Đặt vấn đề
Nước ta đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng suất khá cao, chất lượng thịt tốt, hợp thị hiếu người tiêu dùng và thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp như gà Kabir của Israel, gà Tam Hoàng, Lương Phượng của Trung Quốc. Trong đó gà Lương Phượng có ưu điểm nổi bật là thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, có thể chăn nuôi bán thâm canh theo qui mô vừa và nhỏ, chất lượng thịt thơm ngon gần giống gà Ri.
Vì vậy, gà Lương Phượng đã được nhiều người chăn nuôi chọn và sử dụng trong chăn nuôi gà thịt với hai phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả. Bên cạnh đó gà Ai Cập là giống gà kiêm dụng trứng thịt được nuôi khá phổ biến ở nước ta, đây là giống gà mới nhập, phù hợp với phương thức nuôi bán chăn thả, hiệu quả kinh tế cao. Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhưng rất nhanh nhẹn, có khả năng tìm kiếm thức ăn tốt. Nhằm khai thác và khơi dậy các tính trạng tốt, có ích trong chăn nuôi, song song với việc nhập và nuôi thích nghi các giống gà ngoại, biện pháp lai kinh tế giữa các dòng, giống gà ngoại với các dòng, giống gà trong nước cũng được đặc biệt chú trọng. Trong các giống gà nội, gà Mông là giống gà có nhiều đặc tính quý như: da đen, xương đen, thịt đen có thể làm vị thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ, không những thế giống gà này còn nổi tiếng bởi lượng mỡ ít, thịt dai chắc thơm ngon phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam, tuy nhiên đây là giống gà có ý nghĩa kinh tế không lớn lắm bởi năng suất sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà Mông khó phát triển thành sản phẩm hàng hoá.
Để kết hợp những ưu điểm của các giống gà trên tạo ra sản phẩm hàng hoá gà da đen, thịt đen, xương đen có năng suất và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đối với người chăn nuôi khu vực trung du, miền núi, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên”
89 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU QUYÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN
XUẤT THỊT CỦA GÀ F1 (TRỐNG MÔNG X MÁI AI CẬP) VÀ
F1(TRỐNG MÔNG X MÁI LƢƠNG PHƢỢNG) NUÔI BÁN
CHĂN THẢ TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH VÂN
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU QUYÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ F1 (TRỐNG MÔNG X MÁI AI
CẬP) VÀ F1(TRỐNG MÔNG X MÁI LƢƠNG PHƢỢNG)
NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
THÁI NGUYÊN – 2008
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nƣớc ta đã nhập một số giống gà lông màu thả vƣờn có năng suất khá cao,
chất lƣợng thịt tốt, hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng và thích hợp với điều kiện chăn
nuôi bán công nghiệp nhƣ gà Kabir của Israel, gà Tam Hoàng, Lƣơng Phƣợng của
Trung Quốc. Trong đó gà Lƣơng Phƣợng có ƣu điểm nổi bật là thích nghi tốt với
điều kiện khí hậu Việt Nam, có thể chăn nuôi bán thâm canh theo qui mô vừa và
nhỏ, chất lƣợng thịt thơm ngon gần giống gà Ri. Vì vậy, gà Lƣơng Phƣợng đã đƣợc
nhiều ngƣời chăn nuôi chọn và sử dụng trong chăn nuôi gà thịt với hai phƣơng thức
nuôi nhốt và bán chăn thả. Bên cạnh đó gà Ai Cập là giống gà kiêm dụng trứng thịt
đƣợc nuôi khá phổ biến ở nƣớc ta, đây là giống gà mới nhập, phù hợp với phƣơng thức
nuôi bán chăn thả, hiệu quả kinh tế cao. Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhƣng rất nhanh
nhẹn, có khả năng tìm kiếm thức ăn tốt.
