Luận văn Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần

Lời cam đoan

Mục lục.1

Danh mục các chữ viết tắt .5

Danh mục các bảng . .6

Danh mục các hình .7

MỞ ĐẦU .11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.12

1.1. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT .12

1.1.1. Khái niệm.12

1.1.2. Lược sử nghiên cứu bệnh tâm thần phân liệt.12

1.2. BỆNH SINH BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT.13

1.2.1. Giả thuyết về rối loạn chất dẫn truyền thần kinh dopamin .13

1.2.2. Giả thuyết về rối loạn chất dẫn truyền thần kinh glutamat . .16

1.2.3. Giả thuyết về bất thường hệ thần kinh trung ương .19

1.2.4. Giả thuyết về di truyền .20

1.2.5. Giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh .20

1.3. MÔ HÌNH GÂY BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TRÊN ĐỘNG VẬT

THỰC NGHIỆM.21

1.3.1. Mô hình dựa trên giả thuyết rối loạn dopamin.21

1.3.2. Mô hình dựa trên giả thuyết suy giảm chức năng hệ

glutamatergic .21

1.3.3. Mô hình dựa trên giả thuyết bất thường hệ thần kinh trung

ương.23

1.3.4. Mô hình tác động lên gen .24

1.3.5. Mô hình dựa trên giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh.25

pdf52 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được phân bố rộng rãi ở các vùng, các con đường truyền tín hiệu ở các neuron hưng phấn và ức chế [95]. Có tám thụ thể trong nhóm này; về mặt dược hóa học, chúng được chia thành 3 nhóm. Nhóm I: gồm mGluR1, mGluR5 có ở hồi hải mã, hạnh nhân và đồi thị, có ít hơn ở vỏ não và bụng thể vân [109]. Những thụ thể này gây hưng phấn, chúng kích thích phospholipase C và hoạt hóa con đường truyền tín hiệu phosphoinositol [63]. Nhóm II (gồm mGluR2, mGluR3) và nhóm III (gồm mGluR4, mGluR6, mGluR7, mGluR8) là những thụ thể gây ức chế, chúng ức chế quá trình hoạt hóa adenylyl cyclase [63]. 1.2.2.2. Các thuốc tác động lên thụ thể NMDA Ketamin, PCP, MK-801 là các thuốc gây ức chế thụ thể NMDA, đã được nhiều tác giả sử dụng để gây mô hình bệnh TTPL trên động vật; trong số đó, ketamin được sử dụng rộng rãi nhất [18, 26, 67, 79]. Ketamin lần đầu tiên được Calvin Stevens tổng hợp vào năm 1962 và được dùng làm thuốc gây mê trên người [103]. Với vai trò là một chất đối vận 18 không cạnh tranh (non-competitive antagonist) với thụ thể NMDA, ketamin được nhiều tác giả sử dụng để tạo mô hình TTPL trên động vật [18, 19, 70]. Bình thường, nếu phân tử glutamat và glycin gắn vào các vị trí tương ứng trên thụ thể NMDA thì ion Mg2+ sẽ bật khỏi lòng kênh làm kênh ion này được mở ra và dòng các ion Na+, Ca+ sẽ đi vào tế bào gây thay đổi điện thế màng tế bào. Ketamin không cạnh tranh vị trí gắn với glutamat hay glycin mà gắn vào lòng kênh (cùng với vị trí gắn của PCP) gây bất hoạt thụ thể này (Hình 1.2). Ketamin được hấp thu và phân bố nhanh, thời gian bán thải ngắn khoảng 20 phút [81]. LD50 của ketamin dùng đường tiêm phúc mạc ở chuột nhắt và chuột cống trưởng thành lần lượt là 229 ± 5 (mg/kg) và 224 ± 4 (mg/kg) [103]. Hình 1.2. Cấu trúc thụ thể NMDA và công thức hóa học của ketamin. (A), Thụ thể NMDA bị bất hoạt dưới tác động của ketamin (*Nguồn: [16]). (B), Công thức hoá học của ketamin (*Nguồn: [99]). 