MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữviết tắt
MỞ ĐẦU
Chương 1: NHỮNG TIỂN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Những tiền đềlý luận .19
1.1.1. Định nghĩa địa danh .19
1.1.2. Phân loại địa danh .22
1.1.3. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học và vịtrí của địa danh học
trong ngôn ngữhọc .30
1.1.4. Vấn đềviết hoa địa danh.34
1.2. Cơsởthực tiễn .37
1.2.1. Về địa lý .37
1.2.2. Vềlịch sử.39
1.2.3. Vềdân cư.46
1.3. Tiểu kết.47
Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH, ĐẶC ĐIỂM VỀMẶT CẤU TẠO
VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH
2.1. Các phương thức đặt địa danh.49
2.1.1. Khái quát vềphương thức đặt địa danh .49
2.1.2. Các phương thức đặt địa danh ởBến Tre .52
2.1.2.1 . Phương thức tựtạo .52
2.1.2.2. Phương thức chuyển hóa.62
2.2. Đặc điểm vềmặt cấu tạo .68
2.2.1. Phân loại địa danh ởBến Tre.68
2.2.2. Mô hình cấu trúc của địa danh.71
2.2.3. Vấn đềthành tốchung trong địa danh ởBến Tre .72
2.2.4. Đặc điểm vềmặt cấu tạo của địa danh ởBến Tre .84
2.2.4.1. Địa danh có cấu tạo đơn .84
2.2.4.2. Địa danh có cấu tạo phức .85
2.3. Nguyên nhân biến đổi của địa danh .88
2.3.1. Vài nét về đặc điểm ngữâm của phương ngữNam Bộ, ngữâm của tiếng Bến Tre.88
2.3.2. Nguyên nhân chuyển biến.91
2.3.2.1. Nguyên nhân bên ngoài ngôn ngữ.93
2.3.2.2. Nguyên nhân ngôn ngữ.96
2.4. Tiểu kết.101
Chương 3: GIÁ TRỊPHẢN ÁNH HIỆN THỰC, ĐẶC DIỂM VỀNGUỒN
GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH
3.1. Phản ánh hiện thực .103
3.1.1. Địa danh phản ánh vềmặt địa lý tựnhiên .104
3.1.2. Địa danh phản ánh vềmặt lịch sử.105
3.1.3. Địa danh phản ánh vềmặt kinh tếxã hội.109
3.1.4. Địa danh phản ánh vềmặt văn hóa .110
3.1.5. Địa danh phản ánh vềmặt ngôn ngữvà văn học .117
3.2. Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ởBến Tre .124
3.2.1. Địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa rõ ràng .126
3.2.2. Địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa còn tranh luận.133
3.3. Tiểu kết.145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
247 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rở lưu thông, vật chắn ngang có thể là đá hay lòng cầu.
- Lẫn lộn giữa -c và -t
99
Rạch Ngả Bát ở Bình Đại viết thành Ngả Bác, giồng Ôn Sác viết thành Ôn Sát
(BĐ), rạch Ngả Tắt phần nhiều ghi thành Ngả Tắc (BĐ).
- Lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã
Chiếm nhiều ở địa danh Bến Tre, thường đọc như thế nào viết thế ấy, có khi
không rõ nghĩa của địa danh: Sóc Sãi ghi là Sóc Sải(CT), vàm Rỏng ghi và đọc là
vàm Rõng, vàm Rỗng (TP). Vàm Rỏng là ngã ba con rạch chạy ra Băng Cung (TP).
Rỏng là đường nước tự nhiên, khuyết sâu xuống, có nước đọng nhỏ hơn rạch, lâu
ngày thủy triều lên xuống có thể bào mòn thành con rạch, chợ Cống Xẽo Vườn ghi
là chợ Cống Xẻo Vườn (TP), chợ Ngã Ba (GT) đọc là chợ Ngả Ba (GT) hay địa
danh cửa Tiểu ở Bình Đại nhưng trong Nam Kì lục tỉnh dư địa chí ghi là cữa Tiễu…
Ngoài ra một số thành tố cái phát âm thành cả. Ví dụ: cái Chát Lớn đọc và ghi là
cả Chát Lớn (MC)(bản đồ các quận của tỉnh Kiến Hòa năm 1966 ghi là Cả Chát
Lớn), Cái Mơn (CL) đọc là Cả Mơn, Cái Quao (MC) đọc và ghi là Cả Quao
(MC)…và một số người dân địa phương nói là Cải Quao, Cải Mơn…
b. Nguyên nhân rút gọn
Hiện tượng rút gọn cũng khá phổ biến ở địa danh của Bến Tre. Thông thường rút
gọn ở địa danh hai âm tiết và ba âm tiết.
