Luận văn Nghiên cứu điều chỉnh tần số và thể tích khí lưu thông trong gây mê nội khí quản có dùng ống carlen

Nối 2 nòng ống NKQ với đoạn chữY đểthông khí. Kiểm tra vịtrí của

ống NKQ. Rì rào phếnang tại hai phổi phải đều nhau. Lần lượt kẹp hai nhánh

bên của chữY đểkiểm soát thông khí từng phổi. Khi kẹp một nhánh của chữ

Y, rì rào phếnang của phổi cùng bên phải mất trong khi vẫn nghe được rõ ở

phổi đối diện. Chú ý nghe vùng hõm hạ đòn kiểm soát thông khí ởthùy trên

phổi phải.

Kiểm tra vịtrí của ống NKQ bằng cách trên đây phải được thực hiện sau

mỗi lần thay đổi tưthếbệnh nhân.

pdf88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu điều chỉnh tần số và thể tích khí lưu thông trong gây mê nội khí quản có dùng ống carlen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, vì nó có thể dẫn tới tràn khí màng phổi hoặc tràn khí dưới áp lực. Khống chế áp lực đường thở dưới 35 cmH20 có thể chấp nhận ưu thán cho phép để ngăn chặn chấn thương phổi do áp lực khi thông khí một phổi[8],[41]. 1.4.3. Thiếu oxy trong giai đoạn thông khí một phổi và hướng xử trí * Các nguyên nhân chính gây thiếu oxy trong thông khí một phổi Thiếu oxy là vấn đề thường gặp khi thông khí một phổi. Lượng máu qua phổi không được thông khí (shunt phổi) là yếu tố quan trọng nhất quyết định nồng độ oxy máu động mạch trong suốt quá trình thông khí một phổi. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng shunt là co mạch phổi do thiếu oxy, áp lực thông khí và thể tích khí lưu thông khi thông khí một phổi [14],[15]. Các nguyên nhân thường gặp là: - Thiếu oxy nguồn. - Thông khí tại phổi không đủ. - Ống NKQ Carlen không đúng vị trí. - Tăng shunt phổi ngay sau khi bắt đầu thông khí một phổi. - Các nguyên nhân làm giảm áp lực oxy trong máu như tụt huyết áp, giảm lưu lượng tim, mất máu, tăng nhu cầu oxy (rét run, tỉnh). - Co thắt phế quản: thường gặp khi gây mê chưa đủ độ sâu. * Các biện pháp khắc phục thiếu oxy trong giai đoạn thông khí một phổi PaO2 sẽ giảm nhanh trong 15 phút đầu khi chuyển từ chế độ thông khí hai phổi sang chế độ thông khí một phổi [14]. Lúc này thông khí một cách thông thường với oxy 100% có thể không hiệu quả nếu mức độ shunt phổi quá lớn.[14],[33],[47]. Để khắc phục tình trạng này, có thể áp dụng các kỹ thuật trực tiếp làm giảm dòng máu đến phổi không được thông khí (làm giảm shunt), làm giảm thiểu tối đa sự xẹp phổi ở bên phổi được thông khí hoặc cung cấp thêm oxy cho phổi phẫu thuật[47]. • Kiểm tra lại vị trí ống NKQ Carlen và thay đổi nếu cần thiết. Ống cần phải được hút sạch dịch tiết và đảm bảo chắc chắn là thông suốt [47]. • Thông khí một phổi với PEEP từ 5 - 10 cmH2O. PEEP làm tăng thể tích cặn chức năng, cải thiện VA/Qc ở phổi dưới, tuy nhiên cũng làm thay đổi phân phối máu ở phổi phía trên (phổi không được thông khí) vì thế có thể gây tăng shunt ở phổi này. Hiệu quả của PEEP đối với PaO2 không ổn định, có thể theo chiều hướng tích cực hoặc ngược lại, vì vậy sử dụng PEEP chỉ nên đặt ra nếu xét nghiệm khí máu được theo dõi thường xuyên [14],[47]. • CPAP (Continous positive airway pressure- Áp lực dương liên tục trong đường thở) có thể được áp dụng đối với phổi không được