Luận văn Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và phương án công nghệ sử dụng năng lượng sinh khối các phụ phẩm nông nghiệp tỉnh Hải Dương

Đề tài đã gửi mẫu đi phân tích tại Phòng đo lường nhiệt- Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1.

Phân tích nhiệt trị bằng Bom nhiệt lượng theo quy trình phân tích như sơ đồ (hình 2.1).

Trên cơ sở các số liệu thu được từ thực địa về việc xác định khối lượng thực tế các phụ phẩm trên một đơn vị diện tích; từ kết quả điều tra bằng phiếu điều tra và từ các nguồn thông tin số liệu thu thập được, đã tính được tổng khối lượng của từng loại phụ phẩm ứng với một số cây nông nghiệp trong toàn tỉnh, nhằm đánh giá tiềm năng NLSK của tỉnh Hải Dương và đưa ra các kết luận, khuyến nghị về sử dụng hiệu quả các nguồn SK này.

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và phương án công nghệ sử dụng năng lượng sinh khối các phụ phẩm nông nghiệp tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 419 triệu 658 ngàn USD, tăng 73,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 85,7%). Một số mặt hàng xuất khẩu đạt khá như: thực phẩm chế biến tăng 166,5%; hàng rau quả tăng 79,4%; hàng dệt may tăng 62,6%; giầy dép các loại tăng 61,5%, … Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 439 triệu 658 ngàn USD, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm trước. Mạng lưới dịch vụ viễn thông phát triển khá. 9 tháng đầu năm phát triển thêm 6096 thuê bao cố định có dây, tăng 24,2%; 12378 thuê bao di động, tăng 88,3% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động du lịch phát triển khá, chín tháng đầu năm toàn tỉnh đón và phục vụ gần 1,5 triệu lượt khách, trong đó có 249.150 lượt khách lưu trú, tăng 9,8%, 59.200 lượt khách quốc tế, giảm 2,5%, doanh thu hoạt động du lịch ước đạt 413,5 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2007. Hoạt động vận tải tuy gặp khó khăn do biến động giá xăng dầu, song vẫn duy trì mức tăng khá. So với 9 tháng đầu năm 2007 khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 32%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 36,1%; doanh thu vận tải tăng 44,3%. 4.Tài chính, tín dụng, ngân hàng Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.788,6 tỷ đồng (thu nội địa đạt 2.319,5 tỷ đồng) tăng 60,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ ước đạt 15.895 tỷ, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ ước đạt 16.863 tỷ, tăng 31,6%, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn 7.753 tỷ tăng 12,8%, dư nợ cho vay trung và dài hạn 9.110 tỷ, tăng 53,4%; cho vay hộ nghèo 484 tỷ, tăng 18,9%. 5. Lĩnh vực đầu tư Vốn đầu tư XDCB tập trung do tỉnh quản lý ước thực hiện 417 tỷ 341 triệu đồng, bằng 95,1% KH. Vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia và hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ ước đạt 23,59 tỷ đồng, bằng 32,5% KH. Khối lượng vốn ODA ước thực hiện 3,55 tỷ đồng, đạt 11,8% KH. 6.Hoạt động Khoa học công nghệ Triển khai thực hiện 47/47 đề án, đề tài và nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2008 (đạt 100% KH) với kinh phí thực hiện 12 tỷ đồng, bằng 75,5% KH vốn. Lĩnh vực văn hoá, xã hội 1. Giáo dục, Y tế Toàn tỉnh có 249 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng l5,27% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 79,5%, trong đó bậc mầm non đạt tỷ lệ 60%, bậc tiểu học đạt 85% bậc THCS đạt 90%, bậc THPT đạt 90%. Triển khai thực hiện Đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008 với sồ tiền 82,1 tỷ đồng. 2. Văn hoá thông tin và thể dục thể thao Toàn tỉnh có 661 làng khu dân cư (đạt tỷ lệ 46,4%). Hoàn chỉnh Quy hoạch lễ hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 -2015, định hướng đến năm 2020. Hoạt động TDTT quần chúng phát triến mạnh. Tổ chức thành công Hội khoẻ Phù Đổng các cấp. 3. Đời sống - xã hội, giải quyết việc làm Tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho 9.819 người, đã giải quyết việc làm cho 23.600 lao động, trong đó lao động xuất khẩu là 2.400 người. Các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh đào tạo cho 28.019 người trong đó hệ trung cấp 884 người, hệ sơ cấp 27.315 người (trong đó có 306 người tàn tật, 84 đối tượng đặc biệt khó khăn, 677 đối tượng thuộc hộ nghèo). An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quân sự địa phương và công tác phòng chống tham nhũng Tăng cường công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội. Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của tỉnh đã có nhiều biện pháp đổi mới công tác, kịp thời nắm bắt tình hình, duy trì tốt nề nếp hoạt động, chủ động kiểm tra, đôn đốc, nghe và cho ý kiến chỉ đạo một số vụ việc cụ thể. 1.5.3.3. Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2009 Năm 2009, Hải Dương phấn đấu tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh tăng hơn 11%. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,5% trở lên; giá trị công nghiệp tăng hơn 147,5%; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng trên 13,5%. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 20%. Tổng thu ngân sách nội địa vượt 5% dự toán năm. Giảm tỷ lệ sinh 0,2%; tỷ lệ hộ nghèo 6,9%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 19%. Tạo việc làm mới cho khoảng 3,4 vạn lao động. Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 87%. 5 nhóm giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 của tỉnh Hải Dương UBND tỉnh Hải Dương đã đề ra 5 nhóm giải pháp về phát triển kinh tế; văn hoá, xã hội; tài nguyên, môi trường; nội chính và cải cách hành chính trong năm 2009. Trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tỉnh tiếp thu, ứng dụng  tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là tiến bộ về giống cây con vào sản xuất; Về phát triển công nghiệp, tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đưa nhanh các dự án đang xây dựng vào hoạt động đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trạm biến áp 110 KV Phú Thứ và triển khai xây dựng trạm 220 KV Long Xuyên; đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi để dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện công suất 1.200 MW, nhà máy sản xuất thép của Công ty Hoà Phát và Dự án xây dựng dây chuyền 2 của Công ty Xi măng Phúc Sơn sớm xây dựng và đi vào hoạt động. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng thời gian, địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch (rơm, rạ, trấu từ canh tác lúa; thân lá và lõi ngô; thân và vỏ lạc) trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 2.1.2. Thời gian, địa điểm, phạm vi nghiên cứu Quá trình thực địa để thực hiện luận văn được tiến hành theo các đợt thực tế khác nhau tại tỉnh Hải Dương. Từ ngày 14/05/2009 đến ngày 18/05/2009: liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thu thập số liệu và lên kế hoạch thực địa tại một số địa bàn trong tỉnh; Từ ngày 21/10/2009 đến ngày 25/10/2009: liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường để thu thập số liệu; Từ ngày 14/05/2009 đến ngày 25/11/2009: tiến hành phỏng vấn, điều tra và lấy mẫu thực tế một số các chỉ tiêu quan trắc môi trường (CH4, CO2, CO) theo các giai đoạn phát triển của cây lúa tại xã Hồng Phong - huyện Nam Sách. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp là những tài liệu có sẵn hoặc các số liệu thống kê của địa phương về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau đây: Các báo cáo tổng kết, quy hoạch phát triển, các số liệu được thu thập từ sở Tài nguyên Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Từ các nguồn tài liệu nghiên cứu khác liên quan: báo chí, tài liệu hội nghị, hội thảo, sách, tạp chí, internet,... 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm kiểm tra các thông tin đã thu thập được qua tài liệu và thu thập những thông tin từ thực tế để củng cố giả định nghiên cứu. Trong thời gian làm luận văn, đã tới địa phương để thu thập tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phỏng vấn người dân về tình hình canh tác, thu gom và sử dụng các phụ phẩm cây lúa tại địa phương từ đó giúp cho việc đánh giá sơ bộ về hiện trạng canh tác, thu gom và sử dụng các phụ phẩm này; Đồng thời đã tìm hiểu thực tế các cơ sở xay xát tại địa phương về việc thu gom và sử dụng trấu. Đo đạc lấy mẫu tại xã Hồng Phong - huyện Nam Sách đánh giá ảnh hưởng của phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch đến chất lượng môi trường không khí. 2.2.3. Điều tra phỏng vấn qua phiếu câu hỏi Đây là phương pháp cung cấp những thông tin cập nhật, sát thực với địa bàn nghiên cứu và phản ánh được nhiều vấn đề liên quan như hiện trang canh tác cây lúa, ngô, lạc cũng như hiện trạng thu gom và sử dụng các phụ phẩm từ các loại cây nông nghiệp này. Phiếu phỏng vấn gồm các câu hỏi được chia làm 4 phần: Phần 1: thông tin về hộ gia đình phỏng vấn; Phần 2: Hiện trạng canh tác cây nông nghiệp (lúa, ngô, lạc) tại địa phương; Phần 3: Hiện trạng thu gom và sử dụng phụ phẩm từ các loại cây nông nghiệp này; Phần 4: Nhu cầu năng lượng của gia đình. Tiến hành phát 40 phiếu điều tra thông qua cộng đồng dân cư tại xã Hồng Phong - huyện Nam Sách - Hải Dương. Ngoài ra, có kết hợp với phỏng vấn không chính thức các lãnh đạo chính quyền và các cơ quan địa phương. 2.2.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích Mẫu khí (CH4, CO2, CO) được lấy trên ruộng canh tác lúa tại xã Hồng Phong - huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương theo vụ canh tác và theo các giai đoạn khác nhau như: + Giai đoạn để nhánh làm đòng; + Giai đoạn lúa đang chín (hạt đang chuyển sang màu vàng); + Giai đoạn lúa vừa mới được thu hoạch xong; Các số liệu được so sánh và nhận xét. Dụng cụ lấy mẫu: Sử dụng thiết bị lấy mẫu khí DESAGA - 212 (Đức) để hấp thụ khí CO2, CH4, và CO. + Phân tích khí CH4 Mẫu khí sau khi đã được hấp thụ được mang về phòng thí nghiệm và phân tích bằng máy sắc ký khí GC 2010 (Gas Chromatography – GC) với detecto FID. + Phân tích CO2: Sử dụng Na2CO3 để hấp thụ khí CO2, xác định CO2 bằng phương pháp chuẩn độ. + Phân tích CO: Sử dụng dung dịch paladi clorua để hấp thu CO và xác định CO theo phương pháp sắc ký khí theo TCVN 5972 – 1995. Các kết quả phân tích được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Phân tích môi trường Trung tâm – Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 2.2.5. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Đề tài đã gửi mẫu đi phân tích tại Phòng đo lường nhiệt- Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1. Phân tích nhiệt trị bằng Bom nhiệt lượng theo quy trình phân tích như sơ đồ (hình 2.1). Trên cơ sở các số liệu thu được từ thực địa về việc xác định khối lượng thực tế các phụ phẩm trên một đơn vị diện tích; từ kết quả điều tra bằng phiếu điều tra và từ các nguồn thông tin số liệu thu thập được, đã tính được tổng khối lượng của từng loại phụ phẩm ứng với một số cây nông nghiệp trong toàn tỉnh, nhằm đánh giá tiềm năng NLSK của tỉnh Hải Dương và đưa ra các kết luận, khuyến nghị về sử dụng hiệu quả các nguồn SK này. Mẫu không cháy hay có cặn Mẫu cháy Đạt độ lệch chuẩn Không đạt độ lệch chuẩn Đánh giá kết quả Kiểm tra sản phẩm cháy Kiểm tra sản phẩm cháy Kết thúc Tính toán giá trị nhiệt lượng Tiến hành đốt mẫu trong bom nhiệt lượng Sấy đến khối lượng không đổi Đưa 1 gam mẫu vào bom, nạp oxy ở áp suất cao Chuẩn bị mẫu Thực hiện với 3 lần đốt Hình 2.1. Quy trình phân tích nhiệt trị các phụ phẩm nông nghiệp CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng sản xuất một số cây nông nghiệp (lúa, ngô. lạc) trên địa bàn tỉnh Hải Dương 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Hải Dương Hải Dương có diện tích hành chính 165.185 ha, trong đó đất canh tác hàng năm trên 100.000 ha. Số liệu về diện tích đất và hiện trạng sử dụng đất trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được đưa ra trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2. Bảng 3.1. Diện tích đất của tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: ha Năm Diện tích 2006 2007 2008 Đất nông nghiệp 107.889 106.032 104.359 Đất phi nông nghiệp 56.587 58.589 60.417 Đất chưa sử dụng 709 564 409 (Nguồn: Nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) Số 15/2007/NQ-CP) Bảng 3.2. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp của tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: ha Năm Đất nông nghiệp 2006 2007 2008 A, Đất sản xuất nông nghiệp 89.854 87.506 85.241 - Đất trồng cây hàng năm 71.664 69.482 67.394 trong đó: đất trồng lúa 68.393 66.695 65.055 - Đất trồng cây lâu năm 18.190 18.024 17.847 b, Đất lâm nghiệp 8.856 8.884 8.921 - Đất rừng sản xuất 30 70 - Đất rừng phòng hộ 7.502 7.500 7.497 - Đất rừng đặc dụng 1.354 1.354 1.354 c, Đất nuôi trồng thuỷ sản 9.108 9.363 9.746 d, Đất nông nghiệp khác 71 279 451 (Nguồn:Nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) Số 15/2007/NQ-CP) Như vậy, do chuyển đổi mục đích đất sử dụng. Nên từ năm 2006 đến nay, diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh nhìn chung