Luận văn Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn PRRS

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt V

Danh mục các bảng số liệu. Vi

Danh mục các hình Vii

1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích đề tài 2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Một số hiểu biết cơ bản về hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn 3

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn 17

2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 18

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 19

2.3. Một số hiểu biết cơ bản về huyết học 22

3. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1. Địa điểm 27

3.2. Đối tượng nghiên cứu 27

3.3. Nội dung nghiên cứu 27

3.4. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1. Nguyên liệu nghiên cứu 28

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 28

3.5. Phương pháp xử lý số liệu 29

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1. Các triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc PRRS 30

4.1.1. Các triệu chứng lâm sàng ở lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS 30

4.1.2. Các triệu chứng lâm sàng ở lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS 36

4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý bệnh lâm sàng ở lợn mắc PRRS 42

4.2.1. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS 42

4.2.2. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS 44

4.3. Các chỉ tiêu sinh lý máu ở lợn mắc PRRS 48

4.3.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của lợn mắc PRRS 50

4.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu của lợn mắc PRRS 55

béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS 59

4.3.3. Công thức bạch cầu của lợn mắc PRRS 62

4.4. Một số chỉ tiêu sinh hoá máu ở lợn mắc PRRS 72

4.4.1. Một số chỉ tiêu sinh hoá máu của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS 75

4.4.2. Một số chỉ tiêu sinh hoá máu của lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS 78

4.5. Bệnh tích đại thể ở lợn mắc PRRS 83

4.5.1. Bệnh tích đại thể của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS 83

4.5.2. Bệnh tích đại thể của lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS 85

4.6. Bệnh tích vi thể ở lợn mắc PRRS 91

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

5.1. Kết luận 97

5.2. Kiến nghị 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn PRRS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
39,16 ± 0,14 40,25 ± 0,29 C B C B C A Tần số hô hấp (lần/phút) 22,40 ± 1,12 92,90 ± 3,08 25,00 ± 0,84 69,39 ± 1,54 31,40 ± 2,16 71,56 ± 1,65 F A F C D C Tần số tim mạch (lần/phút) 84,00 ± 3,72 116,06 ± 2,18 88,00 ± 1,77 109,23 ± 2,85 92,80 ± 1,56 113,20 ± 5,11 A B A B A B Ghi chú: Trong mỗi chỉ tiêu, những nhóm có ký hiệu chữ cái giống nhau là không có sự sai khác thống kê và ngược lại. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, khi lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thì tim cũng là một trong những có sự tổn thương nhất định. Như vậy, có thể bước đầu khẳng định hiện tượng tăng tần số tim mạch trước tiên là do tăng thân nhiệt, ngoài ra còn do sự rối loại hô hấp và các nguyên nhân khác như thay đổi thành phần máu và sự tác động của các nguyên nhân gây bệnh đến tim gây ra. * Ở nhóm lợn nái hậu bị: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự biến đổi các tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở lợn