1. Đặt vấn đề 1
2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 2
2.1. Trong nước 2
2.2. Ngoài nước 3
3. Mục tiêu của đề tài 4
4. Nội dung nghiên cứu 4
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5
5.1. Phạm vi nghiên cứu 5
5.2. Đối tượng nghiên cứu 5
6. Giới hạn thời gian nghiên cứu 6
7. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 6
7.1. Phương pháp luận 6
7.2. Phương pháp nghiên cứu 7
8. Ý nghĩa của đề tài 7
8.1. Tính khoa học 7
8.2. Tính thực tế 8
8.3. Tính mới 8
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1. Điều kiện tự nhiên 9
1.1.1. Địa hình 9
1.1.2. Tài nguyên 10
1.1.3. Thời tiết, khí hậu 13
1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 15
1.2.1. Tốc độ gia tăng dân số 15
1.2.2. Quá trình đô thị hóa 17
1.2.3. Sức khỏe cộng đồng 19
1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế 20
1.3. Các vấn đề môi trường từ quá trình đô thị hóa 24
98 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững một số khu dân cư tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu vào trong, nơi các hộ dân sinh sống, thì mùi hôi càng nồng nặc hơn!
Việc để mọc lên những khu nhà “ổ chuột” tại các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh ở vùng ven chính là hậu quả từ sự quản lý yếu kém của chính quyền địa phương trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Điển hình như tại quận 12, một trong những địa phương đi “tiên phong” trong việc cho phép người dân phân lô hộ lẻ, thì hệ lụy là trong một thời gian ngắn các phường Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Nhất, Hiệp Thành ... đã hình thành nên hàng loạt khu dân cư “ổ chuột” mới.
Tương tự, từ Quốc lộ 1A, đoạn đi ngang phường Tân Tạo, quận Bình Tân rẽ vào các con đường đất bụi bặm, mọi người dễ dàng bắt gặp những khu dân cư lụp xụp, nhà cửa ọp ẹp mọc lên đây đó như những “trận đồ bát quái”. Phần lớn cũng là các căn nhà định cư của dân nội thành bị giải tỏa dời về.
3.2.2. Khu dân cư tái định cư
a. Khái niệm
Khu dân cư tái định cư là khu nhà được xây dựng để bố trí chỗ ở cho các hộ dân nằm trong khu vực bị giải tỏa của các dự án quy hoạch thành phố.
b. Thí dụ minh họa: Khu tái định cư Nam Trung Yên – Hà Nội
Quy mô 56 ha, phục vụ nhu cầu ở cho 2 vạn dân Hà Nội do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội đầu tư xây dựng các chung cư, Tổng công ty Viễn thông quân đội đầu tư hệ thống dịch vụ thông tin, Sở Giao thông công chính đầu tư hạ tầng cấp thoát nước, công viên, chiếu sáng.
3.2.3. Khu đô thị mới
a. Khái niệm
Khu đô thị mới là khu đô thị được quy hoạch theo tiêu chuẩn cao về hạ tầng và điều kiện ở, nhằm tạo ra một khu dân cư đô thị mới khang trang, góp phần tăng cường thêm kết cấu hạ tầng và phát triển quỹ nhà ở của thành phố.
b. Thí dụ minh hoạ
Khu đô thị mới Mỹ Đình (Hà Nội)
Nằm trên địa bàn huyện Từ Liêm, dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình II có quy mô 24,6 ha. Trong khu đô thị mới, hệ thống cáp điện và thông tin bưu điện được thiết kế đi ngầm, tiêu chuẩn cây xanh tính theo đầu người khá cao, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt được tách riêng khỏi hệ thống thoát nước mưa. (Đây cũng là dự án được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt đầu tiên trên địa bàn thành phố, cho phép xử lý nước thải trước khi dẫn thoát vào hệ thống thoát nước chung của thành phố).