Ở Giồng Trôm và các huyện khác của tỉnh Bến Tre, thông thường thành tố giồng
thường đi với tên một người nào đó có công khai hoang hay một vật chuẩn nào đó.
Ví dụ như giồng Ông Đồng, giồng Ông Chủ, giồng Bà Lực, giồng Xoài, giồng
Quýt… Do thói quen rút gọn, nên từ tố “ông” “bà” biến mất. Như bà Lực người có
công khai hoang vùng Tân Hào, hiến đất cho làng lập chợ Hương Điểm, lúc đầu
người ta gọi là giồng Bà Lực về sau gọi tắt là giồng Lực.
Cửa Khâu Băng ở Thạnh Phú là cửa sông đổ ra biển Đông. Nơi đây vào tháng 3
năm 1963 đã đón chuyến tàu chi viện vũ khí đầu tiên và sau đó nơi tiếp nhận vũ khí,
hàng hóa từ miền Bắc vào. Cửa Khâu Băng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp
Quốc gia. Nhưng người dân nơi đây thường nói rút gọn là Khâu Băng.
Hay chợ (đầu mối thủy sản) Đê Đông gọi tắt là chợ Đê Đông (BĐ)…
100
c. Nguyên nhân ngữ nghĩa
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm biến đổi về mặt ngữ âm của
địa danh ở Bến Tre. Thông thường do nói sao viết vậy hay in sai, bỏ dấu sai, nên
người dân địa phương có người gọi theo nghĩa cũ, có người gọi theo nghĩa mới.
Hoặc do tâm lí của người dân thấy yếu tố cũ của địa danh ít quen thuộc, hay không
thẩm mĩ nên thay thế bằng yếu tố khác.
Sông Tiên Thủy có tục danh là Sóc Sãi Hạ ở về hướng đông sông Hàm Luông,
cách tỉnh lỵ 96 dặm. Nước sông chia làm hai phái: phái hướng Nam thì trong vắt,
phái hướng Bắc thì đục ngầu như sông Kình, sông Vệ ở bên Tàu, trong đục khác
nhau cho nên mới đặt là “tiên”. [Nam kì lục tỉnh dư địa chí, tr 62].
Cù lao Thanh Sơn có tục danh là cù lao Cái Cấm. Người dân đổi tên vì có dân
làng Thanh Sơn ở đó. Hay ngã ba Tháp ở thị xã Bến Tre đường đi Tiên Thủy, thời
thuộc Pháp có xây một đài tưởng niệm để niệm lính Pháp chết trên đất Bến Tre. Sau
năm 1945, tháp này bị đập bỏ nhưng bây giờ vẫn gọi là ngã ba Tháp. Có một thời
người ta gọi là ngã ba Ống Quần, gọi tên theo hình dáng sự vật.
Hay rạch Kỳ Hà ở Định Thủy huyện Mỏ Cày vốn có tên gốc là rạch Kỳ Đà.
Do người dân địa phương nói chệch mà thành. Trên bản đồ tin tức năm 1965 của Mĩ
ghi là rạch Kỳ Đà. Kỳ Đà là tên con vật từng có ở đây. Còn Kỳ Hà thì có nghĩa là
“sông lạ”, địa danh này có ở thành phố Hồ Chí Minh…
d. Giao lưu, tiếp xúc, vay mượn ngôn ngữ
Sự giao lưu, tiếp xúc, vay mượn ngôn ngữ để đặt địa danh hay Việt hóa địa
danh tiếng nước ngoài cho phù hợp với cách nói và viết của người bản địa cũng làm
cho địa danh ở Bến Tre có sự chuyển biến. Sự vay mượn ngôn ngữ tiếng Khơme
xuất hiện không ít trong địa danh ở Bến Tre. Một số từ gốc Khơme thường xuất
hiện trong địa danh ở Bến Tre, xét về mặt ngữ âm thì chúng có quan hệ với nhau
trong địa danh gốc nhưng xét về mặt ý nghĩa đã có sự biến đổi: Hóc Môn (dòng
nước nhỏ), tiếng Khơme là Kompon Kakòh (cây gõ), cù lao Tròn, tiếng Khơme là
Koh Kbal Khla (cồn, đầu cọp), Cái Nhum (nhum: cây hay mọc ven bờ sông rạch
thuộc họ cọ lùn, thân có gai như cây chà là), tiếng Khơme có nghĩa là Srôk Kompon
101
Trà On (xứ, bến, ông Ôn)…Hay kênh Turc, kênh đào dưới thời viên tham biện
Turc, năm 1873 kênh nối liền sông Hàm Luông và sông Ba Lai thuộc huyện Châu
Thành, địa danh được đặt theo tên người, nhưng sau đó dân địa phương Việt hóa
đổi tên thành kênh Sơn Mã.
