Luận văn Nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ Bìm bìm (Convolvulaceae juss. 1789) tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Chương 1 MỞ ĐẦU.1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.1

1.2 Mục tiêu của đề tài.2

1.3 Đối tượng nghiên cứu.2

1.4 Phạm vi nghiên cứu .2

1.5 Đóng góp mới của đề tài.2

1.6 Bố cục của đề tài :.2

Chương 2 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3

2.1 Điều kiện tự nhiên của Thành Phố Hồ Chí Minh.3

2.1.1 Vị trí Địa lý .3

2.1.2 Khí hậu.5

2.1.3 Địa hình.5

2.1.4 Đất đai.6

2.1.5 Thủy văn .6

2.1.6 Hệ thực vật.7

2.1.7 Hệ động vật.8

2.2 Sơ lược những nghiên cứu về họ Bìm Bìm (Convolvulaceae ) trên thế giới

và Việt Nam.9

2.2.1 Thế giới.9

2.2.2 Việt Nam.10

Chương 3 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.13

3.1 Nội dung nghiên cứu .13

3.2 Phương pháp nghiên cứu .13

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .13viii

3.2.2 Phương pháp ghi nhật kí.14

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .15

3.2.4 Phương pháp tham khảo tài liệu .16

3.2.5 Phương pháp chấm điểm phân bố các loài .16

3.2.6 Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài .16

3.2.7 Xác định tuyến đi thực địa.17

3.2.8 Thời gian thực địa.17

3.3 Đặc điểm chung của họ Bìm bìm ( Convolvulaceae Juss.) .18

3.3.1 Hình thái: .18

3.3.2 Khóa tra các chi trong họ Bìm bìm có ở thành phố Hồ Chí Minh .19

3.3.3 Sinh học và sinh thái:.19

3.3.4 Phân bố: .20

3.3.5 Công dụng của các loài:.20

Chương 4 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .21

4.1 Thành phần loài thuộc họ Bìm bìm ở thành phố Hồ Chí Minh.21

4.1.1 Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer [A.speciosa Sweet].21

