Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm, tại Lạng Sơn

Chọn vườn hồng 20 tuổi trồng bằng phương pháp giâm rễ, trong vườn

chọn 9 cây đồng đều về sinh trưởng, chia làm 3 lần nhắc lại ( mỗi lần nhắc lại 3

cây). Trên mỗi cây chọn 4 cành có đường kính 3 cm ở 4 hướng, đánh dấu vào

gốc cành theo dõi. Đánh giá sức sinh trưởng trên cơ sở đo đếm các chỉ tiêu trên

toàn bộ số cây thí nghiệm.

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm, tại Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với cây trồng nhằm ứng dụng các chất này trong sản xuất hiệu quả hơn. Việc phân loại có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau như nguồn gốc, hoạt tính sinh lý. - Căn cứ nguồn gốc các chất điều hoà sinh trưởng được chia làm 2 nhóm là các phytohocmon và các chất điều hoà sinh trưởng tổng hợp. - Căn cứ vào hoạt tính sinh lý các chất điều hoà sinh trưởng được chia ra làm 2 nhóm đối kháng nhau về mặt sinh lý là: + Các chất kích thích sinh trưởng. Gồm các nhóm chất Auxin, Giberellin và Xytokynin được sản sinh ra từ các cơ quan non như lá non, chồi non, quả non…. Ở nồng độ thấp chúng kích thích quá trình sinh trưởng của cây và chi phối sự sinh trưởng hình thành các cơ quan dinh dưỡng. + Các chất ức chế sinh trưởng gồm Axit abxixic, Erthylen, các phenol,… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Được hình thành và tích luỹ chủ yếu trong các cơ quan trưởng thành, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ. Chúng ức chế quá trình sinh trưởng, thúc đẩy cây chuyển hoá nhanh vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, gây già hoá và chết. 1.2.7.3. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất cây ăn quả * Các nguyên tắc sử dụng . Việc sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng phải đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, nếu không hiệu quả mang lại sẽ không được như mong muốn, thậm chí có tác dụng ngược. - Quan tâm đến nồng độ: Thông thường nếu sử dụng với nồng độ ở mức quá thấp thì hiệu quả sinh lý kém, ở mức thấp sẽ gây hiệu quả kích thích sinh trưởng, ở mức nồng độ cao lại có tác động ức chế và ở mức nồng độ quá cao sẽ phá huỷ và dẫn đến huỷ diệt mô cây. Vì vậy tuỳ theo mục đích tác động mà chọn nồng độ sử dụng khác nhau. - Chú ý sự phối hợp. Các chất điều hoà sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng, chúng chỉ có tác dụng hoạt hoá các quá trình trao đổi chất. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế (năng suất, chất lượng sản phẩm) thì cần phải phối hợp giữa việc xử lý các chất điều hoà sinh trưởng với việc thoả mãn nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho cây trồng. - Chú ý sự đối kháng sinh lý giữa các chất điều hoà sinh trưởng ngoại sinh và các chất điều hoà sinh trưởng nội sinh trong cây. Sự đối kháng sinh lý này sẽ triệt tiêu tác dụng của nhau như: + Sự đối kháng sinh lý giữa Auxin ngoại sinh và Ethylen nội sinh trong phòng ngừa rụng hoa, quả của cây. + Sự đối kháng giữa GA 3 (gibberellin) ngoại sinh và Absizin nội sinh trong việc phá ngủ nghỉ. + Sự đối kháng giữa Auxin và Xytokinin trong phân hoá rễ và chồi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 - Chú ý tính chọn lọc. Mỗi loại chất điều hoà sinh trưởng chỉ có hiệu quả đối với một số giống hoặc một số loài cây nhất định hoặc với một số vùng nhất định với các nồng độ khác nhau. Do vậy muốn sử dụng chất điều hoà sinh trưởng có hiệu quả cần phải nghiên cứu cụ thể, khi có kết quả chắn chắn mới mở rộng ra sản xuất đại trà. 1.2.7.4. Các kết quả nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho cây trồng, cây ăn quả * Theo Phạm Văn Côn (2004) [8] : - Cooper (1942) đã sử dụng NAA ( Naptilaxetic axit) nồng độ 5 - 10ppm phun cho dứa làm cho dứa ra hoa sớm hơn đối chứng không phun. - Ở Ấn Độ khi xử lý chất Paclobutrazol (PBZ) có tên thương mại là Cultar 10g/cây cho xoài đã có tác dụng làm xoài ra hoa sớm hơn đối chứng không xử lý là 20- 25 ngày, với tỷ lệ cây ra hoa 76 - 85% và năng suất trung bình đạt 68,3 - 76,9 kg/cây so với đối chứng 13,3 kg/cây (gấp 5 - 6 lần). - Vanoverback, (1946) đã sử dụng 2,4D và NAA nồng độ 5 - 10ppm phun liên tục cho cây dứa giống Cabenzonna các tháng trong năm kết quả đều cho ra hoa 100% ( thí nghiệm với cây dứa 14 tháng tuổi). - Khi phun NAA nồng độ 10ppm, GA 3 nồng độ 30ppm vào thời kỳ sau hoa nở rộ có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả rõ rệt đặc biệt là GA 3 . * Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim ( 1972) [52] thì ngoài thụ phấn bổ khuyết còn có thể phun NAA 10 ppm từ 2 đến 3 lần và kết hợp bón phân vào lúc thích hợp có tác dụng chống rụng quả hồng rất tốt. * Theo Trần Thế Tục [38] biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả tốt nhất là phun GA 3 , NAA, các chất này có thể dùng riêng rẽ hoặc dùng kết hợp với các nguyên tố vi lượng. * Theo Đào Thanh Vân (2005) [45] sử dụng các chế phẩm Kích phát tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 hoa trái thiên nông, Atonik, NAA, IAA phun cho nhãn hương chi vào các thời kỳ: Trước khi hoa nở rộ 10 ngày; khi hoa nở rộ; sau khi hoa nở rộ 10 ngày; đều có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất vườn nhãn. Trong đó tốt nhất là Kích phát tố hoa trái thiên nông và kém nhất là Atonik. * Theo Bùi Quang Đãng, Vũ Mạn h Hải, Hoàng Minh Tấn (2006) [11 ] phun GA 3 lên tán xoài (giống GL6) ở nồng độ 100 ppm có tác dụng nâng cao tỷ lệ cành mang hoa và cành mang quả tương ứng 95,38%; 85,34%, nâng cao năng suất và không ảnh hưởng đến chất lượng quả. * Theo Nguyễn Thế Huấn (2006) [16] sử dụng các chế phẩm Kích phát tố hoa trái thiên nông, Atonik, GA3, chế phẩm đậu quả trường Đại học Nông nghiệp I phun cho cây hồng Thạch Thất, hồng Bắc Cạn đều cho kết quả tốt. 1.2.7.5. Đặc điểm của các chất điều hoà sinh trưởn g được sử dụng trong nghiên cứu - Atonik: Là chất điều hoà sinh trưởng cây trồng do hãng hoá chất ASAHI Nhật Bản sản xuất và đã được đăng ký chính thức tại Việt Nam tháng 01 năm 1993, theo quyết định số 17/NN -TT-BVTV/QĐ do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành, số đăng ký 26-FR và được phân phối bởi công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần Thơ. Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ áp dụng vào mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt an toàn cho cây trồng, không gây độc cho hại cho người và môi trường sống. Atonik có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiên tốt cho quá trình trao đổi chất trong cây. Cách dùng đối với cây ăn quả. Phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả đã hình thành. Nồng độ phun 0,03% (1/3000). Liều lượng phun 800-1000 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều tán cây vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều khi trời dâm mát. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 - Kích phát tố hoa trái Thiên Nông . Là chất điều hoà sinh trưởng do công ty hoá phẩm Thiên Nông (217 Tô Hiệu- quận Cầu Giấy - Hà Nội) sản xuất có tác dụng hạn chế rụng hoa, rụng quả, làm cho quả to, mã đẹp nâng cao năng suất. Thành phần chính gồm: Alpha-Naptil axetic axit (α - NAA) 2%; Beta-Naptoxyl axetic axit (β - NAA) 0,5%; Gibberellin (GA3 ) 0,1%. Cách dùng đối với cây ăn quả. Phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả đã hình thành. Nồng độ phun 0,05% (1/2000). Liều lượng phun 800 - 1000 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều tán cây vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều khi trời dâm mát. - Gibberellin (GA 3 ): Là chất điều hoà sinh tr ưởng có tác dụng hạn chế rụng hoa, rụng quả, nâng cao năng suất. Cách dùng đối với cây ăn quả. Phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả đã hình thành. Nồng độ phun 40 ppm, liều lượng phun 800- 1000 lít nước thuốc đã pha/ha, phun ướt đều tán cây vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều khi trời dâm mát. 1.2.8. Một số đặc điểm của giống hồng nghiên cứu Hồng Bảo Lâm đã được trồng tại xã Bảo Lâm từ rất lâu, hiện nay những người dân địa phương cũng không biết giống hồng này được trồng tại Bảo Lâm từ bao giờ. Hồng Bảo Lâm là cây ăn quả thân gỗ sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên của xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Cây hồng Bảo Lâm 30 năm tuổi có thể cao 8-9m. Đặc điểm thân cây màu xám, tán hình tháp. Lá hình bầu dục, mỏng bóng, màu xanh nhạt , rụng lá vào cuối tháng 10 dương lịch hàng năm . Quả hình tim hơi tròn không có hạt, thời gian chín khoảng trung tuần tháng tám âm lịch, vỏ quả màu vàng có ánh xanh lục, trọng lượng quả có thể đạt 60-70g. Khi chín thịt quả cứng, gọt vỏ có nổi cát đường, chất lượng quả tốt. Thuộc giống hồng ngâm, quả ăn giòn, ngọt, thơm rất được thị trường ưa chuộng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 1.3. NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG PHẦN TỔNG QUAN - Hồng là cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc, xuất xứ ở Trung Quốc (nguyên sản ở lưu vực sông Trường Giang). Hồng được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó du nhập đến Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác trên thế giới. Hiện nay hồng được trồng phổ biến ở vùng ôn đới, á nhiệt đới. - Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae), lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành thực vật hạt kín (Agiospermae). Chi Diospyros gồm 400 loài, trong đó có 4 loài được trồng nhiều là: Diospyros kaki Thumb, Diospyros oleifera Cheng, Diospyros virginiana Linn, Diospyros lotus Linn. - Hồng là loại cây ăn quả quan trọng đã được trồng từ rất lâu ở Việt Nam. Cây hồng dễ trồng, khả năng chống chịu tốt, thích ứng rộng và có giá trị nhiều mặt đối với đời sống con người. Hiện nay ở Việt nam có rất nhiều giồng hồng, các vùng trồng hồng đều tập trung chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam và vùng Đà Lạt (Lâm Đồng). - Hồng không hạt Bảo Lâm là một giống hồng quý của tỉnh Lạng Sơn đang được tỉnh quan tâm mở rộng diện tích. Tuy nhiên các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây, các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng đối với cây hồng Bảo Lâm chưa được nghiên cứu đầy đủ. - Lạng Sơn là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển cây hồng trong đó có giống hồng Bảo Lâm. Tuy nhiên năng suất thu h oạch còn thấp, không ổn định. Vì vậy việc nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại... để tìm ra các giải pháp kỹ thuật cần áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Bảo Lâm là thực sự cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Phần II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu được tiến hành tr ên giống hồng không hạt Bảo Lâm , đang được trồng phổ biến ở xã Bảo Lâm - huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. 2.2. ĐỊA ĐIỂM vµ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Điều tra tình hình sản xuất hồng, sâu bệnh hại và các thí nghiệm được thực hiện tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. 