Vườn Bưởi - Quất – Chôm chôm của anh Lưu Chí Cường, sinh năm 1963, tổ 1, khu phố Phú
Mỹ, phường Tân Phú với diện tích 8.000 m2. Địa hình tương đối bằng. Độ dốc 0-8o. Đất thuộc
loại đất nâu vàng trên bazan. Vườn được chia thành 3 khu vực trồng cây: 5.000 m2trồng Bưởi
được 4 năm tuổi, 1.000 m2trồng Quất với 500 cây đang đậu quả rất đẹp và 2.000 m2
trồng Chôm chôm 6 năm tuổi đang ra hoa.
Có 2 ao, mỗi ao 500 m2, trong đó 1 ao thả cá bán, 1 ao lấy nước tưới. Vườn nhà thiết kế theo VAC có nuôi heo thịt. Trên bờ ao trồng Chuối, Dừa, Ổi. Mặt đất sát bờ ao và lòng ao trồng Rau muống, vài đám rau Húng quế, Kinh giới, Ngò gai. Phía bên phải của nhà trồng Bưởi, phía sau trồng Chôm chôm. Trong khu trồng Bưởi có đào các mương rộng 0,6 m để thoát dẫn nước. Trên bờ mương trồng Mướp, Bầu leo giàn bắc qua mương. Vào thời điểm khảo sát, Bầu và Mướp đã hết vụ, mương cạn và chủ hộ đang trồng Khoai lang, Rau muống trong lòng và sát bờ mương. Trên bờ còn trồng thêm vài khóm Mía, Rau má, rau thơm Cây Bưởi 4 năm tuổi cao khoảng 2 m, khoảng cách khá thưa (4m x 5m) đang trồng xen Quất cao khoảng 0,5m trong đó khoảng 40 cây đang ra hoa, quả Trong khu trồng Chôm chôm có chuồng nhỏ nuôi gà, vịt xiêm. Vườn sạch cỏ, có rất ít Cỏ Lào mọc lưa thưa. Ao cá chỉ nuôi trong mùa mưa, đến mùa khô đánh bắt. Vào thời điểm khảo sát không còn nhiều cá trong ao, chỉ còn một ít để ăn, một ao đã cạn nước đang trồng Rau muống.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông có cấu trúc
nhiều tầng. Các vườn Điều, vườn Nhãn, vườn Xoài hơn 15 năm tuổi trong vườn chỉ có cây Điều hay
cây Nhãn hoặc cây Xoài ở tầng trên cao 10 - 15 m, một ít cây cỏ và cây dại ở tầng sát mặt đất. Một
số vườn Điều đang trồng xen cây Điều ghép (điều cao sản) để thay thế cho cây Điều cũ thì có thêm
tầng giữa cao 5 - 7 m (các vườn Điều lâu năm ở Tiến Thành, Tân Thành). Trong vườn Tiêu dùng
nọc sống có sự phân tầng rõ rệt: Tầng cao nhất (trên 10 m) gồm những cây làm nọc (cây Thừng
mức), cây làm hàng rào (cây Xà cừ); tầng ưu thế là Tiêu (5 - 10 m); tầng sát mặt đất gồm cỏ, cây dại
(Cỏ tranh, cây Xấu hổ, Cỏ lào…)
Hình 3.3. Lát cắt đứng từ trước ra sau một vườn nhà thuần loại
- Vườn nhà trồng xen
Thường gặp ở thị xã Đồng Xoài các kiểu vườn nhà trồng xen như: Điều - Khoai mì, Điều - Đậu
xanh, Điều - Khoai lang, Điều - Ca cao, Điều - Cao su, Cam - Bưởi - Quất, Cam - Quýt - Bưởi, Cam
- Bưởi - Chôm chôm, Điều - Tiêu, Điều - cây cảnh.
+ Vườn điều thường được trồng xen với Khoai mì khi cây Điều còn nhỏ, hoặc Khoai mì được
trồng ở phía ngoài vườn gần hàng rào để tận dụng ánh sáng. Bà con nông dân còn trồng xen Đậu
xanh, rau xanh, Khoai lang ở phía ngoài, sát hàng rào gần nhà ở để cải thiện bữa ăn chứ không phải
tăng thu nhập chính. Một số hộ thuộc phường Tân Phú trồng hoa Cúc ở phía gần hàng rào, nơi có
khoảng trống nhiều. Hoa dùng để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Có hộ trồng Tiêu xen Điều nhưng
nọc không phải là cây Điều. Một số vườn trồng cây Ca cao xen dưới tán Điều. Tuy nhiên, nhiều hộ
nông dân có vườn nhà đang chuyển sang trồng Cao su trong vườn Điều và khi cây Cao su mở
miệng sẽ chặt dần cây Điều đi để trồng thuần cây Cao su.
+ Vườn Cam - Quýt được trồng xen Mướp hương, Đậu đũa, Đậu cô ve cho leo làm giàn hay
leo lên cây Cam (hộ anh Đông, ấp Suối Cam, Tân Phú). Vườn Quýt đường ở Tân Thành được trồng
xen Cà tím.