4.1.2 Dichondra repens Forst.24

4.1.3 Hewittia scandens (Milne) Mabberly . .29

4.1.4 Ipomoea aquatica Forsk. .33

4.1.5 Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk. .37

4.1.6 Ipomoea cairica (L) Sweet .42

4.1.7 Ipomoea carnea subsp. Fistulosa (Choisy) Austin [ I. crassicaulis(Benth.) Roxb.].46

4.1.8 Ipomoea congesta R. Br.49

4.1.9 Ipomoea hederifolia L. .53ix

4.1.10 Ipomoea maxima (L.f.) Don in Sw. Bìm nhỏ .56

4.1.11 Ipomoea nil (L.) Roth. [ Pharbitis nil (L.) Choisy ].60

4.1.12 Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl. .65

4.1.13 Ipomoea pes-caprae(L.) R. Br.69

4.1.14 Ipomoea triloba L. .74

4.1.15 Ipomoea quamoclit L.78

4.1.16 Xenostegia tridentata (L.) D.F Austin et Staples .82

4.2 Thảo luận .85

Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .87

5.1 Kết luận.87

5.2 Kiến nghị .87

TÀI LIỆU THAM KHẢO .89

pdf111 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ Bìm bìm (Convolvulaceae juss. 1789) tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
999); Cây cỏ có ích ở Việt Nam tập 2 (Võ Văn Chi và Trần Hợp,1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS. Đỗ Tất Lợi), Từ điển thực vật thông dụng (Võ Văn Chi). So sánh những đặc điểm trong phiếu mô tả với các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam, quyển 2; Flore Générale de L’Indochine tập 4, Flora of Thailand, Flora of China . để sơ bộ xác định tên khoa học. - Tham khảo những tài liệu đã có về họ Bìm Bìm (Convolvulaceae) ở Việt Nam và các nước lân cận qua Internet. 3.2.5 Phương pháp chấm điểm phân bố các loài Sự phân bố các loài tìm thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh được xác định tọa độ bằng GPS rồi chấm điểm trên bản đồ số của thành phố bằng phần mềm Mapinfo 7.5 và ghép vào bản đồ bằng phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2. Phân bố ở loài trên Thế giới và Việt Nam được tham khảo từ các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam”, “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”, “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. 3.2.6 Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài - Dụng cụ: Máy ảnh Canon PowerShot A810HD, máy xác định tọa độ GPS, kéo cắt cành, kẹp gỗ, túi polyetylen, sổ ghi chép, giấy báo, - Hóa chất: Foocmon 3%, cồn 70o. 17 - Phần mềm xử lý ảnh Photoshop CS2. 3.2.7 Xác định tuyến đi thực địa - Họ Bìm Bìm (Convolvulaceae) chủ yếu phân bố nơi có nhiều ánh sáng , chúng thường là các dạng dây leo, một số ít là dạng cây gỗ hay cây bụi. Mọc ở ven đường đi, leo lên các cây khác, hay được trồng làm hàng rào, cây cảnh, thực phẩm, thậm chí là thuốc. Vì vậy các tuyến thực địa theo các sinh cảnh ven đường, đất trống, các lùm bụi và quanh khu dân cư. Mỗi tuyến sẽ khảo sát một hay nhiều lần tùy thuộc vào mùa hoa của các loài, sao cho có thể thu được cả hoa và quả để thuận lợi cho việc định tên khoa học. Tuy nhiên trong quá trình đi thực tế do khó có thể khảo sát hết tất cả các địa điểm, nên đã bỏ lở mùa hoa quả của một số loài. 3.2.8 Thời gian thực địa Bảng Địa điểm và thời gian khảo sát thực địa. STT Địa điểm khảo sát Thời gian 1 Thủ Đức - Khu trường Đại học Nông Lâm, Đại học quốc gia, Đại học khoa học tự nhiên, Khu vườn thực nghiệm thú y 19-5-2012 29-5-2012 21-6-2012 3-7-2012 2 Thủ Đức – Dọc các lối đi trên đường: phường Linh Trung 19-5-2012 28-5-2012 20-6-2012 2-7-2012 18 3 Củ Chi – Tân Phú Trung, các bãi đất trống của Ấp Bến Đò, Tân Thông Hội. Từ 5 đến 9-6-2012 Từ 27 đến 29-6-2012 4 Cần Giờ - Dọc theo lối đi ra biển Cần Giờ, các bãi cỏ, đất trống ven đường. 