiệt độ Trái đất cao hơn khoảng 300C so với khi không có các chất khí đó(IPCC, 2013) [71]. Các khí nhà kính (KNK) trong bầu khí quyển bao gồm các khí nhà kính tự nhiên và các khí phát thải do các hoạt động của con người. Tuy các khí nhà kính tự nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái đất. Trước hết, các khí nhà kính không hấp thụ bức xạ sóng ngắn của mặt trời chiếu xuống Trái đất, nhưng hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt trời phát ra và phản xạ một phần lượng bức xạ này trở vào Trái đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất. 9 + Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu: Biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện tại là do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức các khí nhà kính vào bầu khí quyển. Những hoạt động của con người đã tác động lớn đển hệ thống khí hậu, đặc biệt kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (Khoảng từ năm 1750). Theo IPCC, sự gia tăng khí nhà kính kể từ năm 1950 chủ yếu có nguồn gốc từ các hoạt động của con người. Hay nói cách khác, nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu trong giai đoạn hiện này bắt nguồn từ sự gia tăng khí nhà kính có nguồn gốc từ hoạt động của con người [71]. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than,dầu, khí đốt), qua đó đã phát thải vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến làm gia tăng nhiệt độ của Trái đất. Theo báo cáo lần thứ 5 của IPCC, nồng độ các khí nhà kính như CO2, CH4 và N2O trong bầu khí quyển đã tăng với một tốc độ chưa từng có trong vòng 800.000 năm trở lại đây. Nồng độ của CO2 đã tăng khoảng 40% so với thời kỳ tiền công nghiệp, chủ yếu là do sự phát thải từ đốt các nhiên liệu hóa thạch và làm thay đổi bề mặt. Đại dương đã hấp thụ khoảng 30% lượng CO2 do con người thải ra, gây ra sự axit hóa đại dương (IPCC, 2013).[71] Sự axit hóa đại dương được định lượng hóa bằng sự giảm nồng độ pH. Độ pH của bề mặt nước đại dương đã giảm 0,1 từ khi bắt đầu kỉ nguyên công nghiệp, tương ứng với mức tăng 26% của nồng độ ion hydro[12]. CFC và HCFC: Khác với các chất khí có nguồn gốc tự nhiên, các chất CFC và HCFC hoàn toàn là sản phẩm do con người tạo ra. Mặc dù lượng khí CFC và HCFC không lớn nhưng có xu hương tăng lên, gây lo ngại về việc phá hủy tầng ozon. Tuy nhiên, nhờ việc thực hiện Nghị định thư Montreal, nồng độ của các chất khí CFC và HCFC có xu hướng giảm dần [12]. Như vậy, BĐKH không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm).[12] Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí 10 CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề BĐKH là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển. 1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam - Tác động đến đa dạng sinh học [27] +Một số loài sẽ bị biến mất, một số loài được ghi trong sách Đỏ nhất là các loài rất nguy cấp và nguy cấp chỉ còn sống sót ở một địa điểm nhất định. + Các HST, các sinh cảnh (habitat) cần thiết cho các loài di cư, hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp. +Các HST bị biến đổi và phân mảnh: do mực nước biển dâng cao nên một số quần xã có tầm quan trọng quốc tế hay quần thể của các loài phân bố hạn hẹp có thể bị biến mất hoặc bị chia cắt, phân mảnh như các vùng đảo, vùng ven biển, v.v... + Một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, văn hóa và khoa học hoặc có tầm quan trọng về tiến hoá ở các đảo hoặc ven biển, cửa sông sẽ bị mất hoặc bị thu hẹp. +Môi trường sống thay đổi tạo điều kiện cho các loài động, thực vật ngoại lai xâm nhập và phát triển nhanh hơn. Cùng với các hoạt động buôn bán, sự xâm nhập của các loài ngoại lai xâm hại hiện đang là mối đe dọa lớn đến tính ổn định và đa dạng của các HST. Các đảo nhỏ và các HST thủy vực nước ngọt, các vũng, vịnh ven biển là những nơi bị tác động nhiều nhất. +BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy, v.v..) qua sự thay đổi nhiệt độ nước và sẽ làm giảm năng suất