Hình 3.4. Vườn Điều trồng xen Đậu xanh
Hình 3.5. Vườn Điều trồng xen Khoai mì
Hình 3.6.Vườn Điều trồng xen cây Ca cao
Hình 3.7. Vườn Quýt trồng xen Cà tím
- Cấu trúc vườn trồng xen
+ Cấu trúc theo chiều ngang: giống vườn thuần loại.
+ Cấu trúc theo không gian đứng (sự phân tầng):
Trong vườn trồng xen do có nhiều loài cây nên sự phân tầng phong phú hơn vườn thuần loại.
Một đặc điểm nổi bật trong vườn trồng xen ở Đồng Xoài là những cây trong vườn thường ít tuổi,
khoảng 10 năm tuổi trở lại. Riêng vườn Điều lâu năm (trên 15 năm) phần lớn không trồng xen (trừ
một số vườn điều xen Ca cao thử nghiệm). Có thể coi sự phân tầng trong vườn trồng xen như sau:
* Tầng cao nhất (A): trên 10 m gồm những cây Xà cừ, Bạch đàn, Thừng mức … làm hàng
rào hoặc làm trụ tiêu.
* Tầng giữa (B): 5 - 10 m gồm những cây ưu thế như Điều, Nhãn, Xoài, Tiêu, Cà phê, Cam,
Bưởi, Chôm chôm, ...(cây trồng chính)
* Tầng thấp hơn (C ): 1 - 5 m gồm Ca cao 3 - 5 tuổi, Khoai mì sắp thu hoạch, Quất (tắc),
…(cây trồng xen).
* Tầng sát mặt đất ( D ): 0 - 1 m gồm cỏ dại, các loại rau, khoai, đậu, cà,…các cây hoa như
Cúc, Huệ, Mười giờ… (cây trồng xen theo vụ).
Hình 3.8. Cấu trúc một vườn trồng xen
- Vấn đề trồng cây phân xanh cải tạo đất
Ở thị xã Đồng Xoài hầu như không có vườn nào trồng cây phân xanh cải tạo đất. Do đặc thù cây
trồng là cây Điều rợp bóng nên hầu như không có cây nào mọc dưới tán điều (trừ cỏ dại), ngoài ra
bà con nông dân cũng không có tập quán trồng cây phân xanh trong vườn, nhất là vườn điều phải
sạch để còn lượm hạt. Đến mùa thu hoạch thường quét sạch lá trong vườn để dễ nhìn thấy hạt rơi
dưới gốc. Vườn Tiêu, vườn Cà phê (còn lại một ít) thường được trồng dày, làm cỏ rất sạch nhưng
cũng không trồng cây phân xanh để cải tạo đất. 100% số hộ được hỏi đều không trồng cây phân
xanh trong vườn, một số chủ hộ không biết có những loài cây phân xanh nào.
3.1.4. Mô tả một số vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài
3.1.4.1. Vườn Điều sạch xen Ca cao ở Tiến Hưng
Vườn Điều sạch Tiến Hưng do ông Đàm Xuân Thọ, sinh năm 1959, địa chỉ ở ấp 7, xã Tiến
Hưng làm nhóm trưởng (số thành viên trong nhóm là 47). Tổng diện tích vườn Điều sạch là 250 ha.
Nhóm được thành lập năm 2007 và được công nhận ngày 19/7/2009. Diện tích vườn nhỏ nhất là 3
sào, lớn nhất là 12 ha.
Các vườn Điều trong nhóm đã có từ trước, nhưng từ khi gia nhập nhóm, các thành viên phải
tuân thủ một số qui định sau:
+ Chăm sóc chủ yếu vẫn như trước về đốn cành, tạo tán, bón phân, làm cỏ… nhưng cấm sử
dụng một số hóa chất như thuốc diệt cỏ 2,4D, thuốc diệt cỏ hiệu Balamat, Glamoxong; thuốc diệt
sâu DDT, 666, Bi 58.
+ Chỉ được dùng thuốc diệt cỏ có gốc Glyposat (do không lưu trong đất lâu) và gốc lân hữu cơ.
+ Xử lý bao bì sau khi dùng: phân loại bao bì rồi chôn hoặc đốt. Có người của công ty đến kiểm
tra. Hầu hết bà con vẫn còn dùng cách đốt.
- Sau 3 năm tổ chức giám định lại và tiếp tục cấp giấy chứng nhận điều sạch nếu đủ tiêu
chuẩn, hoặc tuyển mới các thành viên khác đủ điều kiện.
- Năng suất và thu nhập
Các vườn Điều đang ở độ tuổi 15 năm tuổi (80%), còn một số ít 7-8 năm tuổi, một vài vườn
Điều 20 năm tuổi đạt năng suất trung bình là 500 tấn hạt/vụ/250 ha.
Năm 2008 xuất khẩu 19,837 tấn điều khô tương đương 3.994 kg nhân, thu được 447,23 USD,
trong đó có 2,015 tấn vào kênh Thương mại quốc tế qua tổ chức Thương mại công bằng quốc tế
(FLO).
