MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KHUYẾT TẬT 3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN THẾ GIỚI 7
1.2.1. Số liệu về người khuyết tật trên thế giới 7
1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng khuyết tật trên thế giới 7
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 9
1.3.1. Nghiên cứu về người khuyết tật trên toàn quốc 9
1.3.2. Nghiên cứu về người khuyết tật ở Hà Tây 16
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về trẻ em khuyết tật 17
1.4. HẠN CHẾ KHUYẾT TẬT BẨM SINH BẰNG SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH 22
1.4.1. Chương trình sàng lọc trước sinh nhằm giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh 22
1.4.2. Chương trình sàng lọc sơ sinh nhằm giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.2. Điều kiện xã hội 28
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.3.2. Nội dung mô tả 30
2.3.2. Mẫu nghiên cứu 31
2.3.2.1. Cỡ mẫu 31
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu 31
2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 32
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32
2.3.5. Khống chế sai số trong nghiên cứu 33
2.3.6. Thời gian thu thập số liệu 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 34
3.1. TỶ LỆ CƠ CẤU NGƯỜI KHUYẾT TẬT HÀ TÂY 34
3.1.1. Tỷ lệ người khuyết tật ở Hà Tây 34
3.1.2. Cơ cấu người khuyết tật toàn tỉnh 35
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC DẠNG KHUYẾT TẬT 37
3.2.1. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo khu vực 37
3.2.2. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo giới 38
3.2.3. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo dân tộc 39
3.2.4. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo nhóm tuổi 40
3.3. HIỆN TRẠNG GIA ĐÌNH NGƯỜI KHUYẾT TẬT 41
3.3.1. Số người khuyết tật trong gia đình 41
3.3.2. Hoàn cảnh kinh tế của gia đình có người khuyết tật 43
3.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHUYẾT TẬT 45
3.5. TÌNH HÌNH KHUYẾT TẬT BẨM SINH Ở HÀ TÂY 47
3.5.1. Tỷ lệ, cơ cấu người khuyết tật bẩm sinh 48
3.5.1.1. Tỷ lệ người khuyết tật bẩm sinh 48
3.5.1.2. Cơ cấu người khuyết tật bẩm sinh 49
3.5.2. Đặc điểm phân bố dạng khuyết tật bẩm sinh 50
3.5.2.1. Phân bố theo khu vực 50
3.5.2.2. Phân bố theo giới tính 51
3.5.2.3. Phân bố theo dân tộc 52
3.5.2.4. Phân bố theo nhóm tuổi 53
3.5.3. Khả năng hoạt động của người khuyết tật bẩm sinh 54
3.5.3.1. Khả năng sinh hoạt hàng ngày 54
3.5.3.2. Khả năng giúp đỡ gia đình 56
3.5.3.3. Tình hình sử dụng dụng cụ trợ giúp 56
3.5.4. Tình hình học tập, làm việc và nhận hỗ trợ 58
3.6. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ KHUYẾT TẬT BẨM SINH 63
3.6.1. Đặc điểm cá nhân của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chồng 64
3.6.2. Kiến thức về khuyết tật bẩm sinh với chăm sóc sức khỏe sinh sản 67
3.6.3. Thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản 71
3.6.4. Nhận thức về khuyết tật bẩm sinh qua hiểu biết về SLTS và SLSS 73
3.6.4.1. Nhận thức về sàng lọc trước sinh 73
3.6.4.2. Nhận thức về sàng lọc sơ sinh 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8188 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân cư đang sống và làm việc tại tỉnh Hà Tây (có hộ khẩu ở Hà Tây).
+ Thu thập thông tin về NKT theo mẫu báo cáo lập sẵn (xem phụ lục 1).
+ Mẫu báo cáo sẽ được các điều tra viên mang xuống địa bàn và trực tiếp ghi thông tin vào trong biểu mẫu. Với những NKT nặng không có khả năng trả lời các câu hỏi, điều tra viên có thể phỏng vấn người thân hoặc người có quen biết với NKT. Tất cả các phiếu điều tra sau khi đã điền đầy đủ các thông tin cần thiết được tập trung lại tại văn phòng dự án (Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tây).
+ Các mẫu báo cáo này cũng được sử dụng trong đợt đi kiểm tra, đánh giá thực tế của đoàn giám sát viên. Đoàn giám sát viên sẽ chọn ngẫu nhiên 1/10 số trường hợp được điều tra để kiểm tra giám sát.