2.4. Tiểu kết
1. Những nguyên tắc chủ yếu mà chúng tôi đưa ra trong việc đặt tên cho đối
tượng, cụ thể là các phương thức định danh, chủ yếu là dựa vào tính phổ biến, tính
nổi trội của địa danh ở Bến Tre. Với phương thức tự tạo trong quá trình đặt địa
danh, các chủ thể đã phát huy được tính tự tôn dân tộc, giữ được bản sắc của dân
tộc, giữ lại những dấu ấn đặc sắc của địa phương mình. Còn ở phương thức chuyển
hóa cho thấy được khả năng sáng tạo trong việc tạo mới địa danh không những phổ
biến ở các địa danh thuần Việt mà cả địa danh vay mượn của các ngôn ngữ khác,
góp phần làm giàu cho địa danh Bến Tre nói riêng và địa danh Việt Nam nói chung.
2. Qua khảo sát về đặc điểm cấu tạo của địa danh ở Bến Tre, chúng tôi vài
nhận xét cơ bản sau đây:
- Địa danh gắn liền với tư duy của người bản địa, phản ánh cách nhìn, cách
nghĩ của con người. Như Nađêgiơlin cho rằng: “ Địa danh là ngôn ngữ của quả đất
là quyển sách ghi lại lịch sử loài người qua các tên gọi địa lý” [Địa chí Bình Đại, tr.
210].Thông thường sự cấu thành của địa danh tuân theo quy luật tư duy chung của
con người vùng đó. Hầu hết địa danh ở Bến Tre là địa danh thuần Việt, một số là
địa danh Hán Việt và địa danh gốc khác. Có hai kiều cấu tạo chính của địa danh:
kiểu có cấu tạo đơn và kiểu có cấu tạo phức. Ở địa danh có cấu tạo phức thì có các
quan hệ: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị. Và đây là kiểu cấu
tạo chiếm số lượng lớn của địa danh ở Bến Tre. Các thành tố trong quan hệ đẳng lập
có vai trò và chức năng như nhau, còn trong quan hệ chính phụ có một thành tố
đóng vai trò chính, còn thành tố còn lại giữ vai trò phụ. Trong quan hệ này có cả địa
danh thuần Việt và địa danh không thuần Việt, thành tố chính thông thường đứng
trước thành tố phụ, các thành tố kiểu có cấu tạo là động từ kết hợp với tính từ, danh
từ kết hợp với số từ, danh từ kết hợp với tính từ hoặc danh từ kết hợp với danh từ
102
hay danh ngữ…Ngoài ra ở địa danh hỗn hợp có kiểu cấu tạo ít nhất một yếu tố
thuần Việt kết hợp với một yếu tố không thuần Việt để tạo mới địa danh và điều này
góp phần làm cho địa danh Bến Tre thêm phong phú, hấp dẫn. Cuối cùng địa danh
có cấu tạo chủ vị ở Bến Tre chiếm số luợng ít.
- Về nhận định thành tố chung trong địa danh có nhiều ý kiến rất khác nhau.
Riêng ở Bến Tre, vấn đề nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Số luợng
thành tố chung trong địa danh ở Bến Tre chiếm không nhiều nhưng khái quát lên
được diện mạo của một vùng đất, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ của dân tộc ta với dân
tộc khác, quá trình di dân lưu trú, đặc biệt qua tìm hiểu vấn đề thành tố chung còn
giúp ta tìm hiểu về đặc điểm từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ âm của một vùng. Các thành
tố chung còn là cơ sở để nhận định cấu trúc của một địa danh. Ngoài ra, tính chuyển
hóa của thành tố chung vào địa danh góp phần tạo nên tính đa dạng cho địa danh ở
Bến Tre nói riêng và địa danh Việt Nam nói chung nhưng vẫn tạo được sắc thái
riêng cho mỗi vùng đất.
3. Về đặc điểm chuyển biến của địa danh ở Bến Tre không những giúp chúng
ta tìm ra căn nguyên của sự biến đổi mà nó còn góp phần giúp chúng ta biết nhận
định chính xác việc nói và viết đúng một địa danh. Hai nguyên nhân chính làm biến
đổi của địa danh ở đây là nguyên nhân xã hội và nguyên nhân ngôn ngữ. Trong đó
nguyên nhân xã hội là thước phim quay chậm ngược dòng lịch sử giúp chúng ta tìm
ra nguồn gốc của sự biến đổi. Hơn nữa sự biến đổi địa danh về mặt ngữ âm góp
phần cho chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về phương ngữ của một vùng, tâm tư và
tình cảm của người bản xứ, làm phong phú vốn từ vựng của ngôn ngữ địa phương,
phân định được vùng phương ngữ trong mối quan hệ với các vùng phương ngữ khác
trong đó không thể không kể đến nguyên nhân ngôn ngữ, vai trò của ngôn ngữ trong
quá trình nghiên cứu địa danh.