2.2.2. Vật liệu nghiên cứu - Giống hồng Bảo Lâm. - Các chế phẩm điều hoà sinh trưởng, thuốc trừ nấm bệnh thán thư. - Dụng cụ để điều tra thu thập mẫu côn trùng, bệnh hại, thước, cân các loại theo quy định. 2.2.3. Thời gian nghiên cứu Tháng 10 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007 2.3. NỘI DUNG nghiªn cøu - Điều tra hiện trạng sản xuất hồng Bảo Lâm tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống hồng không hạt Bảo Lâm tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. - Điều tra thành phần sâu bệnh hại, đánh gía mức độ phổ biến của các loại sâu bệnh hại đối với hồng Bảo Lâm. - Nghiên cứu thử nghiệm phòng trừ bệnh thán thư hại hồng và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng Bảo Lâm. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 2.4.1. Điều tra hiện trạng sản xuất hồng tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn * Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả. Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn: Cục thống kê Lạng Sơn (2007) [3]; Phòng thống kê huyện Cao Lộc [23]; Đài khí tượng thuỷ văn Lạng Sơn [10]; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn [25]. * Điều tra khảo sát hiện trạng sản xuất các giống hồng trên địa bàn xã Bảo Lâm theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA ( rapid rural appraisal) và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA ( participartory r ural appraisal). Sử dụng phương pháp RRA, PRA trên cơ sở trả lời bộ câu hỏi điều tra mẫu của Viện nghiên cứu cây ăn quả, dung lượng mẫu điều tra 100 hộ (10 hộ/thôn bản) và phỏng vấn người dân địa phương. * Phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu lý hoá tính các loại đất hiện đang trồng hồng, tổng số mẫu đất phân tích là 10 mẫu tầng đất mặt ở độ sâu 0-30 cm. Các mẫu đất được phân tích tại phòng phân tích đất của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất. - pHkcl: KCL 1N, do pH mét - Mùn tổng số (OM %): Walkley Black - Đạm tổng số (N %): Kjeldahl - Lân tổng số ( P205 %): Hỗn hợp axit, so màu (spectro photometer) - Kali tổng số (K20): Hỗn hợp axit, quang kế ngọn lửa (flam photometer) - Dung tích hấp thu (CEC): Amoni axetat - Cation Ca++(meq/100g đất): Amoni axetat - Cation Mg++ (meq/100g đất) : Amoni axetat - Thành phần cơ giới (3 cấp) : Pipet 2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống hồng Bảo Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 2.4.2.1. Ph­¬ng ph¸p bè trÝ thÝ nghiÖm Chọn vườn hồng 20 tuổi trồng bằng phương pháp giâm rễ, trong vườn chọn 9 cây đồng đều về sinh trưởng, chia làm 3 lần nhắc lại ( mỗi lần nhắc lại 3 cây). Trên mỗi cây chọn 4 cành có đường kính 3 cm ở 4 hướng, đánh dấu vào gốc cành theo dõi. Đánh giá sức sinh trưởng trên cơ sở đo đếm các chỉ tiêu trên toàn bộ số cây thí nghiệm. 2.4.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu * Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển - Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn, đơn vị tính (m), đo 1 lần tháng 11 năm 2007, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm tính trung bình. - Đường kính tán: Đo theo hướng Đông - Tây, Nam - Bắc, đơn vị tính (m), đo 1 lần tháng 11 năm 2007, tính trung bình. - Chu vi gốc: Đo cách mặt đất 20 cm, đơn vị tính (cm), đo 1 lần tháng 11 năm 2007, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm tính trung bình. - Kích thước lá: Đo chiều dài, chiều rộng 30 lá thành thục /lần nhắc lại lấy ở lưng tán theo 4 hướng, đơn vị tính (cm), đo 1 lần tháng 4 năm 2007. - Thời gian bắt đầu bật lộc được tính khi 10% số cành trên cây bật lộc. - Thời gian kết thúc đợt lộc được