Được khởi công tháng 10÷2002, đến nay, tất cả 11 khối nhà chung cư cao từ 9 đến 15 tầng của dự án đã hoàn thành với tổng số 153.000 m2 sàn xây dựng, 1.058 căn hộ. Tất cả các khối nhà đều được xử lý nền móng bảo đảm an toàn, kết cấu phần thân công trình có tính đến chống động đất cấp 7, 8. Trong mỗi căn hộ đều lắp sẵn các giắc truyền hình và điện thoại, hệ thống cung cấp khí gas. Hệ thống PCCC được thiết kế và trang bị bảo đảm các quy định PCCC theo tiêu chuẩn hiện hành.
Khu đô thị mới Tây Hồ Tây
Nằm phía tây bắc Thủ đô Hà Nội, thuộc địa bàn các phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm); tổng diện tích qui hoạch hơn 847ha, quy mô dân số khoảng 78.000 người. Trong đó đất ở chiếm hơn 72,42%, đất công cộng 10,37%, đất các dự án đã được lập quy hoạch là 10,60%. Đây là nơi có địa thế đẹp, thuận lợi cho phát triển giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Tương lai, khi Hà Nội phát triển mạnh khu đô thị mới Bắc sông Hồng thì ở phía bờ Nam, việc ra đời một khu trung tâm như Tây Hồ Tây sẽ tạo ra chuỗi đô thị vệ tinh xung quanh vùng nội đô.
Tây Hồ Tây sẽ được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, gồm một trung tâm hành chính rộng 25ha; cụm nhà ở bên hồ; khu thương mại quốc tế (có Trung tâm truyền thông kỹ thuật số); khu thương mại gồm những trung tâm mua sắm, giải trí, văn phòng; khu ven hồ dành cho các hoạt động du lịch, khách sạn và khu dân cư (biệt thự và chung cư cao tầng). Bên cạnh đó, chủ đầu tư sẽ xây dựng các công trình văn hoá ÷ xã hội, cây xanh phù hợp cảnh quan môi trường.
3.3. CÁC MÔ HÌNH KHU DÂN CƯ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG [3]
3.3.1.Giới thiệu các mô hình khu dân cư
3.3.1.1. Đô thị xanh
Đô thị xanh là đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị. Trong đó mảng xanh chiếm khoảng 40 ÷ 45% tổng diện tích toàn đô thị[ Tài liệu giảng dạy môn “Môi trường đô thị và nông thôn” của ThS. Thái Vũ Bình
].
Ở những đô thị bình thường, đất cây xanh đạt bình quân khoảng 0.5m2/người. Đối với đô thị xanh thì đất cây xanh phải đạt từ 6 ÷ 7m2/người.
Có thể nói cây xanh là một yếu tố thiên nhiên quan trọng trong đô thị, đặc biệt là đối với đô thị xanh. Cây xanh là nhà máy duy nhất làm giàu oxy và làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển. Cây xanh có tác dụng giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm và ảnh hưởng tới tốc độ chuyển động của không khí. Nó còn có khả năng ngăn tiếng ồn, cản bụi và tiết ra chất Phitoncid diệt trùng, ion hóa không khí có lợi cho sự sống. Tác dụng chống ồn của cây xanh được biểu thị ở chỗ, cây lá to hấp thụ 26% âm lượng, còn 74% phản xạ và khuếch tán, tán cây càng dày cây hấp thụ âm lượng càng lớn. Qua vài quan trắc thực tế cũng cho thấy mức ồn hai bên nhà trên đường phố không có cây gấp 5 lần (tính đến tầm cao trung bình con người) mức ồn hai bên nhà trên đường phố có cây xanh dọc vỉa hè.
Trong đô thị xanh, điều đáng nhấn mạnh là phải phòng tránh ô nhiễm, tái sử dụng, tái chế và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng và tài nguyên. Chất thải rắn tính theo đầu người phải được giảm đáng kể và ít nhất 60% của những gì sản xuất ra phải được tái sử dụng, tái chế hoặc làm phân rác.