103
Chương 3: GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC, ĐẶC DIỂM
VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH
4.3 Phản ánh hiện thực
Như đã trình bày, địa danh ra đời gắn liền với khả năng tư duy của người bản
địa, phản ánh cách nhìn, cách nghĩ và tâm tư tình cảm của con người. Mặc dù địa
danh được cấu thành từ vốn từ chung nhưng không vì thế mà nó mang tính võ đoán
(hay tính không có lí do). Địa danh nằm trong hệ thống từ ngữ gọi tên riêng, biểu
hiện một chức năng ngữ nghĩa nào đó. Ý nghĩa của tên riêng trong địa danh không
nằm trong khuôn khổ giao tiếp mà chỉ có chức năng định danh, phân biệt đối tượng
này với đối tượng khác. Địa danh ra đời có tính lí do riêng của nó như địa danh
được đặt theo hình dạng, kích thước, tính chất đặc điểm, theo phương vị, nguồn gốc
dân cư, nơi có nhiều động, thực vật sinh sống ở đó, đặt theo tên người hay nghề
nghiệp…Chủ thể khi đặt tên địa danh đều dựa trên cơ sở nào đó, có khi dựa trên
trên cơ sở khách quan như dựa vào đặc điểm nổi bật về tự nhiên hay xã hội của đối
tượng để gọi, thông thường thể hiện ở địa danh thuần Việt, có khi việc định danh
đối tượng cũng theo cảm nhận chủ quan của người đặt, nhằm thể hiện ước nguyện
của con người, thể hiện bằng yếu tố Hán Việt chủ yếu xuất hiện ở địa danh hành
chính. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả các địa danh đều phản ánh hiện thực và
có ý nghĩa không võ đoán, có khi nó cũng được đặt tên một cách tùy tiện. Ở Nam
Bộ cũng như ở Bến Tre, một số địa danh tồn tại mà không rõ lí do, hoặc không tìm
được lí do hay tên gọi của nó không phải lúc nào cũng phản ánh đúng bản chất của
đối tượng. Ví dụ như: Khâu Băng (TP), Hóc Quả (BĐ), Ba Tri…Trong Gia Định
thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã nói: “Đại để là theo cách gọi của người địa
phương để đặt tên mà thôi. Không câu nệ hỏi từ đâu, đừng đắm đuối vào những
tiếng nghe cũ ở các sách đời xưa chép lại thì mới được” [tr.20].
Muốn giải mã chính xác một địa danh - giá trị phản ánh hiện thực của nó -
ngoài kiến thức về ngôn ngữ học đòi hỏi chúng ta phải có sự kết hợp cái nhìn toàn
cảnh về xã hội, lịch sử, địa lý, văn hóa… của vùng đất mà chúng ta nghiên cứu, có
như vậy chúng ta mới thể hiện được đầy đủ ý nghĩa, cái hiện thực mà địa danh phản
104
ánh. Tuy nhiên, muốn hiểu một cách rõ ràng, chính xác về nó là điều không đơn
giản như Nguyễn Kiên Trường đã nói: “Đặc điểm có tính chuẩn xác và được xác
định chắc chắn hơn, đủ tin cậy hơn về hiện thực khách quan, ví dụ việc xác định có
bao nhiêu loại hình đối tượng địa lý mà địa danh phản ánh (đồi, núi, sông,
suối…hoặc bao nhiêu tên cây cỏ, động vật… trên một địa bàn); còn đặc điểm về
hiện thực trong tâm lý văn hóa con người …thì việc giải mã là rất khó khăn, nhất là
đối với địa danh cổ” [1996, tr.91].
Muốn tìm ra giá trị phản ánh hiện thực của địa danh ở Bến Tre, nơi hội tụ của
nhiều vùng cộng cư khác nhau, tạo nên tính đa dạng của hiện thực được phản ánh
trong địa danh. Điều đó đòi hỏi người làm luận văn phải đứng trên phương diện lịch
đại, đồng đại để xem xét một cách có hệ thống, đáp ứng phần nào làm sáng rõ về
các mặt lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế, xã hội, ngôn ngữ…mà địa danh phản ánh.