Nhằm khai thác và khơi dậy các tính trạng tốt, có ích trong chăn nuôi, song
song với việc nhập và nuôi thích nghi các giống gà ngoại, biện pháp lai kinh tế giữa
các dòng, giống gà ngoại với các dòng, giống gà trong nƣớc cũng đƣợc đặc biệt chú
trọng. Trong các giống gà nội, gà Mông là giống gà có nhiều đặc tính quý nhƣ: da
đen, xƣơng đen, thịt đen có thể làm vị thuốc chữa bệnh, bồi dƣỡng sức khoẻ, không
những thế giống gà này còn nổi tiếng bởi lƣợng mỡ ít, thịt dai chắc thơm ngon phù
hợp với sở thích ẩm thực của ngƣời Việt Nam, tuy nhiên đây là giống gà có ý nghĩa
kinh tế không lớn lắm bởi năng suất sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà Mông khó
phát triển thành sản phẩm hàng hoá.
Để kết hợp những ƣu điểm của các giống gà trên tạo ra sản phẩm hàng hoá
gà da đen, thịt đen, xƣơng đen có năng suất và chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đối với ngƣời chăn nuôi khu vực trung du, miền núi, chúng tôi tiến hành nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà
F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi
bán chăn thả tại Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm ngoại hình của hai ổ hợp lai F1 (trống Mông x mái Lƣơng
Phƣợng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập)
- Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của hai tổ hợp lai F1 (trống Mông
x mái Lƣơng Phƣợng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập)
- Kết quả của đề tài cung cấp số liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Thăm dò thị hiếu ngƣời tiêu dùng để có cơ sở nhân rộng gà lai nuôi ở nông
hộ các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở khoa học của lai kinh tế
Lai kinh tế là phƣơng thức lai giữa hai cá thể thuộc hai dòng hoặc hai giống khác
nhau, con lai F1 không sử dụng làm giống mà để khai thác sản phẩm thịt, trứng, sữa, lông,
da...lai kinh tế còn gọi là lai công nghiệp vì chỉ sử dụng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm
có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lƣợng trong một đơn vị thời gian tƣơng đối ngắn
(Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] ). Ngƣời ta tiến hành lai kinh tế là để sử
dụng ƣu thế lai làm tăng nhanh mức độ trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng
thuần, nhất là đối với các tính trạng khối lƣợng, tăng trọng, tăng các chiều đo. Con lai có
thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố, mẹ hoặc cũng có thể phối hợp đƣợc
những đặc tính của hai giống đó, có trƣờng hợp con lai vẫn giữ nguyên tính bảo thủ của
một trong hai giống.
Năng suất vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là bản chất di truyền và ngoại
cảnh. Do vậy trong chăn nuôi có hai hƣớng chủ yếu để nâng cao năng suất vật nuôi là cải
tiến bản chất di truyền của vật nuôi và cải tiến phƣơng pháp chăn nuôi.
Bên cạnh việc chọn lọc, nhân giống thuần chủng, lai tạo là phƣơng pháp cải
tiến di truyền có hiệu quả cao và nhanh. Nhận thức điều này, từ lâu con ngƣời đã
chú trọng công tác lai tạo. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] kể
từ những giống vật nuôi đầu tiên đƣợc tạo ra từ cuối thế kỷ XVIII, các giống mới
đều đƣợc hình thành bằng con đƣờng lai tạo và những giống gốc ban đầu ít nhiều
có pha máu giữa các giống khác nhau. Cho đến nay việc tạo ra sản phẩm nhƣ thịt,
sữa, trứng, lông...phần lớn đều đƣợc thông qua lai tạo và việc lai tạo cũng đã có
ảnh hƣởng tốt đến sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm. Các giống, dòng càng thuần
bao nhiêu thì con lai càng có ƣu thế lai cao bấy nhiêu (Trần Đình Miên, Nguyễn
Văn Thiện, 1995 [ 38 ])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Trong lịch sử nghiên cứu về lai tạo, Đacuyn là ngƣời đầu tiên nêu lên lợi ích của
việc lai tạo, ông đã kết luận rằng lai là có lợi, tự giao là có hại đối với động vật.