3.3.1.2. Đô thị sinh thái
a. Tổng quan
Ý tưởng về một đô thị sinh thái ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX dưới tên gọi Thành phố vườn (Garden÷City), là một phương án quy hoạch đô thị của Ebenezer Howard[ Ebenezer Howard (1850 – 1928) được coi là một nhà quy hoạch đô thị nổi bật của Anh với cuốn sách nổi tiếng Garden Cities of To-Morrow, suất bản lần đầu năm 1898. Cuốn sách trình bày một dự án xây dựng các thành phố vườn với các điều kiện sống và làm việc lý tưởng cho cư dân. Ông là người ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ý tưởng và lý thuyết quy hoạch đô thị của thế kỷ XX. Đã có nhiều thành phố vườn được xây dựng theo mô hình của ông. Nhiều hiệp hội quốc tế về quy hoạch cũng ra đời từ ý tưởng của ông. Hội thành phố vườn (Garden Cities Association), giờ được biến dưới tên gọi Hội Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (Town and Country Planing Association), là tổ chức nhân đạo về môi trường cổ nhất ở Anh.
] nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi đầu quá trình hiện đại hóa. Ý tưởng này ngay lập tức trở thành một phong trào lan rộng trong cộng đồng Châu Âu và các nước công nghiệp trên thế giới, và lúc bấy giờ được xem như công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị đang là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa. Đối với các nước công nghiệp, đây là bước tất yếu trong quá trình phát triển nhằm đạt đến một đô thị phát triển bền vững. Nhìn lại lịch sử phát triển, đô thị hóa ở quy mô lớn thực tế là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, phát sinh từ nhu cầu tập trung lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất công nghiệp, tạo thành các khu dân cư đông đúc. Đô thị hóa diễn ra làm phát sinh vô vàn các vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội và kết cục là đòi hỏi các phương án hiện đại hóa để giải quyết các vấn đề đó khi nhu cầu đòi hỏi và điều kiện cho phép. Cuối cùng thì việc quy hoạch sinh thái đô thị là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình hiện đại hóa đô thị.
b. Định nghĩa Thành phố sinh thái
Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì “Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”, hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của Richard Register về các thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh [ trc. 18/08/2006
].
Theo các nhà quy hoạch đô thị Việt Nam Đô thị sinh thái là một đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đô thị.
c. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Theo tác giả thì đô thị sinh thái có rất nhiều ưu điểm. Trong đó, các ưu điểm sau đây được xem là chủ yếu nhất:
Môi trường sinh sống thích hợp nhất cho con người.
Là nơi thích hợp cho các sinh vật.
Ít ảnh hưởng đến môi trường. (không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên)
Tạo tiền đề cho việc phát triển đô thị phát triển bền vững.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì đô thị sinh thái cũng còn nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải bàn đến. Vấn đề trước mắt đó chính là kinh phí, vì khi xây dựng đô thị sinh thái cần phải có quy hoạch ngay từ giai đoạn đầu. Do đó, chi phí cho việc quy hoạch này thường rất lớn.
Hơn nữa, vấn đề quỹ đất của thành phố có hạn và ý thức của người dân lại là một vấn đề đáng quan tâm.
3.3.1.3. Đô thị phát triển bền vững
Phát triển thỏa mãn nhu cầu của con người không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà còn cho cả tương lai, đáp ứng nhu cầu về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.
Như vậy phát triển đô thị bền vững có các mục tiêu sau:
Thứ nhất: Phát triển sản xuất phải đi đôi với vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Thứ hai: Phải chú trọng đến mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ này phải có trách nhiệm với thế hệ sau trong việc để lại các di sản và tài nguyên có giá trị.
Phương thức phát triển này được xây dựng bao gồm: phát triển kinh tế, phát triển môi trường và phát triển xã hội. Là sự tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và nhất là hướng tới tương lai.
