MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 2
CHƯƠNG 2 3
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 3
VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI RẮN 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 3
2.1.1. Định nghĩa chất thải rắn 3
2.1.2. Quá trình phát triển và quản lý chất thải rắn 3
2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường sinh thái 5
2.1.4. Hệ thống quản lý chất thải rắn 5
2.1.5. Hiện trạng và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 8
2.2. ĐẶC TRƯNG CỦA CHẤT THẢI RẮN 8
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 8
2.2.2. Thành phần chất thải rắn 10
2.2.3. Tính chất của chất thải rắn 12
2.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 19
2.3.1. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường nước 19
2.3.2. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường đất 20
2.3.3. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường không khí 20
2.3.4. Tác hại đến sức khỏe cộng đồng 22
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 23
2.4.1. Mục đích của các phương pháp xử lý chất thải rắn 23
2.4.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 23
2.4.3. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam 28
CHƯƠNG 3 33
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 33
3.1.1. Khảo sát, đánh giá khái quát các đặc điểm của khu vực thực hiện dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, Kiên Giang 33
3.1.2. Dự báo, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng và quá trình vận hành Bãi chôn lấp chất thải rắn gây ra 33
3.1.3. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; phòng ngừa và ứng cứu các sự cố môi trường cho dự án 36
3.1.4. Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường cho dự án 36
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 37
3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 37
3.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống 37
3.2.4. Phương pháp sử dụng hệ số phát thải 37
3.2.5. Phương pháp so sánh 37
3.2.6. Phương pháp đánh giá nhanh 38
3.2.7. Phương pháp dự báo 38
3.3. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38
3.3.1. Căn cứ pháp lý 38
3.3.2. Các qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng 38
CHƯƠNG 4 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
4.1. MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN HUYỆN GÒ QUAO, KIÊN GIANG 40
4.1.1. Giới thiệu sơ lược về dự án 40
4.1.2. Nội dung chủ yếu của dự án 40
4.1.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 47
4.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 48
4.2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 48
4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 53
4.2.3. Hiện trạng các thành phần tự nhiên tại khu vực dự án 55
4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 62
4.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 62
4.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 78
4.3.3. Đối tượng bị tác động 82
4.4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 83
4.4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường 83
4.4.2. Phòng ngừa và ứng cứu các sự cố, rủi ro môi trường 92
4.5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT VỀ MÔI TRƯỜNG 96
4.5.1. Chương trình quản lý môi trường 96
4.5.2. Chương trình giám sát môi trường 97
CHƯƠNG 5 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
5.1. KẾT LUẬN 100
5.2. KIẾN NGHỊ 100
104 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9012 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh để tạo cảnh quan môi trường và tận dụng diện tích đã chôn lấp.
+ Cần phải tiến hành song song việc vận hành bãi chôn lấp với việc xây dựng các hố chôn lấp mới, đóng các hố chôn lấp đã đầy.
- Quá trình đóng cửa Bãi chôn lấp
(1). Thời điểm đóng cửa BCL
Việc đóng BCL được thực hiện khi:
+ Lượng chất thải đã được chôn lấp trong BCL đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật.
+ Chủ vận hành BCL không có khả năng tiếp tục vận hành BCL.
+ Đóng BCL vì các lý do khác.
(2). Trình tự đóng BCL
Lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3 – 5%, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó sẽ:
+ Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm - 60 cm.
+ Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm - 30 cm.
+ Trồng cỏ và cây xanh.
