Luận văn Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (epinephelus coioides) nuôi thương phẩm

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan.i

Mục lục.ii

Chữ viết tắt.vi

Các ký hiệu cơ bản.viii

Danh mục các bảng.ix

Danh mục các hình vẽ và đồ thị.xi

Mở đầu.1

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU.5

1.1. Đặc điểm dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của cá mú chấm cam .5

1.1.1. Thức ăn, thói quen và tập tính ăn của cá mú .6

1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá mú chấm cam .7

1.1.2.1. Nhu cầu protein .7

1.1.2.2. Nhu cầu carbohydrate.9

1.1.2.3. Nhu cầu lipid.10

1.1.2.4. Nhu cầu vitamin và khoáng chất .11

1.1.2.5. Nhu cầu năng lượngvà cân bằng năng lượng.12

1.1.3. Khả năng tiêu hóa của cá mú chấm cam .14

1.2. Đặc tính lý, hóa của một số nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản . .16

1.2.1. Đặc tính của một số nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản. 16

1.2.1.1. Bột cá.16

1.2.1.2. Bã nành.17

1.2.1.3. B?t mì và gluten b?tmì .17

1.2.1.4. Dầu thủy sản.18

1.3. Công thức thức ăn vật nuôi thủy sản.20

1.4. Công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản .24

1.4.1. Hiện trạng thức ăn nuôi cá mú trong và ngoài nước.24

1.4.2. Qui trình công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản . 25

1.4.3. Tạo viên bằng phương pháp ép đùn .27

1.4.4. Kỹ thuật ép đùn khô .28

1.4.5. Sự biến đổi của thực phẩm trong quá trình chế biến và bảoquản.29

1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép đùn .31

1.5. Một số đặc tính vật lý của thức ăn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức

ăn trong nuôi trồng thủy sản.33

1.5.1. Dung trọng .34

1.5.2. Kích thước và hình dạng .35

1.5.3. Độ bền trong nước .35

Chương 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP . 38

2.1. Đối tượng, vật liệu và thiết bịnghiên cứu .38

2.1.1. Cá mú giống chấm cam .38

2.1.2. Một số nguyên liệu chính dùng trong nghiên cứu .38

2.1.3. Thiết bị nghiên cứu.39

2.1.3.1. Thiết bị ép đùn một trục vít .39

2.1.3.2. Hệ thống thiết bị nghiên cứu tiêu hóa in vivo.40

2.2. Phương pháp nghiên cứu .40

2.2.1. Phương pháp luận tiếp cận hệ thống.40

2.2.2. Phương pháp phân tích, xác định đặc điểm sinh hóa và khả năng tiêu

hóa của cá mú chấm cam .42

2.2.2.1. Xác định các thành phần khối lượng của cá. . .42

2.2.2.2. Xác định enzyme tiêu hóa .42

2.2.2.3. Điện di SDS-PAGE phát hiện hoạt tính enzym . .42

2.2.2.4. Xác định hoạt độ pepsin. .43

2.2.2.5. Xác định hoạt độ amylase (I.S.E, 2003) .43

2.2.2.6. Xác định hoạt độ chymotrypsin .43

2.2.2.7. Xác định hoạt độ trypsin.43

2.2.2.8. Xác định tỉ lệ acid amin thiết yếu trong thức ăn.43

2.2.2.9. Phương pháp đánh giá khả năng tiêu hóa in vivo .44

2.2.3. Phương pháp phân tích, xác định các đặc tính lý, hóa củanguyên liệu .47

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá mú chấm cam .47

2.2.4.1. Phương pháp đo và xác định các thông số công nghệ .47

2.2.4.2. Phương pháp thống kê thực nghiệm .49

2.2.4.3. Tối ưu hóa đa mục tiêu bằng phương pháp vùng cấm .49

2.3. Phương pháp nuôi đánh giá hiệu quả thức ăn .51

2.3.1.Bố trí thí nghiệm .51

2.3.2. Đánh giá hiệu quả thức ăn .52

2.4. Phương pháp mô tả, phân tích, xử lý số liệu.52

Chương 3 – KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN

3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÚ CHẤM CAM VÀ ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA NGUYÊN LIỆU LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN .53

3.1.1. Đặc điểm sinhhọc của cá mú chấm cam.53

3.1.1.1. Đặc điểm vềthành phần khối lượng.53

3.1.1.2. Thành phần hóa học .53

3.1.1.3. Thành phần acid amin của cá giống nguyên con.54

3.1.1.4. Thành phần acid amin thiết yếu của cá giống .55

3.1.1.5. Thành phần acid béo của cá . .57

3.1.1.6. Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa chính của cá mú chấm cam.58