1.2.2.3. Giả thuyết về glutamat trong bệnh tâm thần phân liệt Giả thuyết này cho rằng sự suy giảm chức năng thụ thể NMDA đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh TTPL [63]. Bằng chứng gián tiếp đầu tiên cho thấy glutamat có thể liên quan đến bệnh TTPL xuất phát từ nghiên cứu chụp cắt lớp phát điện tử dương (positron emission tomography, PET) trên bệnh nhân TTPL. Các tác giả nhận thấy rằng hoạt (A) (B) 19 động không bình thường của những khu vực có mật độ thụ thể glutamat cao (vùng vỏ não hồi đai trước, anterior cingulate cortex), bề mặt giữa thùy trán và hồi hải mã) có liên quan đến các triệu chứng dương tính của bệnh TTPL (theo [109]). Liên quan giữa hệ glutamat và bệnh TTPL còn được thể hiện khi các nghiên cứu trên tử thi cho thấy sự kết nối của các tế bào tháp (tế bào sử dụng glutamat làm chất dẫn truyền thần kinh) bị giảm ở những bệnh nhân TTPL (theo [63]). Các nghiên cứu trên tử thi và hình ảnh não của bệnh nhân TTPL cho thấy có sự giảm thể tích, giảm kích thước và tính phức tạp của sợi nhánh (dendrite) ở các tế bào tháp cũng như sự giảm mật độ các núm nhánh (dendritic spine) ở các vùng có nhiều thụ thể glutamat như thùy trán trước và thái dương trên bệnh nhân TTPL [21, 36, 43]. Sự khiếm khuyết về mặt cấu trúc dường như tăng dần lên trong quá trình phát triển [52]. Nghiên cứu về tác dụng của các chất đối vận thụ thể NMDA đã cung cấp những bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết về vai trò của hệ glutamat trong cơ chế bệnh sinh bệnh TTPL. Nhiều nghiên cứu cho thấy người bình thường khỏe mạnh sẽ có những triệu chứng giống bệnh TTPL như loạn thần, suy giảm hành vi xã hội và rối loạn nhận thức khi sử dụng PCP [63] hoặc ketamin [78, 86]. Bên cạnh đó, bệnh nhân TTPL sử dụng PCP hoặc ketamin thì tình trạng bệnh lý sẽ trầm trọng hơn [63]. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh TTPL thì rất đa dạng, phong phú trái ngược hoàn toàn với những bằng chứng nghèo nàn từ tử thi bệnh nhân TTPL [43]. Mặt khác, những chứng cứ trên mô tử thi bệnh nhân TTPL còn bị ảnh hưởng bởi nhiều các yếu tố khác như tuổi của bệnh nhân, các giai đoạn của bệnh, sự kết hợp của nhiều bệnh lý tâm thần và sự lạm dụng thuốc [44, 61]. 1.2.3. Giả thuyết về bất thường hệ thần kinh trung ương Vào cuối thế kỷ XIX nhiều nhà tâm thần học đã cho rằng bệnh TTPL là do cấu trúc bất thường của não gây ra. Thực tế nghiên cứu trên tử thi và hình ảnh chụp não của bệnh nhân TTPL đã có các dấu hiệu cho thấy sự bất thường 20 của các cấu trúc não như: giảm thể tích (thùy trán trước, thùy thái dương, hồi đai...) và tăng thể tích não thất [43]. Hình ảnh vi thể giải phẫu bệnh còn cho thấy có sự thay đổi về hình dạng, kích thước và số lượng, mật độ các núm nhánh ở các vùng như: hồi hải mã, hạnh nhân, hồi não trán trước, hồi đai trên bệnh nhân TTPL [21, 36]. 1.2.4. Giả thuyết về di truyền Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy người có mối quan hệ huyết thống càng gần với bệnh nhân TTPL thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao [70, 90]. Ví dụ: bố mẹ và anh chị em ruột của bệnh nhân TTPL có nguy cơ mắc bệnh lần lượt là 6% và 9%; nếu bố hoặc mẹ bị TTPL thì con ruột của họ có nguy cơ mắc bệnh là 17%, tỷ lệ này tăng lên 46% nếu cả bố và mẹ đều bị TTPL [90]. Giả thuyết về di truyền cho rằng không có gen đơn lẻ nào có đủ khả năng gây ra bệnh TTPL. Tuy nhiên, các biến thể di truyền xảy ra ở nhiều gen sẽ phối hợp với nhau để làm tăng nguy cơ bị bệnh [88]. Ngoài ra, bệnh TTPL có thể do đột biến ở những gen đơn lẻ dẫn đến tính dị hợp nhiều alen của gen có liên quan đến bệnh [70, 90]. 