MỤC LỤC . 3
DANH MỤC HÌNH VỄ. 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU. 9
CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT. 10
PHẦN MỞ ĐẦU. 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA. 15
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế. 15
1.1.1. Khái niệm nhập khẩu . 15
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu. 15
1.1.3. Vai trò của nhập khẩu . 16
1.2. Các hình thức nhập khẩu hàng hoá. 20
1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp. 20
1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác . 21
1.2.3. Hình thức nhập khẩu liên doanh. 22
1.2.4. Hình thức nhập khẩu đổi hàng. 23
1.2.5. Hình thức nhập khẩu tái xuất . 24
1.2.6. Hình thức nhập khẩu theo đơn đặt hàng . 25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá. 25
1.3.1. Các nhân tố vĩ mô. 25
1.3.1.1. Nhân tố chính trị pháp luật. 25
1.3.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội. 26
1.3.2. Các nhân tố vi mô. 26
1.3.2.1. Cơ chế tổ chức bộ máy của doanh nghiệp . 26
1.3.2.2. Nhân tố về con người. 26
1.3.2.3. Nhân tố về vốn và trang thiết bị vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. 27
1.4. Nội dung của hoạt động nhập khẩu . 27
1.4.1. Nghiên cứu thị trường. 27
1.4.1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước và xác định hàng hoá nhập khẩu. 27
1.4.1.2. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng. 29
1.4.1.3. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. 30
1.4.1.4. Lựa chọn đối tác kinh doanh . 32
1.4.2. Xây dựng phương án kinh doanh. . 34
1.4.3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu. 35
1.4.3.1. Giao dịch . 35
1.4.3.2. Đàm phán . 36
1.4.3.3. Ký kết hợp đồng nhập khẩu . 38
1.4.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng. 39
1.4.4.1. Xin giấy phép nhập khẩu. 39
151 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất các phương án nhập khẩu than cho các nhà máy điện dùng than nhập khẩu của PVN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước có vai trò nổi bật trong thị trường
nhập khẩu than. Và cả 2 nước này đều có điểm chung là khối lượng nhập
khẩu từ Úc và Indonesia chiếm tới hơn 75% khối lượng than nhập: tỷ trọng
than nhập từ Úc của Ấn Độ và Đài Loan lần lượt là 47,6% và 46,8%; tỷ trọng
than nhập từ Indonesia lần lượt là 31,6% và 30,9%.
2.3.1.2. Giải pháp đảm bảo nguồn cung
Mục tiêu lớn nhất của các nhà nhập khẩu than cho sản xuất nhiệt điện là đảm
bảo được nguồn cung ổn định trong dài hạn (theo vòng đời nhà máy điện) với giá
cạnh tranh nhất, vì vậy, các nhà nhập khẩu của các nước nhập than lớn trên thế giới
59
thường triển khai nhiều giải pháp song song như sau:
- Đa dạng hoá nguồn cung: Ngoài việc duy trì nhập khẩu từ Úc và Indonesia,
các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan thường xuyên tìm kiếm
các hợp đồng nhập khẩu từ những nước xuất khẩu khác như Nga, Trung
Quốc hay xa hơn là Nam Phi. Không dừng lại ở đó, giải pháp đa dạng hoá
nguồn cung của các nước nhập khẩu ngày càng được áp dụng triệt để để tìm
kiếm các nguồn than mới được thăm dò như các mỏ than tại Mông Cổ,
Zimbabwe hay Mozambique.
Tập đoàn KOCOAL (Hàn Quốc) là một trong những doanh nghiệp đi đầu
trong việc mở rộng đầu tư sang các mỏ than ở các nước xuất khẩu than mới
nổi. Tập đoàn đã đầu tư khoảng 20 tỉ won (khoảng 18,1 triệu USD) vào mỏ
than ở phía Tây bắc Mông Cổ và tiến hành sản xuất than vào đầu năm 2011.