4.1.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
4.1.3.1. Tổ chức quản lý dự án
- Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án khi dự án bắt đầu triển khai xây dựng
Ban quản lý dự án
Phòng Kỹ thuật
Đội thi công xây dựng
Giám sát thi công
Phòng Hành chính Tổng hợp
Phòng vật tư thiết bị
Chủ đầu tư dự án
Cơ quan nhà nước có liên quan
Hình 4. 2 - Sơ đồ cơ cấu cơ cấu tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn đầu tư
Quản đốc
Phòng
Kế hoạch- Kỹ thuật
Phòng
Kế toán – Tài chính
Phân xưởng
Cơ khí
Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt
Phân xưởng
Thu gom, vận chuyển
Phòng Kinh doanh
Phân xưởng phân loại
- Cơ cấu tổ chức hoạt động dự án khi dự án bắt đầu vận hành:
Hình 4.3 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn hoạt động
4.1.3.2. Tổ chức thực hiện dự án
Toàn bộ dự án được phân chia thành các giai đoạn đầu tư theo quy định của pháp luật như sau:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư;
Giai đoạn thực hiện đầu tư;
Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
4.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN
4.2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
4.2.1.1. Điều kiện về địa lý
Huyện Gò Quao nằm trong vùng Tây sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 45 km về phía Đông Nam, cách thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang 25 km về phía Tây.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện 43.947,49 ha, dân số năm 2008 có 145.054 người, mật độ dân số 330 người/km2, có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 01 thị trấn
Quốc lộ số 61 chạy qua địa bàn huyện từ Đông sang Tây dài 22,5 km nối liền T.P Rạch Giá và TP Cần Thơ. Sông Cái Lớn chảy từ hướng Tây - Bắc sang phía Đông của huyện với chiều dài 40 km, độ rộng trung bình từ 350 - 400 m, tốc độ dòng chảy chậm và ổn định nên rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ (sông Cái Lớn là tuyến đường thuỷ quan trọng từ Kiên Giang đi TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh).
Dự án bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Gò Quao thuộc xã Vĩnh Hòa Hưng Nam. Xã có vị trí ở phía Đông của huyện Gò Quao, gồm 11 ấp, với tổng diện tích tự nhiên 4.817,01 ha. Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Vĩnh Hoà Hưng Bắc.
- Phía Đông giáp thị xã Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang.
- Phía Tây giáp xã Định An.
- Phía Nam giáp xã Vĩnh Phước B
Vị trí địa lý và ranh giới hành hành chính của xã Vĩnh Hòa Hưng Nam thể hiện trong bản đồ sau:
Hình 4.4 - Bản đồ hành chính huyện Gò Quao
Nhìn chung xã có vị trí thuận lợi nằm cặp trên tuyến quốc lộ 61, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng đang trong thời kỳ xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các xã, thị trấn trong huyện và các vùng lân cận
4.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Gò Quao tương đối bằng phẳng, hướng dốc chính là hướng từ Đông sang Tây với cao độ trung bình từ 0,3 – 0,4 m, cao độ lớn nhất đạt tới 0,8 m (vùng Cù Lao xã Vĩnh Phước A) và thấp nhất 0,1 m (xã Thới Quản, Thủy Liễu).
Do địa hình dốc từ Đông sang Tây nên hàng năm một số xã như Định An, Định Hòa, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Hòa Hưng Bắc thường bị ngập nhưng mức độ ngập nông.
Trong khi đó khu vực xây dựng BCL có địa hình tương đối bằng phẳng, phân theo cấp độ ngập lụt có thể chia thành các vùng như sau:
- Vùng có độ ngập sâu dưới 0,6 m có diện tích 934,24 ha, tập trung rải rác ở các ấp.
- Vùng có độ ngập từ 0,6 – 0,8 m phân bố ở các ấp 5, Vĩnh Hòa 1, Vĩnh Hòa 2 và Vĩnh hòa 3 với diện tích 1.659 ha.
- Vùng có độ ngập từ 0,8 – 1,0 m, có diện tích 2.040 ha, phân bố ở các ấp 2, 3, 4, 5, 6, 7, Vĩnh Hòa 2 và ấp Vĩnh Hòa 3.
- Vĩnh Hòa Hưng Nam có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định nên thuận lợi cho canh tác và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở.
4.2.1.3. Điều kiện khí tượng – thủy văn
a/. Điều kiện khí tượng
(1). Nhiệt độ không khí:
Do nhận được một lượng bức xạ dồi dào nên nền nhiệt độ khu vực dự án tương đối cao và ôn hòa.