1.2.5. Giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học và lâm sàng đã cho thấy bệnh TTPL có liên quan tới các biến chứng sản khoa, sự suy dinh dưỡng nặng, sự tiếp xúc với virus cúm hoặc bị lây nhiễm ở giai đoạn trước sinh [70]. Ví dụ: nhiễm virus influenza trong thời kỳ mang thai đặc biệt là 3 tháng giữa của thai kỳ làm tăng nguy cơ bị TTPL ở người con, do virus cúm gây ra sự phát triển bất thường về thần kinh và tâm thần của người bệnh sau này. Các biến chứng sản khoa khiến nguy cơ bị bệnh TTPL tăng lên gấp đôi. Các tác giả cho rằng sự thiếu máu và thiếu oxy trước và trong giai đoạn chuyển dạ đã gây ra giãn não 21 thất và xuất hiện các bất thường trong hệ thống thần kinh của bệnh nhân hoặc huỷ hoại do độc tố thần kinh [6, 10]. 1.3. MÔ HÌNH GÂY BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 1.3.1. Mô hình dựa trên giả thuyết rối loạn dopamin Mô hình gây bệnh TTPL dựa vào giả thuyết rối loạn chất dẫn truyền thần kinh DA là mô hình kinh điển, được đề cập khá phổ biến trong thế kỷ XX [70]. Nghiên cứu của Featherstone và các cs. cho thấy amphetamin gây ra những biến đổi về hành vi trên động vật thực nghiệm tương ứng như các triệu chứng của bệnh nhân TTPL, như: tăng cường vận động, hành động lặp đi lặp lại, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng học tập [32, 92, 96]. Mặt khác, sử dụng thuốc chống loạn thần điều trị cho động vật được tiêm amphetamin đã làm giảm hành vi lặp đi lặp lại, điều này ủng hộ cho giá trị của mô hình [13]. Tuy nhiên, trên lâm sàng các tác giả nhận thấy các thuốc đối vận DA cải thiện được các triệu chứng của bệnh TTPL nhưng không chữa khỏi được căn bệnh này [13]. Như vậy, các mô hình dựa trên sự tác động trực tiếp vào hệ DA có những hạn chế nhất định và cần thiết phải phát triển các phương pháp gây mô hình mới để nghiên cứu hiệu quả hơn về căn bệnh này [70]. Hiện nay, các nghiên cứu về TTPL đang tập trung tới giả thuyết suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh hệ glutamatergic, về sự phát triển bất bình thường của tế bào thần kinh và sự nhạy cảm của gen. Do đó, các mô hình gây bệnh TTPL trên động vật cũng phát triển theo các xu hướng này [70]. 1.3.2. Mô hình dựa trên giả thuyết suy giảm chức năng hệ glutamatergic Nhiều nghiên cứu cho thấy gây suy giảm chức năng hệ glutamatergic bằng cách sử dụng các chất đối vận không cạnh tranh (non-competitive antagonist) với thụ thể NMDA (ví dụ: ketamin, PCP, MK-801) đã tạo ra một 22 chùm các hiện tượng tương tự những triệu chứng của bệnh TTPL trên động vật thực nghiệm [18, 70, 74]. Nghiên cứu của Mao và cs. cho thấy sử dụng PCP trường diễn có thể gây mô hình TTPL trên khỉ với triệu chứng điển hình là suy giảm tương tác xã hội (TTXH) [74]. Abdul-Monim và cs. đã sử dụng PCP (2 mg/kg) 2 lần/ngày trong 7 ngày liên tiếp để gây mô hình TTPL trên chuột cống. Kết quả cho thấy chuột gây mô hình