Theo đó, công ty sẽ nắm giữ 50% cổ phần của mỏ than với trữ lượng than lên
tới 79 triệu tấn. Dưới hợp đồng này, KOCOAL sẽ được sản xuất với sản
lượng 1 triệu tấn/năm trong vòng 79 năm nếu như không có biến động quá
lớn từ thị trường. (Online Information, 2013)
- Đầu tư chiếm lĩnh thị trường: Nhật Bản là nước có nhiều nhà đầu tư nhất tại
Australia với đóng góp 7 trong số 17 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất
(Idemitsu Kosan, Itochu, Marubeni, Mitsubishi, Mitsui & Co., Sojitz,
Sumitomo) đồng thời là nước nhập khẩu than nhiều nhất từ Australia. Các
nhà nhập khẩu của nước này đều tiếp cận theo hình thức hỗ trợ nước sở tại
về chuyển giao công nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành than, đầu
tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng khai thác, hệ thống vận chuyển than
băng chuyền hay hệ thống vận chuyển đường ray v.v để gây dựng mối
quan hệ hợp tác. Giải pháp này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, và trong giai
đoạn gần đây Nhật Bản tiếp tục áp dụng đối với Indonesia để phát triển
nguồn cung của mình một cách tối đa.
- Tận dụng hỗ trợ của Chính phủ: Với những nước như Đài Loan, Ấn Độ, các
doanh nghiệp không có được lợi thế như các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản
60
hay Hàn Quốc, Trung Quốc trên thị trường nhập khẩu than. Vì vậy, Chính
phủ các nước này đã có những giải pháp hỗ trợ để khuyến khích các doanh
nghiệp năng động hơn trong việc nhập khẩu than. Cụ thể, Đài Loan thực hiện
giảm trừ tối đa thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhà nhập
khẩu than trong khi Ấn Độ không giới hạn hạn ngạch nhập khẩu than, thực
hiện chế độ tự do hóa thương mại – cho phép các doanh nghiệp nước này chủ
động thực hiện các hợp đồng mua mỏ hoặc nhập khẩu và kết hợp với giảm
trừ thuế thương mại đối với các doanh nghiệp kinh doanh than nhập khẩu.
2.3.1.3. Hợp đồng nhập khẩu than và cách thức thực hiện hợp đồng
a. Xu thế sử dụng loại hợp đồng
Ngoài 3 loại hợp đồng nhập khẩu than phổ biến (hợp đồng dài hạn hay hợp
đồng khung; hợp đồng theo năm; hợp đồng theo chuyến hay hợp đồng giao ngay-
tham khảo them ở Phụ lục 2), các nhà nhập khẩu than thế giới ngày càng quan tâm
tới hợp đồng đầu tư mỏ than tại các nước xuất khẩu. Trong đó, các nhà nhập khẩu
than không sử dụng đơn thuần một loại hợp đồng mà đều kết hợp linh hoạt giữa các
loại hợp đồng nhằm tận dụng tối đa các ưu điểm của các loại hợp đồng đó:
- Giữa các loại hợp đồng dài hạn/hợp đồng khung - hợp đồng năm - hợp đồng
theo chuyến/hợp đồng giao ngay có tỷ lệ giảm dần tại các nước nghèo tài
nguyên than như Nhật Bản do mục tiêu chính của họ là đảm bảo nguồn
nguyên liệu để đáp ứng sản xuất. Theo một số chuyên gia, tỷ lệ tiêu biểu nhất
của các loại hợp đồng mà các doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng là 60-65%
hợp đồng dài hạn, 30% hợp đồng năm và 5-10% hợp đồng theo chuyến.
- Giữa các loại hợp đồng dài hạn/hợp đồng khung - hợp đồng năm - hợp đồng
theo chuyến/hợp đồng giao ngay có tỷ lệ tăng dần tại các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ. Những quốc gia này họ có tài nguyên than nhưng vì mục tiêu
an ninh năng lượng và/hoặc lợi nhuận họ vẫn nhập khẩu than.
Bên cạnh đó, xu hướng hiện tại của các nhà tiêu thụ than lớn đó là tham gia
đầu tư vào các công ty khai thác mỏ để đảm bảo được tỷ lệ mua than thành phẩm,
tiêu biểu như các nhà tiêu thụ đến từ Nhật Bản: J-Power, TEPSCO Theo Công
61
văn số 1223/VINACOMIN-XNK (2013), xu thế mới của các nước trong khu vực,
đặc biệt là Nhật Bản, sử dụng tỷ lệ than từ mỏ đầu tư/than mua qua hợp đồng
thương mại là 50/50. Thông tin về việc đầu tư mỏ của các nhà tiêu thụ này không
được công bố rộng rãi, qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả thu thập được thông
tin đầu tư mỏ của J-Power (Online Information, 2013) như sau:
- J-Power là một trong những nhà nhập khẩu than lớn nhất của Australia,
ngoài khối lượng xấp xỉ 12 triệu tấn nhập khẩu hàng năm quan các hợp đồng
thương mại cho các nhà máy nhiệt điện, J-Power còn trực tiếp đầu tư 3 mỏ
than là Blair Athol, Clermont và Narrabi thông qua công ty con J-Power
Australia Pty Ltd đặt tại Australia.