Nhiệt độ trung bình 25 – 280C
Nhiệt độ cao nhất 35,80C (thường vào tháng 4, 5)
Nhiệt độ thấp nhất 17,10C (tháng 1, 2).
(Tại khu vực Dự án xã Vĩnh Hòa Hưng Nam nhiệt độ trung bình 25 – 280C, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 4, 5 khoảng 35,8 0C và tháng 1, 2 có nhiệt độ thấp nhất 17,10C).
(2). Lượng bức xạ mặt trời:
Lượng bức xạ tương đối dồi dào, phân phối điều hòa qua các tháng và ổn định trong năm.
- Lượng bức xạ cao nhất vào các tháng 3 và 4 trên 8.000cal/cm2/tháng
- Lượng bức xạ thấp nhất vào tháng 8 và tháng 9 trên 6.000cal/cm2/tháng.
(3). Nắng:
Số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.300 - 2.500 giờ. Vào mùa khô, số giờ nắng trung bình khoảng 7 giờ/ngày và cao nhất vào tháng 3 (trung bình khoảng 230 giờ/tháng). Vào mùa mưa số giờ nắng trung bình khoảng 6,4 giờ/ngày và thấp nhất vào các tháng 6, 8, 10 (khoảng 160 - 170 giờ/tháng).
(4). Lượng mưa và bốc hơi:
- Lượng mưa bình quân năm từ 1.900 – 2.300 mm, lượng mưa trong năm phân bố không đồng đều theo mùa, mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9 (lượng mưa chiếm gần 90% lượng mưa cả năm), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, có thể đạt tới 400 mm/tháng, các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1, 2, 3, chỉ đạt khoảng 10 – 15 mm/tháng.
Tổng số ngày mưa trong năm khoảng từ 135 – 160 ngày.
- Lượng nước bốc hơi bình quân hằng năm đạt 1.250 mm/năm có liên quan đến chế độ nhiệt độ, nắng, mưa. Lượng mưa bốc hơi cao thường xảy ra vào các tháng mùa khô, đạt trung bình 110 – 130 mm/tháng. Lượng nước bốc hơi thấp thường xảy ra vào các tháng có mưa nhiều khoảng 70 mm/tháng.
(5). Độ ẩm không khí:
Do chịu ảnh hưởng của khối không khí biển nên độ ẩm không khí trung bình từ hàng năm là 82%. Độ ẩm không khí tăng cao trong mùa mưa (80 – 87%) và giảm dần vào các tháng mùa khô (75 – 80%).
- Tháng có độ ẩm cao nhất : tháng 7, 8 độ ẩm không khí khoảng 85 – 87%
- Tháng có độ ẩm thấp nhất : tháng 2, 3 độ ẩm khoảng 75 – 77%
(6). Hướng gió và giông:
- Vào mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam mang theo thời tiết nắng, nóng ẩm và mưa giông. Vào mùa khô thì gió mùa Đông Bắc hoặc gió Đông Nam (gió chướng) mang theo thời tiết nắng nóng.
- Giông : Hằng năm trung bình có từ 25 – 27 ngày giông. Giông thường kèm theo mưa to cho nên mùa giông cũng là mùa mưa. Tháng có nhiều giông nhất là tháng 5.
(7). Bão:
Tỉnh Kiên Giang nói chung và xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao nói riêng mặc dù nằm tương đối gần Biển nhưng từ xưa đến nay hầu như không phải chịu sự ảnh hưởng của bão.