có biểu hiện suy giảm trí nhớ và triệu chứng này được cải thiện khi điều trị bằng các thuốc chống loạn thần không điển hình như olanzapin và clozapin [12]. Nghiên cứu của Sams-Dodd cho thấy chuột cống gây mô hình TTPL bằng PCP bộc lộ hành vi lặp đi lặp lại và suy giảm TTXH, các biểu hiện này tương ứng với triệu chứng dương tính và âm tính ở bệnh nhân TTPL. Những biến đổi hành vi trên chuột gây mô hình được cải thiện khi điều trị bằng clozapin [94]. Becker và cs. sử dụng ketamin bán trường diễn cho thấy hành vi TTXH của chuột bị suy giảm nhưng hoạt động vận động và ức chế tiền xung của phản xạ giật mình (prepulse inhibition of startle, PPI) không thay đổi. Ngoài ra, chuột tiêm ketamin gây mô hình TTPL đã giảm sự gắn kết của glutamat với thụ thể ở vỏ não trán, nhưng lại tăng sự gắn kết của DA với thụ thể D2 ở hồi hải mã so với đối chứng [19]. Verma và cs. sử dụng ketamin liều dưới gây mê trên chuột cống cho thấy động vật có biểu hiện suy giảm trí nhớ hiện động (working memory) và tăng giải phóng DA ở vỏ não trán trước so với thể vân [114]. Tóm lại, mô hình gây bệnh TTPL bằng các chất đối vận không cạnh tranh với thụ thể NMDA có thể tạo ra những biến đổi về hành vi và các chất dẫn truyền thần kinh tương tự như bệnh TTPL. Tuy nhiên, cách tiếp cận theo 23 hướng này không trả lời được câu hỏi về yếu tố phát triển trong bệnh TTPL. Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới, mô hình gây bệnh TTPL dựa trên sự bất thường hệ glutamatergic có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các liệu pháp điều trị mới mà đích đến là glutamat chứ không phải là DA. 1.3.3. Mô hình dựa trên giả thuyết bất thường hệ thần kinh trung ương 1.3.3.1. Mô hình phá hủy sự hình thành và phát triển tế bào thần kinh Nghiên cứu của Moore và cs. cho thấy gây nhiễm độc tử cung chuột mẹ bằng methylazoxymethanol acetate (chất phá hủy tập hợp các tế bào thần kinh đang phân chia) làm thay đổi hành vi và hình thái của các cấu trúc não có liên quan đến bệnh TTPL (đặc biệt là hồi hải mã, vùng trán, vỏ não nội khứu) ở các chuột con [76]. Black và cs. cho chuột đực tiếp xúc với L-nitroarginine ở giai đoạn 3-5 ngày tuổi. Kết quả cho thấy các chuột này biểu hiện giảm PPI ở giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, chuột cái không bộc lộ các biến đổi này khi thực hiện thí nghiệm tương tự [22]. Hiện tại, các mô hình phá hủy sự hình thành và phát triển của tế bào thần kinh còn hạn chế về các dữ liệu, tuy nhiên nó có giá trị tiềm năng cho việc khám phá ra các vòng thần kinh bằng cách loại trừ các tế bào thần kinh trưởng thành. 1.3.3.2. Mô hình gây tổn thương ở giai đoạn mới sinh Một số tác giả đã gây tổn thương vùng bụng hồi hải mã của chuột cống mới sinh bằng phương pháp gây độc kích thích để gây mô hình bệnh TTPL. Kết quả cho thấy ở giai đoạn trưởng thành, các chuột này biểu hiện sự thay đổi hành vi một cách rõ rệt như suy giảm TTXH, PPI và trí nhớ hiện động. [14, 15, 72]. Các hiện tượng này có nhiều điểm tương đồng với các triệu chứng của bệnh TTPL. Nghiên cứu phân tử và điện sinh lý cho thấy mối tương tác sai lệch giữa GABA - glutamat - DA ở vỏ não có thể là nền tảng 24 của sự suy giảm chức năng của vỏ não trên các chuột gây tổn thương