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, Mendel đã đƣa ra một nguyên tắc hoàn
toàn mới để nghiên cứu đó là phƣơng pháp lai, liên quan đến việc nghiên cứu đặc
điểm di truyền của những tính trạng và đặc tính riêng rẽ.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1975 [36] cho rằng lai tạo nhằm mục
đích lay động tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, phát
huy những bản chất di truyền tốt của con lai tạo nên các tổ hợp lai mới có năng suất
cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn.
Lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tƣợng sinh học quan trọng đó là ƣu thế lai,
làm cho sức sống của con vật, sức miễn dịch đối với bệnh tật và các tính trạng kinh
tế đƣợc nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các tổ hợp
lai, ƣu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lƣơng, Phan Cự
Nhân, 1994 [29]).
Từ những nguyên lý trên các nhà khoa học kết luận: để tăng năng suất vật
nuôi, trong công tác giống hiện nay chính là nhờ quá trình lai tạo. Tuỳ theo mục
đích lai tạo mà các nhà tạo giống có thể áp dụng các phƣơng pháp lai khác nhau
nhƣ: Lai kinh tế, lai pha máu, lai cải tiến, lai gây thành, lai xa...trong đó lai kinh tế
đƣợc áp dụng rộng rãi nhất. Khi nghiên cứu phƣơng pháp lai kinh tế, ngƣời ta
thƣờng quan tâm đến khả năng phối hợp, bởi vì nếu khả năng phối hợp tốt sẽ tạo ra
ƣu thế lai cao.
Nguyễn Ân và cộng sự, 1983 [1] khi nghiên cứu về lai kinh tế đã đƣa ra kết luận:
để lai kinh tế có hiệu quả thì phải tiến hành chọn lọc tốt các dòng thuần chủng làm cho
các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử tăng lên.
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới nhƣ Wassen
(1928), Kawahara (1960), Kushner (1954,1958), Fomla (1964) cho rằng khi chọn
đúng cặp bố mẹ cho giao phối thì con lai có sức sống cao ở thời kỳ phôi và hậu
phôi, sản lƣợng trứng tăng và chi phí thức ăn giảm (Nguyễn Ân và cộng sự,
1983)[1]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [37] cho rằng trong thực tế chăn
nuôi không phải bất cứ giống nào, dòng nào cho lai cũng cho kết quả tốt, tức là khi
chọn phối các cặp bố mẹ phải có khả năng phối hợp. khả năng phối hợp phụ thuộc
vào mức độ chọn lọc các giống gốc, nếu các giống gốc có áp lực chọn lọc cao, có
tiến bộ di truyền lớn thì khi cho lai với nhau có khả năng phối hợp cao.
Giống gia súc, gia cầm là một quần thể lớn. Trong giống lại bao gồm nhiều dòng,
mỗi dòng lại có đặc điểm chung của giống, nhƣng lại có những đặc điểm di truyền riêng
biệt. Sự khác biệt mỗi dòng về kiểu gen chính là yếu tố quyết định ƣu thế lai.
Trong công tác giống gia cầm hiện nay, thay thế cho phƣơng pháp lai giữa
các giống nhƣ trƣớc đây phƣơng pháp lai giữa các dòng là phổ biến. Ngƣời ta lai
các dòng gà khác biệt về kiểu gen, nhƣng lại có khả năng kết hợp đƣợc trong cùng
một cơ thể. Vì vậy, mà phải chọn các dòng gà có khả năng kết hợp tốt.
Trong công tác nhân giống thuần chủng, công tác chọn giống rất chặt chẽ,
đàn giống đƣợc chọn ra từ những cá thể có năng suất cao hơn hẳn năng suất bình
quân toàn đàn, nhƣng không phải tất cả các cá thể có năng suất cao đều có chất
lƣợng di truyền tốt. Vì thế, muốn nâng cao năng suất chất lƣợng thì ngƣời ta phải
thực hiện phƣơng pháp lai tạo. Nhƣng muốn đạt hiệu quả cao trong lai tạo thì chọn
giống phải đi theo một hƣớng nhất định là chọn lọc có định hƣớng, nếu không thì
sự phối hợp giữa các dòng sẽ dẫn đến kết quả năng suất và chất lƣợng con la i
không đạt nhƣ mong muốn. Do đó, muốn gia cầm lai có năng suất cao thì không thể
cho giao phối một cách ngẫu nhiên mà phải cho giao phối giữa các dòng đã đƣợc
qui định, những dòng này đã đƣợc kiểm tra chất lƣợng, năng suất theo một phƣơng
pháp chọn giống nhất định và đƣợc thực hiện nghiêm ngặt trong những cơ sở
giống.
Theo Hoàng Kim Loan, 1973 [23] gia cầm lai không những thể hiện đƣợc chất
lƣợng tổng hợp của các dòng thuần mà còn đạt hiệu quả của ƣu thế lai từ 5-20%. Có
thể nói đây là sự ƣu đãi của thiên nhiên mà con ngƣời có thể sử dụng tốt, nếu nắm
đƣợc quy luật của phƣơng pháp này và biết cách tổ chức sản xuất, sử dụng các gia cầm
lai giữa các dòng là một trong những vấn đề quan trọng nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1975 [36] thì trên thế giới, phƣơng
pháp lai kinh tế đƣợc sử dụng rất nhiều, có những nƣớc 80% sản phẩm thịt là do lai kinh
tế. Ở Việt Nam đã nghiên cứu công thức lai giữa các tổ hợp lai nhƣ: gà Tam Hoàng với
gà Ri, gà Hồ, gà Mía với gà Tam Hoàng, gà Kabir với gà Ri, gà Rhode với gà
Ri...thƣờng con lai F1 có khả năng cho thịt trứng cao hơn trung bình gà bố mẹ.
Trong công tác giống gia cầm, khi lai kinh tế ngƣời ta có thể dùng phƣơng
pháp lai đơn hoặc lai kép, nhƣng đôi khi cũng sử dụng phƣơng pháp lai ngƣợc.
- Lai đơn:
Là phƣơng pháp lai giữa con đực và con cái thuộc hai dòng, giống khác nhau
để sản suất ra con lai F1, tất cả con lai F1 đều đƣợc sử dụng để nuôi thƣơng phẩm và
không dùng để làm giống. Trong công tác giống gia cầm lai đơn thƣờng đƣợc sử
dụng khi lai giữa các giống gà địa phƣơng với các giống gà ngoại nhập cao sản
thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong sản suất gà kiêm dụng trứng thịt nhằm tận dụng
khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà địa phƣơng và khả năng sinh trƣởng
nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt của gà cao sản nhập nội.
- Lai kép:
Đây là phƣơng pháp lai kinh tế phức tạp. Trƣớc tiên cho lai giữa hai dòng hoặc hai
giống A và B để tạo đời 1: FAB, lai giữa hai dòng hoặc hai giống C và D để tạo con đời 1:
FCD. Sau đó cho lai con lai FAB với con lai FCD để đƣợc con lai đời 2: FABCD. Tất cả
con lai đời 2 đều sử dụng nuôi thƣơng phẩm và không dùng để làm giống. Phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng phổ biến để tạo gà thƣơng phẩm chuyên trứng, chuyên thịt, chẳng hạn
đối với gà hƣớng trứng lai 4 dòng nhƣ Goldline 54, Hisex, ISA Brown, Lohmann
Brown...với gà hƣớng thịt nhƣ BE88, Avian, Abor Acres, Lohmann meat...Theo kết luận
của nhiều nhà khoa học thì lai 4 dòng là tốt nhất đối với gà hƣớng trứng và gà hƣớng thịt.
Ngoài việc tạo ƣu thế lai với con lai thƣơng phẩm, còn có hiện tƣợng các gen liên kết với
giới tính để phân biệt gà trống và gà mái từ lúc 1 ngày tuổi thông qua màu lông hoặc tốc độ
mọc lông cánh.