b/. Điều kiện thủy văn
(1). Chế độ thủy văn khu vực dự án
Xã Vĩnh Hòa Hưng Nam nhìn chung chịu ảnh hưởng gián tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông thông qua sông Cái Tư và hệ thống kênh rạch dày đặc trên địa bàn xã. Mỗi ngày nước lên xuống 2 lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường sau ngày 1 và 15 âm lịch, 2 lần triều kém sau ngày 7 và 23 âm lịch. Biên độ triều trên địa bàn nhỏ, không ảnh hưởng trực tiếp nên đất đai của xã không bị ngập úng dài ngày. Nước mặt chủ yếu được khai thác và sử dụng từ các sông rạch, ao có trên địa bàn xã, trong đó sông Cái Tư là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên toàn địa bàn xã. Nước ngầm theo kết quả nghiên cứu chung thì nguồn nước ngầm của xã khá phong phú, chất lượng nước tốt, chiều sâu của tầng chứa nước thay đổi từ 60 – 400 m và phổ biến trong khoảng 90 – 120 m. Được sự hỗ trợ của nhà nước, tổ chức UNICEF và của nhân dân tự đầu tư, đến nay xã Vĩnh Hòa Hưng Nam đã có 232 cây nước bơm tay, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho 92% tổng số hộ của xã.
(2). Chế độ thủy văn huyện Gò Quao
Huyện Gò Quao cũng có mạng lưới sông, rạch rất phong phú. Hệ thống sông, rạch này có ảnh hưởng lớn đến việc điều tiết nước, tính chất đất và canh tác trong toàn huyện. Tài nguyên nước mặt của huyện rất dồi dào, tuy nhiên trong toàn huyện chỉ có 2 xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc và Vĩnh Hòa Hưng Nam có được thuận lợi về nước ngọt do các kênh từ sông Hậu, sông Cái Lớn, Cái Tư, kênh Ngả Bồi, kênh Xáng Ômôn… chảy qua thuận lợi cho canh tác sản xuất nông nghiệp, các xã khác nguồn nước mặt thường bị nhiễm phèn, mặn đặc biệt vào mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Nguồn nước ngầm theo đánh giá chung thì nguồn nước ngầm của huyện khá dồi dào phong phú, thường thì độ sâu khai thác từ 80 – 130 m, chất lượng nước đảm bảo cho sử dụng nhưng phải xử lý đúng quy trình kỹ thuật.
4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.2.2.1. Điều kiện về kinh tế
(1).Hoạt động Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp của xã dựa vào các ngành như xay sát lúa gạo, chế biến lương thực, làm bánh tráng, làm bún, mộc dân dụng… tính đến năm 2006 toàn xã có 65 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất đạt 6,85 tỷ đồng.
(2). Hoạt động nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã có bước phát triển, đặc biệt là trồng trọt đã góp phần ổn định đời sống, nhân dân yên tâm đầu tư vốn, lao động vào sản xuất.
- Trồng trọt: Trồng trọt chủ yếu là trồng cây hàng năm, trong đó lúa nước là cây trồng chính. Năm 2006, tổng diện tích gieo xạ cây hàng năm 3.020 ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 14.776 tấn, tăng 899,18 tấn so với năm 2005, bình quân lương thực trên đầu người đạt 896 kg/người/năm.
Bên cạnh đó nhiều cây trồng có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cũng được chú trọng phát triển như mía, khóm… tạo vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến trong tỉnh. Năm 2006 toàn xã có 1.120,3 ha mía, sản lượng 61.616,5 tấn, tăng 714,5 tấn so với năm 2005; 339 ha khóm, sản lượng 2.373 tấn; 95 ha cây ăn trái, giảm 110 ha so với năm 2005.
- Chăn nuôi: Được sự hỗ trợ đầu tư vốn của nhà nước nên đàn gia súc, gia cầm của xã tăng lên đáng kể. Năm 2006, đàn gia cầm của xã có 20,454 ngàn con, đàn bò 32 con, đàn heo có 3.500 con, đàn trâu 28 con.
- Thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua có xu hướng phát triển mạnh, nhất là mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa, năm 2006 toàn xã có 156,5 ha nuôi trồng thuỷ sản, năng suất bình quân 0,1 tấn/ha (trong đó có 8 ha nuôi tôm, năng suất 0,1 tấn/ha).
(3). Hoạt động Dịch vụ - Thương mại
Thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã phát triển khá, thu hút nhiều hộ gia đình và cá nhân tham gia với các loại hình như cung ứng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, kinh doanh xăng dầu, thu mua hàng nông sản, hàng tiêu dùng… tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm xã, ven quốc lộ 61.
