MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 6
I. GIỚI THIỆUCHUNG 6
1. Lý do lựa chọn đềtài6
2. Mục đích nghiên cứu của đềtài8
3. Giới hạn nghiên cứu của đềtài 8
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 8
1. Câu hỏi nghiên cứu/giảthiết nghiên cứu 8
2. Khách thể và đối tượngnghiên cứu 9
3. Phương pháptiếp cận nghiên cứu 9
4. Phạmvi, thời gian khảo sát 9
Nội dung 10
Chương 1:Cơsởlýluận và tổng quan 10
I. TỔNG QUAN 10
II. MỘTSỐ KHÁI NIỆM VÀ ỊNH NGHĨA CƠBẢN 14
1. Sựdi cư(Lịch sửdi cư) 15
2. Một vài nétvềGiáo dân di cưvùng nhà thờThái Hà, HàNội 17
3. Người dicư 17
4. Khái niệmvềtiếp cận dịch vụ xã hội 19
4.1. Khái niệm chungvềtiếp cận dịchvụ xã hội 19
4.2. Cơhội tiếp cận với giáo dục 19 4
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu khoa học 21
I. VẤN ỀNGHIÊNCỨU 21
1. Xâydựng bộ công cụ đo lường 23
1.1. Lịch sửdi cư 23
1.2. Điều kiện - Chất lượng cuộc sống 29
1.3. Cơhội tiếp cận với các dịch vụ xã hội (đặcbiệt là khảnăng tiếp cận với giáo dục) 35
1.4. Những khó khăn thườnggặpcủaGiáodân dicư 36
2. Thiết kếmẫu 43
3. Nhập và xửlýsốliệu 44
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 45
1. Nghiên cứu định lượng 45
2. Nghiên cứu định tính 46
3. Phương phápquan sát 46
4. Phân tích tài liệu thứcấp 47
5. Tiến hành thu thập thông tin 47
Chương 3: Thực trạngvềGiáo dân di cư vùng nhà thờThái Hà, Hà Nội 49
1. Một sốthông tin nghiên cứu ban đầuvềGiáo dân di cư 49
2. Các điều kiện sống 55
3. Những khó khăn mà Giáo dân di cưthường gặp phải trong quá
trình sống,học tậpvà làm việc tại Hà nội 64
4. Cơhội tiếp cận với giáo dục của Giáo dân di cư 69
4.1. Khảnăng chi trảhọcphí 71
4.2. Thời gian dành cho việc học tập 71
4.3. Xâydựngmôhình ước lượng ước lượngcácnhân tốvề khảnăng
tiếp cận giáodục của Giáo dân di cư vùngnhàthờTháiHà, Hànội
4.3.1. Sự khác biệt giữanam và nữvềcơhộitiếpcận với giáodục của Giáodân di cư79
4.3.2. Tìm hiểu sựkhác biệt giữacác nhóm tuổi về khảnăng tiếp cận với giáo dụccủaGiáo dân di cư80
Kết luận chung 84
I. KẾT LUẬN 84
II. KHUYẾN NGHỊ VÀ ỀXUẤT GIẢI PHÁP 87
Tài liệu tham khảo 95
Phụlục
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá thực trạng về giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội tiếp cận với giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cảnh nơi họ ra đi.
50
cho thấy có đến 77.3% cư trú xung quanh khu vực nhà thờ Thái Hà, cụ thể: khu vực
quận Đống Đa (55.1%), Thanh Xuân (13.1%), Cầu Giấy (9.1%).
Nhiều nghiên cứu trước về người di cư cũng chỉ cho thấy phần nhiều người di cư
đến Hà Nội còn rất trẻ, có tuổi đời từ 20 - 40. Họ chủ yếu đều là nam giới, phụ nữ
chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng gần đây tỷ lệ di dân giữa nam, nữ đã dần thay đổi
với sự tham gia ngày càng đông đảo của phụ nữ (53% nữ so với 47% nam, TCTK
2001). Trong nghiên cứu này, số lượng nam, nữ được khảo sát có thể nói là khá
tương đồng: nam chiếm 52.9%, nữ chiếm 47.1%. Theo thống kê về giới tính và độ
tuổi của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, độ tuổi trung bình của mẫu như sau:
§ Độ tuổi trung bình của nam giới theo mẫu là 27.01 tuổi, còn của nữ giới là
26.37. Như vậy, trong mẫu nghiên cứu này, tuổi đời của cả hai giới là xấp xỉ
gần bằng nhau.
