Luận văn Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng

- Tài nguyên đất đô thị: Sử dụng qui hoạch đất làm công cụ hướng dẫn các khu nhà ở và khu công nghiệp đảm bảo xa các khu nhạy cảm với môi trường, có thể cải thiện rất nhiều chất lượng môi trường trong thành phố. Thực hiện nghiêm Luật xây dựng, sử dụng công cụ kinh tế như thuế, phí là những công cụ quan trọng của chính quyền để bảo vệ các khu vực nhạy cảm môi trường, ngăn ngừa sự chuyển biến không cần thiết đất nông nghiệp sang đất đô thị.

Tiến hành đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, xây dựng các khu đô thị và các khu công nghiệp mới với các điều kiện vệ sinh môi trường, kết cấu hạ tầng về môi trường đồng bộ; kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ với cải thiện các điều kiện về môi trường.

Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo những khu vực, vùng ô nhiễm và suy thoái nặng trong khu vực đô thị, thị trấn, thị tứ như: khu vực Công ty xi măng Hải Phòng, khu vực Máy Chai (quận Ngô Quyền), các khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn. Tiến hành quy hoạch lại và di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, cải tạo chất lượng đất, xây dựng và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng để phát triển các công nghệ sạch hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất các khu vực bị ô nhiễm nặng do phát triển công nghiệp từ nhiều năm nay như Công ty xi măng Hải Phòng, khu vực Máy Chai. Nghiên cứu phương án sử dụng những không gian được giải phóng này cho phát triển khu dân cư, dịch vụ hay công viên cây xanh.

- Tăng cường kiểm soát, phòng ngừa xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường biển; Xây dựng hệ thống quan trắc, phối hợp với các địa phương ven biển phát hiện, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường biển,, các hoạt động gây suy thoái và sự cố môi trường để kịp thời ngăn chặn, xử lý; tập trung giám sát nguồn thải, đặc biệt là chất thải nguy hại trôi nổi; Phân vùng nguồn thải, điểm thải từ lục địa, đẩy mạnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tăng cường năng lực xử lý ô nhiễm dầu vùng cửa biển, giám sát nguồn thải nguy hiểm xuyên biên giới qua con đường nhập cảng. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển, tranh thủ hỗ trợ quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, giám sát và quản lý ô nhiễm biển và bảo tồn tự nhiên biển.

 

doc94 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý, quy hoạch sử dụng quỹ đất cũng còn nhiều hạn chế: trên cùng vùng biển, cùng lúc diễn ra nhiều hoạt động, du lịch, công nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản, dẫn tới mâu thuẫn về lợi ích phát triển giữa các đối tượng khai thác, giữa yêu cầu phát triển du lịch với hoạt động nuôi trồng thủy sản,... Tình trạng sa bồi tụ luồng tàu vào vùng cảng biển Hải Phòng và hiện tượng xói lở bờ biển làm ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác, quản lý sử dụng đất vùng bờ. 2.3.4. Hiện trạng và biến động chất lượng môi trường không khí Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng môi trường không khí môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đang bị xấu đi bởi việc gia tăng nồng độ bụi, độ ồn và các khí CO, SO2 và các chất hữu cơ bay hơi. Ô nhiễm không khí đặc biệt tăng cao ở các khu vực gần cảng, các trục, nút giao thông chính, gần các cảng nồng độ bụi trong không khí càng cao. Kết quả quan trắc cho thấy: hàm lượng bụi trung bình tại các khu dân cư và KCN, CCN tại Hải Phòng khá cao dao động từ 231~289 (µg/m3). Số liệu quan trắc năm 2011 chỉ ra hàm lượng bụi trong không khí ở Hải Phòng đã tăng lên đáng kể so với những năm trước. Hình 2.6. Hàm lượng bụi trong không khí tại Hải Phòng Hàm lượng CO trong không khí tương đối cao, dao động trong khoảng từ 2000~2300 (µg/m3) nhưng không vượt quá QCVN 05:2009. Nguồn phát sinh khí CO chủ yếu là từ các KCN và CCN