14-6-2012 2-7-2012 10-7-2012 5 Bình Thạnh - Dọc đường Bình Quới, các bãi cỏ ven sông gần Bình Quới. 3-6-2012 16-6-2012 6 Nhà Bè - Dọc theo các lối đi, bụi rậm ven đường Nguyễn Bình, Hương lộ 34 22-5-2012 4-6-2012 7 Hóc Mon - Thới Tam thôn, Đông Thạnh 10-6-2012 26-6-2012 30-6-2012 3.3 Đặc điểm chung của họ Bìm bìm ( Convolvulaceae Juss.) 3.3.1 Hình thái: Chủ yếu là cây thân thảo một năm hoặc nhiều năm, một số có thân leo, cuốn, bò, nhưng cũng có một số loài ở dạng cây gỗ hay cây bụi, đa phần có các tuyến nhựa mủ. Lá đơn, mọc cách, có cuống, gốc thường hình tim, phiến nguyên, xẻ thùy chân vịt hay kép lông chim, không có lá kèm. Trong thân có vòng libe trong, nhiều loài có tuyến tiết nhựa mủ trắng. 19 Hoa thường trung bình và khá lớn, lưỡng tính, rất ít khi đơn tính, đều, mẫu năm, mọc đơn độc hay hợp thành hình chùy, hình đầu mang nhiều hay ít hoa. Đài có 5 lá đài thường rời, không bằng nhau, xếp lợp, đôi khi còn lại hay đồng trưởng ở quả. Tràng tiền khai vặn, hợp hình chuông, hình phễu hay hình chén, mép nguyên với 5 nếp gấp, hay chia thùy đều nhau. Nhị 5, nhị ẩn trong ống tràng hoa hay lộ rõ, chỉ nhị dính vào ống tràng và xếp xen kẽ với các thùy của tràng, bao phấn mở theo đường dọc. Trong hoa thường có tuyến hay dĩa mật. Bộ nhụy gồm 2 (ít khi 3-5) lá noãn dính nhau thành bầu trên, 2 ô, mỗi ô có một noãn đôi khi có vách giả với một hay nhiều noãn trong mỗi ô. Quả nang mở, ít khi quả nạc mọng không mở hoặc quả hạch nhỏ, thường có đài còn lại (đôi khi đồng trưởng). Hạt từ 1-2 trong mỗi ô, hình cầu hay 3 cạnh, có lông hay nhẵn, vỏ có khi có lông nhung, có phôi lớn với lá mầm xếp nếp bao chung quanh bằng nội nhũ sụn cứng. 3.3.2 Khóa tra các chi trong họ Bìm bìm có ở thành phố Hồ Chí Minh A. Bầu có lá noãn dính nhau thành bầu đơn b. Đầu nhụy hình đầu hay hình cầu c. Quả nang mở, cây ít khi hóa gỗ....Ipomoea cc. Quả nạc, không mở, cây luôn là thân gỗ........ Argyreia bb. Đầu nhụy không hình đầu, hình dạng bản hay sợi.. ......Hewittia B. Bầu có lá noãn không dính nhau thành hai mảnh cách nhauDichondra 3.3.3 Sinh học và sinh thái: Họ gồm chủ yếu các loài ưa sáng, chịu được khô hạn, thường ưa đất ẩm, nhiều mùn, đôi khi mọc ở nơi ngập nước. Ra hoa theo mùa, chủ yếu là mùa mưa. 20 3.3.4 Phân bố: Trên thế giới, họ Bìm bìm khá lớn với gần 50 chi và 1500 loài, phân bố rộng, gặp nhiều ở vùng Nhiệt đới và vùng khí hậu ôn hòa. Châu Á có 15- 18 chi. Nước ta [8,11,25] hiện biết khoảng 20 chi với trên 100 loài, trong đó chi Ipomoea lớn nhất với trên 40 loài, phân bố rộng khắp trên cả nước, từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên vùng núi. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, các loài của họ Bìm bìm phân bố khắp mọi nơi nhưng chủ yếu là ở các khu vực vùng ven, dân cư chưa đông đúc và các lùm bụi, nơi gặp nhiều loài là khu Thủ Đức giáp ranh Bình Dương. 3.3.5 Công dụng của các loài: Theo các tài liệu “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”, “2002 loài cây có ích ở Việt Nam”, “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” một số loài trong họ Bìm bìm tìm thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể dùng làm thuốc như: Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer; Dichondra repens Forst; Ipomoea aquatica Forsk; Ipomoea cairica (L.) Sweet; Ipomoea batatas (L) Poir. In Lamk; Ipomoea carnea Jacq subsp. fistulosa (Choisy) Austin; Ipomoea congesta R.Br.; Ipomoea nil (L.) Roth; Ipomoea obuscura (L.) Ker.-Grawl.; Ipomoea pes-caprae (L) Sw.; Ipomoea quamocilit L; Ipomoea triloba L.; Xenostegia tridentate (L.) D.F. Austin et Staples ; Aniseia biflora (L.) Choisy; Aniseia martinicensis ( Jacq.) Choisy; Một số loài cho hoa lớn, màu sắc sặc sỡ và đẹp thường được trồng để làm cảnh như: Ipomoea cairica (L.) Sweet; Ipomoea congesta R.Br.; Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer; Ipomoea quamocilit L.; Ipomoea carnea Jacb. Subsp. fistulosa (Choisy) Austin , Ipomoea nil (L.) Roth. 21 Chương 4 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần loài thuộc họ Bìm bìm ở thành phố Hồ Chí Minh Đã ghi nhận gồm có 16 loài thuộc 5 chi trong họ Bìm bìm: chi Ipomoea L (12 loài ), Argyreia Lour.