thông khí với một áp lực từ 2 - 5 cmH2O. Tình trạng phồng phổi nhẹ do kỹ thuật này cũng được phẫu thuật viên chấp nhận (Benumof J.L- 1985, Capan L. J, Millers- 1987). Đây là kỹ thuật có thể sử dụng phối hợp với thở PEEP đối với phổi ở phía dưới [14],[47]. • Bơm oxy 100% có thể áp dụng đối với phổi không được thông khí, sau đó kẹp lại ống thông khí của phổi đó. Bằng cách này một bộ phần phổi xẹp được huy động. Lặp lại như vậy sau mỗi 10 – 20 phút nếu cần thiết [47]. • Trong trường hợp giảm oxy máu kéo dài mà không thể khắc phục được bằng các biện pháp trên hoặc sự giảm oxy đột ngột phẫu thuật viên có thể làm giảm tối đa shunt bằng cách đè hoặc kẹp động mạch phổi của phổi phẫu thuật hoặc của bất kỳ một thuỳ phổi nào của phổi phẫu thuật tạm thời trong mổ. Phổi phẫu thuật cần phải được thông khí lại với oxy 100% sau đó có thể được làm xẹp trở lại. Thông khí hai phổi ngắt quãng có thể duy trì nồng độ oxy thích hợp cho đến khi kết thúc phẫu thuật [14],[47]. • Gây mê cân bằng toàn thân để đạt và duy trì được độ mê sâu nhất định trong khi tiến hành các kỹ thuật để cải thiện tình trạng oxy và thông khí [47]. 1.5. XÉT NGHIỆM KHÍ MÁU Xét nghiệm khí máu được thực hiện cách đây khoảng 50 năm. Sau khi Clark, Stow và cộng sự phát minh ra điện cực đo PO2, sau đó là PCO2 và pH [6],[9],[37]. Đo các thành phần khí trong máu là đo áp suất riêng phần của O2, CO2 và đo pH bằng những điện cực đặc hiệu. Trên cơ sở 3 thông số này máy cho ra các thông số khác dùng để đánh giá tình trạng toan - kiềm, chức năng trao đổi khí của phổi, chức năng của hồng cầu [6],[37]. Từ đó tới nay, nhiều thế hệ máy đã ra đời nhưng vẫn dựa trên những nguyên tắc chính sau đây: - Đo các thông số trực tiếp: pH, PO2, PCO2 dựa theo nguyên lý điện cực chọn lọc (ISE- Ion Selectives Electrodes). Các điện cực này cảm nhận chọn lọc các nguyên tố có trong huyết tương và do đó kết quả là giá trị của các thông số trong huyết tương. - Đo các thông số gián tiếp bằng tính toán: * Đậm độ bicarbonat ( Bicarbonat concentration - cHCO3-) Là lượng bicarbonat có trong huyết tương của máu toàn phần. Bicarbonat là thành phần chuyển hoá của thăng bằng toan kiềm, là thành phần của hệ thống đệm quan trọng và là chỉ số để đánh giá rối loạn chuyển hoá toan kiềm. Đậm độ bicarbonat được tính từ các chỉ số đo được của pH và PCO2 trong máu toàn phần theo phương trình Henderson- Hasselbalch[6],[9],[37]. Giá trị bình thường: 22 – 26 mmol/l. * Kiềm dư ( Base Exess-BE ): Là hiệu số giữa base đệm của bệnh nhân và base đệm bình thường. Giá trị bình thường: 0 ± 2 * Độ bão hoà oxy hemoglobin (oxygen saturation - SaO2): Là tỷ lệ phần trăm hemoglobin có gắn O2 trong máu động mạch với lượng hemoglobin có khả năng gắn O2 [6,37] SaO2= 2 2 O Hb O Hb + HHb x 100%. Bình thường: 95- 100%. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các bệnh nhân u phổi có chỉ định gây mê đặt ống NKQ Carlen cho phẫu thuật cắt phổi tại khoa Gây mê - Hồi sức, bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 04/2007 đến tháng 06/2008. Số lượng gồm 62 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm nghiên cứu ngẫu nhiên, mỗi nhóm 31 bệnh nhân - Nhóm I: Điều chỉnh tăng tần số hô hấp (f) và giữ nguyên thể tích khí lưu thông (Vt) khi thông khí một phổi. - Nhóm II: Điều chỉnh tăng tần số hô hấp (f) và giảm thể tích khí lưu thông (Vt) khi thông khí một phổi. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: - Tuổi từ 18 – 70. - ASA I,II theo phân loại của Hiệp hội Gây mê Hoa kỳ (American Society of Anesthesiologists). - Mallampati 1,2. - Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt phổi cần phân lập phổi, thời gian thông khí một phổi kéo dài ≥ 60 phút. - Các bệnh nhân đều được kiểm tra công năng phổi trước khi phẫu thuật: các chỉ số thông khí trong giới hạn bình thường. - Các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: - Các phẫu thuật có thời gian thông khí một phổi < 60 phút. - Các bệnh nhân có bệnh lý hô hấp cấp tính hay mạn tính gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp như viêm phế quản mạn, hen phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng, tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… - Các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch như tim bẩm sinh, bệnh van tim. Các bệnh mạch vành có biểu hiện thiếu máu cơ tim trên lâm sàng và điện tâm đồ. Các bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh tim như block nhĩ thất, yếu nút xoang, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất… - Bệnh nhân tăng huyết áp (huyết áp tối đa > 180mmHg) chưa được điều trị nội khoa cơ bản. - Các bệnh nhân có bệnh về gan thận đã ảnh hưởng tới chức năng gây suy gan hoặc suy thận. - Các phẫu thuật có biến chứng chảy máu nặng phải truyền trên 500ml máu. - Các phẫu thuật có tụt huyết áp trung bình > 30% trong thời gian dài, hoặc huyết áp không nâng lên ổn định được theo yêu cầu, ảnh hưởng tới tỷ lệ thông khí - tưới máu phổi. - Có biến chứng nặng sau mổ phải chuyển hồi sức tích cực. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, mô tả, so sánh và tự đối chứng. 2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá 2.2.2.1. Các chỉ số về đặc điểm chung của bệnh nhân và phẫu thuật - Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng. - Loại hình phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, thời gian thông khí một phổi. - Các bất thường trước và trong thông khí một phổi: rối loạn nhịp tim, co thắt phế quản, tràn khí… 2.2.2.2. Các chỉ số theo dõi * Các chỉ số về huyết động: Mạch, huyết áp động mạch trung bình tại các thời điểm: - T0: Trước thông khí một phổi. - T15: Sau thông khí một phổi 15 phút. - T40: Sau thông khí một phổi 40 phút. - T60: Sau thông khí một phổi 60 phút. - Tmx: Trước khi kết thúc thông khí một phổi. * Các chỉ số về hô hấp: Áp lực CO2 trong khí thở ra (PetCO2), áp lực đỉnh đường thở (Peak), tần số hô hấp (f), thể tích khí lưu thông (Vt), thể tích thông khí phút (MV) tại 5 thời điểm T0, T15, T40, T60, Tmx. * SpO2 tại 5 thời điểm kể trên. * Các thông số khí máu động mạch: pH, PaCO2, PaO2, HCO3-, BE được ghi nhận tại 3 thời điểm T0, T15, T60. 