đang hoạt động trên thành phố. 2.3.5. Hiện trạng và diễn biến môi trường cảng, vùng cửa sông ven biển và môi trường du lịch Chất lượng nước vùng cửa sông ven biển các quận thuộc TP. Hải Phòng đang có những dấu hiệu báo động về độ đục trong mùa lũ và sự nhiễm bẩn do dầu tại các cảng, bến bãi và dọc theo tuyến luồng giao thông đường thuỷ ngày càng nhiều và chưa quản lý được. Chất thải từ hoạt động phá dỡ tàu cũ ngày càng gia tăng với phương pháp hầu hết là thủ công, các bến bãi phá dỡ không có hệ thống xử lý nước thải, thậm chí không có cầu cảng; Hoạt động chuyển tải xăng dầu tại Bạch Đằng 8, vịnh Lan Hạ là khu vực nhạy cảm môi trường đang có xu thế gia tăng. Khu vực Lan Hạ gần như không có cơ sở hạ tầng cho hoạt động dịch vụ cảng, càng không có các phương tiện phòng chống sự cố dầu tràn. Những hoạt động này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, tai biến môi trường đất và nước rất nghiêm trọng. Khu du lịch Đồ Sơn với các loại hoạt động dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, mật độ người tại đây tăng rất cao vào mùa hè đã nảy sinh một vấn đề bức xúc về rác thải đô thị và du lịch. Rác thải từ trên bờ, dầu mỡ thải từ các tàu thuyền đánh bắt hải sản trong khu vực làm giảm chất lượng nguồn nước, hoạt động du lịch quá tải về mùa hè đang gia tăng sức ép lên môi trường và tài nguyên du lịch. 2.3.6. Hiện trạng và diễn biến rừng Rừng và đất rừng các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng chỉ có 2.199,5 ha (năm 2011) tập trung chủ yếu ở quận Hải An, Dương Kinh và Đồ Sơn, quận Hồng Bàng, Ngô Quyền là trung tâm thành phố nên không có đất rừng. Rừng ở đây chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng ven sông, hầu hết diện tích rừng hiện nay nằm phân tán, xen kẽ trong các khu dân cư. Tỷ lệ che phủ rừng trên đất đai tự nhiên toàn thành phố đạt 28,8%, và độ che phủ bình quân là 0,15 m2 /người. Mặc dù có diện tích không lớn nhưng rừng ở đây có vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững và BVMT. Tuy nhiên hiện nay, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Hải Phòng hiện không ổn định và đang bị biến động, diện tích rừng có xu hướng bị thu hẹp cả về diện tích và số lượng loài do cây rừng chết tự nhiên và việc chuyển mục đích sử dụng (năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp và đất rừng là 2.279 ha thì đến năm 2011 chỉ còn 2.199,5 ha giảm 79,5 ha). Trong khi đó, sự phức tạp của biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa đòi hỏi yêu cầu phải duy trì và phát triển diện tích rừng và cây xanh để bảo đảm môi trường sinh thái là hết sức cần thiết (8) 2.3.7. Hiện trạng và biến động chất lượng môi trường trầm tích Cùng với tình trạng nguồn nước mặt ô nhiễm, chất lượng môi trường trầm tích các cửa sông, ven biển cảng rất xấu. Tại đây, ghi nhận việc tập trung cao của các kim loại nặng, các thuốc bảo vệ thực vật cơ clo, dầu,... Trong đó, hàm lượng dầu - mỡ vượt quá hàm lượng 500,00 mg/kg tại khu vực cảng, hàm lượng cyanua trong trầm tích trung bình toàn vùng là 0,11 mg/kg; Các kim loại nặng tại các trạm ven bờ Hải Phòng có hàm lượng Cu vượt quá ngưỡng TEL (18,70 mg/kg), Pb tại tất cả các trạm đều vượt ngưỡng TEL (30,20 mg/kg) từ 1 đến 4 lần, hàm lượng Zn ở hầu hết các trạm đều vượt quá ngưỡng TEL, hàm lượng Cd vượt ngưỡng TEL (0,68 mg/kg), As thấp hơn ngưỡng TEL (7,60 mg/kg) từ 3 đến 6 lần, hầu hết các trạm đều có hàm lượng Hg vượt ngưỡng TEL (0,13 mg/kg). Các kim loại nặng phát hiện được trong môi trường đất - trầm tích trong những năm gần đây có xu hướng tăng lến rõ rệt đối với Cu, Pb, Zn, và Hg (9). 