- Nghiên cứu nhận thức về khuyết tật bẩm sinh:
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi để thu thập các thông tin định lượng. Các điều tra viên trực tiếp đến các hộ gia đình được chọn điều tra để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu điều tra theo đúng yêu cầu và phương pháp quy định.
+ Thu thập các số liệu từ sổ sách, báo cáo của y tế hoặc các nguồn số liệu khác.
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Toàn bộ phiếu thu được đã kiểm tra lại, thống kê tổng số các trường hợp theo từng huyện, thành phố sau đó được dập theo mã.
- Số liệu được xử lý thô trước khi nhập vào máy tính.
- Toàn bộ báo cáo của các trường, địa phương được nhập vào máy tính 2 lần bằng chương trình EPI.INFO 6.04.
- Số liệu được phân tích, tính toán và lập thành các bảng số liệu thông qua sử dụng phần mềm Microsoft Access và Microsoft Excel.
- Các kết quả được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
2.3.5. Khống chế sai số trong nghiên cứu
- Thiết kế mẫu báo cáo và khung phỏng vấn sâu rõ ràng, dễ hiểu.
- Các định nghĩa, khái niệm, tiêu chuẩn đưa ra chính xác, rõ ràng.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu, sử lý số liệu và viết báo cáo.
- Để kết quả điều tra sát với thực tế, các cán bộ tham gia nghiên cứu là những người thành thạo về chuyên môn, có kinh nhiệm điều tra thực địa, được tập huấn kỹ về nội dung nghiên cứu. Điều tra thử bộ câu hỏi sau đó sửa chữa lại trước khi triển khai điều tra tại địa bàn nghiên cứu. Có giám sát quá trình điều tra một cách khoa học, chặt chẽ.
2.3.6. Thời gian thu thập số liệu
- Dự án điều tra về NKT toàn tỉnh Hà Tây được tiến hành trong 1 năm từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007.
- Đề tài nghiên cứu nhận thức về khuyết tật bẩm sinh thông qua hiểu biết về vấn đề sàng lọc trước sinh và sơ sinh đối với các di tật bẩm sinh của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chồng thực hiện trong 3 tháng từ 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. tỷ lệ cơ cấu người khuyết tật hà tây
Tính đến tháng 6 năm 2007 dân số toàn tỉnh Hà Tây là 2.565.680 người (Số liệu từ Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em Tỉnh). Số liệu từ điều tra NKT toàn tỉnh cho thấy số NKT hiện có là 25.361 người, chiếm sấp xỉ 1% dân số toàn tỉnh. Thống kê theo 14 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 12 huyện thu được kết quả như trong bảng 1:
3.1.1. Tỷ lệ người khuyết tật ở Hà Tây
Bảng 1. Phân bố NKT ở Hà Tây theo thành phố và các huyện
STT
Đơn vị hành chính
Dân số
NKT
Tỷ lệ
1
TP Hà Đông
184.033
872
0,47
2
TP Sơn Tây
123.763
851
0,69
3
Huyện Ba Vì
255.385
2.524
0,99
4
Huyện Phúc Thọ
161.073
1.551
0,96
5
Huyện Đan Phượng
139.525
1.513
1,08
6
Huyện Hoài Đức
175.831
1.922
1,09
7
Huyện Quốc Oai
154.198
1.390
0,90
8
Huyện Thạch Thất
157.927
1.182
0,75
9
Huyện Chương Mỹ
286.112
2.839
0,99
10
Huyện Thanh Oai
170.873
2.278
1,33
11
Huyện Thường Tín
206.451
2.195
1,06
12
Huyện Phú Xuyên
183.184
2.038
1,11
13
Huyện ứng Hòa
193.439
2.184
1,13
14
Huyện Mỹ Đức
173.886
2.022
1,16
Toàn tỉnh
2.565.680
25.361
0,99
Cuộc điều tra được thực hiện trên toàn bộ 323 xã phường trong toàn tỉnh. Qua thống kê thấy rằng TP. Hà Đông có tỷ lệ NKT thấp nhất 0,47% sau đó là TP. Sơn Tây 0,69%, đồng thời TP. Sơn Tây cũng là địa phương có số NKT ít nhất toàn tỉnh 851 người. Huyện Thanh Oai là địa phương có tỷ lệ NKT cao nhất 1,33% dân số huyện đồng thời cũng đứng thứ 3 toàn tỉnh. Huyện Chương Mỹ là địa phương vừa có số dân cao nhất toàn tỉnh lại vừa có số NKT cao, với số dân 286.112 người và số NKT 2.839 tương đương tỷ lệ NKT là 0,99. Tỷ lệ này vẫn đứng sau các huyện Thanh Oai (1,33%), Mỹ Đức (1,16%), ứng Hòa (1,13%), Phú Xuyên (1,11%), Hoài Đức (1,09%), Đan Phượng (1,08%) và Thường Tín (1,06).