2.2.3. Một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu * Phân tích khí máu: B¶ng 2.1. Tiªu chuÈn ph©n lo¹i rèi lo¹n c©n b»ng axit-baz¬ (Nguồn: theo Paul G. Barash (1991), [62]) pH PaCO2 (mmHg) Bicarbonates (mmol/L) Bình thường (BT) 7,35 - 7,45 35 - 45 22 – 26 Cấp ↓↓ ↑↑ ↑∗ Toan hô hấp Mạn ↓ hoặc BT ↑↑ ↑↑∗∗ Cấp ↑↑ ↓↓ ↓ Kiềm hô hấp Mạn ↑ hoặc BT ↓↓ ↓↓ Cấp ↓ ↓ ↓↓ Toan chuyển hoá Mạn ↓↓ ↓↓ ↓↓ Cấp ↑↑ ↑↑ ↑↑ Kiềm chuyển hóa Mạn ↑↑ ↑↑ ↑↑ ∗ Nhiễm toan cấp bicarbonat tăng nhẹ. PaCO2 tăng cấp lên 10 mmHg thì bicarbonat tăng 1 mmol/l. PaCO2 giảm cấp 10 mmHg tương ứng bicarbonat giảm 2 mmol/l. ∗∗ Nhiễm toan mạn (> 24giờ) bicarbonat tăng mạnh. PaCO2 tăng 10 mmHg tương ứng bicarbonat tăng 3 mmol/l. PaCO2 giảm 10 mmHg tương ứng bicarbonat giảm 5 mmol/l. * Đánh giá mức độ nhiễm toan và kiềm hô hấp: Hình 2.1: Biểu đồ pH, HCO3-và PCO2 của Davenport (Nguồn: theo Vivien B. (1995), [96]) §iÓm A: C©n b»ng acid - base huyÕt t−¬ng trong giíi h¹n b×nh th−êng. §iÓm B: t×nh tr¹ng kiÒm h« hÊp mÊt bï. §iÓm C: t×nh tr¹ng toan h« hÊp mÊt bï. 2.2.4. Phương pháp tiến hành 2.2.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ - Khám bệnh nhân một ngày trước mổ, phát hiện những bất thường liên quan đến tiền sử bệnh thông qua hỏi bệnh và thăm khám, loại trừ những bệnh nhân nào không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. - Giải thích cho bệnh nhân yên tâm về ca mổ, phương pháp gây mê và phương pháp phẫu thuật. - Đánh giá thể trạng chung của bệnh nhân và phân loại theo ASA. - Đánh giá mức độ đặt ống NKQ khó theo Mallampati. - Đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra và bổ sung các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. - Cho bệnh nhân dùng thuốc an thần vào 21h tối trước mổ. 2.2.2.2. Chuẩn bị phương tiện gây mê hồi sức - Máy gây mê vòng kín Primus-Drager (Đức). Hình 2.1.: Máy gây mê Primus – Drager - Monitor trên máy gây mê cung cấp đầy đủ và chính xác các thông số về hô hấp bao gồm: áp lực đỉnh đường thở (Peak paw), áp lực trung bình đường thở (Plateau paw), nồng độ % các thành phần khí hít vào, thở ra; áp lực CO2 cuối thì thở ra (PetCO2) - Monitor Philips - V24CT có chức năng theo dõi điện tim, mạch, các chỉ số huyết áp, độ bão hòa máu mao mạch SpO2, nhiệt độ (T0). Hình 2.2.: Máy theo dõi Philips V24CT - Máy phân tích thành phần khí máu GEM Premier 3000 (Mỹ). Hình 2.3: Máy phân tích khí máu GEM Premier 3000 - Các phương tiện gây mê hồi sức: + Ambu, mask. + Đèn soi thanh quản. + Ống NKQ Carlen có các cỡ số khác nhau phù hợp yêu cầu về vị trí và kích thước của khí quản. Có 4 cỡ số từ 35 - 41, số 35 - 37 thường dùng cho nữ, 39 - 41 dùng cho nam. Sau khi chọn cỡ ống, tiến hành kiểm tra độ kín và căng của cuff, bôi trơn phần đầu ống. Luồn mandrin vào phía bên nòng ống dài (là nhánh phế quản). Hình 2.4: Các phương tiện gây mê hồi sức sử dụng trong nghiên cứu - Các phương tiện cần thiết khác: kim luồn tĩnh mạch, máy hút, dây hút, sonde dạ dày, săng vô khuẩn, găng,… - Thuốc gây mê: + Hypnovel ống 5mg. + Atropin sulphat ống 1/4mg. + Thiopental lọ 1g. + Fentanyl ống 0,5mg. + Tracrium ống 25mg. + Servofluran. - Các loại dịch truyền. - Các thuốc hồi sức khác. - Heparin 1lọ. 2.2.2.3. Kỹ thuật tiến hành * Bước 1: - Bệnh nhân được đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi bằng kim luồn cỡ 18-20G. Duy trì đường truyền bằng dung dịch Ringer Lactat 8 - 10 