sinh học của các cây trồng trong ngành nông nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. -Tác động của BĐKH tới lĩnh vực nông nghiệp Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất thường của chu kì sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác. Đợt rét hại kéo dài 33 ngày trong mùa đông 2007/2008 là một minh chứng. Trong đợt rét đã có hàng nghìn con trâu bò, hàng nghìn hécta lúa xuân đã cấy, hàng chục ngàn hécta mạ non, nhiều đầm cá tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã bị chết, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng. 11 -Tác động của BĐKH tới tài nguyên rừng Việt Nam có đa dạng sinh học cao, có các hệ sinh thái đa dạng.Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái đặc biệt là hệ sinh thái rừng đã bị suy thoái trầm trọng. Diện tích rừng giảm, rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng (Giảm 80% diện tích) [49] do bị chuyển đổi thành các ao đầm nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch. Trong những năm gần đây, rừng có tăng về diện tích nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn chỉ khoảng 8% (so với 50% diện tích các nước trong khu vực)[49]. Nhiệt độ tăng còn làm tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính và làm gia tăng BĐKH. -Tác động của BĐKH tới tài nguyên đất Tác động của BĐKH tới tài nguyên đất: Việt Nam là một quốc gia khan hiếm đất, bình quân đất đầu người được xếp thứ 159 và chỉ bằng khoảng 1/6 bình quân của thế giới (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, 2004)[49]. Trong thời gian qua, diện tích đất nông nghiệp lại càng bị thu hẹp do sức ép dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa và bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp ngày càng gia tăng. Dưới tác động của BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư dân và phần đất mầu mỡ nhất cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức lớn cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng sói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển, bồi lắng lòng dẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng thiếu nước và hạn hán sẽ dẫn tới hoang mạc hóa, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. -Tác động của BĐKH tới tài nguyên nước Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông đều tăng. Ngoài ra, lượng bốc hơi nước của các thuỷ vực (hồ ao, sông, suối...) cũng tăng. Hậu quả là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.[49] Nhưng thay đổi về mưa, sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông và cường độ các trận lũ, tần xuất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước dưới đất. Theo dự đoán, BĐKH sẽ làm giảm đáng kể lượng nước trong các con sông ở nhiều vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 12 -Tác động của BĐKH tới sức khỏe BĐKH gây ra tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như bão lũ, hạn hánDo nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi); qua môi trường nước (các bệnh đường ruột) và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi). Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới các vùng kém phát triển, đông dân. Việt Nam thời gian qua cũng xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (tả, cúm gia cầm, bệnh tai xanh)nhiều bệnh có diễn biến bất thường và phức tạp. -Tác động của BĐKH tới vùng ven biển Tất cả các tác động của BĐKH đều rõ rệt nhất ở vùng ven biển, đây sẽ là nơi chịu tác động nặng nề nhất của thiên tai mà trước hết là bão, sóng thần, lũ lụt gây ra những tổn thất năng nề về người và của: +Gây hiện tượng ngập lụt, mất nơi ở và diện tích sản xuất (nông nghiệp, thuỷ sản và làm muối), gây nhiễu loạn các HST truyền thống ở đây. +Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các HST đất ngập nước ven biển, nhất là rừng ngập mặn, môi trường sống của các loài thuỷ hải sản, bức tường chắn sóng và giảm tác động của sóng, bão, nguồn sống hàng ngày của