(1 loài ), Hewittia Wight và Arn. (1 loài ), Dichondra J.R. Forst và G. Frost. (1 loài), chi Xenostegia Austin & Staples ( 1 loài) (đôi khi được xếp trong chi Ipomoea). 4.1.1 Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer [A.speciosa Sweet] Bạc thau tím Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer,1837(CCVN, 2:1002) – Convolvulus nervosus Burm. f. 1768 [18]. Tên khác: Thảo bạc gân, Bạc thau tím. Đặc điểm : Cây thân gỗ leo, cuốn bằng thân, cao đến 8 m, sống lâu năm. Thân hơi tim tím, đầy lông ngắn mềm, màu trắng bạc, lóng dài 20-40 cm. Lá đơn, mép nguyên, có phiến to dài đến 30cm, hình tim rộng, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, màu xanh bóng, mặt dưới đầy lông trắng mịn, gân bên khít nhau ở gần gốc, 10-12 đôi. Cụm hoa hình xim, cao khoảng 20 cm, mang nhiều hoa, thường nở 1- 3 hoa. Hoa có lá bắc con to, màu trắng, có mũi dài. Lá đài cao 1cm, màu trắng, có mũi dài. Tràng hợp thành ống, phía trong màu tím hồng hay tía, phía ngoài tràng có lông trắng mịn, đường kính 5-8 cm, phía trên loe rộng, mép nhăn nheo, tròn đều. Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi, hơi phình ở đáy, dài không bằng nhau, 3 nhị thấp cao 3 cm, 2 nhị cao cao 4cm, đính vào gốc ống tràng. Phần gốc nhị có lông mịn màu trắng nhưng rất ít. Bao phấn 2 ô, đính đáy, tiền khai dọc. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng dài 2,9 – 3,1 cm ( thấp hơn nhị). Đầu nhụy hình cầu, dạng cuộn não, có 2 thùy màu trắng. Quả mọng nâu vàng được bao bởi các lá đài đồng trưởng. Sinh thái : Cây dễ trồng bằng đoạn,cành hay bằng hạt. Ra hoa từ cuối tháng 6. Sinh học : Cây ưa sáng, phát triển tốt trong điều kiện thoát nước tốt, đầy đủ dinh dưỡng. 22 Hình 3.1 Hình thái của loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer A : dạng sống ; B,C : hoa, D: nh; E: nhụy; F, G: lá. 23 Hình 3.2 Hình vẽ loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer 1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị. Người vẽ : Trần Ngọc Hồng 24 Phân bố: Loài của Ấn Độ, được nhập trồng làm cảnh nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và một số nơi. Ở thành phố Hồ Chí Minh gặp ở Quận 2, Thủ Đức, Củ Chi. Hình 3.3 Sinh thái và phân bố của loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer Công dụng: Cây trồng làm cảnh vì hoa đẹp. Ở Ấn Độ, rễ và lá được sử dụng làm thuốc, rễ gây chuyển hóa, tăng trương lực, được dùng trị thấp khớp và các chứng đau thần kinh, lá có tác dụng chống viêm, được dùng làm thuốc đắp mụn nhọt và dùng ngoài trị các bệnh ngoài da [5]. 4.1.2 Dichondra repens Forst. Mã đề kim Dichondra repens Forst. f. 1776 (FGI, 4:310; CCVN, 2: 970 ) [18]. Tên khác: Mã đề kim, cây Hai hạt. Đặc điểm: Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, bò ở đất có rễ bất định, thân mảnh có lông nằm. Lá mọc so le, phiến hình tròn hay hình thận, dài 5-10mm, rộng 8- 25 15mm, đầu tù và lõm, gốc hình tim, màu xanh lục, gân từ gốc 7, có lông thưa. Cuống lá dài 1-2cm. Hoa ở nách lá, màu vàng, nhỏ 1-1,3 cm, mặt dưới có nhiều lông màu trắng. Cuống hoa ngắn hơn cuống lá, lá đài 5, hình trứng, dài cỡ 2 mm. Tràng hoa hình dĩa nhỏ, có 5 thùy, nhị 5, có chỉ nhị ngắn. Vòi nhụy 2, bầu 2 ô, 2 noãn. Quả gồm 2 mảnh vỏ hình cầu, có lông. Hạt 1-2. Sinh thái: Cây mọc rải rác trên đèo dốc, ven đường, trên đất cỏ và nơi đất ẩm, độ cao trên 1300m . Phân bố: Ở Thành phố Hồ Chí Minh gặp ở Quận 12, Củ Chi. Ngoài ra còn gặp ở Lâm Đồng (Đà Lạt). Gặp rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài của Nam Trung Quốc. 26 Hình 3.4 Hình thái của loài Dichondra repens Forst. A: dạng sống; B: thân ; C,D: hoa ; E,F: lá. 27 Hình 3.5 Hình vẽ loài Dichondra repens Forst. 