ml/kg/giờ. - Lắp đặt monitor theo dõi các thông số: điện tim(ECG), tần số tim, huyết áp động mạch tối đa, tối thiểu và huyết áp động mạch trung bình (HAĐMTB), độ bão hoà oxy máu (SpO2), nhiệt độ (T0), áp lực CO2 cuối thì thở ra (PetCO2). - Thở oxy 2-3 lit/phút. - Tiền mê: Hypnovel 0,1mg/kg Atropin sulphat 10mcg/kg - Khởi mê: Fentanyl 3mcg/kg Thiopental 2% 5mg/kg Tracrium 0,5mg/kg Tiến hành thông khí qua mask với O2 100% khi bệnh nhân đã mê và ngừng thở. Đặt ống nội khí quản Carlen sau khi tiêm giãn cơ 5 phút và mềm cơ hoàn toàn. Tay trái đưa đèn soi thanh quản vào miệng bệnh nhân, tìm tiểu thiệt, ấn mũi đèn vào gốc cho nắp thanh môn bật lên. Tay phải cầm ống NKQ Carlen, hướng chiều cong của ống lên trên, cựa gà hướng về phía sau và đưa đầu ống về trước lỗ thanh môn. Luồn ống NKQ qua lỗ thanh môn. Khi đầu ống NKQ cùng cựa gà đi qua hai dây thanh âm, xoay ống 900 cùng chiều kim đồng hồ so với vị trí ban đầu, rút bớt mandrin rồi từ từ khẽ xoay tiếp ống 1800 và đẩy nhẹ ống cho đến khi thấy vướng, lúc này cựa gà đã tì được vào ngã ba khí- phế quản. Bơm hai cuff: 5ml cho cuff khí quản, 2ml cho cuff phế quản, tránh làm vỡ hoặc phù nề thanh khí quản. Hình 2.5: Bệnh nhân Nguyễn Văn K. Số BA:2810, được gây mê NKQ có dùng ống Carlen để phẫu thuật cắt phổi ngày 23/04/2008. Nối 2 nòng ống NKQ với đoạn chữ Y để thông khí. Kiểm tra vị trí của ống NKQ. Rì rào phế nang tại hai phổi phải đều nhau. Lần lượt kẹp hai nhánh bên của chữ Y để kiểm soát thông khí từng phổi. Khi kẹp một nhánh của chữ Y, rì rào phế nang của phổi cùng bên phải mất trong khi vẫn nghe được rõ ở phổi đối diện. Chú ý nghe vùng hõm hạ đòn kiểm soát thông khí ở thùy trên phổi phải. Kiểm tra vị trí của ống NKQ bằng cách trên đây phải được thực hiện sau mỗi lần thay đổi tư thế bệnh nhân. Cố định chắc ống NKQ sau khi đã đánh dấu độ sâu của ống. Luôn giữ đầu bệnh nhân ở tư thế trung gian, tránh gập hoặc ngửa cổ vì sẽ gây di lệch đáng kể vị trí của ống NKQ. - Lắp máy thở Primus, thông khí điều khiển thể tích (VC) Đặt các thông số máy thở: Vt = 8ml/kg f = 12lần/phút FiO2 = 45% I/E = 1/2 PEEP = 0 Điều chỉnh các thông số máy thở bằng cách tăng hoặc giảm tần số hay thể tích khí lưu thông dựa vào kết quả khí máu (T0) để duy trì đẳng thán, sao cho PetCO2 giữ ở mức 30 - 33mmHg trước khi thông khí một phổi. - Duy trì mê: Servofluran điều chỉnh liều dựa theo nồng độ MAC từ 0,8- 1,3 và dựa theo mạch, huyết áp của BN. Fentanyl: 0,15 - 0,2 mcg/kg (ngắt quãng 30 phút/lần). Tracrium: 0,3mg/kg (ngắt quãng 30 – 45 phút/lần). Đặt sonde dạ dày,sonde tiểu. Tiến hành các thủ thuật sau khi gây mê đạt ngưỡng phẫu thuật. * Kỹ thuật lấy máu động mạch làm xét nghiệm khí máu: + Bệnh nhân ở tư thế nằm, tay vuông góc với thân, bàn tay ngửa để nổi rõ động mạch quay (để một cuộn băng dưới cổ tay) + Sát trùng rộng vùng định lấy máu. Thường lấy máu ở động mạch quay, trên nếp gấp cổ tay từ 1 - 2cm, nơi nào sờ rõ động mạch quay nhất. + Trải săng có lỗ. + Thầy thuốc phải đảm bảo vô trùng. + Cách lấy máu: Lấy ngón trỏ và ngón giữa tay trái đè nhẹ lên động mạch quay. Tay phải cầm kim chọc nghiêng góc 450 so với mặt phẳng nằm ngang, hướng mũi kim lên trên. Điểm chọc