3.3.1. Địa danh phản ánh về mặt địa lý tự nhiên
Bến Tre là một bộ phận cửa sông của vùng đồng bằng sông Cửu Long, được
bồi đắp bởi phù sa của con sông này, là một vùng đồng bằng châu thổ, thấp và bằng
phẳng. Do phù sa bồi đắp, nên Bến Tre có những dải đất nổi lên cao hơn chung
quanh từ 1 đến 1,5m tạo nên những giồng đất, giồng đất lớn dài trung bình từ 3km
đến 4km. Các giồng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người
dân như sinh sống, làm ăn, trồng hoa màu…cho nên những địa danh ra đời gắn liền
với các con giồng đã phản ánh được một vùng đất giàu phù sa này như: giồng Lớn,
giồng Châu Hưng, giồng Lộc Thuận ở Bình Đại, giồng Dâu, giồng Xã, giồng Nứa ở
chợ Lách, giồng Trường, giồng Bà Thủ, giồng Ông Tố ở Giồng Trôm hay giồng
Dầu, giồng Giữa, giồng Trôm ở Mỏ Cày…
Ngoài ra, vùng đất Bến Tre được tạo thành bởi ba dãy cù lao lớn, có hệ thống
sông ngòi chằng chịt, nào là sông, rạch, kênh, xẽo, khém, hóc…cho nên có rất nhiều
địa danh ra đời phản ánh rất rõ diện mạo của miền sông nước gồm tên sông, tên
rạch, tên kênh, tên xẽo…Mật độ nguồn nước ngọt chiếm phần lớn trong tỉnh, cùng
với sự xâm nhập của nước mặn từ biển Đông tràn vào tạo nên sự phong phú đa dạng
cho một quần thể động, thực vật xuất hiện ở Bến Tre. Qua địa danh, chúng ta có thể
105
biết được sự xuất hiện các loài động, thực vật đã từng xuất hiện ở đây nhưng vì một
lí do nào đó mà đã không còn nữa hay di chuyển nơi khác và qua địa danh còn phản
ánh được một quần thể sinh vật đang tồn tại đa dạng ở Bến Tre, góp phần làm điểm
đến cho các ngành du lịch sinh thái. Đối với các động, thực vật đã biến mất, thì qua
địa danh, chúng sẽ là nguồn tài liệu quý giá cho các ngành sinh vật học, cổ vật học
nghiên cứu. Ví dụ như khi nhắc đến Bến Tre, người ta thường nghe kể về chuyện
cọp, những giai thoại bắt cọp, diệt cọp, thuần hóa cọp. Bên cạnh những miếu thờ
cọp, những người bất hạnh bị cọp vồ, thì ở huyện nào trong tỉnh cũng có những địa
danh về cọp. Bàn về vấn đề này trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức
viết: “Xứ này có nhiều cá sấu và cọp dữ, nên dân cư đã thường quen, không sợ hãi,
dù trẻ con, đàn bà cầm dao cắt cỏ và đòn xóc cũng bắt được cọp” [tr 151]. Các địa
danh đó là: giồng Ông Hổ (BĐ), giồng Rọ (GT) (một loại bẫy cọp), bưng Hai Hổ
(BaT), cù lao Hổ (BaT)…, qua địa danh còn cho thấy được vết tích của những loài
thú dữ, cá sấu, rắn rết…của một thời như: rạch Cái Cấm (MC), bàu Sấu (GT), vàm
Cá Mập (GT), hang Cá Mú (TX), rạch Cái Sấu (MC), cồn Hươu (TP), cồn Dơi
(CT), giồng Trâu Cheo (BĐ) …và các loài thực vật phong phú được phản ánh qua
địa danh như: bưng Láng Sen (BaT), rạch Cái Cối (TX), cái Bông (BaT), ngã ba
Cây Trôm (BĐ)…
Qua địa danh, chúng ta còn hình dung được đặc điểm của địa hình, địa vật của
một vùng đất qua thời gian đã bị biến đổi hay mất đi chỉ còn lưu lại tên gọi trên bản
đồ, sách vở. Từ địa danh giúp chúng ta có thể khôi phục lại vị trí đơn vị hành chính
hay một địa bàn, khu vực nào đó đã mất đi vị trí ban đầu.
3.3.2. Địa danh phản ánh về mặt lịch sử
Theo nhà ngôn ngữ học người Pháp Rostaing (1965) thì địa danh trở thành
“vật hóa thạch” [tr.6], ghi lại những cái mốc quan trọng của lịch sử theo dòng thời
gian như quá trình di cư, làm ăn và sinh sống của một tộc người nào đó, hay qua địa
danh, chúng ta biết về tiến trình lịch sử của một địa bàn, những biến cố chính trị của
vùng đất, những sự kiện lịch sử của dân tộc. Địa danh còn phản ánh tên gọi của các
danh nhân văn hóa, là tấm bia sống động khắc họa tên tuổi của các anh hùng lịch sử
106
và được lưu danh ngàn đời, giáo dục các con cháu đời sau noi gương, học tập.