- J-Power đầu tư 10% vào mỏ than ở Blair Athol – là mỏ lộ thiên năm ở lưu
vực sông Bowen tại Central Queensland – từ năm 1982. Mỏ than bắt đầu sản
xuất năm 1984, có công suất khai thác lớn nhất gần 12 triệu tấn mỗi năm.
Tuy nhiên mỏ này sẽ ngừng sản xuất trong 1 vài năm tới.
- Mỏ than Clermont – một mỏ lộ thiên lân cận mỏ Blair Athol tại lưu vực sông
Bowen – được J-Power đầu tư 15% từ năm 2003. Mẻ than thương phẩm đầu
tiên được khai thác từ mỏ Clermont từ tháng 5 năm 2010 và dự kiến sau
2013 mỏ này mới đạt được công suất tối đa khoảng 12 triệu tấn mỗi năm.
- J-power thực hiện đầu tư 7,5% trong mỏ than Narrabi từ năm 2008, đây là
một mỏ than hầm lò tại lưu vực sông Gunnedah của tiểu bang New South
Wales. Mỏ Narrabi sản xuất mẻ than đầu tiên từ tháng 6 năm 2010 và từ cuối
năm 2012 mỏ sẽ vận hành với công suất cực đại khoảng 6 triệu tấn than
thương phẩm mỗi năm.
Có thể nhận thấy các mỏ than đã được J-Power đầu tư ngay từ lúc mỏ mới
nằm trong giai đoạn thăm dò và có thời gian phát triển mỏ khá dài. Ngoài ra, việc
thỏa thuận đầu tư đã được thực hiện cách đây khá lâu, tỷ trọng mà J-Power đầu tư
vào tương đối nhỏ và càng về sau thì con số đó lại càng nhỏ, điều đó phản ảnh tính
chất khó khăn trong việc trực tiếp đầu tư mỏ của các nhà sản xuất điện. Theo những
62
thông tin ở trên, có thể tạm tính khối lượng than từ các mỏ J-Power trực tiếp đầu tư
chỉ chiếm khoảng 7-10% tổng khối lượng J-Power than nhập khẩu về.
b. Cách thức thực hiện hợp đồng nhập khẩu than
Than được giao dịch từ người bán đến người mua theo các hình thức như sau:
Hình thức thực hiện hợp đồng trực tiếp: Các nhà nhập khẩu than ký kết hợp
đồng trực tiếp với các nhà sản xuất/xuất khẩu than. Với hình thức nhập khẩu trực
tiếp này, các nhà máy tiêu thụ than sẽ không bị mất thêm chi phí trung gian trong
chuỗi giao dịch. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi các nhà tiêu thụ cần có năng lực
về vốn lớn (do không thể chiếm dụng vốn hoặc hưởng những hỗ trợ tài chính từ các
trung gian) cũng như sẽ phải chịu rủi ro lớn trong quá trình giao dịch.
Hình thức thực hiện hợp đồng có sự tham gia của nhà thương mại trung
gian: Với hình thức này các nhà tiêu thụ than sẽ giảm được rủi ro nhờ chia sẻ với
trung gian. Và, cùng với sự tham gia của các công ty thương mại cũng xuất hiện hai
cơ chế thực hiện khác nhau:
Thứ nhất là: các nhà tiêu thụ than ký kết hợp đồng mua than với các công ty
thương mại. Theo hình thức này, tất cả các công việc đàm phán với nhà cung cấp do
trung gian thương mại thực hiện mà không cần sự có mặt của nhà tiêu thụ, các công
ty thương mại hưởng chênh lệch trên cơ sở giá mua và giá bán, đồng thời các nhà
máy tiêu thụ than phụ thuộc vào giá cung cấp của các công ty thương mại.
Thứ hai là: các nhà tiêu thụ than cùng tham gia hoặc ủy quyền cho các công ty
thương mại để đàm phán hợp đồng mua than hoặc thông qua các công ty thương
mại trong nước mở thầu cạnh tranh. Trong trường hợp này các công ty thương mại
hưởng phí hoa hồng giao dịch giao dịch trên số lượng thực hiện và giá hợp đồng là
do nhà sử dụng cuối cùng quyết định.