2.3.8. Hiện trạng và biến động chất lượng môi trường đô thị Các quận ven biển có đặc điểm là địa hình thấp, hệ thống thoát nước đô thị được xây dựng từ rất lâu đời, tuy đã được cải tạo, nâng cấp nhưng khi mưa xuống, gặp triều cường vẫn xảy ra tình trạng úng ngập thường xuyên, nhất là những đường phố thuộc khu đô thị cũ như Minh Khai, Cầu Đất, Mê Linh,... Chất thải sinh hoạt và chất thải rắn phát sinh trong khu vực đô thị khoảng 1.100 m3/ngày, được thu gom và đổ ra bãi rác của thành phố. Biện pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu là chôn lấp nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường. Có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, với lượng rác thải bệnh viện khoảng 10 m3/ngày (4,5 - 5 tấn/ngày) trong đó chất thải độc hại chiếm khoảng 20% nhưng thành phố vẫn chưa có giải pháp quản lý triệt để được loại chất thải nguy hại này. Phần lớn các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải (trừ BV Việt Tiệp, Ngô Quyền, Kiến An). Mới có một số bệnh viện lớn (Việt Tiệp, Phụ Sản, Nhi Đức, Lao và bệnh Phổi) phân loại, thu gom và chuyển cho Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng vận chuyển và xử lý đốt các rác thải bệnh viện tại lò thiêu Tràng Cát, các bệnh viện khác chưa được thu gom, xử lý đúng quy định (tự xử lý hoặc đổ ra bãi rác chung cùng với chất thải sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh). Ngoài ra, do đặc thù là thành phố cảng, hàng năm đô thị Hải Phòng còn phải đối mặt với một lượng chất thải rắn từ các hoạt động cảng như dầu cặn khoảng 3000-5000 tấn/năm, hiện mới chỉ thu gom được xấp xỉ 900 - 1000 tấn/năm (20 -30%), hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không xuất được do chủ hàng từ chối, bỏ hàng đặc biệt nghiêm trọng đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh... (8), (9) Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng năm 2012 3.3.9. Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường Những năm gần đây, biến đổi khí hậu tác động thực sự đến mọi lĩnh vực: tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Là đô thị ven biển, các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp triều cường, mưa lũ từ thượng nguồn, cùng những diễn biến phức tạp, khó lường và cực đoan của thời tiết. - Tràn dầu: Hải Phòng có 14 cảng, các cảng chiếm trên diện tích lớn của khu vực cửa sông đã gây nên hàng loạt các vấn đề về môi trường nguy hiểm nhất vẫn là sự cố tràn dầu do những vụ đắm tàu, bơm nước la canh trong khu vực cảng. Thành phố chưa có kế hoạch ứng cứu tràn dầu, chưa đầu tư phương tiện ứng cứu (hiện mới có thiết bị của Công ty 128 Hải quân, thuộc Ủy ban tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự có tràn dầu có thiết bị, phương tiện chuyên dùng). - Rò rỉ và tồn đọng hoá chất độc hại: Các sự cố môi trường do rò rỉ hoá chất công nghiệp xảy ra trên địa bàn thành phố không nhiều, nhưng đã để lại những hậu quả cho môi trường và xã hội. - Ô nhiễm môi trường tại bãi rác Tràng Cát: Bãi rác Tràng Cát gây ô nhiễm môi trường nước, không khí (mùi khó chịu) do không tuân thủ yêu cầu kỹ thuật của bãi chôn lấp chất thải cho đến nay vẫn chưa xử lý được. 3.3.10. Đánh giá tổng quát thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường a) Kết quả và những lợi thế - Việc thành phố ban hành nhiều cơ chế, chính sách về công tác BVMT đã góp phần tăng cường công tác BVMT trên địa bàn, tạo được sự nhất trí, đồng thuận và tham gia tích cực của toàn xã hội, trong đó mới nhất có Chỉ thị số 32/CT - UBND ngày 07/11/2012 của UBND TP. Hải Phòng về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP. Hải Phòng thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, là cơ sở pháp lý quan trọng trong các hoạt động BVMT và phát triển bền vững trong giai đoạn mới. - Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất theo hướng bền vững được quan tâm chỉ đạo trong các Nghị quyết, quyết định của thành phố, các quận đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển đô thị, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cơ cấu kinh tế; diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH thành phố. - Công tác BVMT được quan tâm và có nhiều mặt được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tốt