§ Khoảng ước lượng cho độ tuổi trung bình của tổng thể với độ tin cậy 95%
của cả nam và nữ lần lượt là (25.88; 28.13) và (25.13; 27.62).
§ Tuổi hay gặp nhất ở các đối tượng nam là 24 và nữ là 23.
§ Khoảng biến thiên tuổi tác của 2 giới nằm trong khoảng từ 37-39 tuổi, độ
tuổi nhỏ nhất và lớn nhất giữa 2 giới chênh nhau 1 tuổi (nam:16-55, nữ:17-
54).
Dễ dàng nhận thấy nhóm Giáo dân di cư vào Hà Nội chủ yếu đều đang trong độ tuổi
lao động sung sức, từ 16 – 39 tuổi chiếm 82.6% tổng số. Đặc điểm này cũng hoàn
toàn phù hợp với đặc tính chọn lọc của di cư theo độ tuổi: những người ở tuổi
trưởng thành và những người mới lớn có khuynh hướng di cư nhiều hơn và họ cũng
dễ thích nghi hơn và hoà nhập với điều kiện sống mới. Thêm nữa phần nhiều đều là
thanh niên chưa lập gia đình (chiếm 65.1%) nên không có quá nhiều ràng buộc.
Một công trình nghiên cứu trước đây sử dụng số liệu tổng điều tra của Tổng Cục
điều tra dân số cho thấy di cư của nhóm dân số trẻ cũng có chiều hướng gia tăng
theo trình độ học vấn, bởi người có học cao hơn có xu hướng di cư nhiều hơn25. Các
25 Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống. Tổng cục thống kê.
Hà Nội, tháng 11/2006.
51
Giáo dân di cư được khảo sát trong nghiên cứu này có trình độ học vấn tương đối
tốt: số giáo dân có trình độ từ Trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ khá cao: 41.1%, trong
đó: TC/TH chuyên nghiệp 7.4%, CĐ/ĐH chiếm 31.7%, sau đại học là 2% và đều
nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Với những người có trình độ học vấn cao, nhất
là tầng lớp sinh viên học tập tại Hà Nội,
mới ra trường thì đều muốn lập nghiệp tại
Hà Nội vì ở đây họ có điều kiện thuận lợi
hơn để làm kinh tế, có nhiều cơ hội để lựa
chọn nghề nghiệp thích hợp, đồng thời họ
cũng có môi trường tốt hơn để học tập, nâng
cao trình độ…
Thực ra ở Hà Nội có khả năng nâng cao hơn, chứ ở quê cuộc sống thấp, nhu cầu chưa cao lắm, nên khó
khăn. Sau này, có điều kiện thì cũng về quê thoải mái hơn. (Hoàng Anh Chuyên, 1984. Sinh viên năm thứ 3,
ĐH mở)
Nếu bạn ở trong một quả núi, bạn chằng nhìn thấy gì cả, nhưng mà đứng trên đỉnh núi thì bạn nhìn thấy tất
cả. .. Ra ngoài tiếp xúc giao lưu lúc đấy mình tỉnh táo được nhiều hơn, có thể phát triển được, nếu không
mình sẽ bị tụt hậu. (Trần Văn Ngọc, Nam ĐỊnh)
Xấp xỉ 90% sinh viên cho rằng ở lại Hà Nội, họ có điều kiện phát triển bản thân, có điều kiện để cải thiện về
kinh tế, có điều kiện để làm việc đúng chuyên ngành và kiếm được công việc thích hợp với năng lực chuyên
môn và ngành học. (Trích báo cáo nghiên cứu đới sống sinh viên Công giáo, 2007 _ Trung tâm nghiên cứu
Giới, gia đình và Môi trường trong phát triển)
Còn những người có học vấn thấp hơn, ít được đào tạo chuyên môn cũng có nhu
cầu di chuyển đến Hà Nội, vì theo họ ở Hà Nội dễ tìm việc làm cho dù đó là những
việc lao động giản đơn, nặng nhọc và thu thập không cao.