* Mô tả một vườn Điều sạch xen Ca cao
- Vườn Điều nhà ông Đàm Xuân Thọ, nhóm trưởng, ở ấp 7, xã Tiến Hưng với diện tích 5,4 ha.
Cơ cấu các loài sinh vật trong vườn Điều sạch được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Cơ cấu các loài sinh vật trong vườn Điều sạch xen Ca cao
Tên cây, con Độ tuổi Số lượng Ghi chú
Điều (giống địa phương) 15 500 cây Đang ra hoa
Điều (giống địa phương) 3 30 cây
Ca cao 3 50 cây Quả bói
Cỏ lào một ít
Bò 2 con
Gà 20 con
- Năng suất của vườn Điều sạch xen Ca cao và hiệu quả kinh tế
Năng suất của vườn Điều sạch xen Ca cao và hiệu quả kinh tế được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Năng suất và thu nhập hàng năm của vườn Điều sạch xen Ca cao
Năm
Năng suất
(Kg/ha)
Đơn giá
(đồng/kg)
Thu
(đồng/ha)
Chi
(đồng/ha)
Thu nhập
(đồng/ha)
2007 2.500 8.000 20.000.000 10.000.000 9.000.000
2008 2.500 9.000 22.500.000 11.000.000 11.500.000
2009 2.500 13.000 25.000.000 11.000.000 14.000.000
(Năm 2008, 2009 chi phí cao hơn do công lao động tăng, thuốc trừ sâu, phân bón đều tăng giá
so với 2007)
Hình 3.9. Vườn Điều sạch ở Tiến Hưng
Nhận xét: Đây là một loại mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là hướng đến
việc sản xuất với quy mô lớn, tập trung với chất lượng sản phẩm được kiểm soát. Tuy nhiên, so với
mặt bằng chung về giá và lợi nhuận chưa cao và chưa tương xứng với chất lượng của sản phẩm
sạch.
3.1.4.2. Vườn Nhãn thuần loại ở Tân Phú thị xã Đồng Xoài
Vườn Nhãn thuần loại thuộc địa hình hơi dốc của ông Đinh Đức Đạo, 70 tuổi, ở tổ 2, khu phố
Phú Tân, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài có diện tích 1 ha, với 400 cây Nhãn 10 năm tuổi.
Thành phần nông hóa thổ nhưỡng của mẫu đất ở vườn Nhãn được thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5. Thành phần nông hóa thổ nhưỡng của đất vườn Nhãn
(Ngày lấy mẫu: 29/12/2009)
Chỉ tiêu
Tầng đất
0 - 20cm 20 – 40 cm 40 – 60 cm
pH(H2O) 5,3 5,3 5,4
CHC (%) 2,38 0,69 0,72
N_ts (%) 0,13 0,05 0,05
P2O5_ts (%) 0,19 0,37 0,33
K2O_ts (%) 0,74 0,52 0,50
N_dt (mg/kg) 9,1 4,9 3,5
P_Bray 2 (mg/kg) 5,9 3,2 2,6
K_dt (mg/kg) 36 20 20
Cát (%) 60 70 72
Thịt (%) 15 6 7
Sét (%) 25 24 21
Đất vườn nhãn thuộc loại nhóm đất nâu vàng trên bazan có tỉ lệ cát cao 60 – 72%, pH hơi chua,
nhìn chung đất nghèo dinh dưỡng.
- Chăm sóc vườn Nhãn
+ Bón phân NPK với 1 kg/gốc cây và bón làm 3 đợt trong năm.
+ Tưới nước cho vườn Nhãn mỗi tháng 4 lần từ một ao 3000 m2 có kết hợp thả cá Rô phi, cá Trê
vàng.
+ Dùng thuốc diệt cỏ để phun 2 lần/năm, mỗi lần 10 lít. Đối với sâu hại thì đục thân cây nhét
thuốc vào để trừ sâu đục thân, sâu đục quả, sâu ăn bông.
- Về Cơ cấu loài sinh vật trong vườn Nhãn:
Cơ cấu các loài được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Cơ cấu các loài sinh vật trong vườn Nhãn
Tên cây, con Tuổi cây Số lượng Ghi chú
Cây Nhãn 10 400 cây Đang ra hoa
Cỏ lào Ít Trong vườn nhãn
Cỏ tranh Ít Trong vườn nhãn
Chuối 20 cây Ven bờ ao
Cá (rô phi, trê…) Để ăn
Dơi Phá quả nhãn
Ong Hiện nay không
Nhìn chung, vì đây là kiểu vườn nhà thuần loại nên cơ cấu loài hết sức đơn giản, cấu trúc chỉ
gồm tầng cây gỗ là Nhãn và tầng cỏ (chủ yếu là cỏ Tranh, cỏ Lào).
