MỞ ĐẦU . . . .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.3
1.1. Tình hình phát triển công nghiệp và Khu công nghiệp ở Việt Nam.3
1.1.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.3
1.1.2. Tình hình phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam.6
1.2. Phát triển các khu công nghiệp và những vấn đề môi trường.7
1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước.7
1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí.9
1.2.3. Chất thải rắn .11
1.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu công nghiệp Đồng Văn.12
1.3.1. Điều kiện tự nhiên .12
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xung quanh khu công nghiệp Đồng Văn.13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .18
2.1. Đối tượng nghiên cứu.18
2.2. Nội dung nghiên cứu .18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.18
2.3.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu.18
2.3.2. Phương pháp kế thừa.19
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát .19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.20
3.1. Hiện trạng phát thải môi trường tại khu công nghiệp Đồng Văn .20
3.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Đồng Văn .20
3.1.2. Khí thải, tiếng ồn.20
28 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp Đồng văn, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống QLMT KCN [4] ........ 30
Hình 3.2: Mô hình QLMT trong KCN Đồng Văn [4] .............................................. 31
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KCN [4] .................................................. 33
1
MỞ ĐẦU
Thực tiễn phát triển của đất nước những năm qua đã chứng tỏ rằng việc
thành lập các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một trong những giải
pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc trên toàn
thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào
giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo kế hoạch 10 năm.Với tốc độ nhanh
chóng và quy mô mạnh mẽ hàng loạt các KCN, KCX, khu công nghệ cao tập trung
đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế công
nghiệp quy mô lớn nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nghị quyết
Đại Hội Đảng lần XII phấn đầu đến năm 2020 “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Mỗi KCN ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư
trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế
thế giới, tạo ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể,
tạo điều kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công
nghiệpTuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển của
KCN đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất
thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Những thách thức này nếu không được giải
quyết tốt có thể sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác
động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, phá
hỏng những thành tựu công nghiệp, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì vậy, xây
dựng hệ thống quản lý môi trường (QLMT) trong các KCN là một phần quan trọng.
Trong hơn 10 năm xây dựng và hình thành các KCN trên địa bàn tỉnh, đến
nay Hà Nam có 8 KCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch vào mạng
lưới các KCN của Việt Nam, trong đó các KCN tập trung chủ yếu tại thành phố Phủ
2
Lý, huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm và đặc biệt là huyện Duy Tiên nơi có tới 3
KCN đang hoạt động và 1 KCN đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch chi tiết
và triển khai xây dựng hạ tầng [1].
Sự phát triển các KCN trong giai đoạn vừa qua trong phạm vi cả tỉnh Hà
Nam, song chủ yếu tập trung phát triển mạnh tại huyện Duy Tiên như KCN Đồng
Văn 1, KCN Đồng Văn 2, KCN Hòa Mạc đã mang lại những kết quả to lớn trong
viêc chuyển dịch cơ cấu nến kinh tế của tỉnh đồng thời cũng mang đến nhiều tác
động xấu tới môi trường đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm
nguồn nước mặt, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất, mất an ninh trật tự, mất
an toàn giao thông tại những khu vực có các KCN đang hoạt động. Cho đến nay,
mặc dù UBND tỉnh Hà Nam, các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực khắc phục các
tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động của KCN Đồng Văn gây ra tuy
nhiên những nỗ lực này cũng chỉ mang tính giải quyết sự việc thay vì có các giải
pháp tổng thể, hiệu quả mang tính bền vững.
Với mong muốn tăng cường hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu tối đa các
tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động của KCN gây ra nên đề tài “Nghiên
cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công
nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam” là rất cần thiết. Đề tài thực hiện với những mục
tiêu chủ yếu sau:
- Khảo sát và đánh giá được hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN
Đồng Văn;
- Tổng hợp đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường nước, không khí;
thực trạng phát sinh chất thải rắn tại KCN Đồng Văn
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường
tại KCN Đồng Văn.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình phát triển công nghiệp và Khu công nghiệp ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng năm 2016 tăng 7,4% so với cùng
kỳ, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8% của cùng kỳ năm 2015, chủ yếu dosự sụt
giảm của ngành công nghiệp khai khoáng (giảm 4,1%); công nghiệp chế biến, chế
tạo có mức tăng 10,4%, cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (cùng kỳ
tăng 10%). Sản xuất phân phối điện tăng 12,1% (cùng kỳ tăng 11,4%) [5].