kim giữa hai ngón ngay trên động mạch chỗ nẩy rõ nhất. Khi vào đến động mạch, máu đẩy nhẹ pitton của bơm tiêm lên, lấy khoảng 0,3 ml; rút kim, dùng pince bẻ gập ngay kim tiêm không để khí vào, đậy nắp. Người phụ ấn bông khô vô trùng vào vết chọc giữ 2-5 phút để tránh chảy máu và tụ máu. Máu lấy xong phải đạt các tiêu chuẩn: không đông, không đứt đoạn, không có bóng khí, màu máu đỏ tươi và được xét nghiệm ngay sau khi lấy trong vòng 15 phút. Xét nghiệm được làm trên máy phân tích thành phần khí máu GEM Premier 3000 (USA) tại khoa Sinh hóa- Bệnh viện TWQĐ 108. *Bước 2: Điều chỉnh thông khí khi thông khí một phổi Điều chỉnh máy thở theo từng nhóm nghiên cứu: + Nhóm 1: Nhóm điều chỉnh tăng tần số hô hấp (f) và giữ nguyên thể tích khí lưu thông (Vt) khi thông khí một phổi. Khi thông khí một phổi, nếu PetCO2 tăng cao trên mức bình thường (PetCO2 ≥ 35mmHg) tiến hành tăng thể tích thông khí phút bằng cách:tăng dần tần số hô hấp từng phút một, mỗi lần một nhịp và giữ nguyên thể tích khí lưu thông (Vt). Sau mỗi phút nếu thấy PetCO2 vẫn tăng tiến hành tăng thêm một nhịp nữa, cứ thế lần lượt từng nhịp một dựa trên giá trị PetCO2 và kết quả khí máu. Dừng tăng thông khí khi thấy giá trị PetCO2 chững lại hoặc PaCO2 ≤ 45 mmHg. Tần số (f) tối đa không vượt quá 25 lần/phút vì trên ngưỡng này khoảng chết huy động rất lớn nên ít có giá trị đào thải CO2. Để tránh tổn thương phổi nên giới hạn tối đa áp lực đỉnh đường thở (PEAK) ≤ 35 cmH2O. + Nhóm 2: Nhóm điều chỉnh tăng tần số hô hấp (f) và giảm thể tích khí lưu thông (Vt) khi thông khí một phổi. Khi thông khí một phổi, nếu PetCO2 tăng cao hơn mức bình thường (PetCO2 ≥ 35mmHg) tiến hành tăng thể tích thông khí phút bằng cách: tăng dần tần số hô hấp từng phút một, mỗi lần một nhịp và xen kẽ giảm dần thể tích khí lưu thông (Vt), mỗi lần 1ml/kg (tối thiểu 5ml/kg). Sau khi tăng f lên một nhịp nếu PetCO2 hoặc PaCO2 vẫn cao tiến hành tăng thêm một nhịp nữa, cứ thế lần lượt từng nhịp một dựa trên giá trị PetCO2 và kết quả khí máu. Dừng tăng f khi thấy giá trị PetCO2 chững lại hoặc PaCO2≤ 45 mmHg. Cũng như nhóm trên f không vượt quá 25 lần/phút và giới hạn áp lực đỉnh đường thở (PEAK) ≤ 35 cmH2O. 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU - Quản lý cơ sở dữ liệu bằng phần mềm Access 2003. - Xử lý, phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 8.2. - Các số liệu thống kê được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn ( X ± SD), tỷ lệ phần trăm (%). - So sánh các giá trị trung bình bằng T- test. - So sánh các giá trị % bằng test Pearson chi-squared. Ngưỡng có ý nghĩa thống kê được chọn với độ tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, cân nặng, chiều cao của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.1. Tuổi bệnh nhân nghiên cứu Tuổi Nhóm X ± SD Min – Max Nhóm I (n= 31) 48,61 ± 14,98 18 – 70 Nhóm II (n= 31) 51,42 ± 10,91 28 – 70 Tổng (n= 62) 50,02 ± 13,07 18 – 70 Nhận xét: Sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.2. Giới bệnh nhân nghiên cứu Giới Nhóm Nam (%) Nữ (%) 7 (22,58) Nhóm I (n=31) 24 (77,42) 9 (29,03) Nhóm II (n=31) 22 (70,97) 16 (25,81) Tổng (n= 62) 46 (74,19) Nhận xét: Sự khác