cộng đồng địa phương sẽ bị thu hẹp nhanh chóng [49]. +Các cơ sở hạ tầng nhất là các cảng, khu công nghiệp, giao thông sẽ bị tác động mạnh, thậm chí phải cải tạo, nâng cấp hoặc di dời. +Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ làm ánh hưởng lớn tới các rạn san hô, HST có tính đa dạng cao và có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người, lá chắn hiệu quả chống xói mòn bờ biển và rừng ngập mặn. San hô là các động vật rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái, nhất là nhiệt độ và chất lượng nước. -Tác động của BĐKH tới an ninh môi trường/an ninh quốc gia BĐKH còn có thể ảnh hưởng tới an ninh môi trường nói riêng, an ninh quốc gia nói chung, tập trung ở những vấn đề sau: +Sử dụng chung nguồn nước: Việt Nam có khoảng 2/3 tổng lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào.[56] Việc sử dụng nước phía thượng nguồn, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện của các quốc gia trên thượng nguồn các sông lớn (sông Hồng, sông Cửu Long) sẽ là một khó khăn rất lớn cho chúng ta trong sử 13 dụng nguồn nước và bảo vệ môi trường. BĐKH sẽ làm suy thoái tài nguyên nước, khi đó nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột có thể có trong sử dụng chung nguồn nước. +Tị nạn môi trường/ khí hậu (trong nước và quốc tế) do mất nơi ở hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Có những cảnh báo cho rằng vấn đề tị nạn khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội, kinh tế mà có thể còn là vấn đề chính trị, chiến tranh. +An ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều HST, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen. -Tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng. + Cơ sở hạ tầng ở đây được hiểu là những công trình xây dựng thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống và sản xuất như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch-dịch vụ. Đặc trưng của những đối tượng này là thời gian tồn tại tương đối dài, có thể hàng thế kỷ và chịu tác động trực tiếp và liên tục của khí hậu, thời tiết, và hiện nay là BĐKH với xu hướng ngày càng gia tăng. Nhìn một cách khái quát, tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng thể hiện ở hai góc độ, quy hoạch xây dựng và thiết kế công trình. +Quy hoạch xây dựng. Quy hoạch xây dựng bao gồm không chỉ quy hoạch đô thị, nông thôn, các khu dân cư, các cụm công nghiệp mà còn cả các công trình giao thông vận tải, trong thủy lợi, y tế, giáo dục, du lịch và dịch vụ. Những quy hoạch xây dựng bao giờ cũng được tính toán một cách phù hợp với phân bố không gian và điều kiện khí hậu của từng vùng, từng địa phương, từng lọai công trình. Vì vậy, BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các qui hoạch này, nhất là khi mực nước biển dâng, và thiên tai gia tăng. +Thiết kế công trình. Thiết kế công trình bao giờ cũng được tính toán phù hợp với tải trọng khí tượng, trong đó tải trọng gió và tải trọng nhiệt là quan trọng nhất đối với các nước nhiệt đới như Việt Nam. Những tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội Những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với Việt Nam có thể được tóm tắt như sau (IMHEN, 2011): [50]. Tác động của nước biển dâng làm tăng diện tích bị xâm nhập mặn, mất đất canh tác nông nghiệp, gia tăng xói lở bờ biển, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông, đô thị, khu dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của người dân, các hệ 14 sinh thái ven biển, cửa sông. Tây Nam bộ, duyên hải miền Trung và hạ lưu sông Đồng Nai là các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là vùng Tây Nam bộ. Tác động của nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến năng suất giảm, tăng nguy cơ, rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực. Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao làm cho các loài vi khuẩn, côn trùng, sinh vật mang bệnh phát triển mạnh; gia tăng sức ép lên cơ thể con người, làm giảm khả năng đề kháng, nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em, dẫn đến dễ bị nhiễm bệnh, nhiễm dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm. Nhiệt độ tăng cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình, sức bền vật liệu, tăng chi phí làm mát, thông gió, bảo quản, vận hành các phương tiện. Tác động của gia tăng cực trị của thời tiết, thiên tai làm cho thiên tai ở nước ta trở nên nguy hiểm hơn, khó lường trước hơn, chúng ta mất đi thế chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai đã được xây dựng trong nhiều năm. Hạn hán, thiếu nước ở nhiều vùng vào mùa kiệt sẽ gay gắt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu. Diện tích đất suy thoái, bạc màu, hoang mạc hóa mở rộng, thậm chí có thể bị sa mạc hóa. Nguy cơ mất an ninh về nước sẽ đến sớm hơn so với dự báo. Lũ lụt cũng sẽ nguy hiểm hơn, sức tàn phá sẽ lớn hơn nhiều. Nhiều công trình chắn sóng, chắn cát, đê sông, đê biển sẽ không còn tác dụng hoặc dễ bị phá vỡ trước lũ lụt. Các hệ sinh thái tự nhiên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những diễn biến cực đoan của thời tiết, thiên tai. Từ những tác động nếu trên, có thể nói thích ứng với BĐKH cũng đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Với quan điểm nhìn nhận đánh giá tác động của BĐKH ở hai khía cạnh là sự tác động của sự biến đổi từ từ và tác động của các hiện tượng cực đoan [33] việc thích ứng cũng cần phải có chiến lược và lộ trình thích hợp. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về cơ chế, chính sách nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính ứng phó với tác động của BĐKH 1.2.1. Quan niệm về cơ chế, chính sách huy động và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu Hiện nay chưa có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về tài chính biến đổi khí hậu. Theo nghĩa rộng, có thể hiểu việc tài trợ về tài chính cho các hoạt động để giảm nhẹ phát thải GHG và thích ứng với tác động của BĐKH ngày càng trở nên cần thiết. Các nguồn lực công là nguồn đóng góp quan trọng cho tài chính khí hậu, nhưng tài chính quốc tế có thể góp phần quan trọng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. 15 Tài chính khí hậu quốc tế có thể sẵn sàng thông qua sự kết hợp của các quỹ song phương (ODA hoặc các sáng kiến tài chính khí hậu cụ thể), đa phương (ví dụ, Các Quỹ Đầu tư Khí hậu) và các Quỹ của UNFCCC (cũng như các quỹ đa phương nhưng được thành lập bởi COP: Quỹ cho các nước kém phát triển nhất (LCDCF), Quỹ BĐKH đặc biệt (SCCF) và Quỹ Thích ứng (AF)). Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) mới thành lập gần đây mà công cụ điều hành đã được thông qua ở COP17 tại Durban năm 2011 có thể được xếp vào loại quỹ thuộc UNFCCC, thậm chí nếu COP có chút quyền lực can thiệp hơn các quỹ UNFCCC khác [34]. Thị trường cácbon và Cơ chế phát triển sạch (CDM) là công cụ dựa vào khung khổ điều tiết của các chính phủ và cộng đồng quốc tế, công cụ này có thể đưa các khoản đầu tư vào công nghệ giảm phát thải bằng cách áp giá cho carbon và cho phép các công ty (và các chính phủ) để mua bán giảm phát thải để thực hiện các nghĩa vụ giảm phát thải nhất định của mình.[52] Mặc dù các quỹ này không thể dựa vào nghĩa vụ tài chính của các chính phủ vì chúng được sử dụng để thực hiện các cam kết giảm nhẹ, nhưng chúng có thể cung cấp khuyến khích cho việc đầu tư vào công nghệ thân thiện khí hậu. Tài chính khí hậu liên quan đến UNFCCC được nêu ở một số điều của Công ước. Điều. 4.3 [73] đưa ra nghĩa vụ chung của các nước phát triển phải cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển. Hõ trợ tài chính này được xác định là phải „mới và tăng thêm‟. Tuy nhiên định nghĩa này lại chưa nêu nghĩa vụ định lượng, do vậy rất khó đánh giá việc thực hiện cam kết này có được hoàn thành hay không. Việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho các hành động khí hậu được thực hiện theo cái gọi là cơ chế tài chính được định nghĩa tại Điều. 