có giảm. Để thực hiện tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đề cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp tăng năng suất cây trồng để đảm bảo an ninh lương thực. Phương án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hải Dương đến năm 2010 Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 đã nêu ở phần trên, căn cứ vào hiện trạng quỹ đất, tiềm năng đất và diện tích các loại đất theo phân loại của luật đất đai. Sự phân bố diện tích và cơ cấu mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương được đưa ra trong Bảng 3.3. Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2010 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 165.185 100,00 - Đất sản xuất nông nghiệp 81.039 49,06 - Đất lâm nghiệp 9.089 5,50 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 10.829 6,56 - Đất nông nghiệp khác 710 0,42 - Đất ở 14.568 8,82 - Đất chuyên dùng 34.384 20,82 - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 232 0,14 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.573 0,95 - Đất sông suỗi và mặt nước chuyên dùng 12.617 7,64 - Đất phi nông nghiệp khác 97 0,06 - Đất chưa sử dụng 47 0,03 (Nguồn: Nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) Số 15/2007/NQ-CP) Như vậy, đến năm 2010, diện tích đất đai đã đưa vào sử dụng cho các mục đích là 99,97% còn đất chưa sử dụng chỉ còn 0,03%. Trong đó, đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm 49,06% (81.039 ha) giảm trên 4.000 ha so với năm 2008. 3.1.2. Hiện trạng canh tác một số cây nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương Hiện trạng canh tác cây lúa Lúa là cây lương thực chiếm tỷ lệ lớn (76%) trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của toàn tỉnh. Diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện khu vực đồng bằng như Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang, Nam Sách, Kinh Môn,.... Số liệu thống kê về hiện trạng sản xuất lúa trên toàn tỉnh được thể hiện trong các Bảng 3.4 – 3.7. Bảng 3.4. Diện tích lúa qua các năm 1995 ¸ 2008 [23] Đơn vị tính: nghìn ha Diện tích Năm Lúa cả năm Lúa Đông Xuân Lúa Mùa 1995 148,5 74,2 74,3 1996 148,3 73,9 74,4 1997 148,5 74,8 73,7 1998 147,5 74,4 73,1 1999 146,9 74,0 72,9 2000 147,5 74,2 73,3 2001 145 73 72,0 2002 142,4 71,8 70,6 2003 139,9 70,8 69,1 2004 135,9 69,1 66,8 2005 133,3 67, 66,0 2006 130.9 66,4 64,5 2007 128,6 64,9 63,7 2008 126,9 63,7 63,2 Bảng 3.5. Năng suất, sản lượng lúa qua các năm 1995 ¸ 2008 [23] Năm Năng suất (tạ/ ha) Sản lượng (nghìn tấn) Cả năm Đông xuân Lùa mùa Cả năm Đông xuân Lúa mùa 1995 44,65 45,1 44,2 663,3 334,8 328,5 1996 48,7 56,5 40,9 721,9 417,8 304,1 1997 51,3 58,1 44,5 762,3 434,6 327,7 1998 52,75 56,5 49,0 778,5 420,5 358,0 1999 55,15 57,7 53,6 810,6 420,0 390,6 2000 55,85 59,1 52,6 823,5 438,3 385,2 2001 54,9 58,5 51,3 796,5 427,1 36,4 2002 57,9 60,8 55,0 825,1 436,5 388,6 2003 58,5 62,8 54,2 818,6 444,3 374,3 2004 58,65 63,7 53,6 798,5 440,2 358,3 2005 58,05 63,8 52,3 774,1 429,2 344,9 2006 58,8 64,4 53,2 770,5 427,5 343,0 2007 57,65 58,4 56,9 741,6 379,1 362,5 2008 59,0 64,9 53,1 748,8 413,3 335,5 Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, diện tích lúa trong toàn tỉnh liên tục giảm qua các năm, một phần chủ yếu do các địa phương chủ động chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn, một phần do xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các công trình công cộng khác. Tuy nhiên, do coi trọng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và thâm canh mới vào sản xuất nên năng suất lúa tăng dần. Bảng 3.