- Lai kinh tế ngƣợc:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Là phƣơng pháp cho con đực và con cái thuộc hai giống khác nhau giao phối
với nhau để tạo con lai F1, sau đó dùng con lai F1 giao phối trở lại với một trong hai
giống xuất phát để tạo con lai F2. Tất cả con lai F2 đều đƣợc sử dụng nuôi thƣơng
phẩm và không dùng để làm giống. Khi muốn củng cố, phát huy những đặc tính tốt
của một giống nào đó thì ngƣời ta thƣờng lai ngƣợc, vì con lai đời 2 mang 3/4 máu
của giống đó.
1.1.2. Cơ sở khoa học của ƣu thế lai
1.1.2.1. Lược sử và khái niệm về ưu thế lai
Hiện tƣợng ƣu thế lai đã đƣợc biết và vận dụng từ lâu. Điểu hình là việc tạo
con La, kết quả lai khác loài giữa con ngựa cái (Equus Caballus) và lừa đực (Equus
asinus). Con La nổi tiếng về sức khoẻ, sức dẻo dai và khả năng chịu nóng (Horn.P
1978 [81]), (Trần Đình Miên, 1994 [35]). Tuy nhiên việc nghiên cứu các hiện
tƣợng trên một cách có hệ thống mới bắt đầu từ hơn 200 năm nay.
Trong công tác giống, bên cạnh việc chọn lọc và nhân giống thuần chủng qua
nhiều đời để cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi, thì thông qua con đƣờng lai
tạo sẽ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn hơn. Ngày nay việc tạo ra các loại sản
phẩm phần lớn đều đƣợc thông qua lai tạo và việc lai tạo đã ảnh hƣởng tốt đến sản
lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm (Trần Đình Miên, 1994 [35]).
Sự lai tạo đƣợc sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm
khai thác thế mạnh của con lai. Bởi vì ƣu thế lai cho sản phẩm cao nên nó đuợc áp
dụng nhiều trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bán công nghiệp ở các nƣớc đang
phát triển. Chính là lai giữa các giống khác nhau đã giúp cho việc quyết định chiến
lƣợc thích hợp về công tác giống.
Bouwman G.W, 2000 [74] cho rằng lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện
sức mạnh ở con lai còn gọi là ƣu thế lai. Con lai thƣờng có sức chịu bệnh tật khoẻ
hơn, sức sản xuất sản phẩm tốt hơn, khả năng thụ tinh cũng đƣợc nâng cao. Mặc dù
vậy, ƣu thế lai không thể đoán trƣớc. Sự khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ƣu
thế lai càng lớn. Ƣu thế lai chỉ có thể xẩy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
tiến hành nhiều công thức lai khác nhau, ƣu thế lai không di truyền, nếu tiếp tục
cho giao phối đời con lai với nhau thì kết quả sẽ là mất ƣu thế lai và mất sự đồng
đều. Trong công thức lai tạo, ngƣời ta còn quan tâm rất nhiều đến khả năng phối
hợp, đó là cách chọn những con giống gốc lai phù hợp với nhau nhằm tạo nên
những tổ hợp gen mới, bao gồm các tính trạng vốn có ở giống gốc nhƣng ở mức độ
cao hơn theo mục đích (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [37]). Con lai
F1 vƣợt hơn bố mẹ về sức sống, sự sinh trƣởng, phát triển, khả năng sản xuất, sức
chống chịu cũng nhƣ khả năng sử dụng các chất dinh dƣỡng (Trần Đình Miên,
Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38]).
1.1.2.2. Bản chất của ưu thế lai
Trong chăn nuôi, để nâng cao năng suất có rất nhiều con đƣờng khác nhau,
trong đó việc cải tiến bản chất di truyền luôn luôn đƣợc các nhà khoa học quan tâm.
Thuật ngữ “ƣu thế lai” đƣợc nhà khoa học ngƣời Mỹ G.H.Shull đề cập đến từ
năm 1914, sau đó vấn đề ƣu thế lai đƣợc sử dụng khá rộng rãi ở động vật và thực
vật.