So sánh số liệu trên với số liệu các cuộc điều tra trên toàn quốc chúng tôi thấy rằng tỷ lệ người NKT toàn tỉnh Hà Tây chỉ chiếm 0,99% tổng dân số trong khi đó điều tra năm 1998 cho thấy tỷ lệ NKT toàn quốc khoảng 5,3 triệu người khuyết tật chiếm 6,34 % dân số, điều tra năm 2005 khoảng 7% tổng dân số. Mặt khác, theo nghiên cứu năm 2005, Hà Tây nằm trong khu vực có tỷ lệ NKT cao thứ 2 trên toàn quốc. Lý giải cho sự sai khác đó chúng tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất đó là định nghĩa và mục tiêu điều tra NKT trong nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào đối tượng NKT nặng, biểu hiện khuyết tật rõ ràng và có nhiều hạn chế trong sinh hoạt, lao động.
- Thứ hai do đây là cuộc điều tra cắt ngang, chỉ tiến hành điều tra với những NKT có mặt tại địa phương.
- Thứ ba do điều kiện tự nhiên và xã hội của Hà Tây chưa tạo điều kiện để NKT có cuộc sống ổn định tại địa phương như: GDP bình quân đầu người thấp (Theo Cục Thống kê Hà Tây năm 2006 là 7.040.000VNĐ/người) bằng 60% mức bình quân chung của cả nước, chưa có nhiều doanh nghiệp sử dụng NKT như những lao động chính ...
3.1.2. Cơ cấu người khuyết tật toàn tỉnh
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các dạng khuyết tật, chiếm tỷ lệ cao nhất là dạng khó khăn về vận động chiếm 26,07%, tiếp theo là dạng bất thường thần kinh 22,81% và dạng đa khuyết tật 22,75%. Các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp hơn là dạng khó khăn về nghe 3,08% và dạng khó khăn về nói 4,68%. Kết quả này cũng phù hợp với số liệu phân bố NKT ở Việt Nam theo Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội công bố năm 2005. Theo đó các dạng tật chiếm tỷ lệ cao nhất của người Việt Nam là khuyết tật vận động 29,41%, khuyết tật thần kinh 16,82% và các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp là khuyết tật thính giác 9,33% và khuyết tật ngôn ngữ 7,08%.
Có nhiều cách phân loại khuyết tật. Chúng ta có thể phân loại khuyết tật theo chức năng, phân loại theo mức độ ảnh hưởng của khuyết tật (nặng, vừa, nhẹ), theo nguyên nhân khuyết tật (bẩm sinh, bệnh tật, tai nạn, các nguyên nhân khác trong đó có tác nhân môi trường bao gồm cả chiến tranh), phân loại theo số lượng khuyết tật (đơn khuyết tật, đa khuyết tật). Sự phân loại đó tùy thuộc vào từng đơn vị điều tra do đó có thể thu được các kết quả khác nhau khi tiến hành trên cùng một địa bàn dân cư trong cùng một giai đoạn.
Bảng 2. Tỷ lệ các dạng khuyết tật toàn tỉnh
Loại KT
Tổng
n
%
Khó khăn về vận động
6.612
26,07
Khó khăn về nhìn
2.666
10,51
Khó khăn về nghe
782
3,08
Khó khăn về nói
1.187
4,68
Khó khăn về học
2.561
10,10
Bất thường thần kinh
5.784
22,81
Đa khuyết tật
5.769
22,75
Tổng cộng
25.361
100
Cuộc điều tra tiến hành trên 25.361 người khuyết tật. Trong đó 3 dạng khuyết tật thường gặp nhất là khó khăn về vận động, bất thường thần kinh và đa khuyết tật chiếm tới hơn 70%. Các định nghĩa về các dạng khuyết tật này bao gồm:
Khó khăn về vận động hay dạng khuyết tật vận động có đặc điểm là cơ quan hoặc chức năng vận động bị tổn thương. Người mang khuyết tật vận động thường gặp khó khăn trong di truyển, đi lại, nằm ngồi, cầm nắm, ăn uống … Do vậy người đó gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập, lao động, cũng như giao tiếp.
Bất thường thần kinh chỉ tình trạng trí tuệ dưới mức trung bình của cá nhân đi kèm với việc thiếu khả năng thích nghi được biểu hiện trong quá trình phát triển.