1-Cành mang hoa; 2- Hoa Người vẽ : Trần Ngọc Hồng 28 Hình 3.6 Sinh thái và phân bố của loài Dichondra repens Forst. Công dụng : Toàn cây được sử dụng làm thuốc tiêm viên, giải độc và nối xương. Ở Trung Quốc người ta dùng chữa : 1. Viêm gan, viêm túi mật ; 2. Viêm thận, phù thủng, bệnh đường tiết niệu, sỏi ; 3. Lỵ . Liều dùng 15 -30g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài trị tràng nhạc, cụm nhọt ở ngực, đinh nhọt, đòn ngã tổn thương. Dùng cây tươi giã đắp tại chỗ. Cỏ bò, có rễ bất định, thân mảnh, có lông nằm . Lá có phiến hình thận tròn, dài 2-3 cm, gân từ đáy 7, có lông thưa. Cuống dài hơn phiến. Hoa ở nách lá, cọng ngắn hơn cuống, vành hình dĩa nhỏ, có lông, tiểu nhụy 5, tâm bì 2, rời nhau, vòi nhụy 2. Bế quả 2, tròn, có lông [5]. Ngoài ra ở Đà Lạt cây còn được trồng làm cảnh. 29 4.1.3 Hewittia scandens (Milne) Mabberly . Bìm thùy Hewittia scandens (Milne) Mabb. 1980 (CCVN, 2:978) - Convolvulus scandens Milne, 1773. - Convolvulus sublobatus L.f. 1781. - Hewittia sublobata (L.f.) Kuntze, 1891 (SVF, :177). - Schutereia sublobata (L.f.) House, 1906. - Hewittia bicolor Wight & Arn. 1837 (FGI, 4:298). - Schutereia bicolor (Wight& Arn.) Choisy, 1833 [14]. Tên khác: Bìm lưỡng sắc, Bìm Thùy. Đặc điểm : Dây bò hay leo quấn, thân màu nâu nhạt, có lông trắng, không có nhựa mủ. Lá đơn nguyên, mọc cách, không có lá kèm, phiến hình tim. Lá dài 5-10 cm, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới nhạt, hai mặt đều có lông ngắn, gân 5- 6 cặp, cuống dài 2- 5,5 cm. Cuống hoa dài 3,5 – 6 cm, cuống hoa dài hơn cuống lá, thường một hoa. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu vàng nhạt hay trắng với tia màu vàng sữa, tâm có màu nâu đỏ cao 2,5cm. Lá tiểu bắc nhỏ hơn lá đài và cách xa hoa 1 – 1,5 cm, gắn dưới đài. 5 lá đài rời, kích thước không bằng nhau, 3 lá đài ngoài to và rộng hơn 2 lá đài trong, dài 0,8 – 1cm, đường kính 0,4 – 1,5 cm, màu xanh lục nhạt, phần tâm phía trong màu trắng, có lông mịn màu trắng. Cánh tràng hợp thành hình phễu loe rộng ở đỉnh. Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi, hơi phình ở đáy, dài bằng nhau 1,2 – 1,4 cm. Phần thân giữa của chỉ nhị có màu hồng tím, phần đầu gắn với bao phấn và phần gốc đính với ống tràng có màu trắng, không lông. Bao phấn 2 ô, đính đáy, hướng trong, khai dọc. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 1,3 – 1,4 cm. Đầu nhụy không hình đầu, dạng bản, có 2 thùy, màu trắng. Bầu nhụy có lông dài, mảnh, màu trắng. Bầu 2 khô, quả nang hình cầu, đường kính 1 -1,3 cm, cao 0,8 cm, có lông màu trắng, dài, mảnh, gốc có lá đài còn lại. Hột 2- 4. 30 31 Hình 3.7 Hình thái của loài Hewittia scandens (Milne) Mabberly A: dạng sống; C: cành mang hoa; B: hoa; D: nhị và nhụy; E,H: nhị; F: nhụy; I,J: lá ; K: lá đài; G: quả. Sinh thái: Mọc rải rác ven rừng, lùm bụi, nơi khô và sáng, chịu được khô hạn, thường ưa đất ẩm. Sinh học: Ra hoa tháng 12 – 2 (năm sau), tái sinh bằng hạt. 32 Hình 3.8 Hình vẽ loài Hewittia scandens (Milne) Mabberly 1-Cành mang hoa; 2- Hoa và nhị ; 3- Nhụy và 5 lá đài. Người vẽ : Trần Ngọc Hồng Phân bố : Tại Thành phố Hồ Chí Minh Hewittia scandens gặp ở Thủ Đức (khu đất gần Đại học Nông Lâm, hàng rào khu trường Đại học Khoa học Tự nhiên). 33 Ngoài ra loài còn gặp ở: Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội (Ngọc Hà, Cổ Loa), Hà Tây (Ba Vì, Thủ Pháp), Hà Nam (Kiện Khê), Thanh Hóa (Đông Sơn), Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Lộc Trì), Đắc Lắc (Dac mil, Nam Đà), thành phố Hồ Chí Minh. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, các nước nhiệt đới châu Á và châu Phi [18]. Hình 3.9 Sinh thái và phân bố của loài Hewittia scandens (Milne) Mabberly 4.1.4 Ipomoea aquatica Forsk. Rau muống Ipomoea aquatica Forsk. Fl. AEg. Arab. P. 44 ; Clarker in Fl. Brit . India IV, p. 210; Ipomoea reptans Poir. Encycl. Subbl. III, p. 460; Choisy in DC. Prodr. IX, p. 349; I. repend Roth; Ipomoea subdentata Miq. Fl. Ind. Bat.; II, p. 614 ;Convolvulus reptans L; C. repens Vahl. Roxb. Fl. Indica I, p. 432; C. Adansoni Lamk [25]. Tên khác: Rau muống, Ung thái. 34 Đặc điểm: Cây thảo sống nhiều năm, bò lan trên mắt đất hoặc sống thủy sinh. Thân hình trụ rỗng ruột, có rễ mắt, không lông, có nhựa mủ trắng. Lá mặt trên màu xanh lục nhạt, mắt dưới màu nhạt hơn, hình tam giác hay hình mũi tên, không lông, mép nguyên. Phiến lá dài 7-9 cm, rộng 3,5 -7 cm, cuống lá nhẵn dài 3-6 cm. Cuống hoa ngắn hơn cuống lá. Hoa to, đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng hoặc màu tím lợt, dạng hình phễu, mọc từ 1- 2 hoa trên một cuống. 5 lá đài rời, hình bầu dục, đầu có mũi nhọn, màu xanh lục nhạt, không lông, cao khoảng 6-8 mm. Nhị 5, dính trực tiếp trên tràng, ngay phần nửa dưới của ống tràng, thường gần gốc, chỉ nhị dạng sợi, hơi phình ở đáy, dài không bằng nhau, nhị thấp nhất khoảng 1.3cm, cao nhất khoảng 2,1- 2,2 cm, phía trên không lông, phía dưới có nhiều lông trắng. Bao phấn, gốc và chỉ nhị đều màu trắng. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 1,6 – 1,8 cm. Đầu hình cầu, dạng cuộn não, chia làm 2 thùy. Bầu nhụy không lông, vòi nhụy thấp hơn nhị cao nhất khoảng 0,2 cm. Bầu 2 ô. Quả nang mở, tròn 7- 9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung. Hạt hình bầu dục, khi già màu đen, đường kính khoảng 4 mm. Sinh học : Ra hoa quanh năm, tái sinh bằng hạt hoặc bằng thân (dây ) Sinh thái: Tùy theo điều kiện trồng trọt, ở nước ta có mấy loại rau muống: - Rau muống ruộng: có 2 giống trắng và đỏ. Giống trắng thường trồng cạn, kém chịu ngập; giống đỏ trồng được ở cạn và nước ngập. - Rau muống phao: cấy xuống bùn cho rau nổi trên mặt nước, cắt ăn quanh năm. - Rau muống bè: thả quanh năm. - Rau muống thúng: trồng vào thúng có đất và phân đặt vào giá trong ao sâu cho thúng nổi trên độ ¼ để rau bò kín mặt ao. 35 Hình 3.10 Hình thái loài Ipomoea aquatica Forsk A: Dạng sống; B,D : hoa; C: lá; E: nhị; F: nhụy; G,H: hạt và quả. 36 Hình 3.11 Hình vẽ loài Ipomoea aquatica Forsk 1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị. Người vẽ : Trần Ngọc Hồng 37 Phân bố: Tại thành phố Hồ Chí Minh cây rau muống cũng được trồng rộng rãi khắp mọi nơi, chủ yếu là để lấy rau ăn: Củ Chi, Hoc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Thanh Đa, Quận 12, Nhà Bè. Nguyên sản từ vùng nhiệt đới châu Á (có thể là Ấn Độ hoặc các nước Đông Nam Á), châu Phi, Nam và Trung Mỹ [5]. Công dụng : Rau muống là cây rau ăn lá, vừa làm thức ăn chăn nuôi quan trọng của nhân dân ta. Toàn cây rau muống được dùng làm thuốc xem như có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, cầm máu. Thường dùng chữa: 1. Ngộ độc thức ăn; 2. Ngộ độc lá ngón, thạch tín, nấm độc, thuốc độc; 3. Tiểu tiện bất lợi, đái ra máu; 4. Chảy máu cam, ho ra máu, trĩ xuất huyết, dạ dày xuất huyết, lỵ ra máu. Còn dùng chữa phong thủng, đàn bà đẻ khó, huyết vận, mề đay, phong lở ngứa và rắn trun cắn. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay chiết dịch dùng tươi. Dùng ngoài giã nát đắp [5, 12 ]. Hình 3.12 Sinh thái và phân bố loài Ipomoea aquatica Forsk 4.1.5 Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk. Khoai lang 38 Ipomoea batatas Lamk Encycl. VI, p. 14 ; Clarke in Fl. Brit. India IV, p. 202; I. Catesbaei G. F. W. Meyer; Convolvulus batatas L. Lour Fl. Coch. p. 107 ; Roxb. Fl. ind. I, p.483 ; C. indicus Moris ; C.edulis Thunb. ; C. esculentus Salisb. ; Batatas edulis Choisy, DC. Prodr. IX, p. 338 ; B. xanthorhiza Bojer [25]. Đặc điểm : Cây thảo bò, thân dài 2-3m, có thể dài 4-5m cho đến 7m nếu để mọc tự nhiên, có mủ trắng. Rễ phình thành củ tròn dài, màu đỏ, trắng hay vàng, có mủ trắng. Lá có nhiều hình dạng, có 