… Thì chị cũng muốn có nghề nhưng cô bảo, không có nghề gì. Điều kiện thì không có nên phải chấp nhận
thôi. (Chị Cải, quê Nam Định. Làm nghề đồng nát)
Nếu có nghề khác thì cùng không muốn làm nghề này (nghề đồng nát). Nghề này rất dễ làm, không có yêu
cầu cao. Nếu tìm việc khác thì trình độ thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu. (Chị Dung, quê Nam Định)
Trình độ
học vấn Tần suất Tỷ lệ %
% cộng
dồn
Hết cấp II 168 48.0 48.0
Hết cấp III 38 10.9 58.9
Trung cấp/
TH chuyên nghiệp 26 7.4 66.3
CĐ/ĐH 111 31.7 98.0
Sau ĐH 7 2.0 100.0
Tông số 350 100.0
Bảng 3.1: Trình độ học vấn chung của Giáo dân
di cư vùng nhà thờ Thái Hà
52
Cứ có người gọi đi làm là em đi, không thì em đi đồng nát. Vớ được cái gì họ gọi, lau nhà, lau cửa, bất cứ
việc gì em cũng làm, kể cả chở rác, chuyển đất, đỏ cát, chuyển ngói … đều làm hết. Đã lên đây thì không
nghỉ buổi nào, cố mà đi làm. Hồi trước ở nhà thì chẳng có việc gì mà làm đâu, có nghĩa là làm thuê làm
mướn, đi gặt, đi hái này, mình có 2,4 sào ruộng mà 3 mặt con là không đủ ăn đâu, họ mượn đi gặt, đi hái, đào
đất, họ mượn mình làm cái gì ở quê thì mình làm cái đấy. Mình làm hết mọi việc thì mình kiếm cho con ăn
chứ làm gì mà đủ hả chỉ. Ba miệng ăn, một tí cái gì cũng đóng góp mà 3 đứa con là không có tí ruộng nào chị
ạ, độc có ở nhà làm thuê làm mướn, giờ con nó khôn khôn lên một tí thì mới lên đây làm được vài năm nay
đấy chị ạ (Chị Trần Thị Hường, 1976. Quê Nam Định)
Ngược với nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng đa phần người di dân đều không
qua đào tạo chuyên môn (81.1%)26, dân trí thấp, mù chữ chiếm tỷ lệ cao, khoảng
13,5-20%27. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của nhóm Công giáo di
cư so với người di cư trong nhiều nghiên cứu trước đó có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ
Giáo dân tốt nghiệp trung học cơ sở (48%) và trung học phổ thông (10.9%) chiếm
hơn phân nửa mẫu điều tra nghiên cứu. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi có đến
73.5% Giáo dân làm việc trong lĩnh vực lao động phổ thông. Số ít có cơ hội tham
gia làm việc trong các khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, chiếm 16,3%. Nhìn
chung, tuỳ thuộc vào mục đích di chuyển mà thể hiện ra sự khác biệt về tình trạng
việc làm, nghề nghiệp vào tiểm lực kinh tế. Một sự thay đổi và chuyển dịch nghề
nghiệp tất yếu đã diễn ra, do vậy không tránh khỏi việc Giáo dân di cư ít nhiều cũng
gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm có thu nhập cao, ổn định.
Với sự tăng trưởng của kinh tế Hà Nội trong những năm gần đây, mức sống của
người dân đô thị đã không ngừng được cải thiện, mức GDP của Hà Nội đã tăng 2,99
lần, đạt tốc độ tăng bình quân 11,6%/năm, cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nước
1,5 lần28. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân đầu
người một tháng (2004) theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn thì thu nhập
ở thành thị cao gấp 2,2 lần (tính trên cả nước) và xấp xỉ 1,34 lần (khu vực đồng
bằng sông Hồng) so với nông thôn. Chính sự khác biệt kinh tế - xã hội và khoảng
chênh lệch về thu nhập từ công việc giữa nông thôn và thành thị đã dẫn đến những
26 Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội, 2001.