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 9 thángnăm 2016 chưa
có dấu hiệu cải thiện nhiều, có mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015. Tuy
nhiên, kể từ tháng 6 đến nay, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã có xu
hướng tháng sau tăng cao hơn tháng trước (tháng 6 tăng 1,1% so với tháng 5, tháng
7 tăng 2,1% so với tháng 6, tháng 9 tăng 3,4% so với tháng 8, ngoại trừ tháng 8 chỉ
tăng 0,8% so với tháng 7) [5].
Đánh giá cụ thể ở một số ngành như sau:
Đối với ngành điện:
Ngành điện tiếp tục duy trì tăng trưởng khá trong 9 tháng năm 2016 (điện
sản xuất tăng 11,6% so với cùng kỳ) và đảm bảo cung ứng phục vụ sản xuất, kinh
doanh và sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu phụ tải tăng cao hơn so với kế hoạch
và hệ thống điện vận hành trong điều kiện phức tạp và bất lợi về thời tiết, thuỷ văn.
Lượng nước về các hồ thủy điện miền Trung, miền Nam thấp hơn cùng kỳ nhiều
năm. Sự cố nguồn khí và sự cố các tổ máy nhiệt điện than lớn ảnh hưởng đến việc
đảm bảo cung cấp điện. Hệ thống truyền tải 500kV Bắc - Nam luôn trong tình trạng
mang tải cao để đảm bảo cung ứng điện miền Nam.
Đối với ngành than:
Sản xuất kinh doanh của ngành tiếp tục gặp nhiều khó khăn, sản xuất giảm
so với năm 2015 và chưa có dấu hiệu phục hồi. Nguyên nhân: do than trong nước
4
phải cạnh tranh với than nhập khẩu có giá thành thấp, giá bán khoáng sản (alumin,
hydrat) giảm sâu và thuế tài nguyên than điều chỉnh tăng thêm 3% từ 01/7/2016
(hầm lò tăng từ 7% lên 10%, lộ thiên tăng từ 9% lên 12%, làm giá thành than năm
2016 tăng khoảng 700 tỷ đồng)... đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của ngành. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh của ngành đã đáp ứng tối đa
các chủng loại than theo nhu cầu cho các nhà máy nhiệt điện và các hộ sử dụng
khác [5].
Đối với ngành dầu khí:
Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành gặp nhiều khó, thách thức, giá dầu
suy giảm và giữ ở mức thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tìm kiếm, thăm dò,
gây khó khăn cho việc gia tăng trữ lượng, gia tăng sản lượng khai thác dầu khí trong
năm 2016 và các năm tiếp theo.
Về tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và các dự án
trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được kiểm soát chặt chẽ. Tập
đoàn đã tập trung rà soát kế hoạch đầu tư năm 2016, chỉ đạo các đơn vị thực hiện
phân loại và sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư, bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn,
đầu tư theo trọng điểm. Hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác công trình RC9;
khởi động chuỗi dự án khí lô B - Ô Môn; lắp đặt thành công cụm máy phát tổ máy
số 2 Nhà máy nhiệt điện Thái Bình... bảo đảm tính khả thi và hiệu quả tổng thể.
Đối với ngành thép:
9 tháng đầu năm 2016, lượng sắt thép thô đạt 3699,7 nghìn tấn, tăng 17,2%
so với cùng kỳ; thép cán đạt 3778 nghìn tấn, tăng 24,3% so với cùng kỳ; thép thanh,
thép góc đạt 3458,3 nghìn tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ [5].