3.1.1.7. Điện di phát hiện hoạt tính enzym tiêu hóa.59

3.1.1.8. Hoạt tính enzyme ởcác cơ quan tiêu hóa.60

3.1.2. Nguyên liệu trong sảnxuất thức ăn vật nuôi thủy sản .62

3.1.2.1. Mô hình nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuôi thủy sản .62

3.1.2.2. Nguyên liệu cung cấpprotein.64

3.1.2.3. Nguyên liệu cung cấp carbohydrate .69

3.1.3. Khả năng tiêu hoá biểu kiến của cá mú chấm cam .70

3.2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI CÁ MÚ CHẤM CAM . 73

3.2.1. Lựa chọn nguyên liệu .73

3.2.2. Thiết lập hàm mục tiêu cho bài toán tối ưu hóa CTTA .75

3.2.3. Tỉ lệ và vai trò của nguyên liệu trong xây dựng CTTA.77

3.2.4. Tối ưu hóa đa mục tiêu trong bài toán xây dựng CTTA .79

3.3. NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH VÀ CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

THỨC ĂN NUÔI CÁ MÚ CHẤM CAM.86

3.3.1. Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá mú chấm cam.86

3.3.2. Nghiên cứu quá trình tạo viên thức ăn nuôi cá mú chấm cam.87

3.3.2.1. Ảnh hưởng của cácyếu tố công nghệ ép đùn đến dung trọng của viên thức ăn .87

3.3.2.2. Ảnh hưởng của cácyếu tố công nghệ ép đùn đến độ bền trong nước của viên thức ăn.94

3.3.2.3. Tối ưu hóa đa mục tiêu quá trình ép đùn tạo viên thức ăn nuôi cá mú

chấm cam bằng phương pháp vùng cấm.94

3.3.3. Qui trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá mú chấm cam .103

3.4. NUÔI KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỨC ĂN.106

3.4.1. Thành phần lý, hóa của thức ăn.106

3.4.2. Phân tích, đánh giá chỉ tiêu môi trường nước nuôi .109

3.4.3. Đánh giá tăng trưởng của cá nuôi .111

3.4.4. Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm .113

3.4.5. Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá thí nghiệm .114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 115