Nhà sản xuất/xuất khẩu Nhà tiêu thụ Các công ty thương mại
Nhà sản xuất/xuất khẩu Nhà tiêu thụ
63
Trong tập quán thương mại của Nhật Bản, các nhà sử dụng than như các nhà
máy điện, thép, xi măng đều không trực tiếp thực hiện giao dịch với các nhà cung
cấp mà thông qua các công ty thương mại. Tuy nhiên, các công ty thương mại chỉ
hưởng phí hoa hồng giao dịch trên số lượng thực hiện và thu xếp lịch lấy hàng theo
yêu cầu của hộ sử dụng, giá cả hợp đồng là do nhà sử dụng cuối cùng quyết định.
Họ thường cùng với các công ty thương mại của mình đàm phán với các nhà cung
cấp hoặc ủy quyền cho các công ty thương mại đi đàm phán.
Đối với Hàn Quốc, Trung Quốc, các nhà sử dụng than cũng ký kết hợp đồng
qua các công ty thương mại hoặc mở đấu thầu mua than cạnh tranh thông qua các
công ty thương mại trong nước. Các công ty thương mại hưởng phí hoa hồng giao
dịch trên số lượng thực hiện hoặc hưởng chênh lệch trên cơ sở giá mua và giá bán.
Thông thường, các nhà máy sẽ thanh toán tiền than sau từ 1-2 tháng kể từ khi nhận
hàng. Trong trường hợp này, các công ty thương mại phải hỗ trợ tài chính trong
phương thức thanh toán.
2.3.1.4. Phương án vận chuyển và hợp đồng thuê tàu vận chuyển
Các nhà nhập khẩu than đều ưu tiên sử dụng phương thức vận chuyển bằng
các tàu có trọng tải rất lớn: Post Panamax (100.000 tấn); Panamax (72.000 tấn). Đối
với một số nước có năng lực vận tải than yếu hơn các nước có thể sử dụng các tàu
có trọng tải dưới cỡ Handysize (30.000 tấn).
Với nhu cầu than tiêu thụ rất lớn, các nhà tiêu thụ than thường đứng trước 2
lựa chọn về vấn đề vận chuyển: tự đầu tư đội tàu vận chuyển hay sử dụng dịch vụ
thuê tàu. Thực tế, không nhiều các chủ hàng trực tiếp đầu tư tàu bởi các lý do sau:
- Chi phí đầu tư rất lớn, giá cả tàu biến động có biên độ lớn nên thường phát
sinh nhiều yếu tố rủi ro về đầu tư.
Nhà sản xuất/xuất khẩu
Các công ty thương mại
Nhà tiêu thụ
64
- Khó có thể tối đa hóa khả năng chuyên chở của đội tàu do chỉ có một số
tuyến cố định, tàu chở than là tàu chuyên dụng khó có thể sử dụng để chuyên
chở các mặt hàng khác.
- Chỉ nên đầu tư đội tàu khi chỉ tiêu tài chính của việc mua tàu cao hơn lợi ích
tài chính của việc thuê tàu.
Do vậy phần lớn các chủ hàng lớn thường chọn hình thức thuê tàu hơn là đầu tư
đội tàu. Mục tiêu cuối cùng của chủ hàng là thuê được tàu có mức cước thấp và đảm
bảo chuyên chở hàng ổn định chứ không phải là tạo ra lợi nhuận từ việc đầu tư đội
tàu chuyên chở.
Có rất nhiều dạng hợp đồng thuê tàu vận tải biển quốc tế được các nhà nhập
khẩu than sử dụng như: Hợp đồng thuê tàu chuyên dụng (Contract of dedicated
vessel); Hợp đồng thuê chuyến dài hạn (Contract of Affreightment COA); Thuê tàu
định hạn chuyến (Time Charter Trip); Thuê định hạn (Time charter); Hợp đồng thuê
tàu trần (Bare ship or bare boat); Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter). Mỗi
dạng hợp đồng đều có các ưu nhược điểm riêng (được trình bày trong 0) và trong
các dạng hợp đồng đó thì dạng Hợp đồng thuê chuyến dài hạn (Contract of
Affreightment COA) đang là dạng phổ biến cho việc nhập khẩu than số lượng lớn
và dài hạn do tính ổn định cao, bên cạnh đó cũng rất linh hoạt về việc chỉ định tàu
tuỳ theo nhu cầu.