27 Nguồn: Di dân tự do đến Hà Nội. Thực trạng và giải pháp quản lý. TS. Hoàng Công Chức. NXB Chính trị quốc gia, 2004.
28 Nguồn: Dân số và phát triển ở Việt Nam: Dân số Hà Nội. Đặng Xuân Đường, Lê Hồng Kế, Hà Văn Quế. NXB Thế Giới, 2007.
53
tác động không mong muốn cho người dân nông thôn nói chung, người Công giáo
nói riêng và thúc đẩy họ rời bỏ quê hương ra thành phố kiếm việc làm. Trong
nghiên cứu này, Giáo dân di cư xuất phát chủ yếu từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông
Hồng: chiếm 82,3%; trong đó phần nhiều là Nam Định: chiếm 67,4%, Hà Tây:
16,3%, Thái Bình, Ninh Bình chiếm 12,8%; tiếp đến là các tỉnh thuộc vùng Đông
Bắc: Phú Thọ, Hà Nam, Yên Bái, Hoà Bình… (chiếm 9,7%) và Bắc Trung Bộ: Hà
Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá (chiếm 7,1%). Điều này thể hiện rõ đặc điểm cơ bản về
khoảng cách di chuyển của di cư: "khoảng cách ngắn _ phù hợp với nhiều quan
điểm của nhiều nhà nghiên cứu về di cư"29. Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa
lại khẳng định rõ hơn yếu tố bao trùm cho mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc
di chuyển dân cư vào Hà Nội là do điều kiện khó khăn về kinh tế, sự thiếu hụt việc
làm (48.5%), mong muốn kiếm được việc và có thu nhập cao hơn (16.2%). Hay nói
cách khác Hà Nội sẽ là nơi tạo mọi điều kiện cần thiết để các cá nhân có thể tự phát
triển bản thân: có thêm tri thức và hiểu biết xã hội (32.6%) khi mà những điều kiện
đó khó có cơ hội phát triển ở nơi đi. Với những lý do trên, người Công giáo đã
quyết định nhập cư vào Hà Nội, mong có được những điều kiện tốt hơn. Hầu hết
các quyết định di cư đều do bản thân người di chuyển quyết định (82.7%). Vai trò
của người thân, bạn bè hay họ hàng cũng có những ảnh hưởng đáng kể dù không
trực tiếp thúc đẩy di dân.
Thường thông tin về nơi nhập cư đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người di
cư. Những người bạn hay người thân trong gia đình đã từng di cư là nguồn thông tin
đáng tin cậy về di cư và sức ảnh hưởng của họ đã dẫn tới việc di cư hàng loạt. Khi
được hỏi về quyết định ra Hà Nội làm việc, nhiều Giáo dân cho biết họ cũng phải tự
trang bị cho mình những thông tin cần thiết cho cuộc sống, các thông tin này dù ít
dù nhiều cũng giúp cho họ đưa ra quyết định di cư. Kết quả thu được như sau:
29 Nguồn: Di dân tự do đến Hà Nội. Thực trạng và giải pháp quản lý. TS. Hoàng Công Chức. NXB Chính trị quốc gia, 2004
54
Bảng 3.2: Các nguồn thông tin Giáo dân lựa chọn để tìm hiểu
các điều kiện, hoàn cảnh ở Hà Nội trước khi quyết định di cư
Phần nhiều các thông tin có liên quan đến khả năng tìm kiếm việc làm, tìm hiểu về các
điều kiện nhà ở, học hành, đào tạo... ở Hà Nội được coi là những thông tin đáng quan
tâm nhất đối với người di cư. Họ biết được các thông tin này từ nhiều nguồn khác
nhau, có thể qua bạn bè giới thiệu (14.7%), có thể trực tiếp từ họ hàng/người quen biết
(22.3%) hay tìm kiếm nguồn thông tin từ các trung tâm môi giới, xúc tiến việc làm, từ
những giáo dân đồng hương (21.4%)... Khi các "mạng lưới di cư"30 được hình thành,
các rủi ro do quá trình di chuyển tạo ra cho người di cư giảm xuống, có nghĩa cơ hội
tiếp cận với công việc làm, sự hỗ trợ ở điểm đến tăng lên. Chính nhờ mạng lưới di cư
này mà hơn phân nửa số Giáo dân đã có việc làm khi nhập cư vào Hà Nội. Thực tế việc
dựa vào người thân trong khi đi tìm việc làm cho phép giảm bớt tính bấp bênh, nhưng
xét ở một khía cạnh khác thì đó lại là nhân tố làm hạn chế khả năng và giới hạn phạm
vi địa lý tìm việc làm. Do vậy, rất nhiều Giáo dân di cư đã tự mình tìm hiểu lấy để có
thể chọn cho mình một công việc phù hợp, có thu nhập đảm bảo cuộc sống và có đủ
tiền để gửi về phụ giúp cho gia đình (chiếm 47%). Dù ít dù nhiều thì họ cũng cố gắng
tự tìm cho mình một cơ hội để làm việc và phát triển bản thân (chiếm 43,6%). Cũng
chính nhờ có sự chuẩn bị từ trước nên phần nhiều Giáo dân không mấy gặp khó khăn
trong quá trình đi tìm việc (chiếm 82,7%), cụ thể: 45,9% Giáo dân cho biết họ tìm được
việc rất dễ và cảm thấy không mấy gặp khó khăn khi tìm việc: chiếm 38,6%. Số Giáo
dân thực sự gặp khó khăn trong quá trình tìm việc phần nhiều rơi vào những trường
30 Mạng lưới di cư là những tập hợp của các mối ràng buộc giữa các cá nhân nối những người di cư và những người không di cư với
nhau ở các khu vực xuất phát và nơi đến thông qua những mối quan hệ của họ hàng, bạn bè, và nguồn gốc cộng đồng chung. Nguồn:
Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số hoc xã hội. Các nguồn gốc xã hội và kinh tế nhập cư. TS. Douglas S.Massey. NXB
Khoa học xã hội, 1994.