Trong tháng 9 năm 2016, sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng tuy có giảm so
với tháng trước nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Tính chung 9 tháng đầu năm
2016, giá bán tại các nhà máy đều được tăng giảm theo diễn biến giá nguyên liệu
thế giới cũng như nhu cầu trong nước. Dự báo trong thời gian tới, giá thép trong
nước giữ ổn định do nguồn cung dồi dào.
5
Đối với ngành hóa chất, phân bón:
9 tháng đầu năm 2016, ước sản lượng phân đạm urê đạt 1501,6 nghìn tấn,
giảm 9,3% so với cùng kỳ; phân NPK khoảng 1672,2 nghìn tấn, giảm 9,7% so với
cùng kỳ. Nhập khẩu phân bón 6 tháng đầu năm 2016 giảm 5,2% về số lượng và
19,4% về trị giá [5].
9 tháng đầu năm, ngành phân bón gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu
thụ do tình trạng tồn kho cao và tình trạng dư cung phân bón trên thị trường thế giới
nhất là do tăng trưởng sản xuất từ Trung Quốc kéo giá phân bón giảm.
Đối với ngành dệt may, da giày:
9 tháng đầu năm 2016, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 229,3 triệu m2, giảm
5,3% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 522,8
triệu m2, tăng 5,5% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt 2504,2 triệu cái,
tăng 6,4% so với cùng kỳ [5].
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc tháng 9 ước đạt 2,3 tỷ USD,
tăng 8,8% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu
ngành dệt và may mặc ước đạt 17,945 tỷ USD tăng 5,9% so với cùng kỳ [5].
9 tháng đầu năm 2016, sản lượng giầy dép các loại ước đạt 195,1 triệu đôi,
tăng 1,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 9,434 tỷ
USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ [5].
Đối với các ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống:
Sản xuất kinh doanh cơ bản ổn định, chỉ số sản xuất duy trì mức tăng trưởng
khá. 9 tháng đầu năm 2016, chỉ số sản xuất ngành sản xuất đồ uống tăng 9,6%;
ngành thuốc lá tăng 5,5%; chế biến thực phẩm tăng 9,2% so với cùng kỳ [5].
Mặc dù tình hình sản xuất tương đối ổn định tuy nhiên về doanh thu và lợi
nhuận của các doanh nghiệp trong ngành bị ảnh hưởng bởi việc truy thu thuế tiêu
thụ đặc biệt.
6
1.1.2. Tình hình phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam
Đầu năm 2015, có 4 Khu công nghiệp (KCN) mới được thành lập và mở
rộng là Thành Hải (Ninh Thuận), Chu Trinh (Cao Bằng), Chấn Hưng (Vĩnh Phúc),
Mông Hóa (Hòa Bình). Tính đến hết tháng 7/2015, cả nước có 299 KCN được
thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất
công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất
tự nhiên, trong đó 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60
nghìn ha và 87 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng
cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp
đã cho thuê đạt trên 26 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy 48% [16].
Trong số 299 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên cả nước, có
43 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 256 dự án đầu tư trong nước đã hoàn thành
xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển
khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN đang xây dựng cơ
bản chủ yếu là các KCN được thành lập từ năm 2009 trở lại đây [16].
Mặc dù tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đầu năm 2015 còn
gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tình hình thu hút đầu tư vào các KCN vẫn có chuyển
biến tích cực, có mức tăng trưởng khá, đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN trong cả nước đầu năm 2015 cụ thể
như sau:
- Thu hút đầu tư nước ngoài: Trong đầu năm 2015, có 329 dự án đầu tư nước
ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 3.101
triệu USD và 253 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư tăng thêm là
hơn 1.269 triệu USD. Tính chung đầu năm, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào các
KCN, KKT trên cả nước đạt 4.370 triệu USD (bằng 67% so với cùng kỳ năm 2014),
chiếm 58% tổng số lượt dự án và chiếm hơn 80% tổng số vốn đầu tư nước ngoài và
tăng thêm trong 7 tháng đầu năm của cả nước, bằng 40% so với kế hoạch năm 2015.