Kết luận .115

Kiến nghị .116

DANH MỤC CÔNG TRÌNH .117

TÀI LIỆU THAM KHẢO.119

pdf144 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (epinephelus coioides) nuôi thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
û năng thực nghiệm [1]. Do đó, mô hình hóa quá trình tạo viên được thực hiện theo phương pháp thống kê thực nghiệm và mô hình dự đoán sẽ là mô hình bậc hai. Trên cơ sở phân tích các phương án qui hoạch, mô hình toán học quá trình ép đùn thức ăn được thực hiện theo phương án qui hoạch thực nghiệm tối ưu hóa D [4, 14, 21, 65, 78, 87, 89], [Phụ lục 3, mục 3.1, 3.2]. 2.2.4.3. Tối ưu hóa đa mục tiêu bằng phương pháp vùng cấm [6, 117, 118] Tối ưu hóa bằng phương pháp vùng cấm được sử dụng trong việc xây dựng CTTA nuôi cá mú chấm cam và nghiên cứu tối ưu hóa chế độ công nghệ ép đùn. 50 Trong thực tế nhiều BTTƯ đa mục tiêu được đặt ra có các điều kiện ràng buộc đối với chính giá trị của các hàm mục tiêu thành phần Ij(Z). Giả sử rằng bài toán tối ưu hóa đa mục tiêu với các hàm mục tiêu thành phần là bài toán cực tiểu, thì điều kiện ràng buộc có dạng: Ij(Z) < Cj , j = 1÷m (2.5) Các ràng buộc (2.5) tạo thành vùng cấm C = { Ij(Z) > Cj } đối với hàm mục tiêu I(Z). Phương pháp vùng cấm đề xuất cách giải BTTƯ đa mục tiêu với chuẩn tối ưu tổ hợp R(Z) : R(Z) = r1(Z).r2(Z)...rm(Z) = )( 1 Zrj m j ∏ = (2.6) Trong đó: rj(Z) = [ Cj – Ij(Z)] / [Cj – Ijmin ] khi Ij(Z) < Cj (2.7) và : rj(Z) = 0 khi Ij(Z) > Cj (2.8) Với chuẩn tối ưu tổ hợp R(Z), BTTƯ m mục tiêu được xác định là hãy tìm nghiệm ZR= (Z1R, Z2R , … , ZnR) nằm trong miền giới hạn ΩZ sao cho hàm mục tiêu R(Z) đạt giá trị cực đại. Rmax = R(ZR) = max R(Z) = max [ )( 1 Zrj m j ∏ = ] (2.9) Z = { Zi } = (Z1, Z2 , … , Zn ) Є ΩZ Dễ dàng thấy rằng 1 ≥ R(ZR) ≥ 0, Trong đó: R(ZR) = 1 khi nghiệm tối ưu chính là nghiệm không tưởng ZUT và R(ZR) = 0 khi chỉ cần một trong các giá trị Ij(Z) vi phạm bất đẳng thức (2.5), nghĩa là khi điểm I(Z) rơi vào vùng cấm C. Nghiệm tối ưu ZR đã được chứng minh là một nghiệm paréto-tối ưu. Ký hiệu I(ZR) = IP,R = (I1P,R, I2P,R , … , ImP,R). Với nghiệm tối ưu ZR, 51 hiệu quả paréto-tối ưu. IP,R = (I1P,R, I2P,R , … , ImP,R) đứng cách xa vùng cấm C nhất. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NUÔI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỨC ĂN 2.3.1. Bố trí thí nghiệm Cá mú chấm cam giống cỡ 8 -12 g/con, nguồn gốc tại Trung Tâm QGGHSNB. Nghiệm thức (NT) thử nghiệm là thức ăn nghiên cứu ký hiệu là FON và NT đối chứng là thức ăn thương mại ký hiệu là UP. Hệ thống nuôi được bố trí với 08 bể, loại composite, thể tích 0,5 m3/bể. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 02 nghiệm thức (NT) thức ăn với 04 lần lặp lại. Sơ đồ hệ thống các bể nuôi được mô tả ở hình 2.4 Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống nuôi in vivo Cá mú chấm cam giống được thả với mật độ là 25 con/bể. Nước nuôi tại các bể có độ mặn từ 20-30 ppt. Thí nghiệm được thực hiện trong 60 ngày, bắt đầu từ ngày 24/04/2007 và kết thúc vào ngày 23/06/2007. Chăm sóc và quản lý bể nuôi Việc quản lý và chăm sóc cá được thực hiện một cách chặt chẽ, cá được cho ăn 02 lần/ngày và thời gian cho ăn khoảng từ 10 -15 phút/ lần, vào lúc 7h:30 sáng và 4h:00 chiều. Lượng thức ăn được sử dụng tương ứng từ 4 - 1% khối lượng thân cá. Tiến hành theo dõi và thay nước 1-2 lần/ngày với lượng nước thay ở mức từ 100 – 150 %/ngày. Hàng ngày theo dõi và vệ sinh bể, si phon vào lúc 7h:00 sáng, định kỳ 02 lần/ngày, thu và cân lại lượng thức ăn thừa sau khi cá ăn. Lượng thức ăn thừa ướt được tính toán bằng cách sấy khô và qui về độ ẩm ban đầu. F1 UP3 F4 UP4 UP1 F2 F3 UP2 52 2.3.2. Đánh giá hiệu quả thức ăn Một số chỉ tiêu môi trường và các thông số kỹ thuật Kiểm tra nhiệt độ 02 lần/ngày vào lúc 7h:00 sáng và 