11 của UNFCCC. Điều 11 [73] mô tả rằng một hoặc nhiều hơn các tổ chức có thể thực hiện vận hành cơ chế này. Lâu nay, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) là tổ chức vận hành duy nhất theo cơ chế tài chính này; tuy vậy, về bản thân nó lại không phải là một cơ chế tài chính.Tại COP 17, COP quyết định rằng “giao cho Quỹ Khí hậu xanh là một tổ chức vận hành Cơ chế tài chính của Công ước theo Điều 11 của Công ước”. Như vậy trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất nào về "tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu", tuy nhiên tổng hợp từ lý thuyết và thực tiễn có thể rút ra khái niệm tài chính cho ứng phó với BĐKH là tài chính dành cho quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế toàn cầu có mức carbon thấp, dành cho các hoạt động nhằm giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH và thích ứng với BĐKH diễn ra trong hoạt động hàng ngày của cả khối nhà nước và tư nhân[63]. Vì vậy, có thể nhận 16 thấy nguồn tài chính với quy mô lớn này đòi hỏi sự tham gia đóng góp của cả khối nhà nước và tư nhân. Trong đó, nhà nước đóng vai trò chủ đạo về tài chính cho ứng phó với BĐKH. Xét về khía cạnh quản lý và điều hành nền kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động ứng phó với BĐKH, có thể khái quát: Cơ chế, chính sách huy động và sử dụng nguồn lực tài chính, là tổng thể các thể chế và thiết chế được cụ thể hoá thành các quyết định của Nhà nước, của các cấp, nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu ứng phó với BĐKH. Cơ chế, chính sách này phản ánh các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp, công cụ, các nguyên tắc và phương thức hành động của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện những mục tiêu ứng phó với BĐKH của đất nước. Cơ chế, chính sách huy động và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với BĐKH liên quan với nhiều cơ chế, chính sách khác, xét trên mối quan hệ tác động định hướng tới nền kinh tế và là quan hệ có tính hai chiều. Mối quan này đặt ra yêu cầu cho sự phối hợp đồng bộ trong hoạch định chính sách ứng phó với BĐKH. Vì vậy, trong quá trình ban hành cơ chế, chính sách việc phối hợp giữa các bộ, ban ngành trong việc soạn thảo các chính sách liên ngành và chính sách trong phạm vi quản lý của từng ngành có liên quan đến ứng phó với BĐKH là rất quan trọng. 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.2.2.1.Tổng quan các kết quả nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất nào về "tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu".Tuy nhiên, tổng hợp từ lý thuyết và thực tiễn có thể rút ra khái niệm tài chính cho ứng phó với BĐKH là tài chính dành cho quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế toàn cầu có mức carbon thấp, dành cho các hoạt động nhằm giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH và thích ứng với BĐKH diễn ra trong hoạt động hàng ngày của cả khối nhà nước và tư nhân (Brent Cloete và Yash Ramgowlan, 2011)[63]. Do đó, nguồn tài chính với quy mô lớn này đòi hỏi sự tham gia đóng góp của cả khối nhà nước và tư nhân, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong đó, nhà nước đóng vai trò chủ đạo về tài chính cho ứng phó với BĐKH. Van Melle và các cộng sự (2010)[72] cho rằng vấn đề tài chính cho ứng phó với BĐKH đang trở thành mối quan tâm lớn trên diễn đàn quốc tế về BĐKH, đặc biệt trong khuôn khổ của UNFCCC. Vấn đề còn tranh cãi trên bàn đàm phán là 17 các nước phát triển hay đang phát triển, sẽ đảm nhiệm vấn đề tài chính trang trải cho các hoạt động ứng phó với BĐKH ở các nước đang phát triển, và vấn đề không thể bỏ qua là với cơ chế, chính sách tài chính nào để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực này. Nguồn huy động tài chính chủ yếu hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với BĐKH trong Thỏa thuận Cancun trong COP 16- duy trì thay đổi nhiệt độ dưới 20C là từ các nước phát triển với nhận thức rằng các quốc gia này gây ra phần lớn khí thải dẫn đến BĐKH. Với tổng nguồn lực tài chính huy động từ các nước này trong thỏa thuận là 100 tỷ đô là từ năm 2020 sẽ được thực hiện dưới hình thức viện trợ phát triển. Còn một số khoản viện trợ thực hiện sớm hơn, 2010-2012, với tiêu chí ưu tiên cho các nước kém phát triển nhất và châu Phi.