tính khi 80% số lộc trên cây thành thục. - Số lộc trên cành theo dõi. Đếm số lộc ra mỗi đợt rồi tính trung bình. - Chiều dài cành lộc. Đo khi cành đã thành thục(cm). Dung lượng 30 cành trên lần nhắc lại. - Đường kính cành lộc. Đo cách gốc cành 1 cm, khi cành đã thành thục. Dung lượng 30 cành/ lần nhắc lại. - Thời gian sinh trưởng lộc. Tính từ khi lộc mới nhú đến khi thành thục - Số mắt lá/cành lộc: Đếm 30 cành thuần thục/lần nhắc lại, tính trung bình. - Thời gian xuất hiện mầm hoa: Thời điểm mầm hoa bắt đầu xuất hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 - Thời gian hoa bắt đầu nở: Được xác định khi có 5% hoa nở. - Thời kỳ tàn hoa. Được tính khi có trên 80% số hoa rụng. - Tổng số hoa trên cành, hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, số quả đậu. - Tỷ lệ quả đậu ban đầu. Đếm số quả đậu sau khi tàn hoa. - Động thái rụng quả. Đếm số quả đậu vào ngày 15 hàng tháng (từ tháng 4 đến tháng 9). - Tính tỷ lệ quả đậu được thu hoạch. - Kích thước quả (cm): Dùng thước kẹp đo chiều cao, đường kính quả. Dung lượng mẫu đo đếm 30 quả/ lần nhắc lại. - Khối lượng quả (g): Lấy ngẫu nhiên 30 quả/ lần nhắc lại cân rồi tính trung bình. - Năng suất (kg/cây). Khối lượng quả thực thu của cây. * Các chỉ tiêu về chất lượng Sau khi thu hoạch trộn đều số quả ở các lần nhắc lại, lấy ngẫu nhiên 30 quả mang đi ngâm nước, từ 2- 3 ngày (mỗi ngày thay nước một lần) khi quả đã ngọt và ăn được mang đi phân tích sinh hoá và đánh giá cảm quan . Các mẫu quả được phân tích tại Bộ môn kiểm nghiệm chất lượng rau quả, Viện nghiên cứu rau quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Các chỉ tiêu được phân tích gồm: - Chất khô (%): Sấy khô đến khối lượng không đổi. - Đường tổng số (%): Theo phương pháp Bertrand. - Độ Brix (%): Đo bằng Brix kế. - Caroten (mg/100g quả tươi): Theo phương pháp so màu. - Vitamin C (mg/100g quả tươi). Xác định theo phương pháp Tilman. - Axit tổng số (%): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ NaOH 0,1N. - Tanin (%): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ KMnO4. Các chỉ tiêu đánh giá cảm quan gồm màu sắc, độ giòn, hương vị, độ chát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 của quả. Hội đồng đánh giá cảm quan gồm 10 thành viên. Mỗi thành viên hội đồng thử nếm và cho điểm riêng biệt theo thang điểm Hedonic (thang điểm 10). Điểm đánh giá là điểm trung bình của 10 thành viên hội đồng. - Điểm 1. Rất rất không thích. - Điểm 5. Trung bình. - Điểm 9. Rất rất thích. 2.4.3. Điều tra thành phần loài và mức độ phổ biến của các loài sâu bệnh hại hồng Bảo Lâm - Điều tra thu thập mẫu sâu bệnh hại theo Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng - tập 1 Viện bảo vệ thực vật (1997) [46]. - Khu vực điều tra tại các vùng trồng hồng của xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, xác định và chọn vườn hồng điều tra cố định đảm bảo phong phú và đa dạng cho vùng. - Điều tra 10 ngày một lần. Trên vườn ươm điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 100 cây. Trên vườn sản xuất chọn các vườn có độ tuổi dưới 20 tuổi và từ 20 tuổi trở lên có vị trí canh tác ở các độ dốc và chân đất khác nhau, có điều kiện canh tác và chăm sóc k hác nhau. Mỗi loại địa hình chọn 3 vườn, mỗi vườn lấy 5 cây để điều tra theo đường chéo góc, trên vườn có it nhất 30 cây, trên mỗi cây chọn 5 điểm điều tra ( 1 điểm tầng ngọn và 4 điểm ở 4 hướng) quan sát, ghi chép và thu thập mẫu vật. - Điều tra bổ sung tại các vườn hồng lân cận. - Mẫu sâu bệnh được phân tích, giám định tại Viện bảo vệ thực vật. - Theo dõi mức độ phổ biến, tần xuất bắt gặp. 2.4.4. Nghiên cứu thử nghiệm phòng trừ bệnh thán thư hại hồng và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng Bảo Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 2.4.4.1. Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ nấm đối với bệnh thán thư hại hồng * Phương pháp bố trí thí nghiệm - Các thí nghiệm nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số thuốc trừ nấm đối với bệnh thán thư hại hồng được tiến hành với 4 công thức khác nhau ở trên vườn ươm và vườn kinh doanh. Nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Đối với vườn ươm: Mỗi công thức gồm 3 ô (mỗi ô là một lần nhắc lại), mỗi ô 30 cây. Thí nghiệm được bố trí theo ô vuông la tinh. - Đối với vườn kinh doanh. Mỗi công thức gồm 9 cây ( gồm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây, chọn các cây thí nghiệm có độ tuổi là 20 năm tuổi.) Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả Phạm Chí Thành (1988) [31]. * Các công thức thí nghiệm CT1. Đối chứng phun nước lã. CT2. Phun Viben C50 BTN nồng độ 0,2%. CT3. Phun Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,2%. CT4. Phun Topsin M 70 WP nồng độ 0,2%. Phun một lần vào 8 - 9 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều. Nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun ướt đều toàn bộ tán lá. * Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ bệnh (TLB%) và chỉ số bệnh (CSB %) trước phun 24 giờ, sau phun 5 , 10 và 15 ngày trên vườn ươm và vườn kinh doanh. - Đánh giá hiệu lực của thuốc sau phun 5, 10 và 15 ngày. 2.4.4.2. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến sự rụng quả, năng suất và chất lượng quả * Ph­¬ng ph¸p bè trÝ thÝ nghiÖm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả của Phạm Chí Thành (1988), mỗi công thức 9 cây, mỗi lần nhắc lại 3 cây, trên vườn cây 15 năm tuổi được trồng bằng giâm rễ và đồng đều về tình hình sinh trưởng. * Các công thức thí nghiệm Công thức 1: Không phun ( §èi chøng). Công thức 2: Phun nước lã. Công thức 3: Phun Kích phát tố hoa trái Thiên nông nồng độ 0,05%. Công thức 4: Phun Atonik nồng độ 0,03%. Công thức 5: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm. Nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun 3 lần: Lần 1 khi nhú nụ hoa, lần 2 khi hoa nở và lần 3 khi hình thành quả. Phun ướt đều toàn bộ tán lá vào 8-9 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều. * Các chỉ tiêu theo dõi - Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến tỷ lệ quả đậu. - Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. - Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng tới động thái rung quả. - Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến chất lượng quả. 2.5. CÔNG THỨC TÍNH TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 2.5.1. Công thức tính toán - Tính tỷ lệ quả thu hoạch (%) theo công thức: Số quả được thu hoạch Tỷ lệ quả thu hoạch ( % ) = ------------------------------- X 100 Tổng số quả đậu ban đầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 - Tính tỷ lệ phần ăn được (%) theo công thức: Khối lượng thịt quả Tỷ lệ ăn được (%) = ----------------------------- X 100 Khối lượng quả - Tính tần xuất bắt gặp (%) theo công thức: Tổng số lần bắt gặp Tần xuất bắt gặp (%) = ----------------------------- X 100 Tổng số lần điều tra - Tính tỷ lệ sâu hại (TLH %) theo công thức. Số cây (cành, quả) bị hại TLH (%) = --------------------------------------- X 100 Tổng số cây (cành, quả) điều tra - Tính tỷ lệ bệnh hại (%) theo công thức: A TLB (%) = ------------ X 100 B Trong đó : A . Tổng số cây ( cành, lá, quả...) bị bệnh. B. Tổng số cây ( cành, lá, quả...) điều tra. - Tính chỉ số bệnh hại (%) theo công thức: ∑ ( a n . n) CSB (%) = ----------------- X 100 A.T Trong