3.3.2. Ứng dụng
3.3.2.1. Thế giới
Thành phố Celebration (Hoa Kỳ)
Đi bộ, đường xe đạp và bãi đậu xe trên một vùng đất 2.025 ha, thêm 1.863 ha đất vành đai. Dự kiến có 8.000 hộ với 20.000 dân sinh sống.
Trung tâm không lớn xây dựng chung quanh một hồ nước. Tất cả các dịch vụ: nước, khí đốt, khí thải, điện dầu sử dụng công nghệ mới nhất và phù hợp với các quy chuẩn bảo vệ triệt để môi trường[ www.google.com.vn với từ khóa “Celebration”
].
Thành phố Curitiba (Brazil)
Curitiba nằm cách Rio de Janeiro 300 Km về phía Nam. Trong vòng 20 năm qua, dân số thành phố đã tăng từ 500.000 đến 1,5 triệu. Hiện nay, Curitiba là một tấm gương điển hình về công cuộc đổi mới, biến đô thị này thành nơi sinh sống dễ chịu hơn. Một loạt các biện pháp để cải tạo lại hệ thống giao thông công cộng và biến thành phố thành một nơi dễ chịu hơn đối với những người đi bộ và đi xe đạp nhằm giảm ô nhiễm không khí do giao thông cơ giới gây ra. Ngoài ra, các chương trình tái chế chất thải, giáo dục môi trường cũng đã và đang được triển khai và đã mang lại cho thành phố một diện mạo mới.
Một số biện pháp chủ yếu được áp dụng trong hệ thống giao thông ở thành phố Curitiba như:
Mỗi ngày có hơn 1,3 triệu lượt khách sử dụng hệ thống xe buýt thành phố. Đây là những xe buýt chạy nhanh và rẻ nhất ở Brazil và cứ 180m chúng lại dừng đón khách.
Hệ thống đường dành cho xe đạp và người đi bộ được mở rộng, góp phần giúp trung tâm thành phố trở thành một khu vực thương mại – xã hội quan trọng.
Giao thông bị hạn chế ở một số đường phố nhất định và ở một số đường phố khác có quy dịnh giới hạn tốc độ giao thông. Kết quả là Curitiba có tỷ lệ tai nạn giao thông thấp nhất Brazil.
Diện tích không gian xanh trên mỗi đầu người đã tăng lên 100 lần trong vòng vài vài năm.
Cuối cùng, lượng xăng dầu tiêu thụ tính theo đầu người ở Curitiba thấp hơn 30% so với mức trung bình ở các thành phố khác của Brazil và không vượt quá 10% mức lương trung bình.
New South Wales (Australia)
Thành phố nằm ở trung tâm một khu công viên Quốc Gia và vùng khai thác năng lượng hữu cơ, trải dài 8 Km trên bờ biển Thái Bình Dương, quy tụ một số làng sinh thái có thể di chuyển qua lại bằng xe đạp, cùng một khu kinh doanh trung tâm.
Các khối Phố là các tòa nhà thương mại và nhà ở cao 5 tầng cùng vài tầng hầm. Không gian buôn bán mở ra các sân vườn, hồ nước thoáng mát. Bãi đậu xe đặt trên nóc các tòa nhà. Đường phố ở đây không là hình ảnh đầy nghẽn xe cộ gây ô nhiễm mà chỉ là các phố đi bộ. Xe buýt và xe lội nước cá nhân chạy bằng điện nằm sát cạnh đường phố đi bộ với giao thông công cộng ngầm và kênh rạch. Một hệ thống đường và ống dẫn thông khắp thành phố bảo đám giao thông vận chuyển và cung cấp dịch vụ (điện, nước, khí đốt), thanh lọc khí cũng như điều hòa nhiệt độ, nhằm tránh việc sử dụng máy điều hòa, toàn thành phố trang bị một hệ thống thông gió tự động với các lỗ thông gió đặt trên núi nằm phía sau thành phố. Năng lượng chủ yếu do một đập thủy điện gần đó cung cấp, đồng thời tăng cường năng lượng gió và mặt trời.
Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc)
Là thành phố lớn nhưng 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều có những khu vui chơi giải trí với thảm cây xanh tươi tốt.
Ngoài khu đô thị cổ, các đường phố mới của Nam Ninh đều được thiết kế rộng rãi, giữa các làn đường đều có dải phân cách bằng cây xanh.
Các công trình kiến trúc đều xây cách xa đường hàng chục mét và không có hàng quán lấn chiếm ra đường.
Mô hình đô thị sinh thái tại Dong Sheng (Trung Quốc)
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, Viện Môi trường Stockholm (Chương trình EcoSanRes) và chính quyền thành phố của huyện Dong Sheng (thành phố tự trị Erdos) đã ký hợp đồng để xây dựng mô hình khu đô thị sinh thái đầu tiên ở Dong Sheng hoạt động theo những nguyên tắc của vệ tinh sinh thái.
Khu đô thị sinh thái Erdos là một dự án thí điểm được chính quyền huyện Dong Sheng và Cơ quan hợp tác phát triển thế giới của Thụy Điển tài trợ, sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm tới và sẽ hoàn thành vào năm 2007.
Khu đô thị này sẽ bao gồm 1500 căn hộ nằm trong những tòa nhà có 1, 2 hoặc 4 tầng ở khu Hei Zao Kui thuộc Dong Sheng, tại vùng Nội Mông (Bắc Trung Quốc). Được biết, đây là một trong những khu vực khô hạn của Trung Quốc, với lượng mưa trung bình 300 ÷ 400 mm/năm. Thành phố chỉ được cấp một lượng nước hạn chế và các hộ dân ở đây không có các phương tiện vệ sinh riêng, vì thế những biện pháp thông thường để thu gom và xử lý chất thải đô thị không thể thực hiện được mà cần có những biện pháp khác.
Những nhà vệ sinh hiện đại kiểu phân cách nước tiểu sẽ được xây dựng cho mỗi gia đình trong thành phố, nước từ nhà bếp và nhà tắm sẽ đựơc thu và xử lý riêng bằng cách lọc qua đất và hệ ao đầm sinh học nhân tạo. Nước mưa và nước sinh hoạt sẽ được tách riêng. Một trạm sinh thái sẽ được xây dựng để thu nhận những chất thải sinh hoạt khác nhau có thể tái sử dụng (thí dụ: nước tiểu chứa đựng 80% dưỡng chất thải ra từ cơ thể con người là nguồn phân bón rất tốt, phân đã được khử trùng làm chất điều hòa đất) và chất thải hữu cơ từ nhà bếp sẽ được ủ để làm phân bón, các chất thải rắn sẽ được phân loại trước tại mỗi gia đình.
Khu đô thị sinh thái này sẽ là những khởi điểm của những nỗ lực nghiên cứu và phát triển quy mô lớn nhằm phát triển và tiêu chuẩn hóa những ứng dụng vệ sinh sinh thái cho những đô thị khác nhau. Vệ sinh sinh thái ở nông thôn ở quy mô lớn với khoảng 100.000 nhà vệ sinh khô phân cách nước tiểu đã được xây dựng trong vài năm qua tại Trung Quốc trong khi đó vệ sinh sinh thái ở đô thị đã đựơc thử nghiệm tại một số khu liên hợp nhà ở tại Thụy Điển trong vòng 5 đến 10 năm qua. Dự án hợp tác với Trung Quốc này là một bước đột phá, nó sẽ là cơ hội cho nhiều trung tâm đô thị trên Thế giới đến học tập.