Ngoài ra, địa danh còn là nguồn tài liệu nghiên cứu sự di trú của các dân tộc cho các
nhà sử học khám phá.
3.1.2.1. Địa danh phản ánh tiến trình, các sự kiện lịch sử, chính trị
Quá trình lưu dân từ miền Bắc, miền Trung đến Bến Tre khai hoang và định cư
vào khoảng thế kỉ XVII- XVIII. Vùng ven biển Ba Tri, là nơi người dân đến lưu trú
sớm nhất và Thái Hữu Xưa, người đất Quảng Ngãi, đến đây đầu tiên khai hoang,
sinh sống. Đến năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759), thì mới có lệnh cho lập làng, chỗ
nào dân cư thưa thớt thì hợp thành trại và ông được cử làm cai trại đầu tiên ở đây.
Một số tên trại còn tồn tại đến ngày nay như: Ba Tri Cá trại, Cái Da trại (BaT)… và
Thái Hữu Xưa còn xin lập tên làng là Bình Đông.
Sau CMT8 1945, do tình hình chính trị của đất nước, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân
dân tỉnh Bến Tre quyết định thay đổi tên gọi. Tỉnh Bến Tre được đổi tên thành tỉnh
Đồ Chiểu (năm 1946, đến 1948 thì đổi lại là tỉnh Bến Tre), thành lập một huyện
mới có tên là Tán Kế, lị sở đặt tại Giồng Trôm - tên người anh hùng có công lớn
trong cuộc kháng chiến chống Pháp và đã hy sinh năm 1869, (tên thật là Lê Quang
Quan) - và để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, ở Bến Tre và ở các thành phố lớn
như thành phố Hồ Chí Minh tên các con đường đều gắn với các nhân vật lịch sử này
và các anh hùng khác trên đất Bến Tre.
Sau hiệp định Genève (1954), chính quyền Ngô Đình Diệm nhập cù lao An
Hóa, cù lao Minh và cù lao Bảo và thành lập tỉnh Kiến Hòa (từ thời Gia Long năm
1808 đã có tên gọi này) thay cho tỉnh Bến Tre, thành lập quận Trúc Giang thay cho
quận Châu Thành, lập thêm ba quận mới là Giồng Trôm, Bình Đại và Hàm Long.
Như vậy qua việc đổi tên, thành lập một số địa danh, chúng ta biết rõ được tình
hình chính trị, những sự kiện lịch sử của tỉnh nhà. Một số địa danh hành chính trong
tỉnh trước kia mặc dù hiện nay không còn giữ chức vụ của nó nữa nhưng khi gọi tên
các địa danh này người dân Bến Tre không có ai không biết như: Đồ Chiểu, Kiến
Hòa, Sóc Sãi, Hàm Long, Trúc Giang…và một số địa danh được chuyển hóa và còn
107
lưu giữ đến ngày nay như hồ Trúc Giang (TX), sông Sóc Sãi (hay Tiên Thủy)
(CT)…
3.1.2.2. Địa danh còn lưu giữ kết quả của quá trình di cư và lưu trú của
một cộng đồng dân cư, một tộc người nào đó
Như đã trình bày ở chương 1, trước khi người miền Bắc, miền Trung vào khai
hoang mở đất thì trên đất Bến Tre đã có người Khơme lưu trú, cùng với làn sóng di
dân người Trung Hoa và một số ít các dân tộc thiểu số khác. Họ làm ăn sinh sống và
lần lượt các địa danh xuất hiện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ hay họ muốn
thông qua tên gọi để lưu giữ lại những nét văn hóa của cộng đồng. Ở Bến Tre, nhan
nhản các địa danh này xuất hiện bên cạnh các địa danh thuần Việt như: vàm Láng
Chái (TP), bưng Cốc (BaT), chợ Thom (MC), rạch Cổ Rạng (TP), giồng Nầng
(BaT), cầu Trùng Sình (GT), cầu Sùng Tân (MC), chợ Bang Tra (MC)...Trong đó,
địa danh Bang Tra ra đời trong thời kì người Hoa đến lưu trú ở vùng đất thuộc
huyện Mỏ Cày bây giờ. Lúc đó vùng này dân cư còn thưa thớt, chưa lập xóm, lập
chợ, cư dân người Hoa đến đây làm ăn, sinh sống, trao đổi mua bán hàng hóa từ
vùng này sang vùng khác. Nhận thấy nơi đây là một vùng đất trù phú, “đất lành
chim đậu”, một trong những người Hoa đó là ông Huỳnh Trà đã bỏ tiền ra lập chợ
và thành lập bang hội như: bang muối, bang gạo, bang vải… Mỗi một bang thì có
bang trưởng quản lí, dàn xếp và mở rộng làm ăn, buôn bán. Để tưởng nhớ người có
công, nhân dân trong vùng đã lấy tên và chức vụ của ông để đặt tên cho vùng đất
này là Bang Trà. Đến thời thuộc Pháp, do ảnh hưởng cách đọc của người Pháp,
ngôn ngữ không có thanh điệu, dần dần người dân gọi là Bang Tra. Địa danh Bang
Tra hiện nay thuộc xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày.