biệt về tỷ lệ nam/nữ giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 22.58 29.03 77.42 70.97 0 100 Nhóm I Nhóm II T û lÖ % n am /n ÷ N÷ Nam Hình 3.1 : Biểu đồ tỷ lệ nam/ nữ của hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.3. Cân nặng , chiều cao trung bình của hai nhóm nghiên cứu : Thông số Nhóm Cân nặng (kg) Chiều cao (cm) So sánh hai nhóm X ± SD 56,58 ± 6,96 163,41 ± 4,58 Nhóm I (n=31) Min- Max 41 – 71 153 – 172 p > 0,05 X ± SD 54,80 ± 6,67 160,67 ± 7,32 Nhóm II (n=31) Min- Max 41 – 72 142 – 171 P > 0,05 Nhận xét: Sự khác biệt về cân nặng và chiều cao không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). 3.1.2. Đặc điểm về phẫu thuật Bảng 3.4. Loại hình phẫu thuật Thông số Nhóm Cắt toàn bộ phổi Cắt thuỳ phổi So sánh hai nhóm SL 0 31 Nhóm I (n=31) % 0 100 p > 0,05 SL 3 28 Nhóm II (n=31) % 9,68 90,32 p > 0,05 SL 3 59 Tổng (n=62) % 4,83 95,17 Nhận xét: - Phẫu thuật cắt thuỳ phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 95,17%, phẫu thuật cắt toàn bộ phổi là 4,83%. - Loại hình phẫu thuật giữa hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05). Bảng 3.5. Thời gian phẫu thuật và thời gian thông khí một phổi Thông số Nhóm Thời gian PT (phút) Thời gian TKMP(phút) So sánh hai nhóm X ± SD 157,74 ± 39,23 97,25 ± 32,29 Nhóm I (n=31) Min- Max 90 - 270 65 -150 p > 0,05 X ± SD 158,06 ± 26,60 104,03 ± 19,97 Nhóm II (n=31) Min- Max 120 - 210 65 -155 P > 0,05 X ± SD 157,90 ± 33,24 100,64 ± 26,85 TB chung cả hai nhóm Min- Max 90 -270 65 – 155 Nhận xét: Thời gian phẫu thuật trung bình và thời gian TKMP giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.2. BIẾN ĐỔI HUYẾT ĐỘNG TRƯỚC VÀ TRONG TKMP Bảng 3.6. Thay đổi tần số mạch trước và trong TKMP (lần/phút) Thông khí một phổi Thời điểm Nhóm T0 ( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx Nhóm I (n=31) 83,61 ± 9,98 92,35± 9,47* 86,7 ± 11,02 86,38 ±10,33 82,67 ± 6,64 Nhóm II (n=31) 81,22± 10,66 94,32± 10,9* 91,52± 10,5* 91,58±14,3* 86,35±9,23* So sánh hai nhóm p > 0,05 P > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 (*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To. Nhận xét: - Nhóm I: Tần số tim ở thời điểm T15 tăng so với thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Các thời điểm T40, T60 và Tmx không có sự khác biệt so với thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). - Nhóm II: Tần số tim ở các thời điểm trong TKMP so với thời điểm trước TKMP (T0) đều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tần số tim giữa hai nhóm ở các thời điểm tương ứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 83.61 92.35 86.7 86.38 82.67 86.35 91.5891.52 94.32 81.22 70 80 90 100 110 120 T0 T15 T40 T60 Tmx Thời gian N hị p tim (l /p h) Nhóm I Nhóm II Hình 3.2: Biểu đồ thay đổi nhịp tim trước và trong TKMP Bảng 3.7. Thay đổi huyết áp trung bình trước và trong TKMP (mmHg) Thông khí một phổi Thời điểm Nhóm T0 ( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx Nhóm I 89,03± 10,29 85,32± 9,86* 71,94± 7,23* 71,68± 8,34* 84,42±6,50* Nhóm II 87,67± 8,79 87,77 ±10,92 74,55± 9,68* 72,93 ±8,38* 85,29± 6,45* So sánh hai nhóm P > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 