- Năng suất và thu nhập từ vườn Nhãn
+ Nhìn chung trồng Nhãn những năm gần đây thất thu do năng suất kém, bệnh nhiều, đặc biệt
bệnh xoắn đọt trong 2 năm trở lại đây khiến nhãn không ra hoa, không đậu quả. Nhiều hộ đã chặt bỏ
chuyển sang trồng cây khác như Cam, Bưởi, hoa cảnh…
+ Năng suất trung bình: 30 kg/cây. Năm được mùa: 40 kg/cây.
+ Giá bán tại vườn: 3.500 đ – 5.000 đ/kg.
Bảng 3.7. Năng suất và thu nhập hàng năm của vườn Nhãn
Năm
Năng suất
(kg/ha)
Đơn giá
(đồng/kg)
Thu
(đồng/ha)
Chi
(đồng/ha)
Thu nhập
(đồng/ha)
2007 12.000 5.000 60.000.000 46.000.000 14.000.000
2008 10.000 5.000 50.000.000 40.000.000 10.000.000
2009 8.000 5.000 40.000.000 30.000.000 10.000.000
Ông Đạo cho biết vào năm 2009 vườn Nhãn chỉ được bón phân NPK mỗi gốc 0,5 kg. Riêng tiền
phân bón đã hết 18 triệu đồng. Bệnh xoắn đọt mới có trong khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Cây Nhãn
hầu như không cho quả nữa và ông Đạo dự định chặt bỏ Nhãn để chuyển sang trồng Cam.
Hình 3.10. Vườn Nhãn ở Tân Phú
3.1.4.3. Vườn Bưởi - Quất - Chôm chôm ở Tân Phú
Vườn Bưởi - Quất – Chôm chôm của anh Lưu Chí Cường, sinh năm 1963, tổ 1, khu phố Phú
Mỹ, phường Tân Phú với diện tích 8.000 m2. Địa hình tương đối bằng. Độ dốc 0-8o . Đất thuộc
loại đất nâu vàng trên bazan. Vườn được chia thành 3 khu vực trồng cây: 5.000 m2 trồng Bưởi
được 4 năm tuổi, 1.000 m2 trồng Quất với 500 cây đang đậu quả rất đẹp và 2.000 m2 trồng Chôm
chôm 6 năm tuổi đang ra hoa.
Có 2 ao, mỗi ao 500 m2, trong đó 1 ao thả cá bán, 1 ao lấy nước tưới. Vườn nhà thiết kế theo
VAC có nuôi heo thịt. Trên bờ ao trồng Chuối, Dừa, Ổi. Mặt đất sát bờ ao và lòng ao trồng Rau
muống, vài đám rau Húng quế, Kinh giới, Ngò gai. Phía bên phải của nhà trồng Bưởi, phía sau
trồng Chôm chôm. Trong khu trồng Bưởi có đào các mương rộng 0,6 m để thoát dẫn nước. Trên bờ
mương trồng Mướp, Bầu leo giàn bắc qua mương. Vào thời điểm khảo sát, Bầu và Mướp đã hết vụ,
mương cạn và chủ hộ đang trồng Khoai lang, Rau muống trong lòng và sát bờ mương. Trên bờ còn
trồng thêm vài khóm Mía, Rau má, rau thơm … Cây Bưởi 4 năm tuổi cao khoảng 2 m, khoảng cách
khá thưa (4m x 5m) đang trồng xen Quất cao khoảng 0,5m trong đó khoảng 40 cây đang ra hoa,
quả… Trong khu trồng Chôm chôm có chuồng nhỏ nuôi gà, vịt xiêm. Vườn sạch cỏ, có rất ít Cỏ
Lào mọc lưa thưa. Ao cá chỉ nuôi trong mùa mưa, đến mùa khô đánh bắt. Vào thời điểm khảo sát
không còn nhiều cá trong ao, chỉ còn một ít để ăn, một ao đã cạn nước đang trồng Rau muống. Rau
muống được trồng chủ yếu để nuôi heo, các loại rau khác như Bầu, Bí, Mướp, Cà tím để ăn chứ
không bán. Chuối trồng xung quanh bờ ao vừa lấy quả ăn vừa lấy thân làm rau heo. Nước ao cá để
tưới và tắm heo. Phân chuồng ủ có hầm bioga, sau đó sử dụng bón cho cây.
- Chăm sóc vườn nhà
Nhìn chung vườn nhà thực hiện đúng hướng dẫn của mô hình VAC trong việc tận dụng các sản
phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên anh cho biết cá trong ao nuôi chưa đủ cung cấp cho việc
nuôi heo, gia đình vẫn phải mua thêm ở ngoài chợ. Vẫn phải dùng thêm phân bò cho Bưởi và Chôm
chôm vì nguồn phân heo chưa đủ. Ngoài ra cũng dùng phân hóa học như NPK bón cho Bưởi, Chôm
chôm 4 lần/năm, mỗi lần 0,5 kg/cây.