[72] Do bản chất nguồn tài chính này tương tự như khoản viện trợ phát triển do đó cơ chế quản lý như giám sát, báo cáo, thẩm tra tài chính tương đối nhạy cảm. Dẫn đến đặc thù và cơ chế phân bổ tài chính cho nguồn này hiện còn chưa thống nhất. Các tác giả cũng nhận định rằng nguồn huy động tài chính này rất đa dạng: Từ khu vực công, tư, hợp tác song phương, đa phương và có thể từ nguồn tài chính tiềm năng cho đổi mới thay thế, với cơ chế phân bổ dự kiến thông qua Quỹ khí hậu xanh. Cụ thể là từ các nguồn thu từ carbon ở các nước đang phát triển, như thuế carbon, phí năng lượng (như trong ngành điện), nhiên liệu hóa thạch... thuế giao dịch tài chính và phí giao thông vận tải toàn cầu và hiện nay nguồn thu tiềm năng có thể từ thị trường carbon, tuy nhiên còn phụ thuộc vào thỏa thuận toàn cầu về giá, hạn ngạch cũng như tính thanh khoản của thị trường. Marquard và Tyler (2010) [65] trong nghiên cứu của mình chỉ ra diễn biến ứng phó với BĐKH đã có sự thay đổi với sự nhận diện rằng vấn đề ứng phó với BĐKH là vấn đề toàn cầu, xu thế hướng tới tăng trưởng carbon thấp và bền vững là toàn thế giới không chỉ cho các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển và do đó nguồn nội lực của mỗi quốc gia cần coi trọng và tận dụng. Hay nói cách khác, nguồn huy động tài chính ứng phó với BĐKH không chỉ tập trung ở các nước phát triển, mà từ các nước đang phát triển, không chỉ từ nguồn viện trợ đầu tư nước ngoài, mà là từ trong nước.[65] Với cơ chế tài chính là các khoản chi tiêu phải tuân thủ các ưu tiên trong ứng phó với BĐKH. Cũng theo định hướng này, Brent Cloete và Yash Ramgowlan (2011) đã phát hiện rằng Nam Phi theo đuổi chính sách tài chính khai thác tối đa nguồn lực trong và ngoài nước cho ứng phó với BĐKH nhằm chuyển dịch 18 nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, tăng trưởng carbon thấp. Quốc gia này cũng khẳng định để ứng phó với những biến đổi khó tránh khỏi của khí hậu, tất yếu phải có cơ chế và chính sách tài chính phù hợp cho hoạt động ứng phó với BĐKH [63]. Ngân hàng thế giới (2009) đánh giá chi phí cho ứng phó, bao gồm thích ứng và giảm nhẹ, đối với BĐKH trên thế giới rất lớn, được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong ngắn hạn và cả trong dài hạn. Ước tính tổng ngân quỹ cơ bản và bổ sung cho các hoạt động liên quan đến ứng phó với BĐKH từ cộng đồng quốc tế lên đến 230-250 tỷ đô la mỗi năm.[77] Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu ứng phó với BĐKH đòi hỏi nguồn lực tài chính khổng lồ lên tới 4,6 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Trên thế giới, nguồn huy động tài chính ứng phó với BĐKH khá phong phú, theo cơ chế chung thì dòng chảy tài chính sẽ từ các nước phát triển, tổ chức quốc tế cùng với dòng tài chính trong nước, theo hệ thống cơ chế phân bổ tài chính riêng, các công cụ tài chính như thương mại carbon,... qua các tổ chức trung gian, đổ vào khu vực tư nhân, gắn với các chương trình, dự án với các hoạt động cụ thể ứng phó với BĐKH [77]. Các báo cáo của UNFCCC (2008, 2011) chỉ ra cơ chế phân bổ tài chính cho ứng phó với BĐKH có xu hướng phân bổ đồng đều cho cả thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH (chứ không chú trọng ưu tiên cho hoạt động giảm nhẹ như trước) và cơ chế này ngày càng được củng cố trước nhu cầu tài chính cho hoạt động thích ứng với BĐKH ở các nước đang phát triển đối với các nước phát triển và sẽ được đưa vào đàm phán chính thức trong các kỳ COP sau [74;75]. Với cách tiếp cận là nguồn tài chính như ODA sẽ phân bổ cho hoạt động thích ứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003443_1_609_2002857.pdf
Tài liệu liên quan