3.3.2.2. Việt Nam
Đà Lạt
Đà Lạt được công nhận là thành phố Xanh đầu tiên của Việt Nam. Người dân thành phố rất có ý thức trong việc trồng hoa và cây cảnh tạo nên sự hài hòa và phù hợp với không gian sống của từng hộ gia đình, phù hợp với tập quán và lối sống của con người ở đô thị cao nguyên. Đến với thành phố này, du khách mọi miền được tiếp xúc với một không gian đô thị đậm màu hoa lá, cỏ cây. Hoa và cây xanh vẫn được chăm chút ở nhà vườn, công sở, trên mỗi khu dân cư, len vào các ban công, tường rào, trên mỗi lối đi.
Chính quyền thành phố Đà Lạt cũng chú trọng trong việc xây dựng thêm những khu công viên hoa và cây xanh tập trung. Ngoài công viên trung tâm thành phố có diện tích gần 17 ha với rất nhiều chủng loại hoa và cây cảnh độc đáo, Đà Lạt đã đầu tư vào khu vực nội ô 20 tiểu công viên và nút giao lộ xanh với tổng diện tích 7.2 ha. Các tiểu công viên và đặc biệt là các nút giao lộ xanh đã tạo nên sự thú vị hấp dẫn riêng cho những con đường uốn lượn quanh co trong đô thị có địa hình độc đáo này.
Bên cạnh đó, Đà Lạt vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn 360 ha rừng thông và trồng mới 78 ha rừng thông ba lá trong 5 năm qua. Đồng thời đã trồng mới thêm được 4.000 cây xanh đường phố và 80.000 cây xanh trong nhân dân.
Toàn cảnh Đà Lạt
Hồ Xuân Hương
Phố cổ Hội An
Hội An (Quảng Nam) – Di sản văn hóa Thế giới đang làm tốt công tác môi trường xanh sạch, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Hướng tới xây dựng một môi trường đô thị bảo đảm bền vững. Hội an triển khai kế hoạch nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng xanh – sạch – đẹp.
Ưu tiên triển khai hàng loạt dự án cải tạo nâng cấp lưới điện ngầm, cải tạo nâng cấp nhà máy nước.
Xây dựng chợ trung tâm, dự án khu du lịch đa chức năng, kênh mương thoát nước, nâng cấp 50% tuyến giao thông đang xuống cấp (trừ khu vực I và II của phố cổ).
Xây dựng hai hệ thống xử lý nước thải ở thôn 4 xã Cẩm Thanh với công suất 6.700 m3/ngày đêm và trạm nước thải tại Bệnh Viện đa khoa Hội An.
Quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh rộng 5 ha tại xã Cẩm Thanh với công suất 55.000 tấn rác/ngày đêm.
Xây dựng lò đốt chất thải rắn y tế và nhà hỏa táng, nhằm giải quyết cơ bản vấn đề chất thải.
Sông nước HộiAn
Nét xưa ở HộiAn
Thành phố Huế
Là một trong những đô thị có mật độ cây xanh/người cao nhất nước.
Huế có đội ngũ “tình nguyện xanh” mạnh, hệ thống này có mặt ở các tổ chức thanh niên và tổ chức môi trường. Thành phố có thể “đặt hàng” cho lực lượng này tuyên truyền bảo vệ môi trường trong dân kiêm cả chuyện kiểm soát đổ rác, phá cây xanh, các hành vi làm mất mỹ quan, đây là một tổ chức rất đáng cho các thành phố khác học hỏi của Huế.
Cây xanh và mặt nước của Huế
Đô thị Phú Mỹ Hưng [ www.phumyhung.com.vn
]
Đô thị mới Phú Mỹ Hưng được quy hoạch thành một cộng đồng dân cư quốc tế hiện đại, có thể cung cấp cho Thành Phố Hồ Chí Minh các cơ sở hạ tầng cần thiết, các tiện ích thương mại, dân cư, giải trí, y tế, văn hóa giáo dục nhằm đáp ứng cho lượng dân số gia tăng đến 10 triệu người trong thập kỷ tới.