Tìm hiểu về bản chất của ƣu thế lai có rất nhiều giả thuyết khác nhau. Theo
Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] có ba thuyết chính để giải thích
hiện tƣợng ƣu thế lai: Thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết gia tăng tác động của
các gen không cùng lô cút.
- Thuyết trội:
Theo thuyết này trong điều kiện chọn lọc lâu dài, các gen trội phần lớn là các
gen có lợi và lấn át sự hoạt động của các gen lặn, do đó qua tạp giao có thể đem các
gen trội của hai bên bố mẹ tổ hợp lại ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị hơn bố mẹ
(AA = Aa > aa).
Theo Davenport (1908), Keeble và Pelow (1910), Jones (1917)
(Kushner.K.F, 1969 [20] ): nhờ tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc
nhân tạo gen trội thƣờng là gen có ích, đƣợc biểu hiện ra kiểu hình sinh vật. Biểu
hiện kiểu hình của con lai là do các gen qui định, các gen này chính là sự tổ hợp các
gen của bố mẹ. Các gen trội có thể biểu hiện thành kiểu hình, có thể ức chế các gen lặn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
tƣơng ứng tạo ra tác dụng lẫn nhau làm tăng các đặc điểm trội lên, các gen lặn bao giờ
cũng bị che lấp, còn gen trội khi lai sẽ có tác động mạnh hơn nên biểu hiện ra kiểu
hình có năng suất cao hơn.
Các tính trạng số lƣợng nhƣ khả năng sinh trƣởng, khả năng sinh sản...đƣợc
nhiều gen điều khiển nên rất hiếm các gen đồng hợp tử. Thế hệ con đƣợc tạo ra do
lai giữa 2 cá thể sẽ đƣợc biểu hiện do tất cả các gen trội trong đó (một nửa thuộc
gen trội đồng hợp tử của bố và một nửa gen trội của mẹ).
Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống) thì
xác xuất để mỗi cặp cha mẹ truyền cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên,
từ đó dẫn đến ƣu thế lai càng tăng.
Những giải thích của thuyết trội vẫn chƣa thoả đáng đối với một số hiện tƣợng
khác nhƣ: bên cạnh các gen trội có lợi vẫn có những gen trội có hại, hay một hiện
tƣợng thực tế là khi tạp giao giữa các cá thể dị hợp tử với nhau để có con lai 4 dòng thì
chúng lại có ƣu thế lai cao hơn khi lai giữa 2 dòng.
- Thuyết siêu trội:
Thuyết này cho rằng sự tác động của các alen dị hợp tử Aa lớn hơn tác động
của các alen đồng hợp tử AA và aa (Aa>AA>aa).
Theo Kushner.K.F, 1969 [20] từ năm 1904 đã có quan niệm cho
rằng: cơ sở của ƣu thế lai chính ngay ở tính dị hợp tử theo nhiều yếu tố
di truyền.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, sở dĩ có hiện tƣợng siêu trội là do hiệu ứng
sinh lý của các gen khác nhau, những tác động lẫn nhau và các sản phẩm phản ứng
của chúng tốt hơn so với tác động độc lập do các tổ hợp gen thuần sinh ra. Trong
quá trình sinh hoá, trình tự khác nhau của các phản ứng vật chất khác nhau đã tạo ra
các vật chất khác nhau. Do đó, phản ứng sinh hoá ở con lai sẽ mạnh hơn ở con thuần,
tất cả sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể lai, tăng cƣờng sức
sống cho cơ thể lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Tuy vậy, theo thuyết này ƣu thế lai đƣợc tạo nên do tác động của alen dị hợp
tử cho nên không thể cố định đƣợc, nếu thuần hoá ƣu thế lai sẽ giảm vì ƣu thế lai
không có khả năng di truyền.
Kết hợp cả hai giả thuyết trên có quan điểm cho rằng sự thay đổi về trạng
thái hoạt động sinh hoá của hệ thống enzim trong cơ thể sống đã tạo ra ƣu thế lai,
đó là tính dị hợp tử của cơ thể mới.