2 dạng chính : lá nguyên hay lá xẻ thùy chân vịt . Lá xẻ thùy thường hình tim xẻ 3 thùy sâu hay cạn, cao 8,3 – 11 cm, không lông, mép nguyên, mặt trên màu xanh thẫm, phía dưới màu nhạt hơn,có mủ, cuống dài. Cụm hoa xim, ít hoa ở đầu cành hay nách lá, cuống hoa thấp hơn cuống lá. Hoa hình phễu, màu tím nhạt, phần cánh tràng màu hơi lợt và đậm dần về phía trong ống tràng, mặt ngoài có màu tím nhạt. Ngoài ra còn có màu trắng hay vàng. Lá đài màu xanh lục,hình bầu dục, không lông, cao khoảng 0,8 – 1 cm. Nhị 5, dính trực tiếp trên tràng, ngay phần nửa dưới của ống tràng, thường gần gốc, chỉ nhị dạng sợi, hơi phình ở đáy ,dài không bằng nhau khoảng 1,3- 1,7 cm, phía trên không lông, phần gốc có nhiều lông trắng. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 1,8 – 2 cm. Đầu nhụy hình cầu dạng cuộn não, không lông. Bầu nhụy có rất ít lông màu trắng nhạt, vòi nhụy cao hơn nhị. Bầu 2 ô. Hạt hình bầu dục, khi già màu đen, kích thước khoảng 0,8 – 0,9 cm. Rất ít khi thấy quả và hạt. Sinh học : Thường nhân giống bằng các đoạn dây, có khi người ta dùng củ để nhân giống và có thể trồng bằng các mầm nảy từ củ ra. Ra hoa quanh năm. Sinh thái: Mọc hoang dại hoặc có thể được trồng ở nhiều điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau nhưng tốt nhất ở đất pha cát, lượng mưa hàng năm khoảng 1000mm, không chịu hạn trong thời gian sinh trưởng. Phân bố: ở thành phố Hồ Chí Minh cây mọc ở nhiều nơi : Thủ Đức, Củ Chi, Hocmôn, Nhà Bè, quận 12, Cần Giờ, Thanh Đa, Quận 2 chủ yếu là được trồng làm thức ăn. Khoai lang có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, lan truyền sang các đảo Thái Bình Dương, nay được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới, ôn đới. Ở nước ta, khoai lang được trồng khắp nơi [5]. 39 Hình 3.13 Hình thái loài Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk A : Dạng sống ; B,C: hoa ; E : nhị và nhụy ; D : nhụy ; G : nhị ; F: lá. 40 Hình 3.14 Hình vẽ loài Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk 1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị; 4- đài Người vẽ : Trần Ngọc Hồng 41 Hình 3.15 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk Công dụng : Ngọn non và lá khoai lang dùng để luộc ăn. Củ có thể luộc ăn hoặc thái lát, phơi khô hoặc chà lấy bột để chế biến các món ăn. Khoai lang còn được dùng chế mạch nha, glucose, cồn, làm nguyên liệu công nghiệp, thức ăn chăn nuôi, dùng trong công nghiệp thực phẩm. Dây khoai lang, lá khoai lang được dùng phơi khô, giã lấy bột làm thức ăn chăn nuôi lợn (heo) và gia súc. Củ và lá cũng được dùng làm thuốc. Thường dùng trị: - Thiếu sữa, chữa ngộ độc sắn, chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh) - Đại tiện táo bón, trẻ em cam tích, lỵ mới phát - Di tinh, đái đục [5]. 42 4.1.6 Ipomoea cairica (L) Sweet Bìm bìm cảnh Ipomoea cairica (L.) Sweet, 1827 (CCVN, 2: 990) - Convolvulus cairicus L. 1759. - Ipomoea pulchella Roth, 1821 (FGI, 4:257) [18]. Tên khác : Bìm Hy Lạp , Bìm bìm cảnh, Bìm đẹp Đặc điểm : Cây thảo lâu năm, có rễ củ. Cây leo dài bằng thân quấn, thân mảnh, nhỏ, mọc leo dài 3-6 m, không lông, phần gốc hơi hóa gỗ. Lá mọc cách, do 5 lá chét không lông, xẻ sâu đến tận cuống lá, hình chân vịt, bìa nguyên. Phiến lá mỏng hình mác, đầu nhọn, màu xanh bóng, hai mặt nhẵn, gân nổi rõ. Cuống lá dài 2-5 cm, có 2 lá kèm nhỏ do chồi nách sinh ra, hình dạng như lá. Không có tuyến nhựa mủ. Phát hoa ít hoa ở nách lá. Lá đài gần như bằng nhau, màu xanh nhạt, không lông. Hoa to, hình phễu màu tím nhạt, chóng tàn. Cánh tràng hợp thành hình phễu loe rộng ở đỉnh, mép nguyên, có vạch dọc phân chia rõ 5 thùy. Tràng vặn, nhị 5, nhị đính trên ống tràng, gắn 5 mm cách đáy ống vành, chiều dài nhị không bằng nhau: 3 nhị thấp cao khoảng 1,2 -1,3 cm , 2 nhị cao vượt hơn nhưng cũng không bằng nhau, nhị cao nhất khoảng 2,1 – 2,2 cm. Cuống và đầu nhị đều có màu tím nhạt, phần đầu không lông, phần gốc nhị ngay sát tràng có nhiều lông trắng, hạt phấn màu trắng. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, dài 2- 2,2 cm, cao hơn nhị khoảng 0,3 cm. Đầu nhụy hình cầu, dạng cuộn não, chia làm 2 thùy. Vòi và đầu nhụy màu trắng, bầu nhụy không lông, bầu 2 ô. Quả nang khô hình cầu, đường kính 1cm, chứa 4 hột, cao 5-6cm, gốc có lá đài còn lại, không lông. Sinh học : Ra hoa gần như quanh năm, chủ yếu tháng 5-12, cây tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành. Sinh thái : Mọc hoang ở nhiều nơi, thường mọc quấn vào hàng rào hoặc các bụi cây khác. Người dân các địa phương và một số khu du lịch còn trồng cây này làm cảnh, làm hàng rào, làm dàn che nắng, ... Cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình, đất tơi xốp thoát nước tốt, ưa sáng. 43 Hình 3.16 Hình thái loài Ipomoea cairica (L) Sweet A: dạng sống; B: thân; C,D: hoa; E,F: nhị và nhụy; G: lá. 44 Hình 3.17 Hình vẽ loài Ipomoea cairica (L) Sweet 1-Cành mang hoa; 2- Nhị; 3- Nhụy; 4- lá đài. Người vẽ : Trần Ngọc Hồng 45 Phân bố: Loài cổ nhiệt đới, có nhiều ở các nước nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở thành phố Hồ Chí Minh gặp ở: Thanh Đa, Thủ Đức, Hoc Mon . Ngoài ra cây còn phân bố ở một số nơi khác ở nước ta như : Lạng Sơn (Đại Thắng), Phú Thọ (Phủ Đoan), Hải Phòng (Đồ Sơn), Nam Định, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế (Huế: đường Hà Nội), Lâm Đồng (Đà Lạt, Thác Cam Ly) và nhiều nơi khác [18]. Hình 3.18 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea cairica (L) Sweet Công dụng : Cây được trồng dọc hàng rào vì hoa đẹp. Toàn cây cũng được sử dụng làm thuốc, có thể dùng tươi hay phơi khô. Dân gian thường dùng lá đâm rịt trị bệnh đầu voi. Ở Haoai, người ta dùng rễ củ và thân để ăn. Ở Ấn Độ người ta dùng lá giã ra xoa đắp trên cơ thể người bị ban; hạt được dùng làm thuốc xổ. Ở Trung Quốc người ta dùng trị : 1. Ho do bệnh về phổi; 2. Giảm niệu, đái ra máu; 3. Phù thủng. Dùng liều 5-12g dạng thuốc sắc. Không dùng cho người bị yếu, ốm. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương; giã cây tươi đắp vào chỗ đau [5]. 46 4.1.7 Ipomoea carnea subsp. Fistulosa (Choisy) Austin [ I. crassicaulis (Benth.) Roxb.] Bìm màu thịt Ipomoea carnea Jacq. Amer. Hist., p.26, tap. 18 , ssp. Fistulosa (Choisy) Austin, 1977 (CCVN, 2: 995). – Ipomoea fistulosa Mart. Ex Choisy in DC. 1845. – Batatas crassicaulis Benth. 1884. – Ipomoea crassicaulis (Benth.) Robins. 1916. [25]. Tên khác: Bìm khói, Bìm bộng, Bìm màu thịt. Đặc điểm: Cây nhỡ, mọc trườn hay dây leo quấn, có khi mọc thành bụi. Cành non có lông, có mủ trắng. Lá dạng tim, to, đầu nhọn dài thành mũi, dài 10 - 25cm. Lá non màu lục bóng, có lông mịn, lá già màu lục đậm pha vàng, cuống lá cứng, mập, dài 5-15 cm. Cuống hoa dài hơn cuống lá. Hoa mọc thành xim ở nách lá, với nhiều hoa, hoa nở dần chỉ 1-2 hoa sau đó các hoa khác lần lượt nở tiếp. Hoa lớn, cao 8-12cm, lá đài bằng nhau, dài từ 5-7 mm, màu xanh lục nhạt. Tràng màu trắng, hơi xám hay tím nhạt màu khói, dạng phễu dài, đỉnh loe rộng chia thành 5 thùy nông tròn đều. Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi, hơi phình ở đáy, dài không bằng nhau (3 ngắn, 2 dài) 1,5 – 3,6 cm, đính vào gốc ống tràng, xếp xen kẽ cánh hoa, đầu và vòi nhụy màu trắng, gốc màu tím có lông nhỏ màu trắng. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 3-3,2 cm, thấp hơn nhị. Bầu nhụy không lông, 2 ô. Quả nang to 1,5 – 2,5 cm, hạt đen. Sinh học: Cây ra hoa gần như quanh năm, rộ vào mùa mưa. Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành. Sinh thái : Cây mọc hoang dọc các lối đi ve

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_29_3467505392_1576_1872324.pdf
Tài liệu liên quan