p > 0,05 (*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To. Nhận xét: - Huyết áp trung bình của nhóm I ở các thời điểm trong TKMP đều giảm so với thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p <0,05). - Huyết áp trung bình của nhóm II ở các thời điểm T40, T60, Tmx trong TKMP đều giảm so với thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Huyết áp trung bình giữa hai nhóm ở các thời điểm tương ứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 89.03 85.32 71.94 71.68 84.4285.29 72.9374.55 87.7787.67 60 80 100 T0 T15 T40 T60 Tmx Thời gian H uy ết á p tr un g bì nh (m m H g) Nhóm I Nhóm II Hình 3.3 : Biểu đồ thay đổi huyết áp trung bình trước và trong thông khí một phổi của hai nhóm nghiên cứu 3.3. THAY ĐỔI HÔ HẤP TRƯỚC VÀ TRONG TKMP Bảng 3.8.Thay đổi áp lực đỉnh đường thở trước và trong TKMP (cmH2O) Thông khí một phổi Thời điểm Nhóm T0 ( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx Nhóm I 15,03± 2,24 32,19 ±2,85* 33,16 ±2,81* 33,42± 2,98* 32,55± 2,90* Nhóm II 15,06 ± 1,50 25,94 ±3,61* 26,71± 2,71* 25,55± 2,64* 25,90 ±3,02* So sánh hai nhóm p > 0,05 p < 0,05 p < 0,05 p< 0,05 P < 0,05 (*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To. Nhận xét: - Áp lực đỉnh đường thở ở các thời điểm trong TKMP đều tăng so với trước TKMP có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm (p < 0,05). - Áp lực đỉnh đường thở ở các thời điểm trong TKMP của nhóm I đều cao hơn nhóm II có ý nghĩa thống kê (p <0,05). 10 20 30 40 To T15 T40 T60 Tmx Thời gian Á p lự c đ ư ờ ng th ở (c m H 2O ) Nhóm I Nhóm II Hình 3.4: Biến đổi áp lực đường thở trước và trong thông khí một phổi của hai nhóm nghiên cứu Bảng 3.9 Thay đổi thể tích thông khí phút (MV)(lít/phút) Thông khí một phổi Thời điểm Nhóm T0 ( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx Nhóm I 5,45 ± 0,65 6,07±0,68 * 6,11±0,65 * 5,64 ± 0,83 5,66±0,83 Nhóm II 5,31 ± 0,63 5,39 ± 0,59 5,35 ± 0,57 5,12 ± 0,41 5,07 ±0,38 So sánh hai nhóm p > 0,05 p 0,05 p > 0,05 (*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To. Nhận xét: - Thông khí phút nhóm I ở các thời điểm T15, T40 tăng so với thời điểm T0 có ý nghĩa thống kê (p <0,01). - Thông khí phút nhóm II ở các thời điểm trong TKMP so với thời điểm T0 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). - Thông khí phút nhóm I ở các thời điểm T15, T40 trong TKMP cao hơn nhóm II có ý nghĩa thống kê (p<0,01). 0 2 4 6 8 Th ể tíc h th ôn g kh í p hú t ( l) 5.31 6.07 5.39 6.11 5.35 5.64 5.12 5.665.45 5.07 T0 T15 T40 T60 Tmx Thời gian Hình 3.5: Biểu đồ thay đổi thể tích thông khí phút của hai nhóm nghiên cứu trước và trong thông khí một phổi Bảng 3.10. Thay đổi tần số hô hấp trước và trong TKMP (ck/phút) Thông khí một phổi Thời điểm Nhóm T0 ( X ±SD) T15 T40 T60 Tmx Nhóm I 12 14,23±0,56* 15,65± 0,61* 17,03±0,48* 17,23±0,56* Nhóm II 12 15,07±0,51* 16,58±0,56* 18,07±0,57* 18,13± 0,43* So sánh hai nhóm p <0,05 p < 0,05 p < 0,05 p < 0,05 (*) : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm To. Nhận xét: - Tần số hô hấp ở cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUAN_VAN_BS_NGO_THI_THANH_HA.pdf
Tài liệu liên quan