- Thuyết gia tăng tác động tƣơng hỗ của các gen không cùng lô cút:
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998 [48] nêu thuyết gia tăng tác
động tƣơng hỗ. Thuyết này cho rằng sự tác động tƣơng hỗ của các gen không cùng
lô cút (tác động át gen) cũng tăng lên.
Ví dụ: Đồng hợp tử AA và BB chỉ có một tác động tƣơng hỗ giữa A và B.
Nhƣng trong dị hợp tử AA’ và BB’ có 6 loại tác động tƣơng hỗ: A-B, A’-B’, A-B’,
A’-B, A-A’, B-B’ (trong đó A-A’ và B-B’ là tác động tƣơng hỗ giữa các gen cùng
alen, còn 4 loại tác động tƣơng hỗ khác là tác động tƣơng hỗ giữa các gen không cùng
alen). Ngoài ra còn có tác động tƣơng hỗ cấp 2 nhƣ: A-A’-B’, A-A’-B...và tác
động tƣơng hỗ cấp 3 nhƣ: A-A’-B’-B, A-B’-B-A’...
Ƣu thế lai biểu hiện ở các mức độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau: các
tính trạng số lƣợng thƣờng đƣợc thể hiện, các tính trạng chất lƣợng ít đƣợc thể hiện.
Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì hiệu quả chọn lọc thuần chủng thấp, còn hiệu
quả lai tạo lại cao, các tính trạng có hệ số di truyền cao thƣờng có ƣu thế lai thấp.
Ƣu thế lai còn phụ thuộc vào khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ. Khi nghiên
cứu về khả năng phối hợp Lebedev.M.N., 1972 [21] cho rằng: muốn đạt ƣu thế lai siêu
trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gen nhƣng lại
phải có khả năng phối hợp với nhau tốt.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [37] cho biết mức độ biểu hiện của
ƣu thế lai cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự tƣơng quan âm hay dƣơng giữa môi
trƣờng và kiểu di truyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Khi nghiên cứu về ƣu thế lai, nhiều nhà khoa học cho rằng ngoài quan niệm khả
năng kết hợp chung còn có khả năng kết hợp đặc biệt, khả năng này có đƣợc là do đặc
tính của dòng bố mẹ đƣợc chọn đã có từ trƣớc.
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998 [48] cho rằng ƣu thế lai là phần
chênh lệch hơn hoặc kém của đời lai so với trung bình bố mẹ, mức độ biểu thị biểu
hiện của ƣu thế lai đƣợc xác định theo công thức:
H (%) =
XF1 -
XP1P2 x
100
Trong đó:
- XF1: Là trung bình đời con.
- XP1P2: Là trung bình đời bố mẹ
- H: Là mức độ biểu hiện của ƣu thế lai (%)
XP1P2
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến ƣu thế lai, trong đó có các yếu tố chủ yếu sau:
Nguồn gốc di truyền của bố mẹ:
Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa thì ƣu thế lai càng cao. Điều này giải
thích tại sao khi lai giữa các dòng của các giống khác nhau lại có ƣu thế lai cao hơn
khi lai giữa các dòng trong cùng một giống.
Tính trạng nghiên cứu:
Các tính trạng có hệ số di truyền càng thấp thì ƣu thế lai càng cao, ngƣợc lại
các tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì ƣu thế lai càng thấp. Các tính trạng số
lƣợng thƣờng đƣợc biểu hiện còn các tính trạng chất lƣợng ít đƣợc biểu hiện hơn.
Công thức giao phối:
Ƣu thế lai còn phụ thuộc vào việc chọn con vật nào làm bố, con vật nào làm
mẹ. Trong chăn nuôi gia cầm, để nâng cao năng suất thì ngoài việc dựa trên cơ sở
về khả năng sản suất của giống ngƣời ta còn đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn
dòng mái có sức đẻ cao, tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ ấp nở cao, thành thục sớm, khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
năng vỗ béo cao; chọn dòng trống có khối lƣợng cơ thể lớn, sinh trƣởng nhanh ,
tiêu tốn thức ăn thấp.