vùng bụng hồi hải mã ở giai đoạn mới sinh [82, 87]. Ngoài ra, một số tác giả đã tiến hành gây tổn thương các cấu trúc não khác có liên quan đến TTPL như đồi não và vùng vỏ não trán trước trên chuột ở giai đoạn mới sinh, nhưng kết quả thu được rất khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu gây tổn thương đồi não do kích thích độc tố ở chuột cống sau sinh 7 ngày (PD7) cho thấy chuột trưởng thành bị tăng vận động khi tiếp xúc với apomorphin và amphetamin [70]; tuy nhiên nghiên cứu của Lipska và cs. không phát hiện ra những thay đổi tương ứng sau khi gây tổn thương vùng này [71, 115]. Uehara và cs. gây tổn thương vùng giữa của vỏ não trán trước ở chuột cống PD7 bằng kích thích độc tố đã nhận thấy hoạt động vận động của chuột tăng lên khi tiếp xúc với methamphetamin [112], nhưng nghiên cứu của Lipska và cs. lại không cho kết quả tương tự [69]. Tóm lại, mô hình gây tổn thương không chỉ có giá trị về mặt đánh giá hành vi, cấu trúc tế bào, khía cạnh dược lý học mà còn có giá trị về tiến trình thời gian khi phát sinh các rối loạn. Hạn chế của mô hình này là ở bệnh nhân TTPL không thể hiện rõ sự tổn thương não tương tự như mô hình gây ra. 1.3.4. Mô hình tác động lên gen Mô hình gây đột biến gen Neuregulin 1: neuregulin 1 là gen “cảm nhiễm” (susceptible gene) đứng đầu trong bệnh TTPL [105]. Chuột đột biến neuregulin 1 (alen thiếu nhiều vùng khác nhau của gen) có các biểu hiện như tăng thụ thể serotonin 2A và các chất vận chuyển serotonin [29], giảm biểu hiện thụ thể NMDA, suy giảm TTXH, PPI và ức chế trì hoãn, nhưng không có sự thay đổi về trí nhớ hiện động [54, 91]. Mô hình gây đột biến gen COMT: catechol-O-methyltransferase (COMT) là một enzym chịu trách nhiệm chính cho quá trình chuyển hóa DA ở vỏ não trán trước. Papaleo và cs. đã tạo ra chuột chuyển gen biểu hiện quá 25 mức biến thể COMT Val. Chuột chuyển gen có sự suy giảm trí nhớ hiện động và khả năng nhận biết vật thể lạ; sự suy giảm trí nhớ được cải thiện khi điều trị bằng amphetamin [84]. Mô hình gây đột biến gen DISC1: Koike và cs. gây đột biến gen DISC1 ở chuột và nhận thấy những chuột này có hoạt động vận động và PPI bình thường nhưng trí nhớ hiện động bị suy giảm [59]. Li và cs. sử dụng biện pháp chuyển gen làm biểu lộ phần tận cùng đầu C của gen DISC1 ở chuột nhắt [68]. Kết quả chuột ở giai đoạn mới sinh có sự suy giảm hệ thống các sợi nhánh ở hồi răng, suy giảm trí nhớ hiện động không gian và giảm hành vi xã hội [68]. Mô hình gây mất đoạn thuộc vùng nhiễm sắc thể 22q11. Mất đoạn thuộc vùng 22q11 là nguyên nhân của 1% bệnh nhân TTPL người da trắng (Caucasian) và là đột biến duy nhất đã biết có liên quan đến phát tán bệnh TTPL trong cộng đồng [47]. Stark và cs. cho thấy chuột mang đột biến dị hợp ở nhóm gen liên kết liên quan đến TTPL có những bất thường về hành vi và cấu trúc tế bào thần kinh như suy giảm trí nhớ hiện động, giảm kích thước các núm nhánh, giảm tính phức tạp của sợi nhánh ở các tế bào tháp hồi hải mã [104]. 