7
- Thu hút đầu tư trong nước: Trong đầu năm 2015, các KCN, KKT đã thu hút
được 297 dự án với tổng vốn đăng ký 42.306 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 95
dự án với tổng vốn tăng thêm 9.063 tỷ đồng. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm, tổng
vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn 51.369 tỷ đồng, tăng 62% số lượt đăng
ký dự án và giảm 14% tổng vốn đăng ký tăng thêm so với cùng kỳ năm 2014, bằng
60% so với kế hoạch năm 2015 [16].
Nhìn chung tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất
trong KCN, KKT đầu năm 2015 đạt được các kết quả tích cực, cụ thể: tổng doanh
thu đạt hơn 97.000 triệu USD, tăng hơn 97% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng 80%
so với kế hoạch năm 2015; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt 37.624
triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2014, bằng 47% so với kế hoạch năm
2015, đóng góp 49% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 9% so với cùng kỳ
năm 2014; kim ngạch nhập khẩu đạt 37.563 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng
kỳ năm 2014[16].
1.2. Phát triển các khu công nghiệp và những vấn đề môi trường
Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu để nước ta thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, ngành công nghiệp là ngành kinh tế gây
tác động mạnh nhất đến môi trường, tài nguyên, sức khỏe, an toàn và trật tự xã hội.
Hoạt động của các KCN với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ nước thải công
nghiệp, khí thải công nghiệp và chất thải rắn, chất thải nguy hại đang gây ra những
tác động xấu tới môi trường, tới các hệ sinh thái tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến
sức khỏe của cộng đồng dân cư sinh sống gần KCN.
Đặc biệt trong thời gian gần đây trên cả nước xuất hiện nhiều làng ung thư
như: Thạch Sơn (Phú Thọ), Minh Đức (Hải Phòng), Khánh Sơn (Đà Nẵng), đây là
hồi chuông báo động về tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang xảy ra tại
vùng lân cận các KCN.
1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước
8
Nước thải công nghiệp được đánh giá là một trong những nguyên nhân quan
trọng gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, tính đến năm 2014, cả nước đã có 177 KCN có nhà máy xử lý nước thải tập
trung đi vào hoạt động với tổng công suất 727.567m3/ngày đêm, 34 nhà máy xử lý
nước thải tập trung đang trong quá trình xây dựng với công suất 115.500 m3/ngày
đêm. Số lượng các KCN có nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động đạt tiêu
chuẩn môi trường bằng 60% tổng số KCN đã thành lập và bằng 84% số KCN đang
vận hành trên cả nước [9].
Bảng 1.1: Đặc trưng về thành phần nước thải chưa qua xử lý
của một số ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ
Chế biến đồ hộp, thủy
sản, rau quả, đông lạnh BOD, COD, pH, SS Màu, tổng P, N tổng
Chế biến nước uống có
cồn, bia, rượu BOD, pH, SS, N, P TDS, màu, độ đục
Chế biến thịt BOD, pH, SS, độ đục NH4+, P, màu
Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH4 Độ đục, NO3-, PO43-
Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Ni SS, Zn, Pb, Cd
Thuộc da BOD5, COD, SS, Cr, NH4+, dầu mỡ, phenol, SO42- N, P, tổng Coliform
Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại nặng,
dầu mỡ Màu, độ đục
Phân hóa học pH, độ axít, F, kim loại
nặng Màu, SS, dầu mỡ, N, P
Sản xuất phân hóa học NH4+, NO3-, urê pH, hợp chất hữu cơ
Sản xuất hóa chất hữu
cơ, vô cơ
pH, tổng chất rắn, SS, Cl-,
SO42-, pH
COD, phenol, F,
Silicat, kimloại nặng
Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol, lignin, tanin pH, độ đục, độ màu
Nguồn: [11]
9
Thành phần nước thải công nghiệp chưa qua xử lý (Bảng 1.1) thường ở mức
độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nghiêm trọng như: hàm nước BOD,
COD và hàm lượng các chất độc hại khác như kẽm, cadimi, chì,vượt tiêu chuẩn
cho phép nhiều lần.
Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn nước thải từ
các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông
Nhuệ – Đáy. Nhiều nơi, chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5,
COD, NH4+, SS cùng các chất dinh dưỡng chứa nitơ, phốt pho, coliform,đo được
trong nước đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai
thành phố nằm trong 10 thành phố ô nhiễm không khí cao nhất thế giới và khu vực
Châu Á, chỉ có khoảng 15% các cơ sở sản xuất công nghiệp có phát thải chất gây ô
nhiễm môi trường không khí có lắp đặt hệ thống xử lý. Theo Bộ Tài nguyên và Môi
trường, hoạt động sản xuất công nghiệp là một trong các nguồn chính gây ô nhiễm
môi trường không khí ở Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương và khảo sát thực tế thì hiện nay
nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm khí trước khi
xả thải ra môi trường, mặt khác do diện tích xây dựng nhà xưởng tương đối rộng,
nằm trong KCN, phần nhiều tách biệt với khu dân cư nên tình trạng khiếu kiện về
gây ô nhiễm môi trường do khí thải tại các KCN chưa bức xúc như đối với vấn đề
nước thải và chất thải rắn. Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp
chủ yếu do hai nguồn: quátrình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản
xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất (nguồn diện)
[7].
Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở sản xuấtchủ yếu mới chỉ khống chế được các
khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ
10
khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất,
có thể gây tác động đến sức khoẻ người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng. Mỗi
ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từngloại
hình công nghệ như Bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm
Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải
Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay máy
phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi,
điện, nhiệt cho quá trình sản xuất
Bụi, CO, SO2, NO2, CO2, VOCs,
muội khói,
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công
đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy
Bụi, Clo, SO2
Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống Bụi, H2S
Nhóm ngành SX các sản phẩm từ kim loại
Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong
công đoạn hàn chì, hơi hóa chất
đặc thù, hơi dungmôi hữu cơ đặc
thù, SO2, NO2
Nhóm ngành SX các sản phẩm nhựa, cao su SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn,...
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh
dưỡng động vật
Bụi, H2S, CH4, NH3
Chế biến thủy sản đông lạnh Bụi, NH3, H2S
Nhóm ngành sản xuất hóa chất như:
Bụi, H2S, NH3, hơi hữu cơ, bụi, hơi
hóa chất đặc thù, như:
- Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn
- Hơi axit
- H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ
- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn
- Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề mặt
kim loại)
- Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất
bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón
Các phương tiện vận tải ra vào các công ty
trong các khu công nghiệp.
Khí SO2, CO, NO2, VOCs, bụi,
Nguồn: [12]
11
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các nhà máy
cũ thuộc các KCN với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa được đầu tư
hệthống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, vì vậy hầu hết các
thông số quan trắc như bụi, CO và SO2 không đạt QCVN 19:2009 – Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp [10]. Các nhà máy, cơ sở sản xuất với các cơ
sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tốt thường có hệ thống xử lý
khí thải trước khi xả ra môi trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không
khí hơn.
1.2.3. Chất thải rắn
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải
rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng CTR phát sinh tại mỗi KCN tùy
thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của các cơ sở
công nghiệp trong KCN. Thêm vào đó, thành phần chất thải rắn của các KCN còn
thay đổi theo giai đoạn phát triển của KCN.
Trong giai đoạn xây dựng KCN, CTR chủ yếu là phế thải xây dựng. Thành
phần chính là đất, đá, gạch, xi măng, sắt thép hư hỏng, bao bì và phế thải xây dựng.
Thực tế ở các KCN Việt Nam hiện nay, tỷ lệ các KCN đã lấp đầy 100% rất ít nên
lượng chất thải xây dựng vẫn thường xuyên phát sinh và được thu gom lẫn với chất
thải công nghiệp [8].
Theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có khu vực phân loại và
trung chuyển CTR, tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều này đã
khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn. Do hầu
hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom CTR nên các doanh nghiệp trong
KCN thường ký hợp đồng với các Công ty môi trường đô thị tại địa phương, hoặc
một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý CTR. Việc đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký
với Sở TN&MT cấp tỉnh. Hiện nay, chất thải nguy hại tại các KCN chưa được quản
lý chặt chẽ do các quy định liên quan chưa cụ thể.
