Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ xuân năm 2011 tại huyện lâm thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

 Sâu đục thân gây hại từ lúc lúa đẻ nhánh rộ đến chín sữa. Sau khi xâm nhập vào chồi lúa sâu đục thân ăn mặt trong của thân do đó làm ngăn cản khả năng dẫn nước và dưỡng chất của cây lúa. Khi cây lúa bị hại giai đoạn non những lá ở giữa chồi bị hại trở thành màu nâu. Thiệt hại xảy ra ở giai đoạn sau trỗ làm hạt bị lép gọi là bông bạc. Các giống tham gia thí nghiệm tại hai địa điểm đều xuất hiện ở điểm 1.

 Sâu cuốn lá gây hại đáng kể về năng suất, Mỗi ấu trùng ăn từ 3 - 4 lá trong thời gian sống, chúng ăn đi mất phần mô trong ống lá tạo nên những sọc trong và trắng theo chiều dọc của phiến lá như vậy làm giảm diện tích quang hợp. Khi bị nặng mỗi cây có nhiều lá bị hại các lá trở nên khô cháy, đặc biệt khi lá đòng bị hại thì mức thiệt hại năng suất sẽ rất lớn. Trong giai đoạn lúa đứng cái – trỗ, hầu hết các giống thí nghiêm tại 2 địa điểm Lâm Thao và Phú Thọ đều bị sâu cuốn lá ở điểm 1(bằng với đối chứng), còn giống TBR45 xuất hiện ở điểm 3. Riêng giống SH14 tại Lâm Thao nhiễm Sâu cuốn lá điểm 3.

 

doc66 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ xuân năm 2011 tại huyện lâm thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g). + Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân. Phân đạm và kaly bón theo thời điểm sau: Thời điểm Lượng bón (% khối lượng) N K2O Bón lót trước khi cấy 50 30 Thúc 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 30 40 Thúc 2 trước trỗ 20-25 ngày 20 30 - Tưới nước: Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trên ruộng 3-5cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10cm. - Làm cỏ, sục bùn: Làm một lần kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh. - Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ kịp thời, khi cần sử dụng thuốc hoá học thì tuân theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. 3.4. Phương pháp theo dõi. 3.4.1. Phương pháp lấy mẫu theo dõi: Lấy mẫu theo dõi: Mỗi giống lấy 5 khóm, theo đường chéo của từng ô thí nghiệm (Khóm giao điểm của đường chéo và 4 khóm còn lại là điểm giữa từ giao điểm đường chéo đến 4 góc của ô thí nghiệm). 3.4.2. Chỉ tiêu về sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh: Theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa: 10 TCN 558-2002; Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa IRRI 1996. * Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: - Thời gian sinh trưởng: Thời gian từ gieo đến khi 85% số cây trong quần thể chín (ngày). - Thời gian từ gieo đến cấy (ngày) - Thời gian từ gieo đến bắt đâu đẻ nhánh (ngày) - Thời gian từ gieo đến trỗ: khi có 10% số cây trên ruộng trỗ (ngày). - Độ dài thời gian trỗ (điểm): + Điểm 1: Tập trung ( Không quá 3 ngày) + Điểm 5: Trung bình (4-7 ngày) + Điểm 9: Dài (quá 7 ngày). * Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy và cho đếm: - Điểm 1: Mạnh ( Cây sinh trưởng tốt, lá xanh nhiều cây có nhiều hơn một dảnh). - Điểm 5: Trung bình (Cây sinh trưởng trung bình, nhiều cây có 1 dảnh). - Điểm 9: Yếu ( Cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng) * Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất, không kể râu hạt (đo mẫu 5 cây mẫu/ công thức). * Khả