Các nguồn thông tin Tần suất Tỷ lệ % % cộng dồn
Bản thân tự tìm hiểu 150 47.0% 47.0
Bạn bè giới thiệu 47 14.7% 61.7
Có họ hàng/người quen 71 22.3% 66.3
Thông qua môi giới 2 .6% 98.0
Thông qua người khác 49 15.4% 100.0
Tổng số 304 100.0%
55
hợp có trình độ học vấn thấp, mới chỉ học hết cấp 2, chiếm 8,9%. Với xuất phát điểm là
để đảm bảo cuộc sống cho gia đình và sự tồn tại của bản thân trong những điều kiện,
hoàn cảnh mới, nên Giáo dân di cư buộc phải làm việc cật lực và không từ bất cứ công
việc gì, miễn là kiếm được tiền. Khi nghiên cứu đặt ra câu hỏi về nghề nghiệp hiện tại,
kết quả thu được cho thấy diễn biến hoạt động kinh tế của Giáo dân chiếm tỷ lệ rất cao:
97% đều tìm được công việc thích hợp cho bản thân. Số Giáo dân không tìm được việc
làm khi lên Hà Nội là hầu như không có (0,3%). Như vậy, so với mục đích chuyển cư
vì lý do thu nhập, việc làm, Hà Nội đã đáp ứng tốt được những mong muốn của Giáo
dân khi rời nơi ở cũ.
2. Các điều kiện sống (Xem xét mối quan hệ giữa thu nhập, việc làm và các
điều kiện sống khác)
Theo mô hình nghiên cứu đã được thiết lập, điều kiện sống của Giáo dân di cư vùng
nhà thờ Thái Hà được thể hiện trên ma trận năng lực như sau:
DKKT TEST LDPT
--------------------------------------------------------------------------------
Item Estimates (Thresholds) 1/ 1/ 5 7:16
all on dieukien (N = 350 L = 21 Probability Level= .50)
--------------------------------------------------------------------------------
3.0 |
|
|
|
| 10 33
|
2.0 |
|
|
| 11
| 7
| 9
|
| 5 23
1.0 X |
|
XXX |
|
XX | 29
| 28
XXXX |
|
.0 XXXX | 27
|
XXXXXXXXXX | 6 26
| 17.2
XXXXXXX |
| 8
XXXXXXXXXXXXX | 25
-1.0 | 31 32
XXXXXXXXXXXXXXXXX | 24 30
|
XXXXXXXXXXXXXXX | 3
|
|
XXXXXXXXXXXX |
| 17.1
-2.0 XXXXXXXXXXXXXX |
|
|
XXXXXXXXX |
|
|
| 22
XXXX |
-3.0 |
|
|
XX |
|
-4.0 | -------------------------------------------------------------------------------- Each X represents 3 students
Điều kiện tốt
Điều kiện chưa tốt
56
Căn cứ vào ma trận đánh giá điều kiện sống của Giáo dân di cư, ta thấy có xu
hướng đánh giá điều kiện sống thấp:
Với hầu hết Giáo dân, các vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hiện tại như tivi, tủ
lạnh, bếp ga, đầu video, máy tính, điện thoại … cũng hạn chế. Thứ họ có thể
trang bị cho mình chỉ là quạt điện, bếp ga du lịch, chiếc xe đạp, xe máy phục vụ
cho nhu cầu di chuyển thường ngày (chi tiết xem phụ lục đính kèm).
Điều kiện ở cũng chật chội, không phải ai cũng có khả năng để thuê được nơi ở
rộng rãi. Vì vậy, đa phần đều có xu hướng ở tập trung (chiếm 72.4%) hoặc chỉ ở
trọ qua đêm và sinh hoạt trong những khoảng diện tích chật chội nhằm giảm bớt
tối đa các chi phí thiết yếu.
Điều kiện sống của họ phụ thuộc vào họ có phải gửi tiền về trợ giúp cho gia đình
hay không.
Một điểm đáng chú ý ở đây là ma trận không thể hiện cho thấy mức thu nhập, mức
chi tiêu của họ sẽ có ảnh hưởng và chi phối đến điều kiện sống.
Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập thấp và thiếu là nguyên nhân làm
cho người lao động không thoả mãn và cũng là nguyên nhân chính của hiện tượng
di cư trong nước. Khi được hỏi về mức thu nhập ở quê so với hiện nay, hầu hết
Giáo dân cho biết thu nhập hiện tại của họ cao hơn so với thu nhập khi ở nhà (chiếm
93,8%). Mức thu nhập bình quân của Giáo dân như sau:
Bảng 3.3: Mức thu nhập bình quân tháng của Giáo dân di cư
vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội
Các mức thu nhập Tần suất Tỷ lệ % % có giá trị % cộng dồn
< 500.000d 44 12.6 12.9 12.9
500.000 - 699.000 33 9.4 9.7 22.6
700.000 - 999.000 83 23.7 24.3 46.9
1.000.000 - 1.499.000 94 26.9 27.6 74.5
1.500.000 -1.999.000 43 12.3 12.6 87.1
2.000.000 - >3.000.000 44 12.6 12.9 100.0
Tổng cộng 341 97.4 100.0
Không xác định 9 2.6
Tổng chung 350 100.0
57
Theo tính toán thống kê nghiên cứu31 cho thấy mức thu nhập bình quân hiện tại của
Giáo dân vùng nhà thờ Thái Hà là 1.200.000đ/tháng, mức thu nhập chung có thể
biến thiên trong khoảng xấp xỉ 650.000đ/tháng (SD=635.700,831).
Thống kê kiểm định phi tham số Kruskal - Wallis (phương pháp kiểm định trị trung
bình của các nhóm tổng thể được sử dụng để xem xét sự khác biệt về phân phối mức
thu nhập giữa 2 tổng thể từ các dữ liệu của 2 mẫu độc lập) cũng cho thấy mức thu
nhập này giữa nam, nữ là khác nhau. Cụ thể:
Bảng 3.4: Kiểm định Kruskal – Wallis
Ranks Giới tính N Mean Rank
Nam 180 202.4333333
Nữ 161 135.8571429
Thu nhập bình quân tháng
Tổng cộng 341
Test Statistics (a,b) (Kiểm tra thống kê)
Thu nhập bình quân tháng
Chi-Square 40.4831431
df 1
Asymp. Sig. 1.98E-10
(a) Kruskal Wallis Test
(b) Grouping Variable: Giới tính
Theo nguyên tắc kiểm định Kruskal – Wallis, với thống kê W phân phối khi bình
phương (k-1) bậc tự do nếu các trung bình nhóm đồng nhất. Chọn mức ý nghĩa α
(0.001), giả thuyết Ho về sự đồng nhất giữa các trung bình nhóm bị bác bỏ bởi X2qs >
X2α(k-1): 40.48 > 10.38 (X2: theo bảng phân phối Chi bình phương). Với kết quả thu
được như trên, có thể khẳng định mức thu nhập của nam giới cao hơn nữ giới, sự khác
biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy là 99%.
Tương tự như vậy, thống kê kiểm định Kruskal – Wallis cũng cho thấy với những khác
biệt về trình độ học vấn, mức thu nhập có được của Giáo dân di cư cũng khác nhau, và
sự khác nhau này cũng có ý nghĩa về mặt thống kê (cụ thể xin xem phần phụ lục trang
114-115). Về cơ bản, ta có thể suy luận rằng mức thu nhập của người di cư tỷ lệ thuận
với trình độ học vấn, nhưng khi sắp xếp theo thứ bậc về mức thu nhập thì nghiên cứu này
31 Với dự liệu có chứa khoảng cách, ta lấy điểm giữa mỗi khoảng cách và coi đó là giá trị thô. Áp dụng công thức tính độ lệch chuẩn,
tính giá trị trung bình đối với dự liệu chứa khoảng tổ trong bảng 4. Bảng tính độ lệch chuẩn của nhóm dự liệu xin xem phần phụ lục
trang 114.
58
lại chỉ cho thấy nhóm có trình độ học vấn hết cấp 2, 3 lại có mức thu nhập cao hơn so với
nhóm trung cấp, cao đẳng và đại học. Thực tế điều này hoàn toàn là bình thường bởi số
đông Giáo dân có trình độ từ trung cấp đến cao đẳng, đại học không dành hết thời gian
để làm việc. Với họ, công việc hiện tại chỉ là cứu cánh để hỗ trợ phần nào cho hoạt động
học tập của bản thân chứ chưa phải là sự lựa chọn nghề nghiệp cuối cùng của mình.