- Cơ cấu các loài sinh vật trong vườn Bưởi - Quất – Chôm chôm:
Bảng 3.8. Cơ cấu các loài sinh vật trong vườn Bưởi - Quất – Chôm chôm
Tên cây, con Diện tích
m2
Số lượng Ghi chú
Bưởi 5.000 100 cây Đang thu hoạch
Chôm chôm 2.000 250 cây Đang ra hoa
Quất (bán Tết) 1.000 500 cây Chuẩn bị xuất
Khoai lang 100 2 khóm Bờ mương
Cây Cóc thái 1 cây Sân nhà
Cây hoa giấy 1 cây Sân nhà
Rau muống 500 m2 Lòng ao cạn, lòng mương cạn
Mía 20 cây Bờ mương
Chuối Xung quanh bờ ao theo hàng
rào, dọc theo đường đi từ
cổng vào nhà
Quất 500 cây Xen giữa các hàng Bưởi
Dừa 4 cây Bờ ao
Ổi 6 cây Bờ ao, bờ mương
Tre Trồng làm hàng rào ngăn
cách đường với khu nhà,
vườn.
Gà 7 con lớn,
15 con nhỏ
Để ăn
Heo thịt 8 con Có 4 con sắp xuất chuồng
Cá rô phi và một
số cá khác
Đã đánh bắt.
Còn một ít để ăn.
Ngan 5 con Để ăn
- Thu nhập từ vườn Bưởi - Quất – Chôm chôm
Thu nhập từ vườn được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Thu nhập từ vườn Bưởi - Quất – Chôm chôm (triệu đồng)
Năm Bưởi Chôm
chôm
Quất Heo Cá Tổng
2008
Thu 100 75 - 30 25 230
Chi 40 30 - 21 15 106
2009
Thu 100 56 150 28 19 353
Chi 40 30 70 21 10 171
Chi phí phân bón cho Bưởi, Quất, Chôm chôm nhiều hơn những loại cây trồng khác. Nuôi cá để
góp thêm thu nhập và chăn nuôi chứ không lời lắm. Bưởi 2 năm gần đây ổn định giá nhưng không
cao vì chất lượng không bằng Bưởi Năm Roi của miền Tây, và tâm lý người tiêu dùng vẫn thích
Bưởi Năm Roi. Chôm chôm cho năng suất khá nhưng năm được, năm thất.
Năm nay, anh trồng thêm 1 sào quất cảnh bán trong dịp Tết Nguyên đán hy vọng kiếm lời khá.
Dự tính với giá 300.000 đ/cây anh cũng được khoảng 150 triệu, trừ chi phí dự kiến còn gần 50 triệu.
Nhìn chung mỗi năm thu nhập các khoản sau khi trừ chi phí gia đình anh thu trên 100 triệu
đồng. Năm 2009 thu trên 200 triệu. Hộ anh Cường thuộc loại hộ khá của phường Tân Phú.
Hình 3.11. Vườn Bưởi – Quất – Chôm chôm
3.1.4.4. Vườn Xoài ở Tân Xuân
Vườn Xoài ở Tân Xuân có diện tích 2 ha của anh Nguyễn Văn Chửng, 52 tuổi, khu phố Phước
Bình, phường Tân Xuân. Có 300 cây Xoài cát Hòa Lộc 13 năm tuổi được trồng ở đây. Trong vườn
cũng có 50 cây Xoài 5 năm tuổi.
- Cơ cấu các loài sinh vật trong vườn Xoài
Cơ cấu các loài trong vườn Xoài được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Cơ cấu các loài sinh vật trong vườn Xoài
Tên cây, con Diện tích Số lượng Ghi chú
Xoài 13 năm tuổi 2 ha 300 cây Đang thu hoạch
Xoài 5 năm tuổi 2000 m2 50 cây Đang ra hoa
Quất 1 cây Sát sân nhà
Hoa giấy 1 cây Trước hiên nhà
Cỏ Mỹ Ít Trong vườn xoài
Cỏ Lào Ít Trong vườn xoài
Heo 2 con
Gà 20 con
Sâu đục thân Nhiều Đã phun thuốc
Nhện đỏ Ít Đã phun thuốc
Ruồi đục quả Nhiều Vì đang mùa quả
- Chăm sóc vườn Xoài
+ Các loại sâu bệnh thường gặp ở vườn xoài là Sâu đục thân, Bọ trĩ, Nhện đỏ, Rệp sáp, Rầy,
bệnh Thán thư. Trong đó sâu đục thân thường gặp nhiều nhất, chưa trị được. Ngoài ra vào mùa ra
hoa - kết quả thường bị Ruồi vàng đục quả, nhất là vào mùa quả chín. Bẫy thuốc trừ Ruồi vàng (bả
ruồi) được sử dụng và phun thuốc trừ sâu khá nhiều, 5 ngày/lần. Ngoài ra còn phun thuốc trừ các
loại cỏ dại 3 lần/năm.
+ Bón phân: Phân chuồng, phân đạm, lân, kali tự trộn.
+ Tưới nước: 5 ngày/lần. Nguồn nước: giếng khoan 60 m.