Là bước đầu của chương trình mở rộng Thành Phố Hồ Chí Minh về hướng nam, tiến ra biển đông theo xu hướng các đô thị lớn trên thế giới, việc phát triển đô thị mới khu dân cư sẽ là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch phát triển toàn diện khu tam giác kinh tế trọng điểm miền nam gồm Thành Phố Hồ Chí Minh ÷ Đồng Nai ÷ Bà rịa Vũng Tàu, để hình thành một trung tâm đô thị có đầy đủ chức năng về tài chính, thương mại, cư trú, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật cao và du lịch quốc tế ở Việt nam.
Phú Mỹ Hưng xây dựng theo quy hoạch tổng thể ngay từ đầu sẽ trở thành T.T thương mại tài chính quốc tế hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Trên diện tích 2,600ha tọa lạc song song với Thành Phố Hồ Chí Minh về phía nam, Cty LD Phú Mỹ Hưng được phép khai thác phát triển khu đất trong phạm vi công trình đô thị mới để xây dựng một đô thị kiểu mẫu tại Đông Nam Á.
Phú Mỹ Hưng tọa lạc về phía nam Thành Phố Hồ Chí Minh, phát triển dọc theo Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Hiện có nhiều tuyến đường từ các quận trung tâm nối vào Đại lộ Nguyễn Văn Linh, tạo giao thông thuận tiện. Đường Cầu Tân Thuận, Chữ Y, Cầu Nguyễn Tri Phương, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kênh Tẻ (thông xe Quý 2/2004) rút ngắn khoảng cách từ Phú Mỹ Hưng đến Quận 1 và Quận 5 trong thời gian khoảng 10 phút xe máy. Có những cầu mới đang và sẽ được xây dựng như cầu Tân Thuận II (thông xe 2005), cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Phú Mỹ nối Quận 7 với Quận 2 sẽ được xây dựng, Đại lộ Nguyễn Văn Linh sẽ được thông suốt từ quận 7 đến quận 2 và từ quận 7 đến quốc lộ 1, tạo mạng lưới giao thông liên hoàn từ Phú Mỹ Hưng đến các quận, các tỉnh miền Đông và miền Tây.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, áp lực công việc càng cao, con người càng cần được thư giãn và cân bằng cơ thể. Tìm về môi trường thiên nhiên là một trong những phương cách đáp ứng tốt yêu cầu này. Tuy nhiên trong điều kiện sống hiện tại ở các thành phố lớn như thành phố chúng ta, không phải ai cũng có điều kiện để làm được điều đó mỗi ngày hay mỗi tuần. Hơn nữa cũng không dễ tìm được một nơi thật sự lý tưởng có thể đáp ứng điều đó ở đô thị tấp nập ồn ào, khói bụi này. Nhưng có một nơi, giữa thành phố này, nhà đầu tư đã không ngại tốn kém đã dành ra một diện tích đất và bỏ tiền mời những nhà thiết kế nước ngoài về làm nên một công viên đường phố tuyệt đẹp trong Khu Kênh Đào ở đô thị Phú Mỹ Hưng, con đường Tôn Dật Tiên hay còn gọi là đường công viên kênh đào. Chính nhờ con đường này, gần 1 năm trở lại đây, địa danh Khu Kênh Đào không chỉ là điểm hẹn của cư dân Phú Mỹ Hưng mà còn là điểm thư giãn của nhiều người dân từ nơi khác đến.
Với mục đích xây dựng một đô thị xanh, sạch, đẹp, nhằm mang lại không gian sống trong lành, thoải mái, nâng cao sức khỏe cho mỗi người dân, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng ngay từ đầu đã rất chú trọng đến công tác phủ xanh trong đô thị.
Với diện tích phủ xanh chiếm hơn 40% diện tích đô thị, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã chú trọng tạo dựng nên một đô