Bảng 3 cho thấy: Phần nhiều Giáo dân có mức thu nhập khoảng từ 700.000đ –
1.500.000đ/tháng (51,9%). Mức thu nhập này hoàn toàn phù hợp với thu nhập bình quân
đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo khu vực thành thị, tức là nằm trong
khoảng 815.400đ/tháng (mức thu nhập khu vực thành thị năm 2004. TCTK, 2007). Chỉ
tính mức thu nhập này, nếu so với cùng mức thu nhập này ở khu vực nông thôn thì thu
nhập hiện tại của Giáo dân gấp 3.2 lần. Rõ ràng đây là mức thu nhập mà hầu hết Giáo
dân di cư mong đợi khi đến làm việc tại Hà Nội. Chính vì vậy, khi được hỏi "Thu nhập
của anh/chị có đảm bảo cuộc sống của gia đình và bản thân không?" thì có đến 75,2%
Giáo dân đều cho rằng mức thu nhập này đảm bảo cuộc sống và họ cảm thấy bằng lòng
với cuộc sống ở Hà Nội (75,7%); 58% trong số đó quyết định sẽ tiếp tục ở Hà Nội lâu
dài.
Câu hỏi được đặt ra: Liệu có mối liên hệ nào giữa mức thu nhập hiện tại và thời gian
sống và làm việc ở Hà Nội của các Giáo dân không? Phân tích thống kê nghiên cứu cho
thấy:
Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa thu nhập và thời gian cư trú ở Hà Nội
của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà.
Thu nhập bình quân tháng Thời gian cư
trú ở Hà Nội <
500.000d
500.000-
699.000
700.000-
999.000
1.000.000-
1.499.000
1.500.000-
1.999.000
2.000.000-
>3.000.000
Tổng cộng
32 25 59 56 26 22 220
< 5 năm
10.1% 7.9% 18.6% 17.7% 8.2% 6.9% 69.4%
0 4 14 26 8 17 69 5-10 năm
.0% 1.3% 4.4% 8.2% 2.5% 5.4% 21.8%
0 0 6 11 6 5 28 >10 năm
.0% .0% 1.9% 3.5% 1.9% 1.6% 8.8%
32 29 79 93 40 44 317
Tổng cộng
10.1% 9.1% 24.9% 29.3% 12.6% 13.9% 100.0%
59
Nhìn vào bảng 6 chúng ta không thể nhận biết được thực chất mức thu nhập giữa
các nhóm có khác nhau hay không. Để biết được chính xác mức thu nhập giữa các
nhóm có khác nhau hay không, chúng ta đặt giả thuyết Ho, tiến hành kiểm định giả
thuyết về mối liên hệ giữa thu nhập và thời gian cư trú ở Hà Nội. Giả thuyết Ho cần
kiểm định là mức thu nhập trung bình thực (trung bình tổng thể) của 3 nhóm này là
bằng nhau:
Ho: µ1 = µ2 = µ3
(Nghĩa là: không có sự khác biệt giữa các trung bình thu nhập của các nhóm thời
gian sống và làm việc ở Hà Nội được phân loại)
Theo tính toán thống kê, độ lệch giữa các nhóm là không bằng nhau (610.638,
703.932, 625.512), cho dù thống kê cho thấy phân phối mức thu nhập của Giáo dân
di cư là mẫu phân phối chuẩn đối với biến thu nhập (xin xem phần phụ lục trang
113-114). Đến đây ta có thể đưa ra nhận định rằng mức thu nhập của các nhóm là
có sự khác biệt. Để biết sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê hay không,
phân tích ANOVA trên SPSS sẽ đưa ra các thông số cần thiết cho việc khẳng định
mức ý nghĩa này:
Bảng 3.6: Phân tích ANOVA
SUM OF SQUARES
(Tổng các độ lệch
bình phương)
df
MEAN SQUARE
(Độ lệch bình phương
bình quân)
F
(Nhân tố phân
tích phương sai)
Sig.
(Mức có ý
nghĩa)
Between Groups
(Giữa các nhóm) 57.43 2 28.715 14.859 .000
Within Groups
(Nội bộ các nhóm) 606.791 314 1.932
Tổng 664.221 316 14.863
Nguyên tắc quyết định với mức có ý nghĩa α là:
Bác bỏ Ho nếu:
MSW
F = MSG > Fk-1, n-k,α =
28.715
1.932 > 14.859
=
14.863 > 14.859
60
trong đó: Fk-1,n-k,α là giá trị sao cho P(Fk-1,n-k > Fk-1,n-k,α) = α
MSG: phương sai giữa các nhóm.