Đa khuyết tật là trạng thái trên cùng một cơ thể mang hai hoặc nhiều khuyết tật. Khi nhiều khuyết tật xuất hiện thì tạo nên các hôi chứng như Down, Turner …
Hình 1. Tỷ lệ các dạng khuyết tật toàn tỉnh
3.2. đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật
3.2.1. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo khu vực
Số người khuyết tật ở nông thôn nhiều hơn hẳn so với thành thị. Khu vực thành thị của Hà Tây trong điều tra chỉ có 514 người khuyết tật chiếm 2,03% còn 97,97% người khuyết tật lại phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn. Đây là một thực tế rõ ràng bởi vì Hà Tây là một tỉnh thuần nông và chỉ có xấp xỉ 10% dân số thành thị. Trong đó hai thành phố Hà Đông và Sơn Tây đã chiếm 8,3% dân số thành thị. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa của Hà Tây trong nhiều năm qua là không cao chỉ khoảng 1,21% trong khi toàn quốc là 6,63%.
Ngoài ra, trong điều tra còn thấy có sự khác nhau rõ rãng trong sự phân bố của của hai dạng khuyết tật khó khăn về nhìn và khó khăn về học. Nếu ở khu vực thành thị dạng khó khăn về nhìn chỉ chiếm 6,23% và dạng khó khăn về học chiếm 17,12% thì ngược lại, ở khu vực nông thôn dạng khó khăn về nhìn chiếm tới 10,06% và dạng khó khăn về học chỉ chiếm 9,95% (hai sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê p < 0,05).
Bảng 3. Đặc điểm phân bố của NKT toàn tỉnh theo loại khuyết tật
Loại KT
Thành thị
Nông thôn
p
n
%
n
%
Khó khăn về vận động
104
20,23
6.508
26,19
<0,05
Khó khăn về nhìn
32
6,23
2.634
10,60
<0,05
Khó khăn về nghe
11
2,14
771
3,10
>0,05
Khó khăn về nói
13
2,53
1.174
4,72
>0,05
Khó khăn về học
88
17,12
2.473
9,95
<0,05
Bất thường thần kinh
112
21,79
5.672
22,83
>0,05
Đa khuyết tật
154
29,96
5.615
22,60
<0,05
Tổng cộng
514
100
24.847
100
ở khu vực thành thị các dạng khuyết tật hay gặp là đa khuyết tật chiếm 29,96% dân số thành thị, khó khăn về vận động chiếm 20,23%, bất thường thần kinh chiếm 21,79%. Khu vực nông thôn dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nhất là khó khăn về vận động chiếm 26,19%, tiếp theo là bất thường thần kinh chiếm 22,83% và đa khuyết tật chiếm 22,06%. Trong đó sự sai khác về tỷ lệ của dạng bất thường thần kinh giữa khu vực nông thôn và thành thị không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.
3.2.2. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo giới
Tỷ lệ nam giới bị khuyết tật trong toàn tỉnh là 56,1% cao hơn nữ giới 43,9%. Số lượng nam giới bị khuyết tật cao hơn nữ giới phản ánh từ những nguyên nhân gây ra khuyết tật. Nam giới là những người trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến tranh, là đối tượng có nhiều nguy cơ bị khuyết tật trong lao động, sản xuất và sinh hoạt. Trong số liệu điều tra về NKT trên toàn quốc năm 2005 cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nam giới bị khuyết tật cao hơn nữ giới, 63,5% so với 36,5%. Mặc dù cơ cấu giới tính thay đổi tùy theo độ tuổi nhưng nhìn chung tỷ lệ người khuyết tật trong nam giới là 7,5% trong khi trong nữ giới là 5,1%.
Điều tra cho thấy rằng trong tất cả các dạng khuyết tật, số lượng nam giới luôn cao hơn nữ giới. Chỉ có dạng khuyết tật về học thì số lượng nữ lại cao hơn nam. Tỷ lệ này được xác định theo dạng khuyết tật ở từng giới. Qua đó chúng tôi cũng thấy rằng dạng khuyết tật vận động ở nam chiếm tỷ lệ cao không những so với tổng số NKT mà cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số những người nam bị khuyết tật 27,31%. Trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ chiếm 24,49%.