bệnh đều cao hơn và khác biệt so với nhóm lợn khoẻ. Thân nhiệt trung bình của lợn nái hậu bị trong trạng thái sinh lý là 38,98 ± 0,25°C, khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thân nhiệt tăng lên từ 1,5 ÷ 1,7°C so với lợn khoẻ. Tần số hô hấp của lợn bệnh cũng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với lợn khoẻ. Ở lợn bệnh, tần số hô hấp trung bình là 69,39 ± 1,54 lần/phút, cao hơn 2,8 lần so với lợn khoẻ. Tần số tim mạch của lợn bệnh cũng cao hơn so với của lợn khoẻ 1,24 lần. * Ở nhóm lợn nái nuôi con: Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở nhóm lợn nái nuôi con có sự biến đổi nhẹ hơn so với các nhóm lợn khác. Thân nhiệt trung bình của lợn bệnh là 40,25 ± 0,29°C, trong khi đó thân nhiệt của lợn khoẻ là 39,16 ± 0,14°C, thấp hơn so với lợn bệnh từ 0,7÷1,1°C. Tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn bệnh cũng cao hơn rõ rệt so với lợn khoẻ cùng nhóm. Tần số hô hấp ở lợn bệnh là 71,56 ± 1,65 lần/phút, cao hơn so với lợn khoẻ 2,3 lần. Tương tự như vậy, tần số tim mạch của lợn bệnh nhóm này cũng cao hơn lợn khoẻ 1,2 lần. Tuy nhiên, so với lợn ốm của các nhóm khác thì sự thay đổi này là nhỏ nhất song đã có sự khác biệt rõ rệt về thống kê. * * * Như vậy, qua kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi cho thấy, đàn lợn nái nuôi con khi bị mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, mặc dù cũng có các triệu chứng lâm sàng và quy luật biến đổi các chỉ tiêu như thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch như các nhóm lợn khác, nhưng với mức độ nhẹ hơn rõ rệt. Điều này theo chúng tôi nguyên nhân có thể là do ở đàn lợn nái nuôi con, tuổi đời dài hơn các nhóm lợn khác nên số loại và số đợt tiêm phòng bằng vacxin lặp đi, lặp lại qua các lứa đẻ cũng như các loại miễn dịch tiếp thu được trong suốt quá trình sống của chúng đã làm cho lợn nhóm này có sức đề kháng tốt hơn. Do đó khi bị nhiễm PRRSV, chúng cũng ít bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn bội nhiễm kế phát. Tuy nhiên trong công tác phòng ngừa dịch bệnh, cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến việc quản lý và giám sát nhóm lợn này, vì chúng có thể trở thành nguồn mang mầm bệnh lâu dài và làm bùng phát dịch bệnh cho các nhóm lợn khác. Đây là cơ sở bước đầu cho thấy, nếu đàn lợn đã được tiêm đầy đủ vacxin phòng các bệnh nguy hiểm khác và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt sẽ hạn chế được tác hại của dịch bệnh Tai xanh. Kết quả này cũng rất phù hợp với diễn biến của dịch ở đợt 1 và đợt 2 xảy ra trong năm 2007. 4.3. CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU Ở LỢN MẮC PRRS Máu cùng với hệ bạch huyết và các dịch thể khác trong cơ thể là môi trường nội môi quan trọng của các hệ thống sống. Một hệ thống sống chỉ tồn tại và phát tiển được khi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá của nội môi luôn ổn định và cân bằng. Trong đời sống hàng ngày quá trình này được thực hiện nhờ hàng loạt hoạt động điều hoà phức tạp và tinh vi của cơ thể, qua đó giúp cho cơ thể luôn thích nghi được với những tác động và biến đổi của ngoại cảnh. Khi cân bằng sinh lý, sinh hoá của nội môi bị phá vỡ thì toàn bộ hệ thống sống trong cơ thể như các mô bào, các phản ứng sinh hoá, … sẽ bị rối loạn và cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bệnh lý. Trong thực hành lâm sàng, các chỉ tiêu sinh lý máu thường được nghiên cứu bao gồm: số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, tỷ khối huyết cầu, sức kháng hồng cầu và công thức bạch cầu. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu là ba loại tế bào quan trọng của máu. Hồng cầu thường chiếm số lượng lớn nhất trong số các tế bào máu. Chúng có nhiệm vụ quan trọng duy trì sự sống còn cho các mô bào đó là vận chuyển ôxy từ phổi đến các mô bào và mang khí CO2 từ các mô bào đến phổi để đào thải ra bên ngoài. Trong trạng thái sinh lý bình thường, số lượng hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu (có thể tính là số triệu/mm3 hoặc số Tetra/L máu) phải luôn luôn ổn định. Bất kỳ sự thay đổi nào về số lượng hồng cầu đều dẫn đến những rối loạn của toàn thân hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng của con bệnh. Bạch cầu là những tế bào có vai trò rất quan trọng trong cơ chế bảo vệ cơ thể thông qua chức năng thực bào và các phản ứng miễn dịch. Trong trạng thái sinh lý bình thường số lượng bạch cầu ít hơn nhiều so với số lượng hồng cầu song chỉ tiêu này cũng phải ổn định. Nếu tăng quá cao thường gặp trong bệnh máu trắng hoặc giảm thấp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các hiện tượng nhiễm trùng. Tiểu cầu là loại tế bào bé nhất trong máu, chúng có vai trò quan trọng trong tham gia vào quá trình đông máu. Sự biến động về số lượng tiểu cầu sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn quá trình đông máu. Tỷ khối huyết cầu là tỷ lệ % theo thể tích giữa khối hồng cầu với thể tích máu toàn phần. Tỷ khối huyết cầu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thuộc hồng cầu và các yếu tố thuộc huyết tương. Trong lâm sàng, chỉ số này thường thay đổi rất rõ khi cơ thể bị mất nước. Sức kháng hồng là sức bền của màng hồng cầu trong dung dịch NaCl nhược trương. Đây là một trong những chỉ số phản ảnh rõ chất lượng của hồng cầu. Sức kháng hồng cầu giảm sẽ làm cho hồng cầu dễ bị vỡ và cơ thể sẽ bị rơi vào trạng thái thiếu máu do dung huyết, rất nguy hiểm. Nhằm đánh giá những ảnh hưởng của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn bệnh, chúng tôi đã tiến hành lấy máu ở các nhóm lợn bệnh, mỗi nhóm 10 lợn khoẻ và 18 lợn bệnh. Phân tích bằng máy phân tích 18 chỉ tiêu huyết học tự động model CARESIDE H2000 tại khoa xét nghiệm bệnh viên Bạch Mai – Hà Nội. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.5 và bảng 4.6. 4.3.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của lợn mắc PRRS 4.3.1.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS Qua kết quả bảng 4.5 cho thấy, các chỉ tiêu như số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu của lợn con theo mẹ thấp hơn nhiều so với của nhóm con cai sữa kể cả lợn khoẻ và lợn bệnh. So sánh giữa nhóm lợn bệnh và lợn khoẻ cho thấy, số lượng hồng cầu và số lượng bạch cầu của lợn bệnh đều có xu hướng tăng cao hơn so với lợn khoẻ ở cùng nhóm, riêng số lượng tiểu cầu thì thấp hơn. * Ở nhóm lợn con theo mẹ: Số lượng hồng cầu của lợn bệnh tăng cao hơn một chút so với ở lợn khoẻ. Ở lợn khoẻ số lượng hồng cầu trung bình là 5,24 ± 0,18 Tetra/L và ở lợn bệnh là 5,69 ± 0,20 Tetra/L. Tuy nhiên kết quả kiểm định cho thấy sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê. Theo quan sát của chúng tôi cho thấy, sự tăng nhẹ số lượng hồng cầu là do trong khoảng thời gian đầu bị bệnh (từ 1÷2 ngày đầu) phần lớn lợn con theo mẹ bị bệnh đều có hiện tượng giảm bú, bỏ bú, sốt cao và tần số hô hấp tăng. Một số con bắt đầu xuất hiện ỉa chảy, do vậy các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm cho cơ thể lợn bệnh rơi vào trạng thái mất nước. Bảng 4.5. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS  Nhóm lợn Chỉ tiêu Lợn con theo mẹ Lợn con sau cai sữa Lợn khoẻ (n = 9) Lợn bệnh (n = 18) Lợn khoẻ (n = 9) Lợn bệnh (n = 18) Số lượng hồng cầu (Tera/L) 5,24 ± 0,18 5,69 ± 0,20 7,12 ± 0,14 7,33 ± 0,17 B B A A Số lượng bạch cầu (Giga/L) 6,75 ± 0,15 6,97 ± 0,81 15,31 ± 0,88 24,28 ± 1,88 C C B A Số lượng tiểu cầu (Giga/L) 658,40 ± 19,93 651,10 ± 31,70 412,75 ± 22,90 387,64 ± 26,58 A B B B Ghi chú: Trong mỗi chỉ tiêu, những nhóm có ký hiệu chữ cái giống nhau là không có sự sai khác thống kê và ngược lại. Số lượng bạch cầu ở lợn bệnh cũng có sự biến động tương tự như đối với số lượng hồng cầu. Tuy nhiên, theo chúng tôi số lượng bạch cầu tăng trong trường hợp này ngoài các nguyên nhân do mất nước còn do sự viêm nhiễm khuẩn kế phát gây ra. * Ở nhóm lợn con sau cai sữa: Khi nghiên cứu về số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu ở nhóm lợn này chúng tôi thấy: Số lượng hồng cầu của lợn khoẻ là 7,12 ± 0,14 Tetra/L, ở lợn bệnh số lượng hồng cầu tăng nhẹ đến 7,33 ± 0,17 Tetra/L. Trong khi đó, số lượng bạch cầu của lợn bệnh có sự tăng cao rõ rệt, từ 15,31 ± 0,88 Giga/L ở lợn khoẻ lên 24,28 ± 1,88 Giga/L ở lợn bệnh. Trái lại với hai chỉ tiêu nêu trên, số lượng tiểu cầu của lợn bệnh lại giảm đi khá nhiều. Ở lợn bệnh số lượng tiểu cầu trung bình là 387,64 ± 26,58 Giga/L trong khi đó chỉ tiêu này ở lợn khoẻ là 412,75 ± 22,90Giga/L. 4.3.1.2. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS Tiến hành tương tự như hai nhóm lợn nêu trên, các kết quả nghiên cứu về số lượng hồng cầu, bạch cầu và số lượng tiểu cầu của lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con chúng tôi thu được kết quả bảng 4.6. Qua kết quả bảng 4.6 cho thấy, số lượng các loại tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở cả ba nhóm lợn trong trạng thái sinh lý là tương tự như nhau. Trong trường hợp bệnh lý, các chỉ tiêu này có sự thay đổi. Số lượng tiểu cầu giảm rõ còn số lượng hồng cầu và bạch cầu tăng nhẹ. * Ở nhóm lợn giai đoạn vỗ béo: Số lượng hồng cầu của lợn bệnh tăng cao hơn chút ít so với của lợn khoẻ. Cụ thể, trong trạng thái sinh lý bình thường, số lượng hồng cầu trung bình của lợn khoẻ là 7,09 ± 0,18 Tetra/L, và số lượng hồng cầu ở lợn bệnh là 7,40 ± 0,23 Tetra/L. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên đàn lợn ở thời điểm lấy máu xét nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây tăng số lượng hồng cầu của lợn bệnh là do sự mất nước vì sốt cao và bỏ ăn, bỏ uống gây ra. Bảng 4.6. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS Nhóm lợn Chỉ tiêu  Lợn vỗ béo Lợn nái hậu bị Lợn nái nuôi con Lợn khoẻ (n= 10) Lợn bệnh (n=18) Lợn khoẻ (n= 10) Lợn bệnh (n= 18) Lợn khoẻ (n= 10) Lợn bệnh (n= 18) Số lượng hồng cầu (Tera/L) 7,09 ± 0,18 7,40 ± 0,23 7,03 ± 0,17 7,44 ± 0,28 7,17 ± 0,20 7,21 ± 0,32 A A A A A A Số lượng bạch cầu (Giga/L) 14,72 ± 0,55 17,09 ± 4,13 14,89 ± 0,66 17,54 ± 1,57 15,19 ± 0,87 17,57 ± 1,96 B B B B B B Số lượng tiểu cầu (Giga/L) 365,6 ± 17,74 398,78 ± 20,96 359,60 ± 14,70 392,38 ± 24,48 345,6 ± 18,69 296,4 ± 26,49 C B C B C B Ghi chú: Trong mỗi chỉ tiêu, những nhóm có ký hiệu chữ cái giống nhau là không có sự sai khác thống kê và ngược lại. Giống như sự biến đổi về số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu ở lợn bệnh cũng tăng nhẹ nhưng chưa có sự khác biệt so với lợn khoẻ. Cụ thể, ở lợn khoẻ số lượng bạch cầu trung bình là 14,72 ± 0,55Giga/L, khi mắc bệnh số lượng bạch cầu tăng lên đến 17,09 ± 4,13 Giga/L. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, phản ứng tăng số lượng bạch cầu của cơ thể là một dấu hiệu thường gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Hiện tượng này cũng rất phù hợp với kết của công bố của nhiều tác giả về hiện tượng kế phát và bội nhiễm các loại vi khuẩn đường hô hấp như Staphylococcus aureus, Streptococcus suis, Pasteurella multocida, Pasteurella haemolitica, Mycoplasma hyopneumoniae, Bordetella bronchiseptica, Arcanobacterium pyogenes. (Nguyễn Hữu Nam và cs, 2007)[18]; (Bùi Quang Anh và cs, 2008)[4]. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp, làm cho lợn bệnh xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như sốt cao, thở khó, tần số hô hấp tăng, chảy nước mũi và ho. Số lượng tiểu cầu của lợn bệnh tăng cao hơn và có sự khác biệt thống kê so với của lợn khoẻ. Ở lợn khoẻ, số lượng tiểu cầu trung bình là 365,6 ± 17,74 Giga/L, khi mắc bệnh số lượng tiểu cầu tăng lên 398,78 ± 20,96 Giga/L. * Ở nhóm lợn nái hậu bị: Các chỉ tiêu về số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của lợn nái hậu bị mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đều cao hơn so với lợn khoẻ cùng nhóm. Số lượng hồng cầu của lợn khoẻ là 7,03 ± 0,17 Tetra/L trong khi đó số lượng hồng cầu của lợn bệnh tăng nhẹ, với trị số trung bình là 7,44 ± 0,28 Tetra/L. Số lượng bạch cầu của lợn bệnh tăng nhẹ và cao hơn so với lợn khoẻ 2,64 Tetra/L. Trong khi đó số lượng tiểu cầu của lợn bệnh có sự tăng cao và có sự khác biệt rõ so với lợn khoẻ. Ở lợn bệnh trung bình mỗi lít máu có 392,38 ± 24,48 Tetra nhưng ở lợn khoẻ số lượng tiểu cầu chỉ là 359,60 ± 14,70 Tetra/L. * Ở nhóm lợn nái nuôi con: Qua kết quả bảng 4.6 cũng cho thấy, số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đều tăng so với ở lợn khoẻ. Trong đó chỉ có số lượng tiểu cầu ở lợn bệnh có sự khác biệt rõ và có ý nghĩa thống kê so với lợn khoẻ. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, số lượng hồng cầu và bạch cầu của lợn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con trong trạng thái khoẻ mạnh là như nhau. Khi bị mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thì các chỉ tiêu nêu trên của ba nhóm lợn đều tăng nhẹ song chỉ có số lượng tiểu cầu ở lợn bệnh tăng cao và có sự khác biệt thống kê so với lợn khoẻ. 4.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu của lợn mắc PRRS 4.3.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS Trong cơ thể, hồng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đặc biệt là các nguyên nhân gây bệnh. Để đánh giá chất lượng hồng cầu cũng như sự ảnh hưởng của các nguyên nhân gây bệnh lên hồng cầu, người ta thường nghiên cứu các chỉ tiêu như: sức kháng hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố, thể tích trung bình hồng cầu và tỷ khối huyết cầu. Nhằm mục đích nghiên cứu sự ảnh hưởng của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu ở lợn bệnh, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra máu của lợn bệnh thuộc năm nhóm: lợn con theo mẹ, con cai sữa, lợn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 và bảng 4.8. Qua kết quả bảng 4.7 cho thấy, chất lượng hồng cầu của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có biến động nhẹ, nhưng phần lớn đều chưa xuất hiện sự sai khác thống kê giữa lợn bệnh và lợn khoẻ. Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS Nhóm lợn Chỉ tiêu  Lợn con theo mẹ Lợn con sau cai sữa Lợn khoẻ (n = 9) Lợn bệnh (n = 18) Lợn khoẻ (n = 9) Lợn bệnh (n = 18) Tỷ khối huyết cầu (%) 29,60 ± 0,28 31,24 ± 0,46 42,95 ± 1,67 43,43 ± 2,44 B B A A Thể tích TBHC  (µm3) 56,86 ± 1,49 55,44 ± 2,98 60,22 ± 1,92 59,17 ± 2,74 A A A A Hàm lượng Hb  (g/L) 85,00 ± 3,46 86,50 ± 4,83 116,25 ± 3,89 117,79 ± 5,06 B B A A Lượng Hb TBHC (pg) 16,32 ± 0,39 15,37 ± 0,69 16,34 ± 0,51 16,10 ± 0,68 A A A A Nồng độ Hb TBHC (g/L) 287,29 ± 20,42 277,35 ± 25,26 273,34 ± 13,28 271,90 ± 17,81 A A A A Sức kháng HC tối thiểu( % NaCl) 0,73 ± 0,010 0,74 ± 0,011 0,68 ± 0,007 0,71 ± 0,007 B A C D Sức kháng HC tối đa (% Nacl) 0,47 ± 0,011 0,52 ± 0,159 0,46 ± 0,007 0,49 ± 0,017 C A D C Ghi chú: Trong mỗi chỉ tiêu, những nhóm có ký hiệu chữ cái giống nhau là không có sự sai khác thống kê và ngược lại. * Ở nhóm lợn con theo mẹ: Tỷ khối huyết cầu của lợn khoẻ là 29,60 ± 0,28%, thấp hơn nhiều so với lợn khoẻ giai đoạn sau cai sữa. Khi lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, tỷ khối huyết cầu của lợn con theo mẹ tăng nhẹ (31,24 ± 0,46%). Tuy nhiên, kết quả kiểm định chúng tôi thấy, dao động này chưa có sự sai khác thống kê so với lợn khoẻ. Thể tích trung bình hồng cầu phụ thuộc rất nhiều tình trạng của hệ tạo máu, đặc biệt là áp xuất thẩm thấu của huyết tương. Khi nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi thấy, thể tính trung bình hồng cầu của lợn khoẻ là 56,86 ± 1,49 µm3, nhưng ở lợn bệnh thể tích trung bình hồng cầu giảm xuống còn 55,44 ± 2,98 µm3. Sự dao động này mặc dù chưa có sự sai khác thống kê song nó là dấu hiệu chứng tỏ sự mất nước ở cơ thể lợn bệnh. Hàm lượng huyết sắc tố là số gam Hemoglobin (Hb) có trong 1lít máu. Ở lợn con theo mẹ khoẻ mạnh, hàm lượng huyết sắc tố là 85,00 ± 3,46g/L và khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản chỉ tiêu này tăng nhẹ lên 86,50 ± 4,83 g/L. Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu là số picrogam Hemoglobin trung bình có trong 1 tế bào hồng cầu. Chỉ tiêu này phản ảnh rõ khả năng vận chuyển khí O2 và CO2 của mỗi tế bào hồng cầu. Ngoài ra nó còn là thông tin quan trọng trong nhận định dạng thiếu máu. Nếu thể tích trung bình hồng cầu không thay đổi mà lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu giảm thường là thiếu máu nhược sắc. Nghiên cứu lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu ở 9 lợn khoẻ và 18 lợn bệnh chúng tôi thấy, chỉ tiêu này ở lợn khoẻ trung bình là 16,32 ± 0,39pg khi lợn bị bệnh chỉ tiêu này giảm xuống còn 15,37 ± 0,69pg. Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu là số gam Hemoglobin trung bình có trong một lít tế bào hồng cầu. Ở lợn bệnh nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu thấp hơn so với của lợn khoẻ. Chỉ tiêu này ở lợn con theo mẹ khoẻ là 287,29 ± 0,42 g/L và ở lợn bệnh giảm xuống còn 277,35 ± 5,26g/L. Sức kháng hồng cầu ở con theo mẹ mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản giảm rõ so với ở lợn khoẻ. Ở lợn khoẻ sức kháng tối thiểu là 0,73 ± 0,010; ở lợn bệnh sức kháng hồng cầu tối thiểu còn 0,74 ± 0,011. Sức kháng tối đa của hồng cầu lợn bệnh cũng giảm rõ từ 0,47 ± 0,011 ở lợn khoẻ xuống còn 0,52 ± 0,159 ở lợn bệnh. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu nêu trên chúng tôi có nhận xét: khi lợn con theo mẹ mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trong vòng từ 1÷3 ngày sau khi có biểu hiện lâm sàng đầu tiên, các chỉ tiêu như thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và sức kháng hồng cầu đều giảm nhẹ, đặc biệt sức kháng hồng cầu giảm rõ và có sự khác biệt về mặt thống kê giữa lợn khoẻ và lợn bệnh. Trái lại, các chỉ tiêu tỷ khối huyết cầu và lượng Hemoglobin ở lợn bệnh lại tăng nhẹ nhưng chưa có khác biệt về thống kê so với lợn khoẻ. * Ở nhóm lợn con sau cai sữa : Cũng với xu hướng biến động tương tự như ở nhóm lợn con theo mẹ, ở nhóm lợn con sau cai sữa mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản các chỉ tiêu tỷ khối huyết cầu và hàm lượng Hemoglobin tăng nhẹ và cũng chưa có khác biệt thống kê so với lợn khoẻ. Trong khi đó các chỉ tiêu như thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu và sức kháng hồng cầu lại có xu hướng giảm. Tuy nhiên trong số các chỉ tiêu này chỉ có sức kháng hồng cầu là có sự giảm mạnh và khác biệt giữa lợn khoẻ với lợn bệnh. 4.3.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu của lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS Tiến hành tương tự như đối với nhóm lợn con, kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng hồng cầu của nhóm lợn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con được trình bày trong bảng 4.8. Qua bảng 4.8 cho thấy các chỉ tiêu từ tỷ khối huyết cầu đến nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu ở tất cả các nhóm lợn từ vỗ béo đến lợn nái nuôi con đều không có sự khác biệt thống kê, kể cả giữa lợn khoẻ và lợn bệnh. Riêng sức kháng hồng cầu ở lợn bệnh giảm rõ rệt và khác biệt hoàn toàn so với lợn bệnh cùng nhóm tuổi. * Ở nhóm lợn giai đoạn vỗ béo: Các chỉ tiêu tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình hồng cầu, hàm lượng Hemoglobin, lượng Hemoglobin trung bình hồng cầu và nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu ở lợn bệnh cao hơn chút ít so với ở lợn khoẻ, nhưng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các chỉ tiêu trên ở lợn khoẻ là 42,52 ± 1,00%; 60,14 ± 1,94µm3; 116,8 ± 3,06g/L và 16,56 ± 0,54pg. Ở lợn bệnh các chỉ tiêu trên đều tăng và tương ứng là 44,59 ± 1,76%; 60,29 ± 1,73 µm3; 120,78 ± 3,97g/L và 16,87 ± 0,89pg. Sức kháng hồng cầu tối thiểu và sức kháng hồng cầu tối đa ở lợn bệnh đều giảm rõ và khác biệt so với ở lợn khoẻ. Chỉ tiêu này lần lượt ở lợn khoẻ là 0,67 ± 0,007 và 0,44 ± 0,008 trong khi đó ở lợn bệnh tương ứng là 0,69 ± 0,017 và 0,49 ± 0,012. Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu của lợn giai đoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS Nhóm lợn Chỉ tiêu  Lợn giai đoạn vỗ béo Lợn nái hậu bị Lợn nái nuôi con Lợn khoẻ (n = 9) Lợn bệnh (n = 18) Lợn khoẻ (n = 9) Lợn bệnh (n = 18) Lợn khoẻ (n = 9) Lợn bệnh (n = 18) Tỷ khối huyết cầu  (%) 42,52 ± 1,00 44,59 ± 1,76 41,92 ± 1,26 44,16 ± 1,77 42,72 ± 1,41 42,89 ± 1,75 A A A A A A Thể tích TBHC (µm3) 60,14 ± 1,94 60,29 ± 1,73 59,80 ± 2,08 59,85 ± 3,32 60,00 ± 2,19 60,05 ± 3,06 A A A A A A Hàm lượng Hb (g/L) 116,8 ± 3,06 120,78 ± 3,97 115,20 ± 4,49 120,54 ± 5,10 118,40 ± 5,11 124,5 ± 7,44 A A A A A A Lượng Hb TBHC (pg) 16,56 ± 0,54 16,87 ± 0,89 16,49 ± 0,49 16,55 ± 0,99 16,56 ± 0,90 17,49 ± 1,03 A A A A A A Nồng độ Hb TBHC  (g/L) 275,6 ± 10,07 278,28 ± 11,54 276,80 ± 15,62 278,77 ± 17,10 278,80 ± 18,48 295,80 ± 22,49 A A A A A A Sức kháng HC tối thiểu (% NaCl) 0,67 ± 0,007 0,69 ± 0,017 0,66 ± 0,008 0,70 ± 0,018 0,66 ± 0,009 0,69 ± 0,012 D C D C D C  Sức kháng HC tối đa (% NaCl) 0,44 ± 0,008 0,49 ± 0,012 0,44 ± 0,011 0,48 ± 0,207 0,45 ± 0,006 0,50 ± 0,016 D C