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Đông Xuân ở một số địa phương trong tỉnh năm 2008 [12] Huyện, thành phố Tổng diên tích nông nghiệp (ha) Canh tác lúa Diện tích (ha) Năng suất (ha) Sản lượng (ha) Toàn tỉnh 71.779 63.659 64,93 413.326 TP Hải Dương 347 237 60,14 1.425 Chí Linh 6.083 4.576 54,1 24.756 Nam Sách 6.228 5.388 66,7 35.938 Kinh Môn 6.521 6.054 59,42 35.955 Kim Thành 5.438 4.865 65,18 31.710 Thanh Hà 4.953 3.836 65,54 25.141 Cẩm Giàng 5.289 4.719 67,81 32.000 Bình Giang 6.517 6.403 67,3 43.092 Gia Lộc 7.216 5.636 67,92 38.280 Tứ Kỳ 8.522 7.883 65,57 1.689 Ninh Giang 7.243 6.971 65,37 45.569 Thanh Miện 7.422 7.094 67,34 47.771 Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Mùa ở một số địa phương trong tỉnh năm 2008 [13] Huyện, thành phố Tổng diên tích nông nghiệp (ha) Canh tác lúa Diện tích (ha) Năng suất (ha) Sản lượng (ha) Toàn tỉnh 70.714 63.198 53,09 353.496 TP Hải Dương 1.569 1.305 56,16 7.328 Chí Linh 5.458 4.736 46,8 22.165 Nam Sách 4.926 4.599 54,9 25.249 Kinh Môn 7.100 6.175 49,3 30.440 Kim Thành 5.981 4.267 45,1 1.223 Thanh Hà 4.581 3.830 52 19.916 Cẩm Giàng 4.946 4.615 57,06 26.333 Bình Giang 6.527 6.447 57,25 36.908 Gia Lộc 6.526 5.122 57,2 29.298 Tứ Kỳ 8.499 7.989 51,12 40.840 Ninh Giang 7.145 7.003 52,64 36.864 Thanh Miện 7.456 7.115 57,53 40.933 Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp giảm (từ năm 2006, năm 2007, năm 2008 so với những năm trước) nhưng áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa nên năng suất lúa vẫn tăng, đảm bảo được nhu cầu lương thực. * Cơ cấu giống Tập trung mở rộng diện tích trồng các giống lúa thuần có năng suất và chất lượng cao, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sâu bệnh như: Q5, Khang Dân (KD18), NX30, X21, lúa chất lượng cao, ... Đất trũng khó tiêu nước bố trí giống Nếp Hoa Vàng, Nếp Xoắn, ... (Bảng 3.8 và 3.9). Bảng 3.8. Cơ cấu giống, lúa giống vụ Đông Xuân 2008 [12] Tổng diện tích gieo trồng: 69.659 ha a, Trà sớm Diện tích gieo trồng các giống (ha) (%) 13/2 X21 Xi23 NX30 Giống khác 8.239 12,9 1.277 1.832 3.824 632,5 673,5 b, Trà trung Diện tích gieo trồng các giống (ha) (%) Nếp (DN20, DT22) P6 1.250,5 2,0 266 984,5 c, Trà muộn Diện tích gieo trồng các giống (ha) (%) Q5 KD18 Lúa chất lượng Lúa lai Lúa khác 54.169,5 85,1 25.319,7 13.508 8.987,6 5.435,9 918,3 Bảng 3.9. Cơ cấu giống, lúa giống vụ Mùa 2008 [13] Tổng diện tích gieo trồng: 69.198 ha a, Trà sớm Diện tích gieo trồng các giống (ha) (%) Q5 KD18 BT7 RT1 Nếp 352, N415 Thực hương Giống khác 19.783,8 31,3 8.709,5 7.033,5 1.151,1 1.022 967,8 3.9 896 b, Trà trung Diện tích gieo trồng các giống (ha) % X21,Xi23, NX30, 13/2 Q5 KD18 Lúa thuần BT7 HT1 P6 PC6 40.109,8 63,5 4.224,3 18.764,1 6.554,4 1.151,0 2.449,9 1.998 506,3 b (tiếp), Diện tích gieo trồng các giống Tẻ chất lượng khác Lai khác Nếp97 N352, N415 Nếp khác Thục Hưng Bưu 253 903KBL BTE1 242 617,9 147 2.176,0 