Hình 2. Tỷ lệ giới tính của NKT toàn tỉnh
3.2.3. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo dân tộc
Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/04/1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc, đông nhất là dân tộc kinh có 2.360.516 người, chiếm 98,9%. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Mường có 22.674 người, chiếm 0,95%. Dân tộc Tày có 716 người, chiếm 0,03%. Dân tộc Thái có 239 người, chiếm 0,01%. Dân tộc Nùng có 239 người, chiếm 0,01% và các dân tộc khác có 2.386 người, chiếm 0,1%. Về mặt phân bố và địa lý, các dân tộc ít người ở Hà Tây chủ yếu tập trung sinh sống ở vùng gò đồi và vùng núi. Hà Tây có 9 xã miền núi thuộc 3 huyện Ba Vì, Mỹ Đức và huyện Chương Mỹ. Tổng số dân tộc thiểu số tính đến hết năm 2002 là 29.000 người, trong đó dân tộc Mường là 24.000 người. Đối chiếu với số liệu gần đây nhất của UB DS GD & TE Hà Tây năm 2005 cũng cho thấy tỷ lệ dân tộc Kinh ở Hà Tây xấp xỉ 99%, dân tộc Mường chiếm 0,9% và dân tộc Dao chiếm 0,05% dân số toàn tỉnh.
Như vậy, trên địa bàn tỉnh dân tộc Kinh chiếm đại đa số. Bảng thống kê trên cho thấy tỷ lệ NKT là người dân tộc Kinh cao hơn hẳn so với các dân tộc thiểu số 99,05% và 0,95%. Trong đó, ở nhóm dân tộc Kinh các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ cao là dạng khó khăn về vận động chiếm 26,08%, dạng đa khuyết tật chiếm 22,67% và dạng khuyết tật thần kinh chiếm 22,91%. ở nhóm các dân tộc thiểu số, dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nhất là dạng đa khuyết tật 30,58% và dạng khó khăn về vận động chiếm 25,21%. Dạng khó khăn về nghe chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ khoảng 3% ở cả hai nhóm dân tộc.
Bảng 4. Đặc điểm dân tộc của NKT toàn tỉnh
Loại KT
Dân tộc Kinh
Dân tộc Khác
p
n
%
n
%
Khó khăn về vận động
6.551
26,08
61
25,21
>0,05
Khó khăn về nhìn
2.631
10,47
35
14,46
<0,05
Khó khăn về nghe
774
3,08
8
3,31
>0,05
Khó khăn về nói
1.174
4,67
13
5,37
>0,05
Khó khăn về học
2.539
10,11
22
9,09
>0,05
Bất thường thần kinh
5.755
22,91
29
11,98
<0,05
Đa khuyết tật
5.695
22,67
74
30,58
<0,05
Tổng cộng
25.119
100
242
100
3.2.4. Đặc điểm phân bố các dạng khuyết tật theo nhóm tuổi
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy rằng tỷ lệ người khuyết tật trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nhất 78,13%, tỷ lệ khuyết tật ở trẻ em và người già chỉ chiếm 13,42% và 8,45% trong tổng số NKT. Những NKT trong độ tuổi lao động phần lớn vẫn có khả năng tham gia lao động với các mức độ khác nhau và thực tế họ vẫn muốn có việc làm để đóng góp cho xã hội. Qua số liệu thấy rằng, tỷ lệ NKT tăng lên trong độ tuổi lao động và giảm đi nhanh chóng khi qua tuổi 60. Điều này phản ánh sự ra tăng các nguyên nhân gây ra khuyết tật trong hoạt động sống của con người.
Dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ em khuyết tật là dạng đa khuyết tật 32,2% và khuyết tật vận động 17,69%. Theo số liệu báo cáo CDS năm 1998, hai dạng khuyết tật phổ biến của trẻ em Việt Nam là khuyết tật về vận động và dạng khó khăn về ngôn ngữ. Tuy nhiên, quá trình đi thực địa chúng tôi thấy rằng các trẻ có khó khăn về nghe thường kèm theo khó khăn về nói. Do đó các dạng khuyết tật này được xếp vào dạng đa khuyết tật.
Hình 3. Phân bố NKT theo độ tuổi
Chiếm tỷ lệ cao ở nhóm trong độ tuổi lao động là dạng khó khăn vận động 27,22%, bất thường thần kinh 24,28% và dạng đa khuyết tật 21,86%. ở người già các khuyết tật thường gặp là dạng khó khăn về vận động 28,76%, khó khăn về nhìn 25,68%, dạng bất thường thần kinh 16,57% và dạng đa khuyết tật 15,97%.