D C C A Ghi chú: Trong mỗi chỉ tiêu, những nhóm có ký hiệu chữ cái giống nhau là không có sự sai khác thống kê và ngược lại. * Ở nhóm lợn nái hậu bị: Kết quả bảng 4.8 cũng cho thấy, ở lợn nái hậu bị mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản các chỉ tiêu tỷ khối huyết cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu đều tăng nhẹ và cao hơn chút ít so với ở lợn khoẻ. Tuy nhiên, sự dao động của các chỉ tiêu này vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sức kháng hồng cầu tối thiểu và tối đa ở lợn bệnh đều giảm mạnh và khác biệt hoàn toàn so với ở lợn khoẻ. Các chỉ tiêu này ở lợn khoẻ tương ứng là 0,66 ± 0,008 và 0,44 ± 0,011 và ở lợn bệnh tương ứng là 0,70 ± 0,018 và 0,48 ± 0,207. * Ở nhóm lợn nái nuôi con: Các chỉ tiêu như: tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình hồng cầu, hàm lượng Hemoglobin, lượng Hemoglobin trung bình hồng cầu và nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu ở bệnh đều tăng nhẹ. Mặc dù sự dao động này chưa có sự khác biệt thống kê so với nhóm lợn khoẻ song nó cũng là những dấu hiệu bước đầu cho thấy chiều hướng biến đổi của các chỉ tiêu này ở lợn bệnh. Khác với các chỉ tiêu trên, sức kháng hồng cầu tối thiểu và sức kháng hồng cầu tối đa ở lợn bệnh lại giảm mạnh và kém hơn nhiều so với ở lợn khoẻ. Cụ thể, ở lợn nái nuôi con khoẻ mạnh, sức kháng hồng cầu tối thiểu là 0,66 ± 0,009 và sức kháng tối đa là 0,45 ± 0,006 trong khi đó, ở lợn bệnh các chỉ tiêu này giảm xuống tương ứng còn 0,69 ± 0,012 và 0,50 ± 0,016. Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu thu được ở trên chúng tôi thấy, ở nhóm lợn bệnh từ giai đoạn lợn con theo mẹ đến lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thì sức kháng hồng cầu tối thiểu và sức kháng hồng cầu tối đa đều bị giảm mạnh và kém hơn rõ ràng so với của lợn khoẻ. Các chỉ tiêu còn lại tăng nhẹ và không có sự khác biệt về mặt thống kê. 4.3.3. Công thức bạch cầu của lợn mắc PRRS 4.3.3.1. Công thức bạch cầu của lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa mắc PRRS Bạch cầu (white blood cells) là những tế bào máu có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh thông qua hoạt động thực bào, đáp ứng miễn dịch và tiết interferon . Căn cứ và đặc điểm cấu tạo của chúng mà người ta chia bạch cầu ra thành hai nhóm chính đó là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt: Bạch cầu có hạt là những tế bào mà bên trong bào tương của chúng có các hạt bắt màu thuốc nhuộm có tính axit (bạch cầu ái toan) hoặc bắt màu thuốc nhuộm có tính chất bazơ (bạch cầu ái kiềm); Bạch cầu không hạt là những tế bào bạch cầu mà bên trong bào tương của chúng không có các hạt bắt màu thuốc nhuộm có tính bazo hoặc kiềm. Trong nhóm này bao gồm các tế bào như: lympho bào, tương bào, lâm ba cầu. Trong trạng thái sinh lý bình thường, số lượng bạch cầu thường ít hơn nhiều so với số lượng hồng cầu nhưng trong trạng thái bệnh lý của nhiều bệnh chỉ tiêu này thường tăng cao đặc biệt là các trường hợp bị nhiễm khuẩn. Công thức bạch cầu là tỷ lệ % theo số lượng giữa các loại bạch cầu có trong máu. Trong trạng thái sinh lý bình thường, công thức bạch cầu của mỗi loài gia súc đều ổn định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý số lượng của từng loại bạch cầu có thể bị thay đổi, làm cho công thức bạch cầu cũng bị thay đổi theo. Do vậy trong chẩn đoán, việc phân loại bạch cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN BAN CHUAN.doc
Tài liệu liên quan