hơn. - Hoạt động truyền thông nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng xây dựng nếp sống văn minh xanh - sạch - đẹp, về phát triển KTXH bền vững và bảo vệ môi trường, về sản xuất xanh, tăng trưởng xanh được các cấp, các ngành và tổ chức chính trị - xã hội coi trọng, tiền đề cho bước phát triển. b) Nguy cơ và thách thức bảo vệ môi trường Trong vòng 10 năm qua, Hải Phòng đã có những biến đổi đáng kể về môi trường do tác động của các hoạt động phát triển KTXH và biến đổi khí hậu toàn cầu. Công tác quản lý nhà nước về BVMT các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng đang đối mặt với những thách thức sau đây: - Các quận ven biển là khu vực được dự báo bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu; - Sức ép đảm bảo tốc độ phát triển cao, hoàn thành giai đoạn CNH thành phố trước năm 2015 theo hướng phát triển bền vững trước sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá, CNH, HĐH nhanh; - Đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, chậm đổi mới công nghệ; - Tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu, phế liệu không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, vận chuyển chất thải xuyên biên giới có xu hướng gia tăng, phức tạp; - Môi trường nước mặt và ngầm có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt cao, đặc biệt là 3 nguồn nước chủ yếu cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố (sông Đa Độ, sông Giá, sông Rế) và nước ngầm ở Đồ Sơn; - Nguy cơ xuất hiện điểm nóng về môi trường trên địa bàn thành phố tăng, đặc biệt tại các cụm công nghiệp, làng nghề; chất thải phát sinh chưa được quản lý có hiệu quả, đảm bảo xử lý triệt để theo quy trình,... Chương 3 - PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LỒNG GHÉP TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI CÁC QUẬN VEN BIỂN THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẬN VEN BIỂN THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025 3.1.1. Quy hoạch phát triển KTXH quận Ngô Quyền Theo Quyết định số 1899/QĐ-UB ngày 22/8/2002 của UBND TP. Hải Phòng, quận Ngô Quyền được quy hoạch là Trung tâm hành chính chính trị của thành phố, Trung tâm Thương mại, Du lịch và Dịch vụ, Văn hóa thể dục thể thao của thành phố và của quận; khu cảng, công nghiệp, kho bãi ven sông Cấm; đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy; Dự kiến đến năm 2020 quy mô dân số khoảng 187.000 người. Hình 3.1 Bản đồ không gian kiến trúc cảnh quan quận Ngô Quyền 3.1.2. Quy hoạch phát triển KTXH quận Hồng Bàng Theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP. Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2025, phạm vi ranh giới hành chính quận Hồng Bàng gồm 11 phường và phần mở rộng gồm xã Nam Sơn, 1 phần xã An Đồng, huyện An Dương. Tổng diện tích nghiên cứu là 2218,71ha. Trong đó, ranh giới hành chính quận 1440,10ha, phần mở rộng 778,61ha (xã Nam Sơn 440,25ha, xã An Đồng 338,36ha); quy mô dân số đến năm 2025 là 221.600 người. Quy hoạch quận Hồng Bàng mang bản sắc riêng, tạo sự đồng đều giữa các phường, phát huy cảnh quan sông Rế, sông Cấm. Riêng phường Hạ Lý phát huy cảnh quan của sông đào Hạ Lý để xây dựng đô thị độc đáo với các dòng sông bao quanh; khu nhà ở cao cấp và tái định cư tại chỗ; khu cây xanh, công viên ven sông. Quy hoạch không gian đô thị Sở Dầu định hình trên trục xương sống là đường Hồng Bàng và sông Tam Bạc. Hình 3.2 Bản đồ địa giới Hành chính quận Hồng Bàng 3.1.3. Đề án “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH quận Hải An đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” Đề án do UBND TP. Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 21/3/2014: Đến năm 2020 quận Hải An sẽ cơ bản trở thành đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố và các tỉnh phía Bắc và là vành đai phòng thủ trọng yếu phía Đông - Nam thành phố. Quận Hải An sẽ cơ bản trở thành trung tâm CN-DV, đô thị kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển và hạ tầng kỹ thuật văn minh, hiện đại. Giai đoạn 2016 - 2025, hoàn thành xây dựng đường 100m Lạch Tray - Hồ Đông, đường bao phía Đông Nam quận, đường đô thị Bắc Sơn - Nam Hải, đường Tây Nam KCN Đình Vũ. Đồng thời trên địa bàn quận sẽ phát triển xây dựng thêm các tuyến xe buýt theo các trục đường Ngô Gia Tự 2, đại lộ 13 - 5, đường trục liên quận - huyện và xây dựng 1 bến xe buýt ở trung tâm quận. Xây dựng bến xe liên tỉnh tại khu vực Tràng Cát - Tân Vũ ở khu vực giữa đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với tuyến đường liên phường. Xây dựng 3 - 4 bãi đỗ xe ở khu vực Đình Vũ - Chùa Vẽ, KCN Nam Đình Vũ. Về phát triển giao thông hàng không, giai đoạn đến năm 2015 sẽ nâng cấp sân bay Cát Bi thành cảng hàng không quốc tế cấp 4E, mở rộng quy mô diện tích, đồng thời nâng cấp đường cất hạ cánh hiện hữu, phấn đấu sản lượng vận chuyển 2 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm. Đến giai đoạn 2016 - 2025, hoàn thiện việc nâng cấp xây dựng xong nhà ga hiện đại có thể tiếp nhận loại máy bay cỡ lớn, mở đường bay thẳng tới một số nước trong khu vực và quốc tế. Quy mô hoạt động và công suất khai thác của sân bay có thể phục vụ khoảng 8 triệu hành khách/năm, tương đương 2.800hk/giờ cao điểm và vận chuyển khoảng 250.000 tấn hàng hóa/năm. Bên cạnh đó sẽ xây dựng tuyến đường sắt vận tải hàng hóa tới cảng Đình Vũ và Lạch Huyện. 3.1.4. Đề án “Quy hoạch phát triển KTXH quận Dương Kinh đến năm 2020” Đề án được phê duyệt theo Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 01/8/2013 của UBND TP. Hải Phòng, đặt mục tiêu xây dựng địa phương trở thành đô thị dịch vụ thương mại văn hóa thể thao trọng điểm; có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị loại 1 cấp Quốc gia. Công nghiệp tập trung được dự kiến phát triển tại 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp đường 353 và khu công nghiệp đường 355, chọn lọc, thu hút các doanh nghiệp có công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Diện tích đất hợp lý được dành cho phát triển các dịch vụ tổng hợp như dịch vụ vận chuyển, tập kết lưu kho bãi, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu qua đầu mối cảng Đình Vũ, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Trong quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, đầu tư xây dựng tuyến đường trục rộng 68 m song song với đường Phạm Văn Đồng, mở rộng tuyến đường trục từ Khu liên hợp thể thao và Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế đi ga Đại Đồng, xây dựng tuyến đường bao phía nam sông Lạch Tray, 3.1.5. Quy hoạch phát triển KTXH quận Đồ Sơn Theo quy hoạch, quận Đồ Sơn được xác định là khu đô thị loại 1, trung tâm hành chính chính trị cấp quận; một trong những trung tâm du lịch vùng duyên hải Bắc bộ; khu vực có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng. Quận Đồ Sơn được xác định 5 phân khu chức năng, gồm khu đô thị: đô thị cũ, đô thị mới hiện đại và đô thị sinh thái; khu du lịch: du lịch biển, du lịch sinh thái (ven sông, ven biển, đồi núi), du lịch văn hóa lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học, du lịch vui chơi giải trí thể thao; trung tâm hội nghị, hội thảo; trung tâm giáo dục cấp vùng; khu công nghiệp, hậu cần nghề cá. Hình 3.3 Bản đồ quy hoạch phát triển KTXH Quận Đồ Sơn Như vậy, các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng đều được quy hoạch phát triển là đô thị loại 1 là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, có vị trí quan trọng về mặt an ninh và quốc phòng quốc gia. Các quận này nằm trong tổ hợp tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và vị thế của 4 vùng tự nhiên: Vùng biển đảo Cát Bà - Long Châu; vùng biển đảo Bạch Long Vỹ; vùng biển và cửa sông hình phễu Bạch Đằng; vùng biển và cửa sông châu thổ Văn Úc - Thái Bình, là nơi tập trung chủ yếu các khu dân cư mật độ cao, cảng và các khu công nghiệp, các khu du lịch, các