2.3.1.5. Một số bài học kinh nghiệm khác
Lựa chọn nhà cung cấp: Các nhà nhập khẩu lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc
thường ký kết các hợp đồng với các công ty sản xuất than lớn với những hợp đồng
có giá trị cao: khi mua than ở Indonesia hay Australia, họ thường làm việc với các
tập đoàn lớn như Bumi Resource, Adaro, Bukit Asam (Indonesia) hay Xstrata,
Anglo, BHB Billition (Australia). Tuy nhiên các doanh nghiệp này đã có thời gian
dài cộng tác với các nhà cung cấp, có tiềm lực tài chính mạnh nên họ ưu tiên lựa
chọn các nguồn đảm bảo tin cậy cao và thực tế họ cũng nhận được nhiều ưu đãi từ
các nhà cung cấp lớn đó. Đối với một số nhà nhập khẩu của Trung Quốc, Đài Loan
mà không có các ưu thế nói trên, nếu làm việc với các nhà cung cấp lớn họ sẽ phải
65
chịu giá cao và có thể không thực hiện được hợp đồng vì các nhà nhập khẩu lớn đã
chiếm hết thị trường. Do đó các doanh nghiệp “đến sau” này thường chấp nhận rủi
ro làm việc với các nhà cung cấp nhỏ hơn để có được nguồn than và với giá cạnh
tranh hơn.
Hệ thống phân phối & vận tải nội địa: Cảng nhập khẩu than của tất cả các
nước đều là các cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn hơn
100.000 tấn. Để có thể chuyển than từ tàu hoặc kho than đến cho các tổ hợp nhà
máy điện, các nhà nhập khẩu lớn thường có các phương án vận chuyển đồng bộ.
Phương án tối ưu mà một số doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng tàu nhập khẩu cập
cảng sau đó bốc xếp lên kho bãi, tiếp theo là sử dụng băng tải kín để chuyển tải tới
các nhà máy. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp vị trí đặt của các nhà máy thuận tiện
và gần các kho cảng chung, đối với các nhà máy phân bố rải rác hoặc không tập
trung, phương án vận tải được lựa chọn có thể là vận chuyển đường thuỷ, hoặc
đường bộ tới kho của nhà máy.
2.4. Nhu cầu than cho các nhà máy điện nhập khẩu của PVN đến 2020
2.4.1. Tiến độ của các nhà máy điện than
Trong giai đoạn đến 2020, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang đẩy nhanh việc
đầu tư xây dựng 03 nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu với tổng công
suất 3600 MW, bao gồm: NM nhiệt điện Long Phú 1, NM nhiệt điện Quảng Trạch 1
và NM nhiệt điện Sông Hậu 1. Theo Báo cáo đầu tư dự án (FS), 03 nhà máy điện
than nói trên sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn đến 2015. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng tiêu cực của nền kinh tế, dự kiến các NMNĐ này sẽ đi vào hoạt động trong
giai đoạn đến 2020 theo tiến độ đề ra trong Báo cáo “Cập nhật cân bằng cung cầu và
giải pháp đảm bảo hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến 2030”
của Bộ Công Thương ngày 24/08/2013 (Bộ Công Thương, 2013). Cụ thể:
Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 (2x600 MW): Đã hoàn thành giải phóng
mặt bằng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch 132/195 ha, và thực hiện san lấp đạt
khoảng 1,4/1,79 triệu m3; Đang tập trung hoàn thành các hạng mục phụ trợ (điện,
nước) phục vụ thi công nhà máy chính và xây dựng nhà làm việc của Chủ đầu tư
66
và Tổng thầu trên công trường; Tuyến kênh dẫn nước hoàn trả; Khảo sát địa chất
Cảng nhập Than
- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4534/VPCP-KTN
ngày 22/6/2012 về phương án thực hiện gói thầu EPC Dự án NMNĐ Quảng
Trạch 1, PVN đang hoàn thiện Hồ sơ yêu cầu EPC để phù hợp với chủ trương
của Chính phủ về Nội địa hoá, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để chuyển đổi hình
thức Tổng thầu EPC; Chỉ đạo liên danh PVC-LILAMA hoàn thiện phương án
triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả dự án.
- Theo tiến độ điều chỉnh mới được Chính phủ đề ra trong Bộ Công Thương
(2013), 2 tổ máy của Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ được đưa vào vận hành vào
tháng 6/2020 và tháng 12/2020.
Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (2x600 MW): Đã ký Hợp đồng Tổng thầu EPC
Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty
Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí. Tình hình thực hiện đến nay như sau:
- Đã cơ bản hoàn thành công tác xử lý nền của Nhà máy và đang tiến hành xây
dựng các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công nhà máy chính; Đang đàm phán
với nhà thầu cung cấp thiết bị chính (Lò hơi, Tua bin, Máy phát và thiết bị phụ
trợ) kèm điều kiện thu xếp vốn cho dự án.
- Theo tiến độ điều chỉnh mới được Chính phủ đề ra trong Bộ Công Thương
(2013), 2 tổ máy của Nhiệt điện Long Phú 1 sẽ được đưa vào vận hành vào
tháng 12/2017 và tháng 6/2018.
Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 (2x600MW):
- Đã khởi công xây dựng Cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Sông Hậu ngày
27/8/2010; Cơ bản hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, khối lượng
san lấp mặt bằng đạt khoảng 1,82 triệu/1,85 triệu m3; Đang triển khai xây dựng
các công trình phụ trợ điện thi công, nước thi công, nhà điều hành Ban QLDA,
kè gia cố bờ sông Đang tổ chức thẩm định TKKT Dự án NMNĐ Sông Hậu 1
theo phương án đấu nối lên lưới điện Quốc gia ở cấp điện áp 500 kV đã được Bộ
Công Thương chấp thuận.
67
- Theo tiến độ điều chỉnh mới được Chính phủ đề ra trong Bộ Công Thương
(2013), 2 tổ máy của Nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ được đưa vào vận hành vào
tháng 3/2019 và tháng 9/2019.
Thông tin chi tiết các NMNĐ than của PVN trong giai đoạn đến 2020 thể hiện
trong Bảng 2.7.
2.4.2. Công nghệ và đặc tính kỹ thuật về than của các NMNĐ than
Đặc thù của các nhà máy điện than là đặc tính kỹ thuật của than có ảnh hưởng
đến thiết kế của nhà máy, đặc biệt là lò hơi và các thiết bị phụ trợ. Do vậy, thông
thường ban đầu một nhà máy sẽ được thiết kế theo một chủng loại than được chọn
có những đặc tính cơ bản được xác định. Nếu đặc tính than quá khác biệt sẽ ảnh
hưởng đến hiệu suất cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành và bảo dưỡng
nhà máy. Những đặc tính căn bản của than có ảnh hưởng đến thiết kế của nhà máy
điện than đặc biệt là lò hơi và hệ thống phụ trợ được thể hiện trong 0.
Bảng 2.7. Thông tin chung của các NMĐ than PVN
TT Tên NMNĐ
Công
suất
(MW)
Địa điểm
Thời
gian
khởi
công
Thời gian vận hành
Theo Dự
án đầu tư
Theo Tổng
sơ đồ điện
VII
Theo Bộ
Công
Thương
1 Quảng Trạch 1 xã Quảng Đông,
huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình
7/2011
Tổ máy 1 600 T6/2015 2018 T6/2020
Tổ máy 2 600 T12/2015 2019 T12/2020
2 Long Phú 1 Xã Long Đức,
huyện Long Phú,
tỉnh Sóc Trăng
01/2011
Tổ máy 1 600 Q2/2014 2015 T12/2017
Tổ máy 2 600 Q4/2014 2016 T6/2018
3 Sông Hậu 1 Xã Phú Hữu A,
huyện Châu Thành,
Tỉnh Hậu Giang
8/2010
Tổ máy 1 600 T4/2015 2017 T3/2019
Tổ máy 2 600 T10/2015 2018 T9/2019
Nguồn:PVN, 2009a ; PVN, 2009b ; PVN, 2010;
Quyết định số 60/1208/QĐ-TTg, 2011; Bộ Công Thương, 2013
68
Bảng 2.8. Các đặc tính cơ bản của than ảnh hưởng trên thiết kế lò hơi
STT Đặc tính kỹ thuật Ảnh hưởng trên thiết kế
1 Nhiệt trị Ảnh hưởng thiết kế toàn bộ lò và thiết bị hỗ trợ
2 Độ ẩm Bộ sấy gió lò, HT gió sơ cấp và thứ cấp. Bộ dỡ vận
chuyển, hiệu suất lò
3 Độ tro Ảnh hưởng đến tính dễ cháy của than, tính đóng xỉ của lò.