161,4 131 61,5 108,5 816,5 c, Trà muộn Diện tích gieo trồng các giống (ha) % Nếp xoắn Nếp hòa vàng Mộc Tuyền C15 Mộc Hương U20,21 Giống khác 30304,4 5,2 804,5 871,9 376,9 375,4 40,5 303,9 531,3 * Thời vụ Thời vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân + Trà sớm: là các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài, cần gieo mạ dược. Gieo mạ: từ 25/11 ÷ 05/12; cấy từ 20/1 ÷ 5/2; + Trà trung: là các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình. Gieo mạ: từ 28/11 ÷ 04/12; cấy từ 23/1 ÷ 3/2; + Trà muộn: thực hiện một trong hai phương thức: Gieo mạ sân, mạ dược có che phủ ni lông từ 25/1 ÷ 10/2; cấy từ 10/2 ÷ 20/2; Gieo thẳng xung quanh lập xuân từ 5/2 ÷ 20/2; Thời vụ gieo cấy lúa vụ Mùa + Trà sớm: Gieo mạ dược: từ 5/6 ÷ 10/6, cấy 23/6 ÷ 28/6; Gieo mạ sân: từ 10/6 ÷ 15/6, cấy 18/6 ÷ 25/6; Gieo thẳng: từ 15/6 ÷ 20/6. + Trà trung: Các giống có thời gian sinh trưởng từ 95 ÷ 115 ngày: Q5, KD18, Nếp 352, Nếp 415... gieo mạ từ 10/6 ÷ 25/6; cấy 25/6 ÷ 10/7; Các giống có thời gian sinh trưởng từ 120 ÷ 125 ngày: lúa lai 3 dòng Bắc Ưu 903, Bắc Ưu 253,... gieo mạ dược từ 10/6 ÷ 20/6, cấy 30/6 ÷ 5/7; Các giống có thời gian sinh trưởng từ 125 ÷ 130 ngày gồm X21, Xi23, ... gieo mạ dược từ 5/6 ÷ 30/6; + Trà muộn: Mộc Tuyền, Nếp hoa vàng, Nếp xoắn... gieo mạ từ 25/5 ÷ 15/6, cấy kết thúc 20/7, thu hoạch khoảng 10/11. * Giống và chất lượng giống Các công ty giống cây trồng tỉnh như công ty giống cây trồng Kiên Giang, công ty Phương Lam,... đã ký kết hợp đồng bảo hành chất lượng giống với hộ nông dân đến khi thu hoạch. Vì vậy, nông dân chủ động đăng ký mua giống với các đơn vị có chức năng cung ứng giống, tránh tình trạng bị động, mua phải giống kém chất lượng, giá thành cao. * Các biện pháp kỹ thuật thâm canh - Thâm canh mạ: Sau khi thu hoạch xong tranh thủ dọn gốc rạ, cày bừa sớm cho đất ngấu. Bón lót từ 300 ÷ 400 kg phân chuồng ủ mục kết hợp 15 ÷ 20 kg lân và 1 ÷ 2kg urê cho một sào. - Làm đất, cấy lúa và điều tiết nước: Sau khi gặt tiến hành cày, cuốc ngay sau đó, và đưa phân chuồng ra bón lót. - Bón phân và phòng trừ sâu bệnh: Việc bón phân cho cây lúa đóng vai trò rất quan trọng, để cây lúa có năng suất cao phải chú ý bón phân cân đối, bón lót là chính, bón thúc sớm tập trung, không bón quá lượng đạm quy định cho từng giống. - Mở rộng áp dụng biện pháp 3 giảm, 3 tăng “giảm lượng giống, lượng phân bón, lượng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm” bón phân cân đối, bón thúc sớm để lúa đẻ tập trung, tăng cường sử dụng phân bón kết hợp NPK, tăng lượng phân kali đối với lúa lai. Theo định hướng phát triển trồng trọt thì diện tích, năng suất, sản lượng lúa toàn tỉnh đến năm 2010 như sau (Bảng 3.10): Bảng 3.10. Định hướng phát triển cây lúa đến năm 2010 [13] Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 120,5 67,2 810,0 Hiện trạng canh tác cây ngô Ngô là cây màu lương thực chủ yếu trong địa phương. Theo các số liệu thống kê thì diện tích, năng suất, và sản lượng ngô trong những năm qua không ngừng được mở rộng, nâng cao. Tỉnh đã đem vào sản xuất nhiều loại giống ngô cho năng suất cao. Ngô được trồng chủ yếu tại các khu vực Chí Linh, Nam Sách, Cẩm Giàng, Gia Lộc.... Vụ Xuân Hè ngô thường được gieo vào đầu tháng 2 và thu hoạch vào tháng 5, thời gian đến khi thu hoạch khoảng 110 ngày; vụ Hè Thu thường gieo vào tháng 6 và thu hoạch vào tháng 9; vụ Đông Xuân thường gieo vào tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1 năm sau. Hiện trạng canh tác ngô được thể hiện qua các Bảng 3.11 – 3.13. Bảng 3.11. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua các năm 1995 ÷ 2008 [23] Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1995 10,7 30,0 32,1 1996 12,8 32,6 41,7 1997 10,9 32,9 35,9 1998 8,8 33,2 29,2 1999 9,0 37,0 33,3 2000 5,2 37,3 19,4 2001 1,9 36,8 7,0 2002 4,0 39,8 15,9 2003 6,5 43,5 28,3 2004 5,6 44,1 24,7 2005 5,1 44,9 22,9 2006 4,3 44,2 19,0 2007 4,5 45,6 20,5 2008 1,2 53,3 6,4 Hiện nay, do hiệu quả kinh tế nên giống ngô nếp được trồng thay thế phần lớn các giống ngô lai trước kia. Các giống chủ yếu được trồng hiện nay là ngô nếp địa phương, LVN4,... Đồng thời để tăng năng suất, người nông dân đã áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới như ủ nilông; làm bầu trước khi đưa xuống ruộng để tận dụng quỹ đất trồng lúa vụ sau. Bảng 3.12. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô vụ Đông Xuân phân bố theo huyện và thành phố Hải Dương năm 2008 [12] Huyện, thành phố Tổng diên tích nông nghiệp (ha) Canh tác ngô Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Toàn tỉnh 71.779 1.087 55,30 6.012 Chí Linh 6.083 146 39,93 583 Nam Sách 6.228 294 47,00 1382 Kinh Môn 6.521 26 45,77 119 Kim Thành 5.438 11 46,00 506 Thanh Hà 4.953 4 42,50 17 Cẩm Giàng 5.289 240 43,30 1.039 Gia Lộc 7.216 215 78,00 1.677 Tứ Kỳ 8.522 3 50,00 15 Ninh Giang 7.243 112 46,51 521 Thanh Miện 7.422 36 45,50 153 Bảng 3.13. Diện tích, năng suất, sản lượng canh tác ngô vụ Mùa phân bố theo huyện và thành phố Hải Dương năm 2008 [13] Huyện, thành phố Tổng diên tích nông nghiệp (ha) Canh tác ngô Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Toàn tỉnh 70.714 79 47,59 376 TP Hải Dương 1.569 39 47,69 186 Chí Linh 5.458 6 55,00 33 Nam Sách 4.926 17 48,53 82 Kinh Môn 7.100 9 45,55 41 Gia Lộc 6.526 2 40,00 8 Tứ Kỳ 8.499 2 45,00 9 Thanh Miện 7.456 4 42,50 17 Theo số liệu thống kê thì diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng dần, chỉ có năm 2008 diện tích sản lượng có giảm do ảnh hưởng của thời tiết. Kế hoạch phát triển sản xuất cây ngô trong toàn tỉnh đến năm 2010 được đưa ra trong Bảng 3.14. Bảng 3.14. Định hướng phát triển sản xuất ngô đến năm 2010 Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1,5 60,1 9,0 Hiện trạng canh tác lạc Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và ổn định trên các ruộng chân cao, nhu cầu sử dụng lạc ngày càng lớn. Cây lạc được gieo trồng chủ yếu là lạc xuân và lạc đông. Diện tích gieo trồng chủ yếu tập trung ở các huyện có điều kiên đất tự nhiên thích hợp cho phát triển cây lạc như huyện Chí Linh, Kinh Môn… Hiện trạng về canh tác lạc trong tỉnh thời gian qua được thể hiện trong Bảng 3.15. Bảng 3.15. Diện tích, sản lượng lạc qua các năm 1995 ¸ 2008 [23] Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1995 1,0 0,9 1996 1,1 1,0 1997 1,2 1,3 1998 1,3 1,7 1999 1,4 1,1 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
  • docdanh muc bang - bieu.doc
  • docDanh muc viết tắt.doc
  • docMuc luc1.doc
  • docPhụ lục.doc