14h:00 chiều bằng nhiệt kế. Đo pH 03 ngày/lần bằng pH-scan 2, độ mặn được xác định định kỳ 03 ngày/lần bằng khúc xạ kế. Tổng hàm lượng ammonia (TAN: NH3 & NH4+) được xác định định kỳ 03 ngày/lần bằng phương pháp so màu trên máy quang phổ DR2010 (APHA, 2005). ƒ Lượng thức ăn: Cân trước khi cho ăn và thu lại thức ăn thừa. Lượng thức ăn thừa ướt được sấy khô đến khối lượng không đổi, cân và xác định khối lượng. ƒ Tốc độ tăng trưởng đặc biệt: Đo chiều dài và cân khối lượng 20 ngày/lần. 100)()%( 12 ×−= T LnWLnW ngàySGR tbtb (2.10) Wtb2: Khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm, Wtb1: Khối lượng cá ban đầu, T: Thời gian thí nghiệm. ƒ Tỷ lệ sống: TLS(%) = (Tổng cá thu) x 100 / (Tổng cá thả) ƒ Hệ số chuyển đổi thức ăn: bdth F MM MFCR −= (2.11) MF: Khối lượng thức ăn cá tiêu thụ (khối lượng vật chất khô). Mth: Khối lượng cá thu hoạch. Mbđ: Khối lượng cá ban đầu thả nuôi. 2.4. PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ, PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU Sử dụng phần mềm State – Ease Expert 7.1.3 để phân tích, xử lý số liệu thống kê của ma trận qui hoạch tối ưu D, xây dựng và vẽ các bề mặt đáp ứng mô tả ảnh hưởng của các chế độ công nghệ ép đùn đến dung trọng, độ bền trong nước. Minitab for Window Release 12.21, Excel Solver được dùng để phân tích xử lý thống kê các số liệu trong nghiên cứu nuôi đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và Excel Solver để xác định cực trị và xử lý vòng lặp Gausse- Seidel. 53 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÚ CHẤM CAM VÀ ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA NGUYÊN LIỆU LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN 3.1.1. Đặc điểm sinh học của cá mú chấm cam 3.1.1.1. Đặc điểm về thành phần khối lượng Tiến hành phi lê, cân xác định thành phần khối lượng của cá bao gồm khối lượng phi lê, đầu, nội tạng, vây, da, xương. Kết qủa phân tích thành phần khối lượng cho thấy đối với cá có khối lượng thân khoảng từ 650 - 1100 g/con thì tỉ lệ phi lê/khối lượng thân cá có giá trị từ 0,34 - 0,42 và cá càng lớn thì tỉ lệ phi lê càng cao [phụ lục 1, bảng 1.4]. 3.1.1.2. Thành phần hóa học Tiến hành phân tích thành phần hóa học của phi lê cơ thịt cá mú chấm cam thương phẩm [phụ lục 5], kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Thành phần hóa học của phi lê cơ thịt cá thương phẩm TT Thành phần Nguyen (E.coioides) (2005) Bevile & Hale (1982) (E. nevatus) Tawfik (2009) (E.coioides) 1 Ẩm (%) 77,94 ± 0,03 79,70 78,23 2 Protein thô (%) 19,22 ± 0,03 19,10 19,14 3 Lipid thô (%) 1,51 ± 0,02 1,14 0,75 4 Tro thô (%) 1,27 ± 0,03 1,21 1,10 Số liệu thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (n = 3) Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy hàm lượng ẩm của cơ thịt cá xấp xỉ 78%. Đặc biệt hàm lượng lipid (1,51%), tro (1,27%) thấp, đồng thời thể hiện sự vượt trội của hàm lượng protein so với lipid và tro. Kết quả phân tích chứng tỏ có sự khác biệt về thành phần hóa học của phi lê cơ thịt cá mú (E.coioides) với kết quả nghiên cứu của Bevile & Hale (1982) đối với phi lê cá mú (E. nevatus), loại 100 g/con có ẩm (79,7%), protein (19,1%), lipid (1,14%) và tro (1,21%). Kết quả 54 phân tích phi lê cơ thịt cá mú chấm cam (E.coioides) thương phẩm cho kết quả độ ẩm (78,23%), protein thô (19,14%), béo thô (0,75%) và tro thô là 1,10% (Tawfik, 2009). Sự khác biệt về thành phần hóa học của phi lê cơ thịt cá ở các nghiên cứu nêu trên là hoàn toàn phù hợp do thành phần hóa học của cơ thịt cá thay đổi mạnh giữa các loài khác nhau, thậm chí trong cùng một loài và ngoài ra còn phụ thuộc vào tuổi, giới tính, môi trường và mùa vụ thu hoạch (De Silva & Anderson, 1995; Hertrampf & Pascual, 2000; Hussy & cộng sự, 2004). Ngoài ra phân tích cảm quan cho thấy