năng đẻ nhánh: Theo dõi 5 cây định sẵn theo phương pháp lấy mẫu của từng công thức thí nghiệm và đánh giá theo thang điểm: - Điểm 1: Đẻ rất khoẻ > 25 dảnh/khóm. - Điểm 3: Đẻ khoẻ từ 20-25 dảnh/khóm. - Điểm 5: Đẻ trung bình từ 10-19 dảnh/khóm. - Điểm 7: Đẻ kém từ 5-9 dảnh/khóm. - Điểm 9: Đẻ rất kém < 5 dảnh/khóm. * Các đặc điểm hình thái: - Màu phiến lá: Quan sát bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 4-6 và đánh giá theo thang điểm: + Điểm 1: Xanh nhạt. + Điểm 2: Xanh. + Điểm 3: Xanh đậm. + Điểm 4: Tím ở đỉnh lá. + Điểm 5: Tím ở mép lá. + Điểm 6: Có đốm tím (Xen lẫn có màu xanh). + Điểm 7: Tím. - Độ tàn lá: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm sau: + Điểm 1: Muộn và chậm (Lá giữ màu xanh tự nhiên) + Điểm 5: Trung bình (Lá trên biến vàng) + Điểm 9: Sớm và nhanh (Tất cả các lá biến vàng hoặc chết). - Trạng thái lá đòng: Thẳng, nửa thẳng, nằm ngang. - Chiều dài phiến lá (cm): Đo thực tế chiều dài lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng 6. + Ngắn : < 25 cm. + Trung bình: 25-35 cm. + Dài: 35.1 -45 cm - Chiều rộng phiến lá (cm): Đo chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng 6. + Hẹp: < 1 cm. + Trung bình: 1-2 cm + Rộng: > 2 cm - Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 7- 9 và đánh giá theo thang điểm sau: + Điểm 1: Đứng (<300) + Điểm 3: Trung gian (=450) + Điểm 5: Mở (=600) + Điểm 7: Toè (>600) + Điểm 9: Bò lan ( thân hoặc phần dưới bò tựa vào mặt đất). * Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: - Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = (Số bông trên m2 x số hạt chắc/bông x M1000 hạt)/ 10000 - Các yếu tố cấu thành năng suất: Gặt 5 khóm /ô thí nghiệm, đo các chỉ tiêu: + Số bông hữu hiệu/khóm: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của 1 cây. + Số bông/ m2. + Số hạt/bông: Đếm tổng số hạt trên bông, kể cả hạt lép. + Tỷ lệ hạt lép (%): Tính tỷ lệ % hạt lép/bông. + Khối lượng 1000 hạt (Gam): Phơi khô hạt đến độ ẩm 13 % rồi cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt, chia trung bình, làm 3 lần nhắc lại. - Năng suất thực thu: Gặt thống kê 2 m2 tuốt hạt, phơi khô đến khi ẩm độ hạt đạt 13-14 %, quạt sạch, cân toàn bộ khối lượng (Kg) sau đó quy ra tạ/ha. * Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại - Sâu đục thân (Scripophaga incertulas): Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở 10 khóm điều tra trong thời kỳ giai đoạn đẻ nhánh, thời kỳ làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín. Đánh giá theo thang điểm. + Điểm 0: Không bị hại + Điểm 1: Từ 1-10 % số dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: Từ 11-20 % số dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 5: Từ 21-30 % số dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 7: Từ 31-50 % số dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 9: Từ 51-100 % số dảnh hoặc bông bị hại. - Sâu cuấn lá (Cnaphallocrocis medinalis): Tính tỷ lệ % cây bị sâu ăn phần xanh của lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng áp dụng theo thang điểm sau. + Điểm 0: Không có cây bị hại . + Điểm 1: Từ 1-10 % số cây bị hại. + Điểm 3: Từ 11-20 % số cây bị hại. + Điểm 5: Từ 21-30 % số cây bị hại. + Điểm 7: Từ 31-60 % số cây bị hại. + Điểm 9: Từ 60-100 % số cây bị hại. - Rầy nâu (Nilaparvata