3.3. hiện trạng gia đình người khuyết tật
3.3.1. Số người khuyết tật trong gia đình
Qua khảo sát 25.361 NKT toàn tỉnh có tới 16.934 NKT trong gia đình có nhiều hơn hai con chiếm 66,77%. Các gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con chiếm 33,23%. Phần lớn các gia đình có trên 1 con và chỉ có 1 NKT. Tuy nhiên tình trạng khuyết tật cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và hiệu quả lao động của các thành viên không bị khuyết tật khác trong gia đình. Công việc chăm sóc một hoặc nhiều thành viên gia đình bị khuyết tật đồng nghĩa với việc một số thành viên khác phải làm thêm việc nhiều hơn bình thường. Điều đó cũng có nghĩa là những thành viên đó có ít cơ hội trong công việc hơn. Chẳng hạn như họ có thể phải từ chối không làm những công việc đòi hỏi nhiều thời gian và đi lại vì họ cần phải luôn có mặt để giúp đỡ người thân bị khuyết tật bất cứ lúc nào. Một số người thậm chí phải không đi làm hoặc phải bỏ việc để giành thời gian chăm sóc cho những người khuyết tật trong gia đình.
Bảng 5. Số anh chị em trong gia đình của NKT toàn tỉnh
Loại KT
Từ 1 đến 2 con
3 con trở lên
p
n
%
n
%
Khó khăn về vận động
2.102
24,94
4.510
26,63
<0,05
Khó khăn về nhìn
1.077
12,78
1.589
9,38
<0,05
Khó khăn về nghe
248
2,94
534
3,15
>0,05
Khó khăn về nói
426
5,06
761
4,49
<0,05
Khó khăn về học
901
10,69
1.660
9,80
<0,05
Bất thường thần kinh
1.792
21,26
3.992
23,57
<0,05
Đa khuyết tật
1.881
22,32
3.888
22,96
>0,05
Tổng cộng
8.427
33,23
16.934
66,77
Các dạng khuyệt tật xuất hiện ở các gia đình sinh hơn 2 con cũng như các gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con có các tỷ lệ gần giống nhau, tuy nhiên sự khác biệt vẫn có ý nghĩa thông kê p0,05).
Số gia đình chỉ có 1 NKT chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn các gia đình có từ 2 NKT trở lên 87,98%. Các gia đình có nhiều hơn 2 NKT chiếm tỷ lệ rất thấp 2,01%. Tuy nhiên các gia đình có nhiều hơn 2 NKT lại gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các gia đình này là các hộ gia đình nghèo, kiều kiện sống yếu kém, nhiều gia đình cả nhà đều là những NKT.
Điều đáng chú ý là trong các gia đình có 1 NKT thì dạng khuyết tật thường gặp là khó khăn về vận động chiếm 26,92%, các dạng đa khuyết tật và bất thường thần kinh lần lượt chiếm 22,38% và 23,00%. Trong khi đó dạng khuyết tật thường gặp ở nhóm gia đình có từ 2 NKT trở lên là đa khuyết tật. ở nhóm gia đình có 2 NKT, tỷ lệ dạng khuyết tật này là 24,87% và ở nhóm gia đình có trên 2 NKT là 26,97%.
Hình 4. Tỷ lệ số NKT trong gia đình có NKT
Dạng đa khuyết tật gia tăng theo nhóm gia đình có nhiều NKT. Điều tra cho thấy ở nhóm gia đình có 1 NKT dạng đa khuyết tật chiếm 22,38%, nhóm gia đình có 2 NKT là 24,87%, gia đình có 3 NKT là 26,94% và nhóm gia đình có trên 3 NKT là 27,14%. Ngược lại, dạng bất thường thần kinh lại giảm dần theo nhóm gia đình có nhiều NKT. Dạng bất thường thần kinh nhiều nhất trong nhóm gia đình có 1 NKT chiếm 23%, nhóm gia đình có 2 NKT chiếm 22,7%, nhóm gia đình có 3 NKT chiếm 16,89% và nhóm gia đình có trên 3 NKT chỉ có 4,29% đây cũng là dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm gia đình có trên 3 NKT.
3.3.2. Hoàn cảnh kinh tế của gia đình có người khuyết tật
Theo thống kê năm 2003, Việt nam có gần 8% hộ gia đình có NKT và hầu hết các hộ đó đều là hộ nghèo. Đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2005 ở 8 tỉnh gồm Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắc Lắc, Đồng Nai và thành phố Cần Thơ cho thấy hầu hết những gia đình có NKT đều có mức sống thấp, trong đó 33% rơi vào loại nghèo (số liệu thống kê quốc gia là 22%). Trên thực tế, những gia đình có nhiều người khuyết tật phải chịu nhiều khó khăn nhất, 31% gia đình có một người khuyết tật được xếp vào hộ nghèo, số lượng gia đình có 3 người khuyết tật đã tăng lên tới 63%. Gần 1/4 (24%) những hộ gia đình có người khuyết tật phải sống trong điều kiện nhà ở không đầy đủ, 65% sống trong những ngôi nhà bán kiên cố. Chỉ có 11% hộ gia đình có nhà kiên cố.
Điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) năm 2007 trên 4 tỉnh Thái Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam và Đồng Nai đã cho thấy khoảng gần 75% NKT trong độ tuổi từ 15 trở lên không có việc làm, 75% số hộ gia đình này phải sống trong những căn nhà tạm bợ với điều kiện sống vô cùng khó khăn. Theo báo cáo mới đây nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan thì hiện có tới 37% NKT đang sống trong hộ nghèo, gần 80% trong độ tuổi lao động không có khả năng tham gia lao động, gần 88% số người từ 16 tuổi trở lên chưa được đào tạo chuyên môn, 79% đang sống dựa vào gia đình, người thân …
Bảng 6. Tỷ lệ tình trạng kinh tế gia đình của NKT toàn tỉnh
Loại KT
Nghèo
Trung bình
Khá & Giàu
n
%
n
%
n
%
Khó khăn về vận động
2.703
24,22
3.624
27,42
285
28,85
Khó khăn về nhìn
1.064
9,54
1.502
11,37
100
10,12
Khó khăn về nghe
253
2,27
483
3,65
46
4,66
Khó khăn về nói
434
3,89
697
5,27
56
5,67
Khó khăn về học
1.065
9,54
1.372
10,38
124
12,55
Bất thường thần kinh
2.922
26,19
2.691
20,36
171
17,31
Đa khuyết tật
2.717
24,35
2.846
21,54
206
20,85
Tổng cộng
11.158
44,00
13.215
52,11
988
3,90
Trong nghiên cứu toàn tỉnh Hà Tây, mặc dù có tới 52,11% NKT sống trong các gia đình có mức sống trung bình nhưng số NKT sống trong các hộ nghèo cũng chiếm tỷ lệ khá cao 44% chỉ có 3,78% NKT sống trong các hộ có kinh tế khá và 0,12% sống trong các gia đình giàu có. Trong các gia đình nghèo dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ cao lần lượt là bất thường thần kinh 26,19%, khó khăn về vận động 24,22% và dạng đa khuyết tật 24,35%. Dạng chiếm tỷ lệ cao ở các gia đình kinh tế trung bình là khó khăn về vận động 27,42%, đa khuyết tật 21,54% và bất thường thần kinh 20,36%. ở các gia đình khá và giàu dạng khó khăn về vận động chiếm tỷ lệ cao nhất 28,85% và dạng khó khăn về nghe chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,66%.
3.4. nguyên nhân dẫn đến khuyết tật
Có nhiều dạng khuyết tật mà mỗi dạng lại có các mức nặng nhẹ khác nhau và mỗi loại khuyết tật đó có các nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân gây nên khuyết tật được chia thành ba nhóm bao gồm các nhân tố sinh học, các nhân tố di truyền và các tai nạn. Trong nghiên cứu tình hình khuyết tật tại Việt Nam năm 1999 các nhà điều tra đã tổng kết có 4 nhóm nguyên nhân bao gồm: Nhóm nguyên nhân bẩm sinh, nhóm nguyên nhân bệnh tật, nhóm nguyên nhân tai nạn và các tác nhân môi trường. Đây chính là căn cứ để chúng tôi đưa ra 4 nhóm nguyên nhân chính trong báo cáo này bao gồm nguyên nhân bẩm sinh, tai nạn, bệnh tật và các nguyên nhân khác.
Hình 5. Tỷ lệ nguyên nhân dẫn đến khuyết tật
Trong số những nguyên nhân nói trên thì 2 nguyên nhân đầu là do bẩm sinh và bệnh tật đã chứa đựng trong đó nguyên nhân của hậu quả chiến tranh, nhất là hậu quả của chất độc hóa học, vì nhiều người tham gia chiến tranh bị hậu quả của chất độc hóa học sau này sinh con bị dị tật, dị dạng và được xếp vào nhóm bẩm sinh, thậm chí có hàng nghìn người sinh 2 con đều bị di tật, dị dạng. Mặt khác, một số người sinh con ra lúc đầu bình thường nhưng sau một thời gian đứa trẻ bị bệnh tật và người ta xếp vào nhóm bệnh tật, những nguyên nhân sâu xa của nó chính là hậu quả của chất độc hóa học, đặc biệt là chất đioxin và hậu quả của chiến tranh.