- Năng suất và thu nhập từ vườn Xoài
Năng suất và thu nhập từ vườn Xoài thể hiện ở bảng 3.11
Với năng suất 40 kg/cây nhưng anh Chửng cho biết Xoài cho quả cách năm, một năm được mùa
lại đến một năm mất mùa. Dù cho có thấy ra hoa nhiều đấy nhưng lại rụng, không đậu quả, hoặc quả
rụng rất nhiều. Thường nếu năm trước ra hoa nhiều thì năm nay ra ít, nếu chăm sóc không tốt thì
quả ngày càng nhỏ, chất lượng kém. Chủ vườn ước tính chi phí cho 1 cây khoảng 300.000 đ. Tính
ra năm được mùa cho thu nhập 210 triệu với 2 ha.
Bảng 3.11. Năng suất và thu nhập từ vườn Xoài ở Tân Xuân
Năm Năng suất
(kg)
Giá
(đồng/kg)
Thu
(triệu đồng)
Chi
(triệu đồng)
Thu nhập
(triệu đồng)
2008 12 000 25 000 300 90 210
2009 7 000 28 000 196 95 101
Hình 3.12. Vườn Xoài của anh Nguyễn Văn Chửng
3.1.4.5. Vườn Điều xen hoa cảnh ở Tân Phú
Vườn Điều xen hoa cảnh của anh Nguyễn Thanh Hải, 41 tuổi, tổ 3, khu phố Phú Tân, phường
Tân Phú có diện tích 12.000 m2 và cây Điều mới được trồng 2009 xen các loại hoa để tận dụng đất.
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 0-8o. Chỗ đất bằng đang trồng hoa huệ, cúc, lay ơn.
Đất thuộc loại nâu vàng trên bazan.
Trước đây vườn của anh trồng Nhãn, 3 năm trở lại đây cây Nhãn không có quả nên chặt bỏ
chuyển sang trồng cây Điều. Điều được trồng là giống Điều cao sản do có nguồn nước tưới của suối
Cam.
- Cơ cấu các loài sinh vật trong vườn Điều xen hoa cảnh
Cơ cấu loài được thể hiện ở bảng 3.12
Bảng 3.12. Cơ cấu loài sinh vật trong vườn Điều xen hoa cảnh
Tên cây, con Diện tích m2 Số lượng Ghi chú
Điều cao sản 8.000 600 cây Mới trồng 2009
Hoa huệ 1.000
Cúc vạn thọ 1.000
Lay ơn 2.000
Cỏ tranh Nhiều Dưới gốc điều
Cỏ gấu Ít Lẫn trong hoa
Cỏ lào Ít Ven đường, lối vào vườn
Gà 15 con
- Thu nhập từ vườn nhà
Thu nhập từ vườn nhà của anh Hải như sau: (Bảng 3.13)
Bảng 3.13. Thu nhập năm 2009 từ vườn Điều xen hoa cảnh
Thu, chi Huệ Cúc Lay ơn Tổng
Thu 40 triệu 10 triệu 75 triệu 125 triệu
Chi phí 27 triệu 3 triệu 40 triệu 70 triệu
Thu nhập 13 triệu 7 triệu 35 triệu 55 triệu
Hình 3.13. Vườn Điều xen hoa cảnh
3.1.4.6. Vườn rau an toàn
Nhóm vườn rau an toàn (rau sạch) có 5 ha do anh Nguyễn Văn Thủy làm nhóm trưởng, sinh
năm 1970, tổ trưởng, khu phố Xuân Đồng, phường Tân Thiện. Thông tin về nhóm: Thành lập tháng
11/2008 do Hội Nông dân Tỉnh Bình Phước đề xuất dự án và chỉ đạo chọn phường Tân Thiện làm
thí điểm. Nhóm có 8 thành viên do anh Thủy làm nhóm trưởng. Ban đầu nhóm có 3 hộ được dự án
cung cấp vốn 21 triệu đồng, cho mỗi hộ vay 20 triệu đồng trong 1 năm lãi suất 0,7% / tháng để đầu
tư làm nhà lưới, mua cột chăng lưới, lắp đặt hệ thống tưới, mua máy cày, máy bơm… Những thành
viên muốn gia nhập nhóm phải gửi mẫu đất và nước của vườn nhà đi xét nghiệm. Sau khi có giấy
chứng nhận của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (thành phố Hồ Chí Minh) mới
được vào nhóm và được vay vốn đầu tư. Hội Nông dân dự kiến diện tích: 5 ha rau sạch. Thực tế mới
được hơn 2,5 ha. Riêng hộ anh Thủy có 2800 m2.
Giống rau hầu hết lấy của công ty Trang Nông, ngoài ra bà con tự để giống một số vụ cho một
số rau như rau Cải xanh, Xà lách, rau mùi. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở chợ thị xã Đồng Xoài, siêu
thị, bếp ăn của một số trường tiểu học và mẫu giáo đặt hàng tháng.