lugens): Theo dõi cây chuyển màu vàng ở từng bộ phận hay toàn bộ cây, đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: Không bị hại + Điểm 1: Hơi bị biến vàng trên một số cây. + Điểm 3: Lá biến vàng ở một bộ phận nhưng chưa bị cháy rầy. + Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10-25% số cây bị cháy rầy, các cây bị lùn nặng. + Điểm 7: Trên một nửa cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nghiêm trọng. + Điểm 9: Tất cả các cây bị chết. *Các chỉ tiêu theo dõi về bệnh hại - Bệnh đạo ôn (Piricularia oizae): Đối với đạo ôn trên lá, theo dõi mức nhiễm bệnh, đánh giá tỷ lệ % vết bệnh và tính theo thang điểm: + Điểm 0: Không thấy có vết bệnh. + Điểm 1: Phát hiện các vết bệnh màu nâu, hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử. + Điểm 2: Xuất hiện vết bệnh nhỏ hình tròn hoặc hơi dài đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh. + Điểm 3: Hình dạng vết bệnh như ở 2 điểm trên nhưng vết bệnh đã xuất hiện đáng kể ở các lá trên. + Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, vết bệnh dài 3 mm hoặc dài hơn diện tích vết bệnh ở lá dưới chiếm tới 4 % diện tích lá bị bệnh. + Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm từ 4-10 % diện tích lá bị bệnh. + Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm từ 11-25 % diện tích lá bị bệnh. + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm từ 26-50 % diện tích lá bị bệnh. + Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiểm từ 51-75 % diện tích lá bị bệnh. + Điểm 9: Vết bệnh điển hình chiếm trên 75 % diện tích lá bị bệnh. - Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, tiến hành đánh giá theo thang điểm. + Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. + Điểm 1: Thấy vết bệnh xuất hiện vết bệnh có trên 1 vài bông hoặc gié cấp 2 + Điểm 3: Xuất hiện vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông. + Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc một phần thân rạ ở phía dưới trục bông. + Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc. + Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%. - Bệnh khô vằn (Rhizôctnia solani): Được đánh giá theo % độ cao của vết bệnh trên cây theo thang điểm sau: + Điểm 0: Không có triệu chứng vết bệnh. + Điểm 1: Vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: Vết bệnh ở vị trí từ 20-30% chiều cao cây. + Điểm 5: Vết bệnh ở vị trí từ 31-45% chiều cao cây. + Điểm 7: Vết bệnh ở vị trí từ 46-65% chiều cao cây. + Điểm 9: Vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây. - Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae): Đánh giá bệnh bạc lá đánh giá tỷ lệ % diện tích lá bị bệnh hại theo thang điểm: + Điểm 1: Từ 1-5% diện tích lá bị hại. + Điểm 3: Từ 6-12% diện tích lá bị hại. + Điểm 5: Từ 13-25% diện tích lá bị hại. + Điểm 7: Từ 26-50% diện tích lá bị hại. + Điểm 9: Từ 51-100% diện tích lá bị hại. * Khả năng chống đổ (Tính chống đổ): Tính chống đổ được theo dõi trong giai đoạn từ trỗ đến chín, áp dụng theo thang điểm. - Điểm 1: Chống đổ tốt (Không có cây đổ). - Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây đều bị nghiêng nhẹ, không có cây đổ. - Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây nghiêng nhẹ 300 ( Góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng). - Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây nghiêng nhẹ 450 so với mặt đất. - Điểm 9: Chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều nằm rạp trên mặt đất. * Khả năng chịu lạnh ở giai đoạn mạ: Quan sát sự khác nhau về sức sinh trưởng và những thay đổi nhỏ về màu sắc lá và cho điểm theo thang điểm sau: - Điểm 1: Mạ màu xanh đậm - Điểm 3: Mạ màu xanh nhạt - Điểm 5: Mạ màu vàng - Điểm 7: Mạ màu nâu - Điểm 9: Mạ chết. * Chỉ tiêu về chất lượng: Đánh giá từng loại giống theo phương pháp cảm quang: - Tỷ lệ xay xát: Sau khi thu hoạch, phơi khô quạt sạch, lấy mỗi giống 5 kg đem xay (Cân khối lượng gạo xay) và xát (Cân khối lượng gạo xát), làm nhắc lại 3 lần rồi tính tỷ lệ gạo lật, gạo xát theo phần trăm khối lượng thóc. - Tỷ lệ gạo nguyên: Lấy 100g gạo xát rồi chọn riêng tất cả hạt gạo nguyên ra, cân khối lượng gạo nguyên, Làm nhắc lại 3 lần. Tính tỷ lệ gạo nguyên theo phần % khối lượng gạo xát. - Kích thước gạo lật: Sau khi phơi khô, xay và đo chiều dài (D), chiều rộng (R) cảu hạt gạo (tính bằng mm). + Chiều dài: Rất ngắn: <4,50 mm. Ngắn: 4,51 – 5,5 mm . Trung bình: 5,51 - 6,50 mm. Dài: 6,51 – 7,50 mm Rất dài: >7,50 mm. + Chiều rộng: Hẹp <2,5 mm. Trung bình: 2,5 – 3,0 mm. Rộng: >3,0 mm. + Dạng hạt (D/R): Tròn: <1,5 mm. Bán tròn: 1,5 – 1,99 mm. Bán thon: 2,0 – 2,49 mm, Thon dài: ≥ 3,0 mm. Đánh giá mùi thơm: Bằng cách cho điểm + Điểm 0: không thơm. + Điểm 1: Hơi thơm. + Điểm 2: Thơm. 3.5. Phương pháp sử lý số liệu: Sử lý số liệu điều tra và số liệu theo dõi so sánh năng suất thử nghiệm bằng chương trình thống kê sinh học IRISTAT 4.1. PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu. 4.1.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lâm Thao. Lâm Thao là huyện sản xuất lương thực trọng điểm của tỉnh Phú Thọ, nằm ở phía Đông của tỉnh, có địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp, khí hậu mang tính chất á nhiệt đới. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 120.638 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60,6%, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững. Hiện nay, chủ trương của huyện Lâm Thao là đẩy mạnh việc đưa các tiến bộ kỹ thuật, giống chất lượng cao vào sản xuất, sản xuất lúa chất lượng cao đã và đang trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế và đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân của huyện. 4.1.2. Đặc điểm cơ bản của thị xã Phú Thọ. Thị xã Phú Thọ trực thuộc tỉnh Phú Thọ, có diện tích đất tự nhiên 6.400ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2.500ha. Thị xã nằm ở vùng trung du Bắc Bộ, giáp giới giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi. Địa hình được hình thành trên vùng đồi thấp, bao quanh các đồi là các cánh đồng nhỏ, cao dần về phía Bắc và thấp dần về phía sông Hồng. Thị xã Phú Thọ thuộc vùng khí hậu trung du Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,10 C; lượng mưa trung bình năm là 1.850mm; độ ẩm trung bình năm là 84%. Hiện nay, Thị xã Phú Thọ đang đẩy mạnh công tác khuyến nông đưa các giống chất lượng cao, giống lúa lai vào sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lượng thực và tăng giá trị hàng hoá của lúa gạo. 4.