phi lê cơ thịt cá có màu trắng, thơm, vị ngọt, không dai và mềm mại. Do vậy, điều này lý giải việc sử dụng thịt cá mú sống như là loại thực phẩm ưa thích tại các thị trường cá sống ở Hong kong, Đài Loan và Nhật Bản. 3.1.1.3. Thành phần acid amin của cá giống nguyên con Thành phần a.a của cá giống nguyên con [phụ lục 5] được nêu ra ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Thành phần các acid amin của cá giống cỡ 50g Stt Thành phần Tỉ lệ % trong 100 g mẫu 1 Aspartic acid 2,15 2 Glutamic acid 2,59 3 Serine 0,83 4 Glycine 1,06 5 Histidine 0,60 6 Arginine 1,34 7 Threonine 0,96 8 Alanine 1,17 9 Proline 0,87 10 Tyrosine 0,77 11 Valine 0,93 12 Methionine 0,72 13 Cystine 0,23 14 Isoleucine 0,86 15 Leucine 1,54 16 Phenylalamine 0,82 17 Lysine 1,77 18 Tryptophan 0,13 55 Số liệu khảo sát các a.a của cá giống nguyên con cho thấy trong cơ thịt cá chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu. Các dữ liệu thu được là cơ sở để xác định hàm lượng các a.a thiết yếu có trong thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng a.a của cá. 3.1.1.4. Thành phần acid amin thiết yếu của cá giống Tiến hành phân tích thành phần a.a thiết yếu (EAAs) của cá mú giống chấm cam [phụ lục 5], số liệu phân tích được mô tả ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Thành phần EAAs của cá giống cỡ 50g Thành phần Cá giống nguyên con (*) Tỉ lệ % trong 100 g mẫu Arginine 1,02 1,34 Histidine 0,43 0,60 Isoleucine 0,75 0,86 Leucine 1,75 1,54 Lysine 1,59 1,77 Methionine 0,62 0,72 Phenylalanine 0,87 0,82 Threonine 0,98 0,96 Tryptophan 0,03 0,13 Valine 0,65 0,93 *: Cá mú chấm cam (50 g/con) của Millamena & Toledo (2004) dùng để tham khảo. Từ bảng 3.3 cho thấy cá mú giống chấm cam chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu trong cơ thịt. Khi so sánh thành phần các EAAs của cơ thịt cá nguyên con với kết quả phân tích của Millamena & Toledo (2004) cho thấy hàm lượng các EAAs trong cơ thịt cá có giá trị gần như xấp xỉ và độ chênh lệch khá nhỏ. Sự khác biệt không nhiều về hàm lượng các EAAs ở các cỡ cá là hoàn toàn phù hợp với nhận định của Winson & Cowey (1985), Meyer & Fracalossi (2005) rằng thành phần các a.a trong cơ thể cá hầu như không thay đổi, hoặc thay đổi rất nhỏ 56 trong cùng một loài cá. Số liệu phân tích bảng 3.3 với sự hiện diện của 10 EAAs, do vậy có thể khẳng định rằng cá mú chấm cam có nhu cầu 10 EAAs. Với các kết quả phân tích về thành phần các EAAs được mô tả từ bảng 3.2; 3.3 và thành phần tyrosin, cystine của cá mú giống chấm cam nguyên con [phụ lục 5], dựa vào phương pháp xác định thành phần EAAs có mặt trong cơ thể cá (Wilson & Cowey, 1985) được nêu ra ở chương 2, mục 2.2.2.8, thành phần EAAs và tyrosine, cystine của cá mú chấm cam được xác định và mô tả ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Thành phần (%) EAAs và tyrosine, cystine trong cơ thể cá Thành phần EAAs trong cơ thịt cá mú giống chấm cam EAAs trong cơ thịt cá (*) (Ogino, 1980) EAAs trong cơ thịt cá (**) (Wilson & Cowey, 1985) Arginine 12,56 11,60 12,30 Histidine 5,62 4,80 5,20 Isoleucine 8,06 7,50 8,00 Leucine 14,43 13,50 14,60 Lysine 16,59 16,80 16,90 Methionine 6,75 5,40 5,50 Phenylalanine 7,69 9,50 8,30 Threonine 9,00 10,60 9,20 Tryptophan 1,22 1,70 1,70 Tyrosine 7,22 6,50 6,60 Cystine 2,16 2,70 2,00 Valine 8,72 9,50 9,50 (*) cá chép (Cyprinus carpio); (**): cá hồi Atlantic (Salmo salar) Kết quả phân tích từ bảng 3.4 cho thấy thành phần EAAs (%) trong toàn bộ cơ thịt cá mú chấm cam có giá trị xấp xỉ và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ogino (1980), Wilson & Cowey (1985) về thành phần EAAs của một số các loài cá khác nhau như cá chép (Cyprinus carpio) và cá hồi Atlantic (Salmo salar). 