1.3.5. Mô hình dựa trên giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Mô hình gây suy dinh dưỡng: nghiên cứu của Kesby và cs. [56]và của Palmer và cs. [83] cho thấy sự thiếu protein nghiêm trọng trước sinh hoặc sự thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai đã gây ra sự thay đổi lâu dài trong quá trình phát triển não của chuột cống. Sự suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến sự di cư và biệt hóa tế bào, phá vỡ sự hình thành của vòng thần kinh và hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh, làm suy giảm chức năng nhận thức và học tập [56, 83]. Mặc dù các bất bình thường về mặt hình thái trong mô hình này rất 26 rõ ràng và phổ biến, nhưng hành vi được tạo ra thì rất khác nhau và đôi khi mâu thuẫn với nhau, do đó mô hình này ít được sử dụng so với các mô hình khác [70]. Mô hình gây nhiễm virus: Nghiên cứu của Shi và cs. nhận thấy chuột mang thai bị nhiễm virus cúm người đã dẫn đến khiếm khuyết như sự dày lên của vỏ não mới và hồi hải mã ở chuột con. Đánh giá về hành vi cho thấy các chuột này có sự suy giảm PPI và TTXH [97]. Tuy vậy, mối liên quan giữa gây nhiễm virus và các triệu chứng của bệnh TTPL vẫn chưa thực sự rõ ràng. Tóm lại, giá trị của mô hình kiểm tra các giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh là chưa cao do thiếu các bằng chứng thuyết phục về vai trò của các yếu tố nguyên nhân trong bệnh TTPL. 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HÀNH VI TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM ĐƯỢC GÂY MÔ HÌNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT 1.4.1. Hành vi ở động vật gây mô hình bệnh tâm thần phân liệt Bệnh nhân TTPL có các nhóm triệu chứng là dương tính như hoang tưởng, ảo giác và triệu chứng âm tính thể hiện sự giảm sút, mất mát về các hoạt động thần kinh sẵn có như cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn, khả năng học tập và lao động giảm sút, mất hứng thú trong công việc và các hoạt động xã hội [9]. Trên động vật gây mô hình TTPL cũng có những những đặc điểm, hành vi tương đồng với các triệu chứng của bệnh TTPL. Theo Arguello và Lipska, các biến đổi về hành vi, trí nhớ trên động vật như tăng hoạt động vận động, giảm tương tác với các cá thể cùng loài, biến đổi ức chế trì hoãn, suy giảm PPI, giảm trí nhớ và khả năng học tập là tương ứng với các triệu chứng ở bệnh nhân TTPL [17, 70]. Quan điểm này được nhiều tác giả ủng hộ và áp dụng trong nghiên cứu bệnh TTPL trên động vật [15, 19, 20, 89]. Để đánh giá hành vi của động vật thực nghiệm, các tác giả đã sử dụng nhiều bài 27 tập khác nhau như: môi trường mở, TTXH, mê lộ chữ thập, mê lộ nước, mê lộ chữ Y, mê lộ tìm thức ăn [79, 89, 113]. 1.4.2. Đánh giá hoạt động vận động Vận động là một hoạt động cơ bản, có ảnh hưởng đến nhiều hành vi khác của động vật như tương tác với cá thể cùng loài, khám phá, học tập Trên động vật gây mô hình TTPL, hoạt động vận động tăng (ví dụ tăng quãng đường vận động, xuất hiện hành vi lặp đi lặp lại) là biểu hiện triệu chứng dương tính của bệnh [17, 70]. Để đánh giá chức năng vận động của động vật, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng nhiều bài tập như môi trường mở, leo cọc, hoạt động trong buồng nuôi, rotarod Trong số đó, môi trường mở là bài tập được sử dụng phổ biến nhất [37]. Môi trường mở là một “khuôn viên kín” có thành cao, đáy có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn, kích thước tùy theo loại động vật được thử nghiệm. Trong bài tập này, chức năng vận động của động vật được đánh giá chủ yếu bởi các thông số quãng đường vận động, vận tốc trung bình, số lần đi qua đường giữa [37]. 