12
1.3. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội khu công nghiệp Đồng Văn
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
KCN Đồng Văn, thuộc huyệnDuy Tiên,tỉnh Hà Nam. KCN Đồng văn I có
diện tích 209 ha, nằm liền kề với quốc lộ 1A, đường cao tốcBắc - Nam, quốc lộ 38,
đường sắt Bắc - Nam; cách trung tâm Hà Nội 40km, sân bay Nội Bài 70km, cảng
Hải Phòng 90km rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá giao thương [13].
Hình 1.1: Vị trí địa lý KCNĐồng Văn
Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo
Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa xuân ấm áp, mùa hè
nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh.
Lượng mưa trung bình từ năm 2009 đến năm 2015 biến động khá lớn, thấp
nhất vào năm 2015 là 1.260 mm cao nhất vào năm 2014 là 1.879,6 mm [14].
13
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, tập
trung các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhìn chung độ ẩm không khí trung bình hàng năm khu vực Hà Nam tương
đối lớn, dao động từ 81,5 - 84%. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa nên
trong 1 năm thường có 2 thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ độ ẩm thấp.
Nhiệt độ trung bình những năm gần đây chênh lệch nhau không lớn dao động
trong khoảng từ 23,04 - 25,55oC, các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7, 8, 9,
các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1, 2, 12.
Tổng giờ nắng trong năm tại Hà Nam thấp nhất năm 2013 là 1.004,8 giờ và
cao nhất trong năm 2015 là 1.482 giờ nắng, mùa hè chiếm khoảng 82% số giờ nắng
cả năm, các tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5, 6, 7, 8, 9, 11.
Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt
trong vùng, ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm.
Tại khu vực Hà Nam, trong năm có 2 hướng gió chính. Mùa đông có gió
hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Nam và
gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8. Khu vực Hà Nam chịu ảnh hưởng của bão
tương tự như vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm gần đây số lượng cơn bão
ảnh hưởng đến tỉnh ta không nhiều, tuy nhiên đang có chiều hướng tăng lên do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu. Tốc độ gió trung bình trong năm: 2,3 m/s.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xung quanh khu công nghiệp Đồng Văn
1.3.2.1. Điều kiện kinh tế
Cơ cấu phát triển kinh tế:
Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Duy Tiên có bước phát triển vượt
bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP)bình quân 5 năm 2011- 2015 đạt trên
15,7%/năm, năm 2015 đạt trên 16%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: năm 2015 tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng: 58,75%, dịch vụ: 33,60%, nông, lâm nghiệp giảm còn 7,65%. GDP bình quân
14
đầu người ngày càng tăng cao, năm 2015 đạt 46,38triệu đồng/năm, vượt chỉ tiêu đặt
ra của Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010-2015.
GDP bình quân đầu người ngày càng tăng cao, năm 2015 đạt 46,38triệu
đồng/năm, vượt chỉ tiêu đặt ra của Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010 - 2015.Giá trị sản
xuất công nghiệp 5 năm (2011-2015) bình quân đạt trên 5.298 tỷ đồng, năm 2015
tăng gấp 2,45 lần so với năm 2010, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng
26,1%/năm; Tích cực giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch để thu hút doanh
nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Tính đến nay, đã thu hút được trên 580 dự
án đầu tư (trong đó có 97 dự án FDI); Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn vượt
cao hơn so với chỉ tiêu tỉnh giao; Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 ước đạt
683,93 triệu USD; Tổng thu 5 năm (2011-2015) đạt 784,313 tỷ đồng, gấp 1,67 lần
so với giai đoạn 2005 – 2010 [15].
Về sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất,
liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng
cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống nông dân được cải thiện. Tích
cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp.
Thực hiện có hiệu quả các đề án: chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học,
trồng nấm, cây vụ đông, cánh đồng mẫu lớn, dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, mô
hình liên kết cung ứng tín dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003425_1_9121_2002720.pdf