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu. Trong thời gian tiến hành khảo nghiệm chúng tôi thu thập số liệu thời tiết khí hậu của địa phương như sau: Bảng 4.1: Thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2011 Tháng Nhiệt độ TB (oC) Đô ẩm TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 12,3 81 22,0 6,6 2 17,5 83 15,6 23,4 3 17,0 85 120,6 11,3 4 23,6 87 65,0 55,3 5 26,4 82 210,2 129,7 6 29,0 85 259,9 134,3 (Nguồn đài khí tượng thuỷ văn khu vực Việt Bắc) 4.2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cây đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Nhiệt độ dưới 130C cây lúa sẽ ngừng sinh trưởng, trên 400 C hạt phấn bị mất sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao [14.6]. Do đó theo dõi thời tiết khí hậu giúp ta biết được khả năng thích nghi của từng giống với điều kiện cụ thể của địa phương. Trong điều kiện sản xuất vụ Xuân 2011 từ khi gieo mạ (tháng 1/2011) cho đến khi thu hoạch (tháng 6/2011). Từ tháng 1 đến tháng 3 nhiệt độ thấp từ 12,3 – 17,5 0C nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây mạ, làm kéo dài thời gian sinh trưởng của mạ và ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa. Từ tháng 4 đến tháng 6 nhiệt độ tăng dần thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển, trỗ bông và làm hạt. 4.2.2. Lượng mưa Lúa là cây trồng cần rất nhiều nước, nếu thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn nào đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất, đặc biệt từ giai đoạn phân hoá đòng đến trỗ bông. Tuy nhiên vùng thực hiện khảo nghiêm được thực hiện ở địa điểm chủ động tưới tiêu nên yếu tố lượng mưa không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của lúa, lượng mưa và thời gian mưa ở vụ này chủ yếu theo dõi để đánh giá ảnh hưởng của mưa đến giai đoạn trỗ bông phơi màu của lúa. Theo dõi lượng mưa trong vụ cho thấy từ giai đoạn phân hoá đòng đến làm hạt thường xuyên có mưa nhỏ thuận lợi cho quá trình phân hoá đòng, trỗ bông và làm hạt. 4.2.3. Số giờ nắng Cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn nên cường độ ánh sáng và số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Số giờ chiếu sáng có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông của cây lúa, nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Theo dõi số liệu khí tượng cho thấy từáng 1 đến tháng 3 thường xuyên có các đợt không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, thời tiết âm u, nhiệt độ thấp, số giờ nắng trong các tháng hầu hết đều thấp hơn trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ năm trước, đặc biệt trong tháng 3 trời mưa phùn, số giờ nắng thấp (11,3 giờ/tháng) nên ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn đẻ nhánh của cây, làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển chậm kéo dài thời gian sinh trưởng. 4.2.4. Ẩm độ không khí Theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn khu vực Việt Bắc ở vụ Xuân 2011 ẩm độ không khí cao biến động từ 81- 87%. Với độ ẩm không khí cao như vậy là điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển song đây cũng là yếu tố thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển. Đầu vụ ẩm độ cao kết hợp với nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm làm cho sâu bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn phát triển tập trung vào giữa và cuối. vụ. Thời điểm lúa trỗ bông điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thuận lợi cho lúa trỗ bông phơi màu. 4.3. Đánh giá tình hình sản suất lúa chất lượng cao của địa phương. 