- Biện pháp canh tác
Lúc đầu ủ phân hữu cơ cày xới cùng với làm đất. Sau đó bón thúc ure, DAP. Tưới nước giếng
khoan theo hệ thống ống tưới đã lắp đặt sẵn. Do được cán bộ của Sở Khoa học Công nghệ về hướng
dẫn kỹ thuật nên cũng có kiến thức đúng đắn trong việc phòng và trị sâu bệnh cũng như chăm sóc
rau theo mùa vụ. Ví dụ giảm dùng thuốc trừ sâu bằng cách tăng cường bắt bằng tay hoặc bẫy bằng
đèn. Do trồng rau trong nhà lưới nên ít sâu bệnh vì bướm không vào được. Đặc biệt trồng rau trong
nhà lưới có thời gian thu hoạch nhanh hơn bên ngoài từ 3-5 ngày/vụ. Hiện nhà anh Thủy vẫn còn
khoảng 500 m2 chưa trang bị cột lưới và ống tưới nên dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa luống rau
trồng trong nhà lưới với luống trồng bên ngoài có sự khác biệt rõ rệt về sâu hại. Do giảm chi phí
thuốc trừ sâu, thời gian thu hoạch nhanh hơn nên thu nhập tăng hơn nhiều.
- Cơ cấu các loài trong vườn rau an toàn
Cơ cấu các loài trong vườn rau an toàn của hộ anh Nguyễn Văn Thủy, khu phố Xuân Đồng,
phường Tân Thiện với diện tích là 2800 m2 (500 m2 ngoài lưới, 360 m2 đang làm đất) được thể hiện
qua bảng 3.14.
Bảng 3.14. Cơ cấu loài trong vườn rau an toàn
Tên cây, con Diện tích 1
luống (m2)
Số
luống
Số con Ghi chú
Xà lách 120 3 Đang thu hoạch
Cải xanh 120 1 Đang thu hoạch
Cải ngọt 120 1 Mới trồng
Cải đuôi phụng 120 2 Đang thu hoạch
Mồng tơi 120 1 Mới trồng
Rau dền 120 2 Đang thu hoạch
Cải ăn bông 120 1 Đang thu hoạch
(cải ngồng)
Thìa là 120 1 Còn ít
Húng dũi 120 1 Còn ít
Mùi (ngò) 120 2 Đang để giống
Heo 2
Sâu ăn lá
Hình 3.14. Vườn rau an toàn
- Thu nhập từ vườn rau sạch
Bảng 3.15. Thu nhập hàng năm từ vườn rau sạch của anh Nguyễn Văn Thủy
Năm Thu
(triệu đồng/sào)
Chi
(triệu đồng/sào)
Thu nhập
(triệu đồng/sào)
2007 40 15 25
2008 42 16 26
2009 50 15 35
Trong các loại rau thì Cải xanh và Xà lách chi phí ít nhất, thu hoạch nhanh nhất. Xà lách 25
ngày được thu hoạch, mỗi luống 500 kg, giá 3000 đồng/kg. Mỗi tháng tiền bán xà lách khoảng
4.500.000 đồng. Tùy tình hình thị trường mà tăng diện tích trồng từng loại rau cho từng vụ. Nhìn
chung mỗi năm thu khoảng 40 -50 triệu đồng/sào. Tuy nhiên mùa mưa số loại rau ít hơn mùa khô
do nước ngập lâu làm rau bị thối hoặc giập không bán được
3.1.4.7. Vườn Điều thường
Vườn Điều thường với địa hình bằng phẳng có diện tích 7.000 m2 của chị Lê Thị Kim Phước,
28 tuổi, ấp Suối Cam, xã Tiến Thành được trồng từ năm 2000 với giống Điều địa phương.
Mẫu đất được lấy ở vườn Điều có Cơ cấu nông hóa thổ nhưỡng được thể hiện qua bảng 3.16
Bảng 3.16. Thành phần nông hóa thổ nhưỡng của đất xám vườn Điều
(Ngày lấy mẫu: 29/12/2009)
Chỉ tiêu
Tầng đất
0 - 20cm 20 – 40 cm 40 – 60 cm
pH(H2O) 5,4 5,8 6,8
CHC (%) 2,60 2,74 2,03
N_ts (%) 0,14 0,15 0,10
P2O5_ts (%) 0,21 0,18 0,20
K2O_ts (%) 0,14 0,18 0,17
N_dt (mg/kg) 40 21 12
P_Bray 2 (mg/kg) 24 22 18
K_dt (mg/kg) 63 71 60
Cát (%) 56 46 61
Thịt (%) 5 6 6
Sét (%) 36 48 33
Qua các số liệu trên cho thấy đất xám có tỉ lệ thịt thấp (5 – 6%), tỉ lệ cát cao (46 – 61%),
pH(H20) hơi chua. Đất xám nhìn chung rất nghèo mùn, đạm, lân và kali.
- Chăm sóc vườn Điều
Vườn Điều không có chăm sóc gì nhiều, không tưới nước, một năm phun thuốc diệt cỏ 2 lần,
chưa bón phân bao giờ. Không có sâu bệnh nên không phun thuốc trừ sâu. Không dùng thuốc ra
bông hay dưỡng quả. Chủ vườn hầu như không có kiến thức chăm sóc cây Điều.
- Năng suất và thu nhập từ vườn Điều thường
+ Năng suất năm 2008: 7 tạ/7.000 m2.