Dịch vụ vận tải cũng phát triển khá đa dạng, bao gồm cả đường bộ và đường thuỷ, năm 2005 khối lượng hàng khách vận chuyển đạt khoảng 301.000 lượt người và khối lượng hàng hoá vận chuyển khoảng 142.500 tấn.
(4). Hoạt động Giao thông vận tải
Quốc lộ 61 là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nhất trong giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội của xã, đoạn qua xã có chiều dài 6 km, nền rộng 8 m, mặt đường rải nhựa. Ngoài ra còn có 21 km đường liên xã và liên ấp, 32 km đường dân sinh, hầu hết lộ giao thông này đều trong tình trạng xuống cấp, lộ giao thông có nền đường là đất sét và cát. Trong năm 2006, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã nâng cấp, mở rộng được 29,145 km, xây mới 6 cây cầu bê tông, bắc 16 cây cầu nhỏ… tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Về giao thông đường thuỷ: Có sông Cái Tư bắt nguồn từ sông Hậu và đổ ra vịnh Thái Lan, sông rộng và sâu nên tàu ghe đi lại dễ dàng và là nơi tránh giông bão cho tàu thuyền.
4.2.2.2. Điều kiện về xã hội
(1). Điều kiện về văn hóa
Hiện toàn xã có 1 đài truyền thanh xã và 11 cụm loa truyền thanh. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trong các khu dân cư và bài trừ các tệ nạn xã hội được nhân dân đồng tình ủng hộ. Phong trào xây dựng “nếp sống văn minh, gia đình văn hoá” đã triển khai đạt kết quả, trong năm 2006 xã có 1.862 hộ gia đình đạt gia đình văn hoá; 01 ấp văn hoá và 6/10 đơn vị văn minh.
(2). Điều kiện về Y tế
Trên địa bàn xã hiện có một Trạm y tế xã đã được xây dựng kiên cố với trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, cùng với nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ y tế, xã đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả khá.
Trong năm 2006 đã tổ chức khám chữa bệnh cho trên 9.050 lượt người, tiêm chủng mở rộng miễn dịch cơ bản được 99,13%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dưới 17%. Kết hợp cùng với trung tâm y tế huyện kiểm tra vệ sinh phòng bệnh, tham gia tích cực công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, chương trình phòng chống sốt xuất huyết, tư vấn tuyên truyền về HIV/AIDS….
(3). Điều kiện về Giáo dục – Đào tạo
Sự nghiệp giáo dục luôn được sự quan tâm của các đoàn thể, ban ngành xã, cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Năm học 2005 - 2006, Vĩnh Hoà Hưng Nam có 3.360 học sinh, với 75 lớp, trong đó mẫu giáo có 83 cháu, tiểu học có 2.398 học sinh và trung học cơ sở có 879 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 10 tuổi vào tiểu học đạt 95%. Các trường đã được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố, không còn tình trạng học 3 ca. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh thi lên lớp đạt trên 97%, thi tốt nghiệp đạt 100%.
(4). Điều kiện về Quốc phòng – An ninh
Xã đã phối hợp các lực lượng, giải quyết có hiệu quả nhiều vụ việc, không để xảy ra đột biến xấu, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đáp ứng nhu cầu về đất để thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh theo quy hoạch đất quốc phòng - an ninh đã được phê duyệt và tình hình thực tế của xã.