ở Việt Nam, tỷ lệ khuyết tật do chiến tranh chiếm tỷ lệ rât lớn gần 26%. Do nước ta phải trải qua một thời gian chiến tranh dài nên các tổn thương do chiến tranh hoặc các tai nạn liên quan đến chiến tranh góp phần đáng kể vào tình trạng khuyết tật. Nhưng gần đây, tai nạn giao thông và bệnh liệt não làm tăng đáng kể số lượng người tàn tật ở nước ta trong khi đó khuyết tật do chiến tranh bắt đầu ít nổi bật hơn. Đồng thời các bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm virus dẫn đến khuyết tật cũng ngày một gia tăng. Theo dự báo của Chính phủ thì trong những năm tới tỷ lệ NKT trên tổng số dân sẽ tăng do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp và do ô nhiễm môi trường gây nên bởi quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Bảng 7. Tỷ lệ giữa nguyên nhân KT với các loại KT
Loại KT
Bẩm sinh
Tai nạn
Bệnh Tật
Nguyên nhân khác
n
%
n
%
n
%
n
%
Khó khăn về vận động
4.165
23,68
1.449
48,30
833
20,71
165
22,09
Khó khăn về nhìn
1.666
9,47
534
17,80
272
6,76
194
25,97
Khó khăn về nghe
570
3,24
66
2,20
83
2,06
63
8,43
Khó khăn về nói
1.135
6,45
12
0,40
34
0,85
6
0,80
Khó khăn về học
2.221
12,63
60
2,00
230
5,72
50
6,69
Bất thường thần kinh
3.284
18,67
508
16,93
1.824
45,35
168
22,49
Đa khuyết tật
4.551
25,87
371
12,37
764
18,55
101
13,52
Tổng cộng
17.592
100
3.000
100
4.022
100
747
100
Từ bảng số liệu trên thấy rằng nguyên nhân gây khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nhất là bẩm sinh 69,37%, tiếp theo là nguyên nhân do bệnh tật 15,86%, nguyên nhân do tai nạn chỉ chiếm 11,83% và các nguyên nhân khác chiếm 2,95%. Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2006 cho thấy nguyên nhân dẫn đến bệnh tật ở Việt Nam bao gồm: Nguyên nhân bẩm sinh 35,8%, bệnh tật 32,34%, hậu quả chiến tranh 25,56%, tai nạn lao động 3,49%, tai nạn giao thông 1,16% và các nguyên nhân khác chiếm 1,57%.
Trong nguyên nhân bẩm sinh dạng khuyết tật phổ biến là đa khuyết tật 25,87% và khó khăn về vận động 23,68%. Còn ở nhóm nguyên nhân do tai nạn, dạng khuyêt tật gặp nhiều nhất là khó khăn về vận động chiếm tới 48,30%. Ngoài ra, trong nguyên nhân tai nạn các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp hơn là khó khăn về nhìn 17,80%, dạng bất thường thần kinh 16,93% và dạng đa khuyết tật chiếm 12,37%. Ngược lại, ở nhóm nguyên nhân do bệnh tật, dạng bất thường thần kinh có tỷ lệ cao nhất lên tới 45,35%, các dạng khó khăn về vận động chiếm 20,71% và đa khuyết tật chiếm 18,55%. Trong các nguyên nhân khác, dạng khuyết tật phổ biến nhất là bất thường thần kinh 22,49% và thấp nhất là dạng khó khăn về nói 0,8%.
3.5. tình hình khuyết tật bẩm sinh ở hà tây
Khuyết tật bẩm sinh là một gánh nặng cho bản thân người bệnh, cho gia đình và cho xã hội. Khuyết tật bẩm sinh là những bất thường về hình thái, phát sinh trong thai kỳ, được khám phát hiện ngay khi sinh ra, hoặc xuất hiện sau này khi trẻ lớn lên. Tổn thương có thể ở mức độ đại thể hay vi thể, có thể biểu hiện ở bên ngoài hay bên trong cơ thể. Khuyết tật bẩm sinh có thể là 1 tật hay nhiều tật, có biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Các trường hợp khuyết tật nhẹ (tật chỉ tay, thừa da vành tai) chiếm khoảng 14% các trường hợp di tật bẩm sinh.
Các nghiên cứu trong những năm trước đây đều đã đi đến kết luận nguyên nhâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26296.doc