Ảnh hưởng đến thiết kế: hệ thống vòi đốt, buồng đốt, bộ
trao đổi nhiệt, hệ thống thải tro xỉ, bộ lọc bụi ESP, hệ
thống bốc dỡ, vận chuyển
4 Chất bốc và tỷ lệ nhiên liệu Ảnh hưởng trực tiếp đến tính dễ cháy của than. Do đó ảnh
hưởng đến thiết kế vòi đốt, buồng đốt, hệ thống khử NOx
5 Hàm lượng lưu huỳnh Bộ khử lưu huỳnh
6 Độ dễ nghiền Hệ thống nghiền than
Nguồn: PVN, 2009a ; PVN, 2009b ; PVN, 2010; Quyết định số 60/1208/QĐ-TTg, 2011
Các NM nhiệt điện than của PVN đều bao gồm 02 tổ máy với công suất mỗi tổ
máy là 600 MW, đều sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi với lò than phun trực
lưu, có tái sấy, thông số hơi siêu tới hạn, áp dụng công nghệ đốt tiên tiến (đốt NOx
thấp, lắp đặt các thiết bị xử lý khói thải đảm bảo môi trường).
Công nghệ lò than phun công nghệ siêu tới hạn của các nhà máy Long Phú 1,
Sông Hậu 1, Quảng Trạch 1 có thể sử dụng nhiều loại than: Anthracite; Bituminous
và Sub-bituminous và Lignite. Tuy nhiên trên thực tế than nhiệt phổ biến trên thị
trường chỉ bao gồm các loại than bituminous và sub-bituminous. Để phù hợp với
loại hình công nghệ các nhà máy nêu trên, đặc tính kỹ thuật và chất lượng than dự
kiến sử dụng có các tính chất theo các Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Các đặc tính cơ bản của than nhập khẩu cung cấp cho các
NMĐ than Long Phú 1, Sông Hậu 1 và Quảng Trạch 1
TT Đặc tính Đơn vị Mẫu
1 Nhiệt trị thô Kcal/kg 4963
2 Độ ẩm % 26
3 Độ tro % 4,06
4 Chất bốc % 34,29
5 Lưu huỳnh % 0,89
6 Độ dễ nghiền HGI 47
Nguồn: Báo cáo số 818/BC-LPSH, 2011
69
2.4.3. Nhu cầu nhập khẩu than của các nhà máy nhiệt điện than của PVN
Nguyên tắc tính toán nhu cầu than của các NM nhiệt điện than của PVN:
- Nhu cầu sử dụng than hàng năm được lấy Báo cáo nghiên cứu khả thi của các
nhà máy điện và theo số liệu được cung cấp trong Công văn số 4180/DKVN-
B.Điện ngày 19/06/2013 về việc Mở rộng Cảng than của Trung tâm điện lực
Duyên Hải và Trung tâm điện lực Vĩnh Tân
- Tiến độ xây dựng và vận hành của các nhà máy được lấy theo Báo cáo “Cập
nhật cân bằng cung cầu và giải pháp đảm bảo hệ thống điện quốc gia giai đoạn
2011 – 2020, có xét đến 2030” của Bộ Công Thương ngày 24/08/2013.
Với các đặc tính và chất lượng than của từng NM nhiệt điện của PVN được
phân tích trên, dự kiến nhu cầu nhập khẩu than hàng năm của PVN được trình bày
trong Hình 2.14 dưới đây. Theo đó, từ năm 2015, PVN sẽ phải nhập khẩu than và từ
năm 2020 tổng nhu cầu than nhập là 9,17 triệu tấn/năm.
Như vậy, khối lượng than của PVN cần nhập khẩu cho 3 nhà máy điện Quảng
Trạch 1, Long Phú 1 và Sông Hậu 1 chiếm 40% nhu cầu nhập khẩu than cho điện
của cả nước trong năm 2015, sau đó giảm xuống mức 15,6% trong năm 2020 và
tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo khi mà ngày càng nhiều các nhà máy nhiệt
điện dùng than nhập khẩu đi vào hoạt động. So sánh với tổng nhu cầu than nhập
khẩu của cả nước trong các năm 2015 và 2020, khổi lượng than nhập khẩu của PVN
chiếm tương ứng 20% và 16,6%.