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH – ANQP năm 2008 của UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Nam
4.2.3. Hiện trạng các thành phần tự nhiên tại khu vực dự án
4.2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực dự án, tiến hành lấy mẫu (trung bình 1h) không khí theo hai mùa (mùa khô – lần 1; mùa mưa – lần 2) tại khu vực dự án. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Dự án theo mùa được đưa ra trong các bảng sau:
Bảng 4.2 - Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án lần 1
Điểm đo
Kết quả phân tích (mg/m3)
Bụi
SO2
NO2
CO
THC
K1
0,09
0,055
0,036
1,09
0,06
K2
0,06
0,050
0,032
0,95
0,04
K3
0,07
0,049
0,031
0,95
0,05
K4
0,11
0,059
0,038
1,12
0,07
K5
0,12
0,061
0,038
1,50
0,08
K6
0,13
0,048
0,029
0,81
0,02
K7
0,04
0,039
0,030
0,86
0,05
QCVN
0,3(**)
0,35(**)
0,2(**)
40(**)
5,0(***)
Bảng 4.3 - Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án lần 2
Điểm đo
Kết quả phân tích (mg/m3)
Bụi
SO2
NO2
CO
THC
K1
0,05
0,011
0,009
0,82
0,02
K2
0,04
0,013
0,008
0,15
0,04
K3
0,03
0,009
0,011
0,84
0,03
K4
0,07
0,007
0,010
0,91
0,05
K5
0,02
0,011
0,007
1,10
0,05
K6
0,04
0,007
0,006
0,21
0,01
K7
0,01
0,041
0,005
0,42
0,02
QCVN
0,3(**)
0,35(**)
0,2(**)
40(**)
5,0(***)
Nguồn: Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường (CESAT )- 2010
Ghi chú: - ** QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng không khí xung quanh
- *** QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Vị trí lấy mẫu môi trường không khí khu vực dự án theo hai mùa: mùa khô và mùa mưa trong năm 2010 được đưa ra như trong bảng sau:
Bảng 4.4 - Các vị trí lấy mẫu không khí khu vực dự án
Ký hiệu
Vị trí
K1
- Điểm giữa trung tâm khu đất dự án
- Tọa độ: N: 09044.778; E: 105020.669
K2
- Điểm góc phía Tây Bắc khu đất dự án
- Tọa độ: N: 09044.797; E: 105020.672
K3
- Điểm góc phía Đông Bắc khu đất dự án
- Tọa độ: 09044.811; E: 105020.669
K4
- Điểm góc phía Tây Nam khu đất dự án
- Tọa độ: N: 09044.733; E: 105020.644
K5
- Điểm góc phía Đông Nam khu đất dự án
- Tọa độ: N: 09044.730; E: 105020.688
K6
- Điểm cuối khu đất dự án
- Tọa độ: N: 09044.798; E: 105020.671
K7
- Điểm tại điểm đầu khu đất dự án
- Tọa độ: N: 09044.821; E: 105020.658
Nguồn: Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường (CESAT )- 2010
So sánh các kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực dự án theo hai đợt như trong các bảng trên với TCVN 5937-2005, TCVN 5938-2005, TCVN 5949-1998 cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại khu vực dự kiến xây dựng dự án đạt giới hạn cho phép theo các tiêu chuẩn áp dụng. Sức chịu tải của môi trường không khí khu vực dự án còn cao.
4.2.3.2. Hiện trạng môi trường nước
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực dự án, tiến hành lấy các mẫu nước mặt tại kênh Cây Trâm và sông Lạc Phi đoạn chảy qua khu đất dự án theo hai mùa (mùa khô – đợt 1; mùa mưa – đợt 2). Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực theo hai đợt được đưa ra trong các bảng sau:
Bảng 4.5 - Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực dự án đợt 1