đó: a n . Số lượng cá thể (cành, lá, quả) bị bệnh ở cấp thứ n. ∑ ( a n . n). Tổng các tích số của các cá thể bị bệnh ở mỗi cấp. A. Tổng số cá thể điều tra. T. Cấp bệnh cao nhất. Phân cấp bệnh theo thang 5 cấp: Cấp 0: Không có bệnh. Cấp 1: Có từ 1-5% diện tích lá, quả bị bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Cấp 2: Có từ 6-10% diện tích lá, quả bị bệnh. Cấp 3: Có từ 11-15% diện tích lá, quả bị bệnh. Cấp 4: Có từ 16-20% diện tích lá, quả bị bệnh. Cấp 5: Có từ trên 20% diện tích lá, quả bị bệnh. - Tính hiệu lực của thuốc theo công thức Henderson- Tilton. T a x C b H (%) = { 1- ------------- } X 100 C a x T b Trong đó: H (%). Hiệu lực của thuốc. C a : Mức độ bệnh ở công thức đối chứng sau xử lý. C b : Mức độ bệnh ở công thức đối chứng trước xử lý. T a : Mức độ bệnh ở công thức thí nghiệm sau xử lý. T b : Mức độ bệnh ở công thức thí nghiệm trước xử lý. 2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp xử lý bằng phần mềm Excel. Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thống kê sinh học trên phần mềm IRRISTAT để xác định sự sai khác giữa các công thức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Phần III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HỒNG TẠI BẢO LÂM NĂM 2006 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Bảo Lâm 3.1.1.1. Vị trí địa lý Bảo Lâm là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nằm ở biên giới Việt Trung cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp xã Thanh Loà, phía Tây giáp thị trấn Đồng Đăng, phía Nam giáp xã Thuỵ Hùng và Thạch Đạn. 3.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội Theo số liệu thông kê năm 2006 thì xã Bảo Lâm có 657 hộ với 3095 nhân khẩu, trong đó nam 1.546 người (chiếm 49,95%), nữ 1549 người (chiếm 50,05%). Mật độ dân số bình quân 79 người/km 2 , tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 8,74%. Trình độ dân trí nói chung thấ p, việc tiếp cận kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp càng khó khăn, các loại cây ăn quả được trồng hầu hết theo kiểu quảng canh. Hạ tầng cơ sở yếu kém, kinh tế chậm phát triển, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ sản xuất lúa và cây ăn quả. Bình quân lương thực đầu người đạt 344,3 kg/năm. Lĩnh vực ngành nghề và dịch vụ chưa phát triển. 3.1.1.3. Đặc điểm về khí hậu Đặc điểm khí hậu vùng hồng không hạt Bảo Lâm được lấy theo số liệu khí hậu của trạm khí tượng thành phố Lạng Sơn có toạ độ địa lý 106 0 46 ' độ kinh Đông, 21 0 50 ' độ vĩ Bắc , độ cao so với mặt biển 258 m ( phụ lục 1, phụ lục 2) - Tổng tích ôn năm đạt 7500 - 7800 0 C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 21,2 0 C. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau có nhiệt độ đạt thấp từ 12- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 15 0 C là điều kiện rất tốt để cây hồng ngủ đông và phân hoá mầm hoa cho vụ quả sau. Thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 có biên độ nhiệt ngày đêm đạt 8-9 0 C. Đây là điều kiện rất tốt cho quá trình tích luỹ các sản phẩm quang hợp làm cho chất lượng quả được nâng cao, mã đẹp - Tổng lượng mưa bình quân hàng năm phổ biến đạt 1350- 1450 mm. Tất cả các tháng trong năm đều có mưa, nhưng lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 (5 tháng) thường chiếm khoảng 2/3 tổng lượng mưa năm. Sự phân bố mưa không đồng đều về thời gian cũng là một yếu tố hạn chế đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây hồng. Vào thời kỳ quả non (cuối tháng 3, tháng 4) lượng mưa đạt thấp, gây hạn làm cho quả bị rụng vì thiếu nước. Vì v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1LV08_NLHoangVanDDay.pdf
Tài liệu liên quan