kiểu đô thị công nghiệp (Minh Đức, Quán Toan, Đình Vũ), kiểu đô thị du lịch (Đồ Sơn)... Đề án quy hoạch không gian khu vực các quận ven biển được các cấp chính quyền Trung ương và địa phương xây dựng và thông qua để khai thác tiềm năng, phát huy những lợi thế tự nhiên sẵn có trên cơ sở có xem xét và tính đến việc sử dụng hợp lý hơn tài nguyên thiên nhiên, vị thế địa lý, không gian biển trong các mối quan hệ tổng thể giữa phát triển KTXH, giữa cân bằng nhu cầu phát triển với nhu cầu bảo vệ môi trường và để đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội theo hướng tới phát triển bền vững vùng biển đảo thành phố Hải Phòng, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia biển Việt Nam. Kế thừa các quan điểm, những tiêu chí của quy hoạch phát triển bền vững đã được phê duyệt: bền vững về xã hội, bền vững về tự nhiên, bền vững về kỹ thuật cơ sở hạ tầng và bền vững về tài chính, cơ sở khoa học để vận dụng xây dựng phương án tổ chức không gian tăng trưởng xanh các quận ven biển là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Bảng 3.1. Bảng tổng hợp khái quát các đề án tổ chức không gian các quận ven biển đã được UBND TP. Hải Phòng phê duyệt Tên quận Quy mô diện tích (ha) Dự báo dân số (người) Tính chất đô thị Chức năng chính Ngô Quyền 1.134,81 148.300 - Khu đô thị loại 1 - Trung tâm hành chính, chính trị, thương mại, du lịch và dịch vụ, văn hóa, thể dục, thể thao của thành phố và quận - Khu vực cảng thủy nội địa, dịch vụ, du lịch - Đầu mối giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thủy Hồng Bàng 24.200 195.664 - Khu đô thị loại 1 - Trung tâm hành chính, chính trị, thương mại, du lịch và dịch vụ, văn hóa, thể dục, thể thao của thành phố và quận - Khu vực cảng thủy nội địa, dịch vụ, du lịch - Đầu mối giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thủy Hải An 10.480 432.300 - Khu đô thị loại 1 - Quận đô thị trung tâm thành phố và quận - Đô thị trung tâm công nghiệp, cảng và hậu cần cảng - Đầu mối giao thông đối ngoại: sắt, bộ, thủy, hàng không Đồ Sơn 4.237,29 162.000 - Khu đô thị loại 1 - Trung tâm hành chính chính trị cấp quận. - Trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế - Đô thị du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí. - Khu công nghiệp, hậu cần nghề cá Dương Kinh 1.507,30 336.000 - Khu đô thị loại 1 - Quận đô thị trung tâm thành phố - Đô thị tổng hợp, gồm các trung tâm thương mại, văn hóa, thể thao... - Công nghiệp sạch và nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. (Nguồn: Công báo TP. Hải Phòng) 3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XANH 3.2.1. Lựa chọn các tiêu chí tăng trưởng xanh áp dụng đánh giá cho khu vực ven biển Hải Phòng Dựa trên các căn cứ pháp lý (Chiến lược Quốc gia về TTX, đề án tăng trưởng Hải Phòng đến 2020,...), các tiêu chí về tăng trưởng xanh được lựa chọn cho TP. Hải Phòng bao gồm 3 nhóm: khung pháp lý, sản xuất xanh - cảng biển xanh và đô thị xanh - kiến trúc xanh (Bảng 3.1). Bảng 3.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh Stt Tiêu chí Chỉ tiêu Hạn mức Nguồn 1 Khung pháp lý Có các văn bản pháp lý, các kế hoạch hành động với những khung chính sách để thực hiện mục tiêu “TTX” Nghị quyết, quyết định ... Kế hoạch Quốc gia về TTX Có lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển 2 Sản xuất xanh, cảng biển xanh Tăng trưởng GDP bình quân/năm 13,5 - 14% Đề án tăng trưởng Hải Phòng đến 2020 GDP bình quân đầu người/năm 4900 - 5000 USD Cơ cấu kinh tế dịch vụ, du lịch - công nghiệp - xây dựng - nông, lâm, thủy sản 63%, 33,5% và 3,5% Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP Từ 42 - 45% trở lên. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường 100% Cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường > 80% Khu công nghiệp, khu chế xuất và các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. 