1.4.3. Đánh giá hành vi xã hội Hành vi xã hội của động vật được ví như hành vi giao tiếp của loài người. Hành vi này được thể hiện trong mối quan hệ mẹ con, sự tức giận, vị trí của động vật trong bầy đàn, hành vi tính giao (sexual behavior), TTXH... Các bài tập đánh giá hành vi được áp dụng rộng rãi trên mô hình động vật gây bệnh TTPL, tự kỷ, ám ảnh xã hội (social phobia) và các bệnh có liên quan đến rối loạn hành vi giao tiếp xã hội [27]. Trên động vật gây mô hình TTPL, hành vi xã hội suy giảm là tương ứng với triệu chứng âm tính của bệnh [17, 70]. Để đánh giá hành vi xã hội của động vật, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều bài tập như TTXH, đánh giá hành vi tính giao, mối quan hệ mẹ con [27]. 28 Bài tập đánh giá TTXH giữa hai cá thể: hai chuột được đặt vào hai buồng: chuột phân tích (chuột thí nghiệm) được đặt vào buồng lớn, chuột đối tác được đặt trong lồng nhỏ (Hình 1.3). Các hành vi tương tác (gọi tắt là tương tác) được đánh giá là ngửi kiểu mũi chạm mũi (nose to nose) (Hình 1.4), ngửi kiểu mũi chạm vùng cơ quan sinh dục (nose to genital), hoặc đi theo sau (tức là một con đi theo sau một con khác, following) Các hành vi này thường được xác định bằng cả hai chỉ số là số lần tương tác và thời gian tương tác [27]. Hình 1.3. Thiết bị đánh giá hành vi TTXH trên chuột nhắt. *Nguồn: Silverman J.L. và cs. (2010) [102]. Hình 1.4. Một hành vi TTXH giữa hai cá thể cùng loài Hành vi tương tác: ngửi kiểu mũi chạm mũi (nose to nose) giữa hai cá thể *Nguồn: Silverman J.L. và cs. (2010) [102]. Bài tập đánh giá hành vi tính giao: hai chuột trưởng thành khác giới được cho vào cùng một lồng, chuột đực thường sẽ có các biểu hiện như đi theo sau, ngửi, cưỡi lên con cái, phóng tinh Con cái cũng có các hành vi 29 như: ngửi, tiếp xúc, ưỡn lưng, đi theo Đây là các hành vi thể hiện tính giao của hai con vật khác giới. Các hành vi này cũng được ghi lại và phân tích về số lần và thời gian với từng hành vi của mỗi con vật [27]. Bài tập đánh giá mối quan hệ mẹ con: chuột mẹ được nhốt chung với đàn chuột con hoặc cách ly đàn con một thời gian sau đó cho tái hợp. Chuột mẹ thường có các biểu hiện chăm sóc con như: liếm con, ủ ấm, cho con bú, tha chuột con từ vị trí này đến vị trí khác Các hành vi này của chuột mẹ được ghi lại và phân tích về số lần và thời gian với từng hành vi [27]. 1.4.4. Đánh giá trí nhớ và khả năng học tập Đánh giá trí nhớ và khả năng học tập của động vật thông qua các bài tập là một trong những nội dung quan trọng để nghiên cứu các bệnh liên quan đến suy giảm trí nhớ và rối loạn nhận thức ở người. Trên mô hình động vật, sự suy giảm trí nhớ và học tập là tương ứng với triệu chứng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân TTPL [17, 70], nó được thể hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng bài tập (ví dụ: trong bài tập mê lộ nước Morris đó là sự tăng lên của thời gian và quãng đường tìm thấy bến đỗ) [116]. Để đánh giá trí nhớ và khả năng học tập của động vật, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều bài tập như