57 3.1.1.5. Thành phần acid béo của cá Kết quả phân tích thành phần các acid béo của cá mú giống chấm cam [phụ lục 5] được thể hiện ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Thành phần acid béo (% tổng acid béo) (*): số liệu dùng để tham khảo Kết quả phân tích từ bảng 3.5 thể hiện cơ thịt cá mú giống chấm cam chứa các acid béo no (SFA) với tỉ lệ 35,58%, các acid béo không no (MUFA) 28,74%, acid béo không no cao (PUFA) 35,01% và các acid béo không no cao (HUFA) là 15,89%. Thành phần 22:6n-3 (DHA) > 20:5n-3 (EPA) và tỉ lệ DHA/EPA là 1,65. Kết quả phân tích phù hợp với nghiên cứu của Alava & Priolo (2004) đối với cá mú chấm cam, Beville & Hale (1982) đối với cá mú (E. niveatus), Wu & cộng sự (2002) đối với cá mú giống (E.malabaricus), Tawfik (2009) đối với cá mú chấm Stt Acid béo Cá giống (8-12 g) E.coioides Beville & Have (1982)* E. niveatus, 100 g Tawfik, (2009)(*) E.coioides, 57 g 1 C12:0 0,23 - 0,75 2 C14:0 3,67 2,50 9,39 3 C15:0 0,16 - 2,74 4 C16:0 21,11 20,40 20,60 5 C16:1 5,15 5,10 10,66 6 C17:0 0,50 - 1,67 7 C18:0 6,67 6,50 9,68 8 C18:1 21,40 19,40 19,48 9 C18:2 16,73 1,30 4,91 10 C18:3 2,39 0,40 1,60 11 C20:0 0,32 - 0,44 12 C20:1 2,01 4,80 2,29 13 C20:4 1,23 3,60 2,05 14 C20:5 5,35 2,90 1,40 15 C22:0 0,80 - 0,00 16 C22:1 0,18 - 1,09 17 C22:5 0,48 4,00 1,14 18 C24:0 2,12 - 0,16 19 C22:6 8,83 17,20 4,48 58 cam. Ngoài ra, tỉ lệ các acid béo C16:0, C18:0, C18:1, C20:0 là tương đồng với nghiên cứu của Beville & Hale (1982); Tawfik (2009). Tuy nhiên, có sự khác biệt khi so sánh các acid béo còn lại, sự khác biệt có thể giải thích là do hàm lượng các acid béo trong cơ thịt cá thay đổi và phụ thuộc vào thức ăn, kích cỡ, tuổi, mức độ thành thục, môi trường địa lý và mùa vụ (NRC, 1993; De Silva & Anderson, 1995; Hertrampf & Pascual, 2000; Halver & Hardy, 2002). Hàm lượng SFA thường có tỉ lệ thấp ngoại trừ một số loài nhất định và theo Reiser & cộng sự (1963) thì hàm lượng SFA chiếm tỉ lệ lớn hơn 30% trong toàn bộ cơ thể cá có thể là do nhiệt độ nước nuôi cao hơn 300C trong quá trình nuôi. Hàm lượng SFA, MUFA, PUFA, HUFA phản ảnh thành phần lipid trong khẩu phần thức ăn. Nghiên cứu của Lopez & cộng sự (2006) cho rằng hàm lượng lipid trong cơ thịt cá tăng khi tăng hàm lượng lipid trong khẩu phần thức ăn và thành phần acid béo trong cơ thịt cá phản ảnh các acid béo có mặt trong khẩu phần ăn. Kết quả khảo sát EFAs trong cơ thể cá cho thấy cần thiết phải sử dụng các loại nguyên liệu giàu EPA và DHA như bột cá, dầu cá biển hoặc dầu nhuyễn thể trong khẩu phần thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu EFAs của cá. 3.1.1.6. Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa chính của cá mú chấm cam Kết quả khảo sát và giải phẫu cơ thể cá cho thấy cá có hàm to, rộng và nhiều răng nhọn, cấu tạo hệ tiêu hóa chính của cá mú chấm cam bao gồm dạ dày, manh tràng, ruột và được mô tả ở hình 3.1. Dạ dày Ruột Hình 3.1. Cấu tạo hệ tiêu hóa cá mú Manh tràng 59 Hình 3.1 cho thấy cá mú chấm cam thuộc loài có dạ dày, cấu tạo hệ tiêu hóa và tập tính ăn của cá mú phù hợp với các kết quả nghiên cứu và nhận định của Tucker (1999), De Silva & Anderson (1995) rằng hầu hết cá ăn mồi động vật sống đều có dạ dày và bộ răng sắc nhọn để cắn, xé con mồi khi ăn. Manh tràng của cá có cấu tạo như hình rễ quạt, tâm quạt là nơi ruột non xuyên qua nối với dạ dày và có rất nhiều ống, cá càng lớn thì kích thước ống phát triển càng lớn và rõ rệt. Kết quả phát hiện phù hợp với nhận định của De Silva & Anderson (1995) rằng manh tràng là cấu trúc đặc trưng của loài động vật ăn thịt và đối với loài cá có manh tràng thì số lượng và kích cỡ các ống manh tràng tương ứng với lượng thức ăn tiêu thụ và kích cỡ cá. Từ cấu tạo hệ tiêu hóa của cá chứng tỏ cá mú chấm cam là loại chuyên ăn mồi động vật, thích hợp với việc săn bắt cá, tôm, cua nhỏ trong tự nhiên. Cá có tập tính đớp mồi rất nhanh khi con mồi đang trong trạng thái di chuyển trong nước và nhai thức ăn, khi thức ăn không tươi hoặc không hợp khẩu vị thì nhả ra và không ăn. Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy rằng cần thiết phải sử dụng nguồn nguyên liệu cung cấp protein động vật như là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong việc thiết lập CTTA, ngoài ra thức ăn phải có đặc tính chìm chậm, có độ bền trong nước, độ cứng thích hợp với tập tính đớp mồi và nuốt thức ăn của cá. 3.1.1.7. Điện di phát hiện hoạt tính enzyme tiêu hóa Đối với các cơ quan tiêu hóa của cá thì dạ dày, ruột là những cơ quan tiêu hóa chính và đã có nhiều công trình nghiên cứu xác định hệ enzyme tiêu hóa có mặt trong các cơ quan này ở nhiều loài thủy sản khác nhau. Bên cạnh dạ dày và ruột thì manh tràng cũng được xem là thành phần tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn. Vì vậy, tiến hành điện di phát hiện hoạt tính enzyme trong manh tràng, kết quả điện di được mô tả trên hình 3.2. 60 Hình 3.2. Điện di manh tràng 1- Kích thước protein (marker), 2 - Băng protein (zymoprotein), 3- Băng enzyme (zymogram) Kết quả zymoprotein cho thấy 01 băng protein có khối lượng phân tử khoảng 25 - 35 kDa. Bản zymogram thể hiện 03 băng có hoạt tính enzyme tương ứng với khối lượng phân tử từ 24 - 45 kDa. Như vậy có thể thấy rằng trong manh tràng cá có chứa các enzyme thủy phân protein có kích thước phân tử từ 24 – 35 kDa. Kết quả điện di phù hợp với nghiên cứu phát hiện enzyme đối với manh tràng cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) của Kristjansson (1991). Tác giả đã xác định được sự có mặt của enzyme trypsin với kích thước phân tử là 25,7 kDa. Ngoài ra, Alarcon & cộng sự (1998) đã phát hiện các enzyme protease trong manh tràng cá tráp biển (Sparus aurata) là enzyme trypsin và chymotripsin với kích thước phân tử được xác định từ 30 – 45 kDa. Nghiên cứu của Sekizaki & cộng sự (2000) đối với manh tràng cá hồi (Onchorhynchus keta) đã phát hiện protease với khối lượng phân tử là 24 kDa. 3.1.1.8. Hoạt tính enzyme ở các cơ quan tiêu hóa Kết quả phân tích sinh hóa (bảng 3.6) xác định được hoạt tính pepsin trong dạ dày là 45,10 U/ mg protein. Đối với ruột xác định được hoạt tính trypsin 10,32 U/mg protein và chymotripsin 4,12 U/mg protein. Alpha-amylase được xác định có trong manh tràng và ruột với hoạt tính (0,35 và 0,9 U/mg protein). 61 Bảng 3.6. Hoạt tính enzyme trong các cơ quan tiêu hoá Hoạt độ enzyme TT Cơ quan tiêu hóa Alpha - amylase (U/mg protein) Pepsin (U/mg protein) Trypsin (U/mg protein) Chymotrypsin (U/mg protein) 1 Dạ dày - 45,10 ± 0,08 - - 2 Manh tràng 0,35 ± 0,03 - - - 3 Ruột 0,90 ± 0,02 - 10,32 ± 0,02 4,12 ± 0,03 (-). Không tìm thấy, số liệu thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Số liệu phân tích từ bảng 3.6 thể hiện hệ enzyme proteolytic trong dạ dày và ruột có hoạt tính cao, trong khi đó thì hoạt tính alpha-amylase trong manh tràng và ruột khá thấp (0,35 và 0,9 U/mg protein). Kết quả xác định các enzyme tiêu hóa phù hợp với một số nghiên cứu xác định hoạt tính trypsin, chymotrypsin trong ruột, pepsin trong dạ dày của một số loài cá biển ăn thịt có manh tràng (Alarcon & cộng sự, 1998; Chong & cộng sự, 2004; Orhan & cộng sự, 2008). Sự chênh lệch về hoạt tính enzyme protease và amylase là do đối với loài cá ăn thịt, chúng có khả năng tiêu hóa hạn chế đối với các nguyên liệu giàu carbohydrate và khả năng tiêu hóa cao đối với nguyên liệu giàu protein động vật. Diaz & Moyano (1998) nhận định có sự khác biệt rõ rệt đối với hoạt tính alpha- amylase có trong ruột giữa các loài cá ăn ăn tạp và ăn thịt, đồng thời hoạt tính amylase phụ thuộc vào thói quen ăn của chúng. Đối với manh tràng phần điện di cho thấy