+ Thu nhập từ điều của hộ chị Phước năm 2008 là 8.400.000 đồng
+ Chi thuốc diệt cỏ 240.000 đ, còn Thu nhập 8.160.000 đ.
Hình 3.15. Vườn Điều thường
3.1.4.8. Vườn Điều xen Tiêu
- Do ông Võ Nga, 70 tuổi, tổ 1, khu phố Phú Mỹ, phường Tân Phú làm chủ vườn có diện tích 7
ha Điều, trong đó có 1 sào Tiêu trồng xen Điều để tăng thu nhập và mới trồng (năm 2009) 1 ha Cao
su xen Điều để chuẩn bị thay thế Điều.
- Tiêu được tưới nước từ nguồn nước tưới là suối làng Ba, chảy ra suối Cam.
- Các cây điều 15 năm tuổi đang ở độ cao về năng suất, tuy nhiên đây là giống địa phương nên
năng suất không cao bằng giống điều cao sản. Giống điều địa phương có ưu điểm không phải chăm
sóc nhiều, đặc biệt không cần tưới nước vào mùa khô.Vườn Điều của ông Nga hầu như ít bón phân,
mỗi năm 1 lần có khi dùng DAP, có khi ure hoặc lân với số lượng ít, chỉ có đầu tư phun thuốc tăng
ra bông, tăng đậu quả và thuốc trừ sâu khi thấy nhiều sâu.
Bảng 3.17. Cơ cấu loài trong vườn Điều xen Tiêu
Tên cây, con Diện tích Số lượng Ghi chú
Điều 15 năm tuổi 7 ha 650 cây
Tiêu 10 năm tuổi 1 sào 150 nọc
Cao su 1 ha 50 cây Mới trồng, xen trong Điều
Cỏ lào Rất ít Tại thời điểm khảo sát
Cây dại khác Rất ít
- Riêng Tiêu không dùng thuốc sâu vì ông cho rằng khi Tiêu đã bị sâu bệnh thì không thuốc gì
cứu nổi. cũng không phun thuốc diệt cỏ mà chỉ phát hoặc nhổ cỏ vì nếu dùng thuốc diệt cỏ tiêu sẽ
chết, thậm chí cũng không cuốc cỏ vì sợ đứt rễ tiêu. Chăm sóc tiêu chủ yếu là tưới nước, bón phân
chuồng, nhổ cỏ. Nói chung chi phí cho cây Tiêu, cây Điều của hộ ông Nga không nhiều. Thường
mỗi năm chi hết 35- 45 triệu tiền phân bón, thuốc tăng đậu quả cho toàn bộ diện tích.
Bảng 3.18. Năng suất và thu nhập của vườn Điều xen Tiêu
(tính trên 7 ha Điều và 1 sào Tiêu xen cây Điều)
Năm
Điều Tiêu
Tổng thu
(triệu
đồng)
Chi
(triệu
đồng)
Thu nhập
Năng suất
(kg/ha)
Thành tiền
(triệu đồng
/7ha)
Năng suất
(kg/sào)
Thành tiền
(triệu đồng
/sào)
(triệu đồng)
2008 2 000 140 150 5,4 145,6 35 110,6
2009 1 800 151,2 150 6 157,2 46 111,2
Hình 3.16. Vườn Điều xen Tiêu
3.1.4.9. Vườn rau gia vị
Vườn rau gia vị của anh Nguyễn Xuân Hòa, sinh năm 1960, khu phố 3, phường Tân Đồng có
diện tích 7.000 m2 nhưng diện tích canh tác chỉ có 3.000 m2. Địa hình hơi dốc 8-15o. Đất thuộc
nhóm đỏ vàng trên đá phiến sét.Vườn được trồng các loại rau gia vị như Kinh giới, Tía tô, Rau
răm… Mùa mưa diện tích trồng 2.000 m2, mùa khô giảm xuống 1.000 m2 do thiếu nước. Vào thời
điểm khảo sát là mùa khô, trong vườn có một ao với diện tích 400 m2 , 1000 m2 đất đang trồng rau
gia vị, 1600 m2 đất để trống. Ao có thả một ít cá để ăn chứ không phải để bán.
- Cơ cấu loài trong vườn rau gia vị
Bảng 3.19. Cơ cấu loài trong vườn rau gia vị
Tên cây, con Diện tích
(m2)
Số cây Ghi chú
Tía tô 144 Đang thu hoạch
Kinh giới 386 Đang thu hoạch
Tía tô 48 Mới trồng
Kinh giới 72 Mới trồng
Húng quế 1.500 Thu hoạch xong
Húng xoăn 1.500 Thu hoạch xong
Sung 5 cây Ven bờ ao
Vả 3 cây Ven bờ ao
Rau răm 4 Ven bờ ao
Khế chua 4 cây Rải rác trong vườn
Sả 15 bụi Trên bờ ao sát vườn cạn
Tre Xung quanh khu đất lập
vườn làm hàng rào.
Cỏ dại Một ít Xen lẫn trong ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH011.pdf