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN 08:2008/BTNMT
M
1
M
2
M
3
M
4
M
5
M
6
M
7
B1
B2
1
pH
-
7,2
7,3
7,2
7,2
7,3
7,2
7,2
5,5-9
5,5-9
2
BOD5 (20 0C)
mgO2/l
6
6
8
8
6
6
8
15
25
3
COD
mgO2/l
24
25
27
24
25
24
25
30
50
4
DO
mgO2/l
6,4
6,3
6,5
6,3
6,4
6,3
6,5
³ 4
³ 2
5
SS
mg/l
84
85
87
85
85
87
84
50
100
6
Amoniac
mg/l
0,68
0,67
0,68
0,68
0,67
0,68
0,67
0,5
1
7
Nitrat
mg/l
0,4
0,3
0,4
0,4
0,3
0,4
0,4
10
15
8
Nitrit
mg/l
0,001
0,002
0,001
0,001
0,001
0,001
0,002
0,04
0,05
9
Tổng sắt
mg/l
0,65
0,65
0,67
0,65
0,65
0,65
0,67
1,5
2
10
Dầu mỡ
mg/l
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
11
Tổng Colifom
MPN/100ml
6.500
6.700
6.500
6.700
6.500
6.500
6.700
6.700
6.900
Nguồn: Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường (CESAT )- 2010
Bảng 4.6 - Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực dự án đợt 2
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN 08:2008
BTNMT
M
1
M
2
M
3
M
4
M
5
M
6
M
7
B1
B2
1
pH
-
7,4
7,4
7,5
7,4
7,5
7,5
7,4
5,5-9
5,5-9
2
BOD5 (20 0C)
mgO2/l
10
10
12
10
12
12
10
15
25
3
COD
mgO2/l
29
27
29
27
29
27
29
30
50
4
DO
mgO2/l
6,8
6,7
6,8
6,7
6,7
6,7
6,8
³ 4
³ 2
5
SS
mg/l
90
92
94
90
94
92
90
50
100
6
Amoniac
mg/l
0,62
0,64
0,62
0,63
0,64
0,63
0,62
0,5
1
7
Nitrat
mg/l
0,3
0,3
0,2
0,3
0,3
0,2
0,3
10
15
8
Nitrit
mg/l
0,001
0,002
0,001
0,001
0,001
0,001
0,002
0,04
0,05
9
Tổng sắt
mg/l
0,62
0,62
0,63
0,62
0,63
0,63
0,62
1,5
2
10
Dầu mỡ
mg/l
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
11
Tổng Colifom
MPN/100ml
6.700
6.900
6.800
6.790
6.700
6.800
6.900
6.700
6.900
Nguồn: Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường (CESAT )- 2010
Ghi chú : QCVN 08 :2008/BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2; cột B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp
Vị trí lấy mẫu môi trường nước mặt khu vực dự án theo hai đợt mùa khô và mùa mưa trong năm 2010 được đưa ra trong bảng dưới đây
Bảng 4.7 - Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt khu vực dự án theo hai đợt
Ký hiệu mẫu
Vị trí
M1
- Sông Lạc Phi
- Tọa độ: N: 09044.730; E: 105020.698
M2
- Sông Lạc Phi
- Tọa độ: N: 09044.765; E: 105020.243
M3
- Kênh Cây Trâm
- Tọa độ: N: 09044.732; E: 105020.906
M4
- Kênh Cây Trâm
- Tọa độ: N: 09044.758; E: 105020.826
M5
- Kênh Cây Trâm
- Tọa độ: N: 09044.772; E: 105020.727
M6
- Kênh Cây Trâm
- Tọa độ: N: 09044.792; E: 105020.674
M7
- Sông Lạc Phi
- Tọa độ: N: 09044.709; E: 105020.738
So sánh kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án theo hai đợt như được trình bày trong các bảng trên với QCVN 08:2008/BTMMT theo cột B1 và B2 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích cho kết quả nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu SS vượt giới hạn cho phép theo cột B1 nhưng lại nằm trong giới hạn của cột B2. Như vậy chất lượng nước mặt khu vực dự án chưa bị ô nhiễm và đảm bảo chất lượng nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi cho nông nghiệp của nhân dân địa phương. Nhìn chung sức chịu tải của môi trường nước mặt khu vực còn tương đối tốt.