mê lộ nước Morris, mê lộ tìm thức ăn, mê lộ chữ Y, buồng sáng tối Bài tập mê lộ nước Morris (Morris water maze): bài tập mê lộ nước Morris lần đầu tiên được mô tả bởi Richard Morris vào năm 1984. Dựa vào bản năng sinh tồn và khả năng nhớ vị trí không gian của chuột, nên khi cho vào nước chuột sẽ bơi để tìm bến đỗ và nhớ vị trí của bến đỗ ở các lần tiếp theo. Trong bài tập này, chuột được cho vào một hồ bơi có đặt một bến đỗ ngập dưới nước, nước trong hồ bơi được làm đục để động vật không nhìn thấy cũng như không thể dựa vào mùi để tìm thấy bến đỗ mà phải dựa vào các dấu mốc bên ngoài (một số tranh ảnh hoặc vật mốc cố định trong buồng thực nghiệm) để định hướng. Các chỉ số đánh giá trong bài tập này là thời gian tìm 30 thấy bến đỗ, quãng đường tìm thấy bến đỗ, vận tốc bơi trung bình, thời gian lưu lại góc có bến đỗ [116]. Bài tập tìm thức ăn trong mê lộ: tìm kiếm thức ăn là một hành vi có tính bản năng, giúp động vật có thể sinh tồn. Trong bài tập này, chuột bị bỏ đói được cho vào một mê lộ có cấu tạo bởi nhiều đường chữ chi, có nhiều ngõ cụt và chỉ có một đường duy nhất dẫn đến ô đích chứa thức ăn. Chuột sẽ được hướng dẫn đi đến ô đích để lấy thức ăn. Sau một số lần luyện tập, chuột có thể tự chạy tới ô đích và thời gian tìm thấy thức ăn sẽ nhanh hơn. Trong một số trường hợp, người ta sẽ mở toàn bộ hoặc một số cửa dẫn tới các ngõ cụt để đánh giá mức độ mắc lỗi (đi sai đường) của động vật thí nghiệm. Các chỉ số đánh giá trong bài tập này là thời gian tìm thấy thức ăn, số lần hướng dẫn để tìm được thức ăn, tỷ lệ mắc lỗi Bài tập buồng sáng tối: chuột là loài động vật gặm nhấm, ưa hoạt động trong tối, tránh ánh sáng. Dựa trên đặc điểm sinh học này, người ta thiết kế buồng tối (khu vực ưa thích của chuột) trở thành vị trí nguy hiểm (bị điện giật), trong khi buồng sáng lại là vị trí an toàn (không bị điện giật). Trong bài tập này, chuột được đưa vào buồng sáng là khu vực không ưa thích nên chúng sẽ tự đi vào buồng tối, tại đây chúng sẽ bị điện giật. Sau một số lần tập luyện, chuột sẽ hạn chế vào buồng tối. Các chỉ số đánh giá ở bài tập này là thời gian từ khi cho chuột vào buồng sáng đến khi chuột sang buồng tối. Tuy nhiên, bài tập này bị ảnh hưởng khi chuột ít vận động [45]. 1.5. MỘT SỐ THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN LÂM SÀNG 1.5.1. Thuốc chống loạn thần điển hình Chlorpromazin là thuốc đầu tiên được tìm ra, có tác dụng đối vận với thụ thể D2, nên được gọi là nhóm thuốc đối vận thụ thể DA; ngoài ra nó còn được gọi là thuốc chống loạn thần thế hệ 1, thuốc chống loạn thần điển hình. 31 Tùy theo cấu trúc hoá học mà thuốc chống loạn thần điển hình được chia thành nhiều nhóm, trong đó haloperidol thuộc nhóm butyrophenon (Hình 1.5). Thuốc được hấp thu qua đường uống, nồng độ đỉnh huyết thanh đạt được sau 1-4 giờ uống. Sau 3-5 ngày dùng thuốc thì đạt được nồng độ điều trị. Thời gian bán hủy của đa số thuốc là khoảng 24 giờ [7]. Các thuốc đối vận thụ thể DA có hiệu quả điều trị triệu chứng cấp tính và ngăn ngừa tái phát bệnh TTPL và rối loạn cảm xúc phân liệt. Tuy thuốc có hiệu quả cao đối với các triệu chứng dương tí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003297_5708_2006685.pdf
Tài liệu liên quan