3.1.2.3. Địa danh mang tên các danh nhân
Chiếm số lượng không nhỏ, đó là những người có công với đất nước, các bậc
hiền tài hay các anh hùng liệt sĩ. Địa danh giúp chúng ta càng tự hào và thêm yêu
vùng đất nơi mình sinh sống, về các nhân vật lịch sử địa phương như: Võ Trường
Toản, Phan Thanh Giản, Nguyễn Ngọc Thăng, Tán Kế, Nguyễn Đình Chiểu, Phan
108
Văn Trị, Trương Vĩnh Ký, Sương Nguyệt Anh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Thị
Định, Hoàng Lam, Trần Văn Ơn, Lê Anh Xuân…
3.1.2.4. Địa danh mang thành tố ông, bà, cả, cai, thầy, chủ, hội đồng,
tổng…
Địa danh phản ánh được ý nghĩa tích cực về sự đóng góp của họ cho nhân dân
trong vùng trong quá trình khai hoang, lập ấp, xây đựng đường xá, cầu cống…. Đó
là các địa danh: cầu Ông Bồng (MC), giồng Ông Tố (GT), đập Ông Chói (CT),kênh
Ông Tổng (MC), cầu Bà Mụ (TX), giồng Bà Thủ (GT), chợ Bà Khoai (BĐ), chợ Bà
Hiền (BaT), rạch Bà Cả (BĐ), đìa Bà Thầy (MC), đập Hội Đồng Mẹo, rạch Tổng
Can (TP), kênh Đốc Phủ Xũng (BĐ), lộ Chủ Tính (BĐ), lộ Thầy Cai (BaT), cầu
Thầy Hội (BaT)….Qua đó còn cho chúng ta biết rõ về chức danh, vị trí của họ trong
xã hội.
3.1.2.5. Địa danh phản ánh những chiến công oai hùng trong lịch sử
Các địa danh đó là: vùng Ba Châu (GT), gò Trụi (BaT), vùng Tân Xuân (BaT),
đồn Vàm Nước Trong (MC), vàm Băng Cung (TP), giồng Gạch (BaT)...Trong đó
địa danh vàm Nước Trong tái hiện được một trận đánh kiên cường, oanh liệt của
người dân xã Định Thủy thuộc huyện Mỏ Cày trong công cuộc Đồng khởi 17-1-
1960. Bằng bạo lực chính trị, nhân dân xã Định Thủy đã hạ được đồn Vàm Nước
Trong của địch ngay từ đầu của cuộc khởi nghĩa giành quyền làm chủ ở nông thôn.
Địa danh còn cho chúng ta thấy được các di chỉ, các công trình xây dựng ra đời
trong công cuộc chống ngoại xâm, cho dù theo thời gian chúng còn tồn tại hay
không tồn tại thì đó cũng là những chứng tích có giá trị cho các nhà khảo cổ học,
lịch sử học nghiên cứu. Đó là các địa danh: ngã ba Tháp (TX), Kênh Giải Phóng
(BaT), kênh Phụ Nữ (TP), thủ Ba Lai (BĐ), vàm Đồn (MC)…
Có thể nói địa danh như là một nhân chứng sống tái hiện lịch sử của một vùng
đất ở mỗi thời kì.
109
3.3.3. Địa danh phản ánh về mặt kinh tế xã hội
Địa danh, phần nào lột tả được bộ mặt kinh tế của đời sống người dân Bến Tre
qua nhiều giai đoạn khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau, cho ta thấy được sự cần
cù, thông minh của con người trong mọi hoàn cảnh sống.