4.2.3.3. Hiện trạng môi trường đất
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực dự án, tiến hành khảo sát và lấy các mẫu đất, cụ thể lấy 3 mẫu đất/hố x 6 hố khoan. Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực Dự án được đưa ra trong các bảng sau:
Bảng 4.8 - Chất lượng môi trường đất khu vực dự án
TT
Ký hiệu mẫu
Kết quả
Hàm lượng hữu cơ
Ni
Cr
Zn
Cd
Pb
HỐ 1
Đ1-1
12,53
1,8451
4,3530
7,7202
1,0790
7,4300
Đ2-1
12,47
1,9476
4,0810
7,4159
0,9430
4,1671
Đ3-1
12,35
1,9532
4,0090
7,0125
0,8540
2,2088
HỐ 2
Đ1-2
12,90
1,0469
3,7680
4,5253
0,9010
1,0221
Đ2-2
6,61
1,9769
4,3530
7,2067
0,7750
1,9459
Đ3-2
3,89
1,9986
4,8742
7,6510
0,5914
1,7525
HỐ 3
Đ1-3
11,46
1,7572
3,8090
7,3969
0,9540
1,6708
Đ2-3
11,75
1,0572
3,8930
6,3129
0,8170
3,4595
Đ3-3
10,23
0,9764
3,7394
6,2715
0,7829
3,6792
HỐ 4
Đ1-4
12,14
1,7915
4,3230
7,6626
1,0908
7,5721
Đ2-4
11,87
1,9802
4,0126
7,4265
0,9614
6,4186
Đ3-4
11,05
1,9937
3,9857
7,0650
0,8876
6,0248
HỐ 5
Đ1-5
12,69
1,8627
4,3862
7,7412
1,0680
7,4109
Đ2-5
12,34
1,9218
4,1428
7,4092
1,0261
6,8591
Đ3-5
11,87
1,9503
4,0189
7,0320
0,9227
6,1724
HỐ 6
Đ1-6
12,90
1,0469
3,7680
4,5253
0,9010
1,0221
Đ2-6
6,61
1,9769
4,3530
7,2067
0,7750
1,9459
Đ3-6
3,89
1,9986
4,8742
7,6510
0,5914
1,7525
Đơn vị
%
mg/100g
mg/100g
mg/100g
mg/100g
mg/100g
QCVN 03:2008/BTNMT
-
-
-
200
2
70
Nguồn: Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường (CESAT )- 2010
Ghi chú: - Đội nhạy của phương pháp phân tích kim loại nặng là 0,001 mg/l
- QCVN 03:2008; Giới hạn hàm lượng tổng số củamột số kim loại nặng trong đất.
So sánh kết quả phân tích với QCVN 03:2008/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu phân tích trong mẫu đất đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực dự án chưa bị ô nhiễm, khả năng chịu tải của môi trường đất khu vực dự án còn rất lớn.
4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
4.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
4.3.1.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng bãi chôn lấp
Giai đoạn xây dựng bao gồm các công việc sau: san lấp mặt bằng, xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải….). Quá trình thực hiện Dự án sẽ tạo ra những nguồn gây ô nhiễm cho môi trường trong khu vực và các vùng lân cận. Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng được mô tả trong bảng sau:
Bảng 4.9 - Các nguồn phát sinh tác động và các tác động đến môi trường
Stt
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1
San lấp mặt bằng
- Bụi phát sinh gây ô nhiễm không khí từ hoạt động vận chuyển đất, cát dùng để san lấp mặt bằng;
- Bụi phát sinh gây ô nhiễm không khí từ quá trình san gạt, ủi đất cát khi san lấp
- Bụi và khí thải phát sinh gây ô nhiễm không khí từ các phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển khi tham gia san sấp mặt bằng
2
Hoạt động xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải…)
- Phát sinh bụi và khí thải động cơ gây ô nhiễm không khí do hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá, xi măng…
- Phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí do quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy bitume...
3
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ.
Bụi và khí thải động cơ phát sinh gây ô nhiễm không khí
4
Các hoạt động lắp đặt, vệ sinh máy móc, trang thiết bị.
- Ô nhiễm không khí không đáng kể;
- Phát sinh chất thải rắn, bao bì.
5
Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công trình.
Ô nhiễm không đáng kể.
6
Hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường.
Phát sinh nước thải, rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.
Tác động từ các nguồn như trong bảng 4.11 được đánh giá chi tiết như sau:
(1) Tác động liên quan đến bụi và khí thải
a. Tác động do bụi:
Như đã trình bày trong bảng 4.11, trong giai đoạn xây dựng các nguồn phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường bao gồm: quá trình san lấp mặt bằng; quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị và quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trì