MSW: phương sai trong nội bộ các nhóm
Ở mức α = 0.01 là 4.61 Vì Fqs = 14.859 > 4.61, ta bác bỏ giả thuyết Ho và kết luận
rằng có sự khác biệt ý nghĩa về mức thu nhập giữa các thời điểm cư trú của Giáo
dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà. Như vậy, nghiên cứu có thể đưa ra kết luận rằng
thu nhập của Giáo dân di cư tăng dần lên theo thời gian. Có nghĩa, thời gian sống ở
Hà Nội càng lâu, Giáo dân càng có cơ hội kiếm được công việc có thu nhập cao hơn
so với thời điểm mới nhập cư vào Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trước đó đã thừa nhận rộng rãi rằng di cư là một quá
trình kinh tế và nền tảng của sự nhập cư chính là: (1) sự khác biệt về mức thu nhập
giữa các vùng miền; (2) những áp lực để di cư bắt nguồn từ việc không có sự phát
triển kinh tế trong vùng ra đi. Theo lý thuyết kinh tế macro, di cư như một quyết
định chi phí - lợi nhuận: người di cư dự trù lợi nhuận mà tương lai của tiền kiếm
được có thể trông đợi như một kết quả của việc di cư tới công việc có thu nhập cao
hơn, và được củng cố bằng khả năng có được công việc với sự khấu trừ đi một thừa
số phản ánh mức lợi ích thấp hơn của các thu nhập trong tương lai. Từ cái kiếm
được dự tính này họ trừ đi các chi phí có thể có. Nếu cân đối giữa tiền kiếm được và
chi phí dự tính là dương thì một người sẽ quyết định di cư.32 Điều này phần nào đó
là đúng nhưng chưa hẳn là động cơ để di chuyển. Theo Oded Stark và các cộng sự
của ông, về lý thuyết và được chứng minh bằng thực nghiệm, đã cho rằng các quyết
định di cư thông thường được các gia đình đưa ra chứ không phải cá nhân. Và rằng,
sự di cư gia đình không chỉ nhắm tối đa hoá tiền kiếm được mà còn để giảm thiểu
các rủi ro. Xét trên điều kiện kinh tế ở các nước phát triển là hay thay đổi, và các
gia đình gặp phải những rủi ro nghiêm trọng cho hạnh phúc của họ từ nhiều nguồn,
chẳng hạn như thiên tai, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế… Việc gửi các thành
viên gia đình khác nhau tới những thị trường lao động khác biệt về mặt địa lý biểu
32, 35 Nguồn: Tuyển tập các công trình tuyển chọn trong dân số học xã hội. Các nguồn gốc xã hội và kinh tế của nhập cư. TS.
Douglas S.Massey. NXB Khoa học xã hội, 1994
61
hiện cho một chiến lược đa dạng hoá và làm giảm sự rủi ro cho thu nhập hộ gia
đình.33 Nếu vị trí của nơi đến có các tiền công cao hơn và khả năng có sẵn công việc
thì có thể coi đây là điều kiện tốt để cải thiện kinh tế do di cư mang lại. Tiền gửi về
của người di cư đã trở thành một phần quan trọng trong thu nhập của nhiều nông
hộ. Và trong nghiên cứu này cũng vậy, 55.2% Giáo dân di cư cho biết họ đều phải
gửi tiền về trợ giúp cho gia đình. Với Giáo dân nhập cư vào Hà Nội thì có thể coi
mục đích di cư ban đầu của họ chính là muốn trợ giúp tăng thu nhập cho gia đình.
Bảng 3.7: Mối quan hệ giữa di cư và tiền gửi về gia đình
của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà (%)
Anh/chi có phải gửi tiền về
quê cho gia đình không? Thời gian di cư
Có Không
Tổng cộng
< 5 năm
109 119 228
Thời gian cư trú ở HN 47.8% 52.2% 100.0%
Tổng chung 33.6% 36.7% 70.4%
5 năm – 10 năm 49 20 69
Thời gian cư trú ở HN 71.0% 29.0% 100.0%
Tổng chung 15.1% 6.2% 21.3%
>10 năm 21 6 27
Thời gian cư trú ở HN 77.8% 22.2% 100.0%
Tổng chung 6.5% 1.9% 8.3%
179 145 324 Tổng cộng
55.2% 44.8% 100.0%
Kiểm tra hệ số Chi-Square
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 17.586(a) 2 0.0001517848
Likelihood Ratio 18.265 2 .000
Linear-by-Linear Association 16.435 1 .000
N of Valid Cases 324
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 12.08.
Nguồn: Tuyển tập các công trình tuyển chọn trong dân số học xã hội. Các nguồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van TN Nguyen Minh Phuong DLDG2005.pdf