có mặt của các enzyme thủy phân protein, tuy nhiên phân tích sinh hóa chỉ xác định được hoạt tính amylase mà không xác định được trypsin và chymotrypsin, trong trường hợp này có thể do hoạt tính của các enzyme này trong manh tràng khá nhỏ. Kết quả khảo sát hệ tiêu hóa cá mú thể hiện cá mú chấm cam có tập tính ăn thịt và có nhu cầu protein động vật cao. Ngoài ra, cá có hệ enzyme tiêu hóa đa dạng, có thể tiêu hóa được các nguồn protein và carbohydrate. Do vậy khẩu phần 62 thức ăn của cá phải có hàm lượng protein tương ứng và cần thiết phải chứa các nguồn cung cấp protein động vật cao hơn thực vật. 3.1.2. Nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuôi thủy sản 3.1.2.1. Mô hình nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuôi thủy sản Thực phẩm hay thức ăn vật nuôi là sản phẩm được tạo thành từ việc chế biến hỗn hợp của các nguyên liệu. Thông thường trong một loại nguyên liệu làm thức ăn vật nuôi luôn tồn tại các dưỡng chất như protein, carbohydrate, béo và khoáng, vitamin. Do vậy để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi thì cần thiết phải cân đối thành phần các nguyên liệu sao cho đảm bảo tối thiểu các dưỡng chất, giá trị năng lượng và đáp ứng về khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi ... Ngoài ra, tùy thuộc vào công nghệ sản xuất, đối tượng nuôi, thói quen và tập tính ăn của vật nuôi mà có thể đưa một lượng chất bổ sung hay phụ gia cần thiết vào hỗn hợp nguyên liệu để sản xuất thức ăn hay phối trộn vào thức ăn trước khi cho ăn. Các chất bổ sung, phụ gia trong sản xuất thức ăn vật nuôi thủy sản thông thường là các dịch đạm thủy phân, các chất tạo mùi, kết dính, bảo quản, chất tạo màu... có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dinh dưỡng, tăng tính hấp dẫn, độ bền của thức ăn trong nước và thời gian bảo quản. Nguồn nguyên liệu trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. New (1987), De Silva & Anderson (1995) đã chia nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản thành các nhóm như cỏ, cây họ đậu, các loại hạt, lá, rau quả, củ, ngũ cốc, hạt chứa dầu, bánh dầu, nguyên liệu có nguồn gốc động vật, phụ phẩm thực phẩm và dịch cá thủy phân. Ngoài ra nguyên liệu có thể được phân loại theo thành phần dưỡng chất. Trên cơ sở phân hoạch và tích hợp hệ thống, nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuôi được phân loại theo mô hình sau: 63 Hình 3.3. Mô hình nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn vật nuôi Hình (3.3) mô tả các nhóm nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn vật nuôi nói chung và thức ăn thủy sản nói riêng. Từ mô hình trên cho thấy nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn vật nuôi (không kể nước) được chia thành năm nhóm bao gồm nhóm cung cấp protein, nhóm cung cấp carbohydrate, cung cấp chất béo, vitamin-khoáng và nhóm bổ sung, phụ gia. Việc xây dựng mô hình nguyên liệu cho phép khái quát hóa các loại nguyên liệu và cơ sở cho việc lựa chọn nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn vật nuôi. Mô hình (3.3) có một số điểm tương đồng với các phân loại trước đây của các nhà dinh dưỡng khi phân loại nguyên liệu và dưỡng chất. Weende chia thành phần dinh dưỡng của cá bao gồm các loại như ẩm, protein, lipid, khoáng, xơ và dẫn xuất không đạm. Hertrampf & Pascual (2000) phân loại thành phần dinh dưỡng của thủy sản bao gồm protein, carbohydrate, lipid, vitamin, khoáng. Tuy nhiên, mô hình (3.3) cũng có một số khác biệt với phân loại nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuôi của Robinson & cộng sự (2001) và Halver & Hardy (2002). Robinson & cộng sự (2001) cho rằng các nguyên liệu trong sản xuất thức ăn v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLATS_CB_BVNN_NVNguyen.pdf
Tài liệu liên quan