Với nhu cầu than nhập rất lớn, trong khi Vinacomin – đơn vị được Chính phủ
giao nhiệm vụ tìm kiếm nguồn than nhập khẩu – vẫn chưa đưa ra được giải pháp,
PVN quyết định nghiên cứu để tự tìm kiếm nguồn cung và có thể chủ động nhập
khẩu phục vụ nhu cầu của Tập đoàn.
70
Nguồn: Công văn số 4180/DKVN-B.Điện, 2013 ; Bộ Công Thương, 2013
Hình 2.14. Nhu cầu than cho các NM nhiệt điện của PVN đến 2020
2.4.4. Những trở ngại khi tham gia nhập khẩu than của PVN
Qua phần tổng hợp kinh nghiệm nhập khẩu của các đơn vị trong và ngoài
nước, có thể rút ra một số vấn đề gây trở ngại tới khả năng tham gia xuất nhập khẩu
đối với một nhà tiêu thụ than nhiệt nói chung và của PVN nói riêng như sau:
2.4.4.1. Trở ngại về mặt thị trường:
- Đối với thị trường trong nước:
Mặc dù Chính phủ đã cho phép thị trường hoá giá than từ cuối năm 2009 với mức
giá thấp hơn giá xuất khẩu tối đa 10%, đến nay thực tế giá than cho các nhà máy sản
xuất điện vẫn chưa được thị trường hoá đúng nghĩa. Việc giá than bán cho hộ sản
xuất điện vẫn được “bao cấp” và chỉ chiếm 60 - 70% giá thành sản xuất than đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất được cấp than nội địa, nhưng ngược
lại lại tạo ra sức ép cho các nhà sản xuất điện dùng than nhập khẩu. Bên cạnh đó, lộ
trình tăng giá điện cũng chưa được xây dựng một cách rõ ràng nên các doanh
nghiệp dùng than nhập khó có thể lập kế hoạch dài hạn và đàm phán để nhập khẩu
than cho 1 chiến lược dài hơi. (Tham khảo thêm Phụ lục 4)
- Đối với thị trường quốc tế:
Theo WoodmacKenize (2013), chỉ tính riêng đến năm 2015, nhu cầu than trên thế
giới đã tăng xấp xỉ 40% so với năm 2010, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực
châu Á Thái Bình Dương. Kể từ sau thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản,
0
2
4
6
8
10
2015 2016 2017 2018 2019 2020 sau 2020
Triệu tấn
Quảng Trạch 1 Long Phú 1 Sông Hậu 1 Tổng nhu cầu than
71
nhiều quốc gia có xu thế thay thế điện hạt nhân ngày bằng nhiệt điện than, và đặc
biệt khi mà giá khí thiên nhiên được dự báo ở mức cao trong tương lai, nhu cầu của
than cho điện dự kiến sẽ còn tăng mạnh.
Nhu cầu than nhiệt tăng cao đồng thời với việc cạnh tranh giữa những nước
nhập khẩu than cũng dữ dội hơn. Hiện nay hầu hết các quốc gia tại Châu Á đều đề
ra những kế hoạch đầy tham vọng trong phát triển các nhà máy điện đốt than đặc
biệt là Trung Quốc (tăng 249 ngàn MW từ 2008 - 2020), Việt Nam (tăng 116 ngàn
MW đến 2025), Ấn Độ (tăng 77 ngàn MW từ 2008 - 2017), Indonesia (tăng 50 ngàn
MW từ 2007-2026). (WoodmacKenize, 2013) Chính vì than nhiệt trong khu vực
châu Á-Thái Bình Dương đã được phân chia cho các nước nhập khẩu truyền thống
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước nhập khẩu mới nổi như Ấn Độ,
Trung Quốc, trong khi Việt Nam mới gia nhập thị trường nhập khẩu này nên sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, khi nguồn cung khan hiếm, thị phần nhập khẩu
hạn chế nên sẽ thiếu tính cạnh tranh trên thị trường, giá cung cấp than cho Việt Nam
sẽ tăng cao dẫn đến khó có thể ký được những hợp đồng cung cấp than với khối
lượng lớn, trong dài hạn và giá cả hợp lý.
2.4.4.2. Trở ngại về cơ sở hạ tầng nhập khẩu than
Việt Nam từ trước đến nay luôn là nước xuất khẩu than, các hoạt động nhập
khẩu than chủ yếu là nhỏ lẻ và do các doanh nghiệp tự thực hiện. Vì v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273343_5518_1951386.pdf