Môi trường:
Mức độ biểu hiện của ƣu thế lai chịu ảnh hƣởng rõ rệt của môi trƣờng sống.
Theo Bavlow.R., 1981 [73] ở những thay đổi mức độ ƣu thế lai thƣờng xảy ra ở những
trƣờng hợp có liên quan đến địa điểm nuôi, mức độ dinh dƣỡng, vị trí địa lý...
Hull. P và cộng sự, 1963 [82] cho rằng ƣu thế lai bị ảnh hƣởng bởi chế độ
chăm sóc, chuồng trại, nhiệt độ môi trƣờng. Mặt khác còn chịu ảnh hƣởng của các
mùa vụ ấp nở trong năm.
Tuổi:
Theo Aggrwal.C.K và cộng sự, 1979 [71]; Horn.P và cộng sự, 1978 [81]
Ƣu thế lai của một số tính trạng chịu ảnh hƣởng của tuổi trong giai đoạn đầu và ảnh
hƣởng bởi chu kỳ đẻ. Trong giai đoạn sinh trƣởng đầu của gà thịt, ƣu thế lai đối với
thể trạng tăng từ 0 (mới nở) lên 2-10% (lúc giết thịt 6-10 tuần tuổi), ƣu thế lai với
sức sống từ 0-6%, năng suất trứng/mái từ 2-10%, tăng đáng kể ở chu kỳ 2 so với
chu kỳ đầu.
Tính thích nghi của gia cầm đối với điều kiện ngoại cảnh:
Tính thích nghi của gia cầm chính là sự phản ứng của cơ thể đối với các kích
thích trong cơ thể và ngoài môi trƣờng. Khả năng thích nghi của con vật là yếu tố
rất quan trọng giúp cho con vật sinh tồn và phát triển trong điều kiện sống mới. Di
truyền và điều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố có tác động cơ bản quyết định năng
suất vật nuôi, có nghĩa là kiểu gen qui định một giá trị nào đó của cơ thể và môi
trƣờng gây ra sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hƣớng này hoặc hƣớng khác. Con
giống tốt đƣợc nuôi trong điều kiện phù hợp sẽ phát huy tối đa tiềm năng di truyền,
nhƣng nếu điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi sẽ ảnh hƣởng đến năng suất của
con giống. Ngƣợc lại không có con giống tốt thì yếu tố ngoại cảnh cũng không thể
nâng cao năng suất và chất lƣợng vật nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Tính thích nghi của gia cầm có liên quan đến sự thay đổi di truyền, sinh lý,
tính thích nghi bao gồm:
+ Thích nghi về di truyền: Liên quan đến chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Tính thích nghi di truyền đề cập đến các đặc tính di truyền, các đặc tính này giúp cho
quần thể động vật sinh tồn trong một môi trƣờng nhất định, nó liên quan đến sự tiến
hoá qua nhiều thế hệ hay là sự biến đổi để có đặc tính di truyền riêng biệt.
+ Thích nghi về sinh lý: Liên quan đến sự thay đổi của từng cá thể. Tính thích
nghi sinh lý liên quan đến đặc điểm về sinh lý học, giải phẫu học và đặc điểm của
con vật, giúp cho con vật củng cố sức khoẻ và nâng cao sức sống.
Thích nghi bao gồm cả khả năng phát triển và sự điều chỉnh mối quan hệ của
bản thân đối với sinh vật khác và môi trƣờng xung quanh. Con vật có khả năng thích
nghi tốt thì sẽ có khả năng tồn tại và phát triển, ngƣợc lại sẽ bị đào thải.
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, khi mới nhập về
môi trƣờng mới, việc quan tâm đầu tiên là tính thích nghi của con vật, giống có khả
năng thích nghi tốt mới có thể nhân giống và phát triển rộng rãi đƣợc.
1.1.3. Khả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả t.pdf