100% Cảng và vùng cảng biển có hệ thống giám sát, kiểm soát nguồn rác thải, phế thải, nước thải dằn tàu, nước thải nhiễm dầu TCVN 5943-1995 TCVN 5943-1995 Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án bình thường 8 - 10% Chiến lược QG về TTX 3 Đô thị xanh, kiến trúc xanh Quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và bảo đảm diện tích cây xanh đô thị Đạt 10 - 12 m2/người. QCXD 01:2008 Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trong ngày ở nội thành 100% Chiến lược BVMT quốc gia đến 2010 tầm nhìn đến năm 2013; Chiến lược quốc gia về TTX Giảm lượng phát thải khí nhà kinh trong các hoạt động giao thông đô thị Khoảng 20% Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trong ngày ở ngoại thành > 95% Vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân 35-45% Khu đô thị mới có hệ thống thu gom nước thải riêng và các trạm xử lý nước thải cục bộ 100% Tỷ lệ số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh 100% Lượng nước sạch cấp trên đầu người so với tiêu chuẩn kỹ thuật 150 -180 lít/ngày đêm Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; Cộng đồng dân cư đô thị sống thân thiện với môi trường 3.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội dưới góc độ tăng trưởng xanh theo các tiêu chí lựa chọn Dựa trên các tiêu chí và chỉ tiêu TTX được lựa chọn, thực trạng phát triển KTXH các quận ven biển TP. Hải Phòng được đánh giá ở hai khía cạnh lợi thế và hạn chế theo bảng 3.3. Bảng 3.3 Thành quả và những lợi thế tích lũy về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2003 - 2012 Tiêu chí Đánh giá kết quả thực hiện Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục Khung pháp lý để thực hiện mục tiêu “Tăng trưởng xanh Việc thành phố và các quận ven biển thuộc thành phố đã lựa chọn con đường tăng trưởng xanh nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được thể hiện rất cụ thể trong các Nghị quyết, Quyết định của Thành ủy, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp khi phê duyệt các chiến lược, quy hoạch phát triển KTXH, kế hoạch, đề án và ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp về phát triển KTXH theo hướng phát triển bền vững và đẩy mạnh việc áp dụng, triển khai các giải phát tăng trưởng xanh tạo tiền đề và là cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh KTXH hiện tại và tương lai. Áp lực tăng trưởng kinh tế là thách thức không hề đơn giản giữa phát triển kinh tế (nhanh, mạnh) với phát triển bền vững (chậm) cần có những giải pháp, chính sách phù hợp Các quy hoạch đô thị được phê duyệt triển khai tại các quận ven biển thuộc thành phố có tư duy, quan điểm, tầm nhìn và có cách tiếp cận linh hoạt trong việc lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sinh hoạt,. bước đầu thỏa mãn các tiêu chí về chất lượng môi trường và phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển của địa phương. Áp lực trong việc di chuyển các cơ sở công nghiệp cũ, xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và những tác động của môi trường đô thị, là những thách thức không nhỏ trong quá trình quy hoạch, tái cơ cấu để phát triển theo hướng xanh hóa. Sản xuất xanh, cảng biển xanh Sản xuất xanh, cảng biển xanh Sản xuất xanh, cảng biển xanh Trong mười năm qua, kinh tế của các quận ven biển phát triển ổn định, chất lượng tăng trưởng khá tốt; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 14%/năm, tăng bình quân 32,5 %/năm, tăng 7,2 lần so với năm 2003, thuộc nhóm các quận có tốc độ tăng trưởng cao trong các quận, huyện của thành phố; Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Tốc độ tăng trưởng xanh liên quan đến đổi mới công nghệ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát thải cacbon thấp,... đòi hỏi phải đầu tư và có nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, trước mắt có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người dân. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_353_3455_1869924.doc
Tài liệu liên quan