3.1.3.1. Địa danh phản ánh về nghề nghiệp và sản phẩm
Chiếm nhiều trong địa danh ở Bến Tre là địa danh chỉ địa hình thiên nhiên và
địa danh chỉ vùng. Đó là các địa danh: giồng Gạch (BaT), rạch Cái Cối (TX), ngã
ba Bến Rớ (BaT), rạch Vải (CL), xóm Lò Vôi (MC), xóm Hàng Cồng (BĐ), đường
Lò Rèn (BĐ)…
Ở địa danh ngã ba Bến Rớ, chúng ta bắt gặp một từ thuộc về nghề của người
làm nghề chài lưới: rớ (dụng cụ đánh bắt cá, ở Nam Bộ còn nhiều từ chỉ dụng cụ
đánh bắt cá như: lưới, nò, đục…). Ngã ba này là nơi gặp nhau của rạch Bần Quỳ và
sông Ba Tri Cá Trại ở huyện Ba Tri, nơi đây người dân dựng một số giàn rớ để bắt
cá tôm. Địa danh này đã đi vào ca dao:
Bao phen quạ nói với diều
Ngã ba Bến Rớ có nhiều cá tôm.
Hay loại địa danh phản ánh sản phẩm làm ra từ nghề nghiệp của con người
như địa danh giồng Gạch thuộc làng An Lái tổng Bảo An, nay thuộc xã An Hiệp
huyện Ba Tri. Năm 1823, tổng Bảo An được thăng thành huyện , người dân mở một
cái lò gạch nơi chân giồng để lấy đất nung gạch xây huyện đường. Địa danh này
không những cho biết nghề nghiệp và phản ánh sản phẩm làm ra của người dân Ba
Tri trong buổi đầu xây dựng mà nó còn đi vào thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
trong bài điếu về người anh hùng dân tộc Phan Tòng:
110
Lòng son xin có hai vầng tạc
Giồng Gạch thà không một tấm thân.
3.1.3.2. Địa danh phản ánh ngành nghề trong lĩnh vực hoạt động kinh tế
Các lĩnh vực thường gặp như: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp xuất hiện từ xưa đến nay trong sinh hoạt của người dân Bến
Tre, đó là các địa danh: Ba Tri Cá Trại (BaT), Ba Tri Cá (GT), Ba Tri Rơm (GT),
xẽo Nò (TP), rạch Chòi Câu (BĐ), xóm Bánh Tráng (MC), ngã năm Chuồng Chó
(CT), rạch Lò (CT), cầu Cống Đá (BĐ), rạch Thợ Cối (TP), cầu Làng Nghề (CL),
rạch Thủy Sản (TP), chợ Tiệm Tơm (BaT), chợ Bến Vựa (BaT)…
Qua các tiền từ của địa danh, chúng ta còn biết được các làng nghề nổi tiếng ở
Bến Tre hay các địa điểm trao đổi, mua bán thủy hải sản như: làng nghề hoa kiểng
Cái Mơn (CL), làng nghề thủ công mỹ nghệ Châu Thành (CT), làng nghề rượu Phú
Lễ (BaT), làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc (GT), cảng cá Bình
Thắng (BĐ), cảng cá Giao Long (CT)…
3.3.4. Địa danh phản ánh về mặt văn hóa
Văn hóa phản ánh trong địa danh thể hiện được khả năng tư duy của người bản
ngữ, các hình thức biểu hiện văn hóa của một cộng đồng. Qua định danh, qua cách
đặt tên cho mỗi sự vật, hiện tượng thường phụ thuộc vào “đặc trưng văn hóa dân tộc
của tư duy” được thể hiện rõ ở thiên hướng “ưa thích”, hay một sự nổi trội về đối
tượng theo một kiểu tư duy nào đó, cách nghĩ, cách nói ở một dân tộc nhất định.
Mỗi sự vật, hiện tượng được biểu hiện bằng nhiều thuộc tính khác nhau, khi định
danh cho đối tượng người ta thường dựa vào thuộc tính nổi trội của sự vật hiện
tượng đó. Cùng một sự vật hiện tượng, nhưng ở mỗi dân tộc có cách gọi tên khác
nhau và cảm nhận về chúng cũng khác nhau, thậm chí cách gọi tên cho đối tượng có
khác nhau ở những người sống cùng một nước, trong một phạm vi ngôn ngữ. Đó là
do đặc trưng văn hóa dân tộc quy định. Đại đa số cư dân Nam Bộ và tỉnh Bến Tre
có nguồn gốc từ miền Thuận- Quảng. Trên con đường di dân, những lưu dân Việt
đã tiếp thu những tập tục tín ngưỡng của các cư dân bản địa khác. Văn hóa Bến Tre
111
là sự tổng hợp của nhiều nền văn hóa của các tộc người khác. Và điều này cũng đã
tạo nên sự đa dạng về văn hóa được phản ánh trong địa danh.
Nét văn hóa được thể hiện trong địa danh ở Bến Tre cũng không nằm ngoài
những vấn đề nêu trên. Khả năng tư duy của người bản n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH017.pdf