4.3.1. Đánh giá tình hình sản suất lúa chất lượng cao của huyện Lâm Thao và thị xã Phú Thọ. Để đánh giá tình hình sản suất lúa chất lượng cao của huyện Lâm Thao và thị xã Phú Thọ chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao giai đoạn 2006 - 2010 qua các báo cáo của phòng nông nghiệp huyện Lâm Thao, phòng kinh tế thị xã Phú Thọ và báo cáo của phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp &PTNT Phú Thọ. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.2. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao tại thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao giai đoạn 2006 - 2010. Địa điểm Năm Tổng diện tích lúa (ha) Lúa CLC Diện tích (ha) % diện tích Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Thị xã Phú Thọ 2006 2.270,3 40,0 1,76 47,6 1.904,0 2007 2.289,9 117,4 5,13 48,2 5.658,7 2008 2.108,4 84,6 4,01 51,8 4.382,3 2009 2.168,9 98,0 4,52 52,3 5.125,4 2010 1.980,0 102,0 5,15 53,6 5.467,2 Huyện Lâm Thao 2006 7.652,1 454,5 5,94 49,2 22.361,4 2007 6.879,3 733,2 10,66 50,8 37.246,6 2008 6.775,4 869,8 12,84 52,9 46.012,4 2009 6.727,4 1.121,2 16,67 54,7 61.329,6 2010 6.499,1 1.185,3 18,24 56,4 66.850,9 (Nguồn Phòng trồng trọt Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ) Đồ thị 1: Tổng diên tích lúa và diện tích lúa CLC tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 Đồ thị 2: Tổng diên tích lúa và diện tích lúa CLC tại huyện Lâm Thao giai đoạn 2006 - 2010 Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2006 - 2010 diện tích lúa của thị xã Phú Thọ và huyên Lâm Thao có giảm đi một phần do đô thị hoá, một phần xây dựng khu công nghiệp và làm đường giao thông. Tuy nhiên diện tích và năng suất lúa chất lượng cao tại huyện Lâm Thao và thị xã Phú Thọ hàng năm đều tăng chứng tỏ lúa chất lượng đang được người dân quan tâm mở rộng diện tích vì chất lượng cơm ngon và giá bán cao hơn so với các giống khác. 4.3.2. Điều tra thực trạng sản xuất cơ cấu mùa vụ và cơ cấu các giống lúa chủ lực của địa phương. Điều tra thực trạng sản xuất cơ cấu mùa vụ và cơ cấu các giống lúa chủ lực của địa phương chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu về diện tích các trà lúa trong một vụ và diện tích cấy của một số giống chủ lực của địa phương kết quả như sau. Bảng 4.3. Cơ cấu các trà lúa trong vụ xuân của huyện Lâm Thao và thị xã Phú Thọ từ năm 2008 đến năm 2010. Địa điểm Năm Diện tích (ha) % diện tích Tổng Xuân sớm Chính vụ Xuân muộn Xuân sớm Chính vụ Xuân muộn Lâm Thao 2008 3,414.7 540 0 2874.7 15.81 0 84.19 2009 3,452.7 500 0 2952.7 14.48 0 85.52 2010 3,304.4 277 0 3027.35 8.38 0 91.62 Phú Thọ 2008 1,048.3 80 0 968.3 7.63 0 92.37 2009 1,120.1 65 0 1055.1 5.80 0 94.20 2010 1,006.8 62 0 944.8 6.16 0 93.84 (Nguồn phòng nông nghiệp huyện Lâm Thao, phòng kinh tế thị xã Phú Thọ) Đồ thị 3: Cơ cấu các trà lúa trong vụ xuân giai đoạn 2008 – 2010 của Thị xã Phú Thọ Đồ thị 4: Cơ cấu các trà lúa trong vụ xuân giai đoạn 2008 – 2010 của huyện Lâm Thao Bảng 4.4. Cơ cấu các trà lúa trong vụ mùa của huyện Lâm Thao và thị xã Phú Thọ từ năm 2008 đến năm 2010. Địa điểm Năm Diện tích (ha) % diện tích Tổng Mùa sớm Mùa trung Mùa muộn Mùa sớm Mùa trung Mùa muộn Lâm Thao 2008 3360,7 2900 460,7 0 86,29 13,71 0 2009 3274,74 2700 574,74 0 82,45 17,55 0 2010 3194,8 2520 674,8 0 78,88 21,12 0 Phú Thọ 2008 1060,1 213 847,1 0 20,09 79,91 0 2009 1048,8 570 478,8 0 54,35 45,65 0 2010 973,2 576 397,2 0 59,19 40,81 0 (Nguồn phòng nông nghiệp huyện Lâm Thao, phòng kinh tế thị xã Phú Thọ) Đồ thị 5: Cơ cấu các trà lúa trong vụ mùa giai đoạn 2008 – 2010 của Thị xã Phú Thọ Đồ thị 6: Cơ cấu các trà lúa trong vụ mùa giai đoạn 2008 – 2010 của huyện Lâm Thao Kết quả điều tra về cơ cấu trà cho thấy vụ xuân tại huyện lâm Thao và thị xã Phú Thọ cấy lúa chủ yếu ở trà xuân sớm và xuân muộn, trong đố diện tích cấy xuân muộn ngày càng tăng, đến năm 2010 diện tích cấy lúa ở vụ xuân muộn đạt hơn 90% diện tích cấy lúa của vụ xuân. Còn vụ mùa tại huyện lâm Thao và thị xã Phú Thọ cấy lúa chủ yếu ở trà mùa sớm do đó bộ giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung bình phù hợp với cơ cấu mùa vụ và luân canh cây vụ đông của địa phương. Bảng 4.5. Cơ cấu giống lúa của huyện Lâm Thao qua các năm, Vụ Giống 2008 2009 2010 Diện tích (ha) (%) Diện tích (ha) (%) Diện tích (ha) (%) Xuân KD 18 1999,90 58,57 1876,40 54,35 1754,20 51,70 Lúa lai 456,40 13,37 452,10 13,09 448,90 13,20 HT1 375,40 10,99 453,40 13,13 498,90 14,70 Nếp các loại 198,00 5,80 195,00 5,65 208,00 6,10 Giống khác 385,00 11,27 475,80 13,78 486,60 14,30 Mùa KD 18 1948,50 57,98 1752,70 53,52 1929,70 61,20 Lúa lai 540,80 16,09 540,80 16,51 215,00 6,80 HT1 304,40 9,06 344,20 10,51 395,80 12,60 Nếp các loại 203,00 6,04 210,00 6,41 212,00 6,70 Giống khác 364,00 10,83 427,00 13,04 399,30 12,70 (Nguồn phòng nông nghiệp huyện Lâm Thao) Kết quả bảng 4.5, 4.6 cho thấy cơ cấu các giống lúa được gieo cấy ở cả 2 vụ của huyện Lâm Thao và thị xã Phú Thọ qua các năm có sự thay đổi không nhiều chủ yếu vẫn là giống Khang Dân 18 chiếm tới 40 - 60% diện tích. Các giống lúa lai và giống khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao, riêng đối với giống chất lượng HT1 diện tích tăng dần qua mỗi vụ và qua các năm điều này chứng tỏ rằng người dân đang chuyển dần sang sử dụng giống chất lượng cao, tuy nhiên tỷ lệ diện tích vẫn chưa cao, ở huyện Lâm Thao chiếm từ 9 – 15 %, còn ở Thị xã Phú Thọ tỷ lệ này thấp hơn khoảng 2 – 8%. Bộ giống lúa hiện đang gieo cấy tại huyện Lâm Thao và thị xã Phú Thọ khá phong phú song tập trung vào một số giống lúa: Khang Dân 18, HT1, Lúa lai, lúa nếp và một số giồng khác như X21, Xi23, Q5, Bắc thơm....nhìn trung các giống hiện đang gieo cấy có năng suất khá cao song chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân cận đô thị, đô thị mặt khác các giống này hiện đang có nguy cơ thoái hoá do đã được gieo cấy nhiều năm, vì vậy việc đưa cơ cấu giống lúa chất lượng vào sản xuất nhằm đa dạng hơn nữa cơ cấu giống lúa tăng hiệu quả kinh tế, cung cấp gạo chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân đô thị là cần thiết. Bảng 4.6. Cơ cấu giống lúa của thị xã Phú Thọ qua các năm, Vụ Giống 2008 2009 2010 Diện tích (ha) (%) Diện tích (ha) (%) Diện tích (ha) (%) Xuân KD 18 616,70 56,88 578,1 51,61 425,70 42,28 Lúa lai 126,10 11,63 172,00 15,36 220,00 21,85 HT1 8,50 0,78 21,00 1,87 40,40 4,01 Nếp các loại 86,00 7,93 85,00 7,59 90,00 8,94 Giống khác 247,00 22,78 264,00 23,57 230,70 22,91 Mùa KD 18 639,70 60,34 582,80 55,57 401,5 41,26 Lúa lai 143,90 13,57 181,00 17,26 322 33,09 HT1 71,30 6,73 71,00 6,77 76,6 7,87 Nếp các loại 90,20 8,51 92,00 8,77 80,6 8,28 Giống khác 115,00 10,85 122,00 11,63 92,5 9,50 (Nguồn phòng kinh tế thị xã Phú Thọ) 4.4. Kết quả thí nghiệm so sánh các giống lúa. 4.4.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa Bảng 4.7. Động thái đẻ nhánh của các giống tham gia thí nghiệm Địa điểm Giống Ngày sau cấy Dảnh hữu hiệu 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 Lâm Thao HT1 1,0 1,3 1,7 2,6 3,5 5,2 6,5 6,3 6,1 5,5 5,3 4,8 QR1 1,0 1,6 1,9 3,0 3,6 5,3 6,5 6,6 6,2 5,8 5,2 4,8 SH2 1,0 1,8 2,1 3,2 4,0 5,7 7,0 6,8 6,0 5,5 4,7 4,6 VS1 1,0 1,3 1,5 2,5 3,2 5,5 6,2 6,5 6,1 5,9 5,2 5,0 TBR45 1,0 1,6 2,0 2,9 3,4 6,0 6,6 6,6 6,0 5,7 5,2 4,7 TBR135 1,0 1,4 2,2 3,1 3,5 6,4 7,0 7,0 5,9 5,3 5,1 4,9 TBR36 1,0 1,7 2,5 3,4 3,8 6,9 7,1 7,4 6,5 5,5 5,0 4,9 HV3 1,0 1,2 1,8 2,7 3,4 5,6 6,0 6,5 5,9 5,3 4,8 4,7 HT6 1,0 1,5 2,0 2,9 3,7 6,5 6,9 7,2 6,8 6,1 5,5 5,0 SH14 1,0 1,2 1,9 2,6 3,4 6,1 6,7 6,2 5,3 4,9 4,4 4,6 Phú Thọ HT1 1,0 1,5 1,7 2,4 3,2 5,4 6,3 6,3 5,8 5,5 5,0 4,7 QR1 1,0 1,5 1,8 3,2 3,6 6,0 6,8 6,6 6,0 5,4 5,2 4,8 SH2 1,0 1,4 1,6 2,7 3,3 5,5 6,6 6,5 5,7 5,1 4,7 4,5 VS1 1,0 1,3 1,5 2,5 3,2 5,5 6,4 6,3 6,0 5,6 5,2 5,1 TBR45 1,0 1,4 1,8 2,9 3,7 6,0 6,6 6,6 6,0 5,5 5,2 4,9 TBR135 1,0 1,2 1,4 2,5 3,5 6,0 6,5 6,3 5,9 5,3 5,1 4,9 TBR36 1,0 1,6 1,9 2,8 3,4 6,0 7,1 6,7 6,4 5,6 5,0 5,0 HV3 1,0 1,2 1,5 2,7 3,4 5,8 6,5 6,2 5,8 5,3 4,9 4,7 HT6 1,0 1,5 1,9 2,9 3,6 6,1 6,7 6,5 6,3 5,8 5,5 5,0 SH14 1,0 1,3 1,6 2,6 3,4 5,7 6,4 6,2 5,4 4,9 4,9 4,7 Đồ thị 7. Động thái đẻ nhánh các giống tham gia thí nghiệm tại Lâm Thao Đồ thị 8. Động thái đẻ nhánh các giống tham gia thí nghiệm tại Phú Thọ Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học rất quan trọng của cây lúa, nhờ đó mà ruộng lúa có khả năng tự điều chỉnh số cá thể trong quần thể lớn, Theo tác giả Bùi Huy Đáp [1] khi cấy 1 dảnh ngạnh trê, cấy thưa cấy lúa có thể đẻ được 232 nhánh, nhưng khi cấy 4 - 5 dảnh/khóm chỉ có từ 15 – 20 dảnh/khóm, Khả năng đẻ nhánh có liên quan đến số bông/khóm, đây là một trong 4 yếu tố tạo thành năng suất lúa. Dựa vào đặc tính đẻ nhánh của từng giống lúa mà bố trí mật độ cấy, số dảnh cấy phù hợp để đạt được số bông/m2 cao thích hợp nhất. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, thời vụ, tuổi mạ, mật độ cấy, điều kiện dinh dưỡng, đất đai... Thời gian đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào phương thức gieo cấy, khi gieo sạ hoặc gieo mạ rất thưa cây lúa đẻ nhánh rất sớm ngay từ khi có 4 lá thật trở đi, nếu gieo mạ dày thời gian lúa đẻ nhánh thường bắt đầu ngay sau khi cây lúa bén rễ hồi xanh. Kết quả theo dõi động thái đẻ nhánh được trình bày tại bảng 4.7. Kết quả theo dõi các giống thí nghiệm cho thấy vụ xuân năm 2011do đoạn đầu sau khi cấy thời tiết rét đậm kéo dài (nhiệt độ từ 12,3 – 17,50C ) dẫn đến cây lúa hồi xanh, đẻ nhánh chậm, đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 nhiệt độ tăng dần từ 19 - 23,60C và có mưa nên lúa đẻ nhánh nhanh, các nhánh lúa sinh trưởng rất mạnh, Sau đó quá trình đẻ nhánh giảm dần đồng thời những nhánh lúa đẻ muộn bị thiếu ánh